Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín phòng giao dịch chợ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.35 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –
PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI

NGUYỄN YẾN NHI

AN GIANG, THÁNG 4 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –
PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN YẾN NHI
Mã số sinh viên: DNH141722
Lớp: DH15NH
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GVHD: Th.S ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

An Giang, Ngày 11 Tháng 4 Năm 2018




ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP
...................................................................................................................
...................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................


i


MỤC LỤC
PHẦN 1: LỊCH LÀM VIỆC CÓ NHẬN XÉT VÀ KÝ NHẬN CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỖI TUẦN
PHẦN 2 : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠICỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ
MỚI ................................................................................................................... 1
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................ 1
2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn
Thương Tín - Chi nhánh An Giang ............................................................. 1
2.1.2. Giới thiệu về đơn vị thực tập Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gịn Thương Tín – phịng giao dịch Chợ Mới ............................................ 1
2.2. NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG
GIAO DỊCH CHỢ MỚI ................................................................................. 2
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –
PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI .................................................................. 3
PHẦN 3 : BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI .................................... 4
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO
DỊCH CHỢ MỚI ............................................................................................ 4
3.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2015 – 2017) .... 4
3.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn .......................................................... 6
3.1.3. Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ........................... 8
3.2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA ĐƠN VỊ ......................................... 11
3.2.1. Môi trường làm việc........................................................................ 11
3.2.2. Nhận xét .......................................................................................... 12

3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn tại đơn vị thực tập ............................... 13
PHẦN 4 : NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG ..................... 14
PHẦN 5 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN
CÔNG ............................................................................................................. 15
PHẦN 6 : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP...................... 16
6.1. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐƯỢC CỦNG CỐ ..................... 16
ii


6.2. NHỮNG KỸ NĂNG CÁ NHÂN, GIỮA CÁC CÁ NHÂN VÀ THỰC
HÀNH NGHỀ NGHIỆP ĐÃ HỌC HỎI ĐƯỢC .......................................... 17
6.3. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN ĐÃ ĐƯỢC
TÍCH LŨY ................................................................................................... 18
6.4. CHI TIẾT CÁC KẾT QUẢ CÔNG VIỆC ĐÃ ĐÓNG GÓP CHO ĐƠN
VỊ THỰC TẬP ............................................................................................. 19

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017

4

Bảng 2. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gịn

Thương Tín – PGD Chợ Mới

6

Bảng 3. Vốn huy động phân theo hình thức tiền gửi tại Ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017

8

Bảng 4. Vốn huy động phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017

10

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của ngân
hàng – phòng giao dịch Chợ Mới

Trang
3

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nội dung
Thương mại cổ phần
Phòng giao dịch
Chuyên viên khách hàng
Payment Card Industry


TMCP
PGD
CVKH
PCI

iv


PHẦN 1
LỊCH LÀM VIỆC CÓ NHẬN XÉT VÀ KÝ NHẬN CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỖI TUẦN

Tuần

Nội dung công việc

Kết quả đạt được

Tìm hiểu tổng quan về Nhận biết mơi trường
đơn vị thực tập.
làm việc của Ngân hàng,
Làm quen môi trường cơ cấu tổ chức của
làm việc mới và tạo mối phòng giao dịch.
Tuần 1

quan hệ với các anh chị Làm quen với các anh
22/01 - 28/01 trong phòng giao dịch. chị trong phòng.
.
Biết được cơ cấu tổ

chức nhân sự của đơn
vị.
Tiếp xúc với khách hàng Nắm được quy trình mở
có nhu cầu mở sổ tiết sổ tiết kiệm có thời hạn
kiệm tại xã Hội An.
cho khách hàng.
Tuần 2
29/01- 04/02

Tuần 3

Được chị Nhung hướng Biết cách sử dụng máy
dẫn sử dụng máy photo. photocopy và máy scan.
Tiếp xúc với khách hàng Nắm được quy trình mở
có nhu cầu mở thẻ thẻ ATM tại ngân hàng.
ATM.
Chuẩn bị quà tết, trang Tiếp nhận thơng tin về
trí tết.
kế hoạch triển khai
Nhập tên khách hàng và chương trình “khai xuân
mã khách hàng cá nhân đắc lộc”

đã đăng kí sử dụng dịch
05/02 - 13/02 vụ thẻ Sacombank vào
excel, scan hồ sơ tín
dụng

Nắm bắt được các thao
tác sử dụng máy tính
nhanh, chính xác.


Biết cách sacn tài liệu
Tiếp xúc với khách hàng vào mát tính một cách

Nhận xét
và chữ
ký của
Ghi chú
giảng
viên
hướng
dẫn


có nhu cầu mở sổ tiết có thứ tự, khơng bị
kiệm tại Thị Trấn Chợ ngược.
Mới.

Tuần 4

Scan hồ sơ lên hệ thống. Biết cách sacn tài liệu
Tiếp xúc với khách hàng vào mát tính một cách
có nhu cầu mở sổ tiết có thứ tự, khơng bị
kiệm tại Thị Trấn Chợ ngược.
Mới.

26/02 - 04/3

Tuần 5
05/3 - 11/3


Tuần 6
12/3 - 18/3

Tuần 7
19/3 - 25/3

Nắm được quy trình mở
sổ tiết kiệm có thời hạn
cho khách hàng.

Cho khách hàng điền Hồn thành cơng việc
form mở thẻ.
nhập dữ liệu khách hàng
Chăm sóc khách hàng cá nhân
tiền gửi.

Tặng quà sinh nhật cho
khách hàng.

Tiếp cận các khách hàng Tư vấn các mức lãi suất,
tiềm năng về sản phẩm các kì hạn, hình thức mở
tiền gửi của xã Hội An. sổ cho khách hàng, các
Chăm sóc khách hàng giấy tờ thủ tục.
tiền gửi ở xã Hội An.
Đến đơn vị thực tập làm Nộp bản nháp cho giảng
những công việc thường viên hướng dẫn và
ngày
trưởng đơn vị xem qua
Thông qua bài báo cáo

với giảng viên hướng
dẫn

Tiếp tục đến đơn vị thực
tập, làm những việc
thường ngày, nộp bài
Tuần 8
Chia tay với các anh chị báo cáo chính thức cho
26/3 - 01/04 trong phòng
đơn vị thực tập.
Mở tiệc chia tay với các
anh chị.


