Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.23 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
Phạm Trương Phương Vi

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC

Chuyên ngành : Kế toán Doanh nghiệp

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Năm 2009


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp nước ngồi vào nước ta đầu tư, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt
giữa các doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn là một phần quan trọng để các doanh nghiệp
tồn tại và phát triển. Từ đó, các ngân hàng thương mại lần lượt ra đời. Tuy nhiên, còn
một bộ phận lớn người dân ở khu vực nông thôn không tiếp cận được vốn của ngân
hàng do không đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng thương mại.Họ
cũng có nhu cầu về vốn đề phát triển nơng nghiệp, sản xuất kinh doanh … Trong bối
cảnh đó, quỹ tín dụng nhân dân đã được thành lập. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động
trên nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên nhằm huy động tối đa nguồn vốn
nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu về vốn tại chỗ cho
phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống của các thành viên góp phần phát triển kinh


tế xã hội, tạo cơng ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế và từng bước đẩy lùi tệ
nạn cho vay nặng lãi ở nơng thơn.
Trong hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro, QTD Mỹ Đức cũng khơng
ngoại lệ. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ
tín dụng Mỹ Đức, để rút ra bài học kinh nghiệm từ những rủi ro đồng thời cũng phát
huy thế mạnh của QTD Mỹ Đức.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại QTD 3 năm qua, từ đó tìm ra một số biên
pháp để khắc phục những khó khăn trong q trình hoạt động, giúp cho QTD nâng cao
hiệu quả và phát triển bền vững.
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
-Tham khoản sách, tạp chí.
-Trao đổi trực tiếp với cán bộ tín dụng.
-Phương pháp so sánh, phân tích sử dụng các chỉ số tài chính.
-Phương pháp thống kê bình qn.
1.4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại QTD 3 năm qua 2006, 2007, 2008.
1.5.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Do sự hạn hẹp về thời gian, và vấn đề nghiên cứu được rõ ràng, em chỉ đi sâu vào phân
tích hoạt động cho vay ngắn hạn.

Phạm Trương Phương Vi

1


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG
2.1.1. Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một khối lượng giá trị dưới hình
thái giá trị hay hiện vật tiền tệ từ người sở hữu này sang người sử dụng khác, sau một
thời gian sử dụng nhất định sẽ hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.
2.1.2. Tầm quan trọng của tín dụng
Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có nhiều đổi mới về các
hoạt động kinh tế xã hội liên tục phát triển, đang làm thay đổ dần bộ mặt kinh tế nước
ta. Trong đó, sự phát triển của ngành ngân hàng là động lực cho sự phát triển kinh tế đất
nước và góp phần quan trọng vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nước ta bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế khu vực và trên thế giới.
Các tổ chức ngân hàng tham gia hoạt động tín dụng thể hiện ở cả hai vai trò vừa là
người đi vay vừa là người cho vay. Để thu hút tiền vào ngân hàng đưa ra các điều kiện
thuận lợi cho người gửi tiền. Tiếp đó ngân hàng tìm ra những cách có lợi để đem cho
vay những gì đã vay được, sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để bổ sung
cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng những có ý nghĩa với toàn
bộ nền kinh tế xã hội mà quan trọng nhất là tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng.
2.1.3. Phân loại tín dụng
-Cho vay ngắn hạn : Là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
-Cho vay trung hạn : Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.
-Cho vay dài hạn : Là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
2.1.4. Chức năng của tín dụng
Tín dụng có 3 chức năng:
-Chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ trên cơ sở có hồn trả.
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng nhờ chức năng này mà vốn tiền tệ trong nền
kinh tế được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng một cách có hiệu quả góp
phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn điều
thực hiện theo ngun tắc có hồn trả. Vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt vừa kích thích
tập trung vốn vừa thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
-Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng xã hội.

Động viên kịp thời nguồn vốn nhàn rỗi đứng n vào lưu thơng. Thúc đẩy hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng, tín dụng làm tăng vòng quay của tiền tệ,
giảm lượng tiền dư thừa trong lưu thơng nhằm ổn định lưu thơng tiền tệ.
Tín dụng tạo điều kiện ra đời các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu. Thẻ tín
dụng, séc … cho phép thay thế một lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm bớt chi phí
liên quan như in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền.

Phạm Trương Phương Vi

2


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
-Chức năng phản ánh và kiểm sốt các hoạt động kinh tế.
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của 2 chức năng nói trên, cụ thể :
Thơng qua q trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ tín dụng góp phần phản ánh
được cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế giúp ta thấy được thực trạng tiết kiệm và
đầu tư nhằm có những chính sách thích hợp trong từng thời kỳ. Nhờ vào q trình kiểm
tra tình hình tài chính của các đơn vị vay vốn, ngân hàng nắm bắt được tình hình sử
dụng vốn và kịp thời phát hiện những sai phạm, hạn chế nguy hại cho nền kinh tế.
2.2.VAI TRỊ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
2.2.1.Vai trị trung gian thu hút vốn tài trợ
Nguồn vốn huy động của QTD biến động theo thời gian, với vai trò này QTD đã giúp
cho các khoản tài trợ chính tín dụng nhàn rỗi của hộ nông dân và các thành phần kinh tế
sinh lời và được dự trữ cho việc sử dụng sau này.
Doanh số cho vay từ các thành phần kinh tế luôn tăng qua các năm đáp ứng kịp thời nhu
cầu về vốn, đồng thời hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Với vai trò trên
QTD thật sự là người bạn của người dân, giúp các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất
kinh doanh, cải tiến kỹ thuật và tận dụng tiềm năng sẵn có vào q trình sản xuất với
năng suất và chất lượng ngày càng tốt hơn.

2.2.2.Vai trò trung gian của sản xuất nông nghiệp và các ngành khác
Nguồn vốn mà QTD cung cấp cho các thành phần kinh tế để kinh doanh sản xuất được
huy động từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau. QTD đóng vai trị trung gian kết hợp
các ngành sản xuất tạo điều kiện cùng phát triển.
2.2.3.Vai trị thúc đẩy phát triển hàng hóa ở nơng
Nguồn vốn của QTD trong thời gian qua đã hổ trợ cho sản xuất, góp phần đáng kể trong
việc gia tăng sản lượng hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt là sự gia tăng sản lượng lương
thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong tương lai cần phải có sự hổ trợ
vốn nhiều hơn nữa cho hệ thống QTD.
2.3.ĐẢM BẢO TÍN DỤNG
2.3.1. Khái niệm
Đảm bảo tín dụng là phương tiện tạo cho chủ ngân hàng một sự đảm bảo sẽ có nguồn
vốn khác để hồn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản.
2.3.2.Những thuộc tín của đảm bảo tín dụng
Giá trị vật tư đảm bảo phải hồn tồn xác định và có tính ổn định hợp lý trong thời gian
dài đủ để đề phòng sự mất giá.
-Đảm bảo tín dụng phải có thuộc tính chuyển nhượng.
-Đảm bảo tín dụng có sẵn một thị trường tiêu thụ.
-Đảm bảo tín dụng có một chứng từ sở hữu an tồn.
2.3.3. Các loại đảm bảo : có 2 loại
-Đối nhân : Sự cam kết của một người trả nợ cho ngân hàng thay cho khách hàng vay
vốn khi người nay không trả nợ vay.
-Đối vật : Việc đảm bảo được thực hiện dưới 2 hình thức.

Phạm Trương Phương Vi

3


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

+Tài sản thế chấp: Là hình thức đảm bảo mà trong đó tài sản khơng phải giao cho ngân
hàng, khách hàng vẫn được quyền sử dụng tài sản đó. Theo qui định của Việt Nam
những tài sản sau đây được xếp vào tài sản thế chấp như : Đất, cơng trình xây dựng,
vườn cây lâu năm, tàu biển.
+Tài sản cầm cố: Là hình thức đảm bảo mà trong đó khách hàng phải giao cho ngân
hàng cả giấy tờ lẫn tài sản và không được sử dụng. Theo qui định của Việt Nam những
tài sản sau đây được phép cầm cố vào ngân hàng như : vàng bạc đá quý, những chứng
từ có giá trị đang lưu hành như trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, máy móc thiết bị,
phương tiện đi lại và các giấy tờ có giá trị khác.
2.3.4.Lãi suất tín dụng
Là giá cả quyền sử dụng vốn của người khác vào mục đích sử dụng riêng của mình như
: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng và được đo lường bằng tỉ lệ phần trăm trên số
vốn đó trong một thời gian nhất định.
Lãi suất tín dụng = Lợi tức tín dụng/vốn cho vay *100.
*Lãi suất huy động vốn : Là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động
vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình như : lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
*Lãi suất cho vay : Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn
cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định, thơng thường tính theo năm, q, tháng.
Tùy theo từng phương pháp cho vay và cách trả lãi, ngân hàng có thể sử dụng hai cách
tính lãi : lãi tính độc lập khơng nhập vào vốn gốc mà chỉ tính một kỳ vào cuối kỳ hạn
gọi là cách tính (lãi đơn) và lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là
cách tính (lãi kép). Do vậy cùng một khoản vốn cho vay sau một thời gian nhất định,
tùy theo cách tính lãi sẽ thu về những khoản khác nhau.
2.4.CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.4.1. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ = DSTNHH/DSCVNH
2.4.2.Tỉ lệ nợ quá hạn
Phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng

Tỉ lệ NQH = NQH/Tổng DNNH
2.4.3. Tỉ lệ dƣ nợ quá hạn
DNNH = DNNH/Tổng DN
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của loại khách hàng cho vay ngắn hạn hay dư nợ ngắn
hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng.
2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vịng quay nhanh hay chậm của vốn đầu tư tín dụng trong
một thời kỳ nhất định.
Vịng quay vốn tín dụng = DSTN/DN bình quân

Phạm Trương Phương Vi

4


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
2.4.5.Doanh số cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng
doanh số cho vay của ngân hàng.
DSCVNH = DSCVNH/Tổng DSCV

Phạm Trương Phương Vi

5


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

CHƢƠNG 3 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QTD MỸ ĐỨC

Căn cứ quyết định số 390/TTG ngày 27/7/1993 của Thủ tướng chính phủ về việc triển
khai đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng Mỹ Đức được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 06/6/1995. Lúc
mới khai trương và đi vào hoạt động QTD Mỹ Đức chỉ được phép hoạt động trên địa
bàn liên xã Mỹ Đức, xã Khánh Hịa, xã Mỹ Phú, xã Ơ Long Vĩ, huyện Châu Phú với
nguồn vốn điều lệ ban đầu là 100.000.000đ, đến thời điểm 31/12/2006, nguồn vốn điều
lệ của QTD Mỹ Đức là 745.140.000đ (bảy trăm bốn mươi lăm triệu một trăm bốn mươi
ngàn đồng) và địa bàn hoạt động vẫn là 04 xã được cho phép. Tổng dư nợ đến
31/12/2006 là 10.834.700.000đ (mười tỷ tám trăm ba mươi bốn triệu bảy trăm ngàn
đồng) đến ngày 31/12/2008 tổng dư nợ là 17.029.300.000đ (mười bảy tỷ khơng trăm hai
mươi chín triệu ba trăm ngàn đồng), lợi nhuận luôn phát triển đều hàng năm, đến ngày
31/12/2007 lợi nhuận trước thuế là 186.000.000đ. Đến tại thời điểm 31/12/2008 lợi
nhuận trước thuế là 329.800.000đ (ba trăm hai mươi chín triệu tám trăm ngàn đông,
tổng số thành viên đến ngày 31/12/2008 là 3.393 TV. Về nhân sự QTD Mỹ Đức gồm
có.
Giám đốc : là người lãnh đạo ban điều hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh và điều
hành công việc hàng ngày của Quỹ tín dụng.
Phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành. Phó giám
đốc là thành viên Quỹ tín dụng và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
đề nghị của Giám đốc.;
Bộ phận kế tốn gồm có : một kế toán trưởng và một kế toán viên. Bộ phận kế tốn có
nhiệm vụ hoạch tốn các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày của Quỹ tín dụng, theo dõi tình
hình tài sản của Quỹ tín dụng, báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất cho các cơ quan
chức năng.
Bộ phận tín dụng có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng vay vốn, thẩm định cho vay và
đôn đốc thu hồi nợ.
Bộ phận kho quỹ nhiệm vụ chủ yếu là quản lý tiền mặt, các ấn chỉ quan trọng sử dụng
tại Quỹ tín dụng và tài sản thế chấp của khách hàng.

Phạm Trương Phương Vi


6


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SỐT
BAN GIÁM ĐỐC

PHỊNG TÍN DỤNG

PHỊNG KẾ TỐN

KHO QUỸ

PHỊNG HÀNH CHÁNH

Sơ đồ tổ chức Quỹ tín dụng Mỹ Đức
(Nguồn : phịng tín dụng)
Qua sơ đồ tổ chức trên, khi thành viên có nhu cầu vay vốn đến liên hệ phịng tín dụng
và gửi giấy đề nghị vay vốn cho cán bộ tín dụng, sau khi xem xét các yếu tố liên quan
đến hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng tiến hành phát hồ sơ vay vốn và hướng dẫn thành
viên cung cấp các thông tin ban đầu cần thiết liên quan đến món vay và các thủ tục
thành viên phải hoàn thành trên hồ sơ vay vốn và gửi lại cho cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định toàn bộ hồ sơ như năng lực pháp luật, năng luật

hành vi dân sự, mục đích vay vốn, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, thời hạn cho vay …
và đi đến quyết định cho vay hay khơng cho vay.
Nếu khơng cho vay cán bộ tín dụng phải thông báo cho thành viên biết lý do không cho
vay, nếu cho vay thì cán bộ tín dụng thơng qua trưởng phịng tín dụng đề xuất mức cho
vay, thời thời hạn cho vay, giá trị tài sản làm đảm bảo, sau khi xem xét tính hợp pháp
của hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, trưởng phịng tín dụng kiểm tra lại mục đích cho
vay, thời hạn vay vốn, mức đề xuất của cán bộ tín dụng để làm căn cứ trình lên Ban
giám đốc.
Ban giám đốc xem xét tồn bộ hồ sơ do trưởng phịng tín dụng lên nếu thấy cần thiết có
thể thẩm định lại hoặc giao cán bộ tín dụng thẩm định lại, sau khi xem xét nếu hồ sơ do
trưởng phịng tín dụng trình lên hợp pháp, hợp lệ Ban giám đốc tiến hành ký duyệt hồ
sơ cho vay và thông qua ban xét duyệt do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm trưởng ban ký
duyệt, sau đó Ban giám đốc chuyển tồn bộ hồ sơ cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng
căn cứ vào quyết định cho vay hay không cho vay của Ban giám đốc thông báo cho
thành viên biết, nếu không vay phải nêu rõ lý do, nếu cho vay thì mức cho vay là bao
nhiêu, thời hạn cho vay mấy tháng, can cứ vào mức duyệt của Ban giám đốc cán bộ tín

Phạm Trương Phương Vi

7


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
dụng hồn chỉnh hồ sơ chuyển tồn bộ hồ sơ cho phịng kế tốn, phịng kế tốn có
nhiệm vụ thực hiện cơng việc chun mơn khi hồn chỉnh chuyển tồn bộ hồ sơ cho ban
kiểm sốt kiểm tra các tính chất hợp pháp hợp lệ của hồ sơ rồi chuyển cho phịng hành
chánh đóng dấu và cuối cùng chuyển cho kho quỹ chi tiền cho thành viên.
Sau khi chi tiền xong cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn của
thành viên trong thời hạn cho vay, đối với những món vay trên 10.000.000đ (mười triệu
đồng), sau khi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, những món vay sử dụng đúng mục đích

cán bộ tín dụng phải tiến hành lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và lưu vào hồ sơ,
những món vay sử dụng sai mục đích hoặc thực trạng của tài sản bảo đảm.
Tiền vay không đảm bảo phải báo cáo kịp thời với Ban giám đốc những biểu hiện vi
phạm hợp đồng vay vốn của thành viên và đề xuất biện pháp xử lý, bên cạnh theo dõi sử
dụng vốn vay của thành viên, cán bộ tín dụng phải theo dõi việc nộp lãi và trả nợ gốc
của thành viên.
Khi thành viên đến chu kỳ nộp lãi cán bộ tín dụng phải lập giấy báo lãi và thông báo
cho thành viên đến nộp lãi theo qui định, khi đến hạn hồn trả nợ gốc cán bộ tín dụng
phải lập giấy báo nợ và thông báo cho thành viên trước 10 ngày hoặc gặp gỡ trực tiếp
thành viên để đơn đốc thu hồi nợ, thành viên hồn trả nợ phải đem tiền mặt và hợp đồng
tín dụng đến trực tiếp tại trụ sở QTD Mỹ Đức, nếu đến hạn trả nợ mà thành viên khơng
có khả năng trả nợ thì sau 2 ngày QTD Mỹ Đức sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang nợ quá
hạn và thu lãi với mức lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay đã ký trên hợp đồng tín
dụng.
3.3. KHÁI QT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
QUA CÁC NĂM 2006, 2007, 2008.
3.3.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
QTD Mỹ Đức ln chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải
phù hợp với nguồn vốn của quỹ. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2008 đạt 17.029.300.000đ
so với kế hoạch đề ra đạt 141,9%. Cụ thể:
-Dư nợ phân theo ngành nghề:
+Sản xuất nông nghiệp : 15.646.100.000đ, chiếm tỷ trọng 91,8%/tổng dư nợ.
+Kinh doanh – dịch vụ : 1.383.000.000đ, chiếm tỷ trọng 8,1%/tổng dư nợ.
+Cho vay thế chấp sổ tiền gửi 345.000.000đ, chiếm tỷ trọng 2,02%/tổng dư nợ.
3.3.2. CÔNG TÁC TIỀN TỆ KHO QUỸ
Ln ln giữ uy tín đối với khách hàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ, thực hiện
giao dịch chính xác, nhanh chóng.
Bộ phận kho quỹ chấp hành nghiêm túc quy chế an tồn kho quỹ.
3.3.3.CƠNG TÁC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Quỹ tín dụng Mỹ Đức ln chấp hành theo quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN ngày

18/7/2006 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc quy định tiêu chuẩn
của thành viên hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt và người điều hành của quỹ
tín dụng nhân dân. Chế độ lương và khen thưởng luôn được quan tâm đúng mức tạo
điều kiện cho nhân viên yên tâm trong cơng tác và phấn đấu hồn thành nhiệm vụ.

Phạm Trương Phương Vi

8


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
3.3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008.
Kết quả hoạt động kinh doanh của QTD qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
Trong năm 2007 có sự gia tăng lợi nhuận. So với năm 2006 lợi nhuận năm 2007 là 186
triệu đồng tăng 54 triệu đồng, tăng về số tương đối là 40,90%. Năm 2008 lợi nhuận
cũng gia tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2007, cụ thể năm 2008 lợi nhuận là 237
triệu đồng, tăng 51 triệu đồng, nhưng giảm 3 triệu đồng so với năm 2007.
Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do :
-Thu nhập có tăng, nhưng chi phí lại tăng cao hơn.
-Các ngân hàng tăng lãi suất cho vay.
-Tình hình lạm phát tăng cao.
-Sự biến động của giá vàng và ngoại tệ đã góp phần làm cho lãi suất huy động tăng cao.
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ qua 3 năm 2006, 2007,2008
ĐVT : Triệu đồng
So sánh năm 2007
với 2006

So sánh năm 2008
với 2007


Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Khoản
mục

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng thu

1.168

1.472

2.181

304


26,02

709

48,16

Tổng chi

1.036

1.286

1.944

250

24,13

658

51,17

132

186

237

54


40,90

51

38,64

Lợi
nhuận

(Nguồn : phịng kế tốn)
ĐVT:Triệu đồng

2,500
2,000
1,500

Tổng thu

1,000

Tổng chi
Lợi nhuận

500
0

2006

2007


2008

Hình 1 : kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ qua 3 năm.

Phạm Trương Phương Vi

9


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

3.3.5. PHÂN TÍCH SWOT
*Điểm mạnh
-Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Hội đồng quản trị.
-Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn tận tâm với công việc.
-Lượng khách hàng ổn định, sự tin cậy của khách hàng đối với Quỹ ngày càng cao.
*Điểm yếu
-Năng lực tài chính cịn hạn chế, đặc biệt là vốn điều lệ và nguồn vốn.
-Địa bàn hoạt động chỉ trong phạm vi 4 xã, Mỹ Đức, Khánh Hịa, Mỹ Phú, Ơ Long Vĩ.
-Lãi suất huy động thấp
-Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ và cán bộ cịn nhiều bất cập so với yêu cầu thực
tiễn.
*Cơ hội
-Được sự ủng hộ và quan tâm của chính quyền địa phương
*Nguy cơ
-Do các ngân hàng ngoại thương bắt đầu mở thị phần về các xã thuộc địa bàn hoạt động
của quỹ do đó phần nào cũng lấy đi thành viên của quỹ , từ đó quỹ phải tăng cường phát
triển thêm thành viên mới
- Tăng trưởng tín dụng của quỹ chỉ tập trung chủ yếu vào nông nghiệp.
-Do nền kinh tế của địa bàn hoạt động chưa phát triển nên công tác huy động vốn vẫn

cịn gặp nhiều khó khăn.
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.4.1 Tăng cƣờng công tác huy động vốn
Để đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng và chủ động được trong nguồn vốn,
QTD Mỹ Đức phải tăng cường công tác huy động vốn. Cán bộ QTD phải đi vào vùng
sâu, vùng xa để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng và huy động vốn trong nhân
dân,nên có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với khách hàng quen thuộc,quan hệ tín dụng
tốt với Quỹ.
3.4.2.Cần đầu tƣ vào một số ngành nghề khác ngồi nơng nghiệp
-Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả hơn nữa,giảm bớt nợ quá hạn của ngành nông
nghiệp,QTD nên đầu tư thêm vào một số lĩnh vực khác như là dịch vụ…
3.4.3.Hạn chế rủi ro
-Tăng trưởng tín dụng chỉ tập trung chủ yếu vào địa bàn Mỹ Đức,từ đó sẽ tạo ra nhiều
áp lực cho cán bộ phụ trách địa bàn này và không phân tán được rủi ro.chính vì vậy nên
thực hiện cho vay nhiều địa bàn để phân tán rủi ro
- Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của thành viên.
3.4.4. Đào tạo cán bộ

Phạm Trương Phương Vi

10


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
- Tăng cường cơng tác đào tạo từng bước chuẩn hóa theo quy định để nâng cao kiến
thức về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị điều hành, công nghệ thông tin thị trường… cho
đội ngũ cán bộ có đủ trình độ đáp ứng u cầu phát triển của khoa học công nghệ và hội
nhập.
- Khen thưởng những cán bộ hồn thành tốt trong cơng tác thu hồi nợ cũng như cho
vay,tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Phạm Trương Phương Vi

11


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
4.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
4.1.1. Tình hình thực hiện
Để việc cho vay đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, hạn chế và kiểm soát rủi
ro, QTD Mỹ Đức đã xây dựng một quy trình cho vay chặt chẽ. Nếu khơng có quy trình
cho vay, sẽ gây nhiều tổn thất cho quỹ và có thể tan vỡ.
4.1.2.Nội dung quy trình chovay
4.1.2.1.Hƣớng dẫn về điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.
-Giấy chứng nhận tư cách pháp nhân đối với pháp nhân, giấy chứng minh nhân dân và
hộ khẩu thường trú đối với thể nhân.
-Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của QTD Mỹ Đức.
-Phương án vay vốn.
-Hợp đồng thế chấp tài sản
-Hợp đồng tín dụng
-Giấy nhận nợ
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ nói trên trên cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định
chovay:
-Phương án vay vốn phải đáp ứng quy chế cho vay để đảm bảo khả năng cho vay và thu
được nợ gốc, lãi đúng thời hạn.

-Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp lệ, hợp pháp theo qui chế nếu có xảy ra
tranhchấp đảm bảo an toànvề pháp lý cho quỹ. Mục đích của việc làm này là xem xét
những tình huống có thể xảy ra rủi ro để phịng ngừa và hạn chế nó.
Tùy theo nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tín dụng xác định nội dung và phương
phápthẩm định thích hợp cho một món vay khơng vượt q 7 ngày. Các vấn đề trọng
tâm cần phân tích bao gồm:
-Năng lực pháp lý của thành viên.
-Uy tín của khách hàng
-Năng lực tài chính của thành viên
Ngồi ra cán bộ tín dụng cịn phải thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của
thành viên, đánh giá các tài sản bảo đảm tiền vay…

Phạm Trương Phương Vi

12


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

4.1.3. Quyết định cho vay:
Sau khi thẩm định và xét thấy thỏa mãn đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc chop vay
theo quy chế cho vay mới quyết định cho vay, giám đốc hoặc phó giám đốc là người có
thẩm quyền quyết định cho vay trên cơ sở tờ trình thẩm định và có ý kiến đề xuất của
cán bộ tín dụng kèm theo hồ sơ vay vốn của thành viên. Giám đốc hoặc phó giám đốc
được giám đốc ủy quyền thông qua ban xét duyệt có lập biên bản xét duyệt cho vay và
tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, thủ tục giải ngân.
4.1.4. Giám sát quá trình sử dụng vốn của thành viên:
Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay của thành biên
nhằm mục đích kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát
hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh. Phát hiện những món vay có vấn đề trước khi

trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả kiểm ra sử
dụng vốn vay phải được lập thành biên bản.
4.1. 5. Thu hồi nợ:
Khi nợ đến hạn, cán bộ tín dụng phải gửi giấy thơng báo cho thành viên trước 7 ngày để
thành viên chuẩn bị nguồn vốn trả nợ cho quỹ.
4.1. 6. Thanh lý hợp đồng
Sau khi thành viên trả hết nợ gốc và lãi cho quỹ cán bộ tín dụng và cán bộ kế tốn đối
chiếu tất tốn khoản cho vay của món nợ đó và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến
khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
4.2.TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG:
Bảng 2 : Tổng hợp tình hình hoạt động của Quỹ qua 3 năm 2006, 2007,
2008.
ĐVT : Triệu đồng
Khoản
mục

So sánh năm 2007
với 2006

So sánh năm 2008
với 2007

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ


17.029

2.073

23.66

6.194

57.17

15.249

23.523

3.125

25.78

8.274

54.26

10.093

13.176

17.239

3.083


30.55

4.063

30.84

149

222

262

73

48.32

40

18.02

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Dư nợ


8.762

10.835

DSCV

12.124

DSTN
NQH

(Nguồn : Phịng kế tốn)
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của Quỹ liên tục tăng qua các năm, doanh
số cho vay năm 2006 là 12.124 triệu đồng, đến năm 2007 là 15.249 triệu đồng, tăng

Phạm Trương Phương Vi

13


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
3.125 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 25.78%. Đến năm 2008 doanh số cho vay tăng lên 23.523
tăng 8.274 triệu đồng so với năm 2007 hay tăng về tỷ lệ là 54.26%.
Sự tăng liên tục của doanh số cho vay ngắn hạn là do nhu cầu về vốn để mở rộng sản
xuất nông nghiệp ngày càng cao, vay ngắn hạn phù hợp với vụ mùa và thủ tục vay
nhanh gọn.
Ngoài doanh số cho vay, doanh số thu nợ của quỹ cũng tăng qua các năm. Năm 2007
doanh số cho vay là 15.249 triệu đồng, tăng 3.125 triệu đồng, hay tăng về số tương đối
25.78 % so với năm 206. Doanh số thu nợ năm 2008 là 23.523 tăng 8.274 triệu đồng, tỷ

lệ tăng là 54.26% so với năm 2007.
Doanh số thu nợ tăng qua các năm là do cán bộ tín dụng đã tích cực trong cơng tác thu
hồi nợ, nơng dân làm ăn có hiệu quả góp phần làm tăng doanh số thu nợ.
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng là rủi ro thường xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của Quỹ. Nợ quá hạn là dấu hiệu cơ bản của rủi ro tín dụng. Nợ q hạn
càng lớn thì rủi ro trong hoạt động tín dụng càng cao.
Nợ quá hạn của quỹ tăng qua các năm, nhưng chưa vượt chỉ tiêu cho phép của ngân
hàng nhà nước.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự biến động giá cả lương thực, dịch cúm gia
cầm bùn phát, làm cho nông dân gặp khó khăn, khơng có đủ nguồn thu để trả nợ trong
khi nhu cầu về vốn tăng thêm, dẫn đến nợ quá hạn tăng.
ĐVT:Triệu đồng

25,000

20,000

15,000

Dư nợ

10,000

DSCV
DSTN
NQH

5,000

0

2006

2007

2008

Hình 2:Tổng hợp tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ

Phạm Trương Phương Vi

14


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI QUỸ
4.3.1.Doanh số cho vay
Bảng 3 : Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
ĐVT : TRIỆU ĐỒNG
So sánh năm 2007
với 2006

So sánh năm 2008
với 2007

Số tiền

Tỷ lệ


Số tiền

Tỷ lệ

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng

12.124

15.249

23.523

3.125

25.78

8.274

54.26

NN


10.982

13.826

21.286

2.844

25.90

7.460

54

SXKD

1.067

1.315

2.078

248

23.24

763

58.02


75

108

159

33

44

51

47,22

Chỉ tiêu

Sinh hoạt

(Nguồn:phịng kế tóan)
Doanh số cho vay của các ngành kinh tế tăng qua các năm. Năm 2006 là 12.124 triệu
đồng đến năm 2007 là 15.249 tăng 3.125 triệu đồng tăng về số tương đối là 25.78%.
Năm 2008 doanh số cho vay là 23.523 triệu đồng tặng 8.274 triệu đồng so với năm
2007.
Nông nghiệp : doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm, cụ thể
năm 2006 doanh số cho vay là 10.982 triệu đồng đến năm 2007 là 13.826 triệu đồng
tăng 2.844 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 25.90%. Năm 2008 doanh số cho vay là 21.286 triệu
đồng tăng 7.460 triệu đồng so với năm 2007.
Sở dĩ doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng là do diện tích đất canh tác được
mở rộng, nhà nước có chính sách bình ổn giá gạo, khuyến khích nông dân trồng lúa, ổn

định đầu ra cho nông sản, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang các nước.
Sản xuất kinh doanh : Doanh số cho vay của sản xuất kinh doanh tăng liên tục qua các
năm,năm 2006 doanh số cho vay là 1.067 triệu đồng, đến năm 2007 là 1.315 triệu đồng
tăng 248 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 23.24%. Đến năm 2008 doanh số là
2.078 triệu đồng tăng 763 triệu đồng so với năm 2007.
Đây là ngành kinh tế quỹ tín dụng đang hướng đến để phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt
động nên doanh số cho vay tăng.

Phạm Trương Phương Vi

15


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
Sinh hoạt : năm 2006 doanh số cho vay của sinh hoạt là 75 triệu đồng, đến năm 2007
doanh số là 108 triệu đồng tăng 33 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 44%. Đến
năm 2008 doanh số là 159 triệu đồng tăng 51 triệu đồng so với năm 2007.
Trong năm 2008 để giảm bớt tình hình lạm phát, nhà nước đã có những chính sách kích
cầu, dặc biệt là trong lĩnh vực sinh hoạt. Chính vì vậy, doanh số cho vay sinh hoạt của
Quỹ tăng.

ĐVT:TRIỆU ĐỒNG

25,000
Bảng 4 : Doanh số thu nợ theo ngàn
20,000

Nông nghiệp
SXKD
Sinh hoạt


15,000
10,000
5,000

Hình 3:Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

0
2006

2007

2008

Hình 3:Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
4.3.2. Doanh số thu nợ
Bảng 4:Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
ĐVT : TRIỆU ĐỒNG
So sánh năm 2007
với 2006

So sánh năm 2008
với 2007

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền


Tỷ lệ

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng

10.093

13.176

17.329

3.083

30.54

4.153

31.52

Nơng nghiệp

9.186


11.897

16.006

2.711

29.51

4.109

34.54

SXKD

782

1.095

1.119

313

40.02

24

2.19

Sinh hoạt


125

184

204

59

47.2

20

10.87

Chỉ tiêu

(Nguồn:phịng kế tốn)

Phạm Trương Phương Vi

16


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, năm 2006 doanh số thu nợ là 10.093 triệu đồng,
đến năm 2007 doanh số là 13.176 triệu đồng tăng 3.083 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 30.54%
so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục tăng là 17.329 triệu đồng tăng
4.153 triệu đồng so với năm 2007.
* Nông nghiệp:

Doanh số thu nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ là 9.186 triệu
đồng. Đến năm 2007 doanh số thu nợ là 11.897 triệu đồng tăng 2.711 triệu đồng hay
tăng về số tương đối là 29.51%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng lên 16.006 triệu
đồng, tăng 4.109 triệu đồng so với năm 2007.
Nguyên nhân sự gia tăng này là do nơng dân làm ăn có hiệu quả, giá lúa bình ổn, sản
phẩm thu hoạch đúng vào kỳ hạn trả nợ.
*Sản xuất kinh doanh:
Năm 2006 doanh số thu nợ của sản xuất kinh doanh là 782 triệu đồng. Đến năm 2007
doanh số thu nợ là 1.095 triệu đồng tăng 313 triệu đồng hay tăng về tỷ lệ là 40.02%.
Đến năm 2008 là 1.119 triệu đồng, tăng 24 triệu đồng so với năm 2007.
Doanh số thu nợ của năm 2008 có tăng nhưng tăng ít hơn năm 2007 là do tình hình kinh
tế khơng ổn định, giá cả của các mặt hàng phục vụ cho sản xuất tăng cao, đặc biệt là
xăng dầu đã làm ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó các
doanh nghiệp mất khả năng trả nợ.
*Sinh hoạt:
Doanh số thu nợ sinh hoạt tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số thu nợ là 125 triệu
đồng. Đến năm 2007 doanh số tăng lên 184 triệu đồng tăng 59 triệu đồng hay tăng về tỷ
lệ là 47.2%. Đến năm 2008 doanh số là 204 triệu đồng, tăng 20 triệu đồng so với năm
2007.
Đạt được kết quả trên là do sự nổ lực trong việc thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, và đây
là loại hình cho vay khá an tồn vì phần lớn những khách hàng vay vốn là người có
nguồn thu nhập ổn định
ĐVT:TRIỆU ĐỒNG

18,000
16,000
14,000
12,000
10,000


Nơng nghiệp
SXKD
Sinh hoạt

8,000
6,000
4,000
2,000
0
2006

2007

2008

Hình 4:Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Phạm Trương Phương Vi

17


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
4.3.3. Phân tích dƣ nợ
Bảng 5 : Bảng dƣ nợ theo ngành kinh tế
ĐVT : TRIỆU ĐỒNG
So sánh năm 2007
với 2006

So sánh năm 2008

với 2007

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng dư
nợ

8.763

10.835

17.029

2.072


23,64

6.194

57,16

Nơng
nghiệp

8.210

10.042

15.646

1.832

22,31

5.604

55,80

SXKD

515

732

1.103


217

42,13

371

50,68

Sinh hoạt

38

61

280

23

60,52

219

359

Chỉ tiêu

(Nguồn:phịng kế tốn)
Quy mơ hoạt động của QTD Mỹ Đức được thể hiện qua tổng dư nợ hàng năm và dư
năm là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhận cho QTD. Dựa vào bảng số

liệu ta thấy tổng dư nợ của Quỹ tăng liên tục qua 03 năm 2006, 2007 và năm 2008, điều
đó đồng nghĩa với qui mơ hoạt động tín dụng của quỹ ln được mở rộng trong những
năm vừa qua.
*Nông nghiệp :
Dư nợ vay sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, đến cuối năm 2006 là 8.210
triệu đồng, đến cuối năm 2007 là 10.042 triệu đồng tăng 1.832 triệu đồng, tỷ lệ tăng là
22,31%. Đến thời điểm 31/12/2008 dư nợ sản xuất nông nghiệp lên đến 15.646 triệu
đồng, tăng 5.604 triệu đồng so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 55,80%.
QTD Mỹ Đức đã đạt được kết quả trên là do:
-Nhu cầu về sản xuất nông nghiệp ngày tăng cao.
-Nông nghiệp là ngành đặc thù ở địa bàn hoạt động
-Vốn sử dụng trong ngành đạt được hiệu quả cao.
* Sản xuất kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh là ngành mà QTD đang hướng đến để khai thác. Điều đó thể hiện ở
chỉ tiêu dư nợ của vay sản xuất kinh doanh cũng liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm
2007 đạt được 732 triệu đồng, tăng 217 triệu đồng so với năm 2006. Cuối năm 2008 dư
nợ sản xuất kinh doanh đạt 1.103 triệu đồng, tăng 371 triệu đồng so với năm 2007.
*Sinh hoạt:
Doanh số cho vay sinh hoạt cũng tăng qua các năm. Dư nợ sinh hoạt năm 2007 là 61
triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 23 triệu đồng. Sang năm 2008, do sự nổ lực của cán bộ
tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng, chọn lọc khách hàng có kế hoạch sử dụng vốn
hiệu quả nên đã nâng tổng dư nợ sinh hoạt tăng 219 triệu so với năm 2007.

Phạm Trương Phương Vi

18


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
ĐVT:TRI ỆU Đ ỒNG


18,000
16,000
14,000
12,000
Nơng nghiệp
SXKD

10,000
8,000

Sinh hoạt

6,000
4,000
2,000
0
2006

2007

2008

Hình 5 : Dƣ nợ theo ngành kinh tế
4.3.4. Dƣ nợ vay theo địa bàn.
BẢNG 6 : BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHO VAY THAY ĐỊA BÀN
ĐVT : TRỆU ĐỒNG
Địa bàn

Thời gian

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng dư nợ

8.763

10.835

17.029

Mỹ Đức

4.820

6.007

8.378

Khánh Hịa

1.489

1.791

3.725


Mỹ Phú

1.140

1.385

2.258

Ơ Long Vĩ

1.314

1.485

2.523

0

167

145

Đào Hữu Cảnh

(Nguồn:phịng kế tốn)

Phạm Trương Phương Vi

19



Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
Qua bảng phân tích trên cho thấy tăng trưởng tín dụng tại QTD Mỹ Đức chủ yếu tập
trung vào địa bàn xã Mỹ Đức, đây là địa bàn có tỷ lệ dư nợ trên tổng dư nợ chiếm đến
50%, trong khi 04 địa bàn còn lại chỉ chiếm tỷ lệ 50%. Điều này cho thấy QTD Mỹ Đức
chú trọng tăng trưởng tín dụng ở các địa bàn khác.
Hoạt động tín dụng có hiệu quả trong 3 năm qua, tổng dư nợ chiếm 80% trên tổng
nguồn vốn điều lệ , QTD Mỹ Đức chủ yếu hỗ trợ cho thành viên sản xuất với tổng số
món vay trong năm 2008 là 1303 món, bình qn một món vay là 18 triệu đồng, khơng
có món vay nào vượt q 15% vốn tự có, khơng có tổng các món vay của hộ gia đình
vượt 20% vốn tự có, tỷ lệ nợ quá hạn trên tông dư nợ là 0,34%% thấp hơn mức qui định
của NHNN là 35. Qua đó cho thấy hướng phát triển chủ yếu của QTD Mỹ Đức là tập
trung phát triển những địa bàn hoạt động an toàn và hiệu quả trong năm 2008 không chú
trọng phát triển những địa bàn mang nhiều rủi ro trong hoạt động. Đây là một hướng đi
đúng đắn cho thấy tầm nhìn của QTD Mỹ Đức là đúng và đạt hiệu quả.
Mặt dù số món vay lớn, tỷ lệ dư nợ cao trên tổng nguồn vốn nhưng khâu quản lý nợ của
QTD Mỹ Đức là rất tốt, cho thấy năng lực quản lý của QTD Mỹ Đức là rất có hiệu quả.
Trong 02 năm 2007 và 2008 có phát sinh dư nợ tại địa bàn xã Đào Hữu Cảnh là do nhận
nguồn vốn tài trợ ủy thác của tổ chức CARE giải ngân cho các tổ, nhóm sản xuất chăn
ni đối với các hộ nghèo.
ĐVT:TRIỆU ĐỒNG

9,000
8,000
7,000
6,000

Mỹ Đức

5,000


Khánh Hịa

4,000

Mỹ Phú
Ơ Long Vĩ
Đào Hữu Cảnh

3,000
2,000
1,000
0
2006

2007

2008

Hình 6 : Dƣ nợ theo địa bàn

Phạm Trương Phương Vi

20


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
4.4.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
Bảng 7 : Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

So sánh năm
2007 với 2006

So sánh năm
2008 với 2007

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Tổng nợ quá
hạn

149


222

262

73

49 %

40

18 %

Nông nghiệp

128

192

222

64

50 %

30

16 %

SXKD


21

30

40

9

43 %

10

33 %

(Nguồn:phịng kế tốn)
Qua bảng số liệu về nợ quá hạn, ta thấy nợ quá hạn của Quỹ tăng qua các năm nhưng
vẫn đảm bảo không vượt mức theo qui định của Ngân hàng nhà nước. Nợ quá hạn năm
2006 là 1,7% đến năm 2007 là 2,0% tăng 0,3% với số tiền là 73 triệu đồng. Bước sang
năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,54% giảm 0,46% so với năm 2007, nhưng tổng
nợ quá hạn lại tăng lên 40 triệu đồng.
Nguyên nhân xảy ra trường hợp trên là do tổng dư nợ của năm 2008 tăng cao, tổng số
nợ q hạn có tăng nhưng khơng đáng kể.
Nơng nghiệp : là ngành có doanh số cho vay cao nhất trong tổng doanh số cho vay của
Quỹ, tỷ lệ nợ quá hạn cũng cao, cụ thể năm 2006 nợ quá hạn là 128 triệu đồng, đến năm
2007 nợ quá hạn là 192 triệu đồng tăng 64 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 50%. Đến năm 2008
nợ quá hạn là 222 triệu đồng tăng 30 triệu đồng so với năm 2007.
Nợ q hạn năm 2008 có tăng, nhưng ít hơn năm 2007 là do nông dân được mùa, trúng
giá, mặt khác do cán bộ tín dụng đã đến tận nơi để thơng báo nợ đến hạn cho khách
hàng, góp phần làm cho nợ quá hạn năm 2008 tăng ít.

Sản xuất kinh doanh : nợ quá hạn năm 2006 là 21 triệu đồng, đến năm 2007 là 30 triệu
đồng, tăng 9 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 43%. Năm 2008 nợ quá hạn là 40 triệu đồng tăng
10 triệu đồng so với năm 2007.
Nguyên nhân nợ quá hạn ngành này tăng là do giá heo hơi giảm, dịch cúm gia cầm bùng
phát trở lại làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả,
vì vậy mà khả năng thanh toán giảm.

Phạm Trương Phương Vi

21


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức

ĐVT:TRIỆU ĐỒNG

300
275
250
225
200
175
Tổng NQH
Nơng nghiệp
SXKD

150
125
100
75

50
25
0
2006

2007

2008

Hình 7: Nợ q hạn theo ngành kinh tế.

4.5.MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:

Phạm Trương Phương Vi

22


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
BẢNG 8 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu

Năm

Đơn vị tính
2006

2007

2008


Vốn huy động

Triệu đồng

4.977

4.925

10.480

Doanh sốcho vay

Triệu đồng

12.890

15.820

24.423

Doanh số thu nợ

Triệu đồng

10.859

13.748

19.613


Nợ quá hạn

Triệu đồng

149

222

262

Tổng dư nợ

Triệu đồng

8.763

10.835

17.029

Dư nợ bình quân

Triệu đồng

7.747,5

9.799

13.932


Dư nợ/Vốn huy
động

%

176,07

220

162,50

Hệ số thu nợ

%

84,24

86,90

80,30

Nợ quá hạn/Tổng
dư nợ

%

1,7

2,0


1,5

Nguồn : Phòng kế tốn
Dư nợ bình qn = (Dư nợ đầu kỳ + nư nợ cuối kỳ)/2
4.5.1. Dƣ nợ trên vốn huy động
Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của QTD Mỹ Đức. Nếu tỷ lệ này đạt
100% thì có hiệu quả và nếu tỷ lệ này càng cao càng tốt, ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ
hơn 100% thì nguồn vốn bị tồn đọng cho vay chưa đạt hiệu quả.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng vốn của QTD Mỹ Đức qua 3 năm đạt
hiệu quả. Cụ thể năm 2006 là 176,07%, đến năm 2007 là 220% tăng 24,95% so với năm
2006, đến năm 2008 là 162,50% giảm 57,50%. Hoạt động tín dụng của QTD Mỹ Đức
chủ yếu là cho nông dân vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong 3 năm qua, nguồn
vốn huy động không đáp ứng được nguồn cho vay.
4.5.2.Hệ số thu nợ:
Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó
cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số càng lớn cho thấy khách hàng sử
dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và cơng
tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trơi chảy hơn.
Qua bảng số liệu cho thấy hệ số thu nợ của QTD Mỹ Đức không ổn định qua từng năm.
Cụ thể, năm 2006 là 84,24% đến năm 2007 là 86,90% nhưng đến năm 2008 là 80,30%.

Phạm Trương Phương Vi

23


Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức
Hệ số thu nợ khơng ổn định là do sản phẩm của thành viên làm và bán ra trễ hơn so với
kế hoạch trả nợ.

4.5.3. Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ một cách rõ nét cũng như
phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của khoản vay trước đó. Chỉ tiêu này nhỏ thì chất
lượng tín dụng càng cao, ngược lại chất lượng càng giảm sút.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là
1,7%, đến năm 2007 là 2,0% nhưng đến năm 2008 chỉ cịn 1,5%.
Do cán bộ của QTD đã tích cực trong công tác thu hồi nợ quá hạn xử lý nợ tồn đọng.
Thực hiện tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát.
4.6. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC
4.6.1. Một số thành tựu trong hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Đức
- Trong 2 năm 2007 và 2008 QTD Mỹ Đức d0ã phát triển thêm 441 thành viên nâng
tổng số thành viên trên toàn địa bàn là 3.393 thành viên.
Từ đó trong những năm qua QTD Mỹ Đức ln hỗ trợ vốn kịp thời cho thành viên để
phục vụ nền kinh tế nông nghiệp của địa bàn hoạt động từng bước góp phần xóa đói
giảm nghèo và hạn chết cho vay nặng lãi ở nông nghiệp đúng với mục tiêu hoạt động
của hệ thống QTDND nói chung và QTD Mỹ Đức nói riêng là hợp tác phát triển và
tương trợ cộng đồng.
- Tổng nguồn vốn không ngừng được nâng cao, đặc biệt là nguồn vốn huy động luôn
tăng qua từng năm:
Cụ thể năm 2007 doanh số huy động tiền gửi là 11.979 triệu đồng đến năm 2008 là
17.440 triệu đồng , điều đó cho thấy hoạt động của QTD Mỹ Đức ngày có hiệu quả và
tạo được uy tín cũng như lịng tin nơi khách hàng gửi tiền góp phần lớn vào nguồn vốn
cho vay.
- Dư nợ liên tục tăng trưởng và chất lượng tín dụng ngày càng được hồn thiện. cụ thể
năm 2007 dư nợ là 10.835 triệu đồng và nợ quá hạn chiếm 1,6%, đến năm 2008 dư nợ
tăng lên 17.029 triệu đồng và nợ quá hạn chỉ chiếm 1,5% đã cho thấy mặc dù tăng
trưởng tín dụng rất mạnh nhưng QTD Mỹ Đức vẫn chú trọng đến chất lượng tín dụng.
- Lợi nhuận năm 2007 là 186 triệu đồng đến năm 2008 là 237 triệu đồng so với năm
2007 tăng 51 triệu đồng, so kế hoạch đề ra là 226 triệu đồng vượt 11 triệu đồng tỷ lệ

vượt 4,9%.
4.6.2. Tồn tại trong hoạt động tín dụng
- Chưa chú trọng đến cho vay thành viên cũ chỉ chú trọng đến phát triển thành viên mới
từ đó sẽ mang lại nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Tăng trưởng tín dụng chỉ tập trung chủ yếu vào địa bàn Mỹ Đức từ đó sẽ tạo ra nhiều
áp lực cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và không phân tác được rủi ro.
- Cho vay phần lớn là phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm trên 90% chưa chú trọng đến
các ngành nghề khác.

Phạm Trương Phương Vi

24


×