Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Quy trình quản lý công nợ phải thu khách hàng và đánh giá các chỉ tiêu liên quan của công ty TNHH MTV xăng dầu an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC
CHỈ TIÊU LIÊN QUAN CỦA CÔNG TY
TNHH MTV XĂNG DẦU AN GIANG

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
MSSV: DTC141886
LỚP: DH15TC
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

An Giang, tháng 4 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC
CHỈ TIÊU LIÊN QUAN CỦA CÔNG TY
TNHH MTV XĂNG DẦU AN GIANG

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG
MSSV: DTC141886
LỚP: DH15TC


NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
GVHD: THs. NGUYỄN THỊ KIM ANH

An Giang, tháng 4 năm 2018


ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
1. LỊCH LÀM VIỆC .......................................................................................... 1
2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN GIANG ........ 3
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 3
2.1.1 Quá trình hình thành ................................................................................. 3
2.1.2 Quá trình phát triển ................................................................................... 4
2.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 5
2.3 Nhân sự ........................................................................................................ 5
2.4 Quy mô công ty............................................................................................ 6
2.5 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xăng dầu An
Giang ................................................................................................................. 7
2.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng ............................................................. 8
2.6.1 Thuận lợi ................................................................................................... 8
2.6.2 Khó khăn ................................................................................................... 9
2.6.3 Định hướng ............................................................................................. 10
3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CƠNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ
MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN
GIANG............................................................................................................. 10
3.1 Quy trình quản lý cơng nợ phải thu khách hàng và đánh giá hiệu quả công
nợ phải thu khách hàng của công ty ................................................................ 10
3.1.1 Quy trình quản lý cơng nợ phải thu khách hàng ..................................... 10
3.1.1.1 Kế tốn cơng nợ phải thu ..................................................................... 12
3.1.1.2 Thu tiền từ khách hàng ........................................................................ 13
3.1.1.3 Bù trừ công nợ khách hàng .................................................................. 13
3.1.2 Đánh giá hiệu quả công nợ phải thu khách hàng của công ty ................ 14

3.1.2.1 Cơ cấu khoản phải thu ......................................................................... 14
3.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường khoản phải thu ........................................................ 17
i


3.2 Môi trường làm việc tại Công ty TNHH MTV XĂNG dầu An Giang ..... 17
3.2.1 Nội quy và quy tắc .................................................................................. 17
3.2.2 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 18
3.3 Nhận xét ..................................................................................................... 19
3.3.1 Đánh giá quy trình quản lý cơng nợ phải thu khách hàng của Công ty
TNHH MTV Xăng dầu An Giang ................................................................... 19
3.3.2 Đánh giá môi trường làm việc trong Phịng Tài chính – Kế tốn........... 19
4. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG ...................................... 20
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG ....... 20
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP ...................................... 21
6.1 Những nội dung kiến thức đã được củng cố .............................................. 21
6.2 Những kỹ năng học hỏi được sau khi thực tập .......................................... 22
6.3 Những kinh nghiệm hoặc bài học thực tiễn đã tích lũy được từ phịng Tài
Chính – Kế Tốn .............................................................................................. 23
6.4 Chi tiết các kết quả công việc đã đóng góp cho Cơng ty TNHH MTV Xăng
dầu An Giang ................................................................................................... 24

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nội dung lịch làm việc ......................................................................... 1
Bảng 2: Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV
Xăng dầu An Giang ........................................................................................... 7
Bảng 3: Cơ cấu khoản phải thu của công ty .................................................... 14

Bảng 4: Sự tăng trưởng dư nợ phải thu của công ty ........................................ 15
Bảng 5: Các chỉ tiêu đo lường khoản phải thu của công ty ............................. 17
Bảng 6: Trang thiết bị trong Phịng Tài chính – Kế toán ................................ 18

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của cơng ty ........................................... 5
Hình 2: Sơ đồ thể hiện quy trình quản lý cơng nợ phải thu khách hàng của Công
ty TNHH Xăng dầu An Giang ......................................................................... 10

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

CH:

Cửa hàng;

CB, CNV:

Cán bộ, công nhân viên;

CHXD:


Cửa hàng xăng dầu;

DN:

Doanh nghiệp;

ROS:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu;

ROA:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản;

ROE:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

v


1.

LỊCH LÀM VIỆC
Bảng 1: Nội dung lịch làm việc

Tuần Ngày/tháng

2


Nội dung thực
hiện

Chủ động tìm
hiểu về đơn vị
22/1/2018 –
thực tập (tổ chức
28/1/2018
hành
chính,
nhân sự).
Báo cáo thực
trạng của Cơng
ty TNHH MTV
Xăng dầu An
Giang.

