Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên sử dụng cho thiết kế các sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.72 KB, 96 trang )

..

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN VĂN CHẮT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA VẢI NHUỘM BẰNG
MÀU TỰ NHIÊN SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM ĐỒ
MAY MẶC CHO TRẺ SƠ SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN VĂN CHẮT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA VẢI NHUỘM BẰNG MÀU
TỰ NHIÊN SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM ĐỒ MAY
MẶC CHO TRẺ SƠ SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS HOÀNG THỊ LĨNH

Hà Nội, 2010


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Bảng1.1

Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh (gái)

Bảng1.2

Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh (trai)

Trang
6
6

Bảng 1.3 Bảng thanh phần của xơ bơng

15

Bảng 1.4 Thành phần dịng thải dệt nhuộm

38


Bảng 1.5 Bảng thống kê chi phí hóa chất, thuốc nhuộm, chất màu và

41

nước
Bảng 2.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu

47

Bảng 2.2 Các điều kiện thử

63

Bảng 2.3 Hệ cỡ và số đo của trẻ từ 0 – 8 tháng tuổi

75

Bảng 2.4 Thông số thiết kế mũ

78

Bảng 3.1 Kết quả đo giá trị pH

83

Bảng 3.2 Kết quả đo hàm lượng Formalđehyt

84


Bảng 3.4 Kết quả đo độ bền màu với mồ hơi tính kiềm

84

Bảng 3.5 Kết quả đo độ bền màu với mồ hôi tính axit

85

Bảng 3.6 Kết quả đo độ bền màu với giặt xà phịng

86

Bảng 3.7 Kết quả đo độ thống khí

87

Bảng 4.1 Bảng thống kê kết quả thực nghiệm

93


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi gia đình đều có con và trải qua giai đoạn ni con nhỏ (trẻ sơ sinh). Con
vừa là tình cảm xây đắp thêm tổ ấm gia đình nhưng con cũng là tài sản vô giá cho mỗi
bậc làm cha làm mẹ. Chính vì lẽ đó mà trong q trình chăm sóc con nhỏ được quan
tâm đặc biệt, rất nhiều điều băn khoăn xuất hiện trong lo lắng về những tác động của

mơi trường bên ngồi tới trẻ.
Các sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh là những thứ xuất hiện và tồn tại gần gủi
trẻ nhất và được quan tâm nhiều nhất. Nhưng hiện nay, thị trường sản phẩm đồ mặc
cho trẻ rất phong phú và đa dạng lại đang đối mặt với sự lúng túng trong việc kiểm soát
chất lượng. Nhiều khách hàng đặt câu hỏi "sử dụng chất liệu nào phù hợp và đảm bảo
độ an toàn cao nhất".
Theo điều tra của Vinatex, các sản phẩm đồ mặc của trẻ sơ sinh xuất hiện trên
thị trường hiện nay chứa khá nhiều các chất độc hại có thể làm tổn thương cho da của
trẻ, loại bỏ được các yếu tố gây hại đó chính là nhu cầu và mong muốn của các bậc
phụ huynh. Do dó, trước thực trạng rất ít quần áo trẻ sơ sinh đạt yêu cầu, trước những
nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó lồi người đang tìm trở lại những thứ thuộc thiên
nhiên, trong ngành dệt nhuộm bà con cũng đã tìm ra, sử dụng và nghiên cứu về thuốc
nhuộm chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Bản chất thuốc nhuộm tự nhiên là an tồn,
nhưng ai có thể tin chắc rằng khi nhuộm lên vải mà quá trình xử lý để dệt thành vải
phải trải qua nhiều cơng đoạn, trong đó khơng thiếu những cơng đoạn phải sử dụng
hóa chất. Hơn nữa các nhà nghiên cứu biết chắc chúng an toàn nhưng mức độ tính
sinh thái thể hiện trên sản phẩm thế nào thì chưa thể xác định chính xác, mặt khác
người tiêu dùng càng khơng thể hiểu và nắm bắt được điều đó.
Hiện nay mọi người đang quan tâm nhiều về vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên
nhưng thị trường sản phẩm được làm từ vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên vẫn chưa
có hoặc có cũng ít. Để khẳng định thêm tính sinh thái và thêm bằng chứng công bố
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

1

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học


Khóa: 2008 - 2010

cho người tiêu dùng biết, quan tâm và tìm đến sử dụng các sản phẩm được làm từ vải
nhuộm bằng chất màu tự nhiên, đề tài “Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm
bằng chất màu tự nhiên sử dụng cho thiết kế các sản phẩm đồ mặc của trẻ sơ
sinh” đã được lựa chọn cho luận văn Thạc sỹ.

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

2

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm của trẻ sơ sinh
Độ lớn của trẻ sơ sinh tính theo từng tháng tuổi và ở mỗi độ tuổi của trẻ lại có
những vận động khác nhau. Điều này yêu cầu các nhà thiết kế phải tìm hiểu để đưa ra
những kiểu dáng phù hợp. Mỗi nhà thiết kế cần chỉ rõ các đặc điểm và chia nhóm đối
tượng thiết kế để đảm bảo cho quá trình thiết kế hạn chế được sai số.
1.1.1.1.

Bé vừa chào đời


Cơ thể của bé đối mặt với sự thay đổi đột ngột về mơi trường: đang trong kín,
tối nay ra ngồi ánh sáng mặt trời, khơng khí và mơi trường có nhiều sự biến đổi so với
lúc cịn ở trong lòng mẹ. Lúc này trẻ biểu hiện sự giảm cân tạm thời, da của trẻ rất
nhạy cảm, cơ thể cịn yếu ớt, đề kháng kém. Vì vậy trẻ cần được bảo vệ thật tốt, phải
kín gió. Chính vì vậy chất liệu sử dụng cho trẻ phải đủ độ mềm mại, thơng khí, đảm
bảo tính kháng khuẩn và khơng có tác nhân độc hại...
1.1.1.2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tháng
Bé hầu như chỉ ngủ và ăn, tăng cân mạnh, da của trẻ rất nhạy cảm, cơ thể vẫn
còn yếu ớt, đề kháng kém. Vì vậy trang phục của bé là những bộ đồ đơn giản, thoáng
mát, êm ái, dễ chịu đảm bảo tính kháng khuẩn và khơng có tác nhân độc hại mà không
yêu cầu về họa tiết hoa văn nhiều.
1.1.1.3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng
Bé bắt đầu có ý thức độc lập. Ở giai đoạn này bé đã có thể lật ngửa, lật úp, nhấc
đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại và nâng ngực lên khỏi mặt đất, bé có thể đá chân
và bơi bằng hai tay rất mạnh. Giai đoạn này trên trang phục của bé đảm bảo thoáng
mát, rộng thoải mái, êm ái, dễ chịu, đảm bảo tính kháng khuẩn và khơng có tác nhân
độc hại, lúc này bé đá biểu hiện sự tị mị học chuyện nên bắt đầu có thể điểm nhẹ một
ít hoa văn theo gam màu ghi nhạt mà khơng nên chói q.
Ngành: Cơng nhgệ vật liệu dệt may

