Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái vàm nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI
VÀM NAO

ĐOÀN KIM HÕA

Long Xuyên, Tháng 7 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI
VÀM NAO

ĐOÀN KIM HÕA
MSSV: DQT137177

GIẢNG VIÊN HƢỜNG DẪN
Ths. TRẦN THỊ HẰNG NI

Long Xuyên, Tháng 7 năm 2017



CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Khóa luận tốt nghiệp đại học “Thực trạng và giải pháp phát triển khu
du lịch sinh thái Vàm Nao”do sinh viên Đoàn Kim Hoà thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của giáo viên hƣớngdẫn – Thạc sĩ Trần Thị Hằng Ni.
Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và
Đào tạo thông qua ngày 10/7/2017 tại Trƣờng Đại học An Giang.

Thƣ ký
(Ký tên)
………………………………………………….

Phản biện 1

(Ký tên)

……………………

Phản biện 2

(Ký tên)

………………

Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Trần Thị Hằng Ni

Chủ tịch Hội đồng
…………………………….


i


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trinh thực hiện đề tài ―Thực trạng và giải pháp phát triển
khu du lịch sinh thái Vàm Nao‖ tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ
thầy cơ, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn chân thành nhất, em xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học An Giang, Quý Thầy Cô Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Quý Thầy, Quý Cô các khoa của Trƣờng Đại
học An Giang đã truyền thụ và giảng dạy cho em những kiến thức trong suốt
thời gian học tập tại Trƣờng.
Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Trần Thị
Hằng Ni đã tận tình hƣớng dẫn và dìu dắt em hoàn thành đề tài này. Xin chân
thành cảm ơn tập thể sinh viên lớp Kinh tế - Quản trị kinh doanh khóa 9
Trƣờng Đại học An Giang, đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tơi hồn thành đề
tài nghiên cứu này.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và
hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài vì trình độ và kinh
nghiệm cịn hạn chế nên sai sót trong đề tài là điều khó tránh khỏi. Em xin
chân thành cảm ơn và mong nhận đƣợc nhiều ý kiến bổ sung từ Quý thầy cô
để đề tài của em thêm hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em tiếp thu thêm những
kinh nghiệm để thực hiện công tác nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô!

An Giang, ngày 19 tháng 07 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Đoàn Kim Hoà


ii


LỜI CAM KẾT
------  ------

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

An Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Đoàn Kim Hoà

iii


MỤC LỤC

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ...................................................................... 1
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu:. ..................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SẢT .............................. 3
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ..................................................................... 3
1.4.2 Đối tƣợng khảo sát: .......................................................................... 3

1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.5.1 Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu ............................ 3
1.5.1.1 Nguồn dữ liệu:.............................................................................. 3
1.5.1.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 3
1.5.1.3 Phương pháp phân tích SWOT .................................................... 3
1.5.2 Trang thiết bị , dụng cụ nghiên cứu ................................................. 3
1.5.3 Quy trình nghiên cứu. ...................................................................... 4
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 4
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 5
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI ............................................................................................... 5
2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái ............................................................ 5
2.1.2. Khái niệm về ―Sản phẩm du lịch‖.................................................. 6
2.1.3. Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái .............................. 8
2.1.3.1. Tính

c áo c

t i ngu n du l ch inh thái ............................. 8
iv


2.1.3.2 i u iện v t í

thu n tiện i l i .............................................. 9

2.1.3.3. Tính c nh t nh t n th t ư ng ................................................... 9
2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................... 10
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 11

3.1 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP ,TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 11
3.1.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................. 11
3.1.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................. 11
3.1.3 Phƣơng pháp phân tích SWOT ..................................................... 11
3.2 TRANG THIẾT BỊ - DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU ............................ 12
3.3 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành từ
đầu tháng 4/2017 đến 7/2017 tại An Giang. ........................................... 12
CHƢƠNG 4 GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM
NAO ........................................................................................................ 13
4.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU DU LỊCH SINH
THÁI VÀM NAO ................................................................................... 13
4.2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH THÁI TỰ NHIÊN TẠI VÀM
NAO ........................................................................................................ 16
4.2.1. Hệ thống sông hồ .......................................................................... 16
4.2.2 Đất đai và thổ nhƣỡng tại Vàm Nao ............................................. 17
4.2.3. Hệ sinh thái tại Vàm Nao .............................................................. 21
4.2.4. Về cơ sở hạ tầng ............................................................................ 22
4.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA NHÂN VĂN ...................... 23
4.3.1. Các nghề truyền thống ở Vàm Nao ............................................... 23
4.3.2. Các loại hình nghệ thuật truyền thống .......................................... 23
4.3.3. Văn hoá ẩm thực tại khu sinh thái Vàm Nao ................................ 23
CHƢƠNG 5 CÁC THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM NAO HIỆN NAY.......................... 25

v


5.1 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI HIỆN CĨ TẠI VÀM
NAO ........................................................................................................ 25
5.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LICH SINH THÁI Ở VÀM NAO