3

Được phân cơng
vào phịng Tài
chính – Kế tốn
29/1/2018 – tại cơng ty, ở bộ
4/2/2018
phận Kế Tốn
Cơng nợ, được
tiếp cận quan sát
quy trình quản
lý cơng nợ phải
thu khách hàng

và đánh giá các
chỉ tiêu liên
quan.

1

Ý kiến GVHD
13/1/2018, 8h15 tại
tầng 3 thư viện. SV
được phổ biến kế
hoạch làm việc và viết
báo cáo thực tập tốt
nghiệp

Chữ ký
GVHD


4

Thực
hiện
những cơng việc
được phân cơng
như sắp xếp hóa
đơn, đối chiếu
26/2/2018 – biên bản bù trừ
công nợ phải thu
4/3/2018
khách hàng.

Củng cố được
những kiến thức
trong khi thực
tập.

5

6

7

5/3/2018 –
11/3/2018

Học hỏi được
những kỹ năng
cá nhân, giữa
các cá nhân và
thực hành nghề
nghiệp khi thực
tập.
13/3/2018, 16h tại Bộ
môn TC-KT. SV chủ
động liên hệ GV, đến
đúng giờ, tác phong
chuẩn mực, thực tập
nghiêm túc, nắm được
phương pháp viết báo
cáo.


Tích lũy được
những
kinh
nghiệm, bài học
12/3/2018 – thực tiễn khi
18/3/2018 thực tập tại
Công ty TNHH
MTV Xăng dầu Tuy nhiên SV nên chủ
An Giang.
động trong việc báo
cáo tiến độ và gửi phần
báo cáo đã viết được.
Chi tiết các kết
quả công việc
19/3/2018 –
mà mình đã
25/3/2018
đóng góp Cơng
ty TNHH MTV
2

Nộp bản nháp đúng
quy định.
SV chủ động liên hệ
GV hẹn gặp sửa bản
nháp,
gặp
ngày



Xăng dầu An 23/3/2018, 15h tại
Giang.
phịng Bộ mơn TCKT. SV hồn thành
báo cáo, có chỉnh sửa
theo góp ý và điều
chỉnh tên đề tài cho
phù hợp.

8

Chi tiết các kết
quả công việc
mà mình đã
26/3/2018 –
đóng góp cho
1/4/2018
Cơng ty TNHH
MTV Xăng dầu
An Giang.

SV chủ động gửi lại
bản chỉnh sửa và hẹn
gặp GV, ngày gặp
7/4/2018 lúc 9h30 tại
tầng 3 thư viện. SV
đúng giờ, tác phong
chuẩn mực, hình thức
báo cáo khá tốt. Một
số nội dung cần điều
chỉnh thêm.


2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN GIANG
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Xăng dầu An
Giang.
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Petrolimex An Giang.
- Mã số thuế: 1600184590.
- Trụ sở chính: Số 1602, tổ 72, đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ
Phước, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Số điện thoại: (0296) 394-3727, (0296) 394-3563.
- Số Fax: (0296) 394-3066.
- Email:
- Website:
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.1 Q trình hình thành

Cơng ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang là doanh nghiệp (DN) 100%
vốn Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân là Công ty
Xăng dầu mỡ, được thành lập năm 1975 trực thuộc Ty Thương nghiệp tỉnh Long
Châu Hà; tháng 5 năm 1976 sát nhập với Ty Vật tư An Giang thành Công ty
Vật tư Tổng hợp An Giang, trực thuộc Tổng cục Vật tư Miền Nam; đến
01/01/1977 trực thuộc Bộ Vật Tư.

3


Thực hiện Nghị định số 338/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, công ty
được thành lập lại theo Quy định 331/QĐ-UB ngày 03/6/1994 của UBND tỉnh
An Giang về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Tháng 7/2010, công
ty được chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH MTV 100%
vốn Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam – Bộ Công thương

(nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Thủ
trưởng Chính phủ.
2.1.2

