Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực trung tâm thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN PHÚC HẬU
Đề tài:

TÌM HIỂU HÀNH VI TIÊU DÙNG
ĐIỆN THOẠI CẢM ỨNG CỦA GIỚI TRẺ
KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 04 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TÌM HIỂU HÀNH VI TIÊU DÙNG
ĐIỆN THOẠI CẢM ỨNG CỦA GIỚI TRẺ
KHU VỰC TRUNG TÂM THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

SV thực hiện: Nguyễn Phúc Hậu
Lớp: DH10KD – MSSV: DKD093010


GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Vũ Thuỳ Chi

Long Xuyên, tháng 04 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Học tập là một quá trình cần nhiều sự đầu tƣ về trí tuệ lẫn sự nhiệt huyết. Thấm thốt mà đã
4 năm trơi qua kể từ ngày tơi cịn chập chững bƣớc vào Trƣờng Đại học An Giang với những bỡ
ngỡ của tuổi mới bƣớc chân vào đời. Ngoài việc đƣợc tiếp cận với những mãng kiến thức về lý
thuyết, những định luật, những mơ hình hữu dụng trong phân tích và phán đốn các xu hƣớng
phát triển kinh tế của các nhà kinh tế học, tôi đã hiểu biết đƣợc rất nhiều từ những bài học thực tế
đầy kinh nghiệm sống từ các thầy cô giảng viên, các buổi sinh hoạt tập thể của khoa, trƣờng tổ
chức để rèn luyện kỹ năng sống và bổ sung kiến thức cho bản thân .
Chuyên đề tốt nghiệp là một cơng trình nghiên cứu của tất cả sinh viên để chứng minh với
xã hội rằng: “Chúng tôi, những sinh viên đã sẳn sàng bƣớc vào đời, xã hội này với những kiến
thức q báu mà chúng tơi đã tích lũy đƣợc”.
Để có thể hồn thành chun đề tốt nghiệp này, bên cạnh những nổ lực và cố gắng của bản
thân cịn có sự động viên chăm lo của ba mẹ, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn chung lớp và
chung Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến trƣờng Đại học An Giang,
các thầy cô giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt những kinh nghiệm có
ích để tơi có thêm kiến thức, kỹ năng trong giao tiếp thực tế cho việc hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn đến các bạn sinh viên, học sinh phổ thơng và các anh chị sinh viên
khóa trƣớc đã có việc làm đã cung cấp thơng tin giúp tơi hồn thành đầy đủ và kịp thời bài
nghiên cứu này.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Vũ Thùy Chi. Trong thời gian thực hiện
chuyên đề, cơ đã tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến, hƣớng dẫn tơi thực hiện q trình nghiên cứu
đề tài một cách khoa học, giúp tôi chỉnh sửa và hoàn thiện chuyên đề theo đúng tiến độ của Khoa
quy định.
Tôi xin gởi lời chúc sức khoẻ, thành công trong việc và cuộc sống đến tất cả thầy cô, bạn
bè va ngƣời thân đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần tơi trong suốt q trình học tập tại trƣờng.

Chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .....................................................................2
1.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu...............................................................................2
1.3.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ..........................................................................2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................2
1.5. Cấu trúc nghiên cứu .............................................................................................2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................3
2.1. Định nghĩa hành vi ngƣời tiêu dùng ....................................................................3
2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng .......................................4
2.2.1. Yếu tố văn hóa ............................................................................................4
2.2.2. Yếu tố xã hội ...............................................................................................5
2.2.3. Yếu tố cá nhân ............................................................................................6
2.2.4. Yếu tố tâm lý...............................................................................................6
2.3. Quá trình đi đến quyết định mua của ngƣời tiêu dùng.........................................8
2.3.1. Nhận thức nhu cầu ......................................................................................8
2.3.2. Tìm kiếm thông tin......................................................................................8

2.3.3. Đánh giá các phƣơng án lựa chọn ...............................................................9
2.3.4. Ra quyết định mua hàng .............................................................................9
2.3.5. Hành vi sau khi mua hàng ...........................................................................9
2.4. Mơ hình nghiên cứu .............................................................................................9
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................12
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................12
3.2. Dữ liệu cần thu thập ...........................................................................................12
ii


3.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu ................................................................12
3.3.1. Dữ liệu định tính .......................................................................................13
3.3.2. Dữ liệu định lƣợng ....................................................................................13
3.4. Thang đo ............................................................................................................13
3.4.1. Thang đo định danh ..................................................................................13
3.4.2. Thang đo Likert.........................................................................................13
3.5. Phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu ....................................................14
3.5.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................14
3.5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu.............................................................................14
3.6. Tiến độ nghiên cứu ............................................................................................15
CHƢƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CẢM ỨNG.........................16
4.1. Sơ lƣợc về điện thoại di động cảm ứng .............................................................16
4.2. Giới thiệu về một số sản phẩm điện thoại cảm ứng ...........................................16
4.2.1. Dòng Iphone của hãng Apple ...................................................................16
4.2.2. Một số sản phẩm của SAMSUNG ............................................................18
4.2.3. Dòng điện thoại cảm ứng của Nokia .........................................................19
4.2.4. Dòng điện thoại cảm ứng của LG và Sony ...............................................20
4.3. Ƣu điểm của điện thoại cảm ứng ......................................................................22
4.4. Hạn chế của điện thoại cảm ứng ........................................................................22
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................23

