Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngoài tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT việt nam chi nhánh chi lăng an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.81 KB, 29 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
NGỒI TÍN DỤNG TẠI NHNNo&PTNT VN
CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

An Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ················································································· 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ·············································································· 2
1.2.1. Mục tiêu chung ············································································· 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ············································································· 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ·············································································· 2
1.3.1. Không gian – thời gian ···································································· 2
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ····································································· 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ········································································ 2
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ···························································· 2
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ··························································· 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ·································································· 3
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại ··························································· 3
2.1.1. Khái niệm của ngân hàng thương mại ················································· 3
2.1.2. Bản chất của NHTM ······································································ 3


2.1.3. Chức năng của NHTM ···································································· 4
2.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại ······················································ 4
2.2. Khái quát về huy động vốn của NHTM ······················································· 4
2.2.1. Nguồn vốn của NHTM···································································· 4
2.2.2. Các hình thức huy động vốn ····························································· 5
2.2.3. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn ········································· 6
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn ········································· 7
2.3. Các dịch vụ ngồi tín dụng ······································································ 7
2.3.1. Dịch vụ chuyển tiền ······································································· 7
2.3.1.1. Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài cho khách hàng cá nhân
qua hệ thống NH ······································································ 7
2.3.1.2. Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài cho khách hàng cá nhân
qua Western Union ···································································· 8
2.3.2. Dịch vụ ngân quỹ ·········································································· 8
2.3.2.1. Dịch vụ thu đổi tiền ···································································· 8


2.3.2.2. Kiểm định tiền thật, giả ······························································· 8
2.3.2.3. Dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị ·················································· 8
2.3.2.4. Dịch vụ vận chuyển tiền mặt ························································· 8
2.3.2.5. Cho thuê ngăn tủ, két sắt ······························································ 8
2.3.2.6. Gửi tiền vào kho qua đêm ···························································· 8
2.3.2.7. Bảo quản tài sản quý hiếm ···························································· 8
2.3.2.8. Giữ hộ giấy tờ có giá ·································································· 9
2.3.2.9. Đổi séc du lịch lấy tiền ································································ 9
2.3.2.10. Đổi ngoại tệ lấy séc du lịch ························································· 9
2.3.2.11. Quản lý tài khoản tập trung ························································· 9
2.3.2.12. Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ·········· 9
2.3.2.13. NH phục vụ dự án ODA ····························································· 9
2.3.3. Dịch vụ kiều hối ··········································································· 9

2.3.4. Dịch vụ bảo lãnh ··········································································· 9
2.3.5. Dịch vụ ATM··············································································· 9
2.3.6. Dịch vụ bảo hiểm ABIC ································································· 10
2.3.7. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ···························································· 10
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC
HOẠT ĐỘNG KHÁC NGỒI TÍN DỤNG .......................................................... 11
3.1.Sơ lược về Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang .................................................. 11
3.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 11
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng – An Giang (2009 – 2010) ............... 11
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của
Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang (2009 – 2010) .................................. 13
3.1.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 13
3.1.3.2. Khó khăn ........................................................................................................ 13
3.2. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng ............................................................................ 14
3.3. Tình hình cơng tác huy động vốn từ năm 2009 đến 2010 ............................................ 16
3.4. Kết quả đạt được trong cơng tác phát triển dịch vụ thu nhập
ngồi tín dụng qua 2 năm (2009 – 2010) .................................................................... 18
3.5. Nguyên nhân của những thành quả .............................................................................. 21


3.6. Những giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang .................................................................. 21
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 24

DANH MỤC BẢNG
Trang
BẢNG 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNNo&PTNT VN
chi nhánh Chi Lăng – An Giang (2009 – 2010) ............................................ 12

BẢNG 3.2. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng năm 2009 – 2010 ............................... 14
BẢNG 3.3. Tình hình cơng tác huy động vốn từ năm 2009 – 2010 ............................... 16
BẢNG 3: Kết quả đạt được trong công tác phát triển dịch vụ thu nhập ngồi tín dụng
(2009 – 2010) ................................................................................................ 148

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
BIỂU ĐỒ 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT VN
chi nhánh Chi Lăng – An Giang (2009 – 2010) ....................................... 12
BIỂU ĐỒ 3.2. Tình hình nguồn vốn của NHNNo&PTNT VN
chi nhánh Chi Lăng – An Giang (2009 – 2010) ....................................... 15
BIỂU ĐỒ 3.3. Tình hình cơng tác huy động vốn của NHNNo&PTNT VN
chi nhánh Chi Lăng – An Giang (2009 – 2010) ....................................... 17
BIỂU ĐỒ 3.4. Kết quả đạt được trong công tác phát triển các dịch vụ thu nhập ngồi tín
dụng (2009 – 2010) ......................................................................................................... 19

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ về NHTM ................................................................................................ 3
Hình 2.2. Các hình thức huy động vốn. ............................................................................ 5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABIC ....................................................công ty cổ phần bảo hiểm NHNNo&PTNT VN
ADB ................................................................................... ngân hàng phát triển châu Á
AGRIBANK........................ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
BH .....................................................................................................................bảo hiểm
CBCNV ....................................................................................... cán bộ công nhân viên
DV ....................................................................................................................... dịch vụ
DVNTD ....................................................................................... dịch vụ ngồi tín dụng

ĐVT ............................................................................................................... đơn vị tính
GDP .......................................................................... thu nhập bình qn trên dầu người
HCNS ............................................................................................... hành chính nhân sự
JBIC ...................................................................... ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
NH ................................................................................................................... ngân hàng
NHCP ................................................................................................ ngân hàng cổ phần
NHNN ............................................................................................. ngân hàng nhà nước
NHNNo&PTNT VN ........... ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
NHTM ......................................................................................... ngân hàng thương mại
NHTW .......................................................................................... ngân hàng trung ương
NN .................................................................................................................... nhà nước
ODA .....................................................................................hỗ trợ phát triển chính thức
SPDV .................................................................................................. sản phẩm dịch vụ
TCTD .................................................................................................... tổ chức tín dụng
TN ..................................................................................................................... thu nhập
UBND ................................................................................................... ủy ban nhân dân
WB .....................................................................................................ngân hàng thế giới


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm 2009, sau rất nhiều nỗ lực của các quốc gia cùng với các giải pháp tài chính
hữu hiệu, thế giới đã từng bước ngăn chặn được đà suy thối về tài chính, nền kinh tế thế
giới đã từng bước được phục hồi, thị trường chứng khốn thế giới cũng đã có nhiều dấu
hiệu tích cực. Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Việt

