Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu khảo sát sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da cá sấu trước và sau khi thuộc da bằng muối crôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 86 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC VÀ
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU DA CÁ SẤU TRƢỚC VÀ
SAU KHI THUỘC DA BẰNG MUỐI CRÔM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN NGỌC THẮNG

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1
1



2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2
3
3

6. Bố cục luận văn

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan công nghệ thuộc da
1.1.1 Một số thuật ngữ
1.1.2 Các loại da thuộc
1.1.3 Cấu tạo da nguyên liệu
1.1.4 Các phƣơng pháp bảo quản da nguyên liệu
1.1.4.1 Bảo quản bằng cách ƣớp muối
1.1.4.2 Bảo quản da tƣơi với dung dịch nƣớc muối bão hòa
1.1.4.3 Bảo quản muối – Phơi khô
1.1.4.4 Bảo quản phơi khô
1.1.4.5 Bảo quản bằng cách axit hóa
1.1.5 Quy trình thuộc da
1.1.5.1 Hồi tƣơi

1.1.5.2 Tẩy lông – Ngâm vôi
1.1.5.3 Tẩy vôi
1.1.5.4 Làm mềm
1.1.5.5 Axit hóa và thuộc crơm
1.2. Tổng quan về da cá sấu
1.2.1 Về loài cá sấu
1.2.2 Cấu trúc da cá sấu

4
4
4
4
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
13
14
15
18
18
22



1.2.2.1 Cấu trúc ngoài của da cá sấu

22

1.2.2.2 Cấu trúc trong của da cá sấu
1.2.2.3 Phƣơng pháp lột mổ da cá sấu
1.2.2.4 Phân vùng da cá sấu

23
26
27

1.3. Kết luận chƣơng 1

29

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
31
2.1.1 Vật liệu
2.1.2 Hóa chất
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu khảo sát quy trình thuộc da cá sấu
2.3.2 Phân tích vi cấu trúc da cá sấu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM)
2.3.3 Phân tích sự biến đổi màu sắc của da cá sấu bằng phƣơng pháp đo màu
quang phổ
2.3.4 Thực nghiệm đánh giá tính chất cơ lý của da cá sấu
2.3.4.1 Xác định độ bền đứt, độ giãn đứt

2.3.4.2 Xác định độ bền xé
2.3.4.3 Xác định độ hấp thụ hơi nƣớc
2.4. Kết luận chƣơng 2

31
31
34
36
37
37
37
39
40
40
42
44
46

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
47
3.1. Quy trình cơng nghệ thuộc da cá sấu bằng crôm
47
3.2 Kết quả khảo sát đặc trƣng cấu trúc của các phân vùng chính trên da cá sấu
tƣơi và da thuộc muối crôm
58
3.2.1 Vùng da bụng
58
3.2.2 Vùng da cạnh sƣờn
59
3.2.3 Vùng da lƣng

62
3.3 Kết quả khảo sát sự thay đổi màu của các phân vùng chính trên da tƣơi và da
thuộc muối crơm
64
3.4 Kết quả khảo sát tính chất cơ lý của các phân vùng chính trên da cá sấu tƣơi
và da thuộc muối crôm
67
3.5. Kết luận chƣơng 3
72
KẾT LUẬN

73


HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO

74
75


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ngọc Thắng. Luận
văn do tác giả tự nghiên cứu và trình bày là hồn tồn trung thực và chƣa đƣợc cơng
bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình trƣớc pháp luật về
những nội dung, hình ảnh cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong
luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2018

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Viện Dệt May –
Da giầy và Thời trang cùng các Thầy, Cô trong Bộ môn Vật liệu và Cơng nghệ Hóa
Dệt của trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Thắng, ngƣời thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết giúp tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Phân viện Dệt May thành phố Hồ Chí Minh,
Trung tâm Cơng nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh, phịng quản lý chất lƣợng
của Công Ty TNHH Một Thành Viên Dệt Kim Đông Xuân (Doximex) đã giúp đỡ
và hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu và thí nghiệm khảo sát thơng số cho luận
văn.
Trong q trình làm luận văn này, tơi đã có nhiều cố gắng bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình để hồn thiện. Tuy nhiên, do bản thân cịn nhiều hạn chế,
luận văn cũng khơng tránh đƣợc những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm
và góp ý q báu của thầy, cơ giáo và tất cả các bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hằng


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Da nguyên liệu.

Hình 1.2 Da trâu.

5
5

Hình 1.3 Da cừu.

6

Hình 1.4 Da lợn.
Hình 1.5 Da trăn.

6
7

Hình 1.6 Da cá sấu.
Hình 1.7 Cấu tạo da động vật.

8
8

Hình 1.8 Quy trình thuộc da.

12

Hình 1.9 Cá sấu Hoa cà (Crocodylus porosus).

19

Hình 1.10 Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis).

Hình 1.11 Cá sấu Cuba (Crocodylus rhombifer).
Hình 1.12 Đặc điểm của vẩy tại các vị trí khác nhau.
Hình 1.13 Thiết diện da cá sấu.
Hình 1.14 Thiết diện lớp biểu bì da cá sấu.
Hình 1.15 Cấu trúc mơ học của da cá sấu.
Hình 1.16 Da cá sấu mổ lƣng.
Hình 1.17 Da cá sấu mổ bụng.

