Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân long điền b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ DIỆU TRÂM

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN
HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
LONG ĐIỀN B
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

An Giang, tháng 8 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN
HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
LONG ĐIỀN B
Chun ngành: Kế tốn doanh nghiệp
GVHD:

Ths. TRẦN CƠNG DŨ

SVTH:

CAO THỊ DIỆU TRÂM



LỚP:

DT5KT1

MSSV:

DKT093611

An Giang, tháng 8 năm 2013


GIÁO VIÊN CHẤM 2: NHẬN XÉT
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................

.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường, và được các thầy
cô truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báo cùng với thời gian viết đề
tài tại Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B, bây giờ tơi đã thực hiện xong
chuyên đề tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trường Đại học An Giang, đặc
biệt là thầy Trần Cơng Dũ đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành chun đề
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị phòng ban của
Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điển B đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
những kinh nghiệm quý báo, bổ ích và đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được học hỏi nghiên cứu giữa lý thuyết và thực tiễn về nghiệp vụ chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - ngân hàng.
Tơi xin kính chúc thầy cơ trường Đại học An Giang dồi dào sức khỏe,
nhiều hạnh phúc.
Kính chúc Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Quỹ tín dụng Nhân dân
Long Điền B cùng các anh chị phòng ban được nhiều sức khỏe, ln
mang nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân.
An giang, ngày

tháng 8 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Cao Thị Diệu Trâm

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

MỤC LỤC
Trang

Danh mục các từ viết tắt................................................................................. i
Danh mục các biểu bảng ............................................................................... ii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ...................................................................... iii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY
NGẮN HẠN CỦA QUỸ TÍN DỤNG ................................ 3
2.1 Giới thiệu chung về Quỹ tín dụng ........................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân ............................................. 3
2.1.2 Chức năng và vai trị của Quỹ tín dụng .......................................... 3
2.1.2.1 Chức năng ........................................................................... 3
2.1.2.2 Vai trò.................................................................................. 3
2.2 Những vấn đề lý luận chung về cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng .... 4
2.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn .......................................................... 4

2.2.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn..................................................... 4
2.2.3 Một số nguyên tắc cho vay ngắn hạn ............................................. 4
2.3 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả đối với hoạt động cho vay
ngắn hạn ................................................................................................. 5
2.3.1 Hệ số thu nợ .................................................................................. 5
2.3.2 Vịng quay vốn tín dụng ................................................................. 5
2.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn ............................................................................. 5
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN LONG
ĐIỀN B ................................................................................ 6
3.1 Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B ............................... 6
3.1.1 Quá trình hình thành ....................................................................... 6
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ................................. 7
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức ..................................................................... 7
3.1.2.2 Chức năng các phòng ban ................................................... 8
SVTH : Cao Thị Diệu Trâm


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền
B trong 3 năm 2010 - 2012 .................................................................... 10
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của QTDND Long điền B ..................... 11
3.3.1 Thuận lợi....................................................................................... 11
3.3.2 Khó khăn ...................................................................................... 12
3.4 Phương hướng phát triển của QTDND Long Điền B trong năm 2013. 13
CHƯƠNG 4: PH N TÍCH HOẠT Đ NG CHO VA NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG NH N D N LONG ĐIỀN B ............... 14

4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn và cho vay tại QTDND Long Điền B . 14
4.1.1 Về nguồn vốn ............................................................................... 14

4.1.2 Về cho vay .................................................................................... 15
4.2 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại QTDND Long Điền B ......... 19
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn ........................................... 19
4.2.1.1 Theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 19
4.2.1.2 Theo địa bàn kinh doanh ........................................................ 21
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn ............................... 23
4.2.2.1 Theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 23
4.2.2.2 Theo địa bàn kinh doanh ................................................... 26
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn ................................ 28

4.2.3.1 Theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 28
4.2.3.2 Theo địa bàn kinh doanh ................................................... 30
4.2.4 Phân tích tình hình nợ q hạn ..................................................... 32
4.2.4.1 Theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 32
4.2.4.2 Theo địa bàn kinh doanh ................................................... 34
4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của QTDND Long
Điền B .................................................................................................... 36
4.3.1 Hệ số thu nợ .................................................................................. 36
4.3.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................................................ 37
4.3.3. Vịng quay vốn tín dụng .............................................................. 38
4.4 Nhận định chung về tình hình cho vay ngắn tại QTDND Long Điền B38
4.4.1 Những mặt đạt được .................................................................... 38
4.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân...................................................... 38