PHẦN 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO DỊCH
CHỢ MỚI

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín - Chi nhánh An Giang
-

Địa chỉ: 333 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, Thành phố Long
Xuyên, An Giang.
Mã số thuế: 0301103908-030.
Điện thoại: 076.3924.919.
Fax: 076.3924.900.
Email:

Website: www.sacombank.com.vn

Sacombank bắt đầu hoạt động tín dụng của mình tại An Giang từ năm
1996 và chính thức khai trương văn phịng đại diện tại An Giang từ năm 1998.
Chi nhánh cấp 1 An Giang được thành lập theo công văn thứ 143/NHNN ngày
22/5/2005 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, chính thức đi vào
hoạt động ngày 03/08/2005 theo công văn số 66 của Chủ tịch Hội đồng Quản
trị trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp văn phòng đại diện An Giang thuộc chi
nhánh Cần Thơ. Sacombank An Giang xuất phát điểm ban đầu chỉ có 25 nhân
sự, sau 8 năm hình thành và phát triển đến 31/12/2015 qui mô gồm: 1
Sacombank An Giang & 10 phòng giao dịch trực thuộc với tổng số lượng
nhân sự 320 người, thông tin chi tiết như sau: trụ sở chính quy mơ và khang
trang gồm 1 trệt, 7 lầu đặt mới đưa vào khai trương hoạt động tháng 04/2011
2.1.2. Giới thiệu về đơn vị thực tập Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gịn Thương Tín – phịng giao dịch Chợ Mới
-

Tên chính thức: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín
– phịng giao dịch Chợ Mới.

-

Địa chỉ: Số 169, tỉnh Lộ 942, Ấp Thị 2, Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang.

-

Số điện thoại: 0296.626.554 – 0296.626.555.

-


Fax: 0296.626.556
1


-

Email:

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng – phòng giao dịch
Chợ Mới: được thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 2008.
Ngành nghề và các lĩnh vực hoạt động: huy động vốn, tiếp nhận vốn
vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa
các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức,
dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền
gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn
của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với
các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có
giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các
khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn
từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước
ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Sản phẩm, dịch vụ chính: tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản và dịch vụ, dịch
vụ quản lý dòng tiền, vay vốn, tài trợ chuỗi cung ứng, thanh toán quốc tế, bảo
lãnh, thẻ doanh nghiệp, giải pháp phòng ngừa rủi ro thị trường.
Thị trường chính: các xã trong huyện bao gồm: An Thạnh Trung, Bình
Phước Xn, Hịa An, Hịa Bình, Hội An, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền
A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông,
Mỹ Luông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ, Chợ Mới.
2.2. NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG

GIAO DỊCH CHỢ MỚI
Phịng giao dịch Chợ Mới hiện tại với nhân sự 30 người: trong đó có 15 nhân
viên nam và 15 nhân viên nữ bao gồm:
1 trưởng phịng
1 phó phịng kinh doanh
1 phó phịng nội nghiệp
1 kiểm sốt viên xử lí giao dịch
9 chuyên viên khách hàng
2 chuyên viên khách hàng chợ
2 chuyên viên tư vấn
2 nhân viên hỗ trợ
4 giao dịch viên
1 thủ quỹ
1 phụ quỹ
1 tài xế
3 bảo vệ và 1 tạp vụ

2


Trình độ đại học trở lên giữ các chức vụ sau đây: trưởng phịng, phó phịng
kinh doanh, phó phịng nội nghiệp, kiểm sốt viên xử lí giao dịch, thủ quỹ,
chun viên khách hàng, chuyên viên tư vấn, giao dịch viên, kiểm sốt rủi ro,
nhân viên hỗ trợ
Trình độ lớp 12 giữ các chức vụ sau đây: giao dịch viên quỹ, chuyên viên
khách hàng chợ, tài xế
Trình độ lớp 9 giữ chức vụ: bảo vệ
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG SÀI GỊN THƯƠNG TÍN –
PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI
Trưởng phịng


Phó phịng kinh doanh

Phó phịng nội nghiệp

CVKH Doanh nghiệp

KSV xử lí giao dịch

CVKH Cá nhân

Giao dịch viên

CVKH chợ

Giao dịch viên quỹ

Kiểm soát rủi ro

Nhân viên hỗ trợ

Chuyên viên tư vấn

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín –
PGD Chợ Mới
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh An Giang)

3



PHẦN 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO DỊCH CHỢ MỚI
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – PHỊNG GIAO
DỊCH CHỢ MỚI
3.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2015 – 2017)
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm

2016/2015

2017/2016

Số tiền Số tiền Số tiền

Giá
trị

%

Giá trị

Tổng thu nhập

51.353


53.921

55.701

2.568

5,0

1.780 3,3

- Thu nhập từ lãi

46.996

49.346

50.925

2.350

5

1.579 3,2

4.357

4.575

4.776


218

5

201 4,4

Tổng chi phí

23.762

23.914

24.733

152

0,6

819 3,4

- Chi phí lãi

14.788

15.171

15.691

383


2,6

520 3,4

8.974

8.743

9.042

(231) (2,6)

299 3,4

27.591

30.007

30.968

2.416

961 3,2

Chỉ tiêu

- Thu nhập ngồi lãi

- Chi phí ngồi lãi
Lợi nhuận


2015

Chênh lệch

2016

2017

8,8

%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh An Giang)
Từ bảng 1, ta thấy thu nhập của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm 2015
-2017, cụ thể như sau:
Năm 2015 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 51.353 triệu đồng. Sang năm
2016 tổng thu nhập đạt mức 53.921 triệu đồng tương ứng tăng 5% so với năm
2015. Đến năm 2017, tổng thu nhập đạt được là 55.701 triệu đồng tăng 3,3%
so với năm 2016 đạt được 53.921 triệu đồng. Qua đó, cho thấy tình hình cho
vay và kinh doanh các hoạt động dịch vụ của phòng giao dịch là khá tốt. Góp
phần vào phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Thu nhập lãi: Ta có thể thấy rằng, thu nhập lãi luôn chiếm tỷ trọng rất cao
hơn 90% trong tổng thu nhập. Vì đây là hoạt động kinh doanh chính góp phần
lớn tạo ra nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua các năm 2015 - 2017 ta thấy
nguồn thu nhập này có xu hướng tăng từ 46.996 triệu năm 2015 lên 49.346
4


