Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn tốt nghiệp phức cảm genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRƯƠNG ĐON

PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC
CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TRƯƠNG ĐON

PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC
CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN
Chun ngành: Văn học nước ngồi

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
`

TH.S NGUYỄN BÍCH NHÃ TRÚC


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


1

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành luận văn Tốt
nghiệp ngành Văn học. Cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình – nguồn
sức mạnh to lớn, giúp tơi có thể đi hết chặng đường vừa qua.
Tơi cũng xin được cảm ơn các Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã dạy dỗ, dìu dắt tơi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Bích
Nhã Trúc. Cảm ơn Cơ vì đã ln tận tình chỉ bảo, dạy dỗ trong suốt quá trình thực
hiện luận văn và định hướng con đường nghiên cứu khoa học của tôi sau này.
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn Lê Minh Tú và Lâm Minh Trí, cùng tất cả những
người bạn đã ln ủng hộ, động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn. Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trương Đon


2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT

Ký hiệu


Tên

Trang

Các nhân vật nữ trong mối quan hệ hình
1

Bảng 3.1

thành phức cảm Genji qua sáng tác của

83

Kawabata
2

Sơ đồ 2.1

3

Sơ đồ 2.2

4

Sơ đồ 3.1

5

Sơ đồ 3.2


Quá trình hình thành phức cảm Genji
qua giấc mơ tỉnh thức
Quá trình hình thành phức cảm Genji
qua giấc mơ tự nhiên
Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ
góc độ xã hội
Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ
góc độ tâm lý

72
76
88
89


3

MỤC LỤC
DẪN NHẬP................................................................................................................. 5
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11
5. Ý nghĩa đề tài..........................................................................................................12
6. Bố cục luận văn...................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: “PHỨC CẢM GENJI” NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA –XÃ HỘI,
VĂN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC............................................................................... 14
1.1. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội Nhật Bản.............................. 14
1.1.1. Amaterasu - nguồn gốc văn hóa Nhật Bản...................................................... 14

1.1.1.1. Amaterasu - “người mẹ đầu tiên” trong huyền sử dân tộc Nhật................. 14
1.1.1.2. Amaterasu - những dấu vết văn hóa hiện đại............................................... 17
1.1.2. Người phụ nữ trong đời sống xã hội Nhật Bản................................................21
1.1.2.1. Người phụ nữ và những đóng góp to lớn trong lịch sử................................ 21
1.1.2.2. Người phụ nữ và những mẫu hình lí tưởng trong xã hội hiện đại............... 23
1.2. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn học............................................................. 26
1.2.1. “Tính nữ” trong văn học Heian........................................................................26
1.2.2. Truyện Genji - mẩu gốc của motif “Phức cảm Genji”.................................... 34
1.3. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản..................... 37
1.3.1. Amae - nguồn gốc tâm lý của phức cảm Genji.............................................. 37
1.3.2. “Phức cảm Genji” và “mặc cảm Oedipus”...................................................... 39
CHƯƠNG 2: “PHỨC CẢM GENJI” TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN........................................................................................... 44


4
2.1. Nhân vật nam - chủ thể của phức cảm Genji......................................................46
2.1.1. Nỗi đau xa lìa mẹ..............................................................................................46
2.1.2. Mong muốn giải phóng những ẩn ức cá nhân................................................ 49
2.1.2.1. Sự giải phóng bản năng tính dục................................................................. 49
2.1.2.2. Sự giải phóng khát vọng bị dồn nén và mặc cảm bản thân..........................53
2.2. Nhân vật nữ - người tình mang hình bóng người mẹ......................................... 55
2.2.1. Sự hiện hữu của người mẹ qua người tình.......................................................55
2.2.1.1. Bộ ngực - hình ảnh gợi nhớ ấu thơ............................................................... 55
2.2.1.2. Sự gợi nhắc tình mẫu tử qua những chi tiết khác.........................................61
2.2.2. Sự hóa thân của tình mẫu tử thiêng liêng....................................................... 65
2.3. Giấc mơ - phương tiện nghệ thuật biểu hiện phức cảm Genji...........................71
2.3.1. Giấc mơ tỉnh thức.............................................................................................72
2.3.1. Giấc mơ tự nhiên.............................................................................................. 76
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG “PHỨC CẢM GENJI” TRONG SÁNG TÁC

CỦA BA NHÀ VĂN: TANIZAKI JUNICHIRO, KAWABATA YASUNARI
VÀ MURAKAMI HARUKI....................................................................................78
3.1. Phức cảm Genji và hành trình tìm về nguồn cội của Tanizaki Yunichiro........ 78
3.2. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm cái Đẹp đã mất của
KawabataYasunari......................................................................................................80
3.3. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm bản ngã con người hiện đại của
Harumi Murakami...................................................................................................... 89
KẾT LUẬN................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 99


5

1. Lí do chọn đề tài

DẪN NHẬP

Nhà phê bình Olga Kenyon đã từng phát biểu: “Phụ nữ chính là mẹ của tiểu
thuyết. Thế mà các nhà phê bình nam giới từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu
thuyết là Defoe và Richardson. Nhưng trước họ rất lâu, chính phụ nữ đã bắt đầu
phát triển thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên mà chúng ta được biết là truyện
Genji do bà Murasaki viết vào thế kỉ XI ở Nhật. Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên
của thế giới có cảm hứng phi thường và độc đáo vơ song”. Quả vậy, Genji
monogatari (Truyện Genji) là bộ tiểu thuyết (tâm lý) mang tính chất khai sáng thể
loại ở Nhật Bản và rộng hơn là của cả nhân loại. Bộ tiểu thuyết đã điểm trang cho
văn học Nhật Bản màu sắc mới mẻ, góp phần nâng cao ưu thế của thể loại truyện kể,
cũng như cho hệ thống chữ kana (so với Hán tự) vào thời Heian. Và hơn hết, nó
như một tiếng nói “có giá trị” của những nhà văn nữ lúc bấy giờ. Nhà văn Kawabata
đã từng phát biểu:“Kể từ khi xuất hiện, Genji monogatari, văn học Nhật Bản bao
giờ cũng hướng đến nó. Đã có bao nhiêu những tác phẩm bắt chước! Tất cả các

loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật ứng dụng đến nghệ thuật bài trí vườn cảnh, đấy
khơng nói đến thơ ca, đều tìm thấy trong Genji cội nguồn của cảm hứng cái
đẹp”[12,247].
Genji monogatari là một tiểu thuyết tâm lý đặc sắc, kiệt tác của nền văn học
Heian. Tác phẩm đã hạn chế những chi tiết kì ảo, hoang đường – một trong những
kỹ thuật hư cấu đặc trưng, phổ biến của tiểu thuyết cổ điển, mà thay vào đó là
những “sự thực” khách quan, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, tâm lý
nhân vật khơng chỉ được khắc họa ở bề ngồi mà cịn được soi rọi ở những ngóc
ngách sâu kín bên trong tâm hồn. Bộ tiểu thuyết đã đưa người đọc phiêu lưu qua rất
nhiều trạng thái tâm lý như: yêu thương, giận hờn, ghen tuông, giấu giếm, phản bội,
luyến tiếc, sầu muộn,… Nổi bật nhất trong tác phẩm là hồng tử “sáng chói” Genji,
một mẫu hình lí tưởng mà Murasaki Shikibu đã xây dựng. Chàng là một người tình
lí tưởng, một chàng trai hào hoa, đa tài và đa tình. Genji trong câu chuyện là một lữ
khách đi tìm cái đẹp: cái đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng qua rất nhiều cuộc tình
với những người con gái mà chàng yêu thương. Tiêu biểu là mối tình sâu đậm với
người mẹ kế Fujitsubo. Một mối tình tưởng chừng là vô lý, trái lẽ thường nhưng xét


6
về mặt tâm lý, nó lại cho thấy một góc khuất sâu thẳm rất thú vị, phổ biến của nam
giới nói chung và nam giới Nhật nói riêng. Sau này, hiện tượng ấy đã được nghiên
cứu một cách nghiêm túc và được các nhà nghiên gọi tên là “phức cảm Genji”
(Genji complex).
Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến nay đã có nhiều đóng góp to lớn cho
văn học nhân loại. Có thể kể đến bộ tiểu thuyết tâm lý đầu tiên Genji monogatari
của nữ sĩ Murasaki Shikibu, hay thể loại thơ haiku chỉ với 17 âm tiết nhưng cho đến
nay đã trở thành thể thơ quốc tế (world haiku),… Văn học Nhật thế kỉ XX chứng
kiến sự trưởng thành của các cây bút trẻ thời hiện đại: như Kawabata, Murasaki,
Tanizaki,… đã và đang được yêu thích trên khắp thế giới. Tác phẩm của họ đã cho
chúng ta một bức tranh với đủ các màu sắc của khơng khí thời kì chuyển giao nước

Nhật với chiều sâu văn hóa truyền thống cộng hưởng với những luồng gió mới đến
từ các nước phương Tây. Đọc tác phẩm của họ ta như du ngoạn vào một Nhật Bản
mn hình, mn vẻ. Những nhân vật trong các sáng tác của những tác gia kiệt xuất
ấy dù là nam hay nữ, dù già hay trẻ tuổi,... đều cho ta những cảm xúc thật sâu lắng
và những hiểu biết thú vị về con người, về cuộc đời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó lại
là một sợi dây kết nối giữa họ với nhau và thời đại họ với thời đại trước. Đó là
“nguồn suối sâu rộng” từ tác phẩm vĩ đại “Genji monogatari”.
Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực văn học đi vào tìm
hiểu các đặc trưng tâm lý con người qua các sáng tác văn chương. Phân tâm học là
lý thuyết được nhiều người lựa chọn, cụ thể là phạm trù “mặc cảm Oedipus” của
Freud. Lý thuyết này đã giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong nhiều tác phẩm văn
học phương Tây cũng như ở phương Đông như: chiều sâu vơ thức, vấn đề tính dục
cũng như các biểu tượng tính dục, hiện tượng tâm lý của các nhân vật,… Từ đó, có
thể thấy việc áp dụng các lý thuyết tâm lý để nghiên cứu văn học là một sự tìm tịi
mang tính chất khai phá. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá phức cảm Genji, một
phức cảm đặc trưng của phương Đơng, có nhiều nét tương đồng và dị biệt so với
Oedipus của phương Tây là một hướng đi có nhiều hứa hẹn.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi xác định đề tài PHỨC CẢM GENJI

TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN
để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Văn học.


7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Phức cảm Genji” là một đối tượng nghiên cứu khá mới mẻ ở Việt Nam.
Trong q trình nghiên cứu. Chúng tơi đã có sự tiếp xúc với những bài viết trong
sách, báo, tạp chí và internet sau:
Năm 2003, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, trong quyển Văn học Nhật Bản từ
khởi thủy đến 1868, đã dựa vào những nét tâm lý của hoàng tử Genji trong tiểu