20
21
22
23
24
25
27
27

Hình 1.18 Vẩy ở phần đầu và cổ.
28
Hình 1.19 Cụm vẩy gáy cá sấu.
28
Hình 1.20 Vẩy lƣng cá sấu.
28
Hình 1.21 Vẩy bụng cá sấu.
29
Hình 1.22 Vẩy nách và chi cá sấu.
29
Hình 2.1 Con da cá sấu tƣơi.
31
Hình 2.2 Hóa chất sử dụng trong q trình thuộc da cá sấu.

33
Hình 2.3 Thiết bị và dụng cụ thuộc da: a) Máy bào bạc nhạc da lƣng; b) Thùng
quay; c)Thủy trọng kế; d) Máy bào bạc nhạc.
34
Hình 2.4 Thiết bị, dụng cụ phân tích vi cấu trúc da cá sấu: a) Kính hiển vi điện tử
quét SEM(Scanning Electron Microscope EVO18 (CARL ZEISS)); b) Thiết bị phủ
mẫu; c) Băng dính cacbon gắn mẫu; d) Giá đỡ mẫu.
35
Hình 2.5 Thiết bị đo màu Ci7800 Benchtop Spectrophotometer, X-rite.
35
Hình 2.6 Thiết bị đo độ bền Titan 4.
36
Hình 2.7 Dụng cụ đo độ hấp thụ hơi nƣớc: a) Cốc đo mẫu; b) Cân trọng lƣợng. 36


Hình 2.8 Ngun lý hoạt động của SEM.

38

Hình 2.9 Khơng gian màu L*a*b*.
Hình 2.10 Hình dạng và kích thƣớc mẫu đo bền bền đứt, độ giãn đứt.
Hình 2.11 Hình dạng và kích thƣớc mẫu đo bền xé.

40
41
43

Hình 2.12 Hình dạng và kích thƣớc mẫu đo độ hấp thụ hơi nƣớc.
Hình 3.1 Bảo quản da cá sấu tƣơi.


44
47

Hình 3.2 Bào bạc nhạc da cá sấu tƣơi.

48

Hình 3.3 Hồi tƣơi và tróc vẩy da.
Hình 3.4 Ngâm vơi.

49
49

Hình 3.5 Tẩy vơi.
50
Hình 3.6 Chẻ đi và loại bạc nhạc.
51
Hình 3.7 Tẩy trắng da cá sấu.
51
Hình 3.8 Axit hóa.
52
Hình 3.9 Thuộc muối crơm trong thùng chứa .
55
Hình 3.10 Thuộc muối crơm trong thùng quay.
55
Hình 3.11 Phơi gió da thuộc muối crơm.
56
Hình 3.12 Bào bạc nhạc cho da thuộc muối crôm: a) Da lƣng; b) Da bụng và cạnh
sƣờn.
56

Hình 3.13 Da thuộc muối crơm lƣu kho.
56
Hình 3.14 Sơ đồ quy trình cơng nghệ thuộc da cá sấu bằng muối crơm. Các hóa chất
tính cho 1kg da cá sấu tƣơi.
57
Hình 3.15 Ảnh SEM mặt cắt da bụng cá sấu Hoa cà: (a) da tƣơi và (b) da thuộc
muối crơm.
Hình 3.16 Ảnh SEM mặt cắt da cạnh sƣờn cá sấu Hoa cà: (a) da tƣơi và (b) da
thuộc muối crơm.
Hình 3.17 Ảnh SEM mặt cắt da lƣng cá sấu Hoa cà: (a) da tƣơi và (b) da thuộc
muối crôm.

59
61
63


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các giá trị đo màu của mẫu da tại các phân vùng khác nhau trƣớc và sau
thuộc muối crôm

64

Biểu đồ 1. Sự biến đổi giá trị L* của da tƣơi và da thuộc muối crôm.

65

Biểu đồ 2. Sự biến đổi giá trị a* của da tƣơi và da thuộc muối crôm.

66


Biểu đồ 3. Sự biến đổi giá trị b* của da tƣơi và da thuộc muối crơm.

66

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính chất cơ lý của da

67

Biểu đồ 4. Độ bền đứt của da tƣơi và da thuộc muối crôm: hƣớng dọc & hƣớng
ngang.

68

Biểu đồ 5. Độ giãn đứt của da tƣơi và da thuộc muối crôm: hƣớng dọc & hƣớng
ngang

69

Biểu đồ 6. Độ bền xé của da tƣơi và da thuộc muối crôm: hƣớng dọc & hƣớng
ngang.

70

Biểu đồ 7. Độ hấp thụ hơi nƣớc của da tƣơi và da thuộc muối crôm

71


DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT


BSE:

Điện tử tán xạ ngƣợc

g:

Gam

h:

Giờ

ISO:

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International
Organization for Standardization)

kg:

Kilogam

l:

Lít

mg:

Miligam


mm:

Milimet

N:

Newton

pied:

(gọi là bia) đơn vị đo diện tích da

SE:

Điện tử thứ cấp

SEM:

Kính hiển vi điện tử quét

SF:

(Square feet) đơn vị đo diện tích da

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá sấu là loài động vật đặc biệt mà sự nổi tiếng của chúng qua mọi thời đại.
Chúng xuất hiện trên trái đất trƣớc con ngƣời khoảng 200 triệu năm và phát triển
cho đến bây giờ. Da cá sấu là loại da đặc trƣng có độ bền và độ bóng cao, có tính
chất vật lý đàn hồi, mang tính sừng, dạng nhƣ tóc con ngƣời. Chất lƣợng da khơng
biến đổi theo thời tiết, giữ nhiệt tốt (đặc biệt phù hợp với thời tiết giá lạnh).
Những họa tiết trên da cá sấu là cả một nghệ thuật bởi các hoa văn trên đó
khơng bao giờ trùng lặp nhau, giống nhƣ vân tay của con ngƣời, hàng t ngƣời trên
trái đất nhƣng vân tay khơng trùng lặp. Hằng trăm đơi giầy có thể giống nhau về
kiểu dáng, nhƣng hoa văn của từng đơi là khơng thể trùng lặp. Chính điều này làm
nên sự độc bản, duy nhất ở mỗi sản phẩm từ da cá sấu. Một cách tự nhiên nó đƣa
sản phẩm công nghệ lên mỹ nghệ và cũng một cách tự nhiên nó đƣa sản phẩm mỹ
nghệ lên mỹ thuật.
Với các tín đồ thời trang trên thế giới, có lẽ khơng ai là không biết đến các sản
phẩm đƣợc gia công thủ cơng từ da cá sấu nhƣ ví da, giày da, túi xách, thắt lƣng hay
thậm chí dây đeo đồng hồ. Với vẻ lịch lãm, mới mẻ và quý phái các sản phẩm từ da
cá sấu làm tôn lên nét quý phái và mạnh mẽ từ ngƣời sử dụng. Cá sấu là một loài
vật hung tợn, mạnh mẽ. Da cá sấu thể hiện tất cả sự oai phong đó. Chính vì thế, da
cá sấu ngày càng đƣợc khách hàng ở mọi lứa tuổi ƣa chuộng khơng ch vì vẻ oai
phong, sang trọng mà cịn vì sự bền dai theo tháng năm mà không vật liệu da nào
sánh kịp. Và mỗi sản phẩm đƣợc làm ra từ da cá sấu đều là duy nhất, mỗi sản phẩm
sẽ là độc nhất vô nhị.
Da cá sấu chiếm đến 80% giá trị của con cá sấu và là loại da có giá trị kinh tế
rất cao so với các loại da nguyên liệu khác. Da cá sấu có giá trị lớn nhƣng lại dễ bị
hƣ hại, suy giảm giá trị trong quá trình chăn nuôi, bảo quản và chế biến. Kỹ thuật
thuộc da cá sấu để đảm bảo thu đƣợc sản phẩm da thuộc có chất lƣợng tốt, đáp ứng

yêu cầu của thị trƣờng ln là "bí kíp" riêng của từng cơ sở thuộc da cá sấu. Để có
một vật liệu da đẹp ngƣời thợ thuộc da phải thực hiện rất nhiều công đoạn phức tạp.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

1

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

Nhƣ vậy, trải qua một loạt các cơng đoạn xử lý thuộc da để có thể cho ra đời sản
phẩm hồn hảo, đảm bảo tính cơng nghệ, độ bền và tính thẩm mỹ thì các vùng da
của con da cá sấu sẽ có sự biến đổi nhƣ thế nào. Do đó, đề tài “Nghiên c u h o s t
sự biến đổi đặc trưng cấu trúc và một số tính chất cơ lý của vật liệu da c sấu trước
và sau hi thuộc da bằng muối crơm” sẽ cung cấp thơng tin hồn thiện hơn về sự
thay đổi cấu trúc mặt cắt ngang, sự thay đổi màu sắc và một số tính chất cơ lý của
vật liệu da cá sấu trƣớc và sau khi thuộc da bằng muối crơm đồng thời xây dựng
quy trình thuộc da cá sấu bằng muối crôm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập đƣợc quy trình thuộc da cá sấu bằng muối crơm.
Khảo sát sự biến đổi đặc trƣng cấu trúc và một số tính chất cơ lý cơ bản trên
các phân vùng chính của vật liệu da cá sấu trƣớc và sau khi thuộc da bằng muối
crôm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên c u:
Mẫu da cá sấu Hoa cà hai năm tuổi, tƣơi, lột mổ tại vị trí bụng đƣợc cung cấp

bởi cơ sở thuộc da tƣ nhân Út Nghiêm, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Phạm vi nghiên c u:
Xây dựng quy trình cơng nghệ thuộc da cá sấu bằng muối crôm.
Xác định đặc trƣng cấu trúc: Quan sát cấu trúc mặt cắt ngang của da cá sấu
tƣơi và da cá sấu thuộc muối crôm tại vùng da lƣng, da cạnh sƣờn, da bụng trên
ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét SEM.
Xác định sự biến đổi màu sắc của da cá sấu: Đƣợc đánh giá thông qua phƣơng
pháp đo màu quang phổ để thu đƣợc các thông số màu L*, a*, b*, theo tiêu chuẩn
ISO 105-J01: 1997.
Xác định một số tính chất cơ lý cơ bản của vùng da lƣng, da cạnh sƣờn và da
bụng con da cá sấu trƣớc và sau khi thuộc bằng muối crôm.
o Độ bền đứt, độ giãn đứt (TCVN 7121:2014)
o Độ bền xé (TCVN 7122 -1:2007)

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

2

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

o Độ hấp thụ hơi nƣớc (TCVN 10455:2014)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố làm cơ sở cho
nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu điều tra khảo sát xây dựng quy trình thuộc da bằng muối crơm.