triệu năm 2016, tăng 2.350 triệu tương đương 5% so với 2015 . Bước sang

năm 2017 thu nhập từ lãi so với năm 2016 tiếp tục tăng 1.579 triệu đồng tương
đương 3,2%. Do nguồn thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập,
mặc khác nguồn thu này lại tăng qua các năm, do đó góp phần làm cho tổng
thu nhập tăng lên.
Thu nhập ngoài lãi: Bên cạnh nguồn thu từ lãi, thì nguồn thu ngồi lãi bao
gồm các hoạt động dịch vụ, hoạt động thanh toán và một số hoạt động kinh
doanh khác, cũng tăng dần qua các năm, gióp phần làm tổng thu nhập tang
thêm qua các năm. Cụ thể là năm 2015 thu nhập ngoài lãi đạt 4.357 triệu đồng,
đến 2016 tăng lên thêm 218 triệu đồng so với 2015 tương đương 5%. Sang
năm 2017 nguồn thu nhập này so với năm 2016 có phần tăng thêm 201 triệu
đồng tương đương tăng 4,4% và đạt mức 4.776 triệu đồng.
 Nguyên nhân làm cho thu nhập của ngân hàng tăng mạnh là do phòng
giao dịch đẩy mạnh cơng tác tín dụng tốt, tiếp tục mở rộng hoạt động
kinh doanh trên địa bàn, và tăng cường cung cấp các dịch vụ cho khách
hàng. Tuy nhiên, việc thu nhập chủ yếu từ lãi vay lại chứa đựng nhiều
rủi ro như: sự lên xuống thất thường của lãi suất, tình hình kinh tế ln
biến động phức tạp… vì thế ngân hàng cần củng cố và tạo điều kiên
cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng để cải thiện cơ cấu thu
nhập từ đó sẽ san sẻ phần nào rủi ro của hoạt động tín dụng.
Đi đơi với việc tạo thu nhập cho ngân hàng từ cho vay, thanh tốn và cung cấp
dịch vụ… ln gắn liền với một khoản chi phí cần thiết. Phân tích chi phí để
biết được chi phí nào là quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng,
đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những chi phí khơng hợp lý. Qua bảng số
liệu 1, ta thấy được tổng chi phí của ngân hàng qua ba năm điều tăng cụ thể
như sau:
Năm 2015, tổng chi phí là 23.762 triệu đồng. Đến năm 2016, tổng chi phí
của ngân hàng 23.9154 triệu đồng tức tăng 152 triệu đồng tương đương tăng
0,6% so với năm 2015. Và trong năm 2017 đạt 24.733 triệu đồng tăng so với
năm 2016 là 23.914 triệu đồng, tăng thêm 819 triệu đồng tương đương 3,4%.
Chi phí lãi: Cũng giống như thu nhập, chi từ lãi cũng chiếm tỷ trọng khá

lớn trong tổng chi phí của ngân hàng khoảng 63,4% và qua các năm vẫn
khơng thay đổi. Năm 2015, chi phí lãi chiếm 14.788 triệu đồng trong tổng chi
phí sang năm 2016 chi phí lãi đạt được 15.171 tăng lên 383 triệu đồng tương
đương 2,6% so với năm 2015. Đến năm 2017, chi phí lãi tiếp tục tăng lên
15.691, tăng thêm 520 triệu đồng tương đương 3,4% so với năm 2016. Chi phí
lãi trong giai đoạn này tăng là do nền kinh tế đã thốt khỏi tình trạng khủng
hoảng, kinh tế trên địa bàn cùng dần khôi phục lại, nên nhu cầu về vốn để sản
xuất và tái sản xuất tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng, kéo theo lãi suất
huy động theo đó cũng tăng đáng kể. Một phần do lạm phát tăng cao kéo theo
các khoản chi phí cũng tăng theo.
Chi phí ngồi lãi: Chi phí ngồi lãi của ngân hàng là từ các khoản duy trì
hoạt động ngân hàng, chi phí lương cơng nhân viên, chi phí quảng cáo
marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng,… Từ những số liệu thu
5


thập được cho thấy chi phí ngồi lãi tăng giảm khơng ổn định qua các năm.
Năm 2016 chi phí ngồi lãi giảm nhẹ xuống còn 8.743 triệu đồng giảm 231
triệu đồng tương đương 2,6% so với năm 2015. Do giai đoạn này ngân hàng
đã cân đối được nguồn chi phí về hoạt động, các chi phí về quảng cáo, khuyến
mãi. Nhưng bước sang năm 2017 chi phí ngồi lãi lại tăng thêm 299 triệu đồng
tương đương 3,4% so với năm 2016. Cùng với việc giảm chi phí huy động
vốn, ngân hàng cần có biện pháp để hạn chế các khoản chi phí ngồi lãi nhằm
tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
 Nhìn chung, tình hình chi phí quản lý chi phí lãi qua 3 năm của ngân
hàng là tương đối tốt mặc dù tổng chi phí có xu hướng tăng qua các
năm, vì thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm và lơn hơn chi
phí khá nhiều. Điều này cho thấy được cơng tác quản lý chi phí của chi
nhánh là rất tốt.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đề đánh giá chất lượng kinh doanh của một

ngân hàng thương mại. Vì vậy các NHTM ln đặt ra vấn đề là làm thế nào để
có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm
bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng đề ra..
Lợi nhận được tính bằng sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Lợi
nhuận này chưa trừ lãi điều hòa vốn, dự phòng rủi ro và thuế. Như đã phân
tích ở trên ta thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng mạnh qua các năm mặc
dù tổng chi phí củng tăng đáng kể nhưng tốc độ tăng không bằng tổng thu
nhập nên làm cho lợi nhuận củng tăng lên. Mặt khác, tình hình lợi nhuận của
ngân hàng liên tục tăng là do trong điều kiện hiện nay tình hình kinh tế tương
đối ổn định, các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên cần nguồn vốn để
kinh doanh. Cho nên, thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tăng
khá cao, dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng.
3.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Bảng 2. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Thương Tín –
PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

Chênh lệch

2015

2016

2017

Số tiền


Số tiền

Số tiền

Giá trị

330.403

370.051

397.560

39.648

Vốn điều chuyển

29.612

31.260

30.721

Vốn khác và các
quỹ

3.507

4.931

363.522


406.242

Vốn huy động

Tổng nguồn vốn

2016/2015

2017/2016
Giá trị

%

12

27.509

7,4

1.648

5,6

(539)

