Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thiết kế phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ phần quản lý chương trình đào tạo và phần quản lý điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ – MƠI TRƯỜNG


NGUYỄN KHÁNH HUY – NGUYỄN THANH PHONG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN TIN HỌC

THIẾT KẾ PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
PHẦN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM

An Giang, 05/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ – MƠI TRƯỜNG


NGUYỄN KHÁNH HUY – NGUYỄN THANH PHONG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN TIN HỌC

THIẾT KẾ PHẦN MỀM
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
PHẦN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
VÀ PHẦN QUẢN LÝ ĐIỂM

Giảng viên hướng dẫn:
KS. NGUYỄN VĂN PHÚC



An Giang, 05/2008


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ là một niềm vui rất
lớn đối với nhóm chúng em.
Do đó, nhóm chúng em chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn
Văn Phúc – ngƣời đã không quản nhọc nhằn, tận tình hƣớng dẫn nhóm chúng em gần 4
tháng làm khóa luận.
Các cán bộ trong Phịng Khảo thí và Kiểm định Chất lƣợng, Phòng Đào tạo đã
giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc tìm hiểu các cơng tác quản lý Điểm, quản lý Sinh
viên, quản lý Chƣơng trình Đào tạo, … trong trƣờng Đại học An Giang.
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm cùng các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật – Cơng
nghệ - Mơi trƣờng đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng em hồn thành
khóa luận này.
Nhóm chúng em cũng rất cám ơn cơ chủ nhiệm, cùng các bạn học trong lớp
DH5TH2 đã luôn động viên nhóm những lúc khó khăn. Đó ln là nguồn động lực lớn để
nhóm hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, nhóm chúng em rất mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy
cô, bạn bè về phần mềm này để nhóm chúng em tiếp tục hồn thiện phần mềm tốt hơn nữa,
có thể hoạt động tin cậy, hiệu quả khi trƣờng chuyển sang giảng dạy theo Hệ thống Tín
chỉ. Sự đóng góp của q thầy cơ, bạn bè là niềm vinh hạnh cho nhóm chúng em.
Nhóm hứa sẽ tiếp tục hoàn thiện tốt hơn nữa phần mềm, để phần mềm có thể hoạt
động tin cậy khi trƣờng chuyển sang giảng dạy theo Hệ thống Tín chỉ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Khánh Huy

Nguyễn Thanh Phong

Trang 1


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

LỜI NĨI ĐẦU
Nhu cầu và những địi hỏi trong cuộc sống của con ngƣời, cùng với nhịp độ phát
triển của xã hội, của thời đại. Và nhƣ thế, công nghệ thông tin nhƣ đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, trình độ về mặt cơng nghệ thơng tin cũng trở
thành một trong những tiêu chí để trở thành một con ngƣời hiện đại, bởi vì công nghệ
thông tin đã giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Chẳng hạn, chúng ta có thể tiết kiệm
đƣợc nhiều thời gian khi mua hàng trên mạng, thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thơng tin,
xử lý số liệu một cách hiệu quả, chính xác … và quan trọng hơn cả là trong lĩnh vực quản
lý.
Với xu thế hội nhập, giao lƣu văn hoá, giáo dục giữa các nƣớc trên thế giới và giữa
các khu vực trong nƣớc, cũng chính từ nhu cầu của sinh viên nên trong tƣơng lai không xa,
trƣờng Đại học An Giang sẽ đào tạo theo quy chế tín chỉ (theo quyết định số 43/2007/QĐBGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để đáp ứng nguyện
vọng của sinh viên, thu hút nhiều hơn nữa sinh viên theo học tại trƣờng và để phù hợp với
xu thế của thời đại.
Chính vì thế việc ứng dụng phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ là
rất quan trọng, hứa hẹn sẽ tạo ra một bƣớc đột phá mới, đem lại hiệu quả thật sự khi trƣờng
Đại học An Giang chuyển sang đào tạo theo quy chế này.

Trang 2


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ


MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................ 8
A. Giới thiệu về Trƣờng Đại học An Giang (ĐHAG): ................................................... 8
B. Sơ lƣợc về ứng dụng ................................................................................................ 10
C. Đối tƣợng và phạm vi của ứng dụng........................................................................ 10
I. Đối tƣợng: ............................................................................................................. 10
II. Phạm vi ứng dụng: ................................................................................................ 11
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 14
A. Một số khái niệm ..................................................................................................... 14
B. Môi trƣờng ............................................................................................................... 14
I. Mơi trƣờng lập trình: ............................................................................................ 14
II. Ngơn ngữ lập trình và cài đặt ................................................................................ 15
III. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: ...................................................................................... 15
IV. Công cụ hỗ trợ: ..................................................................................................... 16
V. Công cụ tạo tài liệu hƣớng dẫn: ............................................................................ 16
VI. Các gói hỗ trợ: ...................................................................................................... 16
C. Phân tích thiết kế...................................................................................................... 17
I. Mơ hình ................................................................................................................. 17
II. Mơ hình dịng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) ............................................ 17
III. Mơ hình thực thể – kết hợp (Entity Relationship Model) ..................................... 18
IV. Ngôn ngữ mơ hình hợp nhất (UML – Unified Modeling Language) ................... 18
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ........................................................................................................ 20
A. Phân tích hiện trạng: ................................................................................................ 20
B. Phân tích yêu cầu: .................................................................................................... 21
I. Các qui trình nghiệp vụ chính: .............................................................................. 21
II. Các u cầu chức năng: ........................................................................................ 23
C. Phân tích dữ liệu: ..................................................................................................... 27
I. Mơ hình dịng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram): ........................................... 27
II. Mơ hình thực thể – kết hợp (Entity Relationship Model): .................................... 34
PHẦN 4: THIẾT KẾ............................................................................................................ 37

A. Kiến trúc phần mềm:................................................................................................ 37
B. Thiết kế dữ liệu: ....................................................................................................... 38
C. Thiết kế chức năng: .................................................................................................. 60
I. Mơ hình Use case:................................................................................................. 60
II. Mơ hình tuần tự (Sequence diagram): .................................................................. 67
D. Thiết kế Giao diện: .................................................................................................. 96
 Giao diện Đăng nhập: ........................................................................................... 96
 Giao diện Quản lý Sinh viên: ................................................................................ 96
 Giao diện Quản lý Điểm cá nhân của sinh viên:................................................... 97
 Giao diện Quản lý Chƣơng trình Đào tạo: ............................................................ 98
 Giao diện Quản lý Lớp học đăng ký: .................................................................... 98
 Giao diện Quản lý Ngành học: ............................................................................. 99
 Giao diện Quản lý Học phần: ............................................................................. 100
 Giao diện Nhập điểm theo Lớp học đăng ký: ..................................................... 101
 Giao diện Tra cứu Sinh viên: .............................................................................. 102
 Giao diện Tra cứu Học phần: .............................................................................. 103
 Giao diện Thống kê danh sách Lớp học thuộc Khoa: ......................................... 104

Trang 3


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
 Giao diện Thống kê danh sách Ngành học: ........................................................ 105
PHẦN 5: HƢỚNG DẪN CÀI ĐẶT .................................................................................. 106
PHẦN KẾT ........................................................................................................................ 114
A. Đánh giá chung: ..................................................................................................... 114
B. Hƣớng phát triển: ................................................................................................... 114

Trang 4



Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.A.1. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học An Giang ........................................................... 9
Hình 1.C.1. Phạm vi hệ thống Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ ............ 11
Hình 3.B.1. Biểu mẫu báo cáo số liệu về học sinh, sinh viên nước ngoài ........................... 25
Hình 3.B.2. Biểu mẫu thống kê kết quả học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên ........... 26
Hình 3.B.3. Biểu mẫu Biểu mẫu thống kê học sinh, sinh viên tốt nghiệp ............................ 26
Hình 3.C.1. Mơ hình DFD mức tổng qt ........................................................................... 27
Hình 3.C.2. Mơ hình DFD mức 1 ........................................................................................ 27
Hình 3.C.3. Mơ hình tiếp nhận Hồ sơ học sinh ................................................................... 28
Hình 3.C.4. Mơ hình nhập điểm cho học phần đăng ký ...................................................... 28
Hình 3.C.5. Mơ hình cải thiện điểm ..................................................................................... 29
Hình 3.C.6. Mơ hình lập danh sách sinh viên được thi tốt nghiệp ...................................... 29
Hình 3.C.7. Mơ hình lập danh sách sinh viên tốt nghiệp .................................................... 29
Hình 3.C.8. Mơ hình lập danh sách sinh viên buộc thơi học ............................................... 30
Hình 3.C.9. Mơ hình nhập điểm rèn luyện........................................................................... 30
Hình 3.C.10. Mơ hình xây dựng chương trình đào tạo........................................................ 30
Hình 3.C.11. Mơ hình xóa chương trình đào tạo................................................................. 31
Hình 3.C.12. Mơ hình cập nhật chương trình đào tạo ........................................................ 31
Hình 3.C.13. Mơ hình đăng ký học phần ............................................................................. 32
Hình 3.C.14. Mơ hình rút bớt học phần ............................................................................... 32
Hình 3.C.15. Mơ hình tạo lớp học đăng ký .......................................................................... 33
Hình 3.C.16. Mơ hình xóa lớp học đăng ký khơng hợp lệ ................................................... 33
Hình 3.C.17. Mơ hình dữ liệu ERD ..................................................................................... 34
Hình 4.A.1. Kiến trúc tổng quan phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ ......... 37
Hình 4.B.1. Mơ hình dữ liệu quan hệ................................................................................... 38
Hình 4.C.1. Use case mức tổng quát ................................................................................... 60
Hình 4.C.2. Use case Bậc học ............................................................................................. 61

Hình 4.C.3. Use case Chương trình đào tạo........................................................................ 61
Hình 4.C.4. Use case Chính sách ........................................................................................ 61
Hình 4.C.5. Use case Dân tộc .............................................................................................. 62
Hình 4.C.6. Use case Giảng viên ......................................................................................... 62
Hình 4.C.7. Use case Hệ số điểm ........................................................................................ 62
Hình 4.C.8. Use case Học phần ........................................................................................... 63
Hình 4.C.9. Use case Huyện ................................................................................................ 63
Hình 4.C.10. Use case Khoa ................................................................................................ 63
Hình 4.C.11. Use case Lớp học ........................................................................................... 64
Hình 4.C.12. Use case Lớp học đăng ký .............................................................................. 64
Hình 4.C.13. Use case Năm học – học kỳ ............................................................................ 64
Hình 4.C.14. Use case Ngành học ....................................................................................... 65
Hình 4.C.15. Use case Phiếu đăng ký.................................................................................. 65
Hình 4.C.16. Use case Quốc tịch ......................................................................................... 65
Hình 4.C.17. Use case Sinh viên .......................................................................................... 66
Hình 4.C.18. Use case Xếp lọai ........................................................................................... 66
Hình 4.C.19. Mơ hình tuần tự Quản lý Bậc học ................................................................. 67
Hình 4.C.20. Mơ hình tuần tự Quản lý bộ mơn .................................................................. 68
Hình 4.C.21. Mơ hình tuần tự Quản lý chương trình đào tạo ............................................. 69
Hình 4.C.22. Mơ hình tuần tự Quản lý chương trình đào tạo (tt) ....................................... 70

Trang 5


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
Hình 4.C.23. Mơ hình tuần tự Quản lý dân tộc .................................................................. 71
Hình 4.C.24. Mơ hình tuần tự Quản lý điểm của sinh viên ................................................. 72
Hình 4.C.25. Mơ hình tuần tự Quản lý điểm theo lớp học đăng ký .................................... 73
Hình 4.C.26. Mơ hình tuần tự Quản lý điểm rèn luyện ....................................................... 74
Hình 4.C.27. Mơ hình tuần tự Quản lý giảng viên .............................................................. 75

Hình 4.C.28. Mơ hình tuần tự Quản lý học phần ................................................................ 76
Hình 4.C.29. Mơ hình tuần tự Quản lý huyện...................................................................... 77
Hình 4.C.30. Mơ hình tuần tự Quản lý khoa ....................................................................... 78
Hình 4.C.31. Mơ hình tuần tự Quản lý khoa (tt) ................................................................. 79
Hình 4.C.32. Mơ hình tuần tự Quản lý khu vực ................................................................... 80
Hình 4.C.33. Mơ hình tuần tự Quản lý lớp học ................................................................... 81
Hình 4.C.34. Mơ hình tuần tự Quản lý lớp học (tt) ............................................................. 82
Hình 4.C.35. Mơ hình tuần tự Quản lý lớp học đăng ký...................................................... 83
Hình 4.C.36. Mơ hình tuần tự Quản lý lý do ....................................................................... 84
Hình 4.C.37. Mơ hình tuần tự Quản lý năm học – học kỳ ................................................... 85
Hình 4.C.38. Mơ hình tuần tự Quản lý ngành học .............................................................. 86
Hình 4.C.39. Mơ hình tuần tự Quản lý người dùng ............................................................. 87
Hình 4.C.40. Mơ hình tuần tự Quản lý người dùng (tt) ....................................................... 88
Hình 4.C.41. Mơ hình tuần tự Quản lý phiếu đăng ký ......................................................... 88
Hình 4.C.42. Mơ hình tuần tự Quản lý phiếu đăng ký (tt) ................................................... 89
Hình 4.C.43. Mơ hình tuần tự Quản lý phiếu đăng ký (tt) ................................................... 89
Hình 4.C.44. Mơ hình tuần tự Quản lý quốc tịch ................................................................ 90
Hình 4.C.45. Mơ hình tuần tự Quản lý sinh viên ................................................................. 91
Hình 4.C.46. Mơ hình tuần tự Quản lý tỉnh ......................................................................... 92
Hình 4.C.47. Mơ hình tuần tự Quản lý tình trạng ............................................................... 93
Hình 4.C.48. Mơ hình tuần tự Quản lý tơn giáo .................................................................. 94
Hình 4.C.49. Mơ hình tuần tự Quản lý xếp loại Quản lý xếp loại ....................................... 95
Hình 4.D.1. Giao diện Đăng nhập ....................................................................................... 96
Hình 4.D.2. Giao diện Quản lý Sinh viên ............................................................................ 96
Hình 4.D.3. Giao diện Quản lý Điểm cá nhân của sinh viên .............................................. 97
Hình 4.D.4. Giao diện Quản lý Chương trình Đào tạo ....................................................... 98
Hình 4.D.5. Giao diện Quản lý Lớp học đăng ký ................................................................ 98
Hình 4.D.6. Giao diện Quản lý Ngành học ......................................................................... 99
Hình 4.D.7. Giao diện Quản lý Học phần ......................................................................... 100
Hình 4.D.8. Giao diện Nhập điểm theo Lớp học đăng ký .................................................. 101

Hình 4.D.9. Giao diện Tra cứu Sinh viên .......................................................................... 102
Hình 4.D.10. Giao diện Tra cứu Học phần ....................................................................... 103
Hình 4.D.11. Giao diện Thống kê danh sách Lớp học thuộc Khoa ................................... 104
Hình 4.D.12. Giao diện Thống kê danh sách Ngành học .................................................. 105
Hình 5.1: Màn hình u cầu cài đặt gói dotNetFramework .............................................. 106
Hình 5.2: Danh sách những gói sẽ được cài đặt ............................................................... 106
Hình 5.3: Tiến trình copy các dữ liệu cần thiết vào hệ thống. .......................................... 107
Hình 5.4: Màn hình giới thiệu gói dotNetFramework 2.0 ................................................. 107
Hình 5.5: Màn hình giới thiệu và xác nhận bản quyền. .................................................... 108
Hình 5.6: Tiến trình cài đặt gói dotNetFramework 2.0 ..................................................... 108
Hình 5.7: Kết thúc việc cài đặt gói dotNetFramework ...................................................... 109
Hình 5.8: Màn hình cho biết gói dotNetFramework 2.0 đã được cài đặt. ........................ 109
Hình 5.9: Màn hình chào mừng bạn cài đặt phần mềm. ................................................... 110
Hình 5.10: Màn hình thơng tin người sử dụng và phần mềm. ........................................... 111

Trang 6


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
Hình 5.11: Màn hình yêu cầu chọn đường dẫn. ................................................................ 111
Hình 5.12: Màn hình báo cáo đã sẳn sàng cài đặt. ........................................................... 112
Hình 5.13: Tiến trình cài đặt phần mềm ............................................................................ 112
Hình 5.14: Kết thúc việc cài đặt phần mềm ....................................................................... 113

Trang 7


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

PHẦN 1: TỔNG QUAN

A. Giới thiệu về Trƣờng Đại học An Giang (ĐHAG):
1. Giới thiệu:
Trƣờng ĐHAG đƣợc thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ.TTg ngày
30/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ và khai giảng niên học đầu tiên vào ngày
09/09/2000. Trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm An Giang,
Trƣờng ĐHAG là trƣờng đại học công lập trong hệ thống các trƣờng đại học Việt Nam,
trực thuộc UBND tỉnh An Giang.
Hiện nay, Trƣờng ĐHAG có 2 cơ sở chính: cơ sở I tọa lạc tại số 25 Võ Thị Sáu,
phƣờng Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang; và cơ sở II tọa lạc tại xã Vĩnh
Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trƣờng ĐHAG thành lập có nhiệm vụ
chính:
o Đào tạo cán bộ trình độ đại học và trình độ thấp hơn phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
o Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.

Trang 8


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

Hình 1.A.1. Sơ đồ tổ chức Trường Đại học An Giang

Trang 9


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
2. Mục tiêu phát triển đến 2010:
o Qui mô đào tạo của trƣờng đã lên đến 6000-7000 sinh viên. Đến năm 2010, sẽ
tăng lên khoảng 10000 sinh viên chính quy.

o Trƣờng sẽ tiếp tục mở thêm các chƣơng trình đào tạo bốn năm cho các ngành:
sƣ phạm, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ sƣ điện tốn,
thủy sản, cơ khí dân dụng, vật liệu xây dựng, environment engineering (kỹ thuật môi
trƣờng), kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, ngoại thƣơng, quản trị kinh doanh nông thôn, kinh
tế du lịch, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên–môi trƣờng, …
o Số lƣợng giảng viên lên đến 600 cán bộ, giảng viên, trong đó có 50% là thạc sĩ
và tiến sĩ.
o Xây dựng các khu nhà và khuôn viên mới trên khuôn viên 40 hecta.

B. Sơ lƣợc về ứng dụng
Hệ thống đƣợc xây dựng với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ các công tác quản lý Điểm,
quản lý Sinh viên, quản lý Chƣơng trình Đào tạo khi trƣờng chuyển sang đào tạo theo Hệ
thống Tín chỉ. Hệ thống bao gồm các chức năng cơ bản:
o Quản lý Sinh viên: Quản lý các thông tin của sinh viên nhƣ họ tên, ngày sinh, dân
tộc, … Khi sinh viên trúng tuyển vào trƣờng hay hồ sơ của các sinh viên từ các trƣờng
khác chuyển đến.
o Quản lý Chƣơng Trình Đào tạo: Quản lý các học phần, mơn học, các chƣơng
trình đào tạo, các lớp học đăng ký theo học phần…
o Quản lý Điểm: Quản lý các điểm học phần của sinh viên, bao gồm cả các điểm
mà sinh viên xin cải thiện điểm, …
o Ngoài ra, chƣơng trình cịn thực hiện các chức năng nhƣ liệt kê danh sách sinh
viên bị buộc thôi học, danh sách sinh viên tốt nghiệp, danh sách sinh viên đƣợc thi tốt
nghiệp, thống kê số lƣợng sinh viên qui phạm các qui chế thi, dự báo số lƣợng sinh viên
đăng ký các học phần đƣợc tổ chức, …

C. Đối tƣợng và phạm vi của ứng dụng
I. Đối tƣợng:
o Quản trị hệ thống.
o Các cán bộ, giáo viên, sinh viên.


Trang 10


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
II. Phạm vi ứng dụng:

1. Mơ hình:
Mơi trƣờng: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, quản trị hệ thống.

Đầu vào:
Thơng tin
Sinh viên,
Chƣơng
trình Đào
tạo, thơng
tin
Học
phần …

Phân hệ Quản lý Sinh viên
Phân hệ Quản lý
Chƣơng trình Đào tạo
Phân hệ Quản lý Điể m

Đầu
ra:
Thời khóa
biểu, Lịch
học
dự

kiến, danh
sách Sinh
viên,….

Ranh giới

Hình 1.C.1. Phạm vi hệ thống Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ
2. Mơ tả phạm vi:
Ngƣời lập:
Trƣờng Đại học An Giang

o Nguyễn Khánh Huy
o Nguyễn Thanh Phong

Thông tin tổng quan
Tên dự án: Thiết kế Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống Tín chỉ.
Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Văn Phúc.
Nhóm thực hiện:
o Nguyễn Khánh Huy.
o Nguyễn Thanh Phong.

Trang 11


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

Phát biểu vấn đề:
o Trƣờng Đại học An Giang đang chuyển dần sang hình thức đào tạo theo hình thức
Tín chỉ (áp dụng theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo Hệ thống Tín chỉ đƣợc
ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) để giúp các sinh viên linh hoạt hơn trong việc chọn
lựa các học phần để học phù hợp với khả năng của mình, qua đó có thể tăng thêm lƣợng
kiến thức chuyên môn, tăng thêm kỹ năng thực hành, và sự tự tin khi chính mình đƣợc
đăng ký các học phần.
o Do đó, sự hình thành và phát triển dự án Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ thống
Tín chỉ là cần thiết. Phần mền sẽ góp phần hỗ trợ nhà trƣờng trong việc quản lý các
thông tin của sinh viên, thiết kế các Chƣơng trình Đào tạo, tổ chức các học phần theo
lớp học đăng ký, cách tính điểm cho sinh viên theo qui định của hệ thống Tín chỉ.
Mục tiêu:
o Cho phép các bộ phận nắm rõ thơng tin về sinh viên, kết quả học tập, tình trạng, các
chính sách của sinh viên.
o Hỗ trợ xây dựng Chƣơng trình Đào tạo, xây dựng các học phần, tiến đến việc thiết
kế Thời Khóa Biểu cho các lớp học.
o Hỗ trợ nhà trƣờng trong việc xét học bổng cho các sinh viên, thống kê danh sách
sinh viên bị buộc thôi học, danh sách viên tốt nghiệp hằng năm, danh sách sinh viên
đƣợc thi tốt nghiệp.
o Thông tin, dữ liệu giữa các bộ phận có liên quan đƣợc nhất quán, cập nhật liên tục.
o Hệ thống có thể phối hợp với các hệ thống khác trong trƣờng.
o Kế thừa các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý hiện có.
Mơ tả:
o Hệ thống hoạt động chủ yếu trong phịng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng, phịng
đào tạo.
o Phịng đào tạo chịu trách quản lý hồ sơ của sinh viên nhập học, khối lƣợng đăng ký
học tập của sinh viên trong từng học kỳ, đơn rút bớt học phần của các sinh viên. Xây
dựng chƣơng trình đào tạo cho từng ngành học.
o Phịng khảo thí và Kiểm định chất xây dựng kế hoạch và lịch tuyển sinh các hệ đào
tạo. Xây dựng kế hoạch và lịch thi cuối khóa, tốt nghiệp, thi học kỳ và học phần trên cơ
sở kế hoạch đào tạo và kế hoạch năm học đã đƣợc phê duyệt, đúng Qui chế đào tạo. Báo
cáo kết quả điểm thi học phần, học kỳ, cuối khóa, tốt nghiệp cho Phòng Đào tạo và các
khoa kịp thời. Cấp bảng điểm theo học kỳ, năm học, khóa học cho sinh viên và theo yêu

cầu của sinh viên. Bảo quản, lƣu trữ điểm thi và các tài liệu liên quan đến kết quả thi
theo qui định.

Trang 12


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

Lợi ích mang lại:
o Hệ thống đem lại sự tiện dụng cho các bộ phận trong việc quản lý.
o Dữ liệu giữa các bộ phận ln mang tính nhất qn.
o Sinh viên có thể đăng ký các học phần, cũng nhƣ rút bớt các học phần đã đăng ký
một cách dễ dàng. Qua đó sinh viên cảm thấy tự tin, hăng hái trong học tập với các học
phần mà mình đã tự lựa chọn.
Các bƣớc thực hiện để hoàn thành dự án:
o Lập kế hoạch phát triển hệ thống.
o Phân tích hệ thống.
o Thiết kế.
o Cài đặt.
o Kiểm tra.
o Biên soạn tài liệu.
o Hƣớng dẫn cách hoạt động của chƣơng trình.
Thời gian thực hiện: 4 tháng

Trang 13


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

A. Một số khái niệm
Hệ thống (system): là một khái niệm đƣợc xuất phát từ rất lâu trong tự nhiên. Một
cách tổng quát, hệ thống là tập hợp các thành phần liên kết lại với nhau, thể hiện qua một
phạm vi (boundary) xác định, hoạt động kết hợp với nhau nhằm tạo nên những mục đích
xác định. Một hệ thống gồm có 9 đặc điểm:
 Thành phần (component): một hệ thống đƣợc hình thành từ một tập hợp các
thành phần. Một thành phần là một phần đơn giản nhất hay là một sự kết hợp của những
thành phần khác nhau, còn đƣợc gọi là hệ thống con (subsystem).
 Liên kết giữa các thành phần (inter–ralated components): một chức năng hay
hoạt động của một thành phần liên kết một cách nào đó với chức năng hay hoạt động của
những thành phần khác. Nói cách khác, đây chính là sự phụ thuộc của một hệ thống con
vào một hệ thống con khác.
 Ranh giới (boundary): hệ thống ln có một ranh giới xác định phạm vi hệ
thống, bên trong ranh giới chứa đựng tất cả các thành phần, ranh giới giới hạn phạm vi của
hệ thống, tách biệt hệ thống này với hệ thống khác. Các thành phần bên trong phạm vi có
thể bị thay đổi trong khi đó các sự vật bên ngồi hệ thống đó khơng thể bị thay đổi.
 Mục đích (purpose): tất cả các thành phần trong hệ thống hoạt động với nhau để
đạt đƣợc những mục đích tồn cục của hệ thống, mục đích này chính là lý do để tồn tại hệ
thống.
 Môi trường (environment): hệ thống luôn tồn tại bên trong mơi trƣờng của nó, là
mọi thứ bên ngồi ranh giới tác động lên hệ thống, trao đổi với hệ thống, tạo đầu vào cho
hệ thống cũng nhƣ tiếp nhận đầu ra của hệ thống.


Giao diện (interface): là nơi mà hệ thống trao đổi với môi trƣờng.



Đầu vào (input): tất cả các sự vật cung cấp cho hệ thống từ môi trƣờng.


 Đầu ra (output): tất cả các sự vật mà hệ thống gửi tới mơi trƣờng, đây chính là
kết quả vận hành của hệ thống. Một đầu ra của hệ thống luôn xác định các đối tƣợng môi
trƣờng mà hệ thống gởi tới.
 Ràng buộc (constraints): các quy định giới hạn ảnh hƣởng tới xử lý và mục đích
của hệ thống. Những ràng buộc này có thể xuất phát từ bên trong hoặc bên ngồi hệ thống.

B. Mơi trƣờng
I. Mơi trƣờng lập trình:
Microsoft .NET Frameword SDK v2.0
.NET Framework là mơi trƣờng để đoạn mã của chƣơng trình thực thi. Điều này có
nghĩa là .NET Framework quản lý việc thi hành chƣơng trình, cấp phát bộ nhớ, thu hồi các
bộ nhớ khơng dùng đến. Ngồi ra, .NET Framework cịn chứa một tập thƣ viện lớp .NET
bases class, cho phép thực hiện vô số các tác vụ trên Window.

Trang 14


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
Để triển khai các ứng dụng có thể sử dụng công cụ Visual Studio .NET, một môi
trƣờng triển khai tổng thể cho phép bạn viết đoạn mã, biên dịch, gỡ rối dựa trên tất cả các
ngôn ngữ của .NET, chẳng hạn C#, VB .NET, kể cả những trang ASP.NET.
II. Ngôn ngữ lập trình và cài đặt


Ngơn ngữ C#

.NET hỗ trợ chính thức 4 ngơn ngữ: C#, VB.NET, J# và C++ managed. Nhóm chọn
sử dụng ngơn ngữ C# là ngơn ngữ chính để viết phần mềm.
Vì C# là một ngơn ngữ rất đơn giản, trong sáng, và chỉ gồm khoảng 80 từ khóa. C#
là một ngơn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng nên nó hỗ trợ việc định nghĩa các lớp. Lớp định

nghĩa những kiểu dữ liệu mới cho phép bạn mở rộng ngơn ngữ để mơ hình hóa vấn đề mà
bạn đang bận tâm giải quyết.
C# có chứa những từ chốt cho phép khai báo những lớp mới, thuộc tính và các hàm
hành sự, kế thừa, đa hình,… Trên C#, mọi việc liên quan đến khai báo một lớp nằm ngay
trong bản thân phần khai báo lớp.
C# cũng hỗ trợ giao diện (Interface), một kiểu khế ƣớc với một lớp liên quan đến
những dịch vụ mà giao diện đề ra. Ngơn ngữ C# định nghĩa một lớp chỉ có thể kế thừa từ
một lớp khác nhƣng có thể thiết đặt vô số giao diện. Khi thiết đặt một giao diện, lớp phải
cài đặt tất cả các hàm hành sự của giao diện.
III. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
1. SQL Server 2000
SQL Server 2000 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database
Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy
khách (Client computer) và máy chủ SQL (SQL Server computer).
SQL Server 2000 đƣợc tối ƣu để có thể chạy trên mơi trƣờng cơ sở dữ liệu rất lớn
(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho
hàng ngàn user. SQL Server 2000 có thể kết hợp với các server khác nhƣ Microsoft
Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server....
SQL Server có 7 ấn bản: SQL Server 2000 Enterprise Edition, SQL Server 2000
Standard Edition, SQL Server 2000 Personal Edition, SQL Server 2000 Developer Edition,
SQL Server 2000 Windows CE Edition, SQL Server 2000 Enterprise Evaluation Edition
và SQL Server 2000 Desktop Engine.
2. Các thành phần quan trọng trong SQL Server 2000
SQL Server 2000 đƣợc cấu tạo bởi nhiều thành phần nhƣ Relational Database
Engine, Analysis Service và English Query.... Các thành phần này khi phối hợp với nhau
tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lƣu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ
dàng.
 Relational Database Engine – Dịch vụ cơ bản của SQL Server 2000:
Ðây là một cơng cụ hiện đại, có khả năng chứa dữ liệu với độ tin cậy rất lớn, bảo
mật cao ở các quy mô khác nhau dƣới dạng bảng và hỗ trợ tất cả các kiểu kết nối (data

connection) thông dụng của Microsoft nhƣ ActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and
Open Database Connectivity (ODBC). Ngồi ra nó cịn có khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ

Trang 15


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
nhƣ sử dụng thêm các tài nguyên của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điều hành
khi một ngƣời dùng rời khỏi hệ thống.
 Replication - Cơ chế tạo bản sao: Cơ chế replication của SQL Server đƣợc sử
dụng để bảo đảm cho dữ liệu ở 2 database đƣợc đồng bộ.
 Data Transformation Service (DTS): Một dịch vụ dùng để chuyển dịch dữ
liệu.
 SQL Server Books Online: Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng SQL Server 2000.
 SQL Server Tools:
o Enterprise Manager: Ðây là một công cụ cho ta thấy toàn cảnh hệ thống cơ
sở dữ liệu một cách rất trực quan. Nó rất hữu ích đặc biệt cho ngƣời mới học và không
thông thạo lắm về SQL.
o Query Analyzer: Ðối với một DBA giỏi thì hầu nhƣ chỉ cần cơng cụ này là
có thể quản lý cả một hệ thống database mà không cần đến những thứ khác. Ðây là một
mơi trƣờng làm việc khá tốt vì ta có thể đánh bất kỳ câu lệnh SQL nào và chạy ngay lập
tức đặc biệt là nó giúp cho ta debug mấy cái stored procedure dễ dàng.
o SQL Profiler: Nó có khả năng "chụp" (capture) tất cả các sự kiện hay hoạt
động diễn ra trên một SQL server và lƣu lại dƣới dạng text file rất hữu dụng trong việc
kiểm sốt hoạt động của SQL Server.
o Ngồi một số công cụ trực quan nhƣ trên chúng ta cũng thƣờng hay dùng
các tiện ích osql và bcp (bulk copy) trong chế độ dịng lệnh.
IV. Cơng cụ hỗ trợ:
 Microsoft Office 2003
 Microsoft Visio 2003

 Rational Rose Enterprise Edition 2003
 Power Designer 6.0
 Advanced Installer 6.0.1
V.

Công cụ tạo tài liệu hƣớng dẫn:
 PowerCHM

VI. Các gói hỗ trợ:
 DotNetBar2.dll
 XPExplorerBar.dll

Trang 16


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

C. Phân tích thiết kế
I. Mơ hình
 Mơ hình là thuật ngữ chỉ việc sử dụng biểu đồ ở mức vật lý để đơn giản hóa hệ
thống và để biểu diễn các đặc điểm chính nào đó.
 Việc dùng mơ hình để nhận thức và diễn tả một hệ thống đƣợc gọi là mơ hình
hóa. Nhƣ vậy q trình phân tích và thiết kế hệ thống cũng đƣợc gọi chung là q trình mơ
hình hóa hệ thống.
II. Mơ hình dịng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram)
 Mơ hình dịng dữ liệu (DDL) có các đặc trƣng sau:
o Thuộc trƣờng phái phân tích cấu trúc.
o Tiếp cận chủ yếu theo hƣớng từ trên xuống.
o Biểu diễn cả xử lý lẫn dữ liệu hệ thống, nhƣng chú ý đến xử lý hơn là dữ liệu.
 Mơ hình DDL bao gồm 4 khái niệm chính: xử lý (process), dịng dữ liệu (data

flow), kho dữ liệu (data store) và đầu cuối (terminator).
 Các khái niệm và kí hiệu chính của mơ hình DDL:
KHÁI NIỆM

KÍ HIỆU

Ý NGHĨA

Xử lý

Một trong các hoạt động bên trong hệ thống.

Dịng dữ liệu

Sự chuyển đổi thơng tin giữa các thành phần.

Kho dữ liệu

Vùng chứa dữ liệu, thông tin trong hệ thống.

Đầu cuối

Một tác nhân bên ngoài hệ thống.

Trang 17


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
III. Mơ hình thực thể – kết hợp (Entity Relationship Model)
 Mơ hình thực thể kết hợp là một sự trình bày chi tiết, lý luận về dữ liệu cho một

đơn vị tổ chức hoặc phạm vi nghiệp vụ xác định. Một mơ hình thực thể kết hợp thƣờng
đƣợc thể hiện dƣới dạng sơ đồ và đƣợc gọi là sơ đồ thực thể kết hợp.
 Các khái niệm và kí hiệu chính của mơ hình thực thể – kết hợp:
KHÁI NIỆM
Thực thể
Mối kết hợp
Thuộc tính

KÍ HIỆU
Tên thực thể
Tên
mối kết hợp

Tên thuộc tính

Ý NGHĨA
Biểu diễn lớp các đối tƣợng của thế giới thực.
Biểu diễn sự kết hợp giữa hai hay nhiều thực thể.
Biểu diễn đặc trƣng của thực thể, mối kết hợp.

IV. Ngơn ngữ mơ hình hợp nhất (UML – Unified Modeling

Language)
 UML là ngôn ngữ trực quan đƣợc dùng trong quy trình phát triển các hệ thống
phần mềm.
 UML là một ngôn ngữ bao gồm một bảng từ vựng và các quy tắc để kết hợp các
từ vựng đó phục vụ cho mục đích giao tiếp. Một ngơn ngữ dùng cho việc lập mơ hình là
ngơn ngữ mà bảng từ vựng (các kí hiệu) và các quy tắc của nó tập trung vào việc thể hiện
về mặt khái niệm cũng nhƣ vật lý của một hệ thống.
 Mơ hình hóa mang lại sự hiểu biết về một hệ thống. Một mơ hình khơng thể

giúp chúng ta hiểu rõ một hệ thống, thƣờng là phải xây dựng một số mơ hình xét từ những
góc độ khác nhau. Các mơ hình này có quan hệ với nhau.
 UML sẽ cho ta biết cách tạo ra và đọc hiểu đƣợc một mơ hình có cấu trúc tốt,
nhƣng nó khơng cho ta biết những mơ hình nào nên tạo ra và khi nào tạo ra chúng. Đó là
nhiệm vụ của quy trình phát triển phần mềm.
 Trong UML có 9 loại lƣợc đồ chuẩn và có thể chia làm 2 nhóm:
o Các loại lƣợc đồ tĩnh: use case diagram (biểu đồ tình huống sử dụng), class
diagram (biểu đồ lớp), object diagram (biểu đồ đối tƣợng), component diagram (biểu đồ
thành phần), deployment diagram (biểu đồ triển khai).
o Các loại lƣợc đồ động: sequence diagram (biểu đồ tuần tự), collaboration
diagram (biểu đồ hợp tác), statechart diagram (biểu đồ trạng thái), activity diagram (biểu
đồ hoạt động).

Trang 18


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
Hai biểu đồ chính:
1. Biểu đồ Use case (Use case diagram)
 Biểu đồ use case đƣa ra các use case (tình huống sử dụng), các actor (tác nhân)
và các association (quan hệ kết hợp) giữa chúng.
 Các kí hiệu cơ bản:
KHÁI NIỆM

KÍ HIỆU

Tình huống sử
dụng (Use case)
Tác nhân
(Actor)


Ý NGHĨA
Biểu diễn các mối quan hệ với các actor, với các use
case khác.
Là ngƣời hoặc hệ thống tƣơng tác với các use case.

2. Biểu đồ tuần tự (Sequence diagram)
 Biểu đồ tuần tự đƣợc dùng để mơ hình các tƣơng tác giữa các thể hiện đối
tƣợng trong ngữ cảnh của một cộng tác.
 Các kí hiệu cơ bản:
KHÁI NIỆM
Lifeline

KÍ HIỆU
ObjectName

(Đƣờng sinh tồn)
ObjectName

Message

Chú thích (Comment)

Comment

Biểu diễn thời gian tồn tại của
đối tƣợng.

ObjectName


Message

(Thơng điệp)

Ý NGHĨA

Biểu diễn thông điệp của đối
tƣợng gởi đến đối tƣợng nhận.

Giải thích ý nghĩa của một đối
tƣợng.

Trang 19


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

PHẦN 3: PHÂN TÍCH
A. Phân tích hiện trạng:
Hiện nay, việc áp dụng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ là nhu cầu cấp thiết
của hầu hết tất cả các trƣờng Đại học & Cao đẳng trong cả nƣớc. Vừa qua, ngày 15 tháng 8
năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Theo đó, sinh viên sẽ khơng phải thụ động bám sát vào
chƣơng trình học cũ mà sẽ chủ động hơn trong việc đăng ký các học phần cho ngành học
của mình một cách hợp lý nhất.
Với xu hƣớng đó, trƣờng Đại học An Giang cũng đang bắt đầu chuyển dần sang
quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Với số lƣợng sinh viên ngày càng đông và chƣơng
trình đào tạo cũng liên tục thay đổi sao cho phù hợp, cơng tác quản lý sẽ gặp khơng ít khó
khăn về đào tạo, đặc biệt là về nhân lực, thời gian và độ chính xác. Do đó, để giảm bớt
những khó khăn đó thì hệ thống quản lý đào tạo là rất cần thiết. Với hệ thống quản lý này,

cán bộ quản lý sẽ đƣợc hỗ trợ rất nhiều về mặt quản lý sinh viên của trƣờng, điểm học tập
của sinh viên cũng nhƣ chƣơng trình đào tạo các ngành theo hệ thống tín chỉ.
Thơng qua hệ thống quản lý, cán bộ quản lý có thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc
chính xác những thơng tin của sinh viên trong suốt khoảng thời gian học tập tại trƣờng.
Ngồi các thơng tin cá nhân, điểm học tập của sinh viên cũng đƣợc theo dõi cặn kẽ trong
từng học kỳ và cả khóa học.

Trang 20


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

B. Phân tích u cầu:
I. Các qui trình nghiệp vụ chính:
1. Quản lý sinh viên:
Theo thơng lệ hàng năm, số lƣợng sinh viên mới nhập học của trƣờng khoảng 3000
sinh viên. Do đó cán bộ quản lý sẽ phải ghi nhận lại hồ sơ của những sinh viên này trong
suốt q trình theo học tại trƣờng cũng nhƣ các chính sách ƣu đãi, kỷ luật, tình trạng học
tập và các vấn đề khác liên quan đến sinh viên trong quá trình học tập.
Trƣớc khi nhập học, sinh viên sẽ nộp cho trƣờng hồ sơ nhập học, bao gồm các
thông tin: họ tên, phái, ngày sinh, hộ khẩu, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha, nghề
nghiệp của cha, họ tên mẹ, nghề nghiệp của mẹ, … để trƣờng quản lý, cũng nhƣ thông tin
của những sinh viên đƣợc chuyển đến từ trƣờng khác.
2. Quản lý chƣơng trình đào tạo:
Nghiệp vụ này quản lý tất cả các qui trình nhƣ: chƣơng trình đào tạo cho từng ngành,
việc đăng ký lớp học cho từng học phần, rút bớt học phần đã đăng ký, đăng ký học lại, tổ
chức lớp học và thi cho sinh viên.
Vào đầu mỗi học kỳ, sinh viên sẽ đăng ký các học phần mà mình muốn học. Khối
lƣợng học tập tối thiểu mà sinh viên xếp hạng học lực bình thƣờng là 14 tín chỉ, xếp hạng
học lực yếu là từ 10 đến 14 tín chỉ, khơng qui định khối lƣợng đăng ký đối với học kỳ cuối