Nghiên cứu khảo sát sự biến đổi màu sắc, cấu trúc mặt cắt ngang của da cá sấu
tƣơi và da cá sấu thuộc muối crôm.
Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số tính chất cơ lý cơ bản trên một số
phân vùng chính của da cá sấu tƣơi và da cá sấu thuộc muối crơm.
Phân tích, tổng hợp và so sánh đánh giá sự biến đổi cấu trúc, màu sắc và các
tính chất cơ lý trên một số phân vùng da cá sấu tƣơi và da cá sấu thuộc muối crôm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp thơng tin khoa học về quy trình cơng nghệ thuộc da cá sấu bằng
muối crôm.
Cung cấp thông tin, kiến thức về sự thay đổi cấu trúc mặt cắt ngang của da cá
sấu tƣơi và da cá sấu thuộc muối crôm.
Cung cấp thông tin, kiến thức về sự thay đổi màu sắc của da cá sấu tƣơi và da
cá sấu thuộc muối crôm.
Cung cấp thông tin, kiến thức về một số tính chất cơ lý cơ bản của da cá sấu
tƣơi và da cá sấu thuộc muối crôm.
6. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan
Chƣơng 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

3

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan công nghệ thuộc da
1.1.1 Một số thuật ngữ
Tất cả da động vật đều có tính chất là bảo vệ cơ thể đối với tác động môi
trƣờng nhƣ thay đổi thời tiết, khí hậu hay tác động khác nên về cơ bản cấu tạo da
động vật là giống nhau.
Da nguyên liệu: Sản phẩm ngành chăn nuôi, da sống thu đƣợc sau khi giết mổ
gia súc, là nguyên liệu chính cho ngành thuộc da.
Da thành phẩm: là sản phẩm cuối cùng của ngành thuộc da, là nguyên liệu để
sản xuất các sản phẩm phục vụ cho con ngƣời: ví, giày, túi xách, găng tay, bọc
nệm…
Da trần: da sau khi tẩy lông ngâm vôi
Da wet blue: là da đƣợc thuộc bằng muối crôm nhƣng chƣa qua giai đoạn ép
nƣớc hoặc sấy khô. Da thƣờng có màu xanh lam nhạt.
Đơn vị đo diện tích da là SF (feet vng) hay pied (bia)
Qu trình thuộc da là quá trình xử lý da của động vật để sản xuất da thuộc,
làm biến đổi cấu trúc protein của da sang một vật liệu bền vững hơn và khó bị phân
hủy hơn, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng.
Hiện nay có 2 phƣơng pháp thuộc cơ bản là:
• Thuộc vơ cơ
• Thuộc hữu cơ
Thuộc vơ cơ là phƣơng pháp thuộc trong đó chất thuộc là các muối vô cơ của
Crôm, Nhôm, Zircon, Sắt, Titan.
Thuộc hữu cơ là phƣơng pháp thuộc trong đó chất thuộc là các Tanin tự nhiên
(thuộc thảo mộc), Syntan (các Tanin tổng hợp), Aldehyt, dầu.v..v…

1.1.2 Các loại da thuộc [1]
Da nguyên liệu (Hình 1.1): Da động vật càng non càng mỏng và nhỏ, phẳng
mịn ít khuyết tật hơn da của động vật già. Nếu điều kiện nuôi tốt, điều kiện sống tốt

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

4

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

thì chất lƣợng da tốt hơn. So với da động vật đực thì da động vật cái có mặt cật mịn,
ít chặt chẽ, đặc biệt phần bụng do vậy sản phẩm đem lại sẽ có độ giãn dài và độ
mềm cao hơn. Nguồn da nguyên liệu dùng để sản xuất da thuộc gồm một số loại
sau:

Hình 1.1 Da nguyên liệu.
Da bò: chiếm khoảng 70% lƣợng da nguyên liệu, trọng lƣợng từ 13 đến 30 kg
hoặc có thể lớn hơn nhƣ da bò ở các nƣớc Châu Âu, Úc, Mỹ …Da thu đƣợc từ da
bê có trọng lƣợng từ 6 đến 11kg.
Da trâu (Hình 1.2): có độ dày lớn hơn da bò, bề mặt nhăn nhiều đặc biệt ở
phần cổ. Các nƣớc nhiều da trâu nhƣ: Ấn Độ; Pakistan; Indonesia.

Hình 1.2 Da trâu.
Da cừu (Hình 1.3): Một số mặt hàng thuộc da cao cấp nhƣ da áo, găng tay
đƣợc làm từ da cừu. Đặc tính và chất lƣợng của da cừu phụ thuộc vào chế độ nuôi

dƣỡng. Đối với da cừu diện tích giữa các tấm rất chênh lệch nhau. Diện tích thƣờng

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

5

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

thu đƣợc từ 3 đến 12 bia/tấm và phần lớn da cừu có trọng lƣợng nhỏ hơn trọng
lƣợng lơng cừu.

Hình 1.3 Da cừu.
Da lợn (Hình 1.4): có cấu trúc mặt cật khác với các loại da bởi các lỗ chân
lông da lợn xuyên sâu, nghiêng và mỗi cụm có 3 sợi lơng cho nên khi tẩy lông
xong vẫn để lại trên mặt cật 3 lỗ chân lông rất rõ. Nguồn da lợn tƣơng đối lớn, ta có
thể sản xuất các mặt hàng da lót, da nhung, da găng tay và da áo.