Nam cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn và khơng ít khó khăn. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra
nhiều giải pháp nhằm tập trung ngăn chặn đà suy thoái kinh tế như: điều hành chính sách
tiền tệ theo hướng linh hoạt (cả về lãi suất, về tỷ giá), đưa ra gói kích cầu …, bằng nhiều
giải pháp kịp thời và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 không những không
bị suy giảm mà vẫn tăng trưởng với mức GDP đạt trên 5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức
trên 7%, hoạt động của ngành tài chính ngân hàng tuy có nhiều khó khăn (đặc biệt là vấn đề
thanh khoản vào cuối năm) nhưng cũng vẫn phát triển ổn định và có mức tăng trưởng tốt.
Các tổ chức tín dụng đạt được kết quả đó khơng thể phủ nhận vai trò quan trọng của nghiệp
vụ huy động vốn. Một trong những nghiệp vụ chủ yếu sinh ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, năm 2007 NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng - An Giang đã
triển khai thêm các hoạt động ngồi tín dụng, với địa bàn là huyện thuần nông, khách hàng
chỉ quen với việc đi vay và nhận tiền mặt nên việc sử dụng dịch vụ ngân hàng còn nhiều
hạn chế. Hơn nữa, tại địa bàn tỉnh có khoảng 50 tổ chức tín dụng cạnh tranh rất gay gắt trên
tất cả các loại hình dịch vụ. Hầu hết các NHTM NN với lợi thế về mạng lưới sẵn có, thế
mạnh về cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán với các doanh nghiệp Nhà nước. Các
NHCP chú trọng đến dịch vụ bán lẻ đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với mục tiêu lấy sản phẩm truyền thống để phát triển hiện đại nhằm tạo thêm nguồn
thu ngồi tín dụng ngày càng ổn định. Việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại với chi
phí đầu tư thấp, ít rủi ro so với các sản phẩm truyền thống, tăng thêm nhiều tiện ích cho
khách hàng. Từ đó, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh của Agribank chi
nhánh Chi Lăng - An Giang.
Nhận thức được vai trò to lớn của nguồn vốn, các tổ chức tín dụng đã khơng ngừng
cạnh tranh đưa ra các hình thức các hoạt động ngồi tín dụng thật hấp dẫn. Hịa cùng xu thế
chung đó, NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng cũng đã đưa ra hàng loạt các chương
trình khơng kém hấp dẫn để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và phí dịch vụ tiện ích trong dân cư.
Vậy, NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng làm thế nào để có thể huy động vốn cũng
như tạo thêm được lợi nhuận từ thu phí các dịch vụ được tối đa? Và đâu là giải pháp hiệu
quả để có thể thu hút các nguồn vốn ấy?
Do đó, qua q trình nghiên cứu các hoạt động có liên quan đến các hoạt động
ngồi tín dụng tại chi nhánh tơi quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao

hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại NHNNo & PTNT VN chi nhánh Chi
Lăng – An Giang” làm đề tài nghiên cứu.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_1


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

1.2.Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Thực trạng các hoạt động kinh doanh - thu nhập ngồi tín dụng ở NHNNo&PTNT
VN chi nhánh Chi Lăng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích huy động vốn tại NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng từ năm 2009 đến
năm 2010.
- Phân tích kết quả đạt được trong cơng tác phát triển dịch vụ thu nhập ngồi tín dụng.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian – thời gian:
- Không gian: NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng.
- Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2010.
1.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Huy động vốn.
- Các dịch vụ khác (chuyển tiền, ngân quỹ, kiều hối, bảo lãnh, thẻ ATM, bảo hiểm ABIC,
phí kinh doanh ngoại tệ).

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp dựa trên:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Chi Lăng - An
Giang (2009 đến năm 2010).
- Bảng báo cáo tình hình các các hoạt động khác ngồi tín dụng tại Agribank chi nhánh
Chi Lăng - An Giang (2009 đến năm 2010).
1.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu:
- Tổng hợp và so sánh các dữ liệu qua 02 năm (2009 đến năm 2010) hoạt động của ngân
hàng bằng cách sử dụng số liệu thống kê và phân tích tình hình huy động vốn.
- Phân tích các chỉ số tài chính.
- Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối các hoạt động huy động vốn và các dịch vụ
thu nhập ngồi tín dụng.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_2


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm của ngân hàng thƣơng mại (1)
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số
vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ
ngân hàng cho các đối tượng trên.


Chủ thể có nhu
cầu gửi tiền

Huy
động
vốn

Cấp
tín
dụng
NHTM

Chủ thể có nhu
cầu sử dụng vốn

Hình 2.1. Sơ đồ về NHTM
Khái niệm hoạt động ngân hàng: là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán ( Luật NHNN đã sửa đổi, bổ sung năm 2003).
Khái niệm tổ chức tín dụng( TCTD): là doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ NH với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các
dịch vụ thanh tốn ( Luật các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004)
Khái niệm ngân hàng: là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu họat động, các loại
hình ngân hàng gồm : NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách , NH hợp tác và
các loại hình ngân hàng khác ( Luật các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004)
2.1.2. Bản chất của NHTM: (2)
- Ngân hàng thương mại thực chất là một đơn vị kinh tế, có nghĩa là cơ cấu đơn vị tổ chức

như các đơn vị kinh tế:
+ Tự chủ về kinh tế và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các đơn vị kinh tế khác.
+ NH bình đẳng với các đơn vị kinh tế khác.
- Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh (phải có vốn kinh doanh, tự chủ về tài
chính).
- Kinh doanh đạt đến lợi nhuận một cách hợp pháp.
1
2

Nguyễn Đăng Dờn. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_3


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

- Hoạt động trong các lĩnh vực tiền tệ và NH, nó vừa là vơ hình, vừa là hữu hình nhưng nó
liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, do đó nó có một
vai trò rất to lớn.
2.1.3. Chức năng của NHTM: (3)
- Chức năng trung gian tài chính:
+ Trung gian giữa các khách hàng với nhau.
+ Trung gian giữa NHTW và công chúng.
- Chức năng tạo tiền:
Là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu

chu chuyển và phát triển nền kinh tế.
- Chức năng sản xuất:
Chức năng này bao gồm việc huy động vốn và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản
phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
2.1.4. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại: (4)
- NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
- NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều
kiện phát triển cân đối nền kinh tế
- NHTM tạo môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
- NHTM là cầu nối kinh tế cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
2.2. Khái quát về huy động vốn của NHTM:
2.2.1. Nguồn vốn của NHTM:
NHTM là một định chế tài chính trung gian và là loại hình doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Các NHTM muốn hoạt động hiệu quả thì
phải có vốn. Vốn trong NHTM có nhiều loại khác nhau:
- Vốn tự có: cịn được gọi là vốn chủ sở hữu, là vốn riêng của NHTM, là những giá trị tiền
tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó mang tính ổn định và là căn
cứ để quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.
- Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm
thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Đây là nguồn vốn chủ yếu của NHTM,
chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng nguồn vốn.
- Vốn vay và các nguồn vốn khác: là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn
ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường.

3
4

Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.


Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngoài tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_4


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

2.2.2. Các hình thức huy động vốn:
Mặc dù hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều loại sản phẩm dịch vụ đa dạng
và phong phú ra đời với mục tiêu sinh lời . Nhưng một bộ phận không nhỏ khách hàng vẫn
ưa chuộng các hình thức tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền
gửi thanh tốn…vì nó vừa mang lại lợi nhuận và độ an tồn cao cho những khách hàng
khơng thích mạo hiểm. Đây cũng là những hình thức huy động truyền thống có từ lâu đời ở
các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Các hình thức huy động vốn

Tiền gửi thanh
tốn

Phát hành
chứng từ có giá

Tiền gửi tiết
kiệm

Tiết kiệm khơng
kỳ hạn


Kỳ phiếu

Tiết kiệm có
kỳ hạn

Trái phiếu…

Vốn huy động
khác

Hình 2.2 Các hình thức huy động vốn.
 Tiền gửi thanh toán: (5)
Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ
yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán
như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm đáp ứng nhu
cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có
thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
 Tiền gửi không kỳ hạn: (tiền gửi hoạt kỳ)
Tiền gửi hoạt kỳ là loại tiền gửi mà người gửi tiền được sử dụng một cách chủ động
và linh hoạt về mặt thời gian. Đây là loại tiền gửi để phục vụ nhu cầu giao dịch, thanh toán
cho chủ tài khoản như trả tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt từ ATM, chuyển tiền…
Lãi suất tiền gửi hoạt kỳ được quy định trong biểu lãi suất tiền gửi công bố của ngân
hàng trong từng thời kỳ. Nhưng với lãi suất rất thấp, thường là 0,25%/tháng.

5

/>
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang

Trang_5


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

 Tiền gửi có kỳ hạn: (tiền gửi định kỳ)
Tiền gửi định kỳ là loại tiền mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên
trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với
điều kiện chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Sản phẩm của tiền gửi định kỳ được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân
hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng vì mục tiêu an tồn và
sinh lợi. Vì vậy, Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang cũng như nhiều NHTM khác
ln có các kỳ hạn gửi linh hoạt:
+ Kỳ hạn tháng: từ 01 tháng đến 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.
Khi đến hạn, khách hàng chưa rút tiền thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào vốn để tái lập kỳ
hạn tự động cho khách hàng theo lãi suất tại thời điểm tái đáo hạn. Nếu khách hàng rút tiền
trước thời gian tái đáo hạn thì chỉ được hưởng lãi suất khơng kỳ hạn.
 Phát hành chứng từ có giá:
Ngồi hình thức huy động tiền gửi, NHTM còn phát hành các loại: kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… nhằm thu hút tiền nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân. Loại
phát hành này mang tính ổn định chắc chắn nên người mua các loại chứng từ này chỉ được
hoàn vốn khi đến hạn. Tuy nhiên, lãi suất thường cao hơn lãi suất của tiền gửi định kỳ nên
sẽ hấp dẫn đối với khách hàng.
 Nguồn vốn huy động khác:
- Tiền gửi ký quỹ
- Tiền gửi đảm bảo thanh toán
- Tiền tạm giữ, tiền đang chuyển,…
 Các loại tiết kiệm khác:

Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và đặc biệt là
ngành ngân hàng thì ngồi các loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông thường thì
Sacombank cịn có các sản phẩm tiền gửi như: tiết kiệm Rồng Vàng, tiết kiệm Đại Cát, tiết
kiệm Hoa Việt, tiền gửi bậc thang, tiền gửi Vạn Phúc, tiền gửi tuần năng động,…
2.2.3. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng đối với NHTM. Nó là kênh gián
tiếp để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, có thể nói khơng có nghiệp vụ huy động
vốn xem như khơng có hoạt động của NHTM. Tuy mỗi ngân hàng đều có vốn điều lệ khá
lớn khi thành lập nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: cấp tín
dụng và nhiều dịch vụ khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy
động vốn từ khách hàng. Do đó, nghiệp vụ huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với
ngân hàng cũng như đối với khách hàng.
 Đối với NHTM:
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Với tỷ trọng chiếm 90% trong tổng nguồn vốn, ngân hàng sẽ
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_6


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

khơng hoạt động được nếu khơng có nguồn vốn huy động. Mặt khác, thơng qua nghiệp vụ
huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng
đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM ln khơng ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để
nâng cao vị thế và uy tín với khách hàng.
 Đối với khách hàng:
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ mang đến lợi ích cho ngân hàng mà còn đem đến

lợi nhuận cho khách hàng. Thông qua nghiệp vụ này, ngân hàng là nơi lưu trữ tiền nhàn rỗi
an toàn và tiện lợi. Bên cạnh đó khách hàng cịn có thể tiếp cận dịch vụ khác của ngân hàng,
đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đang được nhiều người quan tâm.
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn:
Vốn huy động
 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn =

X 100%
Tổng nguồn vốn

Tỷ số này có ý nghĩa giúp các nhà phân tích xác định rõ khả năng và quy mô thu hút
vốn từ nền kinh tế của NHTM. Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả huy động vốn càng càng
cao.
 Vốn huy động không kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Vốn huy động không kỳ hạn
=

X 100%

Tổng vốn huy động

Tỷ số này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
số vốn huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra
của TCTD càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho TCTD.
 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng vốn huy động
Vốn huy động có kỳ hạn
=

X 100%


Tổng vốn huy động
Tỷ số này cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ
số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định, thuận lợi trong việc cho vay tín dụng.
2.3. Các dịch vụ ngồi tín dụng:
2.3.1. Dịch vụ chuyển tiền:
2.3.1.1. Dịch vụ "Chuyển tiền ra nƣớc ngoài cho khách hàng cá nhân qua hệ
thống ngân hàng" của Agribank áp dụng đối với q khách hàng có nhu cầu chuyển tiền
ra nước ngồi để phục vụ những mục đích dưới đây:
- Chi cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_7