Q trình phát triển

Cơng ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang là một bộ phận hữu cơ của
lịch sử hình thành và phát triển ngành xăng dầu Việt Nam. Hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao qua các thời kỳ, tích cực, chủ
động thực hiện đổi mới cơ chế kinh doanh và tổ chức quản lý theo đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, thích ứng với quy luật phát triển của kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang đã trở thành một doanh nghiệp
lớn trên địa bàn tỉnh. Với nguồn hàng cung ứng đảm bảo chất lượng, dồi dào về
số lượng của Tập đoàn với các hãng xăng dầu nổi tiếng trên thế giới, cơng ty
xăng dầu An Giang giữ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo điều hòa cân đối
cung cầu trên thị trường, tuyệt đối không để xảy ra cơn sốt xăng dầu kể cả trong
những thời kỳ giá xăng dầu trên thế giới tăng đột biến. Đồng thời công ty luôn
thực hiện nghiêm túc cơ chế quản lý giá của tổng công ty, đảm bảo giá bán ra ở
các vùng sâu, vùng xa bằng giá bán ở đồng bằng và thành thị.
Tương lai của ngành nói chung và Cơng ty TNHH MTV Xăng dầu An
Giang nói riêng đang đặt ra nhiệm vụ to lớn là phải nhanh chóng đổi mới công
nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh
doanh để không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp trong ngành.

4


2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC


Hình 1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của công ty
2.3 NHÂN SỰ

-

Ban Giám Đốc Cơng ty
Phịng nghiệp vụ gồm có 5 phịng:
+ Phịng Tổ chức - Hành chính
+ Phịng Tài chính - Kế tốn
+ Phịng Kinh doanh
+ Phịng Kinh doanh Tổng hợp
+ Phịng Quản lý Kỹ thuật

-

Đội vận tải (thuộc phòng Kinh doanh)
01 Kho Xăng dầu Vịnh Tre
42 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) bán lẻ xăng dầu.
03 Cửa hàng (CH) chuyên doanh (CH Thiết bị xăng dầu và Sản phẩm
Petrolimex, CH Gas và Sản phẩm Petrolimex, Chi nhánh CH Gas
Petrolimex
5


-

-

Số lượng CB, CNV (Cán bộ, công nhân viên) đến ngày 31/12/2015 là
228 người

Về trình độ lao động:
+ Đại học: 47 người
+ Cao đẳng: 07 người
+ Trung cấp: 70 người
+ Công nhân kỹ thuật, sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề: 103 người
+ Chưa đào tạo: 1 người
Về cơ cấu lao động:
+ Lao động văn phịng: 40 người trong đó phục vụ 01 người.
+ Lao động trực tiếp: 188 người
+ Lao động CHXD: 153 người
+ Lao động thủ kho, kho Xăng dầu: 14 người
+ Lao động khác: 21 người

Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang không ngừng phát triển, mở
rộng quy mô và phạm vi hoạt động, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, liên tục cải
tiến, nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng.
2.4 QUY MÔ CÔNG TY

Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, khép kín từ khâu nhập, xuất,
tồn với sức chứa 2.100 m3 xăng, dầu; 02 xà lan trọng tải 770 m3 và 06 ơtơ Xitec
dung tích 69 m3 đủ năng lực vận chuyển cung cấp cho các cửa hàng xăng dầu
trực thuộc và đại lý.
Hệ thống phân phối gồm 42 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc Công
ty; 47 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong đó 45 Đại lý ký hợp đồng trực tiếp; 02
chi nhánh của đại lý có mặt ở hầu hết các trung tâm huyện, thị, thành phố đã
nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trực tiếp thuộc hệ thống Petrolimex là 89 cửa hàng,
cơ bản giúp Công ty chiếm lĩnh 30% thị phần tiêu thụ trên địa bàn tỉnh An
Giang.
Ngày nay, Công ty Xăng dầu An Giang đã và đang khẳng định vị thế của

mình trên thương trường và là một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn
trực thuộc hệ thống PETROLIMEX.

6


2.5 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV
XĂNG DẦU AN GIANG

Bảng 2: Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV
Xăng dầu An Giang
Đơn vị

2015

2016

2017

ROS

%

1,28

2,35

1,44

ROA


%

16,57

23,73

14,46

ROE

%

41,17

57,08

35,38

EBIT

Đồng

19.499.429.362

28.927.094.711

20.247.709.106

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2015; 2016; 2017)