Hình 1.4 Da lợn.
Các loại da bò sát: Da bò sát đƣợc dùng để sản xuất một số mặt hàng da
thuộc là da rắn, da trăn, da thằn lằn chủ yếu ở Ấn Độ, Indonesia. Ở Việt Nam da rắn

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

6


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

đã đƣợc thuộc làm dây thắt lƣng, da túi, da ví. Song do số lƣợng khơng nhiều nên
chƣa có một cơng nghệ thuộc da rắn phổ biến.
So với các loại da nguyên liệu khác, da rắn, da trăn khơng có lơng mà ch có
lớp vảy sừng. Lớp vảy này có thể dễ bị loại trong quá trình ngâm vơi.
Vế cấu trúc của da rắn, da trăn các sợi đan kết chặt chẽ với nhau và chủ yếu ở
vị trí nằm ngang, độ dày của da rắn, da trăn mỏng và không xốp mềm sau khi thuộc
xong, hình 1.5.

Hình 1.5 Da trăn.
Da cá sấu (Hình 1.6): Nguồn da cá sấu đƣợc cung cấp cho công nghiệp thuộc
da chủ yếu đƣợc cung cấp từ Châu Phi. Ở Việt Nam một số t nh Nam Bộ đã nuôi cá
sấu và cũng đã thuộc da cá sấu để làm giầy, túi, ví…
Da cá sấu đƣợc xuất bán ở dạng da ƣớp muối, sau khi đã nạo sạch lớp bạc
nhạc. Da cá sấu đƣợc chia làm 2 loại theo diện tích: loại lớn và loại nhỏ. Loại da cá
sấu nhỏ đƣợc ƣa chuộng hơn.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

7

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

Hình 1.6 Da cá sấu.
1.1.3 Cấu tạo da nguyên liệu
Da động vật cấu tạo gồm: Lớp lơng phủ, lớp biểu bì, lớp bì, lớp thịt, mỡ (bạc
nhạc) dƣới da.Trong da có các tuyến mồ hơi và tuyến mỡ, các dây thần kinh, các
mạch máu và các cơ
Lớp biểu bì

Lớp bì

Lớp bạc nhạc

Chùm xơ colagen

Lớp mỡ

Hình 1.7 Cấu tạo da động vật.
Lớp biểu bì: là lớp bề mặt phân bố trực tiếp dƣới lớp lông phủ và cấu tạo từ
một dãy tế bào sừng. Gồm từ 2 -6 lớp. Biểu bì khơng có ranh giới rõ ràng với lớp
bì.
Lớp bì: Là lớp chính của con da, nằm ngay dƣới lớp biểu bì, đƣợc tạo thành
bởi sự đan xen phức tạp của các xơ collagen, xơ đàn hồi. Có chứa một lƣợng khơng
NGUYỄN THỊ THU HẰNG

8

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

lớn các loại protit khơng có cấu trúc xơ. Phân chia rõ ràng thành 2 lớp: lớp cật và
lớp lƣới.
Lớp cật tiếp giáp với lớp biểu bì, bề mặt đƣợc tạo bởi các bó xơ mịn và đƣợc
kết chặt với nhau, tạo nên bề mặt nhẵn, phẳng.
Trong lớp cật có chứa một lƣợng lớn các túi chân lông, các tuyến mồ hôi,
tuyến mỡ, các chùm xơ collagen mảnh hơn và có hƣớng gần nhƣ song song với các
túi chân lông. Trên lớp phân giới với biểu bì, các chùm xơ collagen đặc biệt mảnh,
đan bện chặt chẽ với nhau nhú lên lớp biểu bì.
Lớp lưới: Cấu tạo từ số lƣợng lớn các chùm xơ collagen đan bện với nhau và
là lớp chặt chẽ và bền chắc nhất. Độ dày của lớp lƣới tăng đáng kể theo độ tuổi của
động vật.
Tỷ lệ các lớp của lớp bì dao động tùy thuộc vào loại động vật, các phần giải
phẫu trên cơ thể động vật, điều kiện nuôi dƣỡng và thời gian giết mổ. Các loại da
khác nhau đƣợc đặc trƣng bởi sự đan bện của các chùm xơ collagen nhƣ đan dạng
hình thoi, đan tạo vịng và đan bện ngang.
Lớp bạc nhạc: nằm ngay dƣới lớp bì và cấu tạo từ các xơ collagen dày xốp
phân bố nằm ngang và các xơ đàn hồi, giữa chúng có nhiều mạch máu. Có lƣợng
lớn mỡ.
1.1.4 Các phƣơng pháp bảo quản da nguyên liệu [1]
Do khả năng không thể thu mua nguyên liệu da tƣơi cùng một thời điểm để có
thể đƣa vào thuộc ngay đƣợc. Mặt khác việc điều hành lập kế hoạch sản xuất rất
khó khăn, đồng thời khơng có điều kiện phân loại da theo chủng loại hoặc theo
trọng lƣợng, nhằm tạo điều kiện cho công nghệ thuộc thực hiện thuận lợi hơn, do
vậy da nguyên liệu cần đƣợc bảo quản. Các phƣơng pháp bảo quản là:

1.1.4.1 Bảo quản bằng cách ƣớp muối
Trƣớc khi đƣa vào bảo quản, da cần đƣợc rửa sạch máu, bùn, đất và đƣợc để
cho ráo nƣớc, sau đó da đƣợc đƣa qua ƣớp muối bằng cách tấm da đƣợc trải phẳng
trên mặt sàn, muối đƣợc rải đều trên mặt thịt kể cả phần mép tấm da. Tấm thứ hai

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

9

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

đƣợc trải lên trên tấm thứ nhất với mặt thịt lên trên và muối đƣợc trải đều nhƣ tấm
thứ nhất, cứ nhƣ vậy khi đống da đạt chiều cao khoảng 0,8-1m.
Lƣợng muối dùng để ƣớp da khoảng 25% - 30% so với trọng lƣợng da tƣơi.
Các chất chống hoạt động của vi khuẩn có thể đƣợc trộn đều với muối nhƣ
Cacbonat Natri ; Naptalen (Băng phiến). Hỗn hợp muối, Naptalen, Cacbonat Natri
theo tỷ lệ 97:2:1 (97 kg muối, 2kg Naptalen và 1kg Cacbonat Natri). Hỗn hợp này
dùng bảo quản da tƣơi, có thể hạn chế nấm phát triển.
1.1.4.2 Bảo quản da tƣơi với dung dịch nƣớc muối bão hòa
Da tƣơi đƣợc rửa sạch và để ráo nƣớc đƣợc treo trong bể dung dịch nƣớc muối
hoặc cho vào thùng quay với dung dịch nƣớc muối. Dung dịch nƣớc muối đƣợc pha
theo tỷ lệ 15kg muối với 45 lít nƣớc (dung dịch 33% muối). Sau 12-14 giờ nƣớc
muối sẽ đƣợc ngấm đều vào da, da đƣợc vắt để nƣớc muối chảy hết và tiếp tục đƣợc
ƣớp muối nhƣ phƣơng pháp bảo quản bằng ƣớp muối. Dung dịch muối có thể đƣợc
dùng lại nếu sau khi kiểm tra nƣớc muối không bị nhiễm khuẩn.

1.1.4.3 Bảo quản muối – Phơi khô
Da nguyên liệu đƣợc bảo quản theo hai phƣơng pháp trên và đƣợc treo phơi
đến khi khô. Phƣơng pháp này giảm đƣợc giá thành và chi phí vận chuyển.
Lƣu ý: Trong thời gian phơi khô phải làm cho da khô từ từ và đều. Nếu da khô
quá nhanh sẽ dẫn đến hiện tƣợng gelatin hóa do nhiệt độ cao, hoặc da có thể trở
thành keo hóa, khi hồi tƣơi da bị gelatin hóa hoặc keo hóa thì sẽ bị tan rữa.
Da bảo quản bằng phƣơng pháp này phải đƣợc hồi tƣơi triệt để, đảm bảo da
phải hấp thụ một lƣợng nƣớc tối đa. Do vậy trong quá trình hồi tƣơi cần sử dụng
thêm hóa chất chống vi khuẩn phát triển do thời gian hồi tƣơi phải kéo dài. Ngoài ra
cần đƣa vào trong quá trình hồi tƣơi một số chất hoạt động bề mặt hoặc một số chất
kiềm nhƣ Cacbonat Natri, Sunphat Natri để xà phịng hóa một phần các chất béo,
tăng khả năng xuyên của nƣớc vào da.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

1.1.4.4 Bảo quản phơi khô
Là một trong những phƣơng pháp cổ điển nhất. Vi khuẩn có thể phát triển trên
da nếu da chứa một lƣợng nƣớc nhất định cho nên phải loại hàm lƣợng nƣớc trong
da xuống 10 -14%. Ở độ ẩm này thì một số loại vi khuẩn bị tiêu diệt, một số bị khơ
có thể trở thành bào tử nằm lại trong da và sẽ phát triển lại nếu nhƣ trong da có đủ
độ ẩm.

Lƣu ý: nếu tốc độ khô quá chậm đặc biệt trong trƣờng hợp khơng khí trong
phịng sấy ẩm, lạnh, da có thể bị thối trƣớc khi khơ do vi khuẩn phát triển. Nếu tốc
độ khô quá nhanh, nhiệt độ quá cao thì da có thể bị gelatin hóa hoặc keo hóa, đặc
biệt phía bên ngồi bị cứng và dịn. Các trƣờng hợp này khó phát hiện ch khi hồi
tƣơi mới nhận biết đƣợc. Phƣơng pháp này chủ yếu phát triển ở những nƣớc có khí
hậu khơ nóng nhƣ : Ấn Độ, Châu Phi và Nam Mỹ.
Phƣơng pháp bảo quản phơi khơ có thể thực hiện nhƣ sau:
a) Phơi khơ bằng cách trải da nguyên liệu tƣơi trên mặt đất đến khi khơ
b) Phơi ngồi trời: da đƣợc treo hoặc vắt phơi lên sào ngồi trời. Ở điều kiện
này, lƣu thơng khơng khí tốt, thời gian phơi khơ nhanh hơn, song dễ tạo
nên khuyết tật do nhiệt độ cao và tạo các nếp nhăn.
Để tránh da bị nhăn, sau khi khô da đƣợc căng phơi trên cáp và đƣợc đặt
phơi dƣới bóng râm, nhƣ vậy tránh đƣợc nắng chiếu trực tiếp lên da. Ở
điều kiện này vẫn đảm bảo đƣợc lƣu thơng khơng khí trong thời gian phơi
khơ.
c) Phơi căng: da đƣợc căng trên cáp và đƣợc phơi làm sao để ánh nắng mặt
trời không chiếu trực tiếp trên da. Trƣờng hợp này sẽ tránh đƣợc các
khuyết tật tạo nên do nhiệt độ, da đã khô sẽ phẳng hơn
1.1.4.5 Bảo quản bằng cách axit hóa
Phƣơng pháp bảo quản bằng axit hóa đƣợc thực hiện sau khi tẩy lông – ngâm
vôi, tẩy vôi – làm mềm.
Da đƣợc quay trong phu lông dung dịch 12% muối trong 20 phút, sau đó 11,2% axit sunphuric đã pha loãng để nguội đƣợc thêm vào phu lông và quay tiếp
NGUYỄN THỊ THU HẰNG