5.1. Cơ cấu mẫu theo các biến nhân khẩu học ..........................................................23
5.2. Thống kê về hành vi tiêu dùng điện thoại cảm ứng của mẫu ............................24
5.2.1. Thƣơng hiệu nhà sản xuất .........................................................................24
5.2.2. Tìm kiếm thông tin trƣớc khi mua ............................................................24
5.2.3. Ngƣời tác động đến việc chọn mua điện thoại cảm ứng ...........................25
5.2.4. Loại điện thoại cảm ứng tốt nhất ..............................................................26
5.2.5. Loại điện thoại cảm ứng phổ biến nhất .....................................................26
5.2.6. Nguyên nhân phổ biến của loại điện thoại trên.........................................27
5.2.7. Yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại cảm ứng ........27
5.2.8. Mức độ hài lòng với điện thoại đang sử dụng ..........................................28
5.2.9. Xu hƣớng, hành vi tiêu dùng trong tƣơng lai ............................................29
5.2.10. Cơ cấu mẫu theo khu vực địa lý khảo sát ...............................................29
5.2.11. Mức độ quan trọng của một số tiêu chí khi chọn mua điện thoại cảm ứng30
iii


5.2.12. Mức độ hài lòng đối với một số tiêu chí của điện thoại cảm ứng đang sử dụng
.............................................................................................................................32
5.3. Một số kiểm định sự khác biệt của mẫu nghiên cứu ..........................................32
5.3.1. Sự khác biệt giữa giới tính và thƣơng hiệu nhà sản xuất chọn mua .........32
5.3.2. Sự khác biệt giữa nơi sống hiện tại và giới tính........................................34
5.3.3. Sự khác biệt giữa nhóm tuổi và nguồn tìm kiếm thơng tin .......................35
5.3.4. Sự khác biệt giữa mức giá mua điện thoại và nguồn tìm kiếm thơng tin .36
5.3.5. Sự khác biệt giữa giới tính và yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện
thoại di động cảm ứng.........................................................................................38
5.3.6. Sự khác biệt giữa yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại cảm
ứng và nhóm thu nhập.........................................................................................40
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................43
6.1. Kết luận ..............................................................................................................43
6.1.1. Kết luận về hành vi tiêu dùng điện thoại cảm ứng ...................................43

6.1.2. Sự khác biệt về hành vi tiêu dùng điện thoại cảm ứng .............................44
6.2. Kiến nghị ............................................................................................................45
6.3. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................47
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU....................................................48
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ..............................................49
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT..................................................................................50

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thang đo Likert sử dụng nghiên cứu đề tài ....................................................13
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân tầng của mẫu nghiên cứu ..............................................................14
Bảng 3.3. Tiến độ nghiên cứu đề tài ...............................................................................15
Bảng 5.1. Cơ cấu mẫu theo các biến nhân khẩu học ......................................................23
Bảng 5.2. Mức độ quan trọng của một số tiêu chí khi chọn mua điện thoại cảm ứng ....30
Bảng 5.2. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 1 ............................................................32
Bảng 5.3. Sự khác biệt về giới tính và thƣơng hiệu nhà sản xuất chọn mua ..................33
Bảng 5.4. Sự khác biệt về giữa giới tính và nơi sống hiện tại ........................................34
Bảng 5.5. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 2 ............................................................35
Bảng 5.6. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 3 ............................................................35
Bảng 5.7. Sự khác biệt về nguồn tìm kiếm thơng tin giữa các nhóm tuổi ......................36
Bảng 5.8. Sự khác biệt về mức giá mua điện thoại giữa các nguồn tìm kiếm thong tin.37
Bảng 5.9. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 4 ............................................................38
Bảng 5.10. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 5 ..........................................................38
Bảng 5.11. Sự khác biệt giữa giới tính và các yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện
thoại cảm ứng ..................................................................................................................39
Bảng 5.12. Sự khác biệt giữa yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại cảm ứng
và thu nhập theo nhóm ....................................................................................................40

Bảng 5.13. Kết quả kiểm định chi bình phƣơng 6 ..........................................................41

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dung ...................................................3
Hình 2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dung ....................................4
Hình 2.3. Lý thuyết động cơ của Maslow .........................................................................7
Hình 2.4. Quá trình đi đến quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dung .............................8
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................10
Hình 4.1. Iphone 3 ..........................................................................................................16
Hình 4.2. Iphone 4S ........................................................................................................17
Hình 4.3. Iphone 5 ..........................................................................................................17
Hình 4.4. SAMSUNG Galaxy Note II ............................................................................18
Hình 4.5. SAMSUNG Galaxy S3 ...................................................................................18
Hình 4.6. SAMSUNG Galaxy Y.....................................................................................19
Hình 4.7. Nokia Lumia 800 ............................................................................................19
Hình 4.8. Nokia Asha......................................................................................................20
Hình 4.9. Sony X Peria ...................................................................................................20
Hình 4.10. LG GD510 ....................................................................................................21
Hình 4.11. HTC HD2 ......................................................................................................21
Hình 5.1. Biểu đồ thể hiện thƣơng hiệu các nhà sản xuất...............................................24
Hình 5.2. Biểu đồ thể hiện nguồn tìm kiếm thơng tin trƣớc khi mua điện thoại ............25
Hình 5.3. Biểu đồ thể hiện ngƣời tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại ...25
Hình 5.4. Biểu đồ thể hiện loại điện thoại cảm ứng tốt nhất ..........................................26
Hình 5.5. Biểu đồ thể hiện loại điện thoại cảm ứng phổ biến nhất .................................26
Hình 5.6. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân phổ biến ..........................................................27

vi



Hình 5.7. Biểu đồ thể hiện yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại ...28
Hình 5.8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng với điện thoại cảm ứng đang sử dụng .......28
Hình 5.9. Biểu đồ thể hiện xu hƣớng, hành vi trong tƣơng lai .......................................29
Hình 5.10. Biểu đồ thể hiện sự phân bố mẫu theo các phƣờng ......................................30
Hình 5.11. Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của một số yếu tố khi chọn mua điện thoại cảm
ứng ..................................................................................................................................31
Hình 5.12. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lịng với một số tiêu chí của điện thoại cảm ứng mà đáp
viên đang sử dụng ...........................................................................................................32

vii


TĨM TẮT
Trong mỗi con ngƣời chúng ta ln tồn tại những nhu cầu về vật chất và tinh thần nhất
định. Những nhu cầu ấy thay đổi dần theo thời gian và môi trƣờng sinh sống thay đổi. Ban đầu
chỉ đơn giản là nhu cầu sinh lý bình thƣờng (ăn uống, học tập, sinh hoạt,…), do sự nâng cao, cải
thiện chất lƣợng và mức sống nên xuất hiện nhu cầu an tồn. Bên cạnh đó do đời sống cao cấp
hơn con ngƣời cịn muốn giúp đỡ những ngƣời khác có hồn cảnh khó khăn hơn mình (nhu cầu
xã hội). Nhu cầu đƣợc tôn trọng và tự thể hiện là 2 mức nhu cầu cao nhất của mỗi con ngƣời. Và
để có nhu cầu này thì đời sống vật chất và tinh thần phải thật sự đầy đủ, hoàn thiện.
Nhu cầu tiêu dùng nằm ở mức nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, do sự tiến bộ của xã hội mà
nhu cầu này xen lẫn với nhu cầu khác. Cụ thể mà nói thì với các loại điện thoại di động, ban đầu
ngƣời ta chỉ cần 1 chiếc điện thoại để liên lạc, sau đó điện thoại phải có tính năng giải trí (game,
chụp ảnh,…). Khi mức sống càng đƣợc nâng cao thì ngƣời ta cần 1 chiếc điện thoại mới nhất,
kiểu dáng đẹp, độc nhất, sang trọng để thể hiện mình là ngƣời sang trọng, quý phái,… Xuất phát
từ các vấn đề trên cho thấy nhu cầu sử dụng điện thoại cũng là một vấn đề đáng nghiên cứu. Với
những xu thế mới từ điện thoại cảm ứng tạo ra, giới trẻ Long Xuyên cũng hăng hái và muốn sở
hữu một chiếc điện thoại cảm ứng chất lƣợng, tính năng nhiều, giải trí tốt. Xuất phát từ đó, tơi đã

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ
khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên”.
Đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng của giới trẻ (tuổi từ 16 đến 27) cƣ ngụ trên địa bàn
các phƣờng Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long, Đông Xuyên, Mỹ Xuyên của thành phố Long
Xuyên (Trung tâm thành phố) trong khoảng thời gian từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2013.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long
Xun có sự đa dạng về nhiều tiêu chí, có sự khác biệt về nhiều yếu tố trong hành vi tiêu dung
điện thoại di động cảm ứng. Cụ thể thƣơng hiệu chủ yếu sử dụng của giới trẻ Long Xuyên là
Nokia, SAMSUNG và các dòng điện thoại giá rẻ của các nhà sản xuất khác.
Hành vi tiêu dùng điện thoại của giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên chịu
tác động nhiều từ bản thân họ. Nguồn tìm kiếm thông tin chủ yếu của họ trƣớc khi mua điện
thoại cảm ứng để sử dụng là từ ngƣời thân và báo chí, internet. Giới trẻ khu vực này quan tâm
nhiều đến chất lƣợng sản phầm, giá và thƣơng hiệu, đặc biệt là nơi xuất xứ, nguồn gốc của sản
phẩm. Qua quá trình sử dụng điện thoại di động cảm ứng, đáp viên của đề tài nghiên cứu rất hài
lòng với tốc độ truy cập web của chiếc điện thoại đang sử dụng. Cịn về các yếu tố khác thì
tƣơng đối chấp nhận đƣợc (hài lòng).
Giữa các yếu tố nhân khẩu học (nhóm tuổi, giới tính, nhóm thu nhập) có quan hệ với các
biến nhân tố (giá mua điện thoại, các yếu tố tác động mạnh đến việc chọn mua điện thoại di động
cảm ứng). Cụ thể là giữa giới tính và nhóm tuổi, thu nhập có sự khác biệt với nhau về tiêu chí tác
động mạnh nhất đến việc chọn mua điện thoại cảm ứng,…
Thông qua kết quả nghiên cứu, cá đƣa ra tôi đã một số kiến nghị cho các và các nhà sản
xuất, cửa hàng, đại lý kinh doanh điện thoại di động cảm ứng tại khu vực Trung tâm Thành phố
Long Xuyên những thông tin về hành vi tiêu dùng cũng nhƣ nhân tố nào tác động mạnh nhất đến
hành vi mua để họ có chiến lƣợc sản xuất, phân phối và kinh doanh phù hợp với đặc điểm, thói
quen tiêu dùng của khách hàng Long Xuyên nói chung và giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố
Long Xuyên nói riêng.

viii



Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Theo Maslow, trong mỗi con người đều tồn tại những nhu cầu từ thấp đến cao (sinh lý,
an toàn, xã hội, được tôn trọng, tự khẳng thể hiện). Nhu cầu càng được yêu cầu cao hơn
khi đời sống vật chất của con người càng được nâng cao, cải thiện.
Cuộc sống ngày nay càng hiện đại với tất cả mọi người, đặc biệt là khu vực thành thị.
Nhu cầu sử dụng điện thoại ngày nay rất phổ biến đến mực hầu như mọi người đều sở
hữu cho mình ít nhất một chiếc điện thoại để phục vụ cho việc liên lạc hay giải trí....Với
sự xuất hiện của dịng điện thoại cảm ứng vào những năm 2010 (một xu hướng mới
đang “nổi cộm” hiện nay), thì hầu như ai cũng muốn chọn mua cho mình một chiếc điện
thoại di động cảm ứng để thể hiện sự cá tính, phong cách, sành điệu hay để thõa mãn
nhu cầu giải trí.
Thành phố Long Xuyên là thành phố trực thuộc tỉnh của An Giang đồng thời là một
Trung Tâm hành chính quan trọng của An Giang về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị
và đời sống xã hội. Theo số liệu thống kê vào tháng 05/2012, Long Xun có tổng diện
tích khoảng 106,87 km2 với số dân xấp xỉ 360.000 người1. Trong đó dân số tập trung
chủ yếu ở khu vực Trung tâm Thành phố khoảng 40% dân số.
Các cửa hàng bán điện thoại ở Long Xuyên kể riêng khu vực Phường Mỹ Xuyên đã đến
hơn 12 cửa hàng lớn nhỏ, ngồi ra cịn có các Trung tâm điện may, siêu thị,...bày bán
các mặt hàng điện thoại đặc biệt là dòng điện thoại cảm ứng. Qua đó cho thấy cường độ
tranh tranh là khá gay gắt giữa các cửa hàng và trung tâm, siêu thị,...
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì khách hàng càng trở nên khó tính trong
hành vi tiêu dùng cá nhân đặc biệt là giới trẻ. Theo Philip Kotler thì quá trình quyết
định mua hàng sẽ chịu tác động của một số nguyên nhân bên ngoài như: thương hiệu,
chất lượng sản phẩm, thái độ nhân viên,...
Từ đó cho thấy, trong việc kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm điện thoại di
động cảm ứng trên địa bàn Long Xuyên, đặc biệt là khu vực Trung tâm Thành phố sẽ

trở nên thuận lợi, nhanh chóng và đơn giản nếu nắm bắt được đặc điểm về hành vi mua
điện thoại cảm ứng cũng như các nhân tố chủ yếu tác động đến việc chọn mua của
khách hàng trẻ. Thông qua những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm
Thành phố Long Xuyên” là rất quan trọng và cấp thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung: Mô tả đặc điểm hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của
giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên – An Giang.
 Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu được đặc điểm về hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của
giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn mua điện thoại cảm ứng của giới
trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên.

1

Thông tin về dân số Long Xuyên. Chi cục dân số - KHHGĐ An Giang. Đọc từ: />Đọc ngày 20/03/2013.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 1


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tiến hành thơng qua nghiên cứu định tính và định lượng gồm 2
bước nghiên cứu: [1] Nghiên cứu khám phá (khảo sát chun sâu); [2] Nghiên cứu
chính thức (thơng qua bản câu hỏi phỏng vấn):

1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu bằng cách phát phiếu khảo sát để phỏng vấn
trực tiếp các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn Trung tâm Thành phố Long Xuyên.
Cỡ mẫu dự kiến: 180 mẫu.
1.3.2 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng tỷ lệ để kết quả được khách quan và mang
tính đại diện cho tổng thể hơn.
1.3.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định
tương quan và một số cơng cụ phân tích khác của phần mềm SPSS.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Cung cấp thông tin quan trọng về hành vi tiêu dùng điện thoại cảm ứng của giới trẻ
khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên cho các nhà phân phối, cửa hàng, đại lý
kinh doanh điện thoại nói chung và điện thoại cảm ứng nói riêng tại khu vực Trung tâm
Thành phố Long Xuyên để họ có chiến lược kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu khách hàng là giới trẻ sau khi đã xác định được:
- Đặc điểm về hành vi tiêu dùng điện thoại cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung
tâm Thành phố Long Xuyên.
- Xác định được tác nhân ảnh hưởng đến việc mua điện thoại cảm ứng của giới trẻ
Trung tâm Long Xuyên.
1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm một số vấn đề trọng tâm:
Chương 1: Tổng quan: Giới thiệu những nét chung nhất, khái quát nhất về đề tài nghiên
cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày những lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
hành vi tiêu dùng (tác nhân ảnh hưởng đến việc mua điện thoại cảm ứng).
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: đây là phần trình bày về cách thức tiến hành
nghiên cứu từ đó cho thấy đề tài được nghiên cứu cụ thể như thế nào.
Chương 4: Giới thiệu về điện thoại cảm ứng: cung cấp cho người đọc những thông tin
liên quan đến các dòng điện thoại cảm ứng của một số nhà sản xuất lớn.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Trình bày những kết quả của đề tài nghiên cứu thơng
qua việc tổng hợp, phân tích thơng tin của đáp viên cung cấp trong phiếu khảo sát.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: thơng qua việc phân tích, đánh giá, xử lý số liệu và
nhận xét về kết quả nghiên cứu, rút ra được những kết luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị từ việc phân tích nhân tố để các đại lý, cửa
hàng, nhà phân phối điện thoại cảm ứng tại khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên
để có chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 2


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 đã trình bày những đặc điểm chung nhất về đề tài nghiên cứu. Trong
chương 2 này sẽ giới thiệu những cơ sở của đề tài nghiện cứu: [1]: Cơ sở lý thuyết; [2]:
Mơ hình nghiên cứu:
2.1 Định nghĩa hành vi ngƣời tiêu dùng2
 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do
quá trình sản xuất tạo ra. Người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc
một nhóm người.
 Thị trường người tiêu dùng:
Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và các
nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn
nhu cầu cá nhân.

 Hành vi mua của người tiêu dùng:
Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ
ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của họ.
Các kích tố

Hộp đen ý thức

Marketing

Môi trường

Đặc
của
mua

 Sản phẩm

 Kinh tế

 Văn hóa

 Nhận thức vấn đề

 Chọn sản phẩm

 Giá cả

Cơng nghệ


 Xã hội

 Tìm kiếm thơng tin

 Chọn nhãn hiệu

 Phân phối  Chính trị

 Cá nhân

 Chiêu thị

 Tâm lý

 Đánh giá các giải  Chọn nơi mua
pháp
 Chọn lúc mua
 Quyết định mua
 Số lượng mua
 Thái độ sau khi mua

 Văn hóa

Đáp ứng
điểm
Q trình quyết định ngƣời mua
người
mua

của


Hình 2.1: Mơ hình chi tiết hành vi người tiêu dùng3

2

Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

3

Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 3


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

2.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng4
Văn hóa

Xã hội

Cá nhân

 Nền văn hóa

 Nhóm tham khảo


 Nhánh văn hóa

 Gia đình

 Địa vị xã hội

 Vai trò và địa vị

 Tuổi tác và chu kỳ  Động cơ
sống gia đình
 Tri giác
 Nghề nghiệp
 Lĩnh hội
 Hoàn cảnh kinh tế
 Niềm tin và thái
 Kiểu nhân cách và độ
cái tơi