thuyết Genji monogatari để khái quát lên biểu hiện của phức cảm Genji : “Trong
suốt cuộc đời mình, Genji tìm kiếm bóng hình của người mẹ trong mọi người tình.
Để chàng có thể sống lại thời thơ ấu một cách đầy đủ hơn vì tuổi thơ của chàng
sớm mất mẹ. Và đồng thời, qua hình ảnh người tình- mẫu thân” ấy chàng có thể
thõa mãn ái dục của người trưởng thành”. Khát vọng lưỡng tính ấy được giới phê
bình gọi là “phức cảm Genji” (Genji Complex)”[3,124]. Không những vậy, theo
nhà nghiên cứu, “phức cảm Genji không chỉ là trường hợp của ‘ơng hồng sáng
chói’, nó là hiện tượng tâm lý của nhiều người trong nam giới”[3,124]. Những
đánh giá trên của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã mang lại cho chúng tôi những định
hướng, gợi ý về đề tài “phức cảm Genji” trong tác phẩm của các nhà văn hiện đại
Nhật Bản sau này. Tuy nhiên, Nhật Chiêu vẫn chưa đưa ra được một cách khái quát
hóa nội hàm phức cảm Genji cũng như sự ảnh hưởng của nó về sau, mà chỉ giới hạn
trong tác phẩm kinh điển thời Heian. Song, cơng trình trên là một bài viết khá quan
trọng cho chúng tôi xác lập khái niệm về “phức cảm Genji”.
Tiếp đến, là bài viết Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển
của Haruki Murakami của Nguyễn Thị Bích Thúy năm 2010 đăng trên Tạp chí
Văn học. Bài viết trên là sự minh chứng cho những tiếp cận ban đầu của những nhà
nghiên cứu đối với phức cảm Genji. Phân tích “phức cảm Genji” trong tiểu thuyết
của tác gia Murakami, tác giả đã đưa ra định nghĩa tương đối rõ ràng: “ ‘Phức cảm
Genji’ (Genji complex) là thuật ngữ mà các nhà phê bình dùng để chỉ một hiện
tượng tâm lý, những nỗi xúc động, cảm xúc phức tạp của Genji- nhân vật chính”.
Và “cốt lõi của “phức cảm Genji”, của hiện tượng tâm lý phức tạp này là một khát
vọng “lưỡng tính”. Chàng tìm kiếm vẻ đẹp tình yêu thương vĩnh cửu của người mẹ
trong hình ảnh người tình. Bản chất tình cảm của Genji đối với người mẹ kế


8
Fujitsubo là như vậy, rất khó tách bạch. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay
là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể? Cả hai điều đó dường như
hịa trộn khơng phân biệt trong “phức cảm Genji”[34]. Ở bài viết này, tác giả đã

nghiên cứu “phức cảm Genji” trong sự đối sánh với “mặc cảm Oedipus” của
phương Tây và sự liên kết với khái niệm Amae - một khái niệm trong lĩnh vực
nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản của tiến sĩ Takeo Doi. Bài báo này đã mở ra cho
chúng tôi hướng tiếp cận phức cảm Genji từ góc độ tâm lý học và sự thơi thúc tìm
hiểu về phức cảm Genji trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami.
Thạc sĩ Nguyễn Bích Nhã Trúc trong luận văn Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết
Murakami Haruki (2012), có viết : “phức cảm Genji” – một cảm xúc phức tạp kiểu
như “mặc cảm Oedipus” của người phương Tây, thứ cảm xúc mà phải tới thế kỉ
XIX, nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud mới gọi được tên”[45,25]. Tác giả
luận văn cũng đã nhìn nhận mối quan hệ giữa phức cảm Genji với mặc cảm
Oedipus và cho rằng giữa chúng đều “là những cảm xúc phức tạp”. Đồng thời, theo
như tác giả luận văn, phức cảm Genji của Nhật Bản ra đời sớm hơn so với mặc cảm
Oedipus của phân tâm học Freud. Đây cũng là một gợi ý cho việc nghiên cứu của
chúng tôi.
Sinh viên Trần Lam Vy trong luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Biểu
tượng trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami Haruki đã nghiên cứu
phức cảm Genji dưới góc độ biểu tượng. Tác giả đã xem phức cảm Genji là một
dạng của “nỗi sợ hãi và dung hòa định mệnh” trong Kafa bên bờ biển. Người viết
cũng khái quát về phức cảm Genji: “Phức cảm Genji” là rung động, xúc cảm phức
tạp lưỡng phân vừa là tình yêu nam nữ, vừa là tình mẫu tử”[50,56] và đi sâu vào
phân tích những biểu hiện của Phức cảm Genji trong mẫu gốc của nó và tiểu thuyết
Kafka bên bờ biển (Murakami). Có đoạn viết “Genji hồn tồn có thể đắn đo suy
nghĩ về hành động của mình nhưng chàng đã chìm đắm vào tình yêu. Kafka lại nằm
ở khoảng giữa đấy, cậu không chắc Miss Saeki là mẹ mình nhưng cậu ln tin
tưởng vào điều đó. Xét trên phương diện này, Kafka gần với Genji hơn”[51,56].
Không chỉ vậy, luận văn còn chú ý đến đặc điểm tâm lý của phức cảm trên cơ sở
văn hóa: “Để hiểu được hành động ngủ với một người phụ nữ hơn mình vài chục
tuổi lại rất có thể là mẹ mình, người đọc khơng thể khơng tìm hiểu văn hóa Phù



9
Tang” và nhắc đến khái niệm Amae để giải thích cho hành vi Kafka ngủ với Miss
Saeki - người mà cậu có cảm tưởng là mẹ mình. Bài viết này lại một lần nữa đề cập
đến “mặc cảm Oedipus” trong sự đối sánh với “phức cảm Genji”. Luận văn trên
cũng đã đưa ra điểm giống nhau ở cả hai nét tâm lý ở phương Tây và phương Đông
- cả “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji” đều mang tính cổ mẫu”[51,59], bên
cạnh đó là sự lí giải về “sự mặc cảm” trong mặc cảm Oedipus: “Sử dụng thuật ngữ
“mặc cảm Oedipus” để nói về phần nặng nề, mang màu sắc của tổn thương và lệch
lạc. Thuật ngữ “phức cảm Genji” để nói đến những tình cảm phức tạp xen lẫn tình
yêu và tình mẫu tử, một lằn ranh mong manh khó lịng phân biệt”[51,60]. Với
nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến hai cơng trình, một cơng trình đã được
Nguyễn Thị Bích Thúy đề cập đó trước đó là Giải phẫu sự phụ thuộc, và một tác
phẩm khác mang tên: Giải phẫu tự ngã: cá nhân chống chọi với xã hội cũng của
Takeo Doi (do Hoàng Hưng dịch). Đây là những cơng trình mang tính định hướng
cho chúng tơi tìm hiểu về phức cảm Genji trên cơ sở tâm lý học và đặc trưng tính
cách Nhật Bản.
Ngồi những phân tích trên, luận văn của Lam Vy cịn nêu ra sự gợi ý về sự
xuất hiện của phức cảm Genji trong những tác gia khác ngoài Murakami như:
Kawabata với Ngàn cánh hạc, Tanizaki với Cầu Mộng. Và những tác phẩm với
những cái tên trên cũng là những luận điểm mà tác giả Hoàng Long trong bài viết
Truyện Genji – tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới (2015) đã nói tới. Ngồi ra,
bài viết của tác giả Hồng Long cũng đưa ra định nghĩa sơ lược về khái niệm phức
cảm như những ý kiến đã nói ở trên. “Phức cảm Genji: đứa con khao khát hình
bóng người mẹ, truờng hợp Genji là yêu người mẹ kế Fujitsubo”1 và hướng nghiên
cứu về não trạng Amae trong nghiên cứu Giải phẩu sự phụ thuộc của Takeo Doi.
Ngoài ra, một số bài viết khác cũng có đề cập đến phức cảm Genji nhưng nó
khơng được goi tên mà chỉ ở dạng biểu hiện. Có thể kể đến như:
Nguyễn Tuấn Khanh (2011) biên soạn và giới thiệu Những cây bút kiệt xuất
trong văn học Nhật Bản hiện đại. Theo tác giả, “nhân vật xưng tơi tên là Tadasu
vừa có một nét gì đó của Genji vừa một nét gì đó của Yugiri. Đó là nỗi ám ảnh