(1,7)

5.263


1.424

4,6

332

6,7

433.544

42.720

11,8

27.302

6,7

%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh An Giang)
6


Qua bảng 2: ta thấy vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng
tương đối cao trên 90% trong tổng nguồn vốn và đang tăng dần qua các năm
,cụ thể như sau: năm 2016, vốn huy động là 370.051 triệu đồng chiếm tỷ trọng
91,1% trong tổng nguồn vốn và tăng với giá trị tuyệt đối là 39.648 triệu đồng
tức tăng trưởng đạt 12% so với năm 2015. Và năm 2017, ngân hàng huy động
được 397.560 triệu đồng chiếm 91,7 % trong tổng nguồn vốn và tăng so với

năm 2016 là 27.509 triệu đồng, tương đương 7,4%.
Để có thể giải thích cho sự tăng trưởng này, chúng ta có thể kể đến những
nguyên nhân như sự ổn định của ngành ngân hàng trong giai đoạn này khi
khơng có những biến động lớn về thanh khoản, thương hiệu Sacombank ngày
càng chiếm lòng tin của doanh nghiệp và dân cư tại địa bàn. Song song đó,
phịng giao dịch cũng đẩy mạnh cơng tác huy động nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế trong giai đoạn mới với nhiều chính sách khuyến mãi hấp
dẫn, lãi suất khơng ngừng tăng cao, trong đó đáng kể nhất là chương trình
khuyến mãi thay lời tri ân đến khách hàng đã đồng hành và chia sẽ cùng chi
nhánh như các chương trình “rút thăm trúng thưởng, lì xì tết, tặng quà vào các
dịp lễ…”.
Vốn điều chuyển của ngân hàng trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần
tuy nhiên ở đầu năm 2017 nguồn vốn này lại giảm so với năm 2016. Vì trong
giai đoạn này kinh tế tỉnh nhà dần ổn định, nhu cầu rút vốn để đầu tư, kinh
doanh trở lại của khách hàng khá cao. Lúc này phòng giao dịch cần sự hỗ trợ
vốn từ chi nhánh ngày càng nhiều hơn để có thể điều hòa được nguồn vốn,
đảm bảo khả năng thanh tốn, giữ vững uy tín đối với khách hàng. Mặc dù
nguồn vốn điều chuyển qua các năm tăng, nhưng tốc độ tăng không cao như
tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, cơ cấu trong tổng nguồn vốn qua
các năm cũng giảm dần từ năm 2017 ngồn vốn điều chuyển lại giảm so với
đầu năm 2016, Từ 31.260 triệu đồng xuống còn 30.721 triệu đồng, giảm 539
triệu tương đương 1.7%. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đang dần chủ
động được nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, nguồn vốn điều chuyển là
nguồn mà ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn so với việc sử dụng nguồn
vốn huy động được nhằm giải quyết tính thanh khoản và hoạt động cho vay
trong thời gian ngắn của ngân hàng, vì thế ngân hàng ln hạn chế sử dụng
vốn này ở mức tốt nhất, bên cạnh đó vốn huy động cũng đáp ứng ngày càng
tốt lượng vay vốn của ngân hàng, góp phần giảm vốn điều chuyển của ngân
hàng giai đoạn 2015 – 2017, đây là điều cần phát huy hơn nữa trong thời gian
tới.

Vốn khác và các quỹ tuy khơng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
vốn, nhưng nó cũng phản ánh được tình hình kết quả kinh doanh của ngân
hàng. Nếu trong năm ngân hàng đạt lợi nhuận cao thì khả năng trích lập vốn
khác và các quỹ càng cao. Bên cạnh đó nó cũng cho thấy được hoạt động tín
dụng của ngân hàng tơt hay xấu thơng qua quỹ dự phịng rủi ro. Nhìn chung,
tình hình vốn khác và các quỹ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng liên tục, cụ
thể như sau:
Năm 2015, vốn và các quỹ đạt mức 3.507 triệu đồng. Đến năm 2016,
vốn và các quỹ đạt 4.931 triệu đồng chiếm tỷ 1,2% trong tổng nguồn vốn và
7


tương ứng tăng khá mạnh 4,6% so với năm 2015. Sang năm 2017 nguồn vốn
này tăng lên, đạt 5.263 triệu đồng, tăng 332 triệu đồng tương ứng 6,7% so với
năm 2016.
Vốn khác và các quỹ của ngân hàng tăng là do sự trích lập các quỹ tùy
theo kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm cụ thể. Bên cạnh đó, sự gia
tăng cao của hoạt động tín dụng nên cần phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro
tương đối lớn.
3.1.3. Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ
nền kinh tế, điều này cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ
với các doanh nghiệp khác. Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền
đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội.
3.1.3.1. Huy động vốn theo hình thức tiền gửi
Trong luật tổ chức tín dụng có quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi
của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới nhiều dạng kỳ
hạn khác nhau. Vốn huy động của Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín – phòng
giao dịch Chợ Mới được chia làm 02 khoản mục là tiền gửi cá nhân và tiền gửi
của các tổ chức kinh tế. Trong giai đoạn 2015 – 2017, hai khoản mục này cũng

có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày như ở bảng 3
Bảng 3. Vốn huy động phân theo hình thức tiền gửi tại Ngân hàng
TMCP Sài Gịn Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tiền
nhân

gửi



Tiền gửi của các
tổ chức kinh tế

Chênh lệch

2015

2016

2017

Số tiền

Số tiền

Số tiền


312.201 349.493 375.442
18.202

20.558

22.118

Tổng huy động
330.403 370.051 397.560
vốn

2015 - 2016

2016 - 2017

Giá trị

Giá trị

%

%

37.292 11,9 25.949 7,4
2.356 12,9
39.648

1.560 7,6

12 27.509 7,4


(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh An Giang)
Từ bảng 3: cho thấy vốn huy động phân theo hình thức bao gồm tiền gửi
cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong đó loại tiền gửi của khách
hàng các nhân chiếm phần lớn, hơn 90 % tỷ trọng vốn huy động của ngân
hàng. Chợ Mới là một huyện có dân số cao, kinh tế củng ổn định, nên lượng
khách hàng cá nhân của ngân hàng là rất cao. Ngược lại, mặc dù kinh tế tỉnh
nhà phát triển ổn định, nhưng số lượng các tổ chức kinh tế trên địa bàn chưa
cao, nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức rất ít, nên lượng tiền gửi vào ngân
hàng vẫn chưa nhiều, chủ yếu là vay để mở rộng thêm hoạt động kinh doanh.
8


