Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 33 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ HUỲNH NHƯ

THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG
CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

An Giang, tháng 7 năm 2011


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TRẠNG THANH TỐN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG
CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HUỲNH NHƯ
MSSV: DNH083193
Lớp: DH9NH
Giảng viên hướng dẫn: Ths.ĐẶNG ANH TÀI


An Giang, tháng 7 năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Em kính gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cơ Trường Đại Học An Giang nói chung
và Khoa Kinh tế- QTKD nói riêng đã truyền đạt cho em kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập, đặc biệt là Thầy Đặng Anh Tài đã tận tình hướng dẩn cho em
hồn thành chun đề này.
Em kính gửi lời cảm ơn đến các Cơ, Chú, Anh, Chị trong phịng kế tốn của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang đã
tận tình giúp đở em thu thập số liệu.
Do kiến thức của em còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài
chuyên đề năm 3 của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp của quý Thầy Cơ giúp em khắc phục được những thiếu sót và khuyết
điểm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Em xin kính chúc Q Thầy, Cơ và tồn thể các Cơ, Chú, Anh, Chị trong Ngân
hàng lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt.
Long xuyên, ngày 15 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Huỳnh Như


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................. 1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 1

1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin – số liệu ............................................ 1
1.3.1. Phương pháp xử lý thông tin – số liệu ................................................. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4.1. Phạm vi không gian.............................................................................. 2
1.4.2. Phạm vi thời gian ................................................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................... 3
2.1. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế ........................................ 3
2.1.1. Khái niệm phương thức Thanh toán quốc tế ........................................ 3
2.1.2. Các điều kiện thanh tốn quốc tế. ........................................................ 3
2.2. Tín dụng chứng từ - phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu và quan
trọng của NHTM .............................................................................................. 4
2.2.1. Thư tín dụng ......................................................................................... 4
2.2.1.1. Khái niệm thư tín dụng ................................................................. 4
2.2.1.2. Các loại L/C .................................................................................. 4
2.2.2. Định nghĩa tín dụng chứng từ .............................................................. 5
2.2.3. Các bên tham gia .................................................................................. 5

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NHTMCPCT CHI NHÁNH KIÊN
GIANG ................................................................................................... 6
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCPCT Kiên Giang ........ 6
3.2. Mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phịng ban ……. ..... 7
3.2.1. Mơ hình tổ chức .................................................................................. 7
3.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức........................................................................... 8
3.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng .............................................. 8


3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh củ NHTMCPCT Kiên Giang qua ba

năm 2008 – 2010................................................................................................ 9
3.4. Thuận lợ và khó khăn của NHTMCPCT Kiên Giang ......................... 10
3.6.1. Thuận lợi ........................................................................................... 10
3.6.2. Khó khăn ........................................................................................... 11
3.5. Định hƣớng phát triển ............................................................................ 11

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH
TỐN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG…................... 13
4.1. Tình hình TTQT theo phƣơng thức Tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT
Kiên Giang .................................................................................................................... 13
4.1.1. Tình hình Thanh toán quốc tế của NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm
2008 - 2010 ..................................................................................................................... 13
4.1.2. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang
qua ba năm 2008 – 2010................................................................................... 14
4.1.3. Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang
qua ba năm 2008 – 2010................................................................................... 15
4.1.4. Đánh giá thành quả đạt được và những hạn chế ................................ 17
4.1.4.1. Thành quả đạt được .................................................................... 17
4.1.4.2. Hạn chế ....................................................................................... 17
4.1.4.3. Nguyên nhân ............................................................................... 17
4.2. Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán L/C tại NHTMCPCT Kiên
Giang ............................................................................................................... 19
4.2.1. Phát triển tổ chức nhân sự, đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động ..... 19
4.2.2. Cải tiến kỹ thuật công nghệ................................................................ 20
4.2.3. Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu .................................... 20
4.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh
tranh và áp dụng Marketing vào hoạt động thanh toán quốc tế ...................... 20
4.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt ........................................... 20

4.2.6. Đa dạng hoá các ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ ..................... 21


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 22
5.1. Kết luận ................................................................................................... 22
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 22
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước ............................................. 22
5.2.2. Đối với Thanh toán quốc tế ......................................................................... 23

5.2.2.1 Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hồn thiện và phát
triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng. ............................................ 23
5.2.2.2. Thanh tốn quốc tế nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đối thích
hợp sao cho tỷ giá ln dảm bảo có lợi cho các nhà xuất nhập khẩu .............. 23
5.2.3. Đối với NHTM Cổ phần Công thương Kiên Giang .......................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 25