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): Cụ thể với số liệu có
được từ báo cáo tài chính của cơng ty, vào năm 2016 cơng ty có tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu là 2,35% có nghĩa là với một đồng doanh thu công ty mang lại
0,0235 đồng lợi nhuận. Tương tự với năm 2017, hệ số doanh lợi của doanh thu
công ty là 1,44% tức là công ty thu được 0,0144 đồng lợi nhuận từ một đồng
doanh thu. Ở hai năm 2016, 2017 công ty đều kinh doanh có lãi vì tỷ suất đều
dương. Tuy nhiên, khi so sánh hai hệ số của năm 2016 và năm 2017, có thể thấy
so với năm 2016, năm 2017 có ROS thấp hơn. Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ lợi
nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi, doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp
giảm các khoản chi phí.
Chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA): Qua số liệu của báo
cáo tài chính của cơng ty, năm 2016 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công
ty là 23,73% nghĩa là với một đồng vốn kinh doanh, cơng ty có được 0,2373
đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2017 là
14,46% tức công ty thu về 0,1446 đồng lợi nhuận với một đồng vốn kinh doanh.
Qua hai hệ số tính được có thể thấy, ROA năm 2016 cũng cao hơn so với năm
2017.
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này càng
cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả. Dựa vào số
liệu có được của cơng ty, có thể thấy với một đồng vốn chủ sở hữu thu được
0,5708 đồng lợi nhuận ở năm 2016, còn ở năm 2017 là 0,3538 đồng lợi nhuận.
Với chỉ tiêu này, năm 2017 cũng có tỷ suất thấp hơn so với năm 2016.
Qua 3 chỉ tiêu tính được từ báo cáo tài chính của cơng ty, có thể thấy ở
năm 2017 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2016. Cụ thể là ở
các chỉ số ROS, ROA, ROE của công ty năm 2016 đều cao hơn năm 2017. Tuy

7


nhiên, công ty vẫn đảm bảo doanh thu về lợi nhuận vì các chỉ tiêu đều cho ra

kết quả lớn hơn 0.
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): Theo báo cáo tài
chính của cơng ty, từ năm 2015 đến năm 2016 EBIT tăng thêm 9.427.665.349
đồng, chứng tỏ cơng ty kinh doanh có hiệu quả trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến năm 2016. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2017 thì chỉ tiêu này của
cơng ty lại giảm 8.679.385.605 đồng, do nhiều yếu tố tác động trong thị trường
xăng dầu, vị thế của Petrolimex bị ảnh hưởng nên con số này bị sụt giảm, mặc
dù vậy công ty vẫn đảm bảo thu về lợi nhuận trong năm 2017.
2.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
2.6.1 Thuận lợi

Trong năm qua, với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng ủy, chính quyền
cùng với sự nỗ lực, cố gắng của CB, CNV lao động tồn cơng ty, sự ủng hộ,
giúp đỡ có hiệu quả của chính quyền địa phương, của các cơ quan chức năng và
sự chỉ đạo thường xuyên kịp thời của Đảng bộ khối Doanh nghiệp, đã góp phần
quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Kết quả đó đã tạo ra nền tảng vững chắc, nâng cao uy tín, vị thế của Petrolimex
An Giang, tạo sự ổn định chính trị và giữ vững trật tự an toàn, an ninh xã hội.
Có được ưu thế về vị trí địa lý, các CHXD trực thuộc công ty đều nằm
trên những con đường mặt tiền ngã ba, ngã tư, Quốc lộ lớn… đã tạo nên sự
thuận tiện chokhách hàng khi có nhu cầu mua hàng. Và hằng năm, công ty xây
dựng thêm CHXD bán lẻ, thuê thêm các cửa hàng khác để mở rộng vi mơ kinh
doanh. Từ đó, làm cho doanh thu của công ty ngày một tăng dần.
Hệ thống cơ sở vật chất: Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại,
khép kín từ khâu nhập, xuất, tồn với sức chứa 3.000 m3 xăng, dầu; 02 xà lan
trọng tải 770 m3 và 04 ơtơ Xitec dung tích 37 m3 đủ năng lực vận chuyển cung
cấp cho các cửa hàng xăng dầu trực thuộc và đại lý.
Chất lượng sản phẩm của Petrolimex đã được đóng đinh bằng giá trị
của thương hiệu, tạo niềm tin nơi khách hàng. Đó là thế mạnh vượt trội không
thể phủ nhận. Vấn đề của mỗi Công ty, trên mỗi địa bàn là đề ra những chiến

lược cụ thể, phù hợp với tình hình của địa phương nhằm phát triển dịch vụ, tạo
sự thoải mái, thuận tiện cho khách hàng, từ “vừa lòng” khi đi thì sẽ “vui lịng”
tìm đến những lần sau.
Petrolimex An Giang chính thức triển khai bán hàng phục vụ 24/24 tại
06 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) trực thuộc Công ty. Việc bán hàng phục vụ
24/24 tại 06 CHXD, ngoài phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, cịn góp phần tăng thu
nhập cho người lao động; nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, đảm
bảo hoàn thành tốt kế hoạch bán lẻ 2017.
8