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngồi;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Đi định cư ở nước ngồi;
- Các mục đích chuyển tiền vãng lai một chiều khác.
2.3.1.2. Dịch vụ "Chuyển tiền ra nƣớc ngoài cho khách hàng cá nhân qua
Western Union" của Agribank được thực hiện theo những mục đích hợp pháp, tuân thủ
qui định hiện hành về quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam, áp dụng đối với quý khách
hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài để phục vụ những mục đích dưới đây:
- Chi cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngồi;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Đi định cư ở nước ngồi;
- Các mục đích chuyển tiền vãng lai một chiều khác.
2.3.2. Dịch vụ ngân quỹ:
Nhóm sản phẩm "dịch vụ ngân quỹ và tiền tệ" của Agribank bao gồm 13 sản phẩm,
trong đó phần lớn được cung cấp cho quý khách hàng là cá nhân.
2.3.2.1. Dịch vụ thu đổi tiền: Các loại tiền do Agribank phát hành đang lưu hành
hợp pháp nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng do q trình lưu thơng hoặc bảo quản.
2.3.2.2. Kiểm định tiền thật, giả: Agribank cung cấp dịch vụ kiểm định tiền thật,
giả với số lượng lớn khi khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế có yêu cầu.
2.3.2.3. Dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị: Là dịch vụ theo đó Agribank thực hiện
dịch vụ thu chi tiền mặt tại địa điểm ngồi trụ sở chi nhánh, phịng giao dịch của Agribank
theo yêu cầu của khách hàng.
2.3.2.4. Dịch vụ vận chuyển tiền mặt: Cung cấp dịch vụ vận chuyển tiền mặt khi
khách hàng có nhu cầu bằng phương tiện chuyên dụng của Agribank
2.3.2.5. Cho thuê ngăn tủ, két sắt: Với dịch vụ này, quý khách hàng có thể thuê
ngăn tủ két sắt tại Agribank.
2.3.2.6. Gửi tiền vào kho qua đêm: Quý khách hàng gửi tiền vào kho qua đêm theo
các phương thức có kiểm đếm số lượng tiền thực tế, theo túi niêm phong có kiểm đếm, theo
túi niêm phong không kiểm đếm.
2.3.2.7. Bảo quản tài sản quý hiếm: Với dịch vụ này, quý khách hàng có thể gửi tài
sản quý hiếm vào kho của Agribank; tài sản của quý khách hàng được bảo quản trong hộp
riêng, khách hàng tự khóa và niêm phong.
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_8



GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

2.3.2.8. Giữ hộ giấy tờ có giá: các loại giấy tờ có giá được quy định trong hệ thống
Agribank
2.3.2.9. Đổi séc du lịch lấy tiền: Là dịch vụ Agribank làm đại lý thanh toán séc du
lịch cho các ngân hàng đại lý. Trong trường hợp séc du lịch khơng đủ điều kiện để thanh
tốn ngay, Agribank sẽ chấp nhận nhờ thu, quý khách hàng điền vào Giấy yêu cầu hoặc
Giấy nhờ thu của Agribank
2.3.2.10. Đổi ngoại tệ lấy séc du lịch: Là dịch vụ Agribank thực hiện đối (cung cấp)
séc du lịch cho khách hàng cá nhân lấy ngoại tệ.
2.3.2.11. Quản lý tài khoản tập trung: Là dịch vụ theo đó Agribank mở tài khoản
chuyên thu tập trung tại một chi nhánh nhằm phục vụ cho các khách hàng có mạng lưới đại
lý, chi nhánh phân phối rộng.
2.3.2.12. Chi trả lƣơng vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ: Là
dịch vụ theo đó Agribank thực hiện chi trả tiền mặt hoặc vào tài khoản của người hưởng
lương hoặc người thụ hưởng khác theo danh dách mà chủ tài khoản yêu cầu.
2.3.2.13. NH phục vụ dự án ODA: Là dịch vụ theo đó chi nhánh Agribank được
NHNN chỉ định làm NH phục vụ các dự án ODA.
Nội dung dịch vụ bao gồm mở tài khoản, giải ngân dự án, sao kê và cung cấp thông tin tài
khoản cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý; ký đơn xin rút vốn và các dịch vụ khác liên
quan đến việc rút vốn của người vay.
Thực hiện theo các hiệp định vay vốn và quy định của người cho vay (tổ chức tài chính
quốc tế WB, ADB, JBIC,…).
2.3.3. Dịch vụ kiều hối:
- DV chi trả kiều hối qua hệ thống Western Union: Agribank là đại lý chính thức và có
mạng lưới chi trả kiều hối lớn nhất của Công ty Western Union tại Việt Nam. Hiện nay,
Agribank cung cấp cả dịch vụ chuyển tiền đi và dịch vụ chi trả tiền tại các chi nhánh và
phịng giao dịch của Agribank. Đây là hình thức chuyển tiền nhanh chóng, an tồn và thuận

tiện.
- DV chi trả kiều hối qua mạng lưới NH: Với hơn 2300 chi nhánh - phịng giao dịch trên
tồn quốc được kết nối trực tuyến và quan hệ với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại 113 quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Agribank cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận và chuyển
tiền kiều hối nhanh chóng, an tồn, thuận tiện.
2.3.4. Dịch vụ bảo lãnh: Agribank cung cấp các loại bảo lãnh sau: vay vốn, dự thầu,
thực hiện hợp đồng, thanh tốn, hồn trả tiền ứng trước, đối ứng, đảm bảo chất lượng sản
phẩm, đồng bao lãnh.
2.3.5. Dịch vụ ATM: Thẻ ghi nợ nội địa – “Success” của Agribank cho phép khách
hàng cá nhân là chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và
(hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp
nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt (ATM/EDC) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_9


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

2.3.6. Dịch vụ bảo hiểm ABIC:
Agribank cung cấp sản phẩm "bảo hiểm bảo an tín dụng" cho khách hàng là cá nhân
hoặc hộ gia đình vay vốn của Agribank, trong trường hợp xảy ra các sự kiện thuộc phạm vi
bảo hiểm, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (ABIC) sẽ thay mặt người đi vay (trên cơ sở đã có ủy quyền của người được bảo
hiểm) trả cho Agribank một khoản tiền nhất dịnh được quy định trên giấy chứng nhận bảo
hiểm.
Agribank cung cấp sản phẩm "bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế" cho quý khách hàng

cá nhân là chủ thẻ quốc tế (thẻ ghi nợ quốc tế hạng chuẩn, hạng vàng, thẻ tín dụng quốc tế
hạng chuẩn, hạng vàng và hàng bạch kim) do Agribank phát hành. Agribank đóng phí bảo
hiểm theo các điều khoản và điều kiện của Quy tắc bảo hiểm đối với quý khách hàng chủ
thẻ quốc tế.
2.3.7. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
- Mua bán ngoại tệ giao ngay (Giao dịch hối đoái giao ngay) là giao dịch hai bên thực hiện
mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh
tốn trong vịng 02 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
- Mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Giao dịch hối đoái kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua,
bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại ngày giao dịch và việc
thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
- Giao dịch ngoại tệ quyền chọn là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền,
trong đó bên mua quyền có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại
tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu
bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc
mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_10


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải
CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC NGỒI TÍN DỤNG
3.1.Sơ lƣợc về Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang:

