Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Simco Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.4 KB, 54 trang )

Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
MỞ ĐẦU
Trong xã hội, ở bất kỳ thời kỳ nào, muốn sản xuất ra của cải vật chất hoặc
thực hiện quá trình kinh doanh thì đòi hỏi phải có sức lao động con người, sức
lao động là vấn đề không thể thiếu, lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố
quan trọng trong việc sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Người lao động
làm việc đều được đánh giá giá trị sức lao động của mình, được trả công, hay là
thù lao mà người lao động được hưởng khi mà họ bỏ ra sức lao động của mình.
Tuân theo quy luật của cuộc sống,, mối quan hệ giữa Tiền-Hàng-Tiền,
người lao động phải có tiền để trang trải cho các chi phí khác trong cuộc sống
của họ, từ đó họ mới có thể tồn tại để tiếp tục chu kỳ của sống và làm việc được.
Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao
động nếu họ được trả đúng theo sức lao động đã đóng góp, nhưng cũng có thể
làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt
hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn không cân xứng với những gì của
người lao động bỏ ra. ( Có một nguyên nhân đang được xem xét, đó là: “ Liệu có
phải do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi của con người ngày càng
lớn mà Tiền Lương thì lại không thể trang trải nổi khiến cho ‘Nạn Tham Nhũng’
xuất hiện ngày một nhiều hơn?? ).
Đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của
quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Cho nên
việc xây dựng các bảng lương, thang bậc lương, chọn các hình thức thanh toán
lương thật hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động
đảm bảo nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
1
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
thành công cụ, động lực thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn, tốt hơn,
có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc của họ là việc làm hết sức cần thiết.
Trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần SIMCO Sông Đà, em đã
được các Chú trong Ban Giám đốc, các Cô các Chị trong phòng Tái chính-Kế


toán tạo cơ hội và điều kiện được tìm hiểu, tiếp cận và nghiên cứu thực trạng về
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Qua thời gian làm
chuyên đề em đã củng cố và mở mang hơn kiến thức của mình, từ đó vận dụng
những kiến thức em đã được học tại Trường vào thực tế mà em chưa có điều
kiện để được thực hành
Nội dung của chuyên đề, bao gồm các phần chính sau đây:
Chương I : Đặc điểm Lao động-Tiền lương và Quản lý Lao động, Tiền
lương của Công ty Cổ Phần Simco Sông Đà.
Chương II:
Thực trạng kế toán lao động - tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Cổ Phần Simco Sông Đà.
Chương III:
Hoàn thiện kế toán lao - động tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty Cổ Phần Simco Sông Đà.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
2
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SIMCO SÔNG ĐÀ
I- Quá trình hình thành.
- Thời gian thành Lập: Công ty Cổ phần Simco Sông Đà được thành lập vào
năm 1999, với tên gọi “Trun tâm Hợp tác lao động nước ngoài Sông Đà” (Viết
tắt: SIMCO.,LTD). Đến năm 2000, theo Quyết định số 129 TCT/HĐQT của Hội
đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà đổi tên thành Công ty Cung ứng nhân lực
quôc tế và Thương mại Sông Đà. Ngày 8/06/2007 Công ty chính thức đổi tên
Công ty thành “Công ty Cổ phần Simco Sông Đà”.
+ Vốn điều lệ: 5,000,000,000đ (Năm tỷ đồng)
+ Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xuất khẩu lao động, Tư vấn
tuyển dụng và cho thuê lao động.
- Thay đổi kinh doanh: Tháng 7 năm 2006 Công ty họp bàn và quyết định

thay đổi giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:
+ Các thành viên: Ông Chu Minh Tuấn (Chủ tịch hội đồng Quản Trỉ kiêm
Giám Đốc), Nguyễn Thiện Mỹ, Trần Hoàng Khánh, và Bà Đặng Thị Thường.
+ Vốn điều lệ: 7,000,000,000đ ( Bảy tỷ đồng ).
+ Bổ xung thêm các Ngành nghề mới là: Giáo dục đào tạo, Đầu tư tài chính
và kinh doanh bất động sản.
-Ngày 29/11/2006, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội có
Quyết định số 49/QĐ-TTGD chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty
Cổ phần Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đà.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
3
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
-Ngày 21/12/2006 Cổ phiếu của Công ty với mã chứng khoán SDA chính
thức được giao dịch tại Trung tam giao dịch chứng khoán Hà nội.
- Từ khi đi vào hoạt động công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn. Thời gian
đầu vì là một ngành nghề kinh doanh mới nên việc xâm nhập thị trường là rất
khó, mới đầu công ty đã phải đầu tư rất nhiều về vốn cũng như nguồn nhân lực
để tìm kiếm các đối tác, khách hàng.
Đến năm 2003 khi công ty đã đi vào hoạt động được 4 năm thì bắt đầu hình
thành các mối quan hệ lâu dài và từng bước được cải thiện.
Từ những uy tín đã tạo được năm 2006 đến 2007 công ty đã ký được thêm
rất nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Do vậy mà lợi nhuận trong những năm
này tăng rất nhiều so với những năm mới thành lập.
Nhưng đến quý 2 năm 2008 do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và những
biến động trong nước nên việc kinh doanh không được như mong muốn và
doanh thu giảm đáng kể so với năm tài chính trước đó.
Để minh họa cho sự phát triển của công ty qua các năm tài chính được thể
hiện thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối các năm 2007, 2008,
2009.
- Các chỉ tiêu kinh tế qua các năm thông qua báo cáo kết quả HĐKD:

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
4
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Bảng I-1
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM
1 2 3 4 Số tiền TL % Số tiền TL %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,256,000 10,568,921 8,524,613 1,312,921 14.18 (2,044,308) (19.34)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,269,200 1,332,658 1,358,492 63,458 5.00 25,834 1.94
3. Doanh thu thuần 7,986,800 9,236,263 7,166,121 1,249,463 15.64 (2,070,142) (22.41)
4. Giá vốn hàng bán 5,025,300 5,769,541 4,215,698 744,241 14.81 (1,553,843) (26.93)
5. Lợi nhuận gộp 2,961,500 3,466,722 2,950,423 505,222 17.06 (516,299) (14.89)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 64,563 78,023 58,654 13,460 20.85 (19,369) (24.82)
7. Chi phí tài chính 29,652 34,258 31,025 4,606 15.53 (3,233) (9.44)
8. Chi phí bán hàng 247,520 305,621 324,156 58,101 23.47 18,535 6.06
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 591,205 758,255 824,576 167,050 28.26 66,321 8.75
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,157,686 2,446,611 1,829,320 288,925 13.39 (617,291) (25.23)
11. Thu nhập khác 1,856,210 2,056,981 865,472 200,771 10.82 (1,191,509) (57.93)
12. Chi phí khác 50,312 156,021 124,568 105,709 210.11 (31,453) (20.16)
13. Lợi nhuận khác 1,805,898 1,900,960 740,904 95,062 5.26 (1,160,056) (61.02)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,963,584 4,347,571 2,570,224 383,987 9.69 (1,777,347) (40.88)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,109,804 1,217,320 719,663 107,516 9.69 (497,657) (40.88)
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,853,780 3,130,251 1,850,561 276,471 9.69 (1,279,690) (40.88)
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
5
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
-Các chỉ tiêu về lao động:
Bảng I-2
CHỈ TIÊU VỀ LAO ĐỘNG

Đơn vị tính: 1 lđ

Số
tt
Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I
Tổng số lao động
1185 1264 1310
II
Trình độ chuyên môn
Đại Học 21 20 24
Cao đẳng 15 12 16
Trung cấp 8 6 12
III
Lao động cho thuê 1141 1226 1258
Lao động Nam 426 312 533
Lao động Nữ 715 914 725
- Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng:
Bảng I-3
BẢNG THU NHẬP BÌNH QUÂN
Đơn vị tính: 1,000 đ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lao động có trình độ:
2,450 2,360 2,930
Lao động cho thuê
1,220 1,270 1,810
II. Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp:
1. Sơ đồ bộ máy quản lý:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
6
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Sơ đồ II-1.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
P. Tư vấn, Tuyển
dụng
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
P. Kế toán P. kinh doanh
P. Kế hoạch
P. Hành chính. Nhân
sự
P. Kỹ thuật
P. XN khẩu
Ghi Chú:
Quan hệ đối chiếu
Quản lý trực tiếp
7
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý:
Là một công ty hoạt động kinh doanh đa ngành nghề cho nên việc tổ chức
bộ máy quản lý sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, đòi hỏi
người lãnh đạo phải thật sáng suốt khi dùng người cũng như đưa ra các phòng
ban phù hợp. Do nhận thức đúng đắn việc đó mà công ty đã từng bước củng cố
cơ cấu phòng ban, tuyển chọn nhân viên phù hợp với các vị trí phục vụ cho việc
phát triển của công ty lâu dài.
+ Giám đốc: Là người có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất
trong công ty. Là người lãnh đạo cao nhất của công ty và đưa ra những quyết
định cuối cùng khi có công việc phát sinh. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng
ban: Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và phòng xuất nhập khẩu
thông qua các trưởng phòng. Ngoài ra thông qua Phó Giám đốc để điều hành các