Từ 01/8/2017, Petrolimex An Giang áp dụng quy trình bán hàng 5 bước;
mở cổng POS chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM của 41 Ngân hàng liên kết
thông qua Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) tại hệ thống
CHXD Petrolimex theo quy định thống nhất của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
Tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế thương hiệu Petrolimex trên thị trường.
2.6.2 Khó khăn

Với sự cạnh tranh khá gay gắt của thị trường và sự biến động về giá cả
xăng dầu trong nước cũng như thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động
kinh doanh của cơng ty gặp nhiều khó khăn, vừa phải thực hiện nhiệm vụ bình
ổn thị trường, vừa đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được
giao,… An Giang là tỉnh trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long cả về quy
mô dân số lẫn quy mô kinh tế. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu rất
lớn, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 340 triệu lít xăng dầu các loại. Nếu
như trước đây, Petrolimex An Giang là doanh nghiệp (DN) đầu mối cung cấp
xăng dầu chính thì hiện nay An Giang có tới 7 DN đầu mối, 12 DN là thương
nhân phân phối xăng dầu (7 DN trong tỉnh, 5 DN ngoài tỉnh). Hiện nay, thị phần
của Petrolimex tại An Giang chỉ chiếm khoảng 28%.
Với số lượng cửa hàng lớn, nhiều doanh nghiệp tham gia, thị trường xăng

dầu An Giang cạnh tranh hết sức gay gắt, thậm chí, đã xuất hiện tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh. Hiện tượng nguồn hàng của đầu mối này thông qua
thương nhân phân phối/tổng đại lý đưa vào hệ thống của đầu mối khác xảy ra
thường xuyên, điều này vừa làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, vừa làm
xáo trộn hệ thống kênh phân phối và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người
tiêu dùng. Một số đầu mối, doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia thị trường nhưng
không thực hiện nghĩa vụ thuế tại An Giang (thuế bảo vệ môi trường là khoản
nộp lớn). Đặc biệt, trong giai đoạn giá xăng dầu có biến động lớn, nhiều doanh
nghiệp đầu mối giảm nguồn cung ra thị trường, tạo áp lực về nguồn hàng đối
với Petrolimex An Giang.
Hoạt động buôn lậu, xăng dầu không rõ nguồn gốc xâm nhập vào thị
trường An Giang cũng rất phức tạp, khó kiểm sốt. Một số cửa hàng xăng dầu
do hám lời đã nhập hàng trôi nổi về bán dẫn đến chất lượng không đảm bảo, gây
ảnh hưởng không nhỏ tới phương tiện sử dụng.
Một số đầu mối kinh doanh xăng dầu chi trả thù lao rất cao đến mức bất
hợp lý cho đại lý (vượt cả trần chi phí định mức do liên Bộ Tài chính – Cơng
Thương quy định), để cạnh tranh khơng bình đẳng, giành giật khách hàng. Thậm
chí, đã xuất hiện dấu hiệu gian lận thương mại qua hóa đơn chứng từ. Theo đó,
xăng dầu vận chuyển trên đường thì có hóa đơn, nhưng khi đến cửa hàng, hóa
đơn được quay vịng trở lại, hợp thức hóa cho lô hàng khác nhằm trốn thuế.

9


2.6.3 Định hướng

Phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả trên cơ sở làm sâu sắc hơn tính
tiên phong và bản sắc Petrolimex để đạt các chỉ tiêu đề ra trong từng lĩnh vực;
trên cơ sở bảo đảm an toàn tuyệt đối, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và tự động hóa nhằm gia tăng mức độ an tồn toàn diện và gia tăng năng suất

lao động ở cả lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực kinh doanh các hàng hóa/dịch vụ mang
thương hiệu Petrolimex.
Tiếp tục tái cấu trúc theo Quyết định 828 của Thủ tướng Chính phủ, trong
đó có việc giảm vốn Nhà nước xuống còn 51% theo Quyết định số 1232.
Góp phần hồn thành nhiệm vụ chung của tập đoàn Petrolimex trong năm
2018, Petrolimex An Giang đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ lên hàng
đầu. Với quan điểm đó, cơng ty khơng ngừng đầu tư hiện đại hóa hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cửa hàng để tăng thị
phần, nâng cao khả năng cạnh tranh; phát triển nguồn nhân lực và áp dụng các
tiêu chuẩn tiên tiến, công nghệ thông tin để quản trị rủi ro, nâng cao năng suất
và gia tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Petrolimex An Giang đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, thực hiện
nghiêm ngặt quy trình kiểm sốt chất lượng, số lượng hàng hóa trước khi cung
ứng cho hệ thống phân phối tiêu thụ ra thị trường (từ khâu tiếp nhận, bảo quản,
trung chuyển, cung ứng, tiêu thụ…). Mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu của
công ty đều được trang bị hệ thống cột bơm hiện đại bảo đảm đúng số lượng,
chất lượng và giảm thiểu hao hụt khi cung cấp trực tiếp đến tận tay người tiêu
dùng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CƠNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI
TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CƠNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN
GIANG
3.1 QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
3.1.1 Quy trình quản lý cơng nợ phải thu khách hàng