3.1.1. Lịch sử hình thành:
Agribank chi nhánh Chi Lăng được thành lập theo quyết định số 1103/NH-QĐ ngày
20/08/2006 tách ra từ Agribank chi nhánh Tịnh Biên, có trụ sở đặt tại thị trấn Chi Lăng –
Tinh Biên, được đưa vào hoạt động với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
cho người dân trong vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và tạo sự cạnh
tranh trong hoạt động kinh doanh nâng cao vị thế kinh tế của địa bàn huyện Tịnh Biên.
Hiện nay, tại huyện Tịnh Biên có 3 NHTM CP, 2 NHTM NN và 1 Quỹ Tín Dụng
nhân dân đang hoạt động kinh doanh song song với Agribank chi nhánh Chi Lăng. Đây là
một thách thức không nhỏ đối với NH nhưng cũng là một điều kiện để NH có thể phát huy
tiềm năng của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người
dân trong vùng, phát triển kinh tế địa phương.
Thực tế, trong 3 năm gần đây thì Agribank chi nhánh Chi Lăng đang hoạt động kinh
doanh có hiệu quả và ổn định góp phần nâng cao vị thế của NH và tạo được lịng tin cho
khách hàng. Có được thành cơng đó là một sự ghi nhận nỗ lực hết mình của các CBCNV
của NH đã làm việc một cách có hiệu quả với mong muốn cố gắng đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế của địa phương.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi
Lăng–An Giang (2009 – 2010):
Agribank chi nhánh Chi Lăng là NHTM quốc doanh, hoạt động chủ yếu là cho vay
hộ sản xuất phục vụ cho kinh tế địa phương, để có một NH đầu tàu lớn mạnh thì các chi
nhánh của nó cũng phải hoạt động một cách có hiệu quả. Trong vài năm gần đây thì
Agribank chi nhánh Chi Lăng đã ngày càng chứng tỏ vị thế lớn mạnh của mình tại địa
phương và là một trong những NH hoạt động có hiệu quả mạnh tại huyện Tịnh Biên.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ, cho nên mục đích chính của nó là lợi
nhuận và giá trị thương hiệu tăng trong lòng khách hàng và hoạt động kinh doanh của
Agribank chi nhánh Chi Lăng cũng khơng nằm ngồi mục đích trên. Trong những năm gần
đây nền kinh tế thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó nó đã
tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam làm tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại,
vì thế hoạt động kinh doanh của các NHTM có phần giảm nhiệt . Tuy nhiên, với sự quyết
tâm vượt qua khó khăn, đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế địa phương, thì Agribank chi

nhánh Chi Lăng - An Giang đã giữ vững vị thế hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu vốn
cho sản xuất kinh doanh trong huyện với những kết quả đáng phấn khởi:

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_11


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

BẢNG 3.1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNHo&PTNT VN
CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG (2009 – 2010)
ĐVT : Triệu Đồng
Năm

Năm

2009

2010

Số tiền

Số tiền

Chỉ tiêu

So sánh 2010/2009

Số tiền

%

Tổng thu nhập

44.088

80.834

36.746

83,35

Tổng chi phí

28.635

41.115

12.480

43,58

Lợi nhuận

15.453

39.719


24.266

157,03

(Nguồn : Phịng tín dụng NHNNo&PTNT Chi Nhánh Chi Lăng)
BIỂU ĐỒ 1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNNo&PTNT
CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG (2009 – 2010)
T riệu đồng

90.000

80.834

80.000
70.000
60.000
50.000
40.000
30.000
20.000

44.088
28.635

41.115
39.719

T ổng T hu Nhập
T ổng Chi Phí
Lợi Nhuận


15.453

10.000
0
2009

2010

Năm

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong 2 năm (2009–2010)
ta thấy tổng thu nhập tăng rất cao. Cụ thể tổng thu nhập năm 2009 đạt 44.088 đến năm
2010 tổng thu nhập đạt đến 80.834 triệu đồng tăng 36.746 triệu đồng hay tăng 83,35% so
với cùng kỳ năm 2009.
Về chi phí hoạt động của NH ta thấy : qua bảng số liệu tổng chi phí qua 2 năm
(2009 – 2010) đã có mức tăng. Cụ thể tổng chi phí năm 2009 là 28.635 triệu đồng, đến năm
2010 là 41.115 triệu đồng tăng 12.480 triệu đồng tức tăng 43,58% so với năm 2009. Tổng
chi phí tăng như vậy là do NH đẩy mạnh hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín
dụng cho các thành phần kinh tế, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_12


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

hình thức huy động khác nên chi phí sử dụng nguồn vốn tăng dẫn đến tổng chi phí tăng.

Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn cũng như nâng cao hoạt động tín
dụng của NH thì chi phí đào tạo cán bộ nhân viên, nâng cấp thiết bị kĩ thuật, mở rộng chi
nhánh đến các vùng sâu, vùng xa và các nguồn chi khác cũng tăng lên một phần đáng kể
trong tổng chi phí.
Qua đó cho thấy hoạt động của NH qua 2 năm (2009 – 2010) đạt lợi nhuận khá cao.
Cụ thể năm 2009 lợi nhuận đạt 15.453 triệu đồng và đến năm 2010 lợi nhuận đạt 39.719
triệu đồng tăng 24.266 triệu đồng ( tăng 157,03%) so với năm 2009;
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Chi Lăng qua 2
năm (2009 – 2010) đạt được kết quả đáng phấn khởi. Đạt được kết quả như vậy cho thấy
trong thời gian qua hoạt động huy động vốn và nguồn cung các dịch vụ khác ngoài tín dụng
của chi nhánh khơng những góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc thu hút được
vnguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho khác hàng còn tạo lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, trong
thời gian tới NH cần phải đẩy mạnh chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa để có thể đạt
mức lợi nhuận cao hơn góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Agribank Chi lăng(2009 – 2010):
3.1.3.1. Thuận lợi:
- Agribank là NH được thành lập đầu tiên của nước ta sau giải phóng với tôn chi hoạt
động bau đầu chỉ là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường có sự giám sát của nhà nước
cũng như là sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại khác thì tơn chỉ hoạt động của
Agribank cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Hiện
nay Agribank vẫn là NH chiếm thị phần cao nhất của cả nước với nhiều chi nhánh cũng
như là phòng giao dịch được mở tại vùng sâu vùng xa, hải đảo của cả nước nhằm phục vụ
nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của cả nước.
- Agribank chi nhánh Chi Lăng tự hào là một trong những chi nhánh Agribank nhằm phục
vụ sản xuất cho các pháp nhân và thể nhân trong vùng phát triển. Ngồi ra, thì NH cịn
nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của huyện ủy, UBND huyện, sự ủng hộ của các ban
ngành, đoàn thể huyện, xã.
- Là chi nhánh NH hoạt động có thâm niên trên địa bàn huyện, với đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm kết hợp với các cán bộ trẻ nhiệt tình năng động tạo được niềm tin nơi khách hàng.

Ngồi ra sự đổi mới về phương thức tiếp cận khách hàng cũng như là trang thiết bị vật chất
ngày càng hiện đại sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu cho các doanh nghiệp trong huyện.
- Thị trấn Chi Lăng với bề dày lịch sử là vùng sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn
nuôi) cho huyện Tịnh Biên đang được đổi mới một cách tồn diện và sâu sắc góp phần phát
triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, hệ thống giao thông trong vùng cũng được cải thiện
đáng kể tạo điều kiện lưu thơng hàng hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
3.1.3.2. Khó khăn:
- Là một huyện còn thiếu nhiều cơ sở vật chất cũng như là trang thiết bị so với các huyện
khác trong tỉnh An Giang nên huyện Tịnh Biên vẫn chưa thể phát huy tối đa được vị thế
tiềm năng của mình.
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_13


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

- Trình độ chun mơn của các cán bộ chưa đồng bộ cịn bất cập, nhiều cán bộ luân phiên
đi học, tập huấn dẫn đến tình trạng một người làm nhiều việc gây quá tải cho cán bộ.
- Hệ thống thông tin về ngân hàng chưa được phát huy một cách tốt nhất, các dịch của ngân
hàng còn hạn chế (máy ATM, máy Pos).
- Sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới cũng tác động mạng đến khả năng tăng trưởng
của NH, những biến động của thị trường vàng, sự thiếu ổn định của giá xăng dầu thế giới,
giá chứng khoán trên thị trường… gây hiệu quả xấu cho ngành. Về địa phương thì thiên tai
dịch bệnh như dịch cúm gia cầm(gà, vịt), dịch lở mồm lơng móng (heo, trâu, bị), dịch vàng
lùn, lùn xoắn lá ở lúa gây ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trong
vùng gây ảnh hưởng đến chính người nơng dân – khách hàng chính của NH làm ảnh hưởng
đến nguồn thu khách hàng dẫn đến việc huy động gặp nhiều hạn chế.

- Khả năng huy động vốn của NH vẫn còn là hạn chế khó giải quyết ( ảnh hưởng do cơ chế
lãi suất trần 14%/năm).
3.2. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn ln là yếu tố không thể thiếu của tất
cả các tổ chức kinh tế. Với NHTM, nguồn vốn càng trở nên quan trọng hơn. Vì NH là nơi
cung ứng vốn tốt nhất cho các thành phần kinh tế. Do đó, để đứng vững trên thị trường thì
NH phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng cho nhu cầu của các tổ chức sản xuất kinh doanh.
Mà nguồn vốn được hợp thành từ nhiều loại vốn khác nhau trong đó thì vốn huy động được
xem là quan trọng nhất. Vì thế NH ln đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút
lượng tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp đồng thời góp phần đẩy mạnh
hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương. Nguồn vốn càng dồi dào thì NH càng phát
triển, càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, Agribank chi
nhánh Chi Lăng ngày càng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng nên nguồn vốn huy
động của NH ngày càng tăng lên rõ rệt, cụ thể:
Bảng 3.2: Tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh Chi Lăng (2009 – 2010)
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Vốn huy động

Năm
2009

Năm
2010

Số tiền

Số tiền


26.852

So sánh
2008/2007
Tỷ lệ
(%)

Số tiền

43.806

16.954

63,14

Vốn điều hòa

229.255 229.255

0

0

Tổng cộng

256.107 273.061

16.954


6,62

(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_14


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn qua 3 năm (2007-2009)

26.852
năm 2009
Năm 2010
43.806

Nguồn vốn của NH qua 2 năm đều tăng. Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn. Lượng vốn điều hòa chuyển về từ Agribank chi nhánh tỉnh An Giang
không đổi cho thấy nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế đang có bước tiến triển
tích cực. Để đạt được điều này một phần là do tâm lý gửi tiền vào NH của các tầng lớp dân
cư đã được cải thiện. Họ đã dần chuyển sang gửi tiền vào NH với các kỳ hạn khác nhau
thay cho thói quen cất trữ tiền trong nhà như trước đây. Mặt khác, trong thời gian qua
Agribank chi nhánh Chi Lăng có được những chính sách đúng đắn để nâng cao được uy tín,
lịng tin đối với khách hàng của mình.
Tốc độ gia tăng vốn huy động trong năm 2010 so với năm 2009 cao hơn rất nhiều
(năm 2010 là 43.806 triệu đồng so với năm 2009 là 26.853 triệu đồng tăng 16.954 triệu

đồng). Đây là tín hiệu đáng mừng trong q trình hoạt động của NH. Sở dĩ tốc độ gia tăng
nguồn vốn huy động năm 2009 so với năm 2010 thấp hơn là do năm 2009 lãi suất huy động
cũng như lãi suất cho vay của các NH biến động liên tục. Chính điều đó đã làm giảm những
khoản tiền gửi có kỳ hạn và một số khách hàng đã chuyển sang gửi không kỳ hạn, đặc biệt
là các tổ chức kinh tế. Do vậy, để nâng cao khả năng huy động vốn trong giai đoạn này NH
đã sử dụng các biện pháp ưu đãi về lãi suất huy động đối với những loại tiền gửi có kỳ hạn,
thực hiện khuyến mãi, tặng quà đối với khách hàng gửi tiền với số tiền lớn và thời gian dài.
Đến năm 2010, NH đã đưa ra các kỳ hạn tiền gửi linh hoạt, đẩy mạnh quảng bá hình
ảnh tại địa phương, phát hành nhiều đợt huy động kỳ phiếu, mở rộng thị phần để tìm khách
hàng mới và luôn được sự ủng hộ từ những khách hàng quen thuộc... nên trong thời gian
qua công tác huy động vốn của ngân hàng đã thu hút được ngày càng nhiều lượng tiền nhàn
rỗi từ các tầng lớp dân cư từ đó đảm bảo khả năng cung ứng vốn cho các tổ chức, cá nhân ở
địa phương ngày càng cao. Ngồi ra trong năm 2010, NH cịn tiếp cận với các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh để mở thẻ ATM nhằm làm gia
tăng nguồn vốn huy động không kỳ hạn.
Với tốc độ tăng trưởng VHĐ cao qua 2 năm cho thấy Agribank chi nhánh Chi Lăng
đã có được những bước đi đúng đắn, ngày càng mở rộng đối tượng phục vụ nhằm tận dụng
hết mọi tiềm lực vốn trong dân. Từ đó, giúp NH chủ động hơn trong việc kinh doanh khi
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_15


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

khơng phụ thuộc nhiều vào vốn điều hòa do Agribank chi nhánh tỉnh An Giang hỗ trợ và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NH.
Sự gia tăng nguồn vốn qua các năm thể hiện hoạt động chi nhánh ngày càng phát triển.