1

Hồng Long (2015), Truyện Genji- tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới, truy cập lần cuối ngày 10-04-

2018, tại trang: />

10
khơng ngi mang tính nhục cảm từ hình ảnh của người mẹ đẻ sau đó là của người
mẹ kế”[15,448]. Tác giả cũng đã phân tích biểu hiện đặc trưng của phức cảm trong
tác phẩm Cầu Mộng: “Trong cuốn tiểu thuyết này, sự gắn bó của người kể chuyện,
với người mẹ kế của mình, người mà trong tâm khảm đã hồn toàn pha trộn với
người mẹ đẻ của anh đã mất từ khi còn bé quá mạnh mẽ, Khi người mẹ kế qua đời,
ngay lập tức anh bỏ vợ và chỉ thích sống với những kỉ niệm của mình về người mẹ
kế”[15,448].
Nguyễn Thị H Vân (2012) trong cơng trình Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã
trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (luận văn Thạc sĩ) có đoạn đề cập: “Họ có
xu hướng tìm đến tình yêu gần gũi thân thuộc giống như Genji trong Truyện Gennji
đem lòng yêu mẹ kế, Kafka trong Kafka bên bờ biển cảm nhận được tình yêu đối với
Miss Saeki như tình yêu dành cho người mẹ,…” [52,33].
Trong một bài viết khác, được biết là của người dịch tác phẩm Sắn Dây Núi
Yoshino của Tannizaki: “Tsumura, anh bạn của Tanizaki trong Sắn Dây Núi
Yoshino đã cưới người vợ mang hình ảnh của mẹ mìlại tạo ra cho cậu một tâm hồn trống rỗng và vô nghĩa. Cậu mất
định hướng trong suy nghĩ. Đơn độc trong rừng sâu, cậu bé Kafka cảm nhận đến tận
cùng nỗi cô đơn trống rỗng trong tâm hồn: “Trơ trọi một mình trong rừng sâu, cái
thằng tôi này cảm thấy trống rỗng, phải, trống rỗng kinh khủng. Oshima có lần
dùng cụm từ những con người rỗng. Ờ, đích xác là tơi đã trở nên như thế đó. Có
một khoảng trống trong tơi, nó cứ bành trướng dần, nuốt hết những gì cịn lại từ
trong người vốn là tơi. Tơi có thể nghe thấy điều ấy đang diễn ra. Tơi đi tong hồn
tồn rồi, mất tiêu bản sắc.” [11,.441]. “Tơi hồn tồn đơn độc trong một mê cung
tối om”[11,443]. Ngoài ra, nhân vật Miss Saeki cũng là một con người hết sức cô

đơn. Bà cô đơn và cảm thấy cuộc sống dường như vô nghĩa, trống rỗng từ cái chết
của người yêu khi bà ở tuổi 20.


93
Những con người cô đơn, trống rỗng trong tâm hồn là một kiểu người trong
xã hội hiện đại Nhật Bản khi con người phải sống trong sự phát triển quá nhanh,
quá vội vã của guồng quay công nghiệp. Nhật Bản là một nước có tốc độ phát triển
thần kì và nhanh đến mức khơng ngờ đến. Nhưng, cũng chính vì thế mà con người
trong xã hội Nhật bị mất sự cân bằng trong cuộc sống. Họ có cảm giác bị bỏ lại
đằng sau trong sự chạy đua của đất nước. Mọi người hăm hở phát triển đất nước,
sống trong công việc và những dự án phát triển,… Tiêu biểu, trong tác phẩm, chính
là cha của Kafka, một kiến trúc sư. Ông chỉ quan tâm đến công việc, sống trong thế
giới của công việc mà thờ ơ, lạnh nhạt với con trai của mình. Từ đó, dẫn đến sự cơ
đơn ngay cả trong tình thân. Sống trong sự cơ đơn q lâu, con người ta sẽ mất dần
khả năng giao tiếp với xã hội và dần cuộc sống sẽ thu vào những chiếc vỏ ốc của sự
cô độc và trống rỗng như chính cậu bé Kafka. Theo Will Slocombe: “Sự hoang
vắng và cơ biệt trong các tác phẩm của Murakami có nguồn gốc sâu xa từ sự bất
lực của các nhân vật trong việc giao tiếp thực sự với nhau. Vấn nạn của các nhân
vật của Murakami, cũng như trong thế giới thực tại, ấy là họ khơng thể thốt khỏi
cái ngã của mình đủ để hồn tồn thấu hiểu người khác.” [25,56]
Tiếp đến, chính là những con người đa ngã. “Đa ngã là cách để con người tự
vệ trước những nguy hiểm, bất trắc đang rình rập, để giảm bớt những áp lực tâm lý
trong đời sống tinh thần. Con người đa ngã thường che giấu bản ngã thật của mình,
họ có thể sống bằng những cái ngã khác, thậm chí có đến hai, ba ngã “phiên
bản””[45,68]. Trong Kafka bên bờ biển, Miss Saeki là một con người “đa ngã thật
sự”. Ở bà là sự xuất hiện của hai bản thể. Một cô bé Miss Saeki 15 tuổi và một
người đàn bà trung niên Miss Saeki. Cô gái 15 tuổi ngự trị ẩn sâu trong tâm hồn bà.
Cô gái, bản thể mãi ghi dấu về tình yêu nồng cháy của bà với người yêu khi anh ta
mất lúc 20 tuổi. Đó là bản thể mà tâm hồn bà “thực sự cịn sống”, cịn biết u