Hiện nay, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình thường lựa chọn cho mình
một phương thức để dự phịng tài sản như gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm, dự trữ
vàng, ngoại tệ hoặc hơn nữa là đầu tư vào bất động sản, chứng khoán,… Mặc
dù vậy lượng tiền gửi cá nhân vào ngân hàng giai đoạn 2015-2017 vẫn liên tục
tăng và luôn tăng trên 10% , đặt biệt là tăng mạnh trong năm 205, vì giai đoạn
năm 2015, nền kinh tế tỉnh nhà có nhiều biến động, những loại hình kinh
doanh khác biến động khá nhiều và có xu hướng trược dốc như thị trường
vàng, ngoại tệ, vì thế người dân khá thận trọng trong việc đầu tư nguồn vốn
nhàn rỗi,lúc này gửi tiền vào ngân hàng được xem là giải pháp an tồn, ít gặp
rủi ro hơn, nên lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh. Sang năm 2017 tiền
gửi của khách hàng các nhân tiếp tục tăng nhưng chậm lại, cụ thể năm 2016
chỉ tăng thêm 11,9% so với 2015 và năm 2017 tăng 7,4% so với năm 2016 .
Bên cạnh nguồn huy động từ khách hàng cá nhân, còn phải kể đến nguồn
huy động được từ các tổ chức kinh tế. Nhận thức được lợi ích từ việc đảm bảo
an toàn cho tài sản, chi trả lương cho nhân viên, bảo quản và vận chuyển tiền
nên các doanh nghiệp đã dần chuyển từ sử dụng tiền mặt sang dùng tài khoản
để giao dịch. Việc chuyển dần sang sử dụng tài khoản của các doanh nghiệp

góp phần tăng lượng khách hàng doanh nghiệp cho ngân hàng. Năm 2015
lượng tiền gửi của doanh nghiệp đạt mốc 18.202. Đến năm 2016, tiền gửi của
doanh nghiệp tăng lên 20.558 trệu đồng , tăng thêm 2.356 triệu đồng tương
đương 12,9% so với 2015. Sang năm 2017, tiền gửi của doanh nghiệp tăng
mạnh lên đến 22.118 triệu đồng , tăng thêm 7,6% tương đương 1.560 triệu
đồng so với năm 2016. Do nền kinh tế tỉnh nhà lúc bấy giờ đã ổn định trở lại,
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dần qua được giai đoạn
khó khăn . Nên tăng dần lượng tiền gửi vào ngân hàng.
Nhìn chung, cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi có chiều hướng
nghiêng về huy động động vốn cá nhân. Ngân hàng đang tập trung khai thác
vốn huy động từ cá nhân và hộ gia đình để phù hợp với sự phát triển và mở
rộng của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần quan tâm và
phát triển huy động vốn đúng mức từ các tổ chức kinh tế, vì đây là nguồn huy
động dồi dào, chi phí thấp, đặc biệt đem lại nhiều tiềm năng hơn trong tương
lai, sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí, tăng lợi nhuận một cách đáng kể.
3.1.3.2. Huy động vốn theo kỳ hạn
Để đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm, đảm bảo an toàn tài sản của những
đối tượng khách hàng khác nhau thì ngân hàng cũng đưa ra đa dạng các loại
kỳ hạn nhằm thu hút tối đa vốn tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp. Ngân hàng có đa dạng các loại kỳ hạn để khách hàng có thể lựa chọn
sao cho phù hợp với mục đích gửi tiền của mình, và mang tính cạnh tranh với
các ngân hàng đối thủ. Tương ứng với mỗi kỳ hạn là mỗi lãi suất khác nhau.
Vốn huy động theo kỳ hạn trong đề tài được chia làm 3 khoản mục là không
kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng, có kỳ hạn trên 12 tháng để phân tích.

9


Bảng 4. Vốn huy động phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín – PGD Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Khơng
hạn

kỳ

Chênh lệch

2015

2016

2017

Số tiền

Số tiền

Số tiền

69.709

2016/2015
Giá trị

%

2017/2016

Giá trị

%

81.401

87.045

11.692

16.8

5.644

6,9

Có kỳ hạn

260.694 288.650

310.515

27.956

10,7

21.865

7,6


- Trên 12
tháng

121.594 131.748

147.523

10.154

8,4

15.775

11,9

- Dưới 12
tháng

139.100 156.902

162.992

17.802

12,8

6.090

3,9


Tổng huy
động vốn

330.403 370.051

397.560

39.648

12

27.509

7,4

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – chi nhánh An Giang)
Vốn huy động khơng kỳ hạn được sử dụng chính nhằm mục đích thanh
tốn, phần lớn là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế nhằm thuận tiện cho việc giao
dịch chứ khơng phải để hưởng lãi suất. Tính chất của dịng tiền này là ln
biến động liên tục mà khơng cần báo trước cho ngân hàng, tuy nhiên trên thực
tế, trong tài khoản này luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định và trở thành
nguồn vốn có chi phí thấp giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay
ngắn hạn, thậm chí là cho vay trung hạn. So với năm 2015 đạt 69.709 triệu
đồng thì nguồn vốn không kỳ hạn huy động năm 2016 tăng thêm 11.692 triệu
đồng (16,8%). Đến năm 2017, nguồn vốn tiếp tục tăng đạt 87.045 triệu đồng,
tăng thêm 5.644 (6,9%) so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong năm 2017,
hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế tăng mạnh kéo nhu cầu sử dụng các
dịch vụ thanh toán của khách hàng tăng, bên cạnh đó ngân hàng chú trọng
nâng cấp, phát triển các kênh phân phối hiện đại như Mobile Banking, Internet
Banking, ATM, EDC/POS và các kênh phân phối mới do đó đã thu hút được

lượng tiền trong tài khoản khách hàng dự trữ năm 2017 cũng nhiều hơn so với
năm 2016.
Về vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng, đây là phần chiếm đến 60%
trong cơ cấu tổng vốn huy động, bảng 4 cho thấy nguồn vốn này luôn liên tục
trong 03 năm qua. Năm 2017, lãi suất ngân hàng tăng trưởng trở lại cùng với
đó vốn huy động cũng tăng theo, lượng tiền gửi dưới 12 tháng lúc này đạt
được 172.593 triệu đồng, tăng 10% tương đương 15.691 triệu đồng so với
năm 2016.
10