Tâm lý

 Lối sống

NGƯỜI MUA
Hình 2.2: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình khơng phải ở trong chân
khơng mà chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố: văn hóa, cá nhân, tâm lý, xã hội. phần lớn
các nhân tố này không chịu sự kiểm soát của marketing. Nhiệm vụ của marketing là
nghiên cứu và theo dõi chúng nhằm nắm bắt các đặc tính trong hành vi của người tiêu
dùng.
2.2.1 Yếu tố văn hóa

 Văn hóa
Văn hóa là một hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán của
cộng đồng. Văn hóa được hình thành và tiến triển qua nhiều thế hệ và được tiếp thu từ
cuộc sống xung quanh.
Văn hóa là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến hành vi của người tiêu dùng.
 Nhánh văn hóa
Bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ hơn hay
nhánh văn hóa đem lại cho các thành viên của mình khả năng hịa đồng và giao tiếp cụ
thể hơn với những người giống mình.

4

Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 4


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

 Địa vị xã hội
Hầu như trong mọi xã hội đều tồn tại những giai tầng xã hội khác nhau.
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được
sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và
hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. Những người chung một giai tầng có
khuynh hướng xử sự giống nhau. Con người chiếm địa vị cao hơn hay thấp hơn trong xã
hội tùy thuộc vào chỗ họ thuộc giai tầng nào.
Giai tầng xã hội được xác định không phải căn cứ vào một sự biến đổi nào đó mà

là dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, định hướng giá trị và những
đặc trưng khác của những người thuộc giai tầng đó.
Các cá thể có thể chuyển sang giai tầng cao hơn hay bị tụt xuống một trong những
giai tầng thấp hơn.
Các giai tầng xã hội đều có những đặc trưng về sở thích rõ rệt đối với hàng hóa và
nhãn hiệu,…
2.2.2 Yếu tố xã hội5
 Nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo là những nhóm mà một cá nhân xem xét (như một sự tham khảo)
khi hình thành thái độ và quan điểm của bản thân mình.
Nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thái độ và hành vi
của người tiêu dùng.
Nhóm tham khảo có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên bao gồm: gia đình, bạn
thân, đồng nghiệp,…
Nhóm tham khảo ít thường xun hơn bao gồm: hiệp hội ngành nghề, những tổ
chức mang tính chất hiệp hội – tơn giáo,…
Ảnh hưởng của nhóm xã hội tới hành vi mua của một cá nhân thường thông qua dư
luận xã hội. những ý kiến, quan niệm của những người trong nhóm đánh giá về sản
phẩm, dịch vụ,… luôn là những thông tin tham khảo đối với quyết định của cá nhân.
 Gia đình
Gia đình là tổ chức tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội. Các thành viên trong
gia đình ln có ảnh hưởng sâu sắc tới quyết định sắm của người tiêu dùng. Những vấn
đề cần quan tâm khi nghiên cứu gia đình: kiểu hộ gia đình, quy mơ hộ gia đình (ảnh
hưởng tới quy mơ, tần suất mua sắm,..), thu nhập gia đình, vai trị ảnh hưởng của các
thành viên trong gia đình (chồng, vợ, con cái,…) đối với việc quyết định mua.
 Vai trị và địa vị
Cá nhân thường thuộc nhiều nhóm trong xã hội khác nhau. Vai trò và địa vị của cá
nhân quyết định vị trí của họ trong mỗi nhóm.

5


Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình marketing căn bản. Hà Nội. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 5


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

Vai trò bao hàm những hoạt động mà cá nhân cho là phải thực hiện để hịa nhập
vào nhóm xã hội mà họ tham gia. Mỗi vai trò kèm theo một địa vị, phản ánh sự kính
trọng của xã hội giành cho vai trị đó.
Địa vị liên quan đến sự sắp xếp cho cá nhân mình về mức độ sự đánh giá của xã
hội.
Người tiêu dùng thường dành sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phản ánh vai trị, địa
vị xã hội.
2.2.3 Yếu tố cá nhân
 Tuổi tác và chu kỳ sống gia đình
Cùng với tuổi tác cũng diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danh mục những
mặt hàng và dịch vụ được mua sắm. con người có cách thức chọn lựa, thẩm định, nhu
cầu,…khác nhau ở độ tuổi khác nhau.
Chu kỳ đời sống gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều với khối lượng mua, kích cỡ,
cơng suất sản phẩm,…
 Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được
chọn mua.
Ví dụ: sinh viên có nhu cầu về quần áo, du lịch phù hợp với mình. Giám đốc của một
cơng ty có nhu cầu về quần áo đắt tiền, du lịch nước ngoài…

Người tiêu dùng có khuynh hướng tiêu dùng các sản phẩm phục vụ cho nghề
nghiệp của mình. Nghề nghiệp khác nhau thì có những nhu cầu khác nhau.
Hồn cảnh kinh tế của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hóa
của họ. nó được xác định căn cứ vào phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm và phần có
và những quan điểm chi đối lập với tích lũy.
 Kiểu nhân cách và cái tôi
Kiểu nhân cách là một hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản
ứng đáp lại môi trường xung quanh theo một trình tự tương đối và ổn định.
Mỗi người có một kiểu nhân cách đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của
người đó.
 Lối sống
Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được
thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó.
Những người thuộc cùng một nhánh văn hóa, cùng một giai tầng xã hội và thậm
chí cùng nghề nghiệp có thể có lối sống hoàn toàn khác nhau.
2.2.4 Yếu tố tâm lý

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 6


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

 Động cơ
Động cơ là nhu cầu của con người trở nên khẩn thiết, căng thẳng đến độ buộc
người ta phải thỏa mãn nó. Nói cách khác, nhu cầu được khơi gợi hay đánh thức đạt đến
trình độ đủ căng thẳng thúc đẩy con người tìm sản phẩm để thỏa mãn sẽ trở thành động
cơ.


