Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu khảo sát lựa chọn vải sử dụng để may quần âu công sở cho nam giới tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 70 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

CAO THỊ MINH HUỆ

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LỰA CHỌN VẢI SỬ DỤNG ĐỂ MAY
QUẦN ÂU CÔNG SỞ CHO NAM GIỚI TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


-----------------------

CAO THỊ MINH HUỆ

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LỰA CHỌN VẢI SỬ DỤNG ĐỂ MAY
QUẦN ÂU CÔNG SỞ CHO NAM GIỚI TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VŨ MẠNH HẢI



Hà Nội - 2018


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Tiến sỹ
Vũ Mạnh Hải
Ngƣời thày đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hƣớng dẫn, động
viên, khích lệ tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô bộ môn Vật liệu
và Cơng nghệ Hóa dệt, Viện Dệt may Da giầy và Thời trang, Viện đào tạo
Sau đại học, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp và
gia đình của tơi tại trƣờng Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội đã hỗ trợ và
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn
này.
Mặc dù luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để thực hiện và hoàn
thành luận văn này, tuy nhiên do thời gian có hạn và bản thân cịn nhiều hạn
chế trong q trình nghiên cứu nên tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cơ và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe!
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018.
Học viên

Cao Thị Minh Huệ


Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung đƣợc trình bày trong luận văn
này đều do tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn nhiệt tình của TS Vũ Mạnh
Hải cùng với q thầy cơ Viện Dệt May - Da Giầy và Thời Trang. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là những số liệu thực tế thu đƣợc sau khi tiến hành
thực nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may, phịng thí nghiệm
hóa dệt của Viện Dệt May - Da Giầy và thời trang, Trƣờng Đại Học Bách
Khoa Hà Nội. Tác giả cam đoan kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác, trung
thực, khơng có sự sao chép từ các luận văn khác.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, hình ảnh cũng nhƣ kết
quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018.
Học viên

Cao Thị Minh Huệ

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 5
1.1. Yêu cầu đối với mặt hàng vải may mặc. ..............................................................5
1.1.1. Yêu cầu đối với hàng may mặc nói chung. .......................................................5
1.1.2. Yêu cầu đối với quần âu. ...................................................................................8
1.2. Một số tính chất của vải .......................................................................................9
1.2.1. Các tính chất cơ lý của vải. ...............................................................................9

1.2.2. Các tính chất của một số loại vật liệu may quần âu thơng dụng .......... 15
1.2.2.1. Tính chất của xơ polyester ..........................................................................15
1.2.2.2. Tính chất của xơ bơng .................................................................................16
1.2.2.3. Tính chất của xơ len. ...................................................................................17
1.2.2.4. Tính chất của xơ Polyacrylic.......................................................................18
1.2.3. Tính tiện nghi của vải......................................................................................19
1.2.4. Tính sinh thái của vải. ....................................................................................20
1.3. Một số loại vật liệu may quần âu. ......................................................................23
1.4. Yêu cầu đối với nguyên, phụ liệu ......................................................................24
1.5. Một số phƣơng pháp thiết kế quần âu cơ bản ....................................................25
1.5.1. Phƣơng pháp thiết kế đơn chiếc .....................................................................26


1.5.2. Phƣơng pháp thiết kế theo tài liệu........................................................ 28
1.6. Kết luận chƣơng 1 ..............................................................................................29

CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................30
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................................................33
2.4.1. Nghiên cứu xác định các đặc trƣng cấu trúc của vải. .....................................33
2.4.2. Xác định chất liệu vải bằng phƣơng pháp đốt.................................................33
2.4.3. Xác định chất liệu vải bằng phƣơng pháp hóa học ........................................34
2.4.4. Xác định độ bền đứt, độ giãn đứt của vải ......................................................35
2.4.5. Xác định độ thống khí của vải. .....................................................................36
2.4.6. Xác định khả năng phục hồi nhàu của vật liệu ...............................................37
2.4.7. Xác định độ bền màu của vật liệu ..................................................................38
2.4.8. Xác định độ dày của vải ..................................................................................39
2.4.9. Phƣơng pháp xác định độ rủ ..........................................................................40
2.4.10. Xác định khối lƣợng của vải .........................................................................41
2.4.11. Xác định độ co của vải sau giặt.....................................................................42

2.4.12. Xác định thành phần hóa học của vải bằng phƣơng pháp hiển vi điện tử
SEM- EDX. ...............................................................................................................43

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 45
3.1. Xác định loại vật liệu sử dụng để may quần âu. ................................................45
3.1.1. Kết quả đối với mẫu vải M1. ..........................................................................45
3.1.2. Kết quả đối với mẫu vải M2. ..........................................................................46
3.1.3. Kết quả đối với mẫu vải M3. ..........................................................................48
3.1.4. Kết quả đối với mẫu vải M4 ...........................................................................50
3.2. Kết quả kiểm tra một số tính chất của vải ..........................................................51
3.2.1 Kết quả xác định khối lƣợng của vải ...............................................................51
3.2.2. Kết quả kiểm tra độ dày của vải ......................................................................52
3.2.3. Kết quả xác định độ bền và độ giãn đứt của các mẫu vải ...............................52
3.2.4. Kết quả kiểm tra độ nhàu của vải ....................................................................53
3.2.5. Kết quả xác định độ rủ của vải ........................................................................54
3.2.6. Kết quả kiểm tra độ thoáng khí. ......................................................................55