Ngồi ra, vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng cũng tăng mạnh qua các
năm, đặc biệt là ở giai đoạn 2015, nguồn vốn huy động dài hạn này tăng
mạnh, với mức huy động là 121.594 do trong giai đoạn này kinh tế tỉnh nhà
chưa ổn định, nên khách hàng hạn chế lựa chọn kinh doanh mạo hiểm , việc
lựa chọn gửi dài hạn ở ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ít hơn. Đến năm 2016,
nền kinh tế dần ổn định lại, lượng huy động trung và dài hạn lúc này tuy tăng
trưởng ít hơn, nhưng vẫn đạt mức cao là 131.748 triệu đồng tăng 10.154 triệu
đồng (8,4%) so với 2015. Trong giai đoạn này do ngân hàng đẩy mạnh công
tác huy động vốn, đặc biệt là huy động trung và dài hạn, để bù đắp lượng vốn
kinh doanh nên làm cho nguồn vốn này tăng lên. Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gịn Thương Tín là một trong những ngân hàng có quy mơ lớn,
nhưng với uy tín và thương hiệu của ngân hàng thì khi khách hàng cần gửi tiền
với thời gian lâu dài thì ngân hàng phịng giao dịch Chợ Mới ln là ưu tiên
hàng đầu của khá đông khách hàng trên địa bàn, hơn nữa, lãi suất trên 12
tháng của ngân hàng thường cao hơn với các ngân hàng lớn khác như
Vietinbank, Vietcombank, Agribank… nên lượng huy động vốn trên 12 tháng
ngày càng tăng mạnh.
3.2. MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA ĐƠN VỊ
3.2.1. Mơi trường làm việc

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín ln tạo cảm hứng cho ta
thấy một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, công bằng, minh
bạch, thân thiện đối với tồn thể đội ngũ nhân viên, qua đó tạo cơ hội cho mỗi
cá nhân phát huy được tối đa tiềm năng phát triển của mình song song với việc
đóng góp tích cực vào hình ảnh thương hiệu và kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
Hướng tới các chuẩn mực quốc tế: Sacombank đạt được các chuẩn mực
quốc tế về quản lý như ISO 9001 – 2008, tiêu chuẩn an tồn bảo mật thơng tin
như PCI DSS, ISO 27001 – 2013. Hệ thống Core Banking T24 hiện đại đang
được các ngân hàng coi là chuẩn mực đã được Sacombank triển khai thành
công và thường xuyên cập nhật lên phiên bản mới nhất. Các quy trình quản lý
tiên tiến trên thế giới như 5S, 6 Sigma cũng được nghiên cứu triển khai tại
Sacombank tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ các
chuẩn mực được thế giới công nhận.
Các anh chị đồng nghiệp những con người thông minh, năng động và
sáng tạo luôn hỗ trợ, chia sẽ lẫn nhau trong công việc
Tại Sacombank sẽ giúp bạn không ngừng sáng tạo, không ngừng học
hỏi để nâng cao giá trị của bản thân. Mơi trường đó cũng giúp bạn năng động
hơn trước những sự thay đổi “chóng mặt” của thế kỷ thông tin.
Môi trường làm việc thân thiện, năng động, gắn bó giữa ban lãnh đạo
và cán bộ nhân viên với yếu tố con người là trọng tâm. Các chính sách trọng
dụng nhân tài, đảm bảo chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển công bằng cho tất cả
nhân viên.

11


Ln coi trọng yếu tố con người: thực hiện chính sách đãi ngộ thu hút
nhân tài, tạo sự cạnh tranh, tạo tính hấp dẫn và đặc biệt khích lệ sự đóng góp
hữu ích của từng cá nhân đối với sự phát triển của Sacombank. Thực hiện các

chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng mềm và kỹ
năng quản lý. Các chương trình đào tạo được tổ chức trong nước và tại nước
ngoài như Singapore, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Anh, Pháp…
Nhân viên được hưởng mọi quyền lợi trên thẻ miễn phí: thẻ thanh
tốn,cấp thẻ tín dụng hạn mức cao miễn phí, ebanking, sms,… Năm được cấp
một triệu hai trăm nghìn đồng tiền quần áo, du lịch 1 lần, lương tháng 13,
thưởng theo doanh số cuối năm của đơn vị (có nơi 1 tháng lương, có nơi rất
nhiều tháng lương). Tuỳ vào từng đơn vị kinh doanh tốt sẽ có tiền lặt vặt như
tiền điện thoại, gửi xe, thưởng quý. Riêng về mặt bằng lương có lẽ chỉ đứng
sau các ngân hàng top đầu như Vietcombank, Agribank,…
Ban lãnh đạo luôn là người khởi sướng, châm pháo trong các hoạt động
để dẫn dắt nhân viên đi lên, thăng tiến, ln ln ứng xử văn hóa, văn minh,
khách quan, khơng bè phái, không tư lợi.
Mỗi cán bộ nhân viên, dù ở vị trí nào, chức vụ nào, cũng thường xuyên
được trau dồi và học tập những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mới để đáp
ứng yêu cầu công việc và thăng tiến trong nghề nghiệp.
Ln tạo tình thân ái và hướng về cộng đồng để chia sẻ với tinh thần
trách nhiệm cao.
Ngân hàng cịn có các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh bổ ích,
giúp cho cán bộ nhân viên giảm áp lực trong công việc, được thư giãn và tái
tạo sức lao động như: du lịch, tham gia câu lạc bộ cầu lơng, bóng đá và tổ
chức các buổi văn nghệ, … tạo sự gắn bó giữa các thành viên.
3.2.2. Nhận xét
Làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín bạn sẽ cảm nhận
được sự thân thiện, thoải mái và được chủ động phát huy hết khả năng của
mình trong cơng việc.
Thực tập sinh được tập thể Ngân hàng nói chung và các anh chị tại
phịng giao dịch nói riêng tạo mọi điều kiện để tiếp xúc với quy trình thực tế
của Ngân hàng, bên cạnh đó cịn được xuống tận thị trường tiếp xúc, gặp gỡ và
trao đổi, lấy thông tin khách hàng.