Nhu cầu
tự thể hiện
Nhu cầu đƣợc tơn trọng

Nhu cầu xã hội

Nhu cầu an tồn

Nhu cầu sinh học

Hình 2.3: Lý thuyết động cơ (nhu cầu căn bản) của Abraham Maslow
 Tri giác
Tri giác là quá trình các cá nhân lựa chọn, sắp xếp thông tin nhằm tạo ra một bức
tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức của người tiêu dùng không chỉ phụ
thuộc vào những kích tố của mơi trường vật chất mà còn phụ thuộc vào tâm trạng và
định kiến chủ quan của mỗi cá nhân.
Cùng một thực tế kích thích nhưng nhận thức của các cá nhân có thể khác nhau.
Tri giác có 3 đặc điểm:
- Tri giác có chọn lọc.
- Sự bóp méo có chọn lọc
- Sự lưu giữ có chọn lọc.
 Lĩnh hội
Lĩnh hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của cá thể dưới ảnh
hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được. Hành vi của con người chủ yếu do tự mình
tiếp nhận được.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 7



Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

 Niềm tin và thái độ
Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri
thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do
chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có.
Thái độ của con người giúp họ thể hiện ở tình cảm thích hay khơng thích, nên tiếp
cận sản phẩm để mua hay tránh xa sản phẩm,…
2.3 Quá trình đi đến quyết định mua của ngƣời tiêu dùng6

Nhận thức
Nhận
thức

Tìm kiếm
kiếm
Tìm

nhu cầu
nhu
cầu

thơng tin
thơng
tin


Đánh giá
Đánh
giá
các
lựa chọn
chọn
lựa

Quyết
định
Quyết
định
mua
mua

Hành vi
sau mua
sau
mua

Hình 2.4: Quy trình đi đến một quyết định mua hàng

Ý nghĩa: Sơ đồ trên cho thấy quá trình mua sắm được bắt đầu khá lâu trước khi việc
mua thực sự diễn ra và còn kéo dài sau mua.
Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng trải qua 5 giai đoạn: nhận thức
nhu cầu, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua và hành vi sau mua.
Các giai đoạn trong quá trình quyết định mua hàng khơng mang tính bắt buộc.
Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể khơng thực hiện các giai đoạn 1-2-3-5,
nhưng giai đoạn 4 là nhất định phải có.
2.3.1 Nhận thức nhu cầu

Đây là bước đầu tiên trong quá trình đi đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Nhu cầu có thể được nhận biết bằng hai cách:
Một là, do những nguyên nhân tâm sinh lý bên trong con người quy định. Nhu cầu
sẽ xuất hiện nếu người tiêu dùng nhận biết có sự khác biệt hoặc chênh lệch giữa tình
trạng hiện tại và tình trạng lý tưởng. Nếu nhu cầu phát triển đủ mạnh sẽ trở thành thơi
thúc.
Hai là, nhu cầu được hình thành do tác động bởi các kích tố ngoại cảnh như tác
động của quảng cáo, hậu mãi hay những yếu tố khác.
2.3.2 Tìm kiếm thông tin
Nếu nhu cầu con người chưa đủ mạnh thì chưa thúc đẩy con người tìm kiếm thơng
tin và ngược lại nếu có cường độ đủ mạnh sẽ trở thành một thơi thúc thúc đẩy người ta
tìm kiếm thơng tin.
Các nguồn thông tin chủ yếu:
6

Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 8


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

- Nguồn thông tin cá nhân: bạn bè, gia đình,…
- Nguồn thơng tin thương mại: thơng tin từ quảng cáo, nhân viên bán hàng,…
- Nguồn thông tin phổ thông: từ các cơ quan truyền thông/ nguồn thông tin công cộng:
như các báo cáo người tiêu dùng…
- Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế: là thơng tin có được do người mua tiếp xúc trực

tiếp, dùng thử sản phẩm,...
2.3.3 Đánh giá các phương án lựa chọn
Đặc điểm của quá trình đánh giá:
- Người tiêu dùng xem sản phẩm là tập hợp các đặc điểm hay thuộc tính và chú ý nhiều
nhất đến thuộc tính nào gắn liền với nhu cầu của họ.
- Người tiêu dùng đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính này khác nhau: có thể
thuộc tính này nổi bật nhưng chưa chắc là thuộc tính quan trọng.
- Sự đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm thường gắn liền với niềm tin nhãn
hiệu thơng qua 3 đặc điểm của q trình nhận thức.
- Người tiêu dùng luôn luôn kết hợp tối ưu lợi ích giữa các thuộc tính, tức là nếu họ hài
hài lịng với thuộc tính quan trọng nhất thì có thể bỏ qua các khuyết, nhược điểm nhỏ
của những thuộc tính khác nhưng khi nhược điểm quá lớn, vượt qua mức chấp nhận thì
người tiêu dùng sẽ khơng mua sản phẩm.
2.3.4 Quyết định mua hàng
Sau khi đánh giá các nhãn hiệu khác nhau có thể thay thế lẫn nhau cho một sản
phẩm thì người mua hình thành ý định mua hàng. Nhưng từ ý định mua hàng đến quyết
định mua còn gặp phải những trở ngại khác từ thái độ của người khác và những yếu tố
bất ngờ ngoài dự kiến.
2.3.5 Hành vi sau khi mua hàng
Sau khi mua hàng sẽ xảy ra 2 trường hợp: hài lịng hoặc khơng hài lịng. Vấn đề
hài lịng hay khơng hài lịng chính là mối tương quan giữa sự mong đợi hay chất lượng
kỳ vọng của người mua đối với thương hiệu và hiệu quả sử dụng của thương hiệu mà
khách hàng cảm nhận được.
- Nếu hài lịng thì họ sẽ mua tiếp, mua nhiều hơn, nói những điều tốt đẹp về thương
hiệu, ít chú ý đến giá cả và giới thiệu người khác mua.
- Nếu khơng hài lịng thì có thể ngưng mua, thông báo với người khác không mua,…
Sự mong đợi của khách hàng hình thành dựa trên những thơng tin họ nhận được từ
quảng cáo, bạn bè, người bán hàng,…
2.4. Mô hình nghiên cứu


SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 9


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

Đặc điểm người mua:

Các yếu tố marketing:
- Sản phẩm

- Giới tính

- Giá cả

- Thu nhập

- Khuyến mãi

- Cá tính, hiểu biết

- Địa điểm bán xe gắn máy

- Hoàn cảnh kinh tế…

Quy trình ra quyết định mua

Nhận

thức
nhu cầu
- Thời
điểm phát
sinh nhu
cầu.
- Nguồn
thơng tin
kích thích
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin
( Báo chí,
internet,
người
thân, kinh
nghiệm
bản
thân,…)

Chọn lựa
phương
án
- Sản
phẩm
- Giá cả
- Chiêu
thị
- Địa

điểm bán

Quyết
định mua

Hành vi
sau mua

-Sản phẩm

- Hài lịng

-Giá cả

-> dùng tiếp

-Chiêu thị

- Khơng hài
lịng

-Địa điểm
bán
-Yếu tố
khác ảnh
hưởng đến
q trình
ra quyết
định


-> từ bỏ sản
phẩm

Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu

Ý nghĩa mơ hình:
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở là quá trình đi đến quyết định mua
của người tiêu dùng của Philip Kotler. Theo đó tùy theo đặc điểm khách hàng: độ tuổi,
giới tính, nghề nghiệp,...mà các yếu tố marketing có tác động khác nhau từ đó dẫn đến
những đặc điểm tiêu dùng khác nhau cho cùng một sản phẩm tiêu dùng:
Nhận thức nhu cầu: Đôi khi tại một thời điểm nhất định thì khách hàng chưa phát sinh
nhu cầu, nhưng do tác động của quá trình marketing mà nhu cầu bắt đầu phát sinh và
khách hàng thực hiện bước thứ 2.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 10


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xun

Tìm kiếm thơng tin: người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin thêm về đặc điểm, chất
lượng và những vấn đề khác có liên quan đến sản phẩm mà họ muốn mua.
Đánh giá các phương án: giữa các sản phẩm sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên người
tiêu dùng phải lựa chọn cho mình 1 phương án phù hợp đảm bào vừa thỏa mãn nhu cầu,
vừa phù hợp với một số đặc điểm khác: văn hóa, tài chính của người tiêu dùng,...Ở bước
này, người thân, bạn bè, nhân viên bán hàng có thể tác động đến suy nghĩ về sản phẩm
mà người tiêu dùng muốn mua.
Ra quyết định mua: Khi ra quyết định nghĩa là người tiêu dùng đồng ý thanh tốn để có

được sản phẩm mà họ mong muốn để thỏa mãn nhu cầu.
Hành vi sau mua: sau khi mua, khách hàng sử dụng sản phầm. Nếu cảm thấy hài lịng
khách hàng có xu hướng trung thành với sản phẩm và giới thiệu lại cho người thân, bạn
bè sử dụng. Nếu thấy khơng hài lịng, người tiêu dùng có thể khiếu nại nhà sản xuất, sử
dụng sản phẩm tương đương hay nói với người thân, bạn bè về sản phẩm đó.

Tóm tắt:
Chương 2 đã giới thiệu những lý thuyết giúp thực hiện việc nghiên cứu đề tài. Đó là
những lý thuyết về hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (quá trình ra quyết định mua
hàng) và lý thuyết về các nhu cầu của con người của Maslow. Bên cạnh đó cịn có một
số khái niệm liên quan đến marketing và các khái niệm khác có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 11


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu những cơ sở, những lý thuyết giúp thực hiện nghiên cứu
về đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại di động cảm ứng
của giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên”. Để làm rõ hơn những phương
pháp, cách thức nghiên cứu và xử lý dữ liệu đã giới thiệu sơ lược trong chương 1,
chương 3 sẽ trình bày cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu đề tài:
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Việc nghiên cứu sơ bộ khi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra những thông tin

chung nhất, khái quát nhất về những vấn đề sẽ đề cập trong bảng hỏi của nghiên cứu
chính thức (thăm dị đối tượng khảo sát).
Nội dung của bản câu hỏi nghiên cứu sơ bộ là các câu hỏi dạng tự trả lời của các đối
tượng khảo sát (N= 8), sau đó tiến hành tổng hợp thơng tin và đưa ra các vấn đề để đặt
câu hỏi trong nghiên cứu chính thức cho phù hợp. Nội dung của bản hỏi phỏng vấn
chuyên sâu sẽ được đề cập trong phụ lục.
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
Mục đích nghiên cứu chính thức là nhằm thu thập đủ dữ liệu để phân tích và giải đáp
mục đích nghiên cứu của đề tài thông qua việc phiếu khảo sát.
Nội dung của các câu hỏi dựa trên kết quả có được từ bước nghiên cứu khám phá. Bên
cạnh đó bổ sung thêm một số câu hỏi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và các câu
hỏi về nhân khẩu học của đối tượng phỏng vấn. Nội dung của phiếu khảo sát (nghiên
cứu chính thức) nằm trong phụ lục 2 của bài nghiên cứu.
3.2. Dữ liệu cần thu thập
Dữ liệu thu thập để thực hiện đề tài gồm 2 loại: [1]: Dữ liệu sơ cấp; [2]: Dữ liệu
thứ cấp:
3.2.1 Thu thập dự liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng cách tìm hiểu thơng tin về các dịng sản phẩm
điện thoại di động cảm ứng cua các nhà sản xuất lớn thông quan website chính thức của
các hãng sản xuất đó và các website chính thức của các siêu thị điện thoại như
www.thegioididong.com, www.dienmay.com, www.nguyenkim.com,...
3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát để
lấy thông tin thông qua hai bước nghiên cứu và một số tài liệu về lý thuyế hành vi tiêu
dùng trong một số giáo trình: Quản trị marketing (Philip Kotler), Marketing căn bản
(Giáo trình học của thầy Đặng Minh Toàn – Đại học An Giang),...
3.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được có hai nhóm: dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu


Trang 12


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

3.3.1. Dữ liệu định tính
Dữ liệu định tính là những thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát: giới tính,
nghề nghiệp,...Do đó, cần chia nhóm dữ liệu này thành từng nhóm nhỏ có đặc điểm
tương tự nhau. Ví dụ nghề nghiệp của đối tượng khảo sát có thể phân nhóm để phân tích
thuận tiện hơn.
3.3.2. Dữ liệu định lượng
Dữ liệu định lượng là những thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát về độ tuổi,
thu nhập trung bình tháng,...Cần mã hố lại thơng tin về độ tuổi và thu nhập trung bình
tháng của đối tượng khảo sát thành nhóm tuổi và nhóm thu nhập để việc trình bày và
nhận xét kết quả nghiên cứu được thực hiện đơn giản.
3.4. Thang đo:
3.4.1. Thang đo định danh
Câu hỏi một lựa chọn: chỉ chọn một đáp án của câu hỏi đưa ra.
Ví dụ: Nghề nghiệp của anh chị?
Cơng nhân viên chức

Học sinh THPT

Sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp

Tự kinh doanh

Nghề nghiệp khác


3.4.2. Thang đo Likert:
Đo lường mức độ hài lòng của giới trẻ khu vực Trung tâm Thành phố
Long Xuyên với chiếc điện thoại di động cảm ứng mà họ đang sử dụng:
Bảng 3.1. Thang đo Likert sử dụng nghiên cứu đề tài
Tiêu chí đánh giá

STT

Mức độ hài lịng

1

Tốc độ truy cập mạng

1

2

3

4

5

2

Tính năng giải trí (games, quay phim, chụp ảnh)

1


2

3

4

5

3

Thời lượng sử dụng pin

1

2

3

4

5

4

Kiểu dáng, mẫu mã

1

2


3

4

5

5

Độ nhạy của màn hình cảm ứng

1

2

3

4

5

1: Rất khơng hài lịng
2: Khơng hài lịng
3: Trung hịa
4: Hài lịng
5: Rất hài lịng

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 13



Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

3.5. Phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu
3.5.1. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian

Không gian nghiên cứu là khu vực Trung tâm Thành phố Long Xuyên bao gồm:
Phường Mỹ Long, Phường Mỹ Bình, Phường Mỹ Xuyên, Phường Đơng Xun và thêm
Phương Bình Khánh vì đây là khu vực có nhiều giới trẻ đồng thời là một phường khá
đông dân và mức sống cao của Thành phố Long Xuyên.


Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2013.


Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giới trẻ. Cụ thể có độ tuổi từ 16 đến 27. Do độ tuổi
này có sự đa dạng về hành vi tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng sản phẩm hiện đại như
điện thoại di động cảm ứng.
3.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp với phương pháp chọn mẫu phân
tầng tỷ lệ để kết quả nghiên cứu được khách quan và mang tính đại diện cho mẫu

nghiên cứu:
Bảng 3.2. Tỷ lệ phân tầng của mẫu nghiên cứu
STT

Số lƣợng khảo sát

Tên phƣờng

Dự kiến

Thực tế

1

Bình Khánh

35

35

2

Đơng Xuyên

40

35

3


Mỹ Bình

35

38

4

Mỹ Long

35

38

5

Mỹ Xuyên

35

33

Phân tầng dựa theo số lượng dân cư của các Phường. Có sự khác biệt giữa số lượng
khảo sát dự kiến và thực tế do quá trình phát bảng hỏi và thu thập thơng tin khó khăn về
tài chính và thời gian.


Cỡ mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu là 180 người. Do ước lượng về số lượng đối tượng khào sát nằm

trong độ tuổi 16 – 27 là nhóm học sinh trung học phổ thông (THPT), sinh viên đại học,
cao đẳng trung cấp, nhóm cơng nhân viên chức, tự kinh doanh và nghệ nghiệp tự do
khác.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 14


Tìm hiểu hành vi tiêu dùng điện thoại di động cảm ứng của giới trẻ khu vực Trung tâm thành phố
Long Xuyên

3.6. Tiến độ nghiên cứu
Bảng 3.3. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu
Nội dung thực hiện

Tuần thực hiện
1

2

3

4

5

6

7


8

9

1. Chuẩn bị đề cương
1.1. Viết đề cương sơ bộ
1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
1.3. Thiết kế bản câu hỏi (sơ bộ)
2. Nghiên cứu chính thức
2.1. Thiết kế bản hỏi chính thức
2.2. Phỏng vấn chính thức
3. Soạn báo cáo
3.1. Tập hợp dữ liệu
3.2. Nhập, mã hoá dữ liệu
3.3. Xử lý dữ liệu, viết báo cáo
3.4. Chỉnh sửa cuối cùng
Đề tài được thực hiện trong vòng 9 tuần (từ 21/01/2013 đến 24/03/2013). Nội dung
công việc cụ thể và tuần thực hiện cơng việc tương ứng được đề cập trong bảng 3.2.
Tóm tắt:
Chương 3 đã giới thiệu những đặc điểm chi tiết, cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu
của đề tài. Đó là những nội dung về phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập, xử
lý dữ liệu, các thang đo để nghiên cứu đề tài, phạm vi nghiên cứu và tiến độ nghiên cứu
đề tài.

SVTH: Nguyễn Phúc Hậu

Trang 15



×