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

3.2.7. Kết quả xác định độ bền màu sau giặt. ..........................................................56
3.2.8. Kết quả xác định độ co sau giặt. .....................................................................56
3.3. Kết luận chƣơng 3 ..............................................................................................57


KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 59

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN

Chƣơng 1
Hình 1.1. Sơ đồ trình tự thiết kế đơn chiếc. ............................................... 26
Chƣơng 2
Hình 2.1. Sơ đồ các nội dung nghiên cứu thực nghiệm. ........................... 32
Hình 2.2. Dụng cụ thí nghiệm bằng phương pháp hóa học ..................... 35
Hình 2.3. Thiết bị xác định độ bền đứt, giãn đứt. ..................................... 36
Hình 2.4. Thiết bị đo độ thống khí. ........................................................... 37
Hình 2.5. Thiết bị đo độ nhàu. ..................................................................... 38
Hình 2.6. Thiết bị kiểm tra độ bền màu. ..................................................... 38
Hình 2.7. Thiết bị xác định độ bền màu của vải. ....................................... 39
Hình 2.8. Thiết bị xác định độ dày của vải. ............................................... 40
Hình 2.9. Thiết bị đo độ rủ của vải. ............................................................ 40
Hình 2.10. Thiết bị xác định khối lượng. .................................................... 42
Hình 2.11. Máy giặt kiểm tra độ co sau giặt. ............................................ 43
Chƣơng 3
Hình 3.1. Ảnh phổ SEM- EDX của mẫu vải M1 ........................................ 46

Hình 3.2. Kết quả kiểm tra SEM- EDX. ..................................................... 48
Hình 3.3. Kết quả kiểm tra SEM- EDX. ..................................................... 49
Hình 3.4. Kết quả kiểm tra SEM- EDX. ..................................................... 51

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chương 1
Bảng 1.1. Quy chuẩn đối với quần áo mặc thông thường ASTM D3477
…………………………………………………………………………………….8
Chương 2
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu vải ........................................................................ 30
Chƣơng 3
Bảng 3.1. Kết quả thử nghiệm theo phương pháp hoá học mẫu vải M1.45
Bảng 3.2. Kết quả thử nghiệm theo phương pháp hoá học mẫu vải M2. 47
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm theo phương pháp hoá học mẫu vải M3. 48
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm theo phương pháp hoá học mẫu vải M4.50
Bảng 3.5. Kết quả xác định khối lượng ...................................................... 51
Bảng 3.6. Độ dày của vải may quần âu ...................................................... 52
Bảng 3.7. Độ bền đứt và độ giãn đứt của các mẫu vải may quần âu ..... 53
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra góc hồi nhàu của của mẫu vải may quần âu
......................................................................................................................... 53


Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độ rủ của các mẫu vải may quần âu. .......... 54
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độ thống khí của các mẫu vải may quần
âu..................................................................................................................... 55
Bảng 3.11. Kết quả xác định độ bền màu sau giặt. ................................... 56
Bảng 3.12. Độ co sau giặt của các mẫu vải may quần âu. ...................... 56

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- ISO

International Organization for Standardization

- PA

Polyamide

- PAN

Polyacrilonitrin

- PE


Polyester

- TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

- M1

Mẫu 1

- M2

Mẫu 2

- M3

Mẫu 3

- M4

Mẫu 4

- DxR

Dài x Rộng

- PET

Polyester terephtalate


Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn phát triển kinh tế, ngành dệt may là một trong những
ngành xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu khoảng 31 tỷ USD,
tăng 10,23% so với năm 2016. Đặc biệt, năm 2017 đánh một dấu mốc quan
trọng của ngành dệt may Việt Nam khi lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sản
phẩm may mặc sang thị trƣờng Trung Quốc, năm 2018, ngành dệt may Việt
Nam sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi. Dự kiến EVFTA, CPTPP sẽ đƣợc ký kết, sẽ
là đòn bẩy quan trọng trong hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tạo điều kiện
thuận lợi rộng mở thị trƣờng cho ngành dệt may;
Có thể nói rằng ngành dệt may là một ngành trong những điểm sáng
trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam năm 2018. Sự tăng trƣởng mạnh mẽ
về giá trị xuất khẩu đã đẩy mạnh cán cân thƣơng mại của ngành về hƣớng
xuất siêu;
Tuy nhiên trên thực tế, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là
gia cơng cho nƣớc ngồi do đó mà giá trị gia tăng trên một sản phẩm may là
không cao, chủ yếu là giải quyết việc làm cho ngƣời lao động;
Với các doanh nghiệp sản xuất may trong nƣớc khi gia công các sản
phẩm may cho nƣớc ngồi rất ít chú trọng đến khâu phân tích nguyên phụ liệu
bởi nguồn nguyên liệu gần nhƣ do các hãng nƣớc ngồi đặt hàng cung cấp.