Luôn tạo điều kiện triệt để các thực tập sinh có thể lấy thông tin, số
liệu, các hoạt động thực tiễn cung cấp cho bài báo cáo.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngân hàng rất tốt, luôn cập nhật những
thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với xã hội.
Mọi thành viên luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc, có tinh thần
hợp tác cao nhằm tạo nên thành cơng cho cá nhân và Ngân hàng.

12


3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn tại đơn vị thực tập
Thuận lợi:
Hoàn thiện kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong thực
tế, giúp sinh viên trang bị tốt nhất cho mình cho giai đoạn đầu bước vào con
đường sự nghiệp.
Cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế với môi trường chuyên nghiệp
tại ngân hàng thông qua các công việc, nhiệm vụ như của một nhân viên tập
sự.
Cơ hội được tuyển dụng vào các vị trí cơng việc phù hợp trong trường
hợp sinh viên có kết quả đánh giá đạt sau kỳ thực tập tiềm năng.
Được sự hỗ trợ của anh chị (chuyên viên tư vấn) trong công tác tiếp thị
khách hàng tiền gửi.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa dạng. Luôn đi đầu trong công
tác tạo ra các sản phẩm mới.
Được sự hỗ trợ của anh chị trong việc phát tờ rơi tìm kiếm khách vay
vốn.
Phần lớn đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, linh hoạt nên rất thuận lợi
trong quá trình đào tạo chun mơn, thích ứng tốt với mơi trường làm việc của
đơn vị.
Ngân hàng còn được sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền địa phương

tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp phòng giao dịch ổn định và phát triển.
Đa phần các nhân viên trong ngân hàng có tác phong rất tốt khi tiếp xúc
với khách hàng
Tạo được niềm tin, sự hài lịng, lịng tín nhiệm, khẳng định thương hiệu
cũng như mối quan hệ gắn bó mật thiết với ngân hàng.
Khó khăn:
Số lượng mấy rút tiền trên địa bàn còn hạn chế làm cho cơng tác huy
động vốn cịn bị hạn chế.
Địa điểm phòng giao dịch còn nhỏ hẹp chưa tạo được không gian thoải
mái cho khách hàng.
Các chỉ tiêu điều được hội sở đưa ra và phòng giao dịch chỉ hồn thành
chỉ tiêu đều này làm tính linh hoạt trong cơng việc bị giảm sút.
Số lượng phịng giao dịch cịn quá ít trên một địa bàn rộng lớn.
Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước: lạm phát, tỷ giá,…

13


PHẦN 4
NỘI DUNG CƠNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CƠNG
Tìm hiểu về những quy trình của một bộ hồ sơ cho vay thực tế (vay tín chấp
và vay có tài sản đảm bảo)
• Tìm hiểu chi tiết về những quy trình cho vay thế chấp
• Tìm hiểu những giấy tờ pháp lý cần thiết của từng loại hình vay
Tìm hiểu thơng tin về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - PGD Chợ
Mới.
Tìm hiểu thơng tin về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (quy trình mở thẻ
cho khách hàng)
• Tìm hiểu chi tiết về những quy trình mở thẻ
• Tìm hiểu thẻ được khách hàng sử dụng phổ biến nhất

• Tìm hiểu những hồ sơ pháp lý cần có trong quy trình mở thẻ
Học hỏi, quan sát kỹ năng giao tiếp, tiếp xúc khách hàng.
Kỹ năng tiếp thị sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng.
Kỹ năng thao tác làm việc nhanh chính xác khi nhập thơng tin của khách hàng.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng, thơng báo sổ tiết kiệm đến hạn và nhắc tiền lãi
với khách hàng.
Thao tác sử dụng máy photo, scan tài liệu.

14


PHẦN 5
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG
Cho vay nơng nghiệp có tài sản đảm bảo (trồng vườn xồi)
• Điện thoại và hẹn gặp mặt khách hàng
• Trao đổi với khách hàng về nhu cầu vay và các gói vay, phương
thức vay phù hợp (cho vay theo hạn mức, từng lần…)
• Lấy thơng tin khách hàng và thơng tin tài sản đảm bảo (Giấy chứng
minh nhân dân, hộ khẩu, Giấy đăng kí quyền sử dụng đất)
• Lấy vị trí, hình ảnh tài sản đảm bảo
• Làm tờ trình, hồ sơ cấp tín dụng và định giá tài sản đảm bảo trên hệ
thống của Sacombank
• Trình hồ sơ lên lãnh đạo chờ duyệt và quản lý.
• Hẹn khách hàng đến Ngân hàng ký giấy nhận nợ và đi công chứng
giấy tờ cần thiết
• Cho khách hàng ký form mở mã khách hàng của Sacombank
• Giải ngân cho khách hàng
Tìm hiểu quy trình mở thẻ
• Tư vấn cho khách xem nên cần mở thẻ loại nào phù hợp với mục
đích sử dụng của khách hàng

• Trao đổi với khách hàng về các gói cước khi sử dụng loại thẻ đó
• Hướng dẫn khách hàng điền form thơng tin
• Photo chứng minh, nhập thơng tin khách hàng lên hệ thống
• Nhập thẻ, lấy mã pin, xuất thẻ, scan hồ sơ của khách hàng lên hệ
thống.
Scan hồ sơ, tài liệu
• Kết nối máy scan vào máy tính
• Khởi động và để giấy vào máy scan (phải biết cách để làm sao để
scan khơng bị ngược và đúng theo thứ tự ban đầu)
• Nhấn Full Scan và bắt đầu Scan
• Sửa tên tài liệu theo nội dung scan và lưu tài liệu

15


PHẦN 6
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP
6.1. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐƯỢC CỦNG CỐ
Qua quá trình hai tháng thực tập tại đơn vị, em đã học được nhiều điều
bổ ích từ các anh chị. Và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị để có
thể thích nghi với cơng việc tại phịng giao dịch.
Thực tập của sinh viên năm cuối là cơ hội thực tế để cho sinh viên ứng
dụng những kiến thức lâu nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực
tiễn, là cơ hội để được tự mình va chạm với những tình huống mà lâu nay chỉ
đọc và giải quyết nó trên lý thuyết. Có thể nói thực tập là khâu quan trọng nhất
của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn.
Khoảng thời gian 2 tháng thực tập tại đơn vị tuy không quá dài nhưng cũng
đủ cho bản thân củng cố và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua
đó có thể thấy được những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế.
Sau đây là những kiến thức lý thuyết đã học được:

Được củng cố kiến thức đã học môn “nghiệp vụ ngân hàng thương mại”.
Đối với lý thuyết môn học, cách áp dụng lãi suất bình thưỡng sẽ cố định trong
12 tháng hoặc suốt trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng. Nhưng đối
với thực tế từng khoản vay mà có hình thức duy trì lãi suất khác nhau như cố
định 3 tháng đầu, 6 tháng đầu, cố định 9 tháng hay cố định 12 tháng
Môn tin học đại cương cũng được áp dụng và cũng cố khá nhiều trong quá
trình thực tập: biết được các phím tắt cần thiết như ctrl P lệnh in; ctrl C lệnh
coppy,…, sử dụng các lệch tính trong excel một cách nhanh nhất, thao tác gõ
chữ phải chính xác. Sử dụng các tổ hợp phím phù hợp.
Đối với lý thuyết được học thì cách lưu hồ sơ rất đơn giản chỉ sắp xếp theo
thứ tự từ số nhỏ đến số lớn nhưng trên thực tế khi tiếp xúc với công việc em
nhận thấy rằng việc lưu hồ sơ không dễ như vậy. Muốn lưu được một hồ sơ
của khách hàng cần phải trải qua các khâu rất nghiêm ngặc như nhập thông tin
khách hàng lên file excel, bấm lỗ form của khách hàng, vào bìa cịng, cho số
bìa cịng theo thứ tự, đưa vào tủ, đánh số cho tủ,…
Những kiến thức thực tế về môn “Thẩm định tín dụng” đã góp phần giúp
em hiểu rõ hơn về công tác thẩm định, khi được đi thẩm định khách hàng
trước khi cho vay cùng các anh chị: trong thực tế và môn học, việc khách hàng
trả nợ theo hình thức trả góp (trả gốc và lãi mỗi tháng hoặc mỗi quý), hạn chế
của hình thức trả này là khi khách hàng có tiền mà chưa đến kỳ trả nợ thì
khách hàng khơng thể trả được, chỉ có thể trả đúng ngày đã ấn định trong hợp
đồng tín dụng. Việc này sẽ gây khó khăn cho khách hàng nếu tới ngày mà
khách hàng không lo được tiền để trả cho Ngân hàng. Thấu hiểu việc đó, ngân
hàng đang hướng đến cho khách hàng vay theo hình thức hạn mức, để cho
16


khách hàng thuận lợi trong quá trình trả nợ cho Ngân hàng, điều này khơng chỉ
khách hàng có lợi mà Ngân hàng cũng có lợi, hạn chế được vấn đề nợ quá hạn,
nợ xấu của khách hàng.

Được củng cố kiến thức mơn học “luật các tổ chức tín dụng” trên thực tế
và mơn học có sự tương đồng cho em nhận thấy rằng cách đưa ra các mức lãi
suất của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mức lãi suất trần và mức lãi
suất sàn mà ngân hàng nhà nước quy định.
Trên lý thuyết được học thì việc thẩm định một khách hàng vay vốn điều
quan trọng nhất là phương án sản xuất kinh doanh của họ có tốt khơng có ổn
khơng, nếu yếu tố đó được thơng qua thì mới kể đến yếu tố là tài sản đảm bảo
của khách hàng. Nhưng trong thực tế thì việc xem xét có nên cho một khách
hàng vay vốn hay khơng ln đặt tài sản đảm bảo của học lên hàng đầu
Và điều quan trọng, cần thiết nhất ở đây là việc làm hài lòng khách hàng
để tiềm kiếm những khách hàng thân thiết là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
ứng xử mà nhân viên nào cũng phải cần
6.2. NHỮNG KỸ NĂNG CÁ NHÂN, GIỮA CÁC CÁ NHÂN VÀ THỰC
HÀNH NGHỀ NGHIỆP ĐÃ HỌC HỎI ĐƯỢC
Kỹ năng nghiệp vụ và làm việc: Đối với mỗi nhân viên Ngân hàng nói
chung và Chun viên quan hệ khách hàng nói riêng thì đầu tiên muốn làm
việc trong môi trường này cần phải nắm rõ luật, quy trình cho vay và quy định
của Ngân hàng mình. Bên cạnh đó kỹ năng làm việc cũng cực kỳ quan trọng,
chuyên viên vừa phải biết cách làm việc nhóm và cũng phải biết cách làm việc
độc lập để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và khơng làm ảnh hưởng cơng
việc của thành viên khác
Tính cẩn thận trong công việc: Ngân hàng là nơi sẽ tiếp xúc với nhìu
con số và đặc biệt là nơi tiếp xúc trực tiếp với những số tiền lớn. Chính vì thế
mà chúng ta cần phải cẩn trọng đến từng con số nhỏ vì nếu có sự sai lệch ở
một con số nhỏ sẽ dẫn theo sự sai lệch của cả nguyên hệ thống.
Kỹ năng chuyên môn vào thực tiễn, từng bước phát triển năng lực nghề
nghiệp: biết được tương đối các giấy tờ cần cho một hồ sơ tín dụng: pháp lý
(chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, quyền sử dụng đất, giấy kết hơn nếu độc
thân phải có giấy chứng nhận độc thân), hợp đồng cho vay, tờ trình, hợp đồng
thế chấp, bên đăng ký giao dịch đảm bảo, biên bản định giá, …

Kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng: cách lưu hồ sơ bằng
mã khách hàng: sắp xếp theo mã khách hàng lớn, nhỏ; nhập tên mã khách
hàng vào excel; bấm lỗ, cho hồ sơ vào bìa cịng theo thứ tự từ mã nhỏ đến mã
lớn; dán số thứ tự cho bìa cịng; dán danh sách khách hàng vào bìa cịng; cho
bìa cịng vào tủ; dán số thứ tự của tủ.
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với khách hàng, giao tiếp với đồng nghiệp:
em khá tự tin với khả năng ăn nói và tính cách hịa đồng của bản thân nhưng
khi vào mơi trường làm việc của ngân hàng em mới thấy mình cịn nhiều điều
thiếu sót cần phải học hỏi nếu muốn hồn thành tốt công việc này trong tương
lai, một trong những điều quan trọng cần học hỏi đó là khả năng thuyết phục
17


×