thương và rất sơi nổi. Cịn đối với một Miss Saeki đã già nua, tâm hồn bà như đa
chế. Bà sống trong nỗi cô đơn, sự trống rỗng trong tâm hồn. “Dẫu đơn độc trên
hành trình tìm lại bản ngã, các nhân vật của Murakami vẫn ln nỗ lực hết mình
trong cuộc truy tầm cái tơi đích thực và ý nghĩa hiện tồn. Thậm chí, họ sẵn sàng hi
sinh mạng sống để bảo toàn bản ngã trước sự hủy hoại tất yếu của những giá trị và
lí tưởng sống. Cái chết khơng đồng nghĩa với việc đầu hàng mà là hành động


94
“khơng thỏa hiệp”[45,74]. Bằng tài hoa của mình, Murasaki đã thể hiện được nét
tâm lý của những con người đa diện trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Những khía
cạnh tâm lý luôn đấu tranh trong mỗi con người Nhật giữa xã hội bộn bề và tình yêu
thương, giữa những nét đẹp truyền thống và sự hiện đại, tân tiến.
Con người tìm đường cũng là kiểu nhân vật quen thuộc. Thế nhưng, khi đi
vào tác phẩm của Murakami nó lại mang một sự ngụ ngôn, ẩn dụ và đầy triết lí.
“Hầu hết các nhân vật chính của Murakami ln được đặt trong trạng thái vận
động “tìm đường”. Họ phiêu lưu trong những chuyến du hành kì lạ, thực hiện
những cuộc hành trình tìm kiếm, khám phá số phận cá nhân và lí giải bản chất xã
hội”[45,76]. Kafka Tamura, như đã nói, cậu bị lời nguyền rủa từ cha mình. Thế nên,
cậu quyết định ra đi vào sinh nhật lần thứ 15 của mình.thế là cậu chuẩn bị cho mình
một hành trang kĩ lưỡng. Đó là sự rèn tập cơ thể săn chắc và khỏe mạnh từ “hai
năm đầu tiên ở trường cấp hai” [11,12]. Và một chiếc ba lo với tiền mặt, một cái
bật lửa nhỏ, một con dao nhíp, đèn pin, kính râm nhãn Revo, đồng hồ Casio, tấm
ảnh chụp với chị, chiếc điện thoại di động và cục sạc, quần áo. Tất cả hành trang
cho một cuộc hành trình. Trốn chạy. Với tất cả hành trang mà mình có được, cậu
lên chiếc xe xuyên đêm và đi đến thư viện Komura ở Takamatsu. Cuộc hành trình
ấy đã cho cậu những traair nghiệm hết sức kì lạ trên đời. Đó là sự gặp gỡ Sakura và
Kafka nghĩ đó là chị mình. Hay với Miss Saeki, cậu nghĩ đó là mẹ của cậu. Cậu
thấy mình tỉnh dậy với chiếc áo đầy máu, cậu hoang mang khơng biết mình có giết
cha cậu ở quê nhà hay không (thật trùng hợp, ông đã chết trong thời gian đó). Và

một tình cảm đặc biệt giữa cậu với một “linh hồn 15 tuổi” mà cậu cho rằng đó là
Miss Saeki thuở thiếu thời với kỉ niệm về một mối tình vĩnh cửu,… Những lần quan
hệ tình dục mơ, thực lẫn lộn. Tất cả những điều đó làm cho cậu bé vơ cùng hoang
mang và mất hết phương hướng. Thế nhưng, cậu quả thật là một cậu bé 15 tuổi kiên
cường, cậu cũng đã đi được đến cuối cùng cuộc hành trình.
Tất cả những điều ấy như là một sự tìm kiếm số phận của con người. Những
con người luôn hướng về những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đi về đâu? Tôi từ đâu tới?...
Muarakami đã xây dựng cho nhân vật vật mình một cơng cuộc “tìm đường” hết sức
nhân bản mang đậm chất Thiền và tính triết lí sâu sắc của Phân tâm học. Murakami


95
đã vẽ nên một xã hội với những con người ln đau đáu một nối niềm. Đó chính là
sự vùng vẫy cố thốt ra cuộc sống tù túng. Khơng có một giải pháp nào tối ưu hơn
là mỗi con người phải biết dối diện, phải dấn thân đi tìm câu trả lời cho chính bản
thân mình.
Thứ ba, Murakami là nhà văn đưa phức cảm Genji đến gần với “sex”.
Tanazaki là một nhà văn nổi tiếng với lối viết đi sâu vào những thế giới thầm kín
một cách “trần trụi” và “bệnh hoạn”, thế nhưng, với sự thể hiện phức cảm Genji thì
Murakami bạo tay hơn ơng. Ơng có những đoạn miêu tả cảnh quan hệ giữa Kafka
Tamura thật đến từng chi tiết. Ông “phơi bày’ tất cả như một thước phim quay
chậm vậy. “Tay bà nhẹ nhàng mơn quan quanh tinh hoàn của mày và lặng lẽ kéo
tay mày đặt lên mu bà. Âm đạo của bà ấm nóng và ướt. Bà hơn ngực mày, bú đầu
vú mày. Ngón tay mày như bị hút, từ từ luốn vào bên trong bà”[11,319],… “Cả thế
giới như trở nên nồng ấm, ướt át, mờ mịt và chỉ còn tồn tại con cu cứng đơ, bóng
nhẫy của mày… Và chẳng mấy chốc mày xuất tinh…”[11,320]. Khơng chỉ được nói
đến một lần mà cảnh tượng ấy lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Phức cảm Genji như
cũng được Murakami đưa đến gần hơn với cuộc sống, với tâm lý của con người
hiện đại. Nếu như ở thời đại Heian, thời đại của cái đẹp, những cảnh ân ái được nói
đến bằng một sự hoa mỹ, đầy tinh tế thì đối với thời hiện đại, nó phải được nói đến

