Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên kinh tế trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÌM VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8340101

Năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG
MSHV: M1415014

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TÌM VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 8340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. NGÔ MỸ TRÂN

Năm 2018


TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh
viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang”, do học viên Nguyễn Thị Diễm Hằng
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Mỹ Trân. Luận văn đã báo cáo và
được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày……………………………

Uỷ viên

Thư ký

-------------------------------------

-------------------------------------

GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Phản biện 1

Phản biện 2

-------------------------------------

-------------------------------------


GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

-------------------------------------

-------------------------------------

GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

GHI CHỨC DANH, HỌ, TÊN

i


LỜI CẢM TẠ
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh
viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang” không chỉ là kết quả của quá trình nỗ lực
bản thân trong việc vận dụng những tri thức quý báu đã được lĩnh hội từ quý thầy,
cô khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học của trường Đại học Cần Thơ và quý thầy, cô
của trường Đại học An Giang mà nó cịn là kết quả của cả một q trình hướng
dẫn tận tâm của TS.Ngơ Mỹ Trân – Cán bộ trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên
cứu; là kết quả của những sự khích lệ và giúp đỡ của rất nhiều người.
Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS.Ngô Mỹ Trân, người đã tận
tâm tư vấn chọn đề tài nghiên cứu, hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tài liệu cho tôi

trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn
và kính chúc Cô luôn dồi dào sức khoẻ!
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý đồng nghiệp, quý anh
chị ở các doanh nghiệp, quý bạn bè, cựu sinh viên, sinh viên và người thân đã động
viên và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong suốt thời gian tơi học tập và thực hiện nghiên
cứu này.
Dù tôi luôn cố gắng để có thể hồn thành nghiên cứu một cách tốt nhất nhưng
do kiến thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu cịn nhiều hạn chế nên nghiên
cứu này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những góp
ý của q Thầy, Cơ và trong Hội đồng bảo vệ để nghiên cứu này được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc tất cả ln dồi dào sức khỏe và thành công!
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Diễm Hằng

ii


TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định và phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tìm được việc làm của cựu sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học
An Giang. Nghiên cứu khảo sát 200 cựu sinh viên, có thời gian tốt nghiệp từ một đến
bốn năm. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng có việc làm của cựu sinh viên An Giang gồm quan hệ xã hội, xếp loại tốt nghiệp,
kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả
đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng tìm được việc làm như sau: (1)
Cựu sinh viên chưa có việc làm nên tích lũy kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng thông

qua những việc làm tạm/bán thời gian, (2) Sinh viên phấn đấu học tập tốt nghiệp ra
trường đạt kết quả cao, tích lũy những kỹ năng mềm, xây dựng và giữ mối liên hệ tốt,
thường xuyên với thầy, cơ, bạn bè và anh chị sinh viên khóa trên. (3) Nhà trường thường
xuyên xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp; giảng viên lồng
ghép các hoạt động dạy học sao cho người học vừa tích luỹ kiến thức, vừa rèn luyện
tích lũy kỹ năng.

iii


ABSTRACT

This study is aimed at investigating factors affecting the probability of job fiding
of alumni from College of Economics, An Giang University. The study had surveyed
on 200 alumni who had graduated from one to four years. The results derived from ex
ploratory factor analysis showed that five factors affecting the probability of jobfinding included social relationship, ranking of graduatetion, knowledge, basic skills
and application skill. Based on these results, some managerial implications was
proposed to increase job – finding probability for alumni as follows: (i) with respect to
alumni who have not got job, they should accumulate knowledge, work experience and
skills through part-time or temporary jobs; (ii) with respect to students, they should
thrive to study to graduate good ranking, accumulate and soft skills, build good
relationships; (iii) with their seniors, teachers and friend with respect to An Giang
University, they should regularly build and keep goood relationships with enterprises.
Beside, lecturers should choose training activities such that students acquire knowledge
as well as gaining practice skills.

iv


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết nghiên cứu này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tơi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào.
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Diễm Hằng

v


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ......................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ ix
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian.................................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 4
2.1 CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC ........................................................... 4
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .......................................................... 6
2.3 CÁC Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ CHUYÊN GIA ............................................ 13

2.3.1 Về phía đơn vị sử dụng lao động .............................................................. 13
2.3.2 Phía đơn vị đào tạo................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 19
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 19
3.1.1 Một số khái niệm ..................................................................................... 19
3.1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 25
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 28
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 28
3.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................. 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
vi


4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP CỦA CỰU
SINH VIÊN KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG GIAI ĐOẠN 2012 –
2015.................................................................................................................. 34
4.1.1 Tình hình việc làm của cựu sinh viên Trường Đại học An Giang ............. 34
4.1.2 Tình hình việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học An Giang ................................................................................ 35
4.2 MƠ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................... 35
4.2.1 Thơng tin đáp viên ................................................................................... 35
4.2.2 Tình hình việc làm ................................................................................... 37
4.2.3 Lý do cựu sinh viên chưa có việc làm ...................................................... 37
4.2.4 Tình hình việc làm với với chuyên ngành tốt nghiệp của cựu sinh viên Kinh
tế, Trường Đại học An Giang ............................................................................ 38
4.2.5 Thời gian có được việc làm, thu nhập và vị trí việc làm ........................... 39
4.2.6 Kênh thơng tin tiếp cận để tìm kiếm việc làm và phương thức cựu sinh viên
tìm kiếm việc làm ............................................................................................. 40
4.3 MỐI QUAN HỆ CÁC YẾU TỐ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐỐI VỚI KHẢ
NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

AN GIANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 ............................................................. 42
4.3.1 Mức độ quan trọng của Kiến thức đối với khả năng tìm việc làm ............. 42
4.3.2 Mức độ quan trọng của Kỹ năng cơ bản đến khả năng tìm việc làm ......... 43
4.3.3 Mức độ quan trọng của Kỹ năng ứng dụng đến khả năng tìm việc làm ..... 44
4.4 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁC VÀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM
......................................................................................................................... 45
4.4.1 Tình trạng việc làm và Giới tính............................................................... 45
4.4.2 Tỷ lệ có việc làm và Xếp loại tốt nghiệp .................................................. 46
4.4.3 Tình trạng việc làm và ngành học............................................................. 47
4.4.4 Tình trạng việc làm và thời gian tốt nghiệp .............................................. 48
4.4.5 Tình trạng việc làm và Quan hệ xã hội ..................................................... 48
4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY NHỊ PHÂN ......................................... 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ...................................................... 53
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 54
vii


5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 57
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 66

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến tìm việc làm trong các nghiên cứu
trước đây .................................................................................................................... 15
Bảng 3.1: Kích cở mẫu dự kiến ................................................................................ 29
Bảng 3.2: Chi tiết các biến trong mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................... 31

Bảng 3.3: Thang đo yếu tố kiến thức, kỹ năng .................................................. 32
Bảng 4.1 Thống kê tình hình việc làm của cựu sinh viên Trường Đại học An Giang
giai đoạn 2012-2015 ......................................................................................... 34
Bảng 4.2 Thống kê tình hình việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại
học An Giang giai đoạn 2012-2015 ................................................................... 35
Bảng 4.3 Thông tin chung mẫu điều tra............................................................. 35
Bảng 4.4 Thời gian có được việc làm – Thu nhập - Vị trí việc làm của cựu sinh
viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang giai đoạn 2013 – 2016 ........................ 39
Bảng 4.5 Bảng tổng kết tình trạng việc làm theo giới tính. ................................ 46
Bảng 4.6 Tổng kết tình trạng việc làm theo Xếp loại tốt nghiệp ........................ 47
Bảng 4.7 Tổng kết tình trạng việc làm theo ngành học ...................................... 47
Bảng 4.8 Tổng kết tình trạng việc làm theo thời gian tốt nghiệp........................ 48
Bảng 4.9 Bảng tổng kết tình trạng việc làm và quan hệ xã hội .......................... 49
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy nhị phân .................................................. 49

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của các cử nhân Đại học ở
Trung Quốc......................................................................................................... 4
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm toàn thời gian của sinh viên
MIS .................................................................................................................... 6
Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nông thôn
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long........................................................................ 7
Hình 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng có việc làm phi nơng nghiệp ở nơng thơn
thành phố Hà Nội ................................................................................................ 9
Hình 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng việc làm của sinh viên sau khi ra trường .......... 11
Hình 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại DNNN ................ 12

Hình 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của sinh viên mới tốt
nghiệp khối ngành Kinh tế đối với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai............................................................................................. 13
Hình 3.1 Sơ đồ khái niệm lao động – việc làm .................................................. 24
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 28
Hình 4.1 Tình hình việc làm của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang
giai đoạn 2012 -2015 ....................................................................................... 37
Hình 4.2 Lý do cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang chưa có việc làm
......................................................................................................................... 38
Hình 4.3 Tình hình việc với chun ngành tốt nghiệp của cựu sinh viên Kinh tế,
Trường Đại học An Giang ................................................................................ 38
Hình 4.4 Kênh thơng tin cựu sinh viên tìm kiếm việc làm ................................. 41
Hình 4.5 Phương thức cựu sinh viên tìm kiếm việc làm .................................... 42
Hình 4.6 Mức độ quan trọng của Kiến thức đối với khả năng tìm được việc làm
của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang ....................................... 43
Hình 4.7 Mức độ quan trọng của Kỹ năng cơ bản đối với khả năng tìm được việc
làm của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang ................................ 44
Hình 4.8 Mức độ quan trọng của Kỹ năng ứng dụng đối với khả năng tìm được
việc làm của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang ......................... 45
x


Hình 4.9 Thống kê tình trạng việc làm và giới tính ........................................... 45
Hình 4.10 Thống kê tình trạng việc làm và xếp loại tốt nghiệp.......................... 46
Hình 4.11 Thống kê tình trạng việc làm và ngành học...................................... 47
Hình 4.12 Thống kê tình trạng việc làm và phương thức tìm việc .................... 48

xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGU

Trường Đại học An Giang

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ILO (InternationalLabour Organization) Tổ chức lao động Quốc tế
KTQT

Kinh tế Quốc tế

KTĐN

Kinh tế Đối ngoại

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

QTKD

Quản trị Kinh doanh


TCDN

Tài chính Doanh nghiệp

TCNH

Tài chính Ngân Hàng

UNDP (United Nations Development Chương trình Phát triển của Liên
Programme)
hợp quốc

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một quốc gia không thể ổn định xã hội và phát triển kinh tế nếu không quan
tâm đến vấn đề việc làm đặc biệt là việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bởi lẽ,
họ chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào phát triển nền kinh tế và sức
mạnh của địa phương, đất nước. Có việc làm sau khi tốt nghiệp giờ đây khơng chỉ là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của một đất nước mà còn
là nhu cầu cấp thiết của các sinh viên nhằm tạo ra thu nhập và khẳng định mình. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường đang là vấn
đề nổi cộm khiến nhà trường và xã hội phải trăn trở.
Được thành lập từ năm 2000 và là một trong bảy khoa của Trường Đại học
An Giang, tính đến năm 2015, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã tuyển sinh
đào tạo 5 ngành hệ chính quy với tổng số sinh viên nhập học trong giai đoạn là

5.8761 sinh viên, trong đó đã có 3.4482 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Đây có
thể nói là nguồn nhân lực rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương
nói riêng và cả nước nói chung. Nhưng thực tế cho thấy không phải tất cả họ đã
được làm việc để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn mà vẫn còn nhiều sinh viên
đang loay hoay tìm kiếm cho mình một việc làm, nhất là các sinh viên tốt nghiệp
giai đoạn 2012 – 2015. Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
năm 2014 tỉ lệ lao động có trình độ đại học thất nghiệp trên cả nước lên tới 20%
với 504.700 người. Ngoài ra, số liệu do Bộ LĐTB & XH cho biết thêm, trên
162.000 người có bằng từ cử nhân trở lên thất nghiệp. Theo một so sánh trên báo
Lao động thì con số này tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2013 (từ 123.000
người). Đến quý I/2015 thì con số này tăng từ trên 162.000 lên gần 178.000 người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đi qua, những hậu quả của nó để lại cho nền
kinh tế và các doanh nghiệp ở nước ta cũng đã dần được khắc phục. Nhưng cho
đến nay, mơi trường kinh doanh vẫn cịn nhiều biến động mạnh và sự cạnh tranh
khốc liệt ngày một thể hiện rõ rệt hơn. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu lớn cho các
doanh nghiệp là ngoài việc xác định khách hàng là yếu tố quyết định sự sống cịn,
họ cịn cần phải có một đội ngũ nhân sự thật sự chất lượng. Do vậy, hiện nay để
có thể thu hút được người tài giỏi về làm việc cho mình, các doanh nghiệp đã
1, 2

Báo cáo Hội nghị Tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển khoa Kinh tế - QTKD (2000 – 2015)

1


không ngần ngại đưa ra những yêu cầu ngày càng cao và gắt gao hơn cho các ứng
viên. Điều này địi hỏi các cử nhân Kinh tế phải vừa có cách nhìn nhận đúng đắn
và nghiêm túc về vấn đề việc làm sau khi ra trường vừa phải hết sức nghiêm túc
nỗ lực học tập, trang bị kiến thức, tích luỹ và rèn luyện kỹ năng. Việc nhận diện
được các nhu cầu đó của nhà tuyển dụng phần nào sẽ giúp cho người tìm việc có

thể chinh phục được họ cũng như góp phần giúp tăng khả năng tìm được việc làm
cho chính mình sau khi ra trường. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả cho rằng việc
thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của
cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang” là rất cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tìm việc làm của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang. Trên cở
sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tìm được
việc làm của cựu sinh viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh
viên Kinh tế, Trường Đại học An Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên
Kinh tế, Trường Đại học An Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cựu sinh viên và sinh viên Kinh tế,
Trường Đại học An Giang nâng cao khả năng tìm việc làm.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Cựu sinh viên Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang phần
lớn đến từ các huyện thị trong Tỉnh và một số đến từ các Tỉnh trong khu vực như
Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh,…Sau khi tốt nghiệp ra
trường có thể họ sẽ trở về tìm việc ở quê hương, hoặc tìm việc tại nơi học (Long
Xuyên – An Giang) hoặc ở một số địa bàn khác như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương. Do tác giả có thể phỏng vấn qua điện thoại và để đảm bảo tính đại
diện nên không gian nghiên cứu sẽ bao gồm tất cả những nơi mà đối tượng phỏng
vấn đang sinh sống hoặc đang sinh sống và làm việc.

2



1.3.2 Thời gian
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ giai đoạn 2012 2016.
- Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập từ tháng 7/2017 đến tháng 8/2017.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tìm việc làm. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố từ phía cung lao động,
cụ thể là những yếu tố về phía người tìm việc, khơng tập trung vào các yếu tố từ
phía cầu lao động.
Đối tượng khảo sát là cựu sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế thuộc khóa 10
đến khóa 13, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Tác
giả sẽ không khảo sát những cựu sinh viên khơng hoặc chưa có nhu cầu tìm việc
và các cựu sinh viên tự tạo việc làm.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tính đến thời điểm hiện nay, chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm
hay khả năng tìm được việc làm đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực
hiện. Tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu có liên quan như sau:
2.1 CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Fan và Jun (2005) tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc
làm của các cử nhân đại học ở Trung Quốc. Với mục đích nghiên cứu các yếu tố quyết
định một cử nhân trẻ ở Trung Quốc có xin được việc làm hay khơng, Tác giả đã sử
dụng số liệu được cung cấp bởi MyCoss – một công ty tư nhân lưu trữ cơ sở dữ liệu
về giáo dục ở Trung Quốc. Các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu bao gồm sinh viên
các trường đại học học bốn năm, chính quy hoặc đại học nghề ba năm, giai đoạn nửa
năm sau đợt tốt nghiệp vào năm 2006 và 2007. Bài viết này sử dụng tập dữ liệu từ Bắc

Kinh năm 2007. Nghiên cứu sử dụng mơ hình bán tham số (SPSM – Semi Parametric
survival Model) và mơ hình tham số (PSM - Parametric survival Model) để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài thời gian thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
cơ hội việc làm của các cử nhân đại học tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố
chính: danh tiếng của trường, ngành học, giới tính. Tác giả đã chỉ ra rằng các cử nhân
sẽ sớm có việc làm hơn nếu họ tốt nghiệp ở một trường danh tiếng hơn; cử nhân ngành
kỹ thuật và kinh doanh thì dễ tìm việc hơn, sau đó là các cử nhân tốt nghiệp ngành
nghệ thuật và khoa học xã hội, các cử nhân tốt nghiệp ngành luật và khoa học thì tìm
việc khó khăn hơn; nghiên cứu cịn chỉ ra cử nhân nữ cũng dễ tìm việc hơn cử nhân
nam.

hội
việc
làm
của các cử
nhân
đại
học Trung
Quốc

Danh tiếng trường
Ngành học
Giới tính
Nguồn: Fan và Jun, 2005

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của các cử nhân đại học ở
Trung Quốc
Liên quan đến vấn đề việc làm, Posner (2006) đã tiến hành một nghiên cứu
nhằm so sánh nhận thức của ba nhóm đối tượng: nhà tuyển dụng, khoa đào tạo và
4



sinh viên về tầm quan trọng của đơn xin việc và các đặc điểm công việc trong việc
trong quyết định lựa chọn một công việc hay tuyển dụng một nhân viên. Số liệu
của nghiên cứu được thu thập từ 198 nhà tuyển dụng của các công ty, 148 sinh
viên năm cuối và 31 giảng viên của khoa đào tạo. Phương pháp phân tích hồi quy
đa biến và phân tích phương sai được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết về sự
khác biệt trong nhận thức giữa các nhà tuyển dụng, sinh viên, và giảng viên. Tác
giả đã thiết lập một bảng câu hỏi với 18 yếu tố bao gồm: sự bảo đảm việc làm, cơ
hội học tập, sự tự do làm việc theo cách riêng, cơ hội sử dụng khả năng, đa dạng
các hoạt động, chức danh công việc, cơ hội thăng tiến nhanh chóng, loại cơng việc
hoặc dịch vụ thực hiện, thử thách/công việc thú vị, đồng nghiệp hịa đồng/ có tài,
cơ hội trình bày với cấp trên những cái mà tơi có thể thực hiện hiệu quả, vị trí cơng
việc hoặc cơng ty, tiền lương, phúc lợi, uy tín của cơng ty, quy mơ của cơng ty,
các chương trình đào tạo và cơ hội du lịch phong phú. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng có sự khác biệt giữa ba nhóm đối tượng trong nhận thức tầm quan trọng
của các yếu tố trên, chẳng hạn như: nhà tuyển dụng đánh giá các yếu tố khác biệt
so với sinh viên và giảng viên của khoa đào tạo, sinh viên và giảng viên cũng có
những đánh giá khác nhau đáng kể. Sinh viên nhận thức việc tự giới thiệu bản thân
hơn các nhà tuyển dụng đánh giá; sự trưởng thành và một suy nghĩ hài hước ít quan
trọng hơn so với các nhà tuyển dụng đánh giá. Các giảng viên thì tin rằng nhà tuyển
dụng sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi ngoại hình của người nộp đơn nhiều hơn rất nhiều
so với những nhà tuyển dụng (hoặc các sinh viên). Ngược lại, các giảng viên đánh
giá thấp tầm quan trọng cho các tham vọng trong tương lai và một khiếu hài hước.
Fang và Lee (2005) tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến cơ hội việc làm toàn thời gian của sinh viên. Tác giả đã tiến hành khảo sát 161 sinh
viên, học viên tốt nghiệp các khóa học của trung tâm đào tạo MIS của Mỹ
(Management Imformation Systems) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Ngoài
việc kiểm định các giả thuyết bằng việc sử dụng Anova và sử phân tích hồi quy tuyến
tính đa biến. Kết quả chỉ ra rằng có một số yếu tố thường được biết đến ảnh hưởng đến

cơ hội việc làm toàn thời gian cho sinh viên tốt nghiệp. Những yếu tố này bao gồm các
kinh nghiệm thực tập và kinh nghiệm làm việc, điểm trung bình, và sự khác biệt giới
tính. Trong đó, kết quả tốt nghiệp được sử dụng như một chỉ số quan trọng đối với
thành tích học tập của sinh viên. Nhà tuyển dụng đôi khi chỉ định rõ ràng các yêu cầu
về điểm trung bình và ln địi hỏi người xin việc cho biết điểm trung bình của họ trực
tiếp hoặc gián tiếp vì họ cho rằng điểm trung bình của sinh viên cung cấp một số bằng
chứng về sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp. Nghiên cứu của Bradley và
Nguyen (2004) cũng cho kết quả tương tự rằng xếp loại tốt nghiệp ảnh hưởng đến khả
năng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.

5


Kinh nghiệm thực tập
Kinh nghiệm làm việc

Cơ hội việc
làm toàn thời
gian của sinh
viên MIS

Điểm trung bình hay Xếp
loại tốt nghiệp
Giới tính
Nguồn: Fang và Lee, 2005

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm toàn thời gian
của sinh viên MIS
Tại Na Uy, Bratberg và Nilsen (1998) thực hiện nghiên cứu về thời gian tìm kiếm
và thời gian làm việc. Mẫu nghiên cứu được lấy từ một cơ sở dữ liệu của Na Uy

gồm11.658 học sinh tốt nghiệp ở độ tuổi 16 - 33. Tác giả đã sử dụng mơ hình Tobit để
kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng việc làm của sinh viên
tốt nghiệp tại Na Uy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các cá nhân thuộc loại chương trình
giáo dục cao nhất có thời gian tìm kiếm việc làm ngắn hơn 17,4 ngày so với những cá
nhân có bậc giáo dục thấp nhất. Hơn nữa, người học nghề có được một cơng việc tương
đối nhanh chóng sau khi hồn thành chương trình học của họ. Họ cũng có xu hướng ở
lại lâu hơn trong công việc đầu tiên của họ so với các cá nhân với các loại khác ở cùng
cấp giáo dục. Nữ có thời gian tìm kiếm ngắn hơn, tiền lương thấp hơn và thời gian
công việc lâu hơn so với nam giới.
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tìm việc làm. Chẳng
hạn như: Nguyễn Cơng Tồn và Châu Mỹ Duyên (2015) đã thực hiện nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nơng thơn huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã tiến hành khảo sát 120 lao động nữ thuộc
hai xã Ngãi Tứ và Mỹ Thạnh Trung. Phương pháp phân tích ma trận SWOT để
xác định thuận lợi – khó khăn, cơ hội – thách thức của lao động nữ trong tìm kiếm
việc làm. Đồng thời, nghiên cứu cịn ứng dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic
để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nông thôn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có năm trong tám yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến
cơ hội việc làm của lao động nữ. Đó là, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân,
6


nhóm nghề đã học, hỗ trợ của Nhà nước về vốn, thơng tin về học nghề và việc làm.
Trong đó, lao động nữ có trình độ học vấn cao hơn họ sẽ dễ dàng tìm kiếm việc
làm; lao động nữ có gia đình có thể ổn định việc làm đối với ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp tại địa phương. Đối tượng nữ chọn nhóm nghề học là tiểu thủ cơng
nghiệp và thương mại dịch vụ thì khả năng có việc làm nhiều hơn so với chọn học
các nhóm nghề khác. Khi Nhà nước hỗ trợ về vốn cho lao động nữ thì họ có nguồn
lực để đầu tư, phát triển ngành nghề đã học và tạo cơ hội việc làm để cải thiện thu

nhập.
Trình độ học vấn
Tình trạng hơn nhân
Cơ hội việc
làm của lao
động nữ nơng
thơn

Nhóm nghề đã học
Hỗ trợ NN về vốn
Thông tin về học nghề và
việc làm

Nguồn: Nguyễn Cơng Tồn và Châu Mỹ Dun, 2015

Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nơng thơn
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Cùng nghiên cứu về cơ hội việc làm, với mục đích tiếp tục đẩy mạnh hiệu
quả hoạt động của các dịch vị hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng cơ hội giao dịch việc
làm giữa người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thị Thùy Ngân (2010) đã tiến hành điều tra
các ứng viên dự tuyển và các doanh nghiệp tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm
Đà Nẵng đến từ thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khác. Tác giả sử dụng mơ hình hồi
quy Probit để phân tích khả năng được tuyển dụng của các ứng viên tham gia sàn
giao dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi, trình độ tin học, số tháng kinh nghiệm,
mức lương u cầu khơng có ý nghĩa thống kê, trong khi các hệ số ước lượng của
các biến giới tính, trình độ học vấn, đăng ký qua sàn có ý nghĩa thống kê ở mức
10%. Cụ thể là xác suất được tuyển dụng của nam thấp hơn nữ và xác suất được
tuyển dụng có quan hệ đồng biến với trình độ học vấn. Ngoài ra, nếu ứng viên
tham gia đăng ký tuyển dụng bằng cách cung cấp các thông tin của ứng viên cho

7


trung tâm dịch vụ việc làm sẽ làm tăng khả năng được tuyển dụng hay nói cách
khác ứng viên đăng ký quan sàn giao dịch có cơ hội được tuyển dụng cao hơn ứng
viên không đăng ký quan sàn giao dịch.
Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014) nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn thành phố Hà
Nội. Tác giả đã sử dụng số liệu đã từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010
và 2012 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Quan sát là những lao động từ 15 tuổi
trở lên ở khu vực nơng thơn Hà Nội. Tác giả sử dụng mơ hình phân tích định lượng
Probit để xem xét khả năng có việc làm phi nông nghiệp. Kết quả đã chỉ ra rằng có
7 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nơng nghiệp, đó là: tuổi; giới
tính; trình độ đào tạo; số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chương trình tạo việc làm;
tỷ trọng cơng nghiệp – dịch vụ trên địa bàn và có dự án đầu tư phát triển. Cụ thể,
địa bàn càng có nhiều số doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh thì khả năng
có việc làm phi nơng nghiệp có xu hướng tăng; xã có các chương trình mục tiêu
quốc gia như dự án tạo việc làm và có dự án đầu tư phát triển thì khả năng có việc
làm phi nơng nghiệp cũng cao hơn so với các xã khác; lao động có số năm đi học
càng cao thì khả năng có việc làm phi nơng nghiệp càng cao. Lí do là những người
tham gia đào tạo, hay những người có kỹ năng thì kỳ vọng tìm kiếm được một
cơng việc có thu nhập tốt hơn là làm trong nơng nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp
địi hỏi lao động có kỹ năng nên lao động có số năm đi học càng cao thì khả năng
có việc làm phi nơng nghiệp càng cao. Tuổi của người lao động ở khu vực nông
thôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nơng nghiệp. Đồng
thời, khả năng có việc làm phi nơng nghiệp của người lao động có xu hướng giảm
khi tuổi tăng và nam giới khả năng dịch chuyển cao hơn nữ giới, có thể do nam
giới thường có sức khỏe tốt hơn và khả năng thích nghi nhanh với các công việc,
và không vướng bận nhiều vào các cơng việc gia đình như chăm sóc con cái và
người già.


8


Tuổi
Giới tính
Khả năng có
việc làm phi
nơng nghiệp ở
nơng
thơn
thành phố Hà
Nội

Số năm học tập, đào tạo
Số doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất
Có chương trình
tạo việc làm
Tỷ trọng cơng nghiêp – dịch
vụ trên địa bàn
Có dự án đầu tư phát triển

Nguồn: Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014

Hình 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông
thôn thành phố Hà Nội
Cùng liên quan đến vấn đề việc làm nhưng Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn
Thùy Dung (2011) tiếp cận ở khía cạnh khác của vấn đề, đó là các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc. Tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên

đơn giản cỡ mẫu là 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa có số lượng
sinh viên lớn của Trường Đại học Cần Thơ bao gồm Sư phạm, Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh, Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Công nghệ, và Công nghệ thông
tin và truyền thông. Những sinh viên tham gia cuộc khảo sát khơng có hộ khẩu tại
thành phố Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) được sử dụng nhằm mục đích thu nhỏ các các yếu tố thành các nhóm có
mối tương quan với nhau hoặc cùng một đặc điểm. Kết quả khảo sát từ 200 sinh
viên chuẩn bị tốt nghiệp cho thấy: (1) có đến 58,5% trong số họ có dự định ở lại
TPCT để tìm việc làm, thay vì trở về địa phương tìm việc. Điều này được lý giải
bởi với quyết định như vậy sinh viên sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp,
học tập, thu nhập tốt hơn và đặc biệt là có sự hiện diện của người thân ở thành phố
Cần Thơ; (2) có sự khác biệt về xu hướng ở lại thành phố Cần Thơ để tìm việc dựa
9


trên các yếu tố như ngành nghề (sinh viên ngành khoa học xã hội, trong đó có
ngành Kinh tế có xu hướng tìm việc làm ở thành phố Cần Thơ cao hơn so với sinh
viên ngành khoa học kỹ thuật), giới tính (sinh viên nam có xu hướng ở lại thành
phố Cần Thơ cao hơn so với nữ), quan hệ gia đình. Những trường hợp trở về địa
phương tìm việc làm việc gắn liền với yếu tố gia đình là chủ yếu; (3) ngồi yếu tố
gia đình và mơi trường làm việc, bản thân sinh viên đóng vai trị quan trọng trong
việc quyết định ở lại thành phố Cần Thơ làm việc. Điều này xuất phát từ nhận thức,
hiểu biết của họ về thị trường lao động tại thành phố Cần Thơ. Họ cho rằng để có
thể tìm việc tại thành phố Cần Thơ địi hỏi phải có hai thành phần kỹ năng chính:
kỹ năng cơ bản và kỹ năng phát triển.
Phạm Huy Cường (2013) thực hiện nghiên cứu về mạng lưới quan hệ xã hội với
việc làm của sinh viên tốt nghiệp đối với 1.073 sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu không
cho thấy mối liên hệ nào giữa các biến số địa bàn cư trú, tình trạng hơn nhân, trình độ
học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ với các kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên

tốt nghiệp. Tuy nhiên, các mạng lưới quan hệ xã hội và quy mơ các nguồn lực cá nhân
có thể huy động từ đó có mối liên hệ rõ rệt đến q trình tìm kiếm việc làm. Theo đó
có đến 63,4% các thơng tin việc làm hữu ích đến với các ứng viên thông qua các mối
quan hệ xã hội, cụ thể: 30,0% từ các mối quan hệ trong gia đình - họ hàng, 33,4% từ
các mối quan hệ bạn bè - đồng nghiệp. 37,0% cá nhân sử dụng các phương pháp tìm
kiếm chính thức (ứng tuyển trực tiếp và qua đơn vị môi giới), tỉ lệ tận dụng các mối
quan hệ xã hội chiếm ưu thế rõ rệt, 55,4%; có 5,3% sinh viên tốt nghiệp nhận được lời
mời chủ động từ phía đơn vị tuyển dụng và 2,3% sử dụng các phương pháp tìm kiếm khác.
Nghiên cứu về thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp của Lưu Tiến
Thuận và cộng sự (2005) khi khảo sát 75 lãnh đạo và 75 sinh viên K21 cũng cho kết
quả tương tự rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm việc chủ yếu là do người quen giới
thiệu. Ngoài ra, họ cũng tự liên hệ với các trung tâm giải quyết việc làm. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cịn cho ta thấy được sinh viên chủ yếu tìm kiếm loại hình DNNN; trình
độ ngoại ngữ, bảng điểm và kỹ năng máy tính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

10


Sự giới thiệu của người quen
Kỹ năng máy tính
Việc làm của
sinh viên sau
khi ra trường

Ngoại ngữ
Bảng điểm
Loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Lưu Tiến Thuận và cộng sự, 2005


Hình 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên sau khi ra trường
Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2010) đã đi vào một khía cạnh khác
của vấn đề việc làm, đó là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại
Doanh nghiệp Nhà nước. Hai tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các
nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn cơng việc tại DNNN của lao động
có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu này đã được tác giả thực hiện qua hai bước: (1) nghiên cứu định tính bằng kỹ
thuật phỏng vấn sâu 25 người lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiểm tra
thang đo và (2) nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành điều
tra 550 lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh có trình độ cao đẳng, đại học và sau
đại học đang làm việc tại DNNN hoặc đang xin việc và có dự định tìm kiếm một
công việc DNNN trong tương lại. Cỡ mẫu cuối cùng sử dụng cho phân tích là 253
quan sát. Thang đo trong nghiên cứu được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha
và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Sau đó, mơ hình được kiểm định
bằng phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả là có 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định làm việc tại DNNN bao gồm:

11


×