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Kiên Giang trong 3 năm 2008 – 2010 .............................................................................. 9
Bảng 4.1: Doanh số TTQT của NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 –
2010 .............................................................................................................................. 13
Bảng 4.2: Giá trị L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 2010 .............................................................................................................................. 14
Bảng 4.3: Giá trị L/C xuất khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 2010 .............................................................................................................................. 16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCT Kiên Giang
trong 3 năm 2008 – 2010 ............................................................................................... 10

Biểu đồ 4.1: Kết quả hoạt động TTQT qua ba năm 2008 – 2010 của NHTMCPCT
Kiên Giang ..................................................................................................................... 14
Biểu đồ 4.2: Kết quả hoạt động L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua
ba năm 2008 – 2010 ....................................................................................................... 15
Biểu đồ 4.3: Kết quả hoạt động L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua
ba năm 2008 – 2010 ....................................................................................................... 16

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: sơ đồ tổ chức .................................................................................................... 8


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IMF: International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế.
NH: Ngân hàng.
NHCT: Ngân hàng Công thương.
NHNN: Ngân hàng nhà nước.
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCPCT: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Kiên giang.
NHTW: Ngân hàng Trung ương.
PGD: Phịng giao dịch.
TDCT:Tín dụng chứng từ.
TNHH:Trách nhiệm hữu hạn.
TTQT: Thanh toán quốc tế.
VN: Việt Nam.
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới.
XNK: Xuất nhập khẩu.


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, xu thế mở cửa và hội nhập ngày càng
được mở rộng đối với hoạt động kinh tế trong và ngồi nước, đánh dấu cho sự khởi đầu
đó chính là việc gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới – WTO. Nhu cầu của con người
ngày càng được nâng cao đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, sự giao lưu bn
bán hàng hố giữa các quốc gia khác nhau với một khối lượng ngày một lớn đã địi hỏi
q trình thị trường hàng hố XNK phải nhanh chóng, an tồn và thuận tiện cho các
bên. Hoạt động TTQT giữa các quốc gia cũng nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ. Một điều
phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trị hết sức quan trọng trong việc cung
cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, tạo thuận lợi và góp phần phát triển hoạt động
giao dịch giữa các cơng ty Việt Nam và nước ngồi. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng ln chọn
lựa phương thức thanh tốn thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp
phát sinh tranh chấp. Phương thức thanh toán bằng TDCT ra đời đã giải quyết được
những mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia thương mại quốc tế.
Trong những năm qua, NHTMCPCT Kiên Giang đã không ngừng đổi mới và
nâng cao chất lượng các nghiệp vụ thanh tốn của mình để phục vụ tốt cho khách hàng,
đáp ứng được nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK của khách hàng. Cùng với chính sách
kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng, sự thơng thống của Chính phủ, hoạt động
XNK ngày càng được phát triển. Do đó, hình thức thanh tốn TDCT ngày càng được
phát triển và hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hoạt động Thanh tốn
quốc tế theo phƣơng thức Tín dụng chứng từ tại NH TMCPCT Kiên Giang” là việc
làm cần thiết tìm ra giải pháp mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại
ngân hàng này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


 Tìm hiểu về lịch sử hình thành, những khó khăn, thuận lợi và thành tựu của
NHTMCPCT Kiên Giang.
 Tìm hiểu hệ thống hoạt động, cơ cấu quản lý, quy trình thực hiện phương thức
TDCT.
 Đánh giá tình hình hoạt động về phương thức TDCT tại ngân hàng trên cơ sở số liệu
đã thu thập.
 Đề ra một số giải pháp và kiến nghị để hồn thành q trình nghiên cứu.

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin – số liệu
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình hoạt động TTQT theo phương thức TDCT
trong năm 2008 – 2010 tại NH TMCPCT Kiên Giang thông qua các báo cáo của ngân
hàng, tài liệu trên sách, báo, internet… có liên quan đến hiệu quả của hoạt động để có
những giải pháp và kiến nghị cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 1


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
1.3.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin – số liệu
Dựa trên số liệu, thông tin thu được, tiến hành tổng hợp, sắp xếp, phân tích, so sánh
nhằm đánh giá thực trạng từ đó đề ra giải pháp.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi không gian
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Kiên Giang.
1.4.2. Phạm vi thời gian

Chuyên đề nghiên cứu số liệu sử dụng từ 2008 - 2010
1.4.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng
TMCPCT Kiên Giang.