11

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

khoảng 2-3 giờ để axit và muối xuyên hết vào da. Trƣớc khi kết thúc quá trình axit
hóa, dung dịch axit hóa cần đƣợc kiểm tra lại, lƣợng muối cịn lại khơng q 10%
và lƣợng axit cịn lại khơng q 0,8%.
Bảo quản theo phƣơng pháp axit hóa có thể hạn chế vi khuẩn phát triển, song
khơng thể hạn chế sự phát triển một số loại nấm mốc gây khuyết tật nhƣ vết xanh,
đen, trắng trên mặt da.
1.1.5 Quy trình thuộc da
Quy trình thuộc da động vật gồm nhiều công đoạn khác nhau, đƣợc tiến hành
theo một trình tự nhất định. Mỗi cơng đoạn đóng một vai trị khác nhau, mỗi cơng
đoạn kèm theo sự biến đổi của da. Da nguyên liệu sẽ chịu tác động khác nhau qua
từng công đoạn, thay đổi thành phần trong da thuộc : cấu trúc hóa học, thành phần
hóa học, kích thƣớc, độ dày, màu sắc, chịu nhiệt, độ bền màu, cảm quang… Tùy
theo quy trình mà đặc tính thiết bị, hóa chất, thời gian sẽ khác nhau, hình 1.8.

QUY TRÌNH THUỘC DA

HỒI TƢƠI

TẨY LƠNG
– NGÂM
VƠI

TẨY VƠI

LÀM MỀM

AXIT HĨA

VÀ THUỘC
CRƠM

Hình 1.8 Quy trình thuộc da.
1.1.5.1 Hồi tƣơi [1]
Da nguyên liệu bị mất nƣớc trong thời gian bảo quản, trƣớc khi đƣợc đƣa vào
thực hiện các cơng đoạn trong q trình thuộc, da nguyên liệu phải đƣợc trả lại
lƣợng nƣớc đã mất trong thời gian bảo quản. Quá trình đƣa da nguyên liệu trở lại
trạng thái tƣơi gần nhƣ da sau khi lột từ cơ thể động vật đƣợc gọi là hồi tƣơi.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

12

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

Ngồi mục đích trên, trong q trình hồi tƣơi, các chất protit hịa tan đƣợc,
một số albumin, máu, các chất bảo quản đƣợc loại bỏ đồng thời cấu trúc sợi da cũng
đƣợc nới lỏng.
Trong quá trình hồi tƣơi một số hóa chất đƣợc đƣa vào nhằm mục đích tăng
tốc độ hồi tƣơi, xà phịng hóa các chất béo, giảm sức căng bề mặt của da, tăng khả
năng xuyên của nƣớc vào trong da, giảm hoạt động của vi khuẩn gây thối.
Các hóa chất có thể đƣa vào là:
+ Chất hoạt động bề mặt
+ Chất chống mốc

1.1.5.2 Tẩy lông – Ngâm vôi [1]
Da sau khi đã đƣợc hồi tƣơi, trƣớc khi chuyển sang công đoạn thuộc, phải
đƣợc loại bỏ lơng (tẩy lơng), loại bỏ lớp biểu bì các chất protit không cấu trúc sợi,
các chất béo và tổ chức dƣới da. Trong quá trình loại bỏ các chất trên, cấu trúc sợi
da sẽ đƣợc mở, tạo điều kiện để chất thuộc xuyên vào và kết hợp với các nhóm chức
của sợi collagen.
Q trình loại bỏ lơng dựa trên cơ sở của sự phá vỡ cầu liên kết disulphit theo
phản ứng sau:
OH

R – S – S – R1  R – SOH + R1SH
Trong đó R và R1 là các gốc của Cystin
Các hóa chất dùng để tẩy lông – ngâm vôi bao gồm:
+ Sulphua natri
+ Hydrosulphua Natri
+ Vôi
+ Men
1.1.5.3 Tẩy vôi [1]
Trƣớc khi chuyển da đã tẩy lông – ngâm vôi sang công đoạn thuộc, cần phải
đƣợc loại bỏ hoàn toàn hay một phần ở bề mặt các chất nhƣ vôi và các chất kiềm
khác mà các chất này có trong da trong q trình tẩy lơng – ngâm vôi. Mặt khác