Trong thời gian qua việc mở rộng quy mô hoạt động (tồn tỉnh có khoảng 51 TCTD và chi
nhánh tín dụng) trên địa bàn tỉnh An Giang đã làm uy tín của NH tăng lên đáng kể. Thêm
vào đó chi nhánh tăng cường công tác huy động vốn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường
xuyên, vì vậy chi nhánh đã chủ động tìm mọi biện pháp huy động vốn làm cho nguồn vốn
tăng lên đáng kể. Có được kết quả này là do Agribank chi nhánh Chi Lăng có được đội ngũ
nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiều nhân viên trẻ, khỏe, năng động, tận tình trong giao dịch
và hướng dẫn.
3.3. Tình hình cơng tác huy động vốn từ năm 2009 đến 2010:
Qua 2 năm thực hiện công tác huy động vốn thể hiện ở Agribank chi nhánh Chi
Lăng - An Giang cụ thể như sau:
BẢNG 3.3. TÌNH HÌNH CƠNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Tiền gửi
- Tổ chức kinh tế

So sánh năm 2010/2009
2009

2010
Số tiền

Tỷ lệ (%)

85

1.844

1.759


2.069,41

+ Tiền gửi có kỳ hạn

48

42

-6

-12,5

+ Tiền gửi thanh tốn

37

1.802

1.765

4.770,27

26.167

41.962

15.795

60,36


1.704

1.044

- 660

-38,73

24.463

40.918

16.455

67,26

- Dân cư
+ Khơng kỳ hạn
+ Tiết kiệm

(Nguồn : Phịng Kế tốn và ngân quỹ NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_16


GVHD: Ngơ Văn Q


SVTH: Dƣơng Thanh Hải

BIỂU ĐỒ 2 : TÌNH HÌNH CƠNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNNo&PTNT
CHI NHÁNH CHI LĂNG – AN GIANG (2009 – 2010)
Triệu đồng

2.000

1.8441.802

1.800
1.600
1.400
1.200

Tổ chức kinh tế

1.000

Tiền gửi có kỳ hạn

800

tiền gửi thanh tốn

600
400
200
0


85 48 37

42

2009

2010

Năm

Triệu đồng

41.962
40.918

45.000
40.000
35.000
30.000
25.000

26.167
24.463

Dân cư

20.000

Tiền gửi không kỳ hạn


15.000

Tiền gửi tiết kiệm

10.000
5.000
0

1.704

1.044

2009

2010

Năm

Qua bảng số liệu cho thấy, qua từng năm chi nhánh đã nỗ lực hết mình để đạt được
kết quả huy động. Tuy nhiên trong từng chỉ tiêu có chỉ tiêu năm sau tăng hơn năm trước
nhưng cũng có chỉ tiêu năm sau giảm hơn năm trước như:
Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng rất cao cụ thể năm 2009 là 85 triệu đồng nhưng
đến năm 2010 đạt đền 1.844 triệu đồng tăng 1.759 triệu đồng. Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn
trong tổ chức kinh tế lại giảm cụ thể như năm 2009 là 48 triệu đồng nhưng đến năm 2010
chỉ còn 42 triệu đồng (giảm 6 triệu đồng tức giảm 12,5%) nguyên nhân là do hiện nay việc
tồn quỹ của các tổ chức kinh tế biến động dựa trên hoạt động kinh doanh của đơn vị, bên
cạnh đó hệ thống thanh toán qua hệ thống ngân hàng tương đối nhanh do đó việc tồn qũy
gửi lại NH chủ yếu cho những nhu cầu chi tiêu thiết yếu của đơn vị.
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang

Trang_17


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

Tiền gửi thanh tốn tăng cao cụ thể năm 2009 chỉ có 37 triệu đồng nhưng đến năm
2010 lại lên đến 1.802 triệu đồng, tăng 1.765 triệu đồng (tức tăng 4.770.27%), hầu hết tiền
gửi thanh toán là của các doanh nghiệp, hộ mua bán kinh doanh lớn có nhu cầu thanh tốn
qua NH là chủ yếu từ việc trích từ tài khoản có tại NH thanh tốn cho bên mua hoặc bên
bán có trao đổi mua bán hàng hoá qua lại dể dàng và thuận lợi hơn là thanh toán với nhau
bằng tiền mặt và thực tế hiện nay việc thanh toán với nhau qua tài khoản tại ngân hàng diễn
ra rất nhanh và khi chưa có nhu cầu chuyển trả tiền mặt thì thể hiện trên tài khoản tại NH.
Tiền gửi dân cư tăng cao, tăng 60,36% (tức tăng 15.795 triệu đồng). Tuy nhiên, tiền
gửi không kỳ hạn trong 2 năm lại giảm 660 triệu đồng tức giảm 38,73% và loại tiền gửi có
kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, tăng 67,26% tức tăng 16.455 triệu đồng là do người dân thích
gửi vào NH chủ yếu là các thể thức có lãi suất cao để hưởng lợi, bên cạnh tình hình kinh
doanh hiện nay chênh lệch đồng vốn bỏ ra để kinh doanh đem lại lợi nhuận không chắc
chắn bằng gửi vào NH và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh, bên cạnh đa số người gửi
tiền vào ngân hàng là những người có thu nhập ổn định và khơng kinh doanh gì thêm chủ
yếu gửi vào ngân hàng để tích lũy dần và lấy lợi nhuận để chi tiêu khi cần thiết.
3.4. Kết quả đạt đƣợc trong công tác phát triển dịch vụ thu nhập ngồi tín dụng qua 2
năm (2009 – 2010):
BẢNG 3.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THU NHẬP NGỒI TÍN DỤNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Thu nhập (TN)


So sánh năm 2010/2009
2009

2010
Số tiền

Tỷ lệ (%)

- DV Chuyển tiền

16

40

24

150

- DV Ngân quỹ

0,2

3

2,8

1400

- DV Kiều hối


0,8

4

3,2

400

- DV Bảo lãnh

0,5

1

0,5

100

1

5

4

400

0,5

1


0,5

100

1

6

5

500

20

60

19.548

139,5

- DV ATM
- Phí Bảo hiểm ABIC
- Phí Kinh doanh ngoại tệ
Tổng cộng TN

(Nguồn : Phịng Kế tốn và ngân quỹ NHNNo&PTNT VN chi nhánh Chi Lăng)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_18



GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải

BIỂU ĐỒ 3.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CÁC
DỊCH VỤ THU NHẬP NGỒI TÍN DỤNG QUA 2 NĂM (2009 – 2010)
40

40
35

DV chuyển tiền

30

DV ngân quỹ

25

DV kiều hối

20
15

DV bảo lãnh

16


DV ATM

10
5
0

0,20,80,5 1 0,5 1
Năm 2009

3 4

5
1

0,5
Năm 2010

6

Phí bảo hiểm ABIC
Phí kinh doanh ngoại tệ

Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả thu nhập theo từng chỉ tiêu đều tăng, đây có thể
nói là sự nỗ lực quyết tâm hết mình của đơn vị. Đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ do
NHNNo&PTNT VN nói chung và NHNNo&PTNT VN chi nhánh tỉnh An Giang nói riêng
chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong kinh doanh, đã đưa ra nhiều cơ chế chính
sách để khuyến khích, phát triển dịch vụ, tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực phát triển
SPDV như: miễn phí phát hành thẻ (Năm 2009)…Tuy nhiên, các năm đều tăng, nhưng
khơng cao. Điều này ta có thể thấy rõ ở các loại dịch vụ như phí Bảo hiểm ABIC chỉ tăng
100% (tức tăng 0,5 triệu đồng) hay bảo lãnh chỉ tăng tỷ lệ 100% so với năm trước tức tăng

0,5 triệu đồng (năm 2009 là 0,5 triệu đồng, năm 2010 là 1 triệu đồng). Nguyên nhân là do
đây là vùng nông thôn, công việc chủ yếu là làm nông nên ở đây rất ít có các doanh nghiệp
thực hiện hợp đồng bảo lãnh tại NH. Trong khi đó, bảo hiểm ABIC là một SP còn rất mới,
vừa được Agribank chi nhánh Chi Lăng - An Giang đưa vào thực hiện trong 6 tháng cuối
năm 2010 nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc hiểu biết người dân trong việc tham gia
vào loại hình này.
Ngồi ra, cịn có thể kể đến dịch vụ chuyển tiền tuy chỉ tăng 150% nhưng thực tế
tăng đến 24 triệu so với năm trước (năm 2009 là 16 triệu, năm 2010 là 40 triệu) một con số
tương đối cao trong thu nhập ngồi tín dụng của ngân hàng. Điều này có thể thấy thời gian
qua đời sống của người dân ngày càng tăng lên, việc trao đổi mua bán đã từng bước được
phát triển. Hơn nữa, NH đã tạo được lòng tin từ khách hàng thông qua việc làm trung gian
chuyển tiền.
Bên cạnh các loại hình dịch vụ trên, ta cịn có thể thấy các loại hình cịn lại có tỷ lệ
tăng rất cao như: dịch vụ ngân quỹ tăng 1400%, phí kinh doanh ngoại tệ tăng 500%, hay
dịch vụ kiều hối và dịch vụ ATM tăng đến 400%; nhưng thực tế các loại dịch vụ này mang
lại thu nhập rất nhỏ cho NH, cụ thể như: Dịch vụ ngân quỹ năm 2009 là 0,2 triệu đồng đến
năm 2010 là 3 triệu đồng; phí kinh doanh ngoại tệ năm 2009 là 1 triêu đồng, năm 2010 đạt
6 triệu đồng tức tăng 5 triệu đồng; dịch vụ kiều hối năm 2010 đạt 4 triệu đồng trong khi đó
năm 2009 là 0,8 triệu đồng tức tăng 3,2 triệu đồng; còn dịch vụ ATM đã tăng 4 triệu đồng
(năm 2009 là 1 triệu đồng, năm 2010 là 5 triệu đồng). Nguyên nhân là:
- Đối với mạng lưới: Hiện nay toàn tỉnh NHNNo&PTNT VN chi nhánh tỉnh An Giang có
25 điểm giao dịch, đây là lợi thế mà khơng có một NH nào có được, Tuy nhiên, việc triển
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngồi tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_19


GVHD: Ngơ Văn Q

SVTH: Dƣơng Thanh Hải


khai các sản phẩm dịch vụ chưa đồng bộ. Tại chi nhánh và phòng giao dịch chỉ quen với
việc cho vay, thu nợ,…và các sản phẩm truyền thống, Việc triển khai các sản phẩm hiện đại
cịn lúng túng, đơi khi khơng quan tâm.
- Về nhận thức và tính chuyên nghiệp của cán bộ: hầu hết cán bộ chưa biết về các sản phẩm
dịch vụ của NHNNo&PTNT VN chi nhánh tỉnh An Giang. Kiến thức về sản phẩm mới còn
hạn chế. Tại chi nhánh còn nhận thức về kinh doanh dịch vụ ngân hàng không đáng kể.
Kinh doanh theo hình thức truyền thống vẫn cịn thống trị.
- Tính vượt trội về sản phẩm:
+ Chưa có các sản phẩm đặc trưng cho Agribank, chưa có những sản phẩm khẳng định
sự vượt trội về vị thế và thương hiệu Agribank mặc dù đã có một số sản phẩm đơn lẻ như
sản phẩm Tiết kiệm học đường nhưng vẫn chưa thể hiện rõ đặc trưng của Agribank.
+ Chưa có chính sách khuyến khích phát triển và tăng thu nhập từ sản phẩm dịch vụ
(SPDV) một cách đồng bộ, tạo động lực cho sự phát triển SPDV toàn hệ thống Agribank.
+ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chưa ổn định, vì vậy cần có hệ thống đánh giá chính xác
và khách quan về SPDV để làm cơ sở lập kế hoạch, xây dựng các cơ chế khuyến khích phát
triển SPDV.
- Công tác chỉ đạo phát triển SPDV:
+ Ban chỉ đạo phát triển SPDV từ TW tới cơ sở chưa hiệu quả và chưa được đầu tư
đúng mức, cần được kiện toàn để việc chỉ đạo được bài bản, mang tính lâu dài và ổn định.
+ Tính chuyên nghiệp trong phát triển SPDV chưa cao: Cần xây dựng chiến lược phát
triển SPDV là cơ sở định hướng cho các hoạt động SPDV có hiệu quả cao.
- Cơng tác quảng bá sản phẩm: Sản phẩm dịch vụ là một loại hàng hóa, trước khi đưa ra thị
trường việc quảng bá sản phẩm phải đi đôi trước một bước. Thời gian qua việc tiếp thị,
tuyên truyền cho sản phẩm dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Chưa phổ biến cho
khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ của Agribank nhất là các sản phẩm dịch vụ mới. Đội
ngũ cán bộ làm cơng tác này chưa được đào tạo bài bản, hình thức trình bày sản phẩm chưa
đáp ứng thị hiếu khách hàng. Chưa có cán bộ chuyên trách mảng sản phẩm dịch vụ.
- Sự phối hợp giữa các phòng ban và chỉ đạo của lãnh đạo:
+ Việc phát triển dịch vụ liên quan đến tất cả các bộ phận (Kế toán, Tín dụng, Điện

tốn, HCNS…) thời gian qua sự liên kết này chưa chặt chẽ.
+ Chưa chủ động đưa ra chương trình tiếp thị để thu hút khách hàng trong những thời
điểm nhạy cảm của thị trường tài chính.
+ Tuy đã có cơng tác chuẩn bị về nội dung phát hành các loại tờ rơi về sản phẩm dịch
vụ mang tính đặc thù của Agribank (dành cho khách hàng), cẩm nang về các loại hình sản
phẩm Agribank Việt nam (lưu hành nội bộ) nhưng chưa hồn thiện về hình thức trình bày.
+ Các nội dung, hình thức, phương thức, phương tiện thông tin tuyên truyền chưa đạt
được mức thu hút khách hàng như mong muốn.
- Đối với những nghiệp vụ này còn mới mẻ, khách hàng chưa quen chẳng hạn như: (DV
Bảo lãnh, DV ATM, DV BH ABIC…)
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khác ngoài tín dụng tại
NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Chi Lăng - An Giang
Trang_20


×