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

 Đối với ngân hàng: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho
ngân hàng có cái nhìn tổng quan về tình hình TTQT theo phương thức TDCT trong giai
đoạn từ 2008 - 2010. Đồng thời, đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển
tình hình TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng trong những năm tới.
 Đối với bản thân: Trong quá trình tìm hiểu và phân tích đề tài có thể giúp em nâng
cao và ngày một hồn thiện hơn về kiến thức chun mơn.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 2


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế
2.1.1. Khái niệm phƣơng thức Thanh toán quốc tế
“Phương thức Thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất
nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người
nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại
và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng” (Nguyễn Minh Kiều, 2008: 227).
2.1.2. Các điều kiện Thanh toán quốc tế

Trong quan hệ thanh tốn giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành
những điều kiện gọi là điều kiện TTQT.
Mặt khác, nghiệp vụ TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. Những
điều kiện này được thể hiện ra trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định
thương mại, các hiệp định trả tiền giữa các nước, của các hợp đồng mua bán ngoại
thương ký kết giữa người mua và người bán.
Các điều kiện TTQT bao gồm: điều kiện tiền tệ, điều kiện về địa điểm, điều kiện về
thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán.
 Điều kiện về tiền tệ
“Điều kiện tiền tệ là những điều kiện mà hai bên thỏa thuận đưa ra bao gồm việc
lựa chọn đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh toán cũng như qui định cách xử lý như
thế nào khi có biến động sức mua của các đồng tiền đó” (Nguyễn Minh Kiều, 2008:
188).
 Điều kiện về địa điểm
“Điều kiện này chỉ rõ là việc trả tiền được thực hiện ở đâu: nước nhập khẩu.
nước xuất khẩu hay một nơi trung gian nào đó. Nói chung ai cũng muốn việc thanh tốn
được thực hiện tại nước mình vì có nhiều điểm lợi như thu tiền nhanh tránh động vốn,
NH thu được các lệ phí nghiệp vụ…” (Nguyễn Đăng Dờn, 2009: 265).
 Điều kiện về thời gian
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009: 265)
Điều kiện này có liên quan đến việc luân chuyển vốn và lợi tức, do đó
đây là điều kiện quan trọng hàng đầu mà trong khi ký các hợp đồng thương mại,
các hối đối, trao đổi hàng hóa, hối đoái thanh toán các bên phải đặc biệt chú ý.
Thường có 3 cách quy định về thời gian thanh tốn:
 Trả tiền trước
 Trả tiền ngay
 Trả tiền sau

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như

MSSV: DNH083193

Trang 3


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
 Điều kiện về phƣơng thức thanh toán quốc tế
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008: 196-197)
Phương thức thanh toán tức là cách thức để người bán thu tiền về và
người mua thực hiện chi trả. Thông thường hai bên mua bán có thể lựa chọn và
thỏa thuận thanh toán bằng một trong những phương thức sau đây:
 Phương thức chuyển tiền
 Phương thức nhờ thu
 Phương thức tín dụng chứng từ

2.2 Tín dụng chứng từ - phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu và
quan trọng của Ngân hàng thƣơng mại
2.2.1. Thƣ tín dụng
2.2.1.1. Khái niệm Thƣ tín dụng
“Thư tín dụng gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo
yêu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định
nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những qui định đã nêu trong văn bản
đó” (Nguyễn Minh Kiều, 2008: 246-247).
2.2.1.2. Các loại L/C
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008: 257-258)
 Thƣ tín dụng không thể hủy ngang: là loại L/C sau khi mở thì
ngân hàng mở L/C khơng được sửa đổi bổ sung, hoặc hủy bỏ trong thời hạn
hiệu lực của nó nếu khơng có sự thỏa thuận của các bên tham gia.
 Tín dụng khơng thể hủy ngang có xác nhận: là loại L/C không
thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận và đảm bảo trả tiền theo

yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
 Thƣ tín dụng khơng thể hủy ngang miễn truy đòi: là loại L/C
mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C khơng
cịn quyền địi tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào.
 Thƣ tín dụng có thể chuyển nhƣợng: là loại L/C không thể hủy
ngang cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển
nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người
khác.
 Thƣ tín dụng tuần hồn: là loại L/C không thể hủy ngang sau khi
thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực trở lại cho
đến khi nào thực hiện hết tổng trị giá hợp đồng.
 Thƣ tín dụng giáp lƣng: là loại L/C được mở trên cơ sở một L/C
khác.
 Thƣ tín dụng dự phịng: là loại L/C do ngân hàng của người xuất
khẩu phát hành để cam kết sẽ thanh toán lại cho người nhập khẩu nếu người
xuất khẩu khơng hồn thành được nghĩa vụ giao hàng.
 Thƣ tín dụng thanh tốn dần: là loại L/C khơng thể hủy ngang
trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với người thụ
hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn qui định.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 4