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

4.4.2.1 Tồn tại ............................................................................... 38

4.4.2.2 Nguyên nhân .................................................................... 39
4.5 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Quỹ
tín dụng nhân dân Long Điền B trong thời gian sắp tới ....................... 40
4.5.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động ..................................... 40
4.5.2 Giải pháp tăng doanh số cho vay.................................................. 40
4.5.3 Đẩy mạnh công tác thu nợ ............................................................ 41
4.5.4 Giải pháp phân tán rủi ro .............................................................. 41
4.5.5 Giải pháp về nhân sự .................................................................... 41
4.5.6 Giải pháp hạn chế phát sinh nợ quá hạn ....................................... 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 43

5.1 Kết luận: ................................................................................................ 43
5.2 Kiến nghị: .............................................................................................. 43
5.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ............................ 43
5.2.2 Đối với Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B .............................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 45

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Thứ tự

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1


KQHĐKD tại QTDND Long Điền B

11

Bảng 4.1

Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Long Điền B

14

Bảng 4.2

Tình hình sử dụng nguồn vốn

16

Bảng 4.3

DSCV ngắn hạn theo ngành nghề

19

Bảng 4.4

DSCV ngắn hạn theo địa bàn

21

Bảng 4.5


DSTN cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

24

Bảng 4.6

DSTN cho vay ngắn hạn theo địa bàn

26

Bảng 4.7

DNCV ngắn hạn theo ngành nghề

28

Bảng 4.8

DNCV ngắn hạn theo địa bàn

30

Bảng 4.9

NQH cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

32

Bảng 4.10


NQH cho vay ngắn hạn theo địa bàn

34

Bảng 4.11

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại
QTDND Long Điền B

36

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

ii


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Thứ tự
Sơ đồ 3.1

Tên Biểu đồ, Sơ đồ

Trang

Bộ máy tổ chức

7


Biều đồ 4.1

Tỷ trọng DSCV ngắn hạn theo ngành nghề

20

Biều đồ 4.2

Tỷ trọng DSCV ngắn hạn theo địa bàn

23

Biều đồ 4.3

Tỷ trọng DSTN cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

25

Biều đồ 4.4

Tỷ trọng DSTN cho vay ngắn hạn theo địa bàn

27

Biều đồ 4.5

Tỷ trọng DNCV ngắn hạn theo ngành nghề

29


Biều đồ 4.6

Tỷ trọng DNCV ngắn hạn theo địa bàn

32

Biều đồ 4.7

Tỷ trọng NQH cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

33

Biều đồ 4.8

Tỷ trọng NQH cho vay ngắn hạn theo địa bàn

35

Biều đồ 4.9

Hệ số thu nợ của QTDND Long Điền B

37

Biều đồ 4.10 NQH trên tổng dư nợ của QTDND Long Điền B

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

37


iii


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

D


ỆU/V

TT T

CT

V

TT T

DỄ GẢ

CBTD

Cán bộ tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN


Doanh số thu nợ

DNCV

Dư nợ cho vay

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

HĐQT

Hội đồng quản trị

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

PKT

Phòng kế toán


NQH

Nợ quá hạn

TMDV

Thương mại dịch vụ

NHTM

Ngân hàng thương mại

TDN

Tổng dư nợ

QTD

Quỹ tín dụng

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

i



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

CHƢƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nhằm tiến tới thành công trong công cuộc cơng nghiệp hố hiện đại
hố nơng nghiệp nơng thơn, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển sản xuất dịch vụ và chế biến nông sản trong nơng nghiệp, nơng
thơn đang địi hỏi cần một nguồn đầu tư lớn, thì việc phát triển các hình
thức tín dụng phù hợp ở nông thôn là một nhu cầu cấp thiết. Hơn nữa, để
phát triển hàng hố nơng sản có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với hàng
hố nông sản với các nước trong khu vực ASEAN, đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu, các hộ nông dân điều cần có vốn để sản xuất.
Từ khi cơng cuộc đổi mới được tiến hành toàn diện do Đảng ta khởi
xướng. Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự quản lý của nhà
nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn, từng
bước hoà nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam là
một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới, với
nền tảng chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, chúng ta đang hoàn
thiện từng bước cho sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước,
hướng tới mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước. hầu hết các chủ
thể trong nền kinh tế luôn mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư của
mình.Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì vốn là vấn đề khơng thể
thiếu. Trong cơ cấu vốn đó thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng đặc biệt quan
trọng. Các khoản tín dụng ngân hàng tài trợ cho nhiều nhóm khách hàng
trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, phân phối, nhà xây dựng, nông
dân, người tiêu dùng...Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng có vai

