Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

đánh giá thực trạng trồng và thăm dò ảnh hưởng của naa đến khả năng giâm cành của thanh long ruột đỏ và ruột trắng ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG
CỦA α-NAA ĐẾN KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA THANH LONG
RUỘT ĐỎ (Hylocereus polirhizus (F.A.C. Weber) Britton & Rose) VÀ
RUỘT TRẮNG (Hylocereus undatus (Haw.) Britton & Rose) Ở HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
HUẾ, NĂM 2013
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ 3
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích của đề tài 6
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7
3.1. Ý nghĩa khoa học 7
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
PHẦN HAI. NỘI DUNG 8
CHƯƠNG MỘT. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tổng quan về cây thanh long 8
1.1.1. Đặc điểm sinh thái 8
1.1.2. Đặc điểm thực vật học 8
1.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 13


1.1.4. Kĩ thuật trồng trọt 14
1.2. Tổng quan về chất kích thích sinh trưởng auxin 20
1.2.1. Cấu tạo auxin 20
1.2.2. Sự phân bố và vận chuyển auxin trong cây 21
1.2.3. Tác dụng sinh lý của auxin 21
1.2.4. Ứng dụng của auxin 23
1.2.5. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hoà tăng trưởng thực vật 25
1.3. Đặc điểm địa bàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 26
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 26
1.3.2. Nông – lâm nghiệp 32
1.3.3. Kinh tế - xã hội 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2.2. Phương pháp chuyên khảo 35
2.2.3. Phương pháp điều tra PRA 35
2.2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu 38
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 39
3.1. Thực trạng trồng cây thanh long ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị 39
3.1.1. Nguồn gốc thanh long, loại đất trồng thanh long 39
3.1.2. Số hộ dân trồng thanh long, số gốc và diện tích thanh long trên địa bàn các xã
nghiên cứu 39
3.1.3. Độ tuổi thanh long 41

3.1.4. Giá thể trồng thanh long 42
3.1.5. Các biện pháp và kĩ thuật chăm sóc thanh long trên địa bàn nghiên cứu 43
3.1.6. Sâu bệnh và các loài xâm hại 45
3.1.7. Hiệu quả kinh tế của cây thanh long 45
3.1.8. Hướng phát triển cây thanh long tại các xã trong thời gian đến 47
3.2. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành
của thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ 48
3.2.1. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến số lượng chồi 48
3.2.2. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài chồi 53
3.2.3. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến số lượng rễ 58
3.2.4. Kết quả thực nghiệm thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến chiều dài rễ 63
PHẦN BA. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
3
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt: Viết đầy đủ
AIA: axit β- indol axetic
AIB: Axit β-indol butiric
α- NAA: α - Napthyl axetic axit
CT: công thức
ĐC: đối chứng
NXB: nhà xuất bản
TP: thành phố
4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1. Chiều dài cành thanh long 9

Bảng 1.2. Sự ra hoa của thanh long trong năm 10
Bảng 1.3. Thành phần quả của thanh long ở Bình Thuận 12
Bảng 1.4. Thành phần sinh hóa của quả 12
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu về khí hậu 28
Bảng 1.6. Tình hình sử dụng đất của huyện Hướng Hóa 31
Bảng 3.1. Thống kê số hộ, số gốc, diện tích trồng thanh long ruột trắng và ruột đỏ
trên địa bàn các xã nghiên cứu 40
Bảng 3.2. Thống kê số gốc thanh long ruột trắng và ruột đỏ ở các độ tuổi khác nhau 41
Bảng 3.3. Thống kê loại giá thể trồng cây thanh long 42
Bảng 3.4. Thống kê số lần làm cỏ trong năm cho thanh long 43
Bảng 3.5. Thống kê số lần vun gốc, bón phân 44
Bảng 3.6. Năng suất, lợi nhuận từ cây thanh long 46
Bảng 3.7. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 48
Bảng 3.8. Số lượng chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 50
Bảng 3.9. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ và ruột trắng qua các giai đoạn theo
dõi 52
Bảng 3.10. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 53
Bảng 3.11. Chiều dài chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 55
Bảng 3.12. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai
đoạn theo dõi 57
Bảng 3.13. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 58
Bảng 3.14. Số lượng rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 60
Bảng 3.15. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 62
Bảng 3.16. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 63
Bảng 3.17. Chiều dài rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 65
Bảng 3.18. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai
đoạn theo dõi 67
5
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 49

Biểu đồ 3.2. Số lượng chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 51
Biểu đồ 3.3. Số lượng chồi của thanh long ruột đỏ và ruột trắng qua các giai đoạn
theo dõi 52
Biều đồ 3.4. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 54
Biểu đồ 3.5. Chiều dài chồi thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 56
Biểu đồ 3.6. Chiều dài chồi thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai
đoạn theo dõi 57
Biểu đồ 3.7. Số lượng rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 58
Biểu đồ 3.8. Số lượng rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 61
Biểu đồ 3.9. Số lượng rễ của thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 62
Biểu đồ 3.10. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ qua các giai đoạn theo dõi 64
Biểu đồ 3.11. Chiều dài rễ thanh long ruột trắng qua các giai đoạn theo dõi 66
Biểu đồ 3.12. Chiều dài rễ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng qua các giai
đoạn theo dõi 67
3. Danh mục hình
Hình 1.1. Cấu trúc một số auxin phổ biến 20
Hình 1.2. Bản đồ huyện Hướng Hóa 33
6
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống càng được cải thiện, con người càng
chú ý nhiều hơn đến nhu cầu được ăn ngon, đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại hoa
quả từ thiên nhiên. Cũng như nhiều loại hoa quả khác, thanh long là một loại quả dễ
ăn, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và phù hợp mọi lứa tuổi.
Thanh long Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng
hay đỏ là cây ăn quả đang được trồng nhiều ở Việt Nam, bên cạnh đó thanh long
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng cũng đang được
đưa vào trồng ở một số vùng trong cả nước.
Ở Việt Nam nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng chỉ mới biết đến nhiều
về giống thanh long ruột trắng. Ở Huyện Hướng Hóa có rất nhiều hộ gia đình trồng