HIỆN NAY.............................................................................................. 25
5.3 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH SINH THÁI Ở VÀM NAO .................................................... 28
5.4 ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG THƠNG QUA KHẢO SÁT THỰC
ĐỊA CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI HIỆN NAY Ở VÀM NAO29
5.4.1 Dịch vụ lƣu trú homestay .............................................................. 29
5.4.2 Dịch vụ ẩm thực ............................................................................. 30
5.4.3 Dịch vụ vận chuyển trong khu du lịch sinh thái Vàm Nao ............ 30
5.4.4 Biểu diễn đờn ca tài tử ................................................................... 31
5.5 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ TÀI
NGUYÊN VÀ TIỀM NĂNG KHU DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÀM
NAO ........................................................................................................ 31
5.5.1 Tìm hiểu những điều hài lịng của các chuyên gia du lịch khi đến
Vàm Nao ................................................................................................. 31
5.5.2 Tìm hiểu những điều khơng hài lịng của chun gia du lich khi
đến Vàm Nao........................................................................................... 32
5.5.3 Nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về những thuận lợi và cơ
hội trong việc phát triển khu du lịch sinh thái Vàm Nao ........................ 33
5.5.4 Nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về những khó khăn/trở ngại
làm ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch sinh thái ở Vàm Nao .................. 34
5.5.5 Nhận xét chung của các chuyên gia về điểm tham quan du lịch sinh
thái tại Vàm Nao ..................................................................................... 35
5.6 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VÀM NAO THÔNG QUA PHỎNG VẤN DU KHÁCH.............. 36
5.6.1. Nhận xét đánh giá của du khách về các dịch vụ hiện có ở Vàm
Nao .......................................................................................................... 36

vi



5.6.2. Nhận xét của du khách về thái độ phục của ngƣời dân ở Vàm Nao
................................................................................................................. 37
5.6.3. Tìm hiểu về nhu cầu của du khách khi đến Vàm Nao .................. 37
5.6.4. Tìm hiểu về thời gian du khách mong muốn tham gia các hoạt
động tại Vàm Nao ................................................................................... 39
5.6.5. Về hiện trạng công tác xúc tiến, quảng bá về du lịch ở Vàm Nao 39
5.6.6. Những khó khăn/trở ngại làm ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch
sinh thái ở Vàm Nao................................................................................ 41
5.6.8. Tìm hiểu điều khơng hài lịng của du khách khi đến Vàm Nao ... 43
5.6.9. Nhận xét chung của du khách về điểm tham quan du lịch sinh thái
tại Vàm Nao ............................................................................................ 43
5.6.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia và du khách về tài
nguyên và tiềm năng khu du lịch sinh thái Vàm Nao theo mơ hình
SWOT...................................................................................................... 44
CHƢƠNG 6 ............................................................................................ 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC DỊCH VỤ TẠI KHU DU LỊCH SINH
THÁI VÀM NAO ................................................................................... 46
6.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 46
6.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TẠI KHU
DU LỊCH SINH THÁI VÀM NAO ........................................................ 46
6.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách ...................................................... 46
6.2.2 Giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng và thu hút vốn ......................... 47
6.2.3 Giải pháp vè quảng bá ,xúc tiến ..................................................... 48
6.2.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác khu du lịch
sinh thái Vàm Nao ................................................................................... 49
6.3 GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC DỊCH VỤ VÀ
SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TẠI VÀM NAO .......................... 51
6.3.1. Nâng cao chất lƣợng và mở rộng các dịch vụ tham quan, tìm hiểu
sinh thái nông nghiệp ............................................................................. 51

vii


6.3.2 Dịch vụ ẩm thực ............................................................................. 52
6.3.3. Nâng cao dịch vụ lƣu trú homestay .............................................. 52
6.3.4 Nâng cao dịch vụ vận chuyển trong khu Vàm Nao ....................... 52
6.3.5 Nâng cao hoạt động biểu diễn đờn ca tài tử ................................... 52
6.3.6 Nâng cao thông tin hƣớng dẫn khách du lịch tại Vàm Nao ........... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 54
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................. 55
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................. 60
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................. 64

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 5.1 Hiện trạng khách du lịch đến Vàm Nao .................................. 28
Bảng 5.2 Những thuận lợi và cơ hội phát triển du lịch sinh thái
Vàm Nao ................................................................................................. 33
Bảng 5.3 Những khó khăn/trở ngại ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch
Vàm Nao ................................................................................................. 34
Bảng 5.4 Mô tả tỷ lệ du khách mong muốn tham gia các hoạt động ở
Vàm Nao ................................................................................................. 38
Bảng 5.5 Những khó khăn/trở ngại ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch tại
Vàm Nao ................................................................................................. 41
Bảng 5.6 Tổng hợp đánh giá về khu du lịch sinh thái Vàm Nao theo mơ
hình SWOT ............................................................................................. 44

ix



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1. Tìm hiểu những điều hài lòng của chuyên gia khi đến Vàm
Nao .......................................................................................................... 31
Biểu đồ 5.2.Tìm hiểu những điều khơng hài lịng của các chuyên gia du
lịch khi đến Vàm Nao ............................................................................. 32
Biểu đồ 5.3 Nhận xét chung của chuyên gia về điểm tham quan tại Vàm
Nao .......................................................................................................... 35
Biểu đồ 5.4 Nhận xét của du khách về các dịch vụ hiện có ở Vàm Nao36
Biểu đồ 5.5. Nhận xét của du khách về thái độ phục của ngƣời dân ở
Vàm Nao ................................................................................................. 37
Biểu đồ 5.6 Thời gian du khách mong muốn tham gia các hoạt động tại
Vàm Nao ................................................................................................. 39
Biểu đồ 5.7. Nhận biết của khách du lịch về Vàm Nao .......................... 40
Biểu đồ 5.8. Tìm hiểu sự hài lịng du khách nhất khi đến Vàm Nao ..... 42
Biểu đồ 5.9 Điều không hài lòng của du khách khi đến Vàm Nao........ 43

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ mơ tả xã Tân Trung bên dịng sơng Vàm Nao -Ảnh:Tƣ
liệu ........................................................................................................... 14
Hình 4.2. Ảnh sông Vàm Nao, huyện Phú Tân, An Giang - Ảnh:Tƣ liệu
................................................................................................................. 14
Hình 4.3. Sơng Vàm Nao, nối liền giữa sơng Tiền và sơng Hậu - Ảnh:Tƣ
liệu ........................................................................................................... 15
Hình 4.4 Đánh bắt cá trên sông Vàm Nao - Ảnh:Tƣ Liệu ..................... 16
Hình 4.5 Ngƣời dân ni cá tại Vàm Nao - Ảnh: Tƣ liệu ...................... 17

Hình 4.6 Thu hoạch củ ấu ở Vàm Nao - Ảnh: Đoàn Kim Hoà .............. 18
Hình 4.7 Hái bơng điên điển ở Vàm Nao - Ảnh: Đồn Kim Hồ ......... 19
Hình 4.9 Thu hoạch khoai cao, mía và dƣa hấu ở Vàm Nao - Ảnh: Đồn
Kim Hồ .................................................................................................. 20
Hình 4.10 Thuỷ sản đánh bắt đƣợc ở Vàm Nao - Ảnh: Đồn Kim Hồ 20
Hình 4.11 Đánh bắt cá và nƣớng bắp vào buổi tối ở Vàm Nao - Ảnh: Đồn
Kim Hịa .................................................................................................. 21
Hình 4.12 Dỡ chà bắt cá ở Vàm Nao - Ảnh : Đoàn Kim Hịa ................ 22
Hình 4.13 Vẹm cờ và cá du khách bắt đƣợc ở Vàm Nao- Ảnh : Đồn
Kim Hịa .................................................................................................. 22
Hình 4.14 Ngƣời dân làm lễ xuống lƣới cá bơng lau - Ảnh: Đồn Kim
Hịa .......................................................................................................... 23
Hình 4.15 Món ăn đặc sản ở Vàm Nao - Ảnh: Đoàn Kim Hồ ............. 23
Hình 5.1 Điểm phục vụ ẩm thƣc tại Vàm Nao - Ảnh : Đồn Kim Hịa . 30
Hình 5.2 Phƣơng tiện vận chuyển du khách tại Vàm Nao- Ảnh: Đồn
Kim Hịa .................................................................................................. 31

xi


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Du lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói rất phát triển trong xu thế
tồn cầu hóa hiện nay. Lợi ích mà nó mang lại là hết sức to lớn, vì vậy phần
lớn các quốc gia trên thế giới đều lấy nó làm mũi nhọn để phát triển. Ở Việt
Nam, ngành du lịch tuy cịn non trẻ nhƣng đã có những bƣớc phát triển nhanh
cả về số lƣợng và chất lƣợng, đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Những
chỉ tiêu về lƣợng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai

trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển du
lịch Việt Nam, ngành du lịch An Giang trong những năm gần đây cũng phát
triển mạnh mẽ, đƣợc xác định rõ là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái sông nƣớc và đồng quê nông nghiệp. Đây là sản phẩm du lịch có thể tạo
ra lợi thế so sánh với các vùng miền khác, đồng thời tạo sự thu hút đối với
khách du lịch nội địa từ các đô thị lẫn khách du lịch quốc tế. Trong định
hƣớng và quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, An Giang đã xác định
xây dựng sản phẩm gắn với sinh thái trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của
tỉnh.
Nằm trên địa bàn huyện cù lao Phú Tân, giữa hai bờ sơng Tiền và sơng
Hậu, khu lịng hồ Vàm Nao (thuộc xã Tân Trung, huyện Phú Tân) là một trong
những điểm có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái nơng
nghiệp với văn hố đặc thù vùng sông nƣớc ở An Giang. So với các cù lao
khác ở đồng bằng sông Cửu Long, cù lao Vàm Nao có những đặc điểm rất
riêng. Do nằm chuyển tiếp với các dịng sơng lớn ở miền Tây, đặc biệt là dịng
sơng Vàm Nao nối ngang sơng Tiền và sơng Hậu nên ở đây cũng hội tụ những
đặc điểm về dòng chảy và hệ thuỷ sản khác hẳn những nơi khác. Hiện nay cù
lao Vàm Nao đƣợc xem là điểm du lịch sinh thái còn mang đậm vẻ đẹp hoang
sơ, nét quê của vùng sông nƣớc đƣợc khai thác với các sản phẩm ẩm thực
vùng ngập nƣớc và các loại hoa màu. Tuy nhiên cho tới nay, tại Vàm Nao vẫn
chƣa hình thành cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch đúng nghĩa, các hoạt động du
lịch còn rất hoang sơ, số hộ dân tham gia làm du lịch còn rất khiêm tốn, chủ
yếu phục vụ hoạt động trải nghiệm sinh thái nông – ngƣ nghiệp, dịch vụ ẩm
thực và lƣu trú homestay. Hàng năm nơi đây thu hút khoảng 800 – 1000 lƣợt
khách trong nƣớc và quốc tế, mà chủ yếu chỉ mới thu hút khách vào mùa nƣớc

1



nổi và thƣờng là khách đến kết hợp theo chƣơng trình khám phá sơng Vàm
Nao hoặc là khách lẻ đi phƣợt.
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
phát triển du lịch dƣới các góc độ khác nhau nhƣ: phát triển du lịch theo
hƣớng bền vững; liên kết phát triển du lịch; xúc tiến du lịch; đào tạo nguồn
nhân lực du lịch; phát triển các loại hình du lịch; bảo tồn di sản văn hóa phát
triển du lịch…nhằm đƣa ra những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch
bền vững trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.
Vừa qua đã có một số cơng trình nghiên cứu và tham luận có liên quan
đến việc phát triển du lịch đƣợc trình bày trong Hội Thảo ―Phát triển và nâng
cao chất lƣợng sản phẩm du lịch An Giang‖ vừa đƣợc tổ chức vào tháng 5 tại
thành phố Châu Đốc nhân ―Tháng du lịch An Giang năm 2017‖. Nhìn chung,
các tham luận đã nêu lên những định hƣớng chung để phát triển du lịch An
Giang và đề cập đến các khía cạnh khác nhau nhằm phát triển các loại hình du
lịch và sản phẩm du lịch riêng có của An Giang nói riêng và khu vực đồng
bằng sơng Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về du
lịch sinh thái tại An Giang nói chung và tại Vàm Nao nói riêng để thu hút
khách du lịch và định hƣớng phát triển còn rất hạn chế và thƣờng đƣợc viết
ngắn gọn chủ yếu cung cấp thông tin cần thiết cho khách du lịch nên khơng
phân tích cụ thể những tiềm năng du lịch, nhất là các loại hình và sản phẩm du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại An Giang, trong đó có Vàm Nao.
Bản thân tác giả là một cán bộ làm cơng tác du lịch, với mong muốn
đóng góp công sức nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động du lịch sinh thái ở
Vàm Nao, góp phần xây dựng khu du lịch Vàm Nao trở thành một điểm du
lịch sinh thái hấp dẫn với những sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng, là điểm
đến lý tƣởng cho du khách gần xa nên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái Vàm Nao”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung


Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vàm Nao, huyện Phú
Tân và đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh
thái tại đây nhằm thu hút khách du lịch.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên khu du lịch sinh thái Vàm Nao.
-Phân tích thực trạng các hoạt động khu du lịch sinh thái Vàm Nao.

2


- Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển các loại hình và sản phẩm
du lịch sinh thái Vàm Nao tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch, góp
phần vào việc phát triển du lịch tỉnh An Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại khu Vàm Nao,

huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2017 – 07/2017.
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SẢT
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: là các hoạt động du lịch sinh thái và các sản phẩm

du lịch sinh thái tại Vàm Nao, huyện Phú Tân, An Giang.
1.4.2 Đối tƣợng khảo sát: đề tài sẽ tiến hành khảo sát các chuyên gia là
những nhà lãnh đạo, quản lý chuyên viên ngành du lịch và các công ty lữ
hành, hƣớng dẫn viên du lịch, ngƣời dân Vàm Nao, đồng thời tác giả cũng
tiến hành khảo sát du khách đã từng đến du lịch tại khu du lịch sinh thái Vàm
Nao.
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu

1.5.1.1 Nguồn dữ liệu: dữ liệu đƣợc thu thập trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu

thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
- Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ tài liệu, sách, giáo trình, kỷ yếu
hội thảo du lịch và Internet. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích trong q
trình thực hiện đề tài.
-Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ phiếu phỏng vấn 25 chuyên gia và 150
du khách
1.5.1.2 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng những công cụ trong phần mềm Excel để xử lý số liệu đã
thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu và vẽ biểu đồ.
1.5.1.3 Phương pháp phân tích SWOT

Căn cứ kết quả phỏng vấn và khảo sát thực địa hiện trạng hoạt động du
lịch và các sản phẩm tại khu du lịch sinh thái Vàm Nao, tiến hành phân tích
theo mơ hình SWOT từ đó để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức. Kết quả phân tích này làm cơ sở để định hƣớng lựa chọn một số giải
pháp nhằm phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái tại Vàm Nao,
Phú Tân, An Giang.
1.5.2 Trang thiết bị , dụng cụ nghiên cứu

 Máy chụp hình
 Bút, máy tính, máy in

3


 Giấy in
1.5.3 Quy trình nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành từ đầu tháng


4/2017 đến 7/2017 tại An Giang.
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu này giúp tìm hiểu về thực trạng các loại hình hoạt
động du lịch sinh thái sinh thái tại Vàm Nao, tìm ra những điểm mạnh , điểm
yếu,cơ hội, đe dọa và đƣa ra những giải pháp thực tiễn để nâng cao chất lƣợng
và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch tại đây, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du
khách nhằm thu hút khách du lịch đến nhiề hơn trong tƣơng lai.
Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu cịn giúp bản thân tác giả hiểu biết sâu
hơn về các cơ sở lí thuyết, đƣợc ứng dụng các kiến thức đã học vào vấn đề cụ
thể.
1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Chƣơng 1 Tổng quan
Chƣơng 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chƣơng 3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4 Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Vàm Nao
Chƣơng 5 Thực trạng tài nguyên và các hoạt động tại khu du lịch sinh
thái vàm Nao
Chƣơng 6 Kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt
động tại khu du lịch sinh thái Vàm Nao

4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI
2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái


Ở nƣớc ta, thuật ngữ du lịch sinh thái bắt đầu phổ biến từ cuối thế kỷ
XX. Đến nay, khái niệm ―du lịch sinh thái‖ đã đƣợc quy định rõ trong Luật Du
lịch Việt Nam năm 2005:“ Du l ch sinh thái là hình thức du l ch d a vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hố
phương có
tham gia c a c ng ồng
nhằm phát triển b n vững‖. Du lịch sinh thái đƣợc hiểu nhƣ một dạng du lịch
dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa, đƣợc xây dựng và nghiên cứu nhƣ là một
công cụ phát triển bền vững. [1]
Các hoạt động du lịch sinh thái đặc thù đòi hỏi phải thể hiện đƣợc nét
độc đáo, đặc trƣng của địa phƣơng nên vai trò tham gia của cộng đồng ngƣời
dân ngày càng đƣợc quan tâm và khuyến khích cao. Mặt khác, khi tham gia
vào hoạt động du lịch, ngƣời dân cũng nâng cao cơ hội đƣợc chia sẻ về việc
làm và lợi ích do ngành này mang lại. Do đó, cụm từ ―du lịch sinh thái‖ ngày
đƣợc mở rộng và chuyên sâu hơn nhƣ: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch
thơn q, du lịch văn hóa sinh thái,...Du lịch sinh thái nông nghiệp sông nƣớc
khai thác các không gian tự nhiên ở nông thôn nhƣ cảnh quan sông nƣớc,
ruộng vƣờn, hoạt động sản xuất nông nghiệp, tập quán sinh sống ở vùng
quê…để xây dựng sản phẩm thu hút khách du lịch. [5]
Du lịch sinh thái là các hình thức du lịch có các đặc điểm sau:
(1) Đƣợc diễn ra ở những khu vực nông thôn, cƣ dân ở đây chủ yếu là
nơng dân và có các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngƣ nghiệp;
(2) Hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông
thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, du khách đƣợc tiếp xúc trực tiếp và hịa
mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền
thống ở làng xã nông thôn;
(3) Đƣợc phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phƣơng, phục vụ lợi ích lâu
dài của dân cƣ trong làng xã và đƣợc tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân
địa phƣơng.

(4) Phát triển với nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sự liên kết chặt
chẽ với nhau (du lịch sinh thái - nghỉ dƣỡng - trải nghiệm…), thể hiện đặc tính
đa dạng về mơi trƣờng, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng, miền.

5


Nhƣ vậy, có thể nói du lịch sinh thái là loại hình khai thác các vùng nơng
thơn nhƣ một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cƣ dân đơ thị trong
việc tìm kiếm khơng gian n tĩnh và giải trí ngồi trời. Du lịch sinh thái bao
gồm các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh, thƣởng ngoạn cảnh quan
tự nhiên, nghỉ dƣỡng và trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngƣ
nghiệp, thƣởng thức các đặc sản, văn hố ẩm thực và vui chơi giải trí, thƣ
giãn. Trong đó tài nguyên thiên nhiên tự nhiên, danh lam thắng cảnh, cảnh
quan nông thôn, sinh hoạt nông thôn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và
ngƣ nghiệp,.. vốn chƣa đƣợc xem là tài nguyên du lịch giờ đƣợc khai thác cho
du khách tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống của cƣ dân địa phƣơng.
Đối với ngƣời dân ở địa phƣơng, đơi khi đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt
thƣờng ngày, nhƣng chỉ cần thêm vào một chút dịch vụ giá trị gia tăng nào đó
cho phù hợp với du lịch thì có thể trở thành điều hấp dẫn thú vị cho du khách
và cƣ dân thành phố. Du lịch sinh thái cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc
biệt là cho phụ nữ, và đóng vai trị quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm
dân số ở nơng thơn. Đầu tƣ du lịch sinh thái có thể đóng góp cho nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên du lịch ở địa phƣơng nhƣ các
cơng trình lịch sử, cơng trình văn hố, các hoạt động văn hoá và lễ hội truyền
thống ở địa phƣơng.[3]
2.1.2. Khái niệm về “Sản phẩm du lịch”
Sản phẩm du lịch là tổng hợp các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho du

khách, đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác tài nguyên du lịch với

việc sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia. Trong đó, thành phần chính của sản phẩm du lịch là
dịch vụ, cịn hàng hóa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chất lƣợng của các dịch vụ du
lịch lại phụ thuộc phần lớn vào quá trình phục vụ, mà chủ thể quyết định chính
là đội ngũ lao động tham gia phục vụ. Nhƣ vậy, chất lƣợng của đội ngũ phục
vụ có ảnh hƣởng trực tiếp và khơng hề nhỏ đến chất lƣợng sản phẩm du
lịch.[2]
Về cơ bản thì các sản phẩm du lịch đƣợc tạo ra bằng cách sử dụng
phƣơng tiện vật chất tác động đến tài nguyên du lịch để biến thành các dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: ―Sản phẩm du l ch l t p
hợp những d ch vụ cần thiết ể thỏ mãn nhu cầu c
hách du l ch t ong
chu ến i du l ch” .
Tài nguyên du lịch là tiền đề rất quan trọng đối với sản phẩm du lịch.
Tuy nhiên, bản thân tài nguyên du lịch dù có hấp dẫn đến đâu cũng không thể

6


trở thành sản phẩm du lịch nếu không đƣợc khai thác dƣới dạng các dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Một trong những đặc trƣng của tài ngun du lịch là ln có tính cố định,
gắn với lãnh thổ du lịch, khơng thể di chuyển đƣợc. Vì vậy, khác với sản phẩm
hàng hóa thƣờng đƣợc vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ để cung
ứng cho ngƣời tiêu dùng; thì sản phẩm du lịch lại không di chuyển đƣợc mà
khách du lịch phải di chuyển đến nơi có sản phẩm du lịch (điểm đến) để tận
hƣởng sản phẩm du lịch.
Trong sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch và cách khai thác tài nguyên
có mối quan hệ tƣơng tác rất chặt chẽ. Cũng giống nhƣ trong việc chế biến

món ăn, mỗi món ăn thƣờng liên quan đến những loại nguyên liệu và cách chế
biến nhất định. Tuy nhiên, những đầu bếp trứ danh lại có những sáng tạo riêng
để làm ra những món ăn mới lạ và hấp dẫn cho thực khách.
Nhƣ vậy, để làm ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn thì
khơng những phải có tài ngun du lịch đặc sắc, mà cịn phải có những cách
làm sáng tạo, ln tìm tịi để làm mới sản phẩm du lịch, đƣa ra thị trƣờng
những «món ăn» mới lạ, độc đáo và hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách du lịch.
Để phát triển sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế, việc tập
trung xây dựng chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch, phát triển quy mô sản
phẩm du lịch đồng thời chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch cần
dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phát triển nhƣ:
(1) Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: tìm hiểu nhu cầu, xu hƣớng
của khách du lịch và nghiên cứu thị trƣờng để tìm ra nguồn khách, thị trƣờng
mục tiêu, từ đó tiến hành các cơng việc kinh doanh du lịch.
(2) Nguyên tắc lợi ích kinh tế: bất cứ đầu tƣ xây dựng và phát triển các
sản phẩm du lịch nào cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền
kinh tế.
(3) Nguyên tắc ặc ắc: nét đặc trƣng của thiên nhiên, văn hóa của cộng
đồng địa phƣơng là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch.
(4) Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn: khi khai thác tài nguyên du lịch cần
bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ mơi trƣờng, duy trì sự cân bằng sinh
thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trƣờng nhất là các tài nguyên
du lịch có giá trị đặc biệt.

7


Đối với sản phẩm du lịch, sự khác biệt đƣợc thể hiện ở tính độc đáo của

điểm đến du lịch và đƣợc gọi là «sản phẩm du lịch đặc thù». Theo Phạm Trung
Lƣơng (2015): Sản phẩm du l ch ặc thù là sản phẩm có những ặc tính c
áo/du nhất, nguyên bản v
i diện v tài nguyên du l ch (t nhiên và nhân
văn) cho m t lãnh thổ/ iểm ến du l ch với những d ch vụ không chỉ làm thỏa
mãn nhu cầu/mong ợi c a du khách mà cịn t o ược ấn tượng bởi tính c
áo v áng t o.
Sản phẩm du lịch đặc thù thƣờng đƣợc xem xét theo 3 cấp độ cơ bản: cấp
độ địa phƣơng, cấp độ vùng, cấp độ quốc gia. Đối với một điểm đến du lịch,
cho dù là ở cấp độ địa phƣơng, vùng hay quốc gia, thì việc lựa chọn và phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù phải đảm bảo đƣợc ―tính hấp dẫn
c áo
nguyên bản v
i diện” gắn liền với việc xây dựng thƣơng hiệu điểm đến
nhằm tạo ra sức hấp dẫn trên thị trƣờng du lịch. [4]
2.1.3. Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái

Để hình thành du lịch sinh thái, cần thiết phải có một số điều kiện cơ
bản nhƣ: tính độc đáo và chất lƣợng của tài nguyên du lịch sinh thái, điều kiện
vị trí - đi lại và tính cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch.
2.1.3.1. Tính

c áo c a tài ngu n du lịch sinh thái

Chìa khóa của sự phát triển du lịch sinh thái là ngƣời dân địa phƣơng,
trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có, tạo ra sản phẩm thu hút khách du lịch.
Các nguồn tài nguyên của du lịch sinh thái bao gồm các thành phần tự nhiên
và nhân văn, cấu thành một giá trị du lịch độc đáo của hoạt động du lịch sinh
thái. Có thể kể:
- Thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái: Đây là điều kiện tiên quyết cho

phát triển du lịch sinh thái. Các nguồn tài nguyên quan trọng nhất của du lịch
sinh thái là những cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm nguồn
nƣớc (sông, hồ, suối, vùng đất ngập nƣớc), rừng, biển, đồng cỏ, đầm lầy, khu
bảo tồn, vƣờn quốc gia, các loài động vật hoang dã và thực vật quý hiếm.
- Cảnh quan sinh thái: kênh rạch, nhà cửa, ruộng lúa, vƣờn cây, nhà bè,
chợ nổi…tạo nên sự thú vị, kích thích sự tị mị khám phá của du khách.
- Các giá trị văn hóa phi vật thể và đời sống của ngƣời dân: các lễ hội
văn hóa truyền thống của địa phƣơng là điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, khách du lịch ngày càng bị thu hút bởi cuộc sống thƣờng nhật của
ngƣời nơng dân, nhất là những vùng có đặc trƣng văn hóa, dân tộc khác biệt.
Đƣợc tham dự và là một phần trong các hoạt động đó sẽ khiến du khách có
đƣợc những trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó, việc giới thiệu văn hóa ẩm thực
địa phƣơng tới du khách cũng là một phần không kém quan trọng của du lịch
sinh thái.

8


- Di sản văn hóa lịch sử: các di chỉ khảo cổ học và các di tích cổ (bao
gồm các bãi đá, cây cổ thụ, hang động, hay đơn giản là chỉ những ngọn đồi,
khu vƣờn lâu năm), di tích lịch sử, các kiến trúc tôn giáo hay kiến trúc văn hóa
lâu đời… đều tạo nên tính hấp dẫn cho du lịch sinh thái.
2.1.3.2 i u iện vị t í sự thu n tiện i lại

Du lịch sinh thái không đơn giản chỉ là chuẩn bị các chƣơng trình du lịch
mà bằng cách nào đó cần phải lơi kéo đƣợc du khách đến nữa. Vì vậy, một
điều kiện quan trọng là vị trí và khả năng tiếp cận.
Điều kiện vị trí là một trong những yêu cầu cần xem xét đầu tiên khi lập
kế hoạch phát triển du lịch sinh thái. Giả sử nếu đƣờng vào làng chƣa đƣợc
thuận tiện, gây khó khăn trong việc mời gọi du khách thì phƣơng pháp cần

thiết là từ giai đoạn ban đầu ta suy nghĩ cách bán sản phẩm du lịch bằng cách
liên kết với các điểm đến du lịch xung quanh. Do đó, chúng ta cũng cần xem
xét tình hình phát triển chung của các địa phƣơng lân cận để làm rõ vị trí của
điểm tài ngun sinh thái đó về khả năng tiếp cận hoặc liên kết phát triển.
2.1.3.3. Tính cạnh t anh t n thị t ư ng

Khi đã đầy đủ các điều kiện về chất lƣợng tài nguyên du lịch, điều kiện
vị trí - đi lại nhƣ nói trên thì tính cạnh tranh trên thị trƣờng sẽ đƣợc nâng cao.
Ngƣợc lại, nếu trƣờng hợp cả hai yếu tố này đều yếu thì tính cạnh tranh sẽ dựa
vào giá trị, chất lƣợng của sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù,
nâng cao độ thân thiện, hiếu khách của ngƣời dân.
Giống nhƣ các loại hình du lịch truyền thống, những sản phẩm cơ bản
của du lịch sinh thái cũng bao gồm dịch vụ lƣu trú, ăn uống, tham quan…Tuy
nhiên, tùy vào điều kiện cũng nhƣ lợi thế của từng vùng mà ngƣời dân địa
phƣơng có thể sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo riêng có. Nếu một vùng du
lịch sinh thái nào đó có điều kiện tiếp cận khơng tốt, nhƣng có những điều mà
chỉ ở điểm đến đó mới có thể xem đƣợc, có thể trải nghiệm đƣợc, thì sản phẩm
đó vẫn có thể bán đƣợc.
Các phân tích trên đây là cơ sở để đề tài nghiên cứu này đánh giá tiềm
năng và hiện trạng khai thác du lịch sinh thái tại Vàm Nao.

9


2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Ý kiến chun gia và
ý kiến du khách:
- Dịch vụ
- Thái độ phục vụ

- Các hoạt động
- Thời gian tham gia

Thực trạng

- Sự nhận biết

hoạt động

-Sự hài lịng và

du lich sinh

khơng hài lịng

thái

tại

Vàm Nao
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Cơ hội
- Thách thức

10

Các

giải


pháp

phát triển khu du
lịch sinh thái Vàm
Nao


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
3.1 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP ,TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.1.1 Nguồn dữ liệu

Dữ liệu đƣợc thu thập trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp
- Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ tài liệu, sách, giáo trình, kỷ yếu
hội thảo du lịch và Internet. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích trong q
trình thực hiện đề tài.
-Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ phiếu phỏng vấn 25 chuyên gia và 150
du khách
3.1.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng những công cụ trong phần mềm Excel để xử lý số liệu đã
thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu và vẽ biểu đồ.
3.1.3 Phƣơng pháp phân tích SWOT

Căn cứ kết quả phỏng vấn và khảo sát thực địa hiện trạng hoạt động du
lịch và các sản phẩm tại khu du lịch sinh thái Vàm Nao, tiến hành phân tích

theo mơ hình SWOT từ đó để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức. Kết quả phân tích này làm cơ sở để định hƣớng lựa chọn một số giải
pháp nhằm phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái tại Vàm Nao,
Phú Tân, An Giang.
Nội dung phƣơng pháp này là:
- Strenghts - S: Điểm mạnh, những lợi thế nổi trội và rõ ràng
- Weaknesses - W: Điểm yếu, những mặt hạn chế
- Opportunities - O: Cơ hội
- Threats - T: Thách thức
Phƣơng pháp phân tích SWOT là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả
nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vàm Nao, trên cơ sở
đó xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các loại hình và sản
phẩm du lịch sinh thái tại Vàm Nao, Phú Tân, An Giang một cách có khoa
học. SWOT là phƣơng pháp nhằm tìm ra những mặt thuận lợi (mạnh) và khó

11


khăn hạn chế (yếu) cơ hội và thách thức để nhận thức một cách hiệu quả cơ
hội có đƣợc từ bên ngoài và giảm bớt, hoặc né tránh các đe dọa, trên cơ sở
phát huy những mặt mạnh và khắc phục những yếu kém tại Vàm Nao trong
việc thực hiện các giải pháp để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch
sinh thái tại Vàm Nao, Phú Tân, An Giang.
3.2 TRANG THIẾT BỊ - DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

 Máy chụp hình
 Bút, máy tính, máy in
 Giấy in
3.3 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành từ đầu


tháng 4/2017 đến 7/2017 tại An Giang.
Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Dữ liệu sơ cấp
(phỏng vấn bằng bảng câu hỏi )
- Ý kiến 25 chuyên gia
- Ý kiến 150 du khách

Mơ hình nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp
( tài liệu,sách giáo trình kỷ yếu
hội thảo,internet)

-Hiện trạng hoạt động du lịch sinh
thái tại Vàm Nao
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Cơ hội
- Thách thức

Thu thập,phân tích số liệu

Đề xuất các giải pháp

12



×