trị rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong những thành tựu đã đạt được có sự đóng góp của Quỹ Tín Dụng
Nhân Dân trong lĩnh vực đầu tư vốn cho nền kinh tế. Với tư cách là người
trung gian đứng ra huy động vốn cho nền kinh tế, hoạt động tín dụng ln
chiếm vai trị quan trọng trong q trình hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín
Dụng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Sự cạnh tranh giữa các Quỹ Tín
Dụng và các Ngân Hàng Thương Mại trên thị trường tiền tệ - tín dụng thật
sơi động, để sử dụng vốn an tồn, hiệu quả, cho vay như thế nào là phù hợp,
đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời đáp ứng được mục tiêu kinh tế của địa
phương là vấn đề quan trọng.
Từ những lý do trên với cơ cấu cho vay đa dạng về sản phẩm đồng
thời hoạt động cho vay theo nhu cầu của người dân tại Quỹ tín dụng đa
dạng phong phú, việc phân tích được ưu tiên lựa chọn để thực hiện đề tài:

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

1


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

“Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long
Điền B” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng
Nhân dân long Điền B trong 3 năm 2010-2012.
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng
Nhân dân long Điền B.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Nhân dân long Điền B.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B rất đa
dạng và phong phú, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động cho
vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B trong khoảng thời
gian 3 năm từ 2010-2012.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phƣơng pháp thu thập số liệu:

- Thu thập, sử dụng các số liệu có liên quan đến hoạt động cho vay
ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B.
- Thu thập thơng tin từ sách báo, tạp chí.
- Tham khảo các tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan đến nội
dung đề tài
* Phƣơng pháp xử lý số liệu:
- Phân tích tổng hợp để thấy được tổng quan tình hình hoạt động của
Quỹ tín dụng
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để phân tích hoạt
động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng
- Phương pháp đánh giá thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động cho vay ngắn hạn.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

2


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

CHƢƠNG 2


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CHO VAY NGẮN HẠN CỦA QUỸ TÍN DỤNG
2.1 Giới thiệu chung về Quỹ tín dụng
2.1.1 Khái niệm về Quỹ tín dụng nhân dân
Theo Nghị định số: 48/2001/NĐ-CP, ngày 13/8/2011 về tổ chức và
hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. Trích Điều 2.
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm
phát huy dức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện
có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo bù đắp chi phí và
có tích lũy để phát triển.
2.1.2 Chức năng và vai trị của Quỹ tín dụng
2.1.2.1 Chức năng:
Tập trung và phân phối lại vốn điều lệ: Đây là chức năng cơ bản nhất
của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội
được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển
nền kinh tế.
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội: hoạt động tín dụng
trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông như: thương
phiếu, kỳ phiếu, thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn...nhờ hoạt động tín dụng mà
các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các
nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu
chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: sự vận động vốn của tín
dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng
hóa, chi phí trong các xí nghiệp của tổ chức kinh tế. Vì vậy, tín dụng khơng
những phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh.
2.1.2.2 Vai trị:

Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển.Ở
bất kỳ một tổ chức, một xí nghiệp, một cá nhân hay một doanh nghiệp nào
thì vấn đề thừa hay thiếu vốn ln ln xảy ra. Thơng qua tín dụng góp
phần giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân này có thể tạo
nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh để quy trình sản xuất được diễn
ra một cách liên tục.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. Với chức năng tập
trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

3


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

lượng tiền lưu thơng trong nền kinh tế, nhất là tiền mặt trong tầng lớp dân
cư qua đó làm giảm áp lực của lạm phát, ổn định của tiền tệ. Mặt khác, do
cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh... làm cho sản xuất ngày càng phát
triển, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định
trật tự xã hội: tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống
của người lao động. Mặt khác, vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng
trong việc khai thác các tiềm năng có sẵn trong xã hội về tài nguyên thiên
nhiên, lao động, đất, rừng,... Do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động
để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi một xã
hội phát triễn lành mạnh đời sống được ổn định, ai cũng có cơng ăn việc

làm đó là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế: tín dụng cịn có
vai trị quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng khơng những
trong phạm vi quốc nội mà còn thúc đẩy mở rộng và phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau
trong quá trính phát triển của mỗi nước làm cho các nước có điều kiện xích
lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
2.2 Những vấn đề lý luận chung về cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng.
2.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn
Là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng vào
nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động
của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dung của
cá nhân
2.2.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
- Cho vay theo dự án
- Cho vay trả góp
2.2.3 Một số nguyên tắc cho vay ngắn hạn
Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống
đốc NHNNVN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng. Trích Điều 7
Cho vay ngắn hạn được thực hiện theo 2 nguyên tắc:

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

4



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế.
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời
hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
2.3 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả đối với hoạt động cho vay
ngắn hạn
2.3.1 Hệ số thu nợ (Đvt:%)
Công thức:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ

=

x 100
Doanh số cho vay

Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số
thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín
dụng, nó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ tiêu này càng
tiến gần về 1 thì càng tốt cho tổ chức tín dụng.
2.3.2 Vịng quay vốn tín dụng(Đvt:vịng)
Cơng thức:
Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng

=

Dư nợ bình qn

Ý nghĩa:
Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân vốn tín dụng của Quỹ tín
dụng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
vòng quay vốn càng cao thì đồng vốn của Quỹ tín dụng quay càng nhanh,
luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
2.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn (Đvt:%)
Công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn
Ý nghĩa:

Nợ quá hạn
=

Dư nợ

x

100%

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ càng cao thì chất lượng tín dụng thấp và
ngược lại. Thơng thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng
của ngân hàng bình thường.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

5



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN LONG
ĐIỀN B
3.1 Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B
3.1.1 Q trình hình thành
Trong những năm đầu thập niên 90, hàng loạt Hợp tác xã Tín dụng,
trung tâm tín dụng bị đổ vở (Nhà nước phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để chi
trả cho người gửi tiền). Từ đó tạo ra một khoảng trống trong một thị trường
vốn ở nông thôn, mặt dù Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn
Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng qui mơ hoạt động, mở các điểm giao
dịch nhưng số lượng người nông dân tiếp cận được nguồn vốn của Ngân
hàng thì rất ít. Do đó ở nơng thơn vùng sâu vẫn cịn tình trạng cho vay nặng
lãi.
Trước những yêu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn ngày càng trở nên bức
xúc, ở nông thơn q trình phân hố giàu nghèo ngày càng có xu hướng
phát triển, những hộ dân có tài sản thế chấp thì được vay vốn của Ngân
hàng, những hộ nghèo khơng có tài sản thì phải đi vay nặng lãi. Từ đó dẫn
đến người giàu thì giàu thêm và người nghèo thì gắn nợ triền miên khơng
lối thốt, lượng tiền tệ nhàn rỗi trong dân chưa được khai thác triệt để.
Nhằm phục vụ lợi ích trong việc phát triển kinh tế theo đường lối của Đảng,
thấy trước những yêu cầu đó, vào ngày 27 tháng 7 năm 1993 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 390/TTg về việc “ triển khai đề án thí điểm
thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân” nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội
Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 5, khoá VII đã đề ra những định
hướng cơ bản về mục tiêu phương hướng, chính sách và các biện pháp chủ

yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nơng thơn, trong đó xác
định những u cầu, nhiệm vụ hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên
địa bàn nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện quyết định số 390/TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc
thành lập thí điểm mơ hình Quỹ tín dụng Nhân dân. Quỹ tín dụng Nhân dân
Long Điền B được thành lập theo quyết định số 39/QĐ-NH; Giấy phép hoạt
động số 12/NH-GP cuả Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh An
Giang ngày 20 tháng 04 năm 1995. Quỹ tín dụng Long Điền B chính thức
khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 05 năm 1995. Mục tiêu
chủ yếu là huy động vốn và cho vay phục vụ lợi ích các thành viên phù hợp
với chủ trương về phát triển kinh tế nơng thơn của Đảng và Nhà nước.
Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B là một trong 24 Quỹ tín dụng nhân
dân của tỉnh An Giang hiện đang hoạt động có trụ sở đặt tại ấp Long Tân Xã Long Điền B -Huyện Chợ Mới -Tỉnh An Giang. Địa bàn hoạt động của
Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B gồm: Thị trấn Long Điền B, Xã Long
Kiến, Xã Kiến Thành và Xã Long Giang. Có tổng diện tích đất tự nhiên là

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

6


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

10.011 Ha; Trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 6.405 Ha chiếm
tỷ lệ 64% tổng diện tích đất tự nhiên.
Tính đến ngày 31/12/2012, Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B có tổng
số thành viên là: 3.548 thành viên.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B có 15 cán bộ, nhân viên được sắp

xếp bố trí và phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch Hội đồng
Quản trị và 4 thành viên.
- Ban kiểm sốt gồm: 3 thành viên, trong đó có 1 kiểm sốt viên chun
trách thường trực tại Quỹ tín dụng, một kiểm soát trưởng, một kiểm soát
viên.
- Ban điều hành 6 người:
+ 01 Giám đốc điều hành.
+ 02 nhân viên kế toán: 1 Kế toán trưởng, 1 Kế toán viên.
+ 02 Cán bộ tín dụng.
+ 01 Cán bộ Thủ quỹ.
Bảo vệ: 01 người
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SỐT
GIÁM ĐỐC

PHỊNG KẾ
TỐN

PHỊNG TÍN
DỤNG

NGÂN QUỸ

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức
SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

7



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

3.1.2.2 Chức năng các phịng ban
* Hội đồng quản trị:
Chức năng:
Có chức năng quản trị tín dụng Long Điền B, số lượng thành viên
HĐQT do đại hội thành viên quyết định bầu ra. HĐQT của Quỹ tín dụng
nhân dân Long Điền B có 5 thành viên, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản
trị, với nhiệm kỳ tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện Nghị quyết của đại hội thành viên, chuẩn bị chương
trình và triệu tập đại hội thành viên.
Bổ nhiệm, ủy nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, quyết định
các mức lương và khen thưởng cho các cán bộ và nhân viên của QTDND
Long Điền B.
Xét kết nạp và giải quyết thủ tục cho thành viên rút khỏi Quỹ tín dụng.
Xử lý các khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi và những tổn thất.
* Giám đốc:
Chức năng:
Điều hành và chịu trách nhiệm các hoạt động của QTDND Long Điền
B, không được phép tham gia điều hành các tổ chức, cơ quan khác. Việc ủy
thác khi vắng mặt phải theo quy chế của HĐQT đã ban hành.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc phát sinh trong ngày, là
người trực tiếp điều hành mọi cơng việc của Quỹ tín dụng theo quy định
của pháp luật.
Quản lý phân công, sử dụng người lao động thuộc đơn vị mình hợp lý
và hiệu quả.

Ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý cơng việc trong
phạm vi quỹ tín dụng nhưng không trái với điều lệ và nội quy, quy định của
Quỹ tín dụng.
* Ban Kiểm sốt:
Chức năng:
Là cơ quan độc lập được đại hội thành viên bầu ra trực tiếp thay mặt cho
thành viên giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng.
Nhiệm vụ:
Xây dựng quy chế, quy trình liên quan đến cơng tác kiểm tra kiểm
sốt nội bộ.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

8


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

Giám sát việc sử dụng các nguồn lực của cơng ty đúng mục đích và
hiệu quả.
Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện việc lập hệ thống báo cáo tháng, quý,
năm và các báo cáo đột xuất.
* Phịng Tín dụng:
Chức năng:
Làm tham mưu chiến lược kinh doanh, phán quyết và đề xuất cho cấp
trên dự án tín dụng. Tổng hợp phân tích thống kê kinh kinh tế, quản lý danh
mục khách hàng trực tiếp, xử lý rủi ro theo chế độ quy định.
Nhiệm vụ:
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay.
Tổ chức thẩm định tài sản thế chấp tại QTDND Long Điền B.

Theo dõi công nợ và đôn đốc thu hồi nợ.
Lập báo cáo định kỳ.
* Phịng Kế tốn:
Chức năng:
Tổ chức thực hiện cơng tác kế toán tại QTDND Long Điền B, kiểm tra,
hướng dẫn đối với cơng tác kế tốn của đơn vị, đảm bảo tính tn thủ chuẩn
mực kế tốn, luật kế tốn, luật thuế và các luật có liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp và theo yêu cầu quản trị của tập đoàn.
Đại diện cho QTDND Long Điền B làm việc với các cơ quan; Ngân
hàng, kiểm toán, thuế để giải trình các vấn đề liên quan đến báo cáo tài
chính, sổ sách và chứng từ kế toán. Thực hiện việc kê khai và nộp các loại
thuế nghiêm chỉnh theo đúng luật thuế hiện hành.
Quản lý sử dụng có hiệu quản lý tất cả các tài sản trang bị cho phòng kế
tốn. Quản lý sử dụng đúng, an tồn các loại hóa đơn tự in tại văn phịng.
Nhiệm vụ:
Trực tiếp tham gia vào tổ soạn thảo hoặc bổ sung sửa đổi Quy chế tài
chính và các quy trình làm việc của phịng kế tốn hoặc liên quan đến cơng
tác kế tốn của QTDND Long Điền B, trình lãnh đạo phê duyệt.
Đề xuất với Giám đốc các cải tiến trong quá trình hoạt động và ban hành
các văn bản liên quan đến kiểm sốt và hoạch định tài chính.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả các chức năng của phần mềm kế toán
đáp ứng tối đa yêu cầu quản lý và quản trị của QTDND Long Điền B, làm
việc với các kiểm tốn về báo cáo tài chính hàng năm của QTDND Long
Điền B.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

9



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

* Ngân quỹ:
Chức năng:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ
tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay và
nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và
của QTD.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ
khách hàng.
Giám sát và bảo quản an toàn hoạt động thu, chi tiền mặt.
Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho vay.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND Long Điền B trong 3
năm 2010-2012
Doanh thu qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2010 là 1.592 triệu đồng đến
năm 2011 là 2.238 triệu đồng tăng 646 triệu đồng so với năm 2010 tương
đương với tỷ lệ 40,58%. Năm 2012 là 2.992 triệu đồng tăng 754 triệu đồng
so với năm 2011 tương đương với tỷ lệ 33,69%. Sự tăng trưởng này cho
thấy rằng, QTDND Long Điền B đang kinh doanh có hiệu quả đó là nhờ
vào những chiến lược kinh doanh của cấp lãnh đạo cụ thể trong việc thu hút
khách hàng và lựa chọn khách hàng cho vay. Trong đó, cán bộ tín dụng
đóng góp khơng nhỏ vào q trình kiểm tra, giám sát các món nợ đến hạn
và quá hạn rất kỹ, thường xuyên theo dõi hiệu quả sử dụng vốn của khách
hàng vì thế rủi ro thu hồi vốn giảm.
Về các khoản chi phí qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể. Trong năm 2010
QTD đã chi 1.320 triệu. Đến năm 2011, QTDND Long Điền B đã chi 2.125
triệu đồng tăng 805 triệu đồng so với năm 2010 tương đương với tỷ lệ
60,98%. Năm 2012, chi phí là 2.592 triệu đồng tăng 467 triệu đồng so với
năm 2011 tương đương với tỷ lệ 21,98%. Nguyên nhân chi phí tăng là do

chỉ số giá tiêu dùng tăng, Quỹ tín dụng đã nâng cấp trang thiết bị, mua máy
móc, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng lương cho cán bộ công nhân viên.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

10


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B
Bảng 3.1: Bảng KQHĐKD tại QTDND Long Điền B qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Chênh lệch

Chênh lệch

2011/2010

2012/2011


Tuyệt Tƣơng
đối
đối

Tuyệt
đối

(%)

Tƣơng
đối
(%)

Doanh thu

1.592

2.238

2.992

646

40,58

754

33,69


Chi phí

1.320

2.125

2.592

805

60,98

467

21,98

272

113

400

(159) (58.46)

287

253,98

LNTT


(Nguồn: tập báo cáo KQHĐKD PKT tại QTDND Long Điền B)

Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận của Quỹ Tín Dụng có sự có tăng giảm
liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt 272 triệu đồng sang năm
2011 lợi nhuận chỉ còn 113 triệu đồng giảm 159 triệu đồng tương đương
với tỷ lệ 58,46%. Năm 2012, lợi nhuận của QTD đạt 400 triệu đồng tăng
287 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 253,98%, đó là một con
số đáng kể. Nguyên nhân tăng giảm là do năm 2011 lợi nhuận giảm do tình
hình lạm phát vẫn cịn đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sản xuất của
người dân cũng như các doanh nghiệp. Sang năm 2012, lợi nhuận tăng lên
đáng kể đó là do Quỹ tín dụng củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý
triệt để các món nợ q hạn rất tích cực, cùng thời điểm đó thì giá lúa bất
ngờ tăng cao, chi phí khơng tăng nên nơng dân đạt được lợi nhuận tối đa. Vì
thế Quỹ tín dụng có thể thu hồi nợ cả gốc và lãi khi đáo hạn một cách có
hiệu quả.
3.3 Những thuận lợi và khó khăn của QTDND Long điền B
3.3.1 Thuận lợi
Vị trí của QTD đặt trên tuyến đường chính của Huyện Chợ Mới có
nhiều xe lưu thơng nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng biết
đến và khách hàng đến giao dịch với QTD cũng thuận lợi hơn.
Trong quá trình hoạt động, với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh
nghiệm, có trình độ chun mơn cao lại rất tận tình, nhanh nhẹn và chu đáo
ln làm cho khách hàng hài lòng và tạo được nhiều thiện cảm cho khách
hàng. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên chủ yếu là nhân viên tại địa phương nên
có phần nào hiểu rõ nhu câu của khách hàng tại địa bàn hoạt động của
QTD, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng ở đây.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