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
2.2.2. Định nghĩa Tín dụng chứng từ
“Tín dụng chứng từ là phương thức thanh tốn trong đó một ngân hàng theo yêu
cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất địnhcho người thụ hưởng hoặc chấp

nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình
được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định nêu ra trong thư tín dụng”
(Nguyễn Minh Kiều, 2008: 246).
2.2.3. Các bên tham gia
Theo Nguyễn Minh Kiều (2008: 247)
 Ngƣời xin mở thƣ tín dụng: là người nhập khẩu hàng.
 Ngân hàng mở thƣ tín dụng: là ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu, ngân hàng này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu.
 Ngƣời thụ hƣởng: là người xuất khẩu hay người nào khác do
người xuất khẩu chỉ định.
 Ngân hàng thông báo thƣ tín dụng: là ngân hàng đại lý cho ngân
hàng mở L/C và phục vụ cho người thụ hưởng.
 Ngồi ra trong vài trường hợp đặc biệt có thể có thêm các bên khác
tham gia như ngân hàng xác nhận và ngân hàng trả tiền.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 5


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH
KIÊN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Cơng thƣơng chi
nhánh kiên giang
(vietin Bank, không ngày tháng)

NH TMCPCT Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang, gọi tắt là NH
TMCPCT Kiên Giang, là chi nhánh trực thuộc hệ thống NH TMCPCT
Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 61/NH-TCCB ngày
14/07/1988 của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam, có trụ sở đặt tại Số 63,
Đường Lê Lợi, Phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh
Kiên Giang. Sau vài năm hoạt động thí điểm, NH TMCPCT Kiên Giang
đã cùng cả hệ thống chính thức hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng
theo Pháp lệnh ngân hàng. Hiện nay, chi nhánh có 07 PGD gồm: PGD số
4, PGD Rạch Sỏi, PGD Kiên Lương, PGD Phú Quốc, PGD Bến Nhứt,
PGD Tân Hiệp, PGD Hòn Đất.
Khi mới thành lập, NH TMCPCT Kiên Giang đã gặp nhiều khó
khăn bởi hình thành từ NHNN Thị xã Rạch Giá, là một ngân hàng hoạt
động trong cơ chế quan liêu bao cấp với số lượng cán bộ công nhân viên
là 98 người. Song, để hịa nhập với cơng cuộc đổi mới của đất nước và
của toàn ngân hàng, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của NH TMCPCT Việt
Nam, của cấp Ủy Đảng và chính quyền, Chi bộ, Ban Giám đốc và tập thể
cán bộ công nhân viên của NH TMCPCT Kiên Giang đã quyết tâm khắc
phục mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp
phần phát triển kinh tế địa phương và góp phần cùng cả nước tiến vào
công cuộc mới.
Sau hơn 20 năm hoạt động, NH TMCPCT Kiên Giang đã thực
hiện được vai trò vị trí của một NHTM Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Kiên
Giang. Hiện tại chi nhánh đã có mạng lưới hoạt động tương đối rộng, tập
trung ở các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, hoạt động kinh doanh ngày
càng đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị và cải tiến phù hợp
với yêu cầu kinh doanh.
Những thành tựu đạt được của kinh tế Kiên Giang ngày nay có sự
đóng góp khơng nhỏ của hệ thống ngân hàng, NH TMCPCT Kiên Giang
đã góp phần đánh thức tiềm năng của tỉnh nhà, phát triển khá hiệu quả
mang tính bền vững hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế của tỉnh nhà đặc biệt

trong đầu tư cho vay một số dự án lớn trọng điểm như phát triển kinh tế
vùng đệm U Minh Thượng, dự án lấn biển mở rộng khu đô thị,… Để
phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà đáp ứng tốt các
nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp, chi nhánh đã chủ động
mở rộng mạng lưới đưa hoạt động ngân hàng tiếp cận đến khách hàng là
chi nhánh và là đơn vị đầu tiên cho vay mua nhà đất tại dự án lấn biển
góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án này.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 6


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
NH TMCPCT Kiên Giang sau hơn 20 năm hoạt động đã, đang và
ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
là một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả và ngày càng phấn
đấu không ngừng để phát triển một cách toàn diện xứng đáng là một
trong những Ngân hàng lớn hàng đầu của tỉnh Kiên Giang.