Việc khơng quan tâm hay quá phụ thuộc vào nguyên liệu do nƣớc ngoài cung
cấp sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi sự cạnh tranh, thiếu tự tin khi chuyển
sang gia công các mặt hàng khơng phải là truyền thống bởi khi đó các tính
chất của yếu tố ngun liệu đầu vào có sự thay đổi. Hiện nay, chúng ta đang
gặp khó khăn vì sự cạnh tranh gay gắt của hàng dệt may Trung Quốc, các
nƣớc Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Indonesia, Philippin …vì giá thành rẻ, màu
sắc phong phú, kiểu dáng đa dạng, chủng loại đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

1

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Vì thế đã đẩy hàng Việt Nam vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc;
Thực tế cho thấy khi các tính chất của nguyên liệu vải đầu vào thay đổi
sẽ ảnh hƣởng đến các thông số công nghệ và thiết kế khi sản xuất hàng may
mặc nhất là khi sản xuất các loại vải có tính chất khá đặc biệt nhƣ: Độ giãn,
đàn hồi cao, khả năng chống nhàu cao, độ bền cao… đảm bảo tính năng sử
dụng, tính tiện nghi và thẩm mỹ cao. Với mục đích đánh giá một số loại vải
để tìm ra loại vải phù hợp nhằm phục vụ cho đối tƣợng nam trung niên, tôi đã
thực hiện đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT LỰA CHỌN VẢI SỬ DỤNG
ĐỂ MAY QUẦN ÂU CÔNG SỞ CHO NAM GIỚI TẠI HÀ NỘI.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát đặc trƣng cấu trúc và một số tính chất của
một số loại vải sử dụng để may quần âu nam hiện đang có trên thị trƣờng, từ
đó rút ra những nhận xét về sự phù hợp của loại vải này đối với việc sử dụng
để may quần âu nam.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vải dệt thoi sử dụng trong may
công nghiệp dùng để may quần âu nam đƣợc thu thập trên thị trƣờng.
Phạm vi nghiên cứu
Các yêu cầu đối với quần âu nam đƣợc thực hiện trên địa bàn Thành
Phố - Hà Nội.
3. Tóm tắt các luận điểm cơ bản
Sản phẩm quần âu nam công sở là một trong những sản phẩm đƣợc sản
xuất nhiều nhất trong may công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên
cứu về vật liệu sử dụng để may quần âu nam có giá trị nghiên cứu thực tiễn.
Nghiên cứu cho thấy việc thiết kế quần âu nam là khá phức tạp, phƣơng
pháp thiết kế theo tài liệu có điều chỉnh là đảm bảo tính khoa học cũng nhƣ sự

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

2

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

chính xác theo kích thƣớc định thiết kế, các đƣờng cong của đũng quần, dáng

quần đƣợc thiết kế liền với các góc xác định đảm bảo sau khi dựng hình,
đƣờng cong trơn đều, khơng bị gãy, tăng chất lƣợng sản phẩm, tính egonomi c
của sản phẩm may mặc…phù hợp với thiết kế trong may công nghiệp;
Đề tài đã tiến hành khảo sát về yêu cầu của ngƣời sử dụng đối với vật
liệu dùng để may quần âu nam giới tại Hà Nội.
Đề tài đã nghiên cứu khảo sát, xác định đƣợc một số đặc điểm cấu trúc
và tính chất cơ lý của một số mẫu vải tại một số chợ trên thị trƣờng dùng để
may các sản phẩm quần âu nam cơng sở.
Đã nghiên cứu một số tính chất cơ lý của vải may quần âu nam công
sở ảnh hƣởng đến phƣơng pháp thiết kế, cụ thể là: Khả năng chống nhàu, độ
bền màu, độ thống khí, độ bền đứt, giãn đứt.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Các mẫu vải thu thập để tiến
hành nghiên cứu là phù hợp với mục tiêu dùng để may quần âu nam công sở .
Khả năng chống nhàu, xử lý sau giặt tốt của vải may quần âu nam là một ƣu
điểm của vải trong quá trình sử dụng sản phẩm, tạo đƣợc ngoại quan tốt cho
sản phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp khảo cứu tài liệu
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm:
+ Nghiên cứu xác định các đặc trƣng cấu trúc của vải
+ Xác định chất liệu vải bằng phƣơng pháp đốt
+ Xác định chất liệu vải bằng phƣơng pháp hóa học
+ Xác định độ bền đứt, độ giãn đứt của vải
+ Xác định độ thống khí của vải
+ Xác định khả năng phục hồi nhàu của vật liệu
+ Xác định độ bền màu của vật liệu

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B


3

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

+ Xác định độ dày của vải
+ Phƣơng pháp xác định độ rủ
+ Xác định khối lƣợng của vải
+ Xác định độ co của vải sau giặt
+ Xác định thành phần hóa học của vải bằng phƣơng pháp hiển vi điện tử
SEM- EDX
Luận văn đƣợc xây dựng gồm 3 chƣơng có nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Đối tƣợng và nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

4

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Yêu cầu đối với mặt hàng vải may mặc
1.1.1. u cầu đối với hàng may mặc nói chung
Ngành cơng nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh mẽ và đƣợc nhiều đơn vị, thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống Cơng
ty, xí nghiệp may từ trung ƣơng đến địa phƣơng đều trƣởng thành đáng kể.
Các đội ngũ may xuất khẩu tăng nhanh về số lƣợng doanh nghiệp mà quy mô
doanh nghiệp công nghệ sản xuất, chất lƣợng, đội ngũ công nhân lành nghề
đang từng bƣớc đƣợc nâng cao.
Hiện nay tại Việt nam cũng nhƣ trên thế giới, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho
quần áo thơng dụng nói chung và quần âu nói riêng vẫn cịn rất hạn chế, nếu
khơng muốn nói là rất ít. Quy chuẩn Việt nam cũng chỉ đƣa ra các tiêu chí
chung, chủ yếu là đối với các tiêu chuẩn về kỹ thuật may. Theo quy chuẩn
việt nam TCVN 6054 -1995. Hình dáng quần áo phải phù hợp với kiểu cách
thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên
trong cũng phải bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.
Quần áo thông dụng đƣợc sản xuất theo đúng kiểu mẫu và kích thƣớc qui
định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.
Sai lệch cho phép của kích thƣớc đối với quần áo một lớp phải phù hợp
với qui định. Quy chuẩn cũng quy định các sai lệch cho phép của kích thƣớc
đối với quần, áo, áo váy, váy may từ vải dệt thoi, vải dệt kim và các loại vải
khác.
Hình dáng quần áo phải phù hợp với kiểu cách thiết kế và có tính thẩm
mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên trong cũng phải bảo đảm
phù hợp theo thiết kế sản phẩm.

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

5


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

* Quy chuẩn cũng chỉ ra một số yêu cầu đối với lắp ráp và may quần áo
- Đối với sản phẩm quần:
Cạp quần: bản cạp may đều, các ly trƣớc, chiết sau cần đối xứng và bằng
nhau. Lót cạp êm khơng vặn, bùng.
Các túi (sau, dọc, chéo...) đƣờng viền túi phải thẳng đều, lẳn, chắc. Đƣờng
may lọt khe viền đều, khơng có chỗ chìm chỗ nổi. Miệng túi kín và êm. Góc
túi khơng dúm. Bo túi chắc, không lệch, không vặn.
Các đƣờng may dàng, dọc và đũng cần êm, không bai, không võng.
Gấu quần: Đƣờng kẻ gấu cần thẳng đều, không bị vênh, vặn hoặc lệch.
Đƣờng vắt lặn mũi chỉ êm đều; các phụ liệu khác đƣợc may đúng vị trí qui
định.
Áo liền quần, áo váy.... yêu cầu về lắp ráp theo các qui định và đối với váy
theo qui định ở điều 3.2.1.2.
Yêu cầu về may: mật độ mũi chỉ là số mũi chỉ có trên một centimét đƣờng
may.
Các đƣờng may phải thẳng, đều, không sùi chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi, tụt hoặc
sổ chỉ. Chỗ nối chỉ, chỗ lại mũi phải chồng khít và gặp nhau theo kích thƣớc
qui định, các đƣờng may xong phải sạch đầu chỉ.
Thùa khuyết phải đều và khít, bờ khuyết phải đanh, khơng nhăn dúm, đứt
chỉ, vị trí và khoảng cách các lỗ khuyết theo đúng yêu cầu sản phẩm hoặc hợp
đồng. Chiều dài lỗ khuyết phải cài vừa cúc, thƣờng lớn hơn đƣờng kính cúc
0.2 - 0.3 cm.

Cúc, gài dính vào sản phẩm phải chắc, tâm cúc phải tƣơng ứng với tâm
khuyết, khơng đƣợc làm dúm vải và khơng cịn đầu chỉ.
- Đối với sản phẩm áo:

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

6

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Cổ áo: bề mặt cổ êm, không bùng, vặn. Đối với vải có kẻ, ơ, sọc, họa tiết
thêu, in ở hai bên cổ phải cân đối. Chân cổ cần bén, sát, không vênh.
Tay áo: đƣờng vào tay phải êm, khơng bị bai hoặc vặn xoắn. Đƣờng vịng
nách phải đều làn, không gẫy khúc. Bác tay, bo tay đều, khơng bùng, khơng
vặn, khơng lé. Nếu có xếp ly ở bác tay, bo phải đều, không xổ tuột.
Vai áo, sƣờn áo: đƣờng vào êm, không bị thừa thiếu làm sai lệch cấu trúc
sản phẩm may.
Gấu áo: không bị vồng, võng, vặn, kích thƣớc bản gấu đúng.
Túi áo: cần đúng hình dạng và đặt đúng vị trí, miệng túi cần khép căng.
Nếu có nắp phải đậy kín miệng và đối với túi áo có khố phải kéo dễ dàng,
miệng phẳng, đƣờng viền thẳng đều.
Bề mặt sản phẩm phải phẳng đều, sạch sẽ, khơng cịn đầu chỉ xơ vải và
khơng có lỗi ngoại quan.
Các chi tiết có yêu cầu đồng màu. Chỉ cho phép các chi tiết không cạnh
nhau đƣợc lệch màu so với cấp màu yêu cầu 1/2 cấp và ở lớp trong đƣợc lệch

màu 1 cấp trong bảng màu 5 cấp.
Trong trƣờng hợp hợp đồng không cho phép lệch màu thì phải bảo đảm
tính đồng màu của sản phẩm.
Bề mặt sản phẩm nơi có dựng dính (mex) khơng đƣợc phồng rộp, co dúm
và bề mặt vải phủ phẳng đều, không bị biến màu.
Bề mặt nơi có lót, dựng khơng dính phải phẳng êm, không thừa, không
nhăn nhúm.
Đối với quốc tế, tiêu chuẩn ASTM cũng chỉ đƣa ra một số chỉ tiêu khá
hạn chế nhƣ trong bảng 1.1

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

7

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Bảng 1.1. Quy chuẩn đối với quần áo mặc thông thường ASTM D3477

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Tiêu chuẩn kiểm tra

Độ bền đứt


111N

D 5034

Độ bền xé

6.7 N

D 2262

Max 2%

ASTM D 1905

Cấp 4

Không quy định

Độ co
Độ bền màu giặt

1.1.2. Yêu cầu đối với quần âu
Quần âu nam đƣợc khá nhiều đối tƣợng sử dụng và khá đa dạng về độ
tuổi. Kiểu dáng của quần âu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, kiểu dáng nhu
cầu sở thích. Khi thiết kế, các chú ý cần quan tâm tập trung vào các tính chất
cơ lý của vải có liên quan đến các yêu cầu thiết kế nhƣ: Độ co, độ rủ, độ
nhàu…. Cũng nhƣ các tính chất liên quan đến sinh thái sử dụng nhƣ độ
thống khí, độ bền màu, chất liệu ….
Theo các yêu cầu thiết kế sản phẩm, việc lựa chọn đúng loại chất liệu

giúp cho các nhà thiết kế tạo ra đƣợc những sản phẩm phù hợp với ngƣời sử
dụng. Có thể nói chủng loại ngun liệu mang tính chất quyết định đến tính
sử dụng của sản phẩm. Ngồi ngun liệu, độ rủ của vải cũng góp phần quyết
định đến kiểu dáng của sản phẩm. Lựa chọn độ rủ phù hợp giúp quá trình
thiết kế tạo ra đƣợc kiểu dáng sản phẩm vừa ý. Độ co của vải cũng là yếu tố
cần quan tâm vì nó sẽ phải tính đến để xác định độ dƣ khi cắt may. Độ thơng
hơi, thống khí của vải là một trong những yếu tố phải xác định để tạo ra tính
sinh thái cho sản phẩm. Yêu cầu của khách hàng cũng sẽ buộc nhà thiết kế
phải quan tâm tới độ nhàu của vải khi mục đích sử dụng của sản phẩm yêu
cầu độ thẩm mỹ cao.

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

8

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Các tính chất này của vải đều cần đƣợc quan tâm và lựa chọn cho phù
hợp ngay từ trong q trình thiết kế sản phẩm.
1.2. Một số tính chất của vải
1.2.1. Các tính chất cơ lý của vải [1-3]
* Độ co của vải
Độ co của vải có ảnh hƣởng đến sản phẩm may mặc, làm ngắn các kích
thƣớc của sản phẩm, hình dáng của sản phẩm bị biến dạng. Mặt khác độ co
của sản phẩm còn phụ thuộc vào số lƣợng chi tiết của sản phẩm đó. Số lƣợng

chi tiết càng lớn, độ co của sản phẩm càng lớn. Những sản phẩm do nhiều loại
vật liệu tạo nên thì độ biến dạng lớn. Đối với vải thể hiện các dạng co nhƣ: Co
thẳng, co diện tích và co thể tích. Nguyên nhân gây ra sự co của vải là do
trong quá trình sản xuất sợi dọc bị kéo căng, do sợi có sự đàn hồi nên sau q
trình một thời nghỉ và sấy khô sợi dọc bị co lại và làm cho tấm vải co theo,
hoặc khi trƣơng nở sợi bị tăng kích thƣớc về bề ngang nên kích thƣớc chiều
dọc bị co lại. Độ co của vải phụ thuộc vào từng loại xơ sợi và sự cấu tạo của
vải, phụ thuộc vào các điều kiện của môi trƣờng về độ ẩm, nhiệt độ tác dụng
lên vải.
* Khối lượng riêng
Khối lƣợng của vải là lƣợng vật chất đƣợc chứa trong một đơn vị thể
tích. Đối với vải khối lƣợng đó đƣợc xác định theo chiều dài hay xác định
theo diện tích, hay xác định theo thể tích. Khối lƣợng của vải liên quan đến
việc tạo ra các loại sản phẩm khác nhau: Khối lƣợng nhỏ dùng tạo áo lót, áo
sơ mi, khối lƣợng lớn tạo các quần áo nam giới, quần áo khốc.
Một số loại vải có khối lƣợng tính theo 1m2 nhƣ sau:
- Vải tơ mỏng 40 - 60 gam/m2
- Vải len 600 - 800 gam/m2

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

9

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang


- Vải bông 70 - 550 gam/m2
- Vải dệt kim (len) 400 - 600 gam/m2
- Vải dệt kim sợi tổng hợp 30 - 80 gam/m2
- Vải không dệt 30 - 1000 gam/m2
* Tính hấp thụ và thẩm thấu hơi nước
Các loại vải khi tiếp xúc với môi trƣờng có độ ẩm cao hoặc trực tiếp với
chất lỏng ta thấy trọng lƣợng của vải tăng lên. Điều đó chứng tỏ vải đã nhận
đƣợc một lƣợng chất lỏng vào nó ngƣời ta gọi đó là tính hấp thụ của vải. Khả
năng hấp thụ của các loại vải khác nhau nó phụ thuộc vào từng loại xơ sợi tạo
nên vải và sự liên kết của các loại xơ sợi này. Nếu vải có khả năng hấp thụ thì
dễ tẩy, nhuộm và có tính vệ sinh.
Tính thẩm thấu hơi nƣớc của vải là khả năng đƣợc xác định trên một đơn
vị diện tích vải trong một đơn vị thời gian và một áp xuất nhất định lƣợng
khơng khí, lƣợng chất lỏng, lƣợng chất rắn lọt qua. Nếu các chất này lọt qua
càng lớn thì độ thẩm thấu lớn cịn ngƣợc lại vải có độ thẩm thấu nhỏ. Độ thẩm
thấu có liên quan đến việc sử dụng thiết kế các loại sản phẩm may. Vải có độ
thẩm thấu lớn dùng tạo sản phẩm mùa hè, hay dùng làm vải lọc trong công
nghiệp. Vải có độ thẩm thấu nhỏ tạo sản phẩm cho mùa đông, áo đi mƣa. Khả
năng thẩm thấu của vải phụ thuộc vào nguyên liệu, chi số sợi, kiểu dệt, mật
độ dệt. Nếu dệt mau độ thẩm thấu nhỏ, dệt thƣa độ thẩm thấu lớn. Độ thẩm
thấu còn phụ thuộc vào số lớp vải. Nếu số lớp vải càng tăng độ thẩm thấu
càng giảm. Trong may mặc độ thẩm thấu quyết định đến tính vệ sinh của sản
phẩm. Nhờ có tính chất này ngƣời ta tạo ra những sản phẩm có nhiều lớp
nhiều chất liệu khác nhau cho các sản phẩm mùa đông hoặc trong môi trƣờng
ẩm lớn hoặc trong môi trƣờng gió tuyết.
* Độ bền đứt

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

10


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Khi sử dụng sản phẩm may mặc thƣờng gặp nhiều tác dụng của lực
kéo bởi cử động của con ngƣời trong quá trình sử dụng giặt…. Do tốc độ kéo
giãn có ảnh hƣởng đến các tính chất cơ học của xơ và sợi cho nên khi thực
hiện thí nghiệm xác định các đặc trƣng đó phải tiến hành kéo giãn mẫu phù
hợp theo quy định đối với các loại xơ và sợi.
Trong thực tế khi xác định các đặc trƣng kéo đứt của xơ hoặc sợi không
chỉ kéo đứt từng xơ hoặc từng sợi riêng biệt mà nhiều trƣờng hợp còn tiến
hành kéo đứt chùm xơ hoặc chùm sợi.
Khi sử dụng sản phẩm may mặc thƣờng gặp nhiều tác dụng của lực kéo
bởi cử động của con ngƣời trong q trình sử dụng giặt và vắt… Thậm chí
trong trạng thái có vẻ nhƣ nghỉ ngơi, sản phẩm may mặc cũng bị kéo do lực
tác dụng của trọng trƣờng. Do đó vải may mặc cần phải đảm bảo độ bền đứt
cũng nhƣ độ giãn đứt trong quá trình sử dụng tƣơng ứng với chức năng của
chúng.
* Tính hao mịn
Mỗi loại vải có độ bền khác nhau, có độ dày mỏng khác nhau vì vậy
khi tạo ra các loại sản phẩm may mặc có hình dạng khác nhau. Các đƣờng
liên kết của các chi tiết tạo ra hình dáng của sản phẩm. Hình dáng này đƣợc
bảo tồn trong quá trình sử dụng. Trong quá trình sử dụng sản phẩm may mặc
bị thay đổi về hình dáng và chất lƣợng của vải, vải bị hao mòn biến chất. Mức
độ hao mòn của vải trên sản phẩm tuỳ thuộc vào thời gian và biện pháp bảo
quản sản phẩm may mặc. Hao mòn của vải là một quá trình phá hủy vật liệu

sợi dần dần dƣới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến trạng thái vật
liệu bị phá hủy hoàn tồn. Hao mịn vải đối với sản phẩm may mặc có hai
dạng hao mịn.
Hao mịn cục bộ là dạng hao mòn chỉ thể hiển trên những chỗ yếu riêng
biệt của sản phẩm may mặc (khuỷu tay, đầu gối, mông quần, ...) bị sờn rách

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

11

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

trên bề mặt chế phẩm, còn đại bộ phận diện tích của sản phẩm vẫn giữ đƣợc
độ bền đáng kể. Trong khi các loại sản phẩm tránh cho sự hao mòn này,
ngƣời ta thêm miếng đáp vào đầu gối quần, mơng quần hoặc dùng một loại
vải có độ bền hơn may vào các vị trí này.
Hao mịn tồn phần đƣợc thể hiện đồng đều trên toàn bộ sản phẩm may
mặc. Các loại sản phẩm may mặc độ hao mòn đạt đến mức tối đa, sản phẩm
bị phá hủy đồng loạt và không thể tiếp tục sử dụng đƣợc nữa. Hao mòn của
vải do nhiều nguyên nhân gây nên (mài mịn, hố chất, vi sinh vật, nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ mặt trời…). Trong q trình hao mịn các phần tử liên kết của
vải bị phá hủy dần làm mất đi từng phần khối lƣợng và sự thay đổi cấu tạo
bên trong của xơ sợi.
* Những yếu tố gây nên sự hao mòn vải
+ Tác dụng cơ học: Trong quá trình sử dụng quần áo và các sản phẩm

may thì cơ thể thƣờng xuyên vận động vì quần áo chịu nhiều tác dụng ngoại
lực khác nhau (bị kéo giãn, nén, mài mịn, …, vv) và chính những lực này đã
làm cho vật liệu bị biến dạng, tính chất bị suy giảm dần và dẫn tới trạng thái
bị phá hủy.
+ Tác dụng hoá học: khi sử dụng quần áo thƣờng xuyên giặt sẽ làm suy
yếu cấu trúc của vật liệu dẫn tới trạng thái bị phá hủy.
+ Tác dụng của vi sinh vật: Các loại vật liệu để tạo quần áo từ xơ thiên
nhiên nhƣ bông, len, tơ đay, gai, lanh là môi trƣờng thức ăn của các loại vi
sinh vật. Khi vật liệu có độ ẩm cao nghĩa là chứa nhiều hơi nƣớc và trong điều
kiện độ ẩm không khí cao thì đó là mơi trƣờng thuận lợi để các loại vi sinh
vật gây tác dụng với sản phẩm may. Đầu tiên xuất hiện những vết nấm mốc
làm giảm tính chất ngoại quan của sản phẩm sau đó sẽ phá huỷ dần cấu trúc
bên trong của vật liệu. Tác dụng của ánh sáng và khí hậu: Dƣới tác dụng của
ánh sáng và khí hậu cấu trúc của vật liệu bị ơxy hóa và các yếu tố độ ẩm,

Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

12

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

khơng khí, tác dụng với vật liệu và làm yếu cấu trúc phân tử bên trong vật liệu
(nghĩa là suy yếu lực liên kết giữa các phân tử) và từ đó làm cho tính chất của
vật liệu bị giảm dần và dẫn tới trạng thái bị phá hủy.
+ Tác dụng của các yếu tố tổng hợp: Khi sử dụng quần áo thƣờng chịu các

yếu tố tác dụng tổng hợp bao gồm:
- Lực tác dụng cơ học khi mặc
- Tác dụng hoá học khi giặt
- Tác dụng lý học khi phơi
- Tác dụng của nhiệt độ khi là.
Làm cho tính chất của quần áo bị suy giảm dần.
* Độ rủ của vải
Độ rủ của vải cũng là một đặc trƣng thẩm mỹ đáng quan tâm đó là biến
dạng uốn của sản phẩm dệt có dạng tấm nhƣ vải. Tính chất này phụ thuộc vào
độ mềm uốn theo chiều hƣớng khác nhau. Tùy từng công dụng của sản phẩm
may mà vải cần có độ rủ cao nhƣ vải lụa may áo dài, vải nhung làm rèm màn
sân khấu, ... Yêu cầu về thẩm mỹ phải đƣợc xem xét cả hai mặt: Thẩm mỹ về
nội dung và thẩm mỹ về hình thức và nó trở thành phƣơng tiện để tăng giá trị
hồn thiện chức năng của sản phẩm. Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao là sản
phẩm có chức năng cấu tạo, hình dáng, có kiểu mốt phù hợp, có chất lƣợng
gia cơng trang trí tốt, có màu sắc hài hịa làm tăng thêm tính độc đáo của sản
phẩm.
* Độ nhàu của vải
Độ nhàu của vải là hiện tƣợng phục hồi chậm hay không phục hồi sau
khi vải bị uốn kết hợp với nén. Nếu vải bị gấp hoặc bị vò sau đó trải ra cịn để
lại những nếp nhăn, đó là vải bị nhàu. Độ nhàu làm xấu bề mặt vải, làm sản
phẩm chóng bị hao mịn do ma sát tại các nếp nhăn. Đó là những nếp nhăn
Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

13

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

không mất đi do thành phần biến dạng dẻo. Muốn làm biến mất các nếp nhăn,
phải định hình lại, cách định hình thƣờng dùng là xử lý nhiệt ẩm. Độ nhàu của
vải phụ thuộc khá nhiều yếu tố, ngồi bản chất của xơ, sợi dệt ra vải, cịn có
cấu trúc của vải, các kích thƣớc (đặc biệt là bề dày), điều kiện mơi trƣờng.
Những xơ có thành phần biến dạng đàn hồi cao sẽ tạo cho vải và sản phẩm
dệt ít nhàu nhƣ xơ len, xơ polyeste, … Đối với các loại vải dệt từ những sơ có
tính chất quý giá nhƣng bị nhàu nhiều thì ngƣời ta có thể giảm độ nhàu bằng
cách xử lý vải bằng hồ chống nhàu hay pha với xơ sợi có tính chống nhàu tốt.
* Chiều dài của tấm vải
Đƣợc xác định bằng khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối, chiều dài
tấm vải tính bằng mét. Các loại vải khác nhau độ dài các tấm vải cũng khác
nhau. Độ dài của cuộn vải phụ thuộc vào khối lƣợng và khổ vải. Chiều dài
của vải dệt thoi thƣờng từ 70 - 100 m. Những loại vải có khối lƣợng lớn chiều
dài từ 30 - 50 m. Vải không dệt chiều dài từ 20 - 30 m. Khi sản xuất hàng loạt
sản phẩm cần lựa chọn chiều dài xúc vải cho phù hợp khi trải, cắt vải để tiết
kiệm đƣợc vải lƣợng đầu tấm ít.
* Khổ của tấm vải
Khổ vải hay chiều rộng của tấm vải đƣợc xác định bằng khoảng cách đo
đƣợc giữa hai biên của tấm vải. Đơn vị thƣờng tính là centimét (cm). Khổ vải
của các loại vải dệt thoi, vải dệt kim, vải khơng dệt khác nhau, có loại khổ
rộng có loại khổ hẹp. Trong cơng nghiệp may khổ vải có ý nghĩa lớn ảnh
hƣởng tới việc chọn vải cho các mẫu thiết kế, cần tính tốn sao cho sử dụng
triệt để diện tích vải. Khổ vải thơng thƣờng từ 70cm đến 160cm, trong dệt vải
công nghiệp ngƣời ta dệt vải khổ rộng tới 3 m - 4 m. May áo sơ mi thƣờng
dùng khổ vải rộng 75, 80,.... 150 cm. May áo complet khổ vải 120, 140, 150,
160. May các loại áo khoác khổ vải 120, 130, ..., 160cm.
* Chiều dày của tấm vải


Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

14

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Dệt may-Da giầy và thời trang

Chiều dày của tấm vải đƣợc xác định bằng khoảng cách giữa hai bề mặt
của tấm vải. Đơn vị tính là milimet (mm). Chiều dày của vải ảnh hƣởng đến
việc lựa chọn các tấm vải cho từng loại sản phẩm dùng ở môi trƣờng khác
nhau. Độ dày của tấm vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố tạo nên vải nhƣ chi số
sợi, kiểu dệt, mật độ dệt....
Độ dày mỏng của vải dẫn đến sự thay đổi của các tính chất cơ lý, tính
nhiệt học và tạo dáng của các loại sản phẩm, mặt khác trong công nghiệp may
vải càng dày thì số lớp vải trải sẽ càng ít đi, ảnh hƣởng khi may cũng nhƣ
lƣợng chế phẩm tiêu hao cho sản phẩm. Độ dày của vải dệt thoi thƣờng từ
0,14 - 5mm tuỳ theo từng loại sản phẩm mà lựa chọn độ dày. Ví dụ may áo sơ
mi độ dày từ 0,7 mm đến 1mm. May áo complet từ 1 - 2mm. May các loại áo
lót dƣới 1mm. Vải dệt kim loại mỏng may áo lót thƣờng là 0,7 - 1mm. Áo
khoác từ 2 - 4 mm. Vải khơng dệt dùng làm vải lót thƣờng sử dụng vải có độ
dày 0,5 - 1,5mm. May mặt ngồi áo khốc từ 1,5 - 4 mm.
1.2.2. Các tính chất của một số loại vật liệu may quần âu thơng dụng

1.2.2.1. Tính chất của xơ polyester [1-3]
Là loại xơ tổng hợp có độ bền cao do mạch đại phân tử nằm sát nhau tạo

thành mạng tinh thể. Khi ƣớt không bị giảm bền, độ bền đạt: 40 - 50 CN/tex.
Độ bền mài mòn của xơ chỉ thua xơ PA. Cao hơn rất nhiều so với các loại xơ
khác kể cả xơ nhân tạo và xơ thiên nhiên. Xơ có tính co, trong khơng khí ở
100 ºC xơ PET co 3%, ở 150 ºC PET co 10%. Nhiệt độ càng tăng thì xơ PET
càng tăng. Là xơ có độ đàn hồi cao, có tính co giãn cao và xơ có độ đàn hồi
cao nhất trong xơ tổng hợp, gấp 3 lần xơ PA, nên sản phẩm của xơ PET có
khả năng giữ nếp rất tốt. Nó ít bị nhàu nên ngƣời ta pha với bông và Vitsco để
chống lại khả năng nhàu.
* Tác dụng với nước
Do mạch đại phân tử của PET rất ít nhóm ƣa nƣớc, có cấu trúc chặt chẽ
nên có hàm lƣợng ẩm rất thấp đạt W= 0,4 - 0,5%. Độ bền kéo và độ giãn của
Cao Thị Minh Huệ - Khóa 2016B

15

Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


×