phòng Hành chính nhân sự. phòng kỹ thuật và phòng tư vấn tuyển dụng.
+ Các Phó giám đốc: Là người có quyền hạn đứng thứ 2 công ty sau giám
đốc. Quản lý trực tiếp các phòng Hành chính nhân sự, phòng kỹ thuật và phòng
tư vấn tuyển dụng. Phó giám đốc có quyền quyết định một số hợp đồng kinh tế
trong một số trường hợp quy định trong điều lệ của công ty. Ngoài ra Phó giám
đốc còn có nhiệm vụ bao quát chung, đôn đốc nhân viên giải quyết các vấn đề
khi giám đốc đi công tác.
+Phòng kế toán: có trách nhiệm giải quyết những vấn đề, nghiệp vụ liên
quan đến kế toán như lập kế hoạch thu, chi ngân quỹ, theo dõi công nợ, quan hệ
với ngân hàng, thanh toán với các đối tác,....
+ Phòng kinh doanh: Được lập ra với mục đích nâng cao hiệu quả kinh
doanh, Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc những khách hàng
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
8
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
truyền thống. Xây dựng mối quan hệ trên thị trường. Cạnh tranh liên kết với
doanh nghiệp bạn giúp công ty ngày một lớn mạnh.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Ở đây các nhân viên có nhiệm vụ tìm mối khách
hàng và tìm thị trường để xuất khẩu. Có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, thuê
đơn vị vận chuyển, mua bảo hiểm. Gặp khách hàng để giới thiệu quảng bá sản
phẩm.
+ Phòng kế hoạch: Vạch ra những kế hoạch phục vụ cho việc phát triển
của công ty. Đưa ra lịch làm việc sao cho phù hợp với thời gian và công việc cần
làm của của các phòng ban. Hỗ trợ ban giám đốc hoàn thành nhiệm vụ phải làm.
+ Phòng Hành chính nhân sự: Công việc chính là theo dõi ngày công, tính
lương cho các nhân viên trong công ty. tuyển dụng, đào thải nhân viên khi cần
thiết. theo dõi các chế độ cho nhân viên, quan hệ và nắm bắt những chế độ mới
về Luật lao động, Bảo hiểm, tổ chức các cuộc giao lưu cho nhân viên.
+Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng các máy móc, thiết bị
trong công ty cũng như cho khách hàng (Bảo trì bảo dưỡng máy văn phòng sau

khi bán). Theo dõi, cải tạo, nâng cấp cho trang web của công ty. Khắc phục
những sự cố về mạng cũng như máy tính cá nhân cho nhân viên trong toàn công
ty.
+ Phòng tư vấn, tuyển dụng: Liên hệ với các nhà tuyển dụng nhằm tạo
mối quan hệ. Sàng lọc, kiểm tra, phỏng vấn những ứng viên dự tuyển vào các vị
trí mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Tư vấn cho các khách hàng liên hệ điện thoại.
Online trực tuyến tìm kiếm các ứng viên trên các trang web về việc làm nhằm
tìm ra những nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên tiềm năng phục vụ cho
mảng kinh doanh tư vấn và cho thuê lao động của công ty. Liên kết với các sở
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
9
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
lao động thương binh và xã hội tỉnh nhằm giúp đỡ và tạo công ăn việc làm cho
một số đối tượng lao động ở địa phương. Tham gia vào các hội chợ việc làm để
tăng thêm cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người lao động nhằm tư vấn một cách đầy
đủ về thị trường lao động hiện tại.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
10
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
III. Tổ chức công tác kế toán:
1. Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ III-1
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
Kế toán vật tư và
tiêu thụ
Ghi chú:
Quản lý trực tiếp
Quan hệ đối chiếu
Kế toán tiền lương Thủ quỹ

Kế toán công nợ Kế toán Nghiệp vụ
xuất khẩu
Kế toán trưởng
11
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán: Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của kế toán trưởng
cũng như tiện ích của các nhân viên trong phòng kế toán kiểm tra, xử lý và cung
cấp thông tin kế toán, tài chính giúp lãnh đạo công ty nắm vững tình hình hoạt
động của doanh nghiệp mình một cách kip thời. Từ lý do đó mà bộ máy kế toán
của công ty được áp dụng hình thức kế toán, tài chính tập chung trong một
phòng làm việc. Vai trò của kế toán trưởng và kế toán viên được bố trí một cách
hợp lý nhất nhằm giải quyết tối đa nhu cầu công việc. Dưới đây là nhiệm vụ chi
tiết của từng thành viên trong phòng.
+ Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của phòng. Có trách nhiệm
báo cáo trực tiếp lên giám đốc về các vấn đề thu, chi và các nghiệp vụ liên quan
đến tài chính của công ty. Lập ra kế hoạch thu, chi ngân quỹ cho năm tài chính.
Có tránh nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giao việc cho các thành viên trong phòng kế
toán.
+ Kế toán vật tư và tiêu thụ: Có nhiệm vụ thu thập, giải quyết các chứng
từ kế toán có liên quan đến nghiệp vụ mua hàng và tiêu thụ nó. Định kỳ báo cáo
lên kế toán trưởng về các nghiệp vụ phát sinh, khi phát sinh công nợ kế toán vật
tư và tiêu thụ bàn giao cho kế toán công nợ để theo dõi. Phối hợp với phòng kinh
doanh để làm các thủ tục có liên quan đến mua hàng và bán hàng.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Phối hợp với
phòng hành chính nhân sự theo dõi, kiểm tra ngày công, lương, thưởng, các
khoản phúc lợi cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Vì Công ty hoạt
động trong lĩnh vực cho thuê lao động nên việc chấm công, giờ làm thêm là rất
phức tạp. Kế toán tiên lương phải Thường xuyên liên hệ với các quản lý tại các
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

12
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
“đơn vị thuê lao động” để kiểm tra, đối chiếu nhằm tăng thêm độ chính xác. Giải
quyết các vấn đề thắc mắc như: thiếu lương, tiền thưởng, tiền phạt,.. Xác định và
kiểm soát được thời gian làm việc của từng lao động; Tính toán đầy đủ và phân
bổ chi phí nhân công vào các giá phí, trung tâm chi phí và giá thành hợp lý, phù
hợp.
+ Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu: Cùng với phòng xuất nhập khẩu làm các
thủ tục có liên quan khi có đơn hàng phát sinh. Thanh toán cho người cung cấp
những mặt hàng công ty mua nhằm mục đích xuất khẩu. Làm các thủ tục để thu
của khách hàng (gửi LC).
+ Kế toán công nợ: Theo dõi, xử lý các khoản phải thu, phải trả phát sinh
trong kỳ kế toán. Có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ cho kế toán trưởng nhằm
kịp thời nẵm bắt để báo cáo lên ban giám đốc để có những quyết định đúng đắn
cho việc phát triển kinh doanh của công ty.
+ Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu, chi khi có các chứng từ phát sinh liên quan
đến tài chính. Thường xuyên theo dõi, đối chiếu các tài khoản 111, 112 của công
ty.
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty NIC.
- Công ty cổ phần Simco Sông Đà áp dụng Chứng từ kế toán theo đúng nội
dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật
khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong quyết định Số:
15/2006/QĐ-BTC.
- Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức
nhật ký chung.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
13
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
.- Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra

được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo
các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối
tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính.
Trường hợp phát sinh ít nghiệp vụ công ty sử dụng Sổ Nhật ký đặc
biệt hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi
nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày)
hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký
đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại
trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc
biệt
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
14
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Sơ đồ III-3
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
15
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Chương II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SIMCO
SÔNG ĐÀ.
I. Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty cổ phần Simco Sông Đà .
1- Khái niệm về tiền lương, các khoản trích theo tiền lương:
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá. Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương thực chất là “một phần thu
nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế
hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của
mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên
chức dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái sản xuất sức lao động bù
đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ”.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công viêc mà
người lao động đã công hiến cho doanh nghiệp.
-Khái niệm: Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất
sức lao động, bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá

trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở
giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
16
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
người lao động. Chính vậy người sử dụng lao động phải trả cho người lao động
một khoản tiền công theo nguyên tắc cung cầu, giá trị của thị trường và theo các
qui định của nhà nước.
Theo những giác độ nghiên cứu về tiền lương, các nhà nghiên cứu còn sử
dụng một số thuật ngữ như tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế tiền lương
tối thiểu...
+ Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người lao động nhận được theo hợp
đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao
động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đóng các khoản thuế
theo qui định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá
cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
Trong thực tế người lao động quan tâm đến tiền lương thực tế nhiều hơn
tiền lương danh nghĩa, bởi nó quyết định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của
họ cũng như năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì
vậy Nhà nước qui định về mức lương tối thiểu chứ không đặt ra mức lương tối
đa để giúp cho người lao động khỏi thiệt thòi và đáp ứng cho các doanh nghiệp
trong khâu quản lý, hạch toán tiền công, chi phí vào đúng đối tượng chịu chi phí.
* Đặc điểm của tiền lương:
+ Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
17
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6

+ Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một
yếu tố chi phí sản xuất-kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ.
+ Hệ thống thang, bậc lương, chế độ phụ cấp, thưởng đối với từng ngành
nghề phù hợp chính là công cụ điều tiết lao động.
+ Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
1.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan
đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
1.2 - Phân loại lao động trong Công ty Cổ phần Simco Sông Đà.
Do lao động trong Công ty có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận
lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại
lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng
nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu
thức sau:
* Phân loại theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
18
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
+ Lao động thường xuyên trong danh sách. Là những lao động đã được
công ty ký hợp đồng chính thức.
+ Lao động ngoài danh sách Là những lao động thử việc, thời vụ mà chưa
được công ty ký hợp đồng làm việc dài hạn.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của
mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần

thiết đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước
được chính xác.
* Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao
động trong Công ty Cổ phần Simco Sông Đà thành hai loại:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: Đây chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Lao động
trực tiếp sản xuất bao gồm những người trực tiếp đi làm tại các Nhà máy của
Doanh nghiệp đối tác của Công ty.
+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận tham gia lao động gián tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp bao
gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý bộ phận, nhân viên quản lý hành
chính. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của
cơ cấu lao động và có biện pháp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc,
tinh giảm bộ máy gián tiếp.
* Phân theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh của Công ty
Cổ phần Simco Sông Đà:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
19
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành 3 loại:
+ Lao động thực hiện chức năng chế biến: bao gồm những người tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát sinh doanh thu cho Công ty, thực hiện
các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý bộ
phận...
+ Lao động thực hiện chức năng Marketing: là những người lao động tham
gia hoạt động tìm ra những đối tác mới, như nhân viên tư vấn nhân sự, nghiên
cứu thị trường...
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên

quản lý kinh tế, nhân viên hành chính...
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động
được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
1.3. Phân loại tiền lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà :
Do Công ty có hình thức lao động khác nhau. Cho nên việc chi trả tiền
lương cho các đối tượng khác nhau ta cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù
hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương
theo cách thức trả lương ( lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng
trả lương (lương sản xuất, lương quản lý)... Mỗi một cách phân loại đều có
những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác
hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán, tiền lương trong
Công ty được chia làm 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
20
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp
bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ
phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng lương theo chế độ.
1.4. Nhiệm vụ của kế toán:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác số lượng, chất lượng lao
động của cán bộ công nhân viên.
- Tính đúng số tiền công và các khoản phải trả cho người lao động và thanh
toán kịp thời tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.
- Phân bổ chi phí tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT và kinh phí
công đoàn vào các đối tượng sử dụng lao động.

- Kiểm tra phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền công, quỹ BHXH, quỹ
BHYT và kinh phí công đoàn.
2. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty.
Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ
theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý.
Trên thực tế thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời
gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
21
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
thức trả lương này, tiền lương theo thời gian phải trả được tính bằng: thời gian
làm việc nhân với mức lương thời gian. Có hai cách tính lương theo thời gian.
+ Tiền lương theo thời gian giản đơn:
Tiền lương được lĩnh
trong tháng
=
Mức lương
ngày
x
Số ngày làm việc thực tế
trong tháng

Mức lương
ngày
=
Mức lương tháng theo chức vụ + Các khoản phụ cấp
Số ngày làm việc
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số
lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất

lượng và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Cách tính lương theo sản phẩm:
+ Lương sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương phải trả
người lao động
=
Số lượng sản
phẩm hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương
cho 1 đvị sản phẩm
+ Lương sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương sản
phẩm gián tiếp
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành của CNSX
x
Đơn giá tiền lương
sản phẩm gián tiếp
3. Quỹ tiền lương và các chế độ tiền lương:
3.1 Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương mà Công ty phải trả cho công nhân
viên của mình. Quỹ lương bao gồm:
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
22
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm.
+ Tiền lương thời gian là tiền lương cơ bản của lao động trong Công ty.
Tùy thuộc từng vị trí mà Công ty áp dụng mức lương cơ bản khác nhau.

+ Tiền lương theo sản phẩm được áp dụng đối với lao động trực tiếp tại nhà
máy của Công ty Unilever.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan là 70% lương cơ bản ( áp dụng với toàn Công ty)
+ Tiền lương nghỉ phép 100% lương cơ bản (Mỗi tháng được nghỉ phép 1
ngày, 1 năm 12 ngày)
- Các loại phụ làm đêm, thêm giờ. Những phụ cấp này được Công ty trả
theo quy định của nhà nước. Ngoài ra Công ty còn các khoản phụ cấp khác như
cấp nhà ở, điện thoại, đi lại, trách nhiệm. Do đó phụ cấp sẽ được tính như sau:
+ Phụ cấp làm đêm: được tính 130% so với lương cơ bản.
+ Phụ cấp làm thêm giờ: được tính 150% so với ca làm việc.
+ Phụ cấp nhà ở: Để thuận lợi cho người lao động Công ty trợ cấp cho mỗi
lao động tiền nhà ở là 100.000đ/tháng ( Chỉ áp dụng đối với lao động trực tiếp
sản xuất)
+ Phụ cấp điện thoại chỉ áp dụng đối với một số phòng trong Công ty có
tính chất thường xuyên phải liên hệ qua điện thoại như phòng nhân sự, nhân viên
quản lý bộ phận, phòng kế toán, ban lãnh đạo. Phụ cấp điện thoại được tính 5%
Lương cơ bản.
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
23
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
+ Phụ cấp đi lại được áp dụng đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên trong công
ty trừ lao động trực tiếp tại các nhà máy. Phụ cấp này được áp dụng là
220.000đ/tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm Chỉ áp dụng đối với những cấp lãnh đạo trong Công
ty như Trưởng phòng, Phó phòng,… Mức áp dụng đối với trưởng phòng là 10%
so với lương cơ bản, phó phòng là 7% so với lương cơ bản.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như tiền thưởng chuyên

cần, thưởng lễ, tết, vượt chi tiêu đề…
+ Thưởng chuyên cần là 130.000đ/ tháng (áp dụng đối với lao động trực
tiếp tại các nhà máy của đối tác.
+ Thưởng lễ, tết tùy thuộc vào từng giai đoạn kinh tế cụ thể Công ty có
những quyết định điều chỉnh thưởng một cách phù hợp.
+ Thưởng vượt chỉ tiêu tùy thuộc nhiều hay ít mà Công ty chia thưởng một
cách hợp lý nhất (Chỉ áp dụng với phòng kinh doanh, phòng tư vấn)
3.2. Các khoản trích theo lương
3.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội:
Công ty Cổ phần Simco Sông Đà áp dụng Theo nghị định 12CP ngày
25/11/1995 quy định về BHXH của chính phủ, quỹ BHXH được hình thành
bằng cách trích theo tỉ lệ của 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ
cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, 15% người sử
dụng lao động phải nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH là quỹ dùng để
trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong trường hợp họ bị mất khả
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
24
Nguyễn Bảo Toàn K38-Kế Toán 6
năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí. Quỹ
BHXH được quản lý tập trung ở bộ Lao động thương binh xã hội. Khi người lao
động nghỉ hưởng lao động xã hội kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH
( theo mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ) từ đó lập bảng thanh toán BHXH
( mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán).
3.2.2. Quỹ bảo hiểm y tế.
Áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT được hình thành từ hai
nguồn: Một do doanh nghiệp phải gánh chịu, phần còn lại người lao động phải
nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương và được phép trích 3% trên tổng mức
lương cơ bản trong đó 2% trích chi phí kinh doanh còn lại 1% trừ vào thu nhập
của người lao động.

Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách thông qua việc mua BHYT
để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như: khám chữa bệnh,
viện phí trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
3.2.3. Kinh phí công đoàn.
KPCĐ là quỹ được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn và được hình
thành trên cơ sở trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phát sinh
trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và tỉ lệ trích kinh phí công đoàn
là 2%, số kinh phí công đoàn doanh nghiệp còn một phần để lại doanh nghiệp để
chi tiêu cho các hoạt động công đoàn của doanh nghiệp và nó cũng góp phần
khích lệ về mặt tinh thần cho người lao động.
Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ là quỹ rất có lợi cho người lao động không
những chỉ hiện tại mà còn trong tương lai sau này bởi khi nghỉ hưu người lao
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
25

×