3.2 Mơ hình tổ chức, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.1. Mơ hình tổ chức
(Vietin Bank, khơng ngày tháng)
 Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
 07 Phịng/Tổ nghiệp vụ: Phịng Khách hàng, Phịng Kế tốn, Phịng
Tiền tệ kho quỹ, Phịng Tổ chức – Hành chính, Tổ quản lý rủi ro và nợ
có vấn đề, Tổ điện tốn, Phịng Kiểm sốt.
 Phịng giao dich:
 PGD Số 4 - 36, Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Thanh Vân, Tp. Rạch

Giá. ĐT: 077.3860196
 PGD Rạch Sỏi - 15, Mai Thị Hồng Hạnh, P. Rạch Sỏi, TP. Rạch
Giá.ĐT: 077.3864072
 PGD Kiên Lương - 240, QL80, ấp Lò Bom, TT. Kiên Lương, H.
Kiên Lương. ĐT: 077.3850298
 PGD Tân Hiệp - 112, QL80, Khóm A, TT. Tân Hiệp, H. Tân
Hiệp. ĐT: 077.2468199
 PGD Bến Nhứt - 99A, Khu Nội Ơ, TT. Giịng Riềng, H. Giồng
Riềng. ĐT: 077.647.877
 PGD Phú Quốc - 139, Nguyễn Trung Trực, TT. Dương Đông – H.
Phú Quốc. ĐT: 077.3983001
 PGD Hòn Đất - 61, Khu Phố Đường Hòn, TT. Hòn Đất, H. Hòn
Đất. ĐT: 077.3779678

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 7


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
3.2.2. Sơ đồ bộ máy tồ chức
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức

3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban
(phịng kế tốn Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh kiên
giang)
 Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước
pháp luật trong việc điều hành chi nhánh. Giám đốc trực tiếp kiểm soát, cân đối điều
hành vốn kinh doanh và cơng tác tổ chức cán bộ.

 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số công tác
do giám đốc phân công. NH TMCPCT Kiên Giang gồm 2 Phó Giám đốc :
 Phó giám đốc đối trực: phụ trách công tác tiền tệ - kho quỹ và kế toán, thực
hiện cân đối điều hành vốn kinh doanh của chi nhánh.
 Phó giám đốc phụ trách các PGD
 Phịng kế tốn: Tổ chức hạch tốn đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực các
nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản thích hợp, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc
thực hiện chế độ tài chính kế tốn đúng theo quy định của Nhà nước và Ngành ngân
hàng.Lập kế hoạch thu chi tài chính, kế toán mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản,… hàng
quý, năm; phù hợp với nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, trình Ban Giám đốc xét
duyệt.
 Phịng tiền tệ - kho quỹ: Là phịng nghiệp vụ quản lý an tồn kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NH TMCPCT Việt Nam. Ứng và thu tiền
cho các PGD và giao dịch viên theo quy định của Ngân hàng.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ công tác của phịng. Thực hiện một số cơng việc khác do Giám đốc giao.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 8


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
 Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý và giám sát thực hiện danh mục
cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Quản lý,
theo dõi và thu hồi các khoản hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
 Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc củng
cố, hoàn thiện tổ chức, nhân sự của chi nhánh, phục vụ nhu cầu phát triển hoạt động

kinh doanh, tham mưu cho giám đốc các vấn đề về: tuyển dụng, quản lý cán bộ.Có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên phù hợp với chủ trương của ngành và tình hình thực tế của chi nhánh.
 Phịng Kiểm sốt: Kiểm tra kiểm soát nội bộ chi nhánh về việc áp dụng chính
sách pháp luật, chế độ, quy định ở tất cả các mặt hoạt động của chi nhánh nhằm đảm
bảo an toàn tài sản, nguồn vốn, bảo vệ lợi ích cho chi nhánh, lợi ích cho khách hàng.
Chức năng nhiệm vụ kiểm soát thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
Tổng kiểm sốt NH TMCP Cơng thương Việt Nam do Tổng Giám đốc của NH
TMCPCT ban hành.
 Phòng khách hàng: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác
vốn nội tệ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCPCT Việt Nam.
 Tổ điện tốn: Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì hệ thống thơng tin điện tốn
tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tín đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống
mạng, máy tính của chi nhánh.
 PGD: Có nhiệm vụ huy dộng vốn và cho vay các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa
bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành của NHNN, NH TMCPCT Việt
Nam, và chỉ đạo của NH TMCPCT Kiên Giang.

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCT Kiên
Giang qua ba năm (2008 – 2010)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Kiên Giang trong 3 năm 2008 – 2010
(ĐVT: triệu đồng)
So sánh
So sánh
Năm
Năm
Năm
2010/2009

2009/2008
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
%
Số tiền
%
Số tiền
Tổng thu
nhập

50.966

31.821

86.872

-19.145

-37,56

55.051

173

Tổng chi phí

29.063


18.545

42.190

-10.518

-36,19

23.645

127,5

LN trƣớc
thuế

21.903

13.276

44.682

-8.627

-39,39

31.406

236,56

(Nguồn: Phịng kế tốn của Ngân hàng TMCPCT Kiên giang 2008 – 2010)


SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 9


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCT Kiên
Giang trong 3 năm 2008 – 2010

 Nhận xét
Về tổng thu nhập, từ năm 2008 đến năm 2009 từ 50.966 triệu đồng giảm xuống
31.821 triệu đồng, giảm 37,56% tương đương 19.145 triệu đồng. Từ năm 2009 đến năm
2010 từ 31.821 triệu đồng tăng lên 86.872 triệu đồng, tăng 173% tương đương 55.051
triệu đồng.
Về tổng chi phí, từ năm 2008 đến năm 2009 từ 29.963 triệu đồng giảm xuống
18.545 triệu đồng, giảm 36,19% tương đương 10.518 triệu đồng. Từ năm 2009 đến năm
2010 từ 18.545 triệu đồng tăng lên 42.190 triệu đồng, tăng 127,5% tương đương 23.645
triệu đồng.
Về lợi nhuận trước thuế, từ năm 2008 đến năm 2009 từ 21.903 triệu đồng giảm
xuống 13.276 triệu đồng, giảm 39,39% tương đương 8.627 triệu đồng. Từ năm 2009
đến năm 2010 từ 13.276 triệu đồng tăng lên 44.682 triệu đồng, tăng 236,56% tương
đương 31.406 triệu đồng.

3.4 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCPCT Kiên Giang
3.4.1 Thuận lợi
 Được sự quan tâm giúp đỡ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang
cũng như các cấp chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng

Cơng Thương trong hoạt động.
 Duy trì sự thống nhất, đoàn kết nội bộ cùng với sự lãnh đạo sâu sắc của Ban
Giám đốc, thường xuyên đưa ra các chỉ đạo định hướng kinh doanh tạo điều kiện cho
chi nhánh phản ứng kịp thời với biến động của thị trường.
SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 10


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
 Bám sát định hướng, chỉ đạo của Hội sở chính; nỗ lực tổ chức triển khai tốt hoạt
động kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương.
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đa số nhiệt tình, năng động, nắm
vững chun mơn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật, quy chế của ngành, hướng
dẫn khách hàng tận tình, chu đáo từ đó tạo điều kiện cho Chi nhánh ngày càng có uy tín
với khách hàng.
 Tích cực bổ sung, chấn chỉnh, hồn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã
phát hiện kịp thời nhiều sai sót trong q trình thực hiện các q trình nghiệp vụ, qua đó
đã chấn chỉnh mang lại hiệu quả nhất định.
 Với cơ cấu tài sản hợp lý đã giúp ngân hàng duy trì tốt khả năng thanh khoản,
thực hiện tốt việc trích lập các khoản theo quy định của Trụ sở và Nhà nước.
 Thực hiện cơ chế tiền lương mới phù hợp với yêu cầu đổi mới cơng tác quản lý
lao động và hạch tốn nội bộ: trả lương theo từng vị trí, gắn với năng suất chất lượng và
hiệu quả công việc, tạo động lực giúp nhân viên tích cực hơn trong cơng việc và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao.
 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính Phủ giúp ngân hàng
chủ động hơn trong việc huy động vốn và phân tán rủi ro.
 Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực, trình độ cho
đội ngũ các bộ, nâng cao chất lượng phục vụ.

 Ứng dụng các công nghệ thông tin mới trong hoạt động đã tạo nền tảng phát
triển theo định hướng hiện đại, tiên tiến.
3.4.2. Khó khăn
 Chịu sự ảnh hưởng chung của những biến động phức tạp của nền kinh tế: tình
trạng lạm phát và khủng khoảng tài chính thế giới.
 Cơng tác quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm sốt chưa có sự nhất trí cao trí cao
trong hoạt động, dẫn đến một số địa bàn hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
 Việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ rất cần thiết để kịp thời
đáp ứng chiến lược phát triển của Ngân hàng.
 Hoạt động Marketing chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều khó khăn trong việc cạnh
tranh với các NHTM khác.
 Một số văn bản quy định của NH TMCPCT Việt Nam còn chồng chéo gây lúng
túng cho cán bộ trong việc thực hiện.

3.5 Định hƣớng phát triển
Năm 2011, Vietinbank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cơng tác sau cổ phần hóa,
tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư cơng nghệ hiện đại hóa
ngân hàng, chuẩn hóa tồn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế
quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu Vietinbank được nâng cao
trên cả thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến 2015 sẽ
trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế.
 Chiến lƣợc tài sản vốn: tăng quy mơ tài sản hằng năm trung bình từ 20% 22%; tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ưng
nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn
vốn; đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu từ 50% trở lên.
 Chiến lƣợc Tín dụng và đầu tƣ: Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực,
cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường; điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với
thế mạnh của Vietinbank; tăng cường rủi ro tín dụng, đảm bảo nợ xấu chiếm dưới 3%;
SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193


Trang 11


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định
hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của
ngân hàng.
 Chiến lƣợc dịch vụ: phát triển các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm
dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển; dựa trên nề tảng công nghệ hiện đại để phát
triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm định hướng phát triển.
 Chiến lƣợc nguồn nhân lực: tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực; tăng cường nâng
cao năng lực trình độ của cán bộ; đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ
chế trả lương; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp; quán triệt thực
hiện Quy chế Nội quy lao động và Văn hóa Doanh nghiệp.
 Chiến lƣợc công nghệ: coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt,
hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh; xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin
đồng bộ, hiện đại, an tồn có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.
 Chiến lƣợc tổ chức bộ máy và điều hành: điều hành bộ máy với cơ chế phân
cấp rõ ràng, hợp lý; phát triển và thành lập các công ty con theo định hướng cung cấp
đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường; mở rộng mạng lưới kinh doanh,
thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các PGD; phát triển mạnh hệ thống
ngân hàng bán lẻ.
(phòng tổ chức - hành chánh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
kiên giang)

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 12



Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
THANH TỐN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG KIÊN GIANG
4.1 Tình hình TTQT theo phƣơng thức TDCT tại NHTMCPCT Kiên Giang
Nguồn: báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng TMCP công thương kiên giang.
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,78%, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước
đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Cùng với sự phát
triển nền kinh tế đất nước, trong những năm qua, NHTMCPCT Kiên Giang đã không ngừng đổi
mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục
vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh tốn hàng hố XNK qua Chi nhánh, từ
đó ngân hàng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
4.1.1. Tình hình TTQT của NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 - 2010
Bảng 4.1: Doanh số TTQT của NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu
Doanh số
TTQT

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010


550

680

650

So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009

Số tiền

%

Số tiền

%

130

23,64

-30

-4,41

(Nguồn: phịng kế tốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương kiên giang)

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như

MSSV: DNH083193

Trang 13


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
Biểu đồ 4.1: Kết quả hoạt động TTQT qua ba năm 2008 – 2010 của NHTMCPCT Kiên
Giang

 Nhận xét
Từ năm 2008 đến năm 2009 từ 550 triệu USD tăng lên 680 triệu USD, tăng 23,64% tương
đương 130 triệu USD. Từ năm 2009 đến năm 2010 từ 680 triệu USD giảm xuống 650 triệu USD,
giảm 4,41% tương đương 30 triệu USD.
4.1.2. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Kiên Giang qua ba năm 2008 - 2010
Bảng 4.2: Giá trị L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 - 2010
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu
L/C nhập khẩu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

165


290

123

So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009

Số tiền

%

Số tiền

%

125

75,76

-167

-57,59

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCPCT Kiên Giang năm 2008, 2009, 2010)

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193


Trang 14


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
Biểu đồ 4.2: Kết quả hoạt động L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm
2008 – 2010

 Nhận xét
Năm 2008 là năm tình hình lạm phát ở Việt Nam lên tới mức báo động, tuy vậy hoạt động
L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang đã có những thay đổi đáng kể, cùng với sự cố gắng
của đội ngũ cán bộ ở chi nhánh mà số lượng L/C nhập khẩu là 165 triệu USD. Điều này cho thấy
rằng ngay trong thời kỳ khó khăn mà ngân hàng vẫn duy trì được một doanh số giao dịch tương
đối ổn định.
Bước sang năm 2009, hoạt động thanh toán hàng hố nhập khẩu bằng L/C có sự gia tăng đột
biến với tổng trị giá là 290 triệu USD, tăng 75,76% so với năm 2008.Đây quả là một kết quả rất
đáng khích lệ với ngân hàng.
Tuy nhiên, năm 2010 doanh số thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phương thức TDCT lại
có sự giảm sút lớn, trị giá 123 triệu USD, giảm 57,59% tương đương với 167 triệu USD so với
năm 2009. Phần lớn kết quả của những biến động này xuất phát từ sự thay đổi bất thường trong
doanh số giao dịch của khách hàng. Các doanh nghiệp đã co hẹp hoạt động nhập khẩu do có
nhiều biến động trên thế giới về chính trị, kinh tế.
Mặt khác, trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có
nhu cầu sử dụng các loại L/C khơng huỷ ngang, L/C khơng huỷ ngang có xác nhận, cịn các loại
hình L/C khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần
thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các hình thức đó.
4.1.3. Hoạt động thanh tốn L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Kiên Giang qua ba năm 2008 – 2010

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193


Trang 15


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
Bảng 4.3: Giá trị L/C xuất khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba năm 2008 - 2010
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu
L/C xuất khẩu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

2,359

1,589

1,872

So sánh 2009/2008

So sánh 2010/2009

Số tiền


%

Số tiền

%

-0,77

-32,64

0,283

17,8

(Nguồn: Báo cáo TTQT - NH TMCPCT Kiên Giang)
Biểu đồ 4.3: Kết quả hoạt động L/C nhập khẩu tại NHTMCPCT Kiên Giang qua ba
năm 2008 – 2010

 Nhận xét
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 và vấn đề lạm phát 2008 đã ảnh hưởng
kéo dài tới những năm sau. Hơn nữa, do kinh nghiệm trong hoạt động thương mại nước ta cịn ít
nên thị trường xuất khẩu nước ta chủ yếu là các nước Châu. Thậm chí, có khi muốn xuất khẩu
sang các nước Châu Âu, ta phải đưa hàng sang các nước Châu Á rồi từ đó hàng mới có thể đi
tiếp. Chính vì thế kim nghạch xuất khẩu của nước ta cịn thấp.
Từ năm 2008 đến năm 2009 từ 2,359 triệu USD giảm xuống 1,589 triệu USD, giảm 32,64%
tương đương 0,77 triệu USD. Từ năm 2009 đến năm 2010 từ 1,589 triệu USD tăng lên 1,872
triệu USD, tăng 17,8% tương đương 0,283 triệu USD.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như

MSSV: DNH083193

Trang 16


Thực trạng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCPCT Kiên Giang
4.1.4. Đánh giá thành quả đạt đƣợc và những hạn chế
4.1.4.1. Thành quả đạt đƣợc
Phịng kế tốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương kiên giang
Hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức TDCT chiếm tỷ trọng lớn trong
doanh thu của hoạt động thanh toán hàng hoá XNK tại NH TMCPCT Kiên Giang. Vì nghiệp vụ
thanh tốn ngày càng rút ngắn về thời gian, độ chính xác an tồn cao, đạt được sự tín nhiệm của
khách hàng. Mặt khác, trong thời gian qua tại chi nhánh chưa xảy ra một trường hợp nào bị từ
chối thanh tốn do bộ chứng từ có lỗi hay có tranh chấp xảy ra. Hay có thể nói, NH TMCPCT
Kiên Giang hồn tồn có uy tín tốt trong TTQT.
Đặc biệt, ngân hàng còn xúc tiến tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên
thế giới, do vậy, quan hệ thanh toán được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng rộng khắp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho cơng tác thanh tốn của ngân hàng. Cho đến nay ngân hàng đã có quan hệ đại
lý với hơn 690 ngân hàng, và có quan hệ đại lý với hơn 70 nước. Điều đó chứng tỏ uy tín của
ngân hàng ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế và trong lịng khách hàng. Chính điều
đó đã giúp ngân hàng từng bước thâm nhập thị trường quốc, từng bước mở rộng nghiệp vụ TTQT
nói chung và nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT nói riêng.
Ngồi ra, với biểu phí dịch vụ hấp dẫn nên NH TMCPCT Kiên Giang có khả năng thu hút
được nhiều khách hàng.
Với phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, công
tác TTQT của ngân hàng đã được tổ chức chặt chẽ, bỏ đi các khâu trung gian phiền hà, rắc rối
mất nhiều thời gian cho khách hàng. Đồng thời quy trình thanh tốn được cải tiến và phù hợp,
đảm bảo thơng tin nhanh chóng kịp thời cho khách hàng, kiểm tra chính xác, kịp thời, nhanh
chóng, phục vụ tốt cho khách hàng. Tất cả đều là kết quả, là thành công nỗ lực của bản thân ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh.

4.1.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua NH TMCPCT Kiên Giang vẫn
cịn nhiều hạn chế làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu qua
ngân hàng.
Từ số liệu thực tế cho thấy kinh doanh thanh toán theo phương thức TDCT tại NH
TMCPCT Kiên Giang chưa mở rộng diện tích phục vụ.
4.1.4.3. Nguyên nhân
 Nguyên nhân khách quan
 Môi trƣờng pháp lý
Cho đến nay, chính sách của Nhà nước và các văn bản của các ngành chưa đồng bộ và
chưa phù hợp với tình hình phát triển của cơng tác thanh tốn. Các văn bản pháp quy của ngành
ngân hàng cho nghiệp vụ TTQT chưa đáp ứng kịp thời hoặc đầy đủ.
Trong thời kỳ mở cửa lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém năng lực,
nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sử dụng trái mục đích, đồng thời không trả được nợ ngân
hàng dẫn đến các ngân hàng không dám đầu tư, hoạt động TTQT giảm sút.

SVTH: Lê Thị Huỳnh Như
MSSV: DNH083193

Trang 17


×