Quản lý khách
hàng

Kế tốn cơng
nợ phải thu


Thu tiền từ
khách hàng

Bù trừ cơng nợ
khách hàng

Hình 2: Sơ đồ thể hiện quy trình quản lý công nợ phải thu khách hàng của
Công ty TNHH Xăng dầu An Giang

10


Quản lý khách hàng

Bước 1 : Cập nhật khách hàng
Các bộ phận có nhu cầu cập nhật khách hàng sẽ làm yêu cầu cập nhật
khách hàng gửi cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý danh mục khách hàng
trong hệ thống.
Bước 2: Phân tích yêu cầu của khách hàng
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng phân tích yêu cầu là thêm
mới hay sửa đổi:
+ Đối với yêu cầu thêm mới thì thực hiện kiểm tra thơng tin của
khách hàng
+ Đối với nhu cầu sửa thì thực hiện kiểm tra thông tin của khách
hàng trong hệ thống
Bước 3: Kiểm tra thông tin của khách hàng
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng kiểm tra xem khách hàng
trong danh mục đối tượng (khách hàng) có giao dịch với cơng ty trước đó hay
khơng.

+ Nếu khách hàng đã có giao dịch với cơng ty trước đó thì thơng
báo cho các phòng, ban yêu cầu cập nhật khách hàng
+ Nếu Khách hàng chưa có giao dịch với cơng ty trước đó thì bộ
phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng tạo khách hàng mới
trong danh mục đối tượng (khách hàng) trên hệ thống của công ty
Bước 4: Tạo mới nhà cung cấp
Cập nhật thông tin khách hàng mới vào hệ thống thông tin khách hàng
của công ty.
Bước 5: Trả lời mã cho các phòng, ban yêu cầu
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng thông báo mã khách
hàng đã tồn tại cho bộ phận có nhu cầu cập nhật khách hàng.
Bước 6: Kiểm tra thông tin của khách hàng trong hệ thống
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng kiểm tra thông tin, dữ
liệu về khách hàng trong danh mục đối tượng (khách hàng) đã phát sinh giao
dịch với cơng ty.
Bước 7: Phân tích sự thay đổi khi cập nhật
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng đối chiếu thông tin, dữ
liệu về khách hàng trong danh mục đối tượng (khách hàng) đã phát sinh giao
dịch với công ty để tiến hành phân tích xem sự sửa đổi khách hàng có ảnh hưởng
đến hệ thống, có khả năng thực hiện việc sửa đổi khi cập nhật hay khơng
+ Nếu có ảnh hưởng thì thực hiện cập nhật thơng tin của khách hàng
vào hệ thống

11


+ Nếu khơng ảnh hưởng thì trả lời mã khách hàng cho các bộ phận
có nhu cầu cập nhật khách hàng
Bước 8: Cập nhật thông tin của khách hàng vào hệ thống
Bộ phận phụ trách quản lý hệ thống khách hàng tiến hành cập nhật thông

tin của khách hàng vào danh mục đối tượng (khách hàng) trên hệ thống của cơng
ty.
3.1.1.1 Kế tốn cơng nợ phải thu

Bước 1: Đề nghị ghi nhận cơng nợ
Bộ phận, đơn vị có phát sinh công nợ làm yêu cầu đề nghị ghi nhận với
Kế tốn cơng nợ.
Bước 2: Kiểm tra đề nghị ghi nhận cơng nợ của bộ phận, đơn vị có phát
sinh cơng nợ
Kế tốn cơng nợ kiểm tra trên hệ thống xem khách hàng có đủ điều kiện
để mua hàng cơng nợ hay không, giao dịch do bên bán hàng lập trên hệ thống
đã đúng chưa
+ Nếu giao dịch do bên bán hàng lập trên hệ thống khơng đúng thì
kế tốn cơng nợ phải thông báo cho đơn vị, bộ phận đề nghị ghi
nhận công nợ
+ Nếu giao dịch do bên bán hàng lập trên hệ thống đúng thì kế tốn
cơng nợ kiểm tra khách hàng có khoản phải trả trước hay không
Bước 3: Thông báo cho đơn vị, bộ phận đề nghị
Khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ gốc chưa hợp lệ, kế tốn cơng nợ có trách
nhiệm báo với bộ phận, đơn vị đã yêu cầu ghi nhận để xem xét và giải quyết.
Bước 4: Kiểm tra khách hàng có khoản phải trả trước hay khơng
Kế tốn cơng nợ kiểm tra xem khách hàng có khoản phải trả trước hay
khơng (hóa đơn, báo có, phiếu kế tốn,…)
+ Nếu khách hàng có khoản trả trước cho cơng ty thì kế tốn công
nợ chọn chứng từ phù hợp đề thực hiện việc thanh tốn cho
khách hàng.
+ Nếu khách hàng khơng có khoản trả trước cho cơng ty thì kế tốn
cơng nợ theo dõi công nợ phải thu khách hàng.
Bước 5: Chọn chứng từ thanh tốn
Kế tốn cơng nợ xác định chứng từ trả trước của khách hàng cho từng