11



Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

QTD đã khơng ngừng phát triển nhiều chính sách huy động vốn với
nhiều chương trình dự thưởng hấp dẫn và ưu đãi về lãi suất đã thu hút được
một lượng khách hàng khá lớn.
Sản phẩm dịch vụ thì đa dạng ln đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Về mặt tín dụng, QTD chỉ tập trung cho vay những khách hàng quen có
người giới thiệu và chưa từng có khách hàng nợ quá hạn ở những ngân hàng
khác nên thu được số lượng lãi tốt và ít có nợ q hạn.
3.3.2 Khó khăn
Khả năng về nguồn lực tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền
B hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ về vốn cho các thành viên
vay.
Công nghệ và nguồn nhân lực chưa cao .
Đội ngũ cán bộ phần lớn trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành chưa
được đào tạo chuyên ngành, chỉ tập huấn các khoá ngắn ngày.
Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B hoạt động chủ yếu là phục vụ cho
cộng đồng trong giới hạn một sản phẩm đầu tư tín dụng chưa đa dạng hố
dịch vụ, tiện ích, chính vì thế chưa đủ lực để cạnh tranh trên thị trường ngày
một đa dạng và sơi động. Ví dụ như: chưa có nghiệp vụ thanh toán bù trừ
điện tử, L/C, thẻ ATM, … chưa đủ năng lực để hoạt động về mua bán ngoại
tệ …
Do cơ chế chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, đa số các hộ vay vốn
đều thế chấp tài sản chủ yếu là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy
chứng nhận nền nhà (thổ cư) để vay. Nên khi khách hàng vay không trả
được nợ, sẽ gây nhiều khó khăn cho Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B
trong quá trình phát mãi hay bán tài sản thế chấp, từ đó gây ra tình trạng
nguồn vốn của Quỹ tín dụng bị ứ đọng, khơng thu hồi được, làm mất cân

đối trong vấn đề thanh khoản.
Do địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Long Điền B còn nhỏ
hẹp và ở vùng sâu, nên việc huy động vốn để cho vay cũng gặp khơng ít
khó khăn. Cho nên chưa lớn mạnh được về qui mô hoạt động để đầu tư cho
vay trung và dài hạn. Chưa đáp ứng được vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng ở địa
phương và các dự án lớn nuôi trồng thủy sản như tôm, cá tra, cá basa …
Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương đạt được những hiệu
quả nhất định, còn hạn chế, chưa thật sự bền vững, chưa phát triển hết tiềm
năng đất đai và nhân lực ở địa phương, nên đã làm hạn chế hoạt động Quỹ
tín dụng Nhân dân Long Điền B.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

12


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

3.4 Phƣơng hƣớng phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Long Điền B
trong năm 2013
* Phƣơng hƣớng:
Với tơn chỉ hoạt động vì lợi ích của các thành viên và định hướng phát
triển là tăng trưởng và bền vững. Mục tiêu chủ yếu của QTDND Long Điền
B trong những năm tới.
Tiếp tục tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn
nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc
Không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực quản trị, điều hành
Mở rộng địa bàn hoạt động tại các xã liền kề chưa có tổ chức QTDND
cơ sở hoạt động khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thu hút kết nạp
thêm thành viên mới.

Giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng
Đảm bảo kết hợp hài hịa giữa các mục tiêu tăng trưởng và lợi ích của
các thành viên.
* Mục tiêu:
Vốn huy động đến ngày 31/12/2013 là 25 tỷ đồng với tốc độ tăng 18%
so với năm 2012.
Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2013 là 26 tỷ đồng tăng 23% so với năm
2012.
-

Tỷ lệ nợ cho vay ngắn hạn đạt 94% tổng dư nợ

-

Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% ( trong đó nợ xấu 0%)

Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo quy định
của NHNNVN.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

13


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN LONG ĐIỀN B

4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn và cho vay tại QTDND Long Điền B
4.1.1 Về nguồn vốn

Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì địi hỏi Quỹ tín dụng phải
có nguồn vốn ồn định, đủ mạnh để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn
của khách hàng cũng như việc mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng. Do vậy
việc tăng cường cơng tác huy động vốn được xem là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của QTDND Long Điền B.
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND Long Điền B
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Vốn huy động 10.801
Vốn vay
Vốn điều lệ
Vốn khác
Tổng cộng

Năm
2012

Chênh lệch


Chênh lệch

2011/2010

2012/2011

Tuyệt
đối

Tƣơng
đối
(%)

Tuyệt
đối

Tƣơng
đối
(%)

12.623

21.126

1.822

16,87

8.503


67,36

-

1.000

-

1.000

-

(1.000)

-

658

771

1.171

113

17,17

400

51,88


1.394

4.260

4.950

2.866

205,60

690

16,20

12.853

18.654

27.247

5.801

45,13

8.593

46,06

(Nguồn: Văn kiện Đại hội thành viên của QTDND Long Điền B giai đoạn
2010-2012 )


Qua bảng số liệu 4.1 về cơ cấu nguồn vốn của QTDND Long Điền B ta
thấy được nguồn vốn của Quỹ tín dụng qua 3 năm không ngừng biến động.
Năm 2010 tổng nguồn vốn chỉ có 12.853 triệu đồng, nhưng đến năm 2011
tổng nguồn vốn đã tăng lên 18.654 triệu đồng tăng 5.801 triệu đồng, tương
đương 45,13% so với năm 2010. Năm 2012, tổng nguồn vốn đã tăng lên
đến 27.247 triệu đồng tăng 8.593 triệu đồng, tương đương 46,06% so với
năm 2011.

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

14


Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Long Điền B

Cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm, vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 vốn huy động tăng cao
tỷ trọng chiếm 84,03% trên tổng nguồn vốn do tình hình lạm phát cao, lãi
suất tiền gởi tăng cao và do sự cạnh tranh của các QTD nên đã thu hút
nguồn vốn lớn từ người dân làm cho nguồn vốn huy động của QTD tăng
trong năm này sang năm 2011 thì vốn huy động chiếm tỷ trọng 67,67% trên
tổng nguồn vốn năm 2011 không bằng năm 2010, do tình hình lạm phát đã
được Chính phủ thắt chặt làm lãi suất dần trở lại vị trí ban đầu nên không
thu hút được nguồn tiền gởi. Năm 2012, vốn huy động tăng nhẹ, chiếm tỷ
trọng 77,53% trên tổng nguồn vốn năm 2012. Nhìn chung, trong 3 năm vốn
huy động luôn chiếm tỷ trọng trên 65% trên tổng nguồn vốn góp phần mang
lại nguồn vốn ln tăng trưởng và ổn định. Do đó, QTD có đủ vốn tài trợ
cho hoạt động tín dụng của mình. Mặc khác, thơng qua huy động vốn QTD
đã tạo sự uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng góp phần nguồn vốn

huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua.
4.1.2 Về cho vay
Trong tất cả các hoạt động của Quỹ tín dụng thì hoạt động cho vay là
hoạt động quan trọng nhất, mang tính đặc trưng của Quỹ tín dụng. Hoạt
động cho vay cũng góp phần giải quyết lượng vốn huy động và đem lại lợi
nhuận cho Quỹ tín dụng. Cho vay cũng đã giải quyết được tình hình thiếu
hụt vốn để SXKD của các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, tùy theo nhu
cầu về vốn của khách hàng mà Quỹ tín dụng có các hình thức cho vay khác
nhau, nếu khách hàng chỉ cần luân chuyển dòng vốn trong thời gian ngắn
thì Quỹ tín dụng sẽ cho vay ngắn hạn, hay ngược lại thì Quỹ tín dụng sẽ cho
vay dài hạn.... Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng thì bao gồm hoạt động
cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. Đối với QTDND Long Điền B cũng
không ngoại lệ, QTDND Long Điền B cũng có các hình thức cho vay ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn như sau:

SVTH : Cao Thị Diệu Trâm

15


×