thanh long nhưng ở dạng tự phát, chưa có quy hoạch, việc nghiên cứu các đặc điểm
sinh học và khả năng sinh trưởng phát triển và nhân giống cây thanh long hầu như
chưa được quan tâm đến. Huyện Hướng Hóa là một huyện miền núi, đất đai, thổ
nhưỡng giàu tiềm năng phát triển về các loại cây ăn quả trong đó có cây thanh long
nhưng vẫn chưa có sự khảo sát và đánh giá về diện tích, sản lượng trồng thanh long
trên địa bàn huyện.
Hoocmon thực vật từ lâu đã được biết đến là các chất đóng một vai trò quan
trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Auxin là một nhóm chất kích thích
sinh trưởng được nghiên cứu và được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Tuy
nhiên việc tìm ra nồng độ thích hợp cụ thể của auxin trên mỗi loài cây vẫn là vấn đề
cần được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là trên đối tượng thanh long, hiện chưa tìm
thấy một công bố nào.
Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng trồng và thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành của
thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus (F.A.C.Weber) Britton & Rose) và
ruột trắng (Hylocereus undatus (Haw.) Britton & Rose) ở huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng trồng cây thanh long ở địa bàn huyện Hướng Hóa.
7
- Xác định ảnh hưởng của α-NAA (α - Napthyl axetic axit) đến khả năng giâm
cành của hai loài thanh long ruột đỏ và ruột trắng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Xác định được thực trạng trồng thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ ở
huyện Hướng Hóa làm cơ sở cho việc phát triển các giống này trên địa phương.
- Xác định được ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng giâm cành của mỗi
giống thanh long.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Từ việc tìm hiểu thực trạng trồng cây thanh long, đề xuất biện pháp quy

hoạch trồng 2 loài thanh long này trên địa bàn huyện Hướng Hóa cho phù hợp.
- Trên cơ sở xác định được nồng độ α-NAA có hiệu quả nhất trong nhân giống,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các giống thanh long tại địa bàn huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
8
PHẦN HAI. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây thanh long
1.1.1. Đặc điểm sinh thái
Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những
vùng có khí hậu nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50
0
C tới 55
0
C, nhưng nó
không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh
sáng mạnh, vì thế nếu bị che ánh nắng thân cây sẽ kém phát triển và lâu cho quả.
Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận),
đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)… Cây thanh long cũng có khả
năng thích ứng với các loại đất chua có độ (pH) khác nhau. Khi trồng thanh long
nên chọn chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 – 50 cm và để có năng suất cao
chúng ta nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa khô. Cây thuộc họ xương rồng chịu
hạn rất tốt nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số nông hộ ở Cần Giờ
trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng
mặt, mùa khô không tưới cây vẫn phát triển và cho năng suất cao [5], [17].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
1.1.2.1. Rễ cây
Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là
nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ đó là rễ địa sinh
và khí sinh.

Rễ địa sinh phát triển từ phần lồi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày
thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của
chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa
sinh tập trung ở gốc có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây.
Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 – 15 cm). Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ
xuất hiện trong tầng đất từ 0 – 30 cm. ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể
mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm
giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ.
Khi đất ẩm rễ mọc trở lại một cách dễ dàng [20], [31].
9
Do hệ thống rễ tơ nằm gần sát mặt đất, rất dễ bị tổn thương nên trong quá trình
canh tác cần hết sức thận trọng tránh làm rễ tổn thương nhiều.
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống
(choái) để giúp cây leo lên giá đỡ, giúp cho cây vững chắc khó bị đỗ ngã, ngoài ra
chúng còn có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng, nhờ vậy cây thanh long có thể
phát triển trên các cây khác khi chúng bám. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ phát
triển dài ra và bám xuống đất giống như rễ địa sinh [18], [31].
1.1.2.2. Thân, cành
Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên
trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột
(columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài.
Thân, cành thường có ba cánh dẹt, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các nước khác có 3,
4 hoặc 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp
lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 -
4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Trong thân chứa nhiều nước nên có khả
năng chịu hạn [18].
Chúng sử dụng CO
2
trong quang hợp theo hệ CAM (Crassulacean Acid
Metabolism) là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho

từ 3 – 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành
xếp thành hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt
ra cành từ 40 – 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi
trung bình ra độ 30 cành, hai tuổi ra độ 70 cành, ba tuổi ra độ 100 cành và bốn tuổi
130 cành. Ở cây 5 – 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 – 170 cành. [17], [18], [28].
Chiều dài cành thanh long đo ở cuối vụ thu hoạch được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Chiều dài cành thanh long
Tuổi vườn Trung bình (cm) Dài nhất (cm) Ngắn nhất (cm)
1 73 119 42
2 82 140 52
3 98 180 49
4 108 160 45
5 103 140 53
(nguồn: Nguyễn Văn Kế, đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh) [37]
1.1.2.3. Hoa
10
Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam Bộ hoa xuất hiện sớm
nhất vào trung tuần tháng 3 và kéo dài tới khoảng tháng 10 dương lịch, rộ nhất từ
tháng 5 tới tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiều lá đài và
cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường
kính 5 – 8 mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Các bộ phận ngoài cùng của
bao hoa màu vàng cong ra phía ngoài, các bộ phận ở trong như nhị và đầu nhụy
màu trắng sữa. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong
vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn
độ 20 ngày [1], [17], [18].
Theo dõi 240 trụ tại hộ anh Võ Thành Nghiệp, tại nông trường Phạm Văn Hai
(tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai – Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh) trên các liếp đất
phèn cây thanh long đã trồng được 3 năm, nghiên cứu các đợt thanh long ra hoa cho
thấy như sau:

Bảng 1.2. Sự ra hoa của thanh long trong năm
Ngày/tháng/năm Số hoa ra Tỷ lệ (%)
10/3 - 04/5/1995 583 2,57
11/5 - 31/5/1995 4343 19,14
01/6 - 30/6/1995 9945 43,83
01/7 - 31/7/1995 6788 29,92
01/8 - 31/8/1995 997 4,40
01/9 - 11/9/1995 32 0,14
Tổng số hoa ra trong năm 22.688 100,00
Số hoa trên mỗi trụ: 94,5
(nguồn: Nguyễn Văn Kế, đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh) [37].
Như vậy mùa ra hoa rộ là từ giữa tháng 5 tới cuối tháng 8.
1.1.2.4. Quả và hạt
Sau khi hoa thụ phấn, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng (cactus pears),
trong 10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về cả
kích thước lẫn trọng lượng. Quả to hình trái xoan, nặng trung bình 200 – 300g, có
quả nặng đến 500g. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh (do phiến hoa
còn lại), đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc
11
chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Đại đa số cây thanh long trồng ở miền Nam
Việt Nam có thịt quả màu trắng trong có nhiều hạt như hạt vừng, đen, mềm có thể
cùng ăn cả thịt quả lẫn hạt.
Quả thanh long có vị ngọt, mềm, hơi chua, dùng để giải khát. Thịt quả thanh
long có tác dụng chữa bệnh thiếu máu. ở Colombia có giống thanh long quả vàng có
chứa chất captin dùng làm thuốc trợ tim. Các thương nhân Đài Loan còn cho biết
thanh long có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp và xuất huyết não. Người dân
thường dùng hoa và thân đem sắc lên làm thuốc chữa bệnh ho [3], [17], [27].
Phần ăn được trong thịt quả thanh long chiếm 70%, vỏ chiếm 26% trọng lượng
tươi, hạt chiếm 4%.
Thành phần dinh dưỡng trong quả thanh long theo Capos Hugueney (1986)

như sau:
Nước: 84,4%,
Chất xơ: 1,4%,
Protit 1,4%,
Tro: 0,6%,
Lipit: 0,4%,
Vitamin C: 8mg/100g,
Gluxit: 11,8%,
Vitamin A: không đáng kể [17].
Thời gian từ khi hoa thụ phấn tới thu hoạch chỉ từ 22 – 25 ngày, trong thí
nghiệm thắp đèn tạo quả trái vụ của Đỗ Văn Bảo thì thời gian này là 25 – 28 ngày.
Như vậy thời gian phát triển của quả thanh long tương đối ngắn so với nhiều loại
quả nhiệt đới khác như xoài, sầu riêng, chuối, dứa thường phải mất từ 85 – 140
ngày. Tại Bình Thuận phân tích 100 quả lấy ngẫu nhiên cho thấy sự phân bố về kích
thước và trọng lượng như sau:
Bảng 1.3. Thành phần quả của thanh long ở Bình Thuận
Hạng quả (g) < 330 330 - < 500 500 - <700 700
Tỷ lệ (%) 20 65 12 3
Trọng lượng TB (g) 270 410 565 750
Dài TB (cm) 12,5 13 15 16
12
TB (cm) 11 12 12 13,5
Dày vỏ (mm) 4,8 4,6 4,5 3,8
Phần ăn được (g) 170 315 400 550
(nguồn ) [33]
Trong một thí nghiệm xử lý thanh long ra hoa trên đất phèn nông trường Phạm
Văn Hai cân ngẫu nhiên 150 quả, trọng lượng trung bình là 568,8 g. Dài trung bình
là 12,28 cm và đường kính trung bình là 9,2 cm, như vậy quả đặc và chắc hơn. Gần
đây do thâm canh cao, đã có nhiều quả lớn trọng lượng từ l kg đến l,3 kg. Thường
quả nặng trên 300 g là đã có thể xuất khẩu được.

Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy trong 100 g thịt quả chín: hàm lượng
đường tổng số có thể biến động từ 8 g đến 12 g, vitamin C từ 3,8 mg đến 9,4 mg.
Có sự biến động này là do phân bón, chế độ chăm sóc và thời gian hái, nếu để quả
chín trên cây càng lâu càng ngọt. Trong bản dự thảo mô tả sản phẩm thanh long mà
phân viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã xây dựng cho thấy độ Brix của thanh long
ở Bình Thuận biến thiên từ 11% đến 15,3%, quả có độ cứng từ l,73 tới 2,0 lbs [37].
Bảng 1.4. Thành phần sinh hóa của quả
Thành phần Trong 100 g ăn được
Brix (tổng số chất hòa tan) 13
Đường khử (g) 6,1
Đường tổng số (g) 11,5
Acid hữu cơ (g) 0,13
Protein (g) 0,53
K (mg) 212,2
P
2
O
5
(mg) 8,7
Ca (mg) 134,5
Mg (mg) 60,4
Vitamin C (mg) 9,4
Xơ (g) 0,71
(nguồn: Nguyễn Văn Kế, đại học nông lâm TP.Hồ Chí Minh)[37].
Phân tích tại Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa và Bộ môn Thủy Nông thuộc Đại học
Nông Lâm TP. HCM.
Hạt: Mỗi quả có rất nhiều hạt nhỏ, màu đen nằm trong khối thịt quả màu trắng.
Do hạt nhỏ và mềm nên không làm phiền người ăn như hạt của một số loại quả
khác.
13

1.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.1.3.1. Nhiệt độ
Cây thanh long có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia là
cây ở vùng nhiệt đới khô, ưa nhiệt độ cao, chịu hạn giỏi nên được trồng ở các vùng
nóng, thanh long không chịu được lạnh giá, nhiệt độ thích hợp là 25 – 35
0
C. Dưới
10
0
C và trên 38
0
C cây ngừng sinh trưởng. Cây thanh long ưa trồng ở những nơi có
cường độ ánh sáng mạnh, vì vậy nếu bị che bớt nắng, thân cây sẽ gầy yếu và chậm
ra quả. Nếu ở nhiệt độ quá cao, mầm hoa khó hình thành, do đó không có quả.
Vùng trồng thanh long có hiệu quả kinh tế có nhiệt độ bình quân phải từ 20
0
C trở
lên [13], [31].
1.1.3.2. Ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện
ngày dài. Là cây ưa nhiều ánh sáng, cường độ ánh sáng thích hợp nhất là trên 8000
lux. Nếu thấp hơn 2500 lux quá trình sinh trưởng và tích lũy dinh dưỡng của cây sẽ
bị ảnh hưởng. Trường hợp cường độ ánh sáng quá mạnh phải có dàn che chắn bớt.
Một số nghiên cứu của Israel cho thấy trong điều kiện nắng gắt và nóng che bớt ánh
sáng dưới 50% có lợi cho sinh trưởng của cây [17], [26].
1.1.3.3. Nước
Thanh long là cây rất chịu hạn song khả năng chịu úng của cây không cao.
Nếu thiếu nước gặp hạn trong một thời gian dài cây không bị chết, song để cây sinh
trưởng và phát triển bình thường thì cần phải có nước. Thiếu nước sẽ gây nên rụng
hoa, quả. Nếu còn quả trên cây thì quả sẽ nhỏ, năng suất không cao và chất lượng

quả kém. Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất
là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái [17], [31], [39].
Nhu cầu về lượng mưa của cây là 800 – 2000 mm, nếu vượt quá giới hạn
trên sẽ gây rụng hoa và thối quả.
1.1.3.4. Gió
Gió to và bão ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả của thanh long.
Với các cây lớn, phần trên tán cây xòe rộng rất dễ bị gãy đổ khi gặp gió to. Vùng
duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió cho thanh long [19], [20], [31].
14
1.1.3.5. Đất
Thanh long sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc
màu (Bình Thuận), đất phèn (TP. Hồ Chí Minh, Long An), đất đỏ latosol (Long
Khánh). Độ chua thích hợp pH = 6,0 – 7,5. Nên chọn các chất đất có tầng canh tác
30 – 50 cm và để có năng suất cao nên tưới nước và giữ ấm cho cây vào mùa nắng
[19], [20].
12.1.4. Kĩ thuật trồng trọt
1.1.4.1. Giống trồng
Theo một số tác giả thì ở nước ta chỉ có một giống thanh long duy nhất được
trồng từ trước tới nay, nhưng nếu đem trồng ở những điều kiện sinh thái khác nhau
(nhất là điều kiện đất đai, ánh sáng và chế độ chăm sóc…) thì thanh long sẽ cho ra
những dạng trái khác nhau.
Qua điều tra khảo sát của trạm thực nghiệm giống cây Hàm Minh (Bình
Thuận) thì thanh long Bình Thuận cho 3 dạng trái:
- Dạng trái dài: trái dài thon, khi chín vỏ trái có màu đỏ nhạt, số cánh hoa
thường là 23, cây có thân bẹ nhỏ, màu xanh đậm, có chiều dài cành trung bình 1,6 –
1,7 m, mép cành có độ gợn sóng nông, dây trên trụ trồng thường lượn theo hình chữ
S.
- Dạng trái tròn: trái có dạng tròn, to, vỏ trái màu đỏ tươi khi chín, số cánh
hoa thường là 21 cánh, cây có thân bẹ to màu xanh nhạt, mép cành có độ gợn sóng
sâu, đầu dây thường cụp vào thân trụ, nên dạng tán trụ gọn.