3

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

1.1.1.5. Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng

Bé bắt đầu mọc răng, khi bé mọc răng, nứu răng của bé nhạy cảm và dễ bị kích
thích, làm cho bé cảm thấy ngứa nứu và bé có thể cho bất cứ thứ gì vào miệng. Bạn
nên đưa bé thứ gì để bé ngậm như núm vú giả hay khăn đã được ướp lạnh trong tủ
lạnh. Cơ tay chân của bé cứng cáp, khỏe hơn. Bé tập bị rồi tập đứng, có những bé đã
có thể chập chững đi. Giai đoạn này trang phục của bé có thể biến tấu đa dạng, phong
phú và thời trang hơn, lượng cử động của bé vừa đủ thơng thống dẽ cử động để bé
vùng vãy, nhưng vẫn phải đảm bảo tính mềm mại, kháng khuẩn và khơng có tác nhân
độc hại
1.1.1.6. Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng
Các cử động của bé trở nên linh hoạt. Bé thường chạy lung tung, khám phá
xung quanh, bé có khả năng nhận biết các hoạt động, cử chỉ và làm theo những cử chỉ
ấy. Giai đoạn này trang phục của bé có thể biến tấu đa dạng, phong phú và thời trang
hơn, quần áo gọn gàng hơn để bé không bị vấp ngã, vẫn phải đảm bảo tính mềm mại,
kháng khuẩn và khơng có tác nhân độc hại
1.1.1.7. Các chỉ số chiều cao, cân nặng
Một trong những chỉ số quan trọng về sự phát triển thể lực là sự tăng cân bình
thường. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh trung bình cân nặng 3,1- 3,4kg đối với bé trai, 3,0 3,2kg đối với bé gái. Trong 4-5 ngày đầu thường thì thể trọng các em bị sút 140-200g,
đến ngày thứ 10-12 thì trở lại mức cũ.
So với nam, các em gái tăng trọng và chiều cao chậm hơn.
Sự phát triển của trẻ được thể hiện qua dạng biểu đồ sau:

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

4

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học


Khóa: 2008 - 2010

Hình 1.1: Biểu đồ về chiều cao của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Hình 1.2: Biểu đồ về cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Hình 1.3: Các biểu đồ sự phát triển vịng đầu của trẻ theo tiêu chuẩn WH0
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

5

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

( theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO )
Bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

Cân nặng – chiều cao

Cân nặng – chiều cao

Cân nặng – chiều cao


0

3,2 kg - 49,1 cm

2,4 kg - 45,4 cm

4,2 kg

1 tháng

4,2 kg - 53,7 cm

3, 2 kg - 49,8 cm

5,5 kg

3 tháng

5,8 kg - 57,1 cm

4, 5 kg - 55,6 cm

7,5 kg

6 tháng

7,3 kg - 65,7 cm

5,7 kg - 61,2 cm


9,3 kg

12 tháng

8,9 kg - 74 cm

7 kg - 68,9 cm

11,5 kg

Tuổi

Bảng1.1: Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh (gái)
Trung bình

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

Cân nặng – chiều cao

Cân nặng – chiều cao

Cân nặng – chiều cao

0

3,3 kg- 49,9 cm


2,4 kg - 46,1 cm

4,4 kg

1 tháng

4,5 kg - 54,7 cm

3,4 kg - 50,8 cm

5,8 kg

3 tháng

6,4 kg - 58,4 cm

5 kg -57,3 cm

8 kg

6 tháng

7,9 kg - 67,6 cm

6,4 kg - 63,3 cm

9,8 kg

12 tháng


9,6 kg - 75,7 cm

7,7 kg -71,0 cm

12 kg

Tuổi

Bảng1.2: Theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh (trai)

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

6

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

1.1.2 Thực trạng các loại sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh.
1.1.2.1 Về sản phẩm
Qua khảo sát thị trường cho thấy các sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh có một số
đặc điểm sau:
- Phong phú về chủng loại và da dạng về kiểu dáng. Trong thuyết minh luận văn tôi sử
dụng cụm từ ‘’sản phẩm đồ mặc’’ vì với đối tượng trẻ sơ sinh quần áo không phải là
chủ yếu mà trong đó cịn có: tã lót, gối, đệm, bao tay, bao chân, che thóp, khăn phủ,
khăn ơm, mũ, giày, gạc lưỡi, yếm các loại, khăn lau sữa, lau mặt và các đồ dụng cụ
khác...

- Các sản phẩm được làm từ chất liệu mềm, thoáng mát như: chất liệu vải cotton, len
sợi và chủ yếu là vải dệt kim để tạo cảm giác thơng thống, thoải mái, em ái và dễ chịu.
Các hoa văn, hình trang trí thường ý tưởng cách điệu được lấy từ thiên nhiên như các
động vật, côn trùng, cây cỏ, hoa la...
- Các sản phẩm khi giới thiệu ra các cửa hàng, siêu thị thường đóng thành bộ như các
hộp quà trong đó có đầy đủ gồm: quần, áo, giày, tất chân, bao tay và nón... Chất liệu là
vải thun cotton cao cấp với các gam màu xanh nhạt, hồng phấn và vàng. Một số loại
sản phẩm mới dành cho trẻ sơ sinh được làm từ giấy hay là vải khơng dệt, có thể sử
dụng lại sau khi giặt sạch.
- Gam màu chủ đạo là màu nhạt như xanh da trời, màu ghi, màu cam nhạt, hồng phấn,
trắng…, màu cũng là một cách để phân biệt trẻ sơ sinh là trai hay gái.

1.1.2.2 Nguồn gốc xuất xứ
Chất liệu vải trên thị trường hiện nay được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em
khá đa dạng và phong phú về: kiểu dáng, màu sắc, chất liệu... Nhưng thị trường vải chủ
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

7

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

yếu là nhập khẩu, chiếm 75 % thị phần. Lượng vải trong nước rất ít và trong số đó sản
lượng nguyên liệu xơ sợi cũng chủ yếu là nhập khẩu.
Nguồn gốc chủ yếu được nhập từ thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...trong
đó thị phần của Trung Quốc chiếm nhiều nhất.


1.1.2.3 Chất liệu
Chất liệu sử dụng cho đồ mặc của trẻ sơ sinh nói chung và trang phục của trẻ sơ
sinh nói riêng ln được coi trọng và đặt lên hàng đầu, vì đây là đối tượng mà da của
chúng rất nhạy cảm cần phải được bảo vệ tốt. Chính vì vậy việc lựa chọn vật liệu may
cho sản phẩm nhóm này mà các công ty may quan tâm là chất liệu mềm, thống khí,
kháng khuẩn và hút ẩm cao, phù hợp nhất là chất liệu vải cotton, cotton pha polyeste và
tơ tằm. Cấu trúc vải chủ yếu là loại vải dệt kim
Nhứng chất liệu này đã đưa thông tin đến cho các bà mẹ về khả năng thống
khí, hút ẩm và khả năng chống tia tử ngoại hay chưa, ở đây người mua chỉ dựa vào
thông tin trên sản phẩm về chất liệu của vải. Vì vậy đây là vấn đề mà các bà mẹ rất
quan tâm, dựa vào đó để họ tin tưởng vào chất liệu họ mua là tốt. Đặc biệt hiện nay tất
cả các loại vải đang sử dụng mặc dù là nguyên liệu sợi tự nhiên tốt nhưng thực tế màu
nhuộm chủ yếu là màu của thuốc nhuộm tổng hợp.

1.1.2.4 Các vấn đề an toàn vệ sinh.
Trẻ sơ sinh là đối tượng có làn da rất nhạy cảm và dễ tổn thương như đã trình
bày ở trên do vậy dòng sản phẩm đồ mặc của chúng đòi hỏi rất cao về tính an tồn và
vệ sinh.
Tại một số nước khu vực EU, Mỹ, các sản phẩm cho trẻ em được kiểm sốt gắt
gao về độ an tồn. Chính phủ những nước này có quy định riêng về hàm lượng hóa
chất độc hại có trong sản phẩm trẻ em và sản phẩm người lớn, trong đó hàm lượng chì
có trong đồ chơi, giày dép và một số phụ liệu gắn trên quần áo được đặc biệt quan tâm.

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

8

Học viên: Trần Văn Chắt



Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

Sau sự kiện formaldehyde có trong quần áo trẻ em bắt nguồn từ Quảng Đơng
(Trung Quốc), người tiêu dùng đã tìm mua sản phẩm trong nước sản xuất. Thế nhưng,
thị trường hàng nội địa hạn chế khơng phải tìm mua là có, nếu có thì cũng khơng ưng
ý... Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa mặn mà với nhóm sản phẩm này với đủ lý
do.
Hầu hết doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực này đều gặp khó khăn vì
khơng có thơng tin về nhu cầu thật của thị trường ở từng độ tuổi khác nhau của trẻ.
Nguyên phụ liệu có giá cao hơn ít nhất 15% so với nhập khẩu từ nước ngoài. Một cán
bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) xác nhận có rất ít doanh nghiệp chọn lĩnh
vực sản xuất quần áo trẻ em để đầu tư, bởi “lợi nhuận thì ít, rủi ro thì nhiều”.

1.2 u cầu đối với sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh.
1.2.1 Yêu cầu về vải may các sản phẩm đồ mặc cho trẻ sơ sinh.
1.2.1.1 Các loại vải.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chất liệu loại vải dùng để may các sản
phẩm đồ mặc của trẻ sơ sinh như polyeste, tơ tằm, cotton 100%, cotton satin và cotton
Ai Cập.
Polyeste là loại vải tổng hợp hiện dang sử dụng phổ biến cho quần áo người lớn,
vải này khả năng hút ẩm thấp, độ thống khí khơng cao, mặc nóng. Đối với sản phẩm
đồ sơ sinh loại vải này chủ yếu dùng làm các tấm lót, hoặc bỉm và vào các vị trí khơng
tiếp xúc với da của trẻ.
Cotton 100%: Khi ta sờ tay hay khốc một tấm vải lên người thì dễ dàng nhận
thấy vải này có độ thống mát, mền mại, độ thống khí cao, khi da tiếp xúc với sản
phẩm khong có cảm giác nóng, bí và thơ ráp. Loại vải này có giá thành trung bình, đa
số người dân tiêu dùng có mức thu nhập trung bình khá thường hay lựa chọn sản phẩm

quần áo của trẻ may từ chất liệu này.

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

9

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

Cotton satin: Bản thân loại vải này là cotton chải kỹ, khác với loại vải satanh
trên thị trường. Cotton satin thường được làm từ cotton, sử dụng các sợi bông dài được
chải kỹ hoặc chải thô. Đây là loại vải mà các công ty may đồ mặc cho trẻ sơ sinh
thường sử dụng để may các sản phẩm cao cấp, giá thành cũng sẽ cao theo.
Vải cotton Ai Cập: Loại bông này được trồng ở dọc theo sơng Nile, có thể nhận
biết được sản phẩm này qua logo trên đó có hình một cây bơng trắng, bên trong một
hình tam giác đen ( tượng trưng cho kim tự tháp Ai Cập). Vải được dệt từ những sợi
bơng dài, độ thống khí cao nên vải rất mềm, bền hơn so với loại vải khác có cùng mật
độ sợi vải, chất lượng vải cũng rất cao thường được dùng làm các sản phẩm cao cấp.
Như vậy vải cotton100% phù hợp nhất cho may các sản phẩm đồ sơ sinh, còn
vải Polyeste chỉ may chủ yếu may vào các tấm đệm hoặc các đồ chơi cho trẻ, vải
cotton satin và vải cotton Ai Cập thì quá đắt không phù hợp với mặt hàng của trẻ sơ
sinh.

1.2.1.2 Một số tính chất của vải dùng cho sản phẩm đồ mặc của trẻ sơ sinh.
Qua khảo sát tổng hợp nhù cầu thực tế về nhu cầu sử dụng của vải dành cho trẻ
sơ sinh cho nhận thấy có rất nhiều yêu cầu đạt ra, sau đây là những yêu cầu được quan

tâm nhiều nhất:
a. Khả năng hút ẩm.
Khả năng hút ẩm bao gồm tính chất sau:
- Tính hấp thụ
Tính hấp thụ của vải thể hiện vật liệu dệt có khả năng hút ngấm các chất thể khí
và thể lỏng, tùy theo điều kiện mơi trường xung quanh mà nó nhận thêm vào ( hút ẩm )
hoặc thải bớt ra ( thải ẩm ).
Hấp thụ (sorption) bao gồm: quá trình hấp thụ bề mặt hay còn gọi là hấp phụ
(adsorption) và hấp thụ bên trong hay còn gọi là hấp thụ (absorption)

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

10

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

Trong thực tế hai quá trình này tiến hành song song nhưng với tốc độ khác
nhau, quá trình hấp thụ bị hút vào bề mặt của vật liệu tiến hành nhanh hơn so với quá
trình thẩm thấu chất hấp thụ vào bên trong vật liệu. Cịn q trình hấp phụ chịu ảnh
hưởng lớn của các chất làm nên vật hấp thụ và vật bị hấp thụ.
Vật liệu dệt là loại vật liệu có khả năng hút hơi nước từ môi trường xung quanh
và sau đó lại thải hồi từ vật liệu ra mơi trường xung quanh. Trong môi trường ở nhiệt
độ 20oc và độ ẩm tương đối 65%, khơng khí chứa 11.2g/m3 hơi nước. Lượng hơi nước
đó thực tế đá tạo điều kiện cho vật liệu dệt dễ làm ẩm và sấy khô tức vật liệu đã hút ẩm
và nhả ẩm.

Hiện tượng vật lý này ngồi hấp thụ, hấp phụ cịn có q trình ngưng tụ mao
dẫn. Đó là sự hóa lỏng hơi nước trong các thành mao quản xơ. Quá trình này xẩy ra khi
độ ẩm của tương đối của khơng khí cao và giữ ở trong thời gian dai. Sự hút ẩm sẽ làm
thay đổi mạnh mẽ nhiều tính chát cơ học và vật lý của vật liệu dệt như khối lượng, kích
thước, độ bền cơ học...
Lượng ẩm của vật liệu dệt hút vào nhiều hay ít là do bản thân cấu trúc của vật
liệu dệt. Nếu vật liệu có độ xốp, tức là mạch đại phân tử chữa nhiều vùng ô định hình
thì tạo điều kiện thuận lợi cho các phân tử nước tồn tại trong xơ.
- Tính thẩm thấu
+ Tính thẩm thấu hơi nước
Đây là một đặc tính quan trọng của vải, đặc biệt là vải sử dụng cho quần áo trẻ
em. Bởi vì trong thực tế sử dụng quần áo, nhiều khi quần áo phải tiếp xúc với môi
trường có chứa chất lỏng như mồ hơi. Khi đó u cầu quần áo phải có khả năng thẩm
thấu được chất lỏng đó và đưa nó thốt ra mơi trường bên ngoài. Một trong những
phương thức truyền nhiệt từ bề mặt cơ thể nói chung phụ thuộc vào nhiệt độ mơi
trường bên ngoài và dạng hoạt động của cơ thể. Khi nhiệt độ bên ngoài đạt xấp xỉ 30 –
40ºC và cao hơn, sự tỏa nhiệt bằng cách thốt mồ hơi tăng mạnh và lá quá trình chủ
yếu duy trì sự cân bằng nhiệt cơ thể.
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

11

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

Khi đó mồ hơi thoát ra và bốc hơi trên bề mặt da sẽ làm cho độ ẩm của lớp

khơng khí trong vùng khí hậu tăng lên. Thậm chí mồ hơi thốt ra nhiều sẽ tạo thành
một lớp nước ngay trên bề mặt da. Lớp khơng khí có độ ẩm cao cùng với lớp nước trên
bề mặt da sẽ gây khó chịu cho cơ thể làm tăng quá trình dẫn nhiệt từ cơ thể ra mơi
trường bên ngồi. Điều này đặc biệt bất lợi cho cơ thể khi ở trong mơi trường lạnh, vì
khi đó cơ thể mất nhiệt.
Như vậy để đảm bảo duy trì độ ẩm tiện nghi của lớp khơng khí trong vùng khí
hậu thì lớp vật liệu quần áo khi tiếp xúc với bề mặt cơ thể phải có khả năng hút được
lượng hơi nước thoát ra từ cơ thể và đưa nó ra mơi trường xung quanh.
+ Tính thẩm thấu nước
Đây là khả năng của vải cho nước đi qua hoặc thâm nhập vào bên trong sơ xợi,
rồi thoát ra mơi trường. đặc tính này phụ thuộc vào độ mao dẫn của vải, khả năng hút
nước của vật liệu và cấu trúc của sản phẩm.
Tính hấp thụ và thẩm thấu vật liệu dệt giúp cho các sản phẩm may mặc thơng
thường có khả năng thấm mồ hơi, thốt mồ hơi từ cơ thể ra ngồi mơi trường trong q
trình may mặc.
Với đặc trưng của nhóm sản phẩm này là cần đảm bảo tính thẩm thấu hơi nước
vì khi trẻ mặc quần áo chúng đùa nghịch ra nhiều mồ hôi. Lượng mồ hơi đó cần phải
được thốt ra ngồi mơi trường xung quanh để không gây ảnh hưởng đên sức khỏe trẻ
em.
b. Độ thống khí.
Tính thống khí của vải được xác định là lượng khơng khí đi qua một đơn vị
diện tích trên bề mặt vải trong một đơn vị thời gian khi có độ chênh lệch áp suất xác
định trên bề mặt vải.
Tính thống khí của vải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cấu trúc vải,
nguyên liệu, xơ sợi, dạng hồn tất, điều kiện mơi trường, điều kiện sử dụng. Q tình

Ngành: Cơng nhgệ vật liệu dệt may

12


Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

thẩm thâis một chất diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào độ chênh lệch của
lượng chất đó giữa hai bề mặt lớp vải.
c. Tính kháng khuẩn.
Các chỉ tiêu sinh thái sẽ giúp làm đảm bảo tnhs kháng khuẩn của trẻ sơ sinh.
Tính kháng khuẩn của vải chính là các loại vải có tính năng diệt được các loại vi khuẩn
và cản trở khả năng lây lan của các loại virus gây bệnh cho cơ thể
Đặc biệt vải dùng cho trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, cịn non và đề kháng kém nên
rất cần có độ an tồn cao do vậy trong vải cần hạn chế tối đa các chất độc hại vốn có
mặt khác phải có khả năng ngăn chận các tác nhân độc (như các loại vi khuẩn, virus...
có khả năng gây bệnh ) từ mơi trường xâm nhập vào cơ thể.

1.2.1.3 Vải cotton.
Vải may quần áo cho trẻ sơ sinh phải là loại vải sợi bông mịn, mềm, nhanh khô,
dễ thấm nước, phù hợp cho da của trẻ sơ sinh mỏng và non, dễ ra mồ hôi, chất nhờn ở
da tiết ra nhiều, khung xương của trẻ còn thiếu chất can xi, rất dễ biến dạng, chất sợi
bơng là loại vải có độ thơng thống, giữ sạch cho nên dùng vải sợi bông may quần áo
cho bé là tốt nhất.
Vải cotton là loại vải được tạo ra từ nguyên liệu có trong thiên nhiên đó là cây
bông, bông là loại xơ dệt quan trọng nhất, vượt xa các loại xơ khác. Bông tạo ra từ loại
quả có chưa hạt của loại cây thuộc họ Gssypium được trồng nhiều ở vùng khí hậu cận
nhiệt đới. Xơ bơng sinh trưởng tại những hạt nằm trong quả khép kín, nó là tập hợp các
loại quả thực vật có hình dải dệt với nhiều thành mồng và một rãnh nhở trong lõi xơ có
chứa nhiều chất nguyên sinh làm nhiệm vụ nuôi xơ.

Hiên nay, nước ta đang tập trung phát triển ngành trồng bông nhằm cung cấp
một lượng lớn cho ngành dệt, một số tỉnh trồng bông như Ninh Thuận, Bình Thuận,
Tây ngun, một phần Đơng Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Trên đất này năng xuất

Ngành: Cơng nhgệ vật liệu dệt may

13

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

trồng bơng cao nhất chỉ đạt 1000 – 12000 kg/ha. Cũng có thể phát triển thêm một phần
diện tích trồng bơng ơ những vùng đất tốt, có tưới. Nếu đảm bảo được yếu tố về giống,
quy trình kỹ thuật tốt, năng suất bơng có thể đạt trên 3 tấn/ha, đảm bảo cạnh tranh được
và cung cấp một lượng lớn cho ngành dệt.
Có hàng trăm loại cây bơng khác nhau với đặc điểm và tính chất khác nhau. Tùy
theo giống và điều kiện trồng trọt mà chiều dài trung bình của xơ bơng có thể trong
khoảng từ 25 – 55 mm còn chiều ngang từ 18 – 25 µm.
Khi nghiên cứu cấu trúc xơ bơng người ta thấy rằng bề dày của thành xơ chiếm
chủ yếu là thành phần xenlulô và bề rộng của rãnh trong lõi xơ cũng là yếu tố quan
trọng phải kể đến, vì yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thẩm thấu, khả năng
thống khí và hút ẩm của xơ.
Xơ bông là một tế bào thực vật có hình dẹt với nhiều thành mỏng và một rãnh
nhỏ trong lõi xơ chứa chất nguyên sinh làm nhiệm vụ nuôi dưỡng xơ. Khi nghiên cứu
cấu trúc xơ bông người ta còn cho thấy rằng bề dày của thành xơ và bề rộng của rãnh
trong lõi xơ cũng là thành những yếu tố quan trọng, vì những yếu tố này ảnh hưởng

trực tiếp đến độ thẩm thấu của các dung dịch hóa chất và đặc biệt là thuốc nhuộm vào
lõi xơ.
Cho đến nay các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng xơ bơng có cấu tạo từ nhiều lớp
ngun tử đồng tâm, những lớp khác nhau về cách sắp xếp và tính chất hóa lý, cơ lý.
Căn cứ về cách sắp xếp của các phần tử Xenlulô trong xơ bông, chia nó theo tiết diện
ngang ra làm hai phần gọi là bậc nhất và bậc hai.
Các mạch trong phân tử Xenlulô có thể tạo ra một hoặc hai hay nhiều hơn vùng
tinh thể. Các vùng sắp xếp trật tự này (vùng tinh thể) được liên kết với nhau bởi các
phần tử Xenlulô.
Giữa các vùng tinh thể, các phân tử xenlulo được sắp xếp vô trật tự tạo ra những
vùng xenlulo vô định hình. Các vùng tinh thể và vùng vơ định hình có ảnh hưởng quan
trọng đến tính chất của xenlulo.
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

14

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

Nước dễ xâm nhập vào vùng vơ định hình
Thuốc nhuộm và các chất khác cũng dễ vào các vùng vơ định hình.
Xenlulơ có cơng thức (C 6 H 10 O 5 )n.
Xenlulô thuộc về lớp Hidrat cacbon, cấu tạo từ ba nguyên tố : cacbon, hidro và
oxi, trong đó nguyên tử cacbon chiếm 44%, hidro chiếm 6,2%, và oxi chiếm 49,4%
khối lượng chung. Theo cấu tạo Xenlulơ thì khâu đơn giản trong mạch của Xenlulô là
anhidrit d-gluco hay gọi tắt là gốc gluco> mỗi gốc gluco(trừ các gốc ở hai đầu mạch)

chứa 3 nhóm hydroxyl (-OH) ở các nguyên tử cacbon thứ hai, thứ ba, thứ sáu.
Các nhóm anhidrit d-gluco trong mạch Xenlulơ có cấu tạo mạch vịng sáu cạnh
pira-nơ, vịng này lập thành nhờ 5 nguyên tử cacbon và một nguyên tử oxi. Các gốc
gluco liên kết với nhau bằng mối liên kết với nhau bằng các mối liên kết glucozit 1-4.
Trong các phân tử của Xenlulô không nằm riêng mà liên kết chặt chẽ với nhau
bằng lực tương tác giữa các phân tử Van-đec-van, lực liên kết hiđro, lực này phát sinh
chủ yếu do sự tương tác chủ yếu của nhóm – OH giữa các phân tử.
Ngồi Xenlulơ là thành phần chủ yếu, xơ bông chứa nhiều tạp chất thiên nhiên
khác nữa. Thành phần của xơ bơng chính tính theo phần trăm chất khô tuyệt đối thể
hiện trong bảng sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thành phần
Xenlulô
Protein
Pectin
Tro
Chất sáp
Hàm lượng đường
Pigment
Các loại khác


Tỷ lệ(%)
95
1.3
1.2
1.2
0.6
0.3
Vi lượng
0.4

Bảng 1.3: Bảng thành phần của xơ bông

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

15

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

1.2.1.4 Yêu cầu về tính sinh thái.
A. Một số nhãn sinh thái.
Nhu cầu cho các sản phẩm mang tính mơi trường ngày càng tăng, đặc biệt trong
lãnh vực hàng tiêu dùng; người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm dễ dàng được nhận
diện và được gắn nhãn theo sự khuyến khích của luật pháp. Những dấu xác nhận tiêu
chuẩn cho sản phẩm mang tính môi trường thường được biết đến như một nhãn sinh
thái. Những dấu xác nhận chỉ ra rằng sản phẩm giảm ảnh hưởng đến môi trường so với

các sản phẩm tương tự. Các nhãn sinh thái mang tính chất tự nguyện tuy nhiên có thể
cho rằng đây là một cơng cụ cạnh tranh mạnh. 4 nhãn hiệu quan trọng tại EU được áp
dụng cho các sản phẩm may mặc thông thường là EU Ecolabel, nhãn OKO-Tex, SKAL
EKO và nhãn SG
- EU ecolabel: Nhãn hiệu EU Ecolabel được áp dụng cho drap trải dường và áo thun
(Theo Quyết định 96/304/EC). EU Ecolabel được áp dụng cho áo thun dệt kim, áo thun
trơn, cổ tròn, áo tay ngăn hoặc tay dài, được thiết kế để mặc ngoài trời. Hàng thêu và
hàng in, ngoại trừ hàng in nền nhựa. Chỉ sử dụng chỉ may cho hàng thêu áo thun để
bán không được chỉnh sửa. (Tham khảo về Eu ecolabel tại eu-c-3)
- Milieukeur: Dutch Stichting Milieuker ( Nền tảng khảo sát môi trường –
environmental Review Foundation ) đã được xây dựng các tiêu chuẩn cho ngành dệt
may. Các tiêu chuẩn tập trung vào tiến trình chế biến/tinh chế các sản phẩm dệt. Các
yêu cầu quy định về chất thải vào khơng khí và nước. Khơng cho phép sử dụng cloride
trong tẩy sản phẩm. Ngoài ra cũng quy định mức tối đa cho phép đối với các loại kim
loại nặng có trong sản phẩm cuối cùng và cũng có những giới hạn đối với thuốc trừ sâu
orgnochloride, EOX, các chất tạo mầu và formaldehyde.

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

16

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

- OKO -Tex: Nhãn tiêu chuẩn OKO - Tex 100’ ( theo Các tiêu chuẩn Châu âu Điều hồ
EN45014 ) khơng kiểm tra tồn bộ quá trình chế biến sản phẩm, chỉ tập trung vào sản

phẩm cuối cùng. Nhãn hiệu này rất thông dụng tại Đức.
- SKAL: SKAL là một cơ quan kiểm định quốc tế độc lập đối với các phương pháp sản
xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác nhận nhận đăng ký chính thức EKO.
SKAL được Chính phủ Hà Lan và Đức ủy quyền theo quy định ECC 2092/91. Hệ
thống kiểm định của SKAL áp dụng trên toàn bộ dây truyền sản xuất từ thu hoạch
bông cho đến sản xuất ra sợi. Hệ thống tập trung vào các giai đoạn sản xuầt và kiểm
tra, giai đoạn nào được cho phép, giai đoạn nào không. Và hệ thống cũng có những tiêu
chuẩn cho các tiến trình hồn tất được cho phép như sử lý không thấm nước, sử lý
không co, phủ bên ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm nước… SKAL cũng
định rõ những yêu cầu đối với sản phẩm cuối cùng và đóng gói cho hàng dệt.
- Nhãn SG: Nhãn SG (Schadstoffgepruft-Zeichen) viết tắt từ nghĩa ‘kiểm tra các chất
nguy hiểm’, không chỉ áp dụng cho ngành dệt may, mà cịn áp dụng cho nhiều nhóm
sản phẩm khác. Nó quy định những mức giới hạn cho các chất nguy hiểm như
formaldehyde, pentachlorophenol (PC), chlorified phenols (non –PCP), thuốc trừ sâu,
arsen, chì, cadmium, thủy ngân, nickel, chromium…
B. Một số vấn đề trong sản xuất hàng dệt sinh thái với tác động lên môi trường.
1) Các chiến lược thực tiễn cho ‘Eco-textiles’ thực sự.
Sản xuất xơ dệt toàn cầu trong năm 2007 đạt trên 76 triệu tấn, trong đó 44,6
triệu tấn là xơ tổng hợp. Phần cịn lại, khoảng 31,5 triệu tấn là xơ tự nhiên hoặc tái tạo,
được dựa trên các nguồn có khả năng tái tạo được. Nếu ngành dệt duy trì sự phát triển
kinh tế trên phạm vi tồn cầu, thì các vấn đề quan trọng về bền vững, tái tạo và tái chế
đang ngày càng gia tăng cần được giải quyết trong tất cả các giai đoạn của vòng đời xơ
dệt – “từ khi sinh ra tới khi chết đi’. Thuật ngữ sinh thái được sử dụng làm tiếp đầu
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

17

Học viên: Trần Văn Chắt



Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

ngữ liên quan tới sinh thái, là một nhánh của sinh thái học giải quyết mối quan hệ của
một sinh vật với sinh vật khác và với thế giới xung quanh. ‘Eco-textile’ (hàng dệt sinh
thái) nghĩa là hàng dệt giảm tác động của nó lên mơi trường trong tất cả các giai đoạn
của vịng đời tới mức thấp nhất.
Do quá trình tẩy, nhuộm, in và xử lý hoàn tất tiêu thụ lượng các nguồn rất lớn,
ví dụ nước, hơi, điện, dầu lửa, khí và hóa chất. Ngành gia cơng ướt dệt cần đánh giá kỹ
các phương pháp gia cơng và tìm ra các phương pháp gia cơng ướt mới có thể giảm tác
động lên môi trường và lên các vấn đề bền vững tới mức thấp nhất là vấn đề đặc biệt
quan trọng.
Một số vấn đề chính trong sản xuất hàng dệt sinh thái với tác động lên môi
trường giảm sẽ được bàn luận trong mối liên quan tới xử lý trước, nhuộm, in và xử lý
hồn tất.
2) Xử lý trước sinh thái
Xơ bơng có thể chứa các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ và các chất làm
rụng lá ở lượng vết, có thể giải phóng vào nước thải từ q trình rũ hồ, nấu và tẩy. Các
tiến bộ trong sản phẩm hóa chất phun lên cây bơng trước khi thu hái có thể giảm tác
động này tới mức thấp nhất. Một cách khác, bơng có thể được trồng theo cách thức
sinh thái, mặc dầu đất sẽ vẫn cần các nguồn dinh dưỡng bổ sung như là ni tơ và phốt
pho để phát triển bền vững.
Các hỗn hợp chất hồ sợi dọc lý tưởng là có tính chất tự bảo quản và không yêu
cầu các chất bảo quản hữu cơ như là Pentaclophenol hoặc các sản phẩm dựa trên kim
loại, ví dụ các muối đồng hoặc niken. Nên sử dụng các chất hồn tất bơi trơn cho kéo
sợi dễ loại bỏ trong nấu và có tác động thấp nhất tới mơi trường. Các nhà sản xuất hóa
chất hiện đang tích cực nghiên cứu sản xuất các chất hoàn tất cho kéo sợi, chất bôi trơn
và các tác nhân nấu/ngấm thấu được sản xuất từ các nguồn tái tạo được. Không nên sử


Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

18

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

dụng các sản phẩm dựa trên oxit alkyl phenol etylen (APEO) đặc biệt là các chất được
dựa trên oxit etylen nonyl phenol, và các chất trợ khơng nên có APEO.
Trong số các tác nhân tẩy, các chất tẩy clo hóa như là natri hydroclorit, natri
clorit không được sử dụng nữa, để giảm việc giải phóng AOX (các halogen có thể hấp
thụ) vào mơi trường nước tới mức thấp nhất. Hydro peroxit đã trở thành tác nhân tẩy
đa năng, nhưng nó dễ thối biến/phân hủy khi có mặt lượng vết của kim loại nặng, đặc
biệt là đồng. Việc sử dụng enzym để nấu và tẩy bơng đang tăng lên. Có thể sử dụng các
enzym nhân tạo như là pectinaza, lipaza, v.v để thay thế xút để làm tăng tính hút chất
lỏng và ngấm ướt của vải bơng. Tương tự như vậy, có thể sử dụng các enzym
peroxidaza thay cho hydro peroxit để tẩy trắng xơ bông, len v.v
Một trong các khả năng thú vị trong vấn đề này là sử dụng nấu và tẩy sinh học
trong cùng một bể có sử dụng lại enzym. Tuy nhiên trong thực tế, cần bổ sung enzym
do có thể xảy ra việc enzym mất hoạt tính trong q trình gia cơng. Có thể hạn chế
được điều này bằng cách giảm sự hiện diện của các tác nhân có thể làm mất hoạt tính
của enzym tới mức thấp nhất. Các enzym catalaza được sử dụng để loại bỏ vết của
hydro peroxit trong xơ sau q trình tẩy trắng có thể ảnh hưởng tới quá trình nhuộm
tiếp theo khi nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính.
3) Nhuộm sinh thái
Các tổ chức, các cá nhân hoạt động môi trường luôn luôn thúc đẩy việc sử dụng

thuốc nhuộm tự nhiên, mà một vài thuốc nhuộm tự nhiên chưa bao giờ được đánh giá
độc tính sinh thái. Trong trường hợp thuốc nhuộm tự nhiên, cần xem xét các vấn đề
bền vững và tạo ra sản phẩm phế thải. Thu hái các sản phẩm tự nhiên cho màu tự
nhiên, ví dụ địa y cũng phải dẫn tới tính bền vững của nguồn cung cấp. Việc chiết
thuốc nhuộm tự nhiên từ gỗ cho thuốc nhuộm cần năng lượng và dẫn tới lượng phế thải
lớn. Thuốc nhuộm tự nhiên không được gắn màu bằng các kim loại nặng do chúng gây

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

19

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

ra vấn đề cho dòng thải, mặc dầu kỹ thuật bể dung dịch lưu có thể làm giảm các vấn đề
này tới mức thấp nhất.
Một vấn đề khác với thuốc nhuộm tự nhiên là hàm lượng chất màu hoạt tính rất
thấp, nghĩa là cần có diện tích đất lớn để trồng cây, như vậy sẽ cạnh tranh với các nhu
cầu nơng nghiệp khác, ví dụ cây trồng cho lương thực Để dùng một vài thuốc nhuộm
tự nhiên nhuộm xơ tổng hợp, có thể biến tính hóa học thuốc nhuộm tự nhiên như là
nguồn bền vững để nhuộm xơ tổng hợp. Tính kinh tế của các quá trình này phải được
xem xét kỹ lưỡng.
Các thuốc nhuộm tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ bởi các nhà sản xuất lớn
như DyStar, Hunstman, Clariant đều tuân thủ với các tiêu chuẩn mang tính luật pháp
của châu Âu. Các thuốc nhuộm tổng hợp đều qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt
đắt tiền để đảm bảo rằng chúng không gây ung thư, không độc hoặc không gây dị ứng

và các nhà máy nhuộm hoặc in vật liệu dệt cần được các nhà cung cấp thuốc nhuộm
đảm bảo rằng các thuốc nhuộm/pigment được họ cung cấp đều trải qua quá trình như
vậy.
Việc thực thi nghiêm ngặt các quy tắc bảo vệ nơi làm việc để bảo vệ sức khỏe
của cơng nhân trong sản xuất hóa chất/chất trung gian/thuốc nhuộm, và trong các canh
phân phối thuốc nhuộm tại nhà máy nhuộm hoặc in, phải đảm bảo việc tránh ăn phải,
hít thở phải hoặc tiếp xúc với da. Có danh sách trên 20 amin thơm đã bị cấm sử dụng
trong sản xuất thuốc nhuộm, để tránh tiềm năng giải phóng arylamin đã bị cấm ra khỏi
liên kết azo bị khử bằng hóa chất. Các nhà sản xuất thuốc nhuộm đang giới thiệu các
thuốc nhuộm khơng có kim loại, và khi mà cần dùng kim loại nặng thì các giới hạn do
ETAD đưa ra đều được các thành viên ETAD tôn trọng.
Như trong quá trình tẩy, các chất trợ được sử dụng không được chứa APEO, và
cần thay thế các tác nhân càng hóa có chứa phốt phát bằng các sản phẩm khơng chứa
phốt pho. Để giảm ơ nhiễm dịng thải tới mức thấp nhất, các nhà máy nhuộm nên dùng
thuốc nhuộm có độ gắn màu cao để giảm màu trong dịng thải tới mức thấp nhất và sử
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

20

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học

Khóa: 2008 - 2010

dụng axit phooc mic để nhuộm hơn là dùng axit axetic. Các thuốc nhuộm hoạt tính hai
nhóm chức và ba nhóm chức có giá trị gắn màu cao hơn thuốc nhuộm một nhóm chức,
cịn khi sử dụng kỹ thuật bể lưu với các nhóm thuốc nhuộm thích hợp cần được làm
nhiều lần khi yêu cầu nhuộm các ánh màu có độ lặp lại.

Máy nhuộm tận trích hiện đại được thiết kế để hoạt động tại dung tỷ rất thấp.
Với vải từ xơ tổng hợp, có thể dùng dung tỷ 1: 2 hoặc thấp hơn khi sử dụng loại máy
jet khí động học. Khi nhuộm xơ tự nhiên như bơng hoặc lơng cừu, thì dung tỷ 1: 4 hoặc
xấp xỉ chừng đó được sử dụng phổ biến. Trong máy nhuộm quả sợi, các đường ống bên
ngồi được giữ tới mức ít nhất, và trong tất cả các q trình nhuộm tận trích, nên sử
dụng hết cơng suất của máy khi nào có thể.
Tốt hơn hết là sử dụng thuốc nhuộm phân tán có thể được khử chỉ bằng kiềm
hơn là bằng giặt khử gây thêm ô nhiễm. Dung tỷ giảm làm giảm lượng nước, lượng
chất điện ly được sử dụng và có thể thực hiện được các chu kỳ gia cơng ngắn hơn. Q
trình nhuộm ngấm ép cuộn ủ lạnh bằng thuốc nhuộm hoạt tính so với cách thức ngấm
ép - sấy - ngấm ép - chưng hơi tránh được việc cần muối và tiết kiệm năng lượng, giảm
được bước chưng hơi.
4) In sinh thái
Các phương pháp in lưới truyền thống sử dụng hồ in, tiếp theo đó là q trình
chưng hơi để gắn chất màu lên xơ, yêu cầu giặt có hiệu quả cao nhưng vẫn tạo ra dòng
thải lớn cần được xử lý. Tránh lãng phí hồ in là điều quan trọng và các máy in lưới
quay hiện đại có thể được làm vệ sinh nhanh chóng giữa các lần thay màu in. Thu
hồi/tái chế hồ in có thể thường xuyên được thực hiện tới mức độ hạn chế nào đó.
In pigment, trong đó các pigment được đưa lên vật liệu bằng hệ thống tạo màng
và sau đó được xử lý nhiệt, rõ ràng tạo ra ít chất thải hơn và được sử dụng rộng rãi, đặc
biệt là cho các vải pha như là vải polyeste/xenlulo.

Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may

21

Học viên: Trần Văn Chắt


Luận văn khoa học


Khóa: 2008 - 2010

Việc giới thiệu quá trình in kỹ thuật số đã làm cuộc cách mạng in trên vật liệu dệt và
chỉ lượng đủ mực in được đưa lên vải để có được màu đúng. In phun kỹ thuật số có thể
tránh được rất nhiều các vấn đề ơ nhiễm dịng thải nếu vải trước tiên không cần xử lý
trước bằng một vài dạng chất hồ, và nếu mực in có thể được tái chế ví dụ trên máy in
phun liên tục. In phun kỹ thuật số cho pigment và khả năng xử lý nhiệt cho hình in
bằng tia cực tím cũng có thể giảm ơ nhiễm mơi trường đến mức thấp nhất.
5) Xử lý hồn tất sinh thái
Ứng dụng xử lý hoàn tất bằng các phương pháp ngấm ép-sấy và ngấm ép-sấy và
xử lý nhiệt yêu cầu sử dụng các máng nhỏ, giảm phế thải tại lúc kết thúc mẻ vải đến
mức thấp nhất, và các máy văng sấy hoặc các phương pháp gắn màu bằng nhiệt khác
càng hiệu quả về nhiệt càng tốt. Nên dùng các hệ thống xử lý hồn tất chống nhàu
khơng formaldehyt hoặc hàm lượng formaldehyt thấp. Xử lý hoàn tất fluocacbon
không nên tạo ra axit pecfluooctan (PFOS) hoặc axit pecfluooctanoic (PFOA) và do
vậy phải tránh hóa học C8. Hiện giờ đã có các chất xử lý hồn tất fluocacbon dựa trên
C6 và C4. Phải chọn lọc cẩn thận các hệ thống kháng khuẩn và chúng phải bền lâu với
giặt rũ.
C. Một số chỉ tiêu sinh thái cần quan tâm.
1) Chỉ tiêu về giá trị pH
Theo Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 mới nhất, được công bố ngày 1/1/2010, các sản
phẩm dệt may dành cho trẻ em và sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da phải có độ pH
trong khoảng 4,0 - 7,5. Da người bình thường có tính axit yếu, độ pH từ 4,5 - 6,5, nhờ
vậy, có thể bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Độ pH trong quần áo quá thấp hoặc quá cao
sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của độ pH trên da, khiến da bị kích thích hoặc làm giảm
khả năng bảo vệ của da trước sự tấn công của vi khuẩn, virus.
2) Chỉ tiêu về hàm lượng Formaldehyt
Ngành: Công nhgệ vật liệu dệt may


22

Học viên: Trần Văn Chắt


×