thật “rõ ràng, sáng rõ”, khơng uyển chuyển, hoa lệ.
Murakami đã đem Phức cảm Genji từ quá khứ đến với một giới hiện đại. Ở
thế giới ấy, nó bị hịa lẫn vào xã hội “bất thường” Nhật Bản. Bằng tài năng của
mình, Murakami đã khơng để cho sự thể hiện phức cảm Gennji trở nên quá lạ lẫm
mà vẫn mang trong đó cái gốc rễ. Những gốc rễ bám sâu vào thời đại và sản sinh ra
những biến đổi vi tế nhất trong cách biểu hiện mà thôi.


96
KẾT LUẬN
Đề tài luận văn “Phức cảm Genji qua sáng tác của một số nhà văn hiện đại
Nhật Bản” hướng đến những kết luận sau:
1. Phức cảm Genji được bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa lâu đời với sự tôn
thờ nữ thần Mặt Trời Amaterasu- thủy tổ, người mẹ đầu tiên của dân tộc Nhật. Trải
qua bao biến thiên của lịch sử cùng với Amaterasu và sự nối tiếp vai trò của người
phụ nữ Nhật Bản qua nhiều thời đại, hình ảnh người nữ đã đi sâu vào tiềm thức và
trở thành biểu tượng “người nữ vĩnh cửu” trong văn hóa Phù Tang. Văn học cũng là
phương diện làm thăng hoa yếu tố tính nữ Nhật Bản. Trên nền tảng ấy, Genji
monogatari của nữ sĩ Murasaki Shikibu ra đời, đã làm rạng danh nền văn học Nhật.
Từ tiểu thuyết tâm lý đầu tiên này hình thành nên phức cảm Genji. Phức cảm đặc
biệt này đã trở thành một dòng chảy tâm lý và một motif văn học độc đáo, thể hiện
bản chất văn hóa và tinh thần Nhật Bản.
2. Trong q trình khảo sát, chúng tơi thấy rằng ở các tác phẩm của những
nhà văn Tanizaki, Kawabata và Murakami, phức cảm Genji được biểu hiện độc đáo
qua cách xây dựng nhân vật và việc sử dụng phương tiện nghệ thuật. Nếu như các
nhân vật nam đều có chung số phận mất mát khi thiếu vắng đi hình bóng người mẹ
và thông qua phức cảm Genji, họ muốn thoả mãn những ẩn ức cá nhân của mình thì
các nhân vật nữ lại có những đặc trưng gợi nhớ mãnh liệt về người mẹ. Đó là bộ
ngực, biểu tượng cho sự nồng ấm, cho nguồn sống và nữ tính. Hay những chi tiết
cánh tay, cổ, làn da, lời nói… Tất cả những điều ấy đều dẫn đến một “thiên tính

nữ” tác động, làm trổi dậy hình ảnh người mẹ trong tâm hồn những người đàn ơng.
Ngồi ra, biểu tượng giấc mơ cũng là một yếu tố hữu hiệu được các nhà văn sử
dụng trong việc thể hiện phức cảm Genji. Giấc mơ trở thành chất xúc tác, tấm
gương soi của vô thức để những nhân vật có thể tìm về với “phức cảm Genji” –
nguồn cội tinh thần của mình.
3. Sống trong những giai đoạn lịch sử, văn học với những hồn cảnh, cá tính
khác nhau, các nhà văn Tanizaki, Kawabata, Murakami đã tạo ra những phong cách
riêng, trong sáng tác, đem đến cho văn đàn Nhât Bản những món ăn tinh thần mới
mẻ. Sự thể hiện phức cảm Genji của họ vì thế cũng mang đến những ngã rẽ khác


97
nhau cho dòng chảy văn học độc đáo: phức cảm Genji. Kawabata với tâm hồn của
“lữ khách u buồn đi tìm cái đẹp” đã thể hiện phức cảm Genji trên một phông nền
màu xám trong cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại Nhật Bản của các giá
trị văn hóa. Ơng diễn tả mọi biến chuyển của xã hội, tinh thần Nhật Bản một cách
tinh tế và uyển chuyển. Cịn ngịi bút Tanizaki một cuộc tìm về ngun vẹn bản chất
phức cảm Genji của thời Heian như trong tác phẩm mẹ - Genji monogatari. Dù vậy,
phong cách của ông vẫn rõ nét khi “phức cảm Genji” mang màu sắc sùng bái,
cuồng si cái đẹp nữ tính – một trong những nét đặc trưng của phong cách Tanizaki,
nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ Nhật Bản. Muarakami, nhà văn thế hệ Heisei, người
ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa – văn học Tây phương, lại mang đến cho người đọc
một “phức cảm Genji” đầy triết lí, thể hiện chủ đề tìm kiếm bản ngã của con người
hiện đại. Phức cảm Genji của Murakami mang màu sắc và hơi thở thời đại trong sự
gợi mở con đường tìm về sức mạnh bản ngun, giúp con người tìm thấy lối thốt
trước một đời sống bất an, phi lí.
4. Qua nghiên cứu này, chúng tơi thấy phức cảm Genji có vai trị quan trọng
vì nó góp phần khám phá góc khuất đời sống tâm lý và văn hóa “phương Đơng”.
Trong sự đối sánh với phương Tây thơng qua phức cảm Oedipus, thì Phức cảm
Genji mang đến nhiều phát hiện hết sức thú vị. Nếu như người phương Tây nhìn