giao dịch của khách hàng với cơng ty (hóa đơn, báo có, phiếu kế tốn,…).
Bước 6: Theo dõi cơng nợ khách hàng
Kế tốn cơng nợ theo dõi công nợ từng khách hàng phát sinh hàng ngày
trên hệ thống của công ty.

12


3.1.1.2 Thu tiền từ khách hàng

Bước 1: Thông báo nộp tiền đến những khách hàng của cơng ty đang
có cơng nợ phải thu
Bộ phận, đơn vị có nhu cầu nộp tiền thơng báo thu tiền cho kế tốn cơng
nợ.
Bước 2: Lập giao dịch thu tiền
Kế tốn cơng nợ tiến hành lập giao dịch thu tiền trên hệ thống của công
ty (phiếu thu, báo có,…).
Bước 3: Phân loại giao dịch của khách hàng với cơng ty
Kế tốn cơng nợ phân loại giao dịch của khách hàng với công ty để kiểm
tra là trách hàng trả trước hay thu tiền công nợ khách hàng đối với khách hàng.
+ Nếu khách hàng đã có khoản trả trước cho cơng ty thì kế tốn cơng
nợ xác định hóa đơn cho việc thanh tốn của khách hàng đối với công ty
+ Nếu khách hàng thanh tốn cho cơng ty thì kế tốn cơng nợ in
phiếu thu tiền khách hàng
Bước 4: Xác định hóa đơn thanh tốn
Kế tốn cơng nợ xác định chứng từ trả trước phù hợp cho từng giao dịch
của khách hàng với công ty (hóa đơn, phiếu thu, báo có,…).
Bước 5: In phiếu thu
Kế tốn cơng nợ in phếu thu tiền khách hàng và lấy xác nhận của các bên
liên quan (phiếu thu, báo có,…).

Bước 6: Nhập vào quỹ của cơng ty
Thủ quỹ nhập số tiền đã thu khách hàng vào quỹ công ty.
3.1.1.3 Bù trừ công nợ khách hàng

Bước 1: Đề nghị bù trừ cơng nợ
Bộ phận, đơn vị có nhu cầu thanh toán cho nhà cung cấp làm yêu cầu đề
nghị bù trừ công nợ.
Bước 2: Kiểm tra biên bản bù trừ cơng nợ
Kế tốn cơng nợ kiểm tra đề nghị, kiểm tra thơng tin tại các phịng ban
và các giấy tờ liên quan.
+ Nếu các giấy tờ không hợp lệ thì kế tốn cơng nợ thơng báo cho
bộ phận, đơn vị đề nghị
+ Nếu các giấy tờ hợp lệ thì kế tốn cơng nợ cập nhật giao dịch bù
trừ cơng nợ vào hệ thống công ty
Bước 3: Trả lời cho bộ phận, đơn vị đề nghị
Khi kiểm tra các giấy tờ, thủ tục liên quan cho việc lập bù trừ cơng nợ
khơng hợp lệ, kế tốn cơng nợ có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị, các bộ
phận đã đề nghị bù trừ công nợ.
13