- Dạng trái nhỏ: thường cho trái nhỏ, có nhiều tai trái, vị ngọt hơn hai loại
trên. Cây có thân bẹ to, xanh đậm [20].
Hiện nay ở nước ta trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng phổ biến là
thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), giống thanh long Bình
Thuận và thanh long Chợ Gạo có thịt quả màu trắng, chắc, khá ngọt, ít chua, quả to,
năng suất cao Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khó
khăn, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái màu trắng [18].
Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 – 9 (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến
thu hoạch khoảng 28 – 35 ngày.
15
Vào năm 1995, viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam được sự hỗ trợ của
CIRAD (Pháp) đã nhập hai giống thanh long ruột đỏ và ruột vàng. Kết quả khảo
nghiệm giống thanh long ruột đỏ đã có môt số ưu điểm như: khả năng ra hoa mạnh
và kéo dài, phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ đẹp. Tuy nhiên chúng có khuyết điểm
là khả năng thụ phấn tự nhiên kém, trái nhỏ và hình dạng trái không đẹp [27].
Vì vậy, từ năm 1995 – 1998, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn
quả miền Nam đã tiến hành tạo các tổ hợp lai cải thiện nhược điểm của giống ngày,
năm 2004 tạo được giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (giống lai giữa bố là:
thanh long ruột đỏ từ Colombia và mẹ là thanh long ruột trắng) để cải thiện nhược
điểm này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là giống quốc
gia năm 2005 .
Đặc điểm của thanh long ruột đỏ Long Định 1:
- Cây sinh trưởng mạnh, cành to khỏe, khả năng đâm cành trung bình, rất
giống cành của thanh long ruột trắng.
- Ít chịu ảnh hưởng bởi quang chu kì, cây có khả năng ra hoa rất mạnh và gần
như quanh năm. Trong điều kiện ngày dài, cây có rất nhiều hoa và mỗi năm cho 3 –
4 đợt hoa chính (cây 3 năm tuổi mỗi đợt cho khoảng 45 – 50 hoa/ trụ) và xen 4 – 5
đợt hoa phụ (5 – 10 hoa/ trụ/ đợt).
- Trọng lượng trung bình khoảng 400 g/trái, vào mùa nghịch (tháng 10 đến
tháng 1 năm sau, trọng lượng có thể đạt 600 – 700 g). Dạng trái giống thanh long

ruột trắng (Bình thuận), vỏ trái có màu đỏ sáng, tai trái xanh,cứng, vỏ dày 2,5 – 3
mm.
- Năng suất cao (bằng hoặc hơn thanh long ruột trắng). Cây 3 tuổi tại Tiền
Giang cho năng suất 57,9 tấn/ha. Tại Long An cho năng suất 32,53 tấn/ha và tại
Bình thuận cho năng suất 37,5 tấn/ha.
- Thịt trái chắc, màu đỏ tím, tỉ lệ ăn được cao (65 – 70%), vị ngọt chua nhẹ
(độ Brix 16 – 17%, pH 4,7 – 5,1), axit tổng số: 0,23 mg/100ml dịch quả, thịt quả
khá chắc hơn 0,55 kg/cm
2
. Năng suất trung bình 40 – 50 kg/trụ/ năm với cây 3 năm
tuổi [18], [20].
1.1.4.2. Chuẩn bị đất
16
Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên
sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì [1].
1.1.4.3. Mật độ - khoảng cách trồng
Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày
cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Vùng đất thấp hoặc đất ruộng cần xẻ
mương lên tiếp. Mương rộng 1,5 – 2m, liếp rộng 3 – 4 m., trên liếp trồng 2 hàng với
khoảng cách cây 3m. Bình thường, nên trồng với khoảng cách là 3m x 3m (hàng
cách hàng 3m, trụ cách trụ 3m), mật độ khoảng 1.000 – 1.100 trụ/ha [17], [18].
1.1.4.4. Trụ trồng
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện
nay trụ xi măng cốt sắt đang sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích thước dài
2 – 2,2 m, cạnh vuông từ 15 – 20 cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 – 1,6 m, phần chôn dưới mặt đất
khoảng 0,5 – 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong
theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.
Nếu không trồng bằng trụ có thể làm giàn khung đỡ: làm bằng loại gỗ tốt
chiều dài 05 – 0,6 m, đóng thành giàn khung hình chữ thập hoặc một vòng tròn trên

đầu trụ để khi leo tới đầu trụ cành thanh long rủ trên giàn khung tạo thành tán cây
như một cái dù (hoặc hình nấm). Có thể làm giàn đỡ bằng que sắt thay gỗ [1], [26].
1.1.4.5. Hom giống
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt
các tiêu chuẩn sau:
- Cành dùng làm giống cần chọn trên cây mẹ là giống thanh long ruột trắng
và thanh long ruột đỏ Long Định 1 có năng suất cao, khỏe, ít sâu bệnh.
- Chọn các cành có tuổi từ 1 – 2 năm, gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế
thối cành.
- Chiều dài hom tốt nhất là 40 – 50 cm, hom mập có màu xanh đậm, sạch sâu
bệnh.
- Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nảy chồi tốt.
17
Sau khi chọn cành xong, phần gốc cành 2 – 4 cm cần cắt bỏ phần vỏ chỉ để
lại lõi cành giúp cành nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát
khoảng 10 – 15 ngày cho ra rễ hoặc có thể trồng thẳng mà không qua giai đoạn
giâm cành [1], [18].
1.1.4.6. Thời vụ trồng
Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống
thích hợp nhất là:
- Tháng 10 – 11: là thời điểm tốt nhất vì nguồn hom giống dồi dào, các vùng
đất thấp tránh được nguy cơ ngập úng, nhưng cần phải đảm bảo có đủ nước tưới
trong mùa khô.
- Tháng 5 – 6: đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa
(tháng 5 – 6) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống.
- Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống [20], [22].
1.1.4.7. Cách đặt hom trồng trực tiếp
- Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất
để tránh thối gốc.
- Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi

cho cành ra rể và bám sát vào cây trụ.
- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, đổ ngã.
- Mỗi trụ đặt 4 – 5 hom theo từng mặt trụ [1], [18].
1.1.4.8. Tưới nước
Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài
nếu không đủ nước sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm
năng suất.
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: cành mới hình thành ít,
cành sinh trưởng rất chậm, bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu
nước khi ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao hơn 80%, quả nhỏ, do
đó cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
18
Cây mới trồng tưới nước 3 – 4 ngày 1 lần vào hố trụ, khoảng 10 – 15 lít/1
trụ, mùa khô từ năm thứ 2 trở đi 7 ngày tưới 1 lần. Số lượng nước cần gấp đôi so
với ngày thường là 30 – 40 lít/1 trụ.
1.1.4.9. Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, xơ dừa, rễ lục bình (bèo tây) để tủ gốc giữ
ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát
triển của cỏ dại và bổ sung dinh dưỡng cho đất.
1.1.4.10. Tỉa cành và tạo tán
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông
thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định.
- Tỉa cành tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh
dưỡng.
- Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát
triển tốt, áp sát cây trụ.
- Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn
cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm
yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất
trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2 – 1,5 m bấm ngọn cành giúp

cành phát triển tốt và nhanh cho quả.
- Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành
bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán [3].
1.1.4.11. Cỏ dại
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu
bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc.
Phải dọn dẹp, cắt sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm
hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại
thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn,
nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ
trong hồ sơ của hộ gia đình, hợp tác xã ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử
dụng. Có thể dùng rác, rơm rạ, lá dừa khô phủ gốc, vừa giữ ẩm, vừa chống cỏ dại
[18].
19
1.1.4.12. Phân bón
Tuỳ theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy
đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ để hạn chế ô
nhiễm đất và nguồn nước.
- Bón lót: phân chuồng hoai (phân bò, phân gà…) 20 – 30kg/1 trụ
- Bón thúc: lượng phân bón cho cây thay đổi tùy thuộc tuổi cây. Cây mới
trồng bón ít, khoảng 50g hỗn hợp NPK cho mỗi trụ và tăng dần lên các năm sau từ
100 đến 500g.
Thời gian bón chia 2 lần: sau thu hoạch và nuôi quả
Cách bón: pha phân vào nước và tưới vào quanh trụ cây [3], [37].
1.1.4.13. Phòng trừ sâu bệnh
- Có 2 loại kiến hại vào thời kì ra hoa kết quả: kiến lửa màu đỏ và kiến đất
màu đen. Dùng Lindafor 4G 10kg/ha rắc vào gốc.
Cách làm: dùng 10kg Lindafor 4G trộn đều trong 1m
3
cát khô, sau đó cho

vào ống bơ đục lỗ rồi rắc vào gốc hoặc Basudin 10H: 3-4kg/ha, cách làm như trên.
- Bọ xít: hại thanh long từ khi có nụ hoa đến khi hình thành quả. Dùng
Trebon, Applaud Mipc, Bassa nồng độ 0,2% để phun.
- Ngoài ra còn có các loài hại khác như ruồi đục quả (Dacus dorsalis), ốc
sên…
- Biện pháp phòng trị: làm vệ sinh vườn sau mùa thu hoạch, ban đêm soi đèn
để thu gom ốc sên, nếu cây ra hoa và đậu quả nên thu gom ốc sên vào sáng sớm và
chiều tối, cho cỏ non, rau cải vào bao thức ăn để quanh gốc thanh long làm mồi nhử
ốc sên chui vào rồi sáng sớm thu gom.
- Các bệnh thường gặp trên cây thanh long gồm
+ Bệnh thán thư: xảy ra khi quả chín, lúc đầu xuất hiện những vết loét bằng
đầu đũa, sau đó loang dần ra hết cả vỏ quả. Bệnh này do nấm Collétotrichum
glocesporiodes gây ra.
+ Bệnh thối đầu cành: do nấm Altermaria gây ra. Ngọn cành thanh long
chuyển sang màu vàng, mềm và sau đó bị thối. Phòng trừ bằng cách phun Rovral 2
lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
20
+ Ngoài ra còn có các bệnh đốm nâu trên cành, bệnh nấm cành, bị dơi, chim,
chuột phá hoại [18].
1.2. Tổng quan về chất kích thích sinh trưởng Auxin
1.2.1. Cấu tạo auxin
Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật có cấu tạo hóa học đa dạng
gồm nhiều loại, ngoài các auxin do thực vật tổng hợp có trong cơ thể thực vật (nội
sinh), còn có các auxin do con người tổng hợp bằng con đường nhân tạo (ngoại
sinh).
Auxin phần lớn đều là dẫn xuất của các nhóm indol, phenol, naphthalene.
Auxin được nghiên cứu kĩ nhất là acid – indol – acetic (AIA), đây cũng là auxin tự
nhiên phổ biến được phát hiện trong cơ thể thực vật bậc cao. Dưới đây là bảng cấu
tạo của các loại auxin [2], [25].
Hình 1.1. Cấu trúc một số auxin phổ biến

1.2.2. Sự phân bố và vận chuyển auxin trong cây
Auxin được tổng hợp từ các phần non của cây, nơi quá trình sinh trưởng diễn
ra mạnh như đỉnh sinh trưởng của thân, chóp rễ. Từ các phần tiến hành tổng hợp đó,
21
auxin được vận chuyển đến các vùng khác để phân bố lại auxin trong cây nhằm thỏa
mãn nhu cầu auxin của vùng đó.
Các cơ quan khác nhau có hàm lượng auxin khác nhau. Rễ có hàm lượng
auxin thấp nhất (khoảng 10
-12
– 10
-10
M), chồi bên có hàm lượng auxin trung bình
(khoảng 10
-10
– 10
-8
M), đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn là nơi có hàm lượng auxin
cao nhất (khoảng 10
-6
– 10
-4
M). Hàm lượng auxin trong các cơ quan liên quan đến
nhu cầu auxin cả các cơ quan đó, như vậy đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn có nhu
cầu auxin cao nhất, còn rễ có nhu cầu auxin thấp nhất [12].
Do auxin được tổng hợp mạnh tại các phần non nên dẫn đến sự phân bố
không đều auxin trong cây đồng thời tạo ra gradient nồng độ giữa các vùng khác
nhau trong cây làm động lực quan trọng cho sự di chuyển auxin trong cây.
Quá trình vận chuyển auxin trong cây thực hiện qua hai con đường: qua các
tế bào sống và theo mạch dẫn trong cây. Quá trình vận chuyển theo con đường qua
các tế bào sống xảy ra chủ yếu là vận chuyển qua màng tế bào [10], [12].

1.2.3. Tác dụng sinh lý của auxin
Auxin là chất kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích sự dãn của tế
bào, đặc biệt theo chiều ngang, làm tế bào lớn lên. AIA gây ra sự giảm độ pH trong
thành tế bào, hoạt hóa enzym phân giải các polysaccharide, làm cho liên kết giữa
các sợi cellulose lỏng lẻo, làm cho thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất
thẩm thấu của không bào trung tâm. Các phân tử cellulose trượt lên nhau. Ngoài ra,
auxin cũng kích thích sự tổng hợp các hợp phần cấu trúc màng tế bào (cellulose,
pectin…), các cầu nối ngang được hình thành mới cố định thành tế bào ở vị trí mới.
Các nguyên liệu được tổng hợp nên thành tế bào mới một cách hoàn chỉnh. Như
vậy, sự dãn, kéo dài tế bào thực vật xảy ra do hai hiệu ứng, đó là sự dãn của thành tế
bào và sự tăng thể tích, khối lượng chất nguyên sinh [25], [30].
Bên cạnh đó, auxin còn có tác động đến tính hướng động (hướng quang và
hướng đất). Đối với quá trình hướng quang thì AIA được phân bố nhiều hơn ở phần
khuất ánh sáng cũng như phần dưới cơ quan nằm ngang, gây nên sự sinh trưởng
không đều ở hai phía của cơ quan. Cụ thể là auxin được vận chuyển đến bên không
được chiếu sáng, kích thích sự kéo dài tế bào, phần được chiếu sáng sinh trưởng
chậm hơn, vì vậy cây hướng về phía có ánh sáng. Riêng đối với hướng đất thì
22
auxin được vận chuyển xuống phần ở thấp hơn và kích thích sinh trưởng vùng này.
Từ đó gây nên tính hướng đất [8], [10].
Đặc biệt auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn. Khi chồi ngọn và rễ chính sinh
trưởng sẽ ức chế sinh trưởng của chồi bên, rễ phụ và ngược lại. Đó là một mối
tương quan trong sinh trưởng. Đó là do lượng AIA được hình thành trên ngọn cao
hơn và được vận chuyển xuống dưới. Trên con đường đi xuống nó đã ức chế sinh
trưởng của chồi bên. Nếu cắt đỉnh ngọn, tức là làm giảm lượng auxin nội sinh thì sẽ
kích thích chồi bên sinh trưởng. Tác dụng cytokinin ngược lại, làm yếu ưu thế ngọn,
kích thích chồi bên sinh trưởng. Do đó mức độ của ưu thế ngọn phụ thuộc vào tỉ lệ
giữa auxin/cytokinin. Càng gần chồi ngọn tỉ lệ này càng cao và ưu thế chồi ngọn
càng mạnh mẽ [4], [7].
Một trong những vai trò sinh lý quan trọng nữa của auxin là kích thích sự ra

rễ, đặc biệt là rễ phụ. Hiệu quả này của auxin càng đặc trưng trong giâm cành và
chiết cành [30].
Auxin kích thích sự chuyển động của chất nguyên sinh. Auxin làm tăng sự di
chuyển chất nguyên sinh trong trao đổi chất, kích thích quá trình sinh tổng hợp và
ức chế sinh phân giải hợp chất cacbon sẽ thúc đẩy các quá trình sinh lý (quang hợp,
hô hấp, hấp thụ và vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ trong cây).
Đối với các giai đoạn sinh sản của cây, auxin có vai trò hết sức quan trọng.
Đó là kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả. Auxin ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá,
hoa, quả là nơi khá nhạy với các chất ức chế sinh trưởng. Phun auxin lên lá, hoa,
quả sẽ tránh được sự rụng sớm lá, hoa, quả non, tạo cho năng suất được ổn định và
nâng cao. Đặc biệt auxin kích thích sự hình thành quả và ra quả không hạt. Phôi hạt
phát triển từ hợp tử, là nơi tổng hợp auxin sẽ khuếch tán vào bầu nhụy và kích thích
bầu nhụy lớn lên thành quả. Bổ sung thêm auxin cho hoa làm tăng hoặc thay thế
lượng auxin nội sinh trong phôi, do đó có thể không cần qua quá trình thụ phấn, thụ
tinh mà bầu vẫn lớn lên và tạo thành quả. Đặc điểm này đã được ứng dụng nhiều
trong sản xuất nông nghiệp [13], [14], [30].
Như vậy ta thấy rằng auxin là một chất kích thích sinh trưởng ảnh hưởng tốt
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Từ đó mang lại nhiều lợi ích
trong sản xuất nông nghiệp [16].
23
1.2.4. Ứng dụng của auxin
- Ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa, quả: để tăng năng suất cây trồng, bên
cạnh biện pháp xúc tiến hình thành quả, cần ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa và
quả non. Nguyên nhân của hiện tượng này là khi quả sinh trưởng nhanh thì hàm
lượng auxin nội sinh từ hạt không đủ để cung cấp cho quả lớn. Nếu gặp một số điều
kiện bất thuận thì sự tổng hợp axit abxixic và etylen tăng nhanh làm cho sự cân
bằng hormone thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng. Ðể ngăn chặn
sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm auxin ngoại sinh. Người ta thường sử
dụng α-NAA cho cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại
cây trồng. Ðể ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc quả non

của lê α-NAA với nồng độ 10 ppm có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn sự rụng của
quả trước và lúc thu hoạch. Ðối với táo xử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có
biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây thêm một số
ngày nữa.
Việc phun NAA ở nồng độ 250 – 500 ppm có tác dụng kéo dài sự rụng hoa
từ đó làm tăng sự đậu trái. Phun NAA tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát
(Muchjajib, 1988).
- Auxin còn được ứng dụng nhiều trong việc kích thích sự hình thành rễ của
cành giâm, cành chiết. Phương pháp nhân giống vô tính đối với các loại cây trồng là
một phương pháp nhân giống phổ biến trong trồng trọt. Trong giâm cành và chiết
cành của các loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây cảnh, cây
thuốc thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng một số các chất
kích thích sinh trưởng đã nâng cao hiệu quả rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế
bào của mô phân sinh tượng tầng để hình thành mô sẹo (callus) rồi từ đó hình thành
rễ mới. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng các chất như: axit β- indol axetic
(AIA); Axit β-indol butiric (AIB); µ-NAA; 2,4D; 2,4,5T Nồng độ sử dụng tùy
thuộc vào phương pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng và mùa vụ [4].
Sự hình thành rễ phụ của các cành giâm, cành chiết có thể chia làm ba giai
đoạn: Giai đoạn đầu là phản phân hóa tế bào trước tầng phát sinh, tiếp theo là xuất
hiện mầm rễ và cuối cùng mầm rễ sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng vỏ và ra
24
ngoài. Ðể khởi xướng sự phản phân hóa tế bào mạnh mẽ thì cần hàm lượng auxin
khá cao. Các giai đoạn sinh trưởng của rễ cần ít auxin hơn và có khi còn gây ức chế.
Nguồn auxin này có thể là nội sinh, có thể xử lý ngoại sinh. Vai trò của auxin cho
sự phân hóa rễ thể hiện rất rõ trong nuôi cấy mô. Trong kỹ thuật nhân giống vô tính
thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra rễ là cực kỳ quan trọng [4], [10] .
Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết.
Phương pháp thứ nhất là phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý
nhanh. Nồng độ chất kích thích dao động từ 1.000 – 10.000ppm. Với cành giâm thì
nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3 – 5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp xử

lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và
nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 – 6.000ppm. Với cành chiết thì
sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ
khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp
thứ hai là xử lý ở nồng độ loãng – xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 20-
200 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm thì
ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 – 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với
phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 – 100 ppm. Ðối với cành chiết thì trộn dung
dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Ví dụ có thể dùng 2,4D để chiết nhãn với
nồng độ 20ppm và chiết cam, quýt với nồng độ 10 – 15ppm cho kết quả tốt.
Các chất auxin thường được sử dụng trong kích thích sự ra rễ trong cành
giâm và cành chiết là IBA, α-NAA và 2,4D(IBA > NAA > 2,4D).
Ví dụ như cây Hồng Xiêm, tẩm ướt dung dịch NAA nồng độ 1000 –
1500ppm vào vết cắt phía ngọn cành chiết cây Hồng Xiêm kích thích sự ra rễ của
cành chiết .Đối với cây ổi dùng chất kích thích như IBA, NAA 3 – 5000ppm rắc
vào chỗ chiết tỷ lệ ra rễ càng cao. Nếu chọn cành khỏe lấy trên một cây còn non,
bầu đủ ấm và đủ thoáng thì chỉ 5 – 6 tuần lễ là ra rễ, 2 – 3 tháng có thể hạ thể, 6 – 8
tuần lễ nữa thì có cây con đủ tiêu chuẩn trồng. Hãy nhúng cành giâm vào các dung
dịch IBA, NAA 100ppm trong 12 giờ trước khi cho vào bể giâm thì tăng tỷ lệ ra rễ.
Auxin cũng là một chất kích thích sinh trưởng được ứng dụng trong việc ra
hoa của cây. Các chất auxin tổng hợp như α-NAA; 2,4D cũng được sử dụng ở một
số vùng trồng dứa. Ở Hawaii nhiều cánh đồng dứa được phun dung dịch muối natri
25

×