của sinh viên. Khi đó, cán bộ quản lý sẽ ghi nhận lại và tổ chức lớp học cho sinh viên.
Lớp học đƣợc tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lƣợng học tập của
sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trƣởng quy định số lƣợng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học
tùy theo từng loại học phần đƣợc giảng dạy trong trƣờng. Nếu số lƣợng sinh viên đăng ký
thấp hơn số lƣợng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ khơng đƣợc tổ chức và sinh viên phải
đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu chƣa đảm bảo đủ quy định về
khối lƣợng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.
Trong thời gian học từ tuần 6 đến tuần 8 của học kỳ chính hay từ tuần 2 đến tuần 4
của học kỳ phụ, sinh viên có thể rút bớt học phần đã đăng ký sao cho không vi phạm số tín
chỉ tích lũy tối thiểu trong học kỳ đó.Nghiệp vụ này quản lý tất cả các qui trình nhƣ:
chƣơng trình đào tạo cho từng ngành, lịch học dự kiến, việc đăng ký lớp học cho từng học
phần, rút bớt học phần đã đăng ký, đăng ký học lại, tổ chức lớp học và thi cho sinh viên.
Vào đầu mỗi học kỳ khoảng một tháng, nhà trƣờng công bố các lớp học sẽ đƣợc
mở cho từng ngành trong học kỳ này. Theo đó, sinh viên sẽ đăng ký các lớp học tƣơng ứng
cho từng học phần. Khi đó, cán bộ quản lý sẽ ghi nhận lại và tổ chức lớp học cho sinh viên.
Trong thời gian học từ tuần 6 đến tuần 8 của học kỳ chính hay từ tuần 2 đến tuần 4 của học
kỳ phụ, sinh viên có thể rút bớt học phần đã đăng ký sao cho không vi phạm số tín chỉ tích
lũy tối thiểu trong học kỳ đó.
3. Quản lý điểm của sinh viên:
Trƣớc mỗi kỳ thi học kỳ, cán bộ quản lý sẽ tiến hành nhập điểm đánh giá bộ phận của
sinh viên tƣơng ứng với học phần mà mình đăng ký học trong học kỳ đó.
Sau mỗi kỳ thi học kỳ, các cán bộ quản lý này sẽ tiến hành nhập điểm thi của từng
sinh viên sau khi đã có kết quả thi cho từng học phần tƣơng ứng. Đồng thời, họ cũng tiếp
nhận các yêu cầu chuyển điểm của các sinh viên từ trƣờng khác đến cũng nhƣ trong các
cuộc thi Olympic trong trƣờng. Ngồi ra, cán bộ quản lý cịn phải nhập điểm rèn luyện của

Trang 21


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ

sinh viên trong học kỳ. Từ đó, hệ thống sẽ có cơ sở để tính điểm trung bình chung học kỳ
và điểm trung chung tích luỹ, làm tiền đề để hệ thống xếp loại kết quả học tập và xét học
bổng cho từng sinh viên.
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần đƣợc chấm theo thang điểm
10(0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm đƣợc chia thành 2 loại:
Loại đạt:
A (8,5 - 10)

Giỏi

B (7,0 - 8,4)

Khá

C (5,5 - 6,9) Trung bình
D (4,0 - 5,4) Trung bình
Loại khơng đạt:
F (dƣới 4,0)

Kém

Để tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ, mức điểm của mỗi
học phần đƣợc qui đổi nhƣ sau:
A tƣơng ứng 4
B tƣơng ứng 3
C tƣơng ứng 2
D tƣơng ứng 1
F tƣơng ứng 0
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ đƣợc tính theo cơng

thức sau:

n

A

a
i 1

i

 ni

n

n
i 1

i

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thƣởng sau mỗi học kỳ chỉ tính
theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và
điểm trung bình chung tích lũy để xét thơi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt
nghiệp đƣợc tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi. Căn cứ vào
điểm trung bình sinh viên đƣợc chia thành:


Trang 22


Phần mềm Quản lý Đào tạo theo Hệ Thống Tín chỉ
Hạng bình thƣờng: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên. Bao gồm
các loại:
Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dƣới 2,00, nhƣng chƣa rơi vào
trƣờng hợp bị buộc thôi học.
II. Các yêu cầu chức năng:
1. Yêu cầu lƣu trữ:
o Lƣu trữ thông tin ngƣời dùng.
o Lƣu trữ thông tin tỉnh, huyện, hộ khẩu, khu vực.
o Lƣu trữ thơng tin chính sách, dân tộc, tơn giáo, quốc tịch.
o Lƣu trữ thông tin khoa, bộ môn.
o Lƣu trữ thông tin bậc học, ngành học, lớp học.
o Lƣu trữ thông tin học phần.
o Lƣu trữ thông tin sinh viên.
o Lƣu trữ thông tin giảng viên.
o Lƣu trữ hệ số điểm, xếp loại học tập.
o Lƣu trữ điểm học tập, điểm rèn luyện của sinh viên.
o Lƣu trữ thông tin chƣơng trình đào tạo.
o Lƣu trữ thơng tin lớp học đăng ký, phiếu đăng ký.
o Lƣu trữ thông tin các môn bắt buộc – tự chọn.

2. Yêu cầu nghiệp vụ:

o Quản lý ngƣời dùng.
o Quản lý tỉnh, huyện, hộ khẩu, khu vực
o Quản lý chính sách, tơn giáo, dân tộc, quốc tịch.
o Quản lý khoa, bộ môn.
o Quản lý bậc học, ngành học, lớp học.
o Quản lý học phần.
o Quản lý sinh viên.
o Quản lý giảng viên.
o Quản lý hệ số điểm, xếp loại học tập.
o Quản lý điểm của sinh viên theo lớp học đăng ký.

Trang 23


×