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

13

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

trong q trình tẩy vơi pH của da trần sẽ đƣợc điều ch nh về pH phù hợp cho cơng
đoạn thuộc sau này.
Hóa chất tẩy vơi phải có khả năng trung hịa đƣợc các chất kiềm, tạo ra chất
hòa tan đƣợc.
Nhằm đạt đƣợc yêu cầu trên, có thể sử dụng axit hay muối của axit yếu. Axit
vơ cơ mạnh khơng phù hợp mặc dù có khả năng trung hịa mạnh.
Phương ph p tẩy vơi:
Đầu tiên cần rửa kỹ da bằng nƣớc lạnh để loại bỏ kiềm tự do trong da. Sau khi
rửa, tiến hành tẩy vôi bằng hóa chất ở nhiệt độ 37-380C.
Thƣờng sử dụng 100 – 150% nƣớc hoặc trong một số trƣờng hợp thì ch 50%
hay ít hơn. Lƣợng nƣớc sử dụng phụ thuộc vào loại thùng quay. Dùng phu lơng thì
cần ít nƣớc hơn thùng trộn nghiêng.
Hóa chất sử dụng là 2- 3% theo trọng lƣợng da trần.
Sau thời gian 60-90’, thử thiết diện cắt bằng chất ch thị màu phenolphthalein,
nếu không màu hoặc hồng nhẹ ở giữa thiết diện là đạt.
1.1.5.4 Làm mềm [1]
Làm mềm là công đoạn tiếp theo sau tẩy vôi nhằm loại bỏ tất cả các chất
không cần thiết. Do tác dụng của men proteaza làm hòa tan các sản phẩm protit đã
bị phân hủy và còn lại của biểu bì, lơng và các chất bẩn trên bề mặt da, ở lỗ chân
lông hay khoảng không gian giữa các bó sợi. Bên cạnh đó, khi là mềm cịn hịa tan
hay phá hủy sợi elastin làm co mặt da.
Men đƣợc dùng là loại men thuộc chủng proteaza, làm xúc tác cho phản ứng
thủy phân mối lien kết peptit của polypeptit. Tác dụng đó làm các protit khơng thích
hợp của da chuyển thành các protit tan trong nƣớc. Đối với các loại da mũ giầy, da
áo, da găng… gọi chung là da mềm thì cơng đoạn làm mềm là quan trọng nhất.
Trong công nghệ thuộc da công đoạn làm mềm phải chú ý theo dõi chặt chẽ yếu tố
nhiệt độ và thời gian khi nhiệt độ cao quá 380C, da trần dễ bị gelantin hóa.

Phương ph p tiến hành:

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

14

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Viện Dệt may – Da giầy & Thời trang

Công đoạn làm mềm thƣờng đƣợc tiến hành ngay sau khi tẩy vôi, thƣờng đƣợc
thực hiện ngay trong dung dịch tẩy vôi.
Khi bắt đầu làm mềm, trong khoảng thời gian 5-10 phút, men đƣợc hydrat
hóa, tách khỏi môi trƣờng gây cấy men, rồi bắt đầu tham gia xúc tác phản ứng. Q
trình đó xảy ra ngay khi tẩy vơi mới đạt đƣợc ở phần ngồi của thiết diện da. Bởi
vậy khi tẩy vơi đến đâu thì men tác dụng đến đấy.
Tẩy vôi kết hợp với làm mềm tốt nhất khi sử dụng 2- ,5% muối amol và 0,3 –
0,7% men pentareaza ở nhiệt độ 370C.
Thời gian làm mềm và lƣợng men khác nhau tùy thuộc từng loại mặt hàng da
thành phẩm. Thời gian tối thiểu để làm mềm thông thƣờng là 30-45 phút.
Theo dõi công đoạn làm mềm đƣợc tiến hành bằng cách xác định lƣợng men,
hoạt tính, nhiệt độ, lƣợng nƣớc và thời gian làm mềm.
Ngƣời ta kiểm tra công đoạn này bằng cách kiểm tra độ mềm của da qua việc
theo dõi thời gian biến mất vết ngón tay khi ấn tay vào mặt da. Nếu vết ấn không
mất đi, mà đƣợc giữ lại lâu thì da đã mất độ đàn hồi do khơng trƣơng nở và phân
hủy đƣợc sợi elastin. Phƣơng pháp khác đối với da mỏng là theo dõi sự thốt khí
qua mặt da. Uốn da lại thành hình quả bóng với mặt cật ở phía ngồi, bóp cho khí

thốt ra. Nếu khí thốt ra dễ dàng thì đạt u cầu.
Q trình làm mềm đƣợc kết thúc bằng cách rửa với nƣớc lạnh (20 0C) để
nhanh chóng dừng tác dụng của men đối với da.
1.1.5.5 Axit hóa và thuộc crơm [1]
Axit hóa là công đoạn quan trọng trong công nghệ thuộc crôm. Trong q
trình axit hóa sẽ mở cấu trúc sợi da dƣới tác dụng của axit, đồng thời loại bỏ chất
vôi còn lại ở trong da, làm mất nƣớc của da trần và đƣa da trần về trạng thái axit mà
không bị trƣơng nở axit. Nếu pH của da cao, khi tiếp xúc với muối kiềm crôm, sẽ
làm tăng độ kiềm của muối kiềm crôm và kết hợp ngay ở bề mặt da, ngăn cản crôm
xuyên tiếp vào trong tiết diện của da.

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

15

LUẬN VĂN THẠC SĨ


×