nhận mặc cảm Oedipus dưới góc độ đạo đức, ln lí và trong thế đối chọi với vai trị
của người cha thì người Nhật lại xem đây là một hiện tượng rất đỗi bình thường, có
nguồn gốc lâu đời trong tâm lý dân tộc, và đề cao vai trò quan trọng của người mẹ
trong đời sống tinh thần. Văn hóa phương Tây đặt trọng tâm vào quyền lực người
cha trong “sự trừng phạt” và áp đặt. Cịn phương Đơng lại khẳng định vai trị của
người mẹ trong sự hòa hợp, chở che trong mối quan hệ với con.
5. Đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi tác phẩm của các nhà văn
hiện Tanizaki, Kawabata, Murakami, vì vậy khơng tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Bởi khi xem xét vấn đề phức cảm Genji – một yếu tố quan trọng trong
tinh thần Nhật Bản, thiết nghĩ cần soi rọi thêm ở nhiều góc độ và phạm vi rộng lớn
hơn mới đủ tầm bao quát. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện phát triển đề tài,
chúng tôi sẽ mở rộng nghiên cứu thêm ở tác phẩm của các nhà văn hiện đại khác


98
như: Natsume Soseki, Akutagawa Ryunosuke, Yukio Mishima,… Điều này hứa hẹn
sẽ mang đến kết quả khả quan hơn cho nghiên cứu phức cảm Genji nói riêng và văn
học Nhật Bản nói chung.


99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Sách, báo, tạp chí

1. Nhật Chiêu (2001), Câu chuyện văn chương phương Đông, NXB Giáo dục.
2. Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục, Đà
Nẵng.
3. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục

4. Nhật Chiêu (2015), Ba nghìn thế giới thơm, NXB Văn học.
5. D.T.Suzuki, Eric Fromm, Richchard de Martino (2017), Như Hạnh dịch,
Thiền và phân tâm học, NXB Hồng Đức.
6. Nguyễn Tấn Đắc (2011), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB
Khoa học –Xã hội, Hà Nội.
7. Eiichi Aoki (2008), Nguyễn Kiên Tường dịch, Nhật Bản, đất nước và con
người, NXB Văn học.
8. Gheerbrant, Jean Chevalier (1997), Nhiều tác giả dịch, Từ điển biểu tượng
văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
9. Đoàn Lê Giang (chủ biên) (2011), Văn học cận đại Đơng Á từ góc nhìn so
sánh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Haruki Murakami (2009), Dương Tường dịch, Kafka bên bờ biển, Nhã Nam
và NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB
Giáo dục.
13. Phạm Ngọc Hiền (2016), Thi pháp học, NXB Văn học.
14. Lý Kim Hoa (2006), Để tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, NXB Văn nghệ.
15. Nguyễn Tuấn Khanh biên soạn và giới thiệu (2011), Những cây bút kiệt xuất
trong văn học Nhật Bản hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
16. Phạm Minh Lăng (2002), Sigmund Freud và Tâm phân học, NXB Văn hóa Thơng tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.


100
17. Mai Liên tuyển chọn, giới thiệu và dịch (2010), Hợp tuyển Văn học Nhật
Bản – Từ khởi thủy đến giữa thế kỉ XIX, NXB Lao động – Trung tâm văn hóa
ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội
18. Trần Thị Ngọc Ly (2015), Thiên tính nữ qua tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm
khúc - Đặng Trần Côn; Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, TP.HCM.

19. Phạm Phương Mai (2011), Yếu tố tình dục trong tiểu thuyết Murakami,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư Phạm TP.HCM.
20. Murasaki Shikibu (1991), Truyện kể Genji (2 tập), NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội
21. N.I. Konrad (2007), Nhiều tác giả dịch, Phương Đông học, NXB Văn học
22. Hữu Ngọc (2006), Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, NXB văn nghệ.
23. Hoàng Thị Mỹ Nhị (2016), Mỹ cảm “aware” trong văn học Nhật Bản qua
tiểu thuyết “Truyện Genji” của Murasaki Shikibu và “Ngàn cánh hạc” của
Yasunari Kawabata, Luận án Tiến sĩ Văn học, Đại học quốc gia, Hà Nội.
24. Nhiều tác giả (2013), Văn học Việt Nam và Nhật bản trong bối cảnh Đông Á,
NXB văn hóa – văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
25. Nhiều tác giả (2007), Kỷ yếu hội thảo về Haruki Murakami, Cơng ty Cổ
phần văn hóa truyền thơng Nhã Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam,
Hà Nội.
26. Lê Thị Kim Oanh (2011), Nhật Bản: Một góc nhìn từ văn hóa lễ hội, NXB
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Hồng Phê chủ biên (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
28. Ronald de Sousa, Thái An dịch, Dẫn luận về Tình yêu, NXB Hồng Đức.
29. Ruth Benedict (2016), Thành Khang-Diễm Quỳnh dịch, Hoa cúc và gươm,
NXB Hồng Đức.
30. Vĩnh Sính (2001), Việt Nam và Nhật Bản –giao lưu văn hóa, NXB Văn nghệ,
TP Hồ Chí Minh.
31. Takeo Doi (2008), Hoàng Hưng dịch, Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi
với xã hội, NXB Tri Thức.


101
32. Takeo Doi (2008), Hoàng Hưng dịch, Giải phẫu sự phụ thuộc, NXB Tri
Thức.
33. Tanizaki Junichiro (2008), Nhật Chiêu dịch, u trong bóng tối, NXB Văn

nghệ.
34. Nguyễn Thị Bích Thúy (2010), Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên
bờ biển của Haruki Murakami, Tạp chí Văn học, số 5.
35. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, NXB Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội
36. Ngơ Minh Thủy (2010) , Phụ nữ Nhật Bản và vai trò của họ đối với văn học,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, trang 1-7.
37. Ngơ Minh Thủy - Ngô Tự Lập (2003), Nhật Bản- Đất nước, con người, văn
học, NXB Văn hóa – thơng tin.
38. Hồng Thị Phương Thủy (2012), Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết
Y. Kawabata, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
39. Trần Minh Tiết (2015), Tìm hiểu người Nhật Bản, NXB Thế giới.
40. Nguyễn Nam Trân (2011), Tổng quan Lịch sử văn học Nhật Bản, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
41. Nguyễn Nam Trân (2013), Giáo trình lịch sử Nhật Bản (Quyển 1), Bản Pdf
42. Nguyễn Nam Trân chủ biên (2017), Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki
Junichiro, NXB Hội Nhà Văn.
43. Nguyễn Bích Nhã Trúc (210), Tính nữ vĩnh cửu trong Tanka Nhật Bản, Tạp
chí VHNT số 309.
44. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2011), Biểu tượng cổ mẫu và thực tại phức diện qua
tiểu thuyết Murakami Haruki, Tạp chí văn học – Nghệ thuật, số 328.
45. Nguyễn Bích Nhã Trúc (2012), Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami
Haruki, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Lưu Đức Trung (1997), Yasunari Kawabata – Cuộc đời và tác phẩm, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
47. Lưu Đức Trung (2004), Chân dung các nhà văn thế giới, NXB Giáo dục.
48. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, NXB Phụ nữ.


102

49. Véronique Motter (2016), Thái An dịch, Dẫn luận về Tính dục, NXB Hồng
Đức.
50. Viện văn hóa Nhật Bản (2014), Vũ Hữu Nghị dịch, Văn hóa Nhật Bản: từ
vựng, phong tục, quan niệm, NXB Thế giới.
51. Trần Lam Vy (2013), Biểu tượng trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của
Murakami Haruki, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Cần Thơ.
52. Nguyễn Thị Huê Vân (2012), Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết
của Haruki Murakami, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm TPHCM
53. Yasunari Kawabata (1969), Trùng Dương dịch, Ngàn cánh hạc, NXB Trình
bày.
54. Yasunari Kawabata (2012), Quế Sơn dịch, Người đẹp ngủ mê, NXB Hội
nhà văn.
55. Yasunari Kawabata (2016), Uyên Thiểm dịch, Hồ, NXB Văn học.
 Tài liệu Internet
56. Lam Anh (2015), Thế giới nhân vật trong Genji monogatari,
/>57. Lam Anh (2016), Bối cảnh văn hóa – xã hội Nhật Bản thời Heian và sự ra
đời của Genji monogatari,
/>58. Hoàng Long, (2015), Truyện Genji- tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới,
/>59. Thuần Chân (2015), Thiền định – Tinh hoa văn hóa Nhật Bản,
/>60. Nhật Chiêu (2017), Thiền (Zen) Nhật Bản,
/>

103
61. Nguyễn Tuấn Dũng (2017), Phê bình Phân tâm học,
/>62. Th.S Nguyễn Thị Bích Hằng, Quan niệm của S.Freud về động lực sinh tồn,
phát triển của con người và xã hội,
/>63. PGS.TS. Đỗ Thu Hà, Cái đẹp trong tác phẩm của Kawabata,
/>64. Thư Hiên (2015), Vai trò của người mẹ trong nền giáo dục Nhật Bản,
/>65. TS. Hoàng Thị Huế (2012), Biểu tượng giấc mơ trong thơ Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử,

/>66. Nguyễn Quang Huy (2011), Nguyên lý mẫu và nữ tính vĩnh hằng,
/>67. Dương Thị Huyền (2015), Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống Văn học
Việt Nam,
/>68. Lê Đình Khẩn (2013), Bầu vú với văn hóa nhân loại
/>

104
69. Nguyễn Tuấn Khanh (2012), Khái quát một trăm năm văn học nhật bản hiện
đại qua những cây bút kiệt xuất,
/>70. Khuyết danh, Biểu tượng cơ thể nữ trong tác phẩm “Người đẹp say ngủ”
của Kawabata (2010),
/>71. Khuyết danh, Kagura - điệu múa thần thánh của Nhật Bản,
/>72. Khuyết danh, Nguyên Tác: Tanizaki Jun.ichirô
i/truyen-doc/235055/-nguyen-tac-tanizakijunichiro.html
73. Khuyết danh, Nhật Bản: Hoa cúc vàng,
/>74. Khuyết danh, Vai trò của phụ nữ tại Nhật Bản,
/>75. Khuyết danh, Ý nghĩa và lịch sử quốc kỳ Nhật Bản (2015),
/>76. Khuyết danh, The Genji complex: the search for the ideal woman (2017),
/>77. Nguyễn Thanh Nguyệt (2014), Nguyên lý Yasashi - nguyên lý cơ bản trong
quan niệm thẩm mỹ Nhật Bản qua tiểu thuyết “Xứ tuyết” của Yasunari
Kawabata (nhìn từ phương diện vẻ đẹp ngoại hình nhân vật nữ)
/>spx


105
78. Nguyễn Công Lai (2017), Vài nét về Thuyết Phân tâm học của Sigmund
Freud và ý nghĩa của nó trong đời sống cá nhân,
/>76. Hoàng Long (2016), Hoa cúc và gươm, những kiến giả căn tính người Nhật,
/>80. Hồng Long dịch (2016), Một số khái niệm đặc thù trong xã hội Nhật Bản,
/>81. Đặng Hồng Nam (2011), Kafka bên bờ biển và Thiền,

/>79. Phương Nguyên, Hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ
/>83. Lê Thị Thanh Tâm (2016), Mono no aware ( 物 の 哀 れ ) và văn chương
Nhật – đôi điều cảm nhận,
/>84. Trần Quang Thanh (2014), Thần đạo Shinto (P2): Truyền thuyết về các Vị
thần,
/>85. Trần Quang Thanh (2014), Thần đạo Shinto (P3): Thủy tổ của Thiên hoàng,
/>

×