Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SIMCO SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.1 KB, 16 trang )

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SIMCO SÔNG ĐÀ
I. Các vấn đề chung về lao động:
1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
1.1. Khái niệm tiền lương:
Lao động là hoạt động chân tay, trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật chất tự
nhiên thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người.
1.2. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Trong mọi thể chế của xã hội loài người, ngoài việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách
rời lao động. Lao động là yếu tố cần và đủ cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Lao động là một
mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tái sản xuất nói chung và quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì trước hết


phải đảm bảo tái sản xuất lao động.
2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
2.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động:
*Lao động thường xuyên, trong danh sách: Là lao động mà trong danh sách tính
lương và thanh toán lương của doanh nghiệp đó bao gồm lao động ngắn hạn và lao
động dài hạn.
*Lao động tạm thời mang tính thời vụ: Là lao động làm theo thời vụ khi đến vụ
thì làm, hết thời vụ lại nghỉ.
2.2. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân loại lao
động của doanh nghiệp thành hai loại sau:
- Lao động trực tiếp sản xuất: Là bộ phận công nhân viên trực tiếp tham gia vào

quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ lao động.
- Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián
tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm
các nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành
chính.....
2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh
doanh:
Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại như
sau:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Là những lao động tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện
các lao vụ, dịch vụ.

- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán hàng.
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động
quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động:
Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố căn bản, quan
trọng để doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh
của mình.
Tổ chức hạch toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động
của doanh nghiệp đi vào nề nếp vào khuôn khổ. Thúc đẩy người lao động chấp
hành nghiêm kỷ luật để phát triển nền kinh tế sản xuất, nâng cao năng suất lao

động và hiệu suất của công tác quản lý.
Hơn nữa, đó còn là cơ sở tính lương đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Nó còn
là nhân quả của nguyên tắc phân phối trong lao động. Tổ chức tốt công tác hạch
toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương và quỹ
bảo hiểm xã hội.
Là động lực to lớn khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đề
ra. Đồng thời, tạo điều kiện và phân bổ chi phí tiền lương, chi phí nhân công
vào giá thành sản phẩm được chính xác.
4. Các chỉ tiêu về lao động
Bảng I-1: Chỉ tiêu về lao động
Đvt: 1 lđ
Số

tt
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I
Tổng số lao động
1185 1264 1310
II
Trình độ chuyên môn
Đại học 21 20 24
Cao đẳng 15 12 16
Trung cấp 8 6 12
III
Lao động cho thuê 1141 1226 1258

Lao động Nam 426 312 533
Lao động Nữ 715 914 725
- Thu nhập bình quân 1 lđ/ tháng:
Bảng I-2: Bảng thu nhập bình quân
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lao động có trình độ
2.450 2.360 2.930
Lao động cho thuê
1.220 1.270 1.810
II. Các vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. Các khái niệm:

1.1. Khái niệm tiền lương.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Hay nói
rộng hơn, tiền lương chính là số tiền thù lao mà các doanh nghiệp phải trả cho
người lao động, theo số lượng và chất lượng công việc mà họ đóng góp để tái
sản xuất sức lao động, họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra
người lao động còn được hưởng một khoản trợ cấp thuộc quỹ: BHXH, BHYT,
KPCĐ, các khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp còn là công cụ chính xác nhất trong việc
tổng hợp về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động và các khoản trích
theo lương, phân bổ nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Hướng
dẫn kiểm tra việc hạch toán ở các phân xưởng, các công ty con ( Công ty
TNHH Simcô, Nhà máy Sản Xuất Giấy Hà Tây…) các bộ phận sản xuất kinh

doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền
lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tiền lương, tiền thưởng
và các khoản trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động tiền
lương phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, quản lý doanh nghiệp tốt
hơn.
1.2. Ý nghĩa của tiền lương.
Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động của người lao động. Hay nói
cách khác, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền
lương là một công cụ sắc bén để các doanh nghiệp sử dụng làm đòn bẩy để
khuyến khích tinh thần lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Đối
với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động chiếm một tỷ trọng
lớn và quan trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và

hơn hết, nó còn là một yếu tố cấu thành lên giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
2. Các khoản trích theo lương.
2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội:
*Nguồn gốc:
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham
gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, hưu trí.....
Theo chế độ tài chính hiện nay, quỹ BHXH được hình thành từ cách tính, trích
theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong đó:
+ 15% do đơn vị hay người sử dụng lao động phải nộp trên quỹ lương và tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ 5% còn lại do người lao động trực tiếp đóng góp và được trừ vào lương

tháng.
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động trong các trường hợp như:
ốm đau, tai nạn... được tính trên cơ sở mức lương hàng ngày của họ, thời gian
nghỉ đẻ (phải có chứng từ hợp lệ) và trợ cấp BHXH. Khi người lao động được
nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ, hưởng BHXH cho tổng số
người và phải lập bảng thanh toán với phòng quản lý quỹ.
2.2. Quỹ BHYT
*Nguồn gốc:
Quỹ BHYT là quỹ được sủ dụng để trợ cấp cho người tham gia đóng góp
quỹ cho hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng
3% quỹ lương. Trong đó:

+ 2% doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT do cơ quan y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao
động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính BHYT các doanh nghiệp phải
nộp BHYT.
2.3. Kinh Phí Công Đoàn
*Nguồn gốc:
Kinh Phí Công Đoàn là nguồn tài trợ công đoàn ở các cấp.
Theo chế độ tài chính hiện hành, Kinh Phí Công Đoàn được trích theo %
trong tổng số lương phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp phải chịu
toàn bộ ( Doanh Nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh).
Kinh phí công đoàn một nửa phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử

dụng để chi cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.
III. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp
1. Hình thức trả lương theo thời gian.
1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
Trả lương theo thời gian lao động là hình thức trả lương cho người lao đông
theo thời gian làm việc thực tế.
1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương
Hình thức tiền lương được xác định trên cơ sở căn cứ thời gian làm việc
của lao động.

×