Bước 4: Cập nhật giao dịch bù trừ công nợ
Kế tốn cơng nợ tiến hành lập giao dịch bù trừ công nợ trên hệ thống
công ty và theo dõi duyệt các chứng từ liên quan ( phiếu bù trừ công nợ).
Bước 5: Xác định hóa đơn được thanh tốn
Kế tốn cơng nợ xác định những hóa đơn nào được thanh tốn khi thực
hiện giao dịch bù trừ cơng nợ (phiếu chi, ủy nhiệm chi, phiếu kế toán…).
Bước 6: Duyệt chứng từ
Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền dựa vào chứng từ bù trừ mà
kế tốn cơng nợ đã lập, sau đó kế tốn trưởng sẽ kiểm tra các thơng tin để duyệt

chứng từ (phiếu bù trừ công nợ).
+ Nếu các thông tin trên chứng từ hợp lệ và được kế tốn trưởng
duyệt thì kế tốn cơng nợ sẽ tiến hành theo dõi công nợ trên hệ thống của công
ty
+ Nếu kế tốn trưởng xem xét các thơng tin trên chứng từ khơng
hợp lệ và khơng duyệt chứng từ thì kế tốn cơng nợ phải kiểm tra lại biên bản
bù trừ công nợ và xem xét khoản nào không hợp lệ để giải quyết và sửa đổi.
Bước 7: Theo dõi cơng nợ của cơng ty
Kế tốn cơng nợ tiếp tục theo dõi công nợ phải thu khách hàng trên hệ
thống của công ty.
Đánh giá hiệu quả công nợ phải thu khách hàng của công ty
3.1.2.1 Cơ cấu khoản phải thu
3.1.2

Bảng 3: Cơ cấu khoản phải thu của công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người
bán

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

12.444.980.280 23.012.143.442

23.296.847.711


232.318.249

56.076.437

1.036.718.437

0

0

0

2.121.190.434

2.739.456.207

2.630.282.503

Tổng khoản phải thu 14.798.488.963 25.807.676.086

26.963.848.651

Phải thu nội bộ
Phải thu khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2015;2016; 2017)

14



Bảng 4: Sự tăng trưởng dư nợ phải thu của cơng ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu

2016/2015
Giá trị

2017/2016

Tỷ lệ %

Giá trị

Tỷ lệ %

Phải thu khách
hàng

10.567.163.162

84,91

284.704.269

1,24

Trả trước người
bán


(176.241.812)

(75,86)

980.640.000

1.784,76

Phải thu nội bộ

0

0

0

0

618.265.773

29

(109.173.704)

(3,99)

Phải thu khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2015;2016; 2017)
Từ 2 bảng số liệu cho thấy các khoản phải thu của công ty tăng không

đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu khách hàng.
 Phải thu khách hàng
Năm 2016, doanh thu thuần giảm 16,75% nhưng khoản phải thu lại tăng
84,91% so với năm 2015, mức độ tăng khoản phải thu nhanh hơn mức độ tăng
của doanh thu thuần, đây là mức tăng đột biến. Mức độ tăng khoản phải thu đột
biến như vậy phần lớn do khoản phải thu khách hàng ở năm 2016 tăng gần 2 lần
so với năm 2015. Năm này, việc kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn khi giá
xăng có xu hướng giảm khá nhiều so với năm 2015, bên cạnh đó công ty tránh
bị thua lỗ khi giá xăng giảm trong khi chi phí vận chuyển cao hơn phần doanh
thu trong việc bán xăng, dầu nên công ty hạn chế việc nhập xăng, dầu làm cho
lượng xăng dầu cung cấp cho các cửa hàng, đại lý cũng như bán lẻ không được
nhiều như năm 2015. Mặt khác, công ty chủ yếu cung cấp xăng, dầu cho các
cửa hàng trực thuộc nên việc giá xăng giảm làm cho các cửa hàng trực thuộc
cũng hạn chế việc nhập xăng, dầu và không đủ tiền để thanh tốn tức thời cho
cơng ty, dẫn đến khoản phải thu khách hàng năm 2016 tăng khá cao so với năm
2015.
Năm 2017, doanh thu thuần tăng 13,76% và các khoản phải thu tăng
1,24% so với năm 2016. Doanh thu tăng chủ yếu so với năm 2016 do giá dầu
thô thế giới tăng so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng xuất bán xăng, dầu nội
địa của công ty tăng. Ngồi lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, cơng ty còn kinh
doanh vào lĩnh vực gas, kho, nước giặt đạt doanh thu cao hơn cùng kỳ năm
2016. Bên cạnh đó, công ty đẩy mạnh việc phát triển hệ thống bán hàng trực
tiếp (bán lẻ) nên doanh thu tăng nhờ một phần vào doanh số bán lẻ. Cũng như
doanh thu thuần, khoản phải thu khách hàng năm 2017 cũng tăng nhẹ so với
năm 2016, khoản phải thu tăng do các cửa hàng trực thuộc nhập hàng nhiều hơn.
15


Nhìn chung, khoản phải thu khách hàng tăng qua các năm điều này cho
biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, các khoản phải thu khách hàng

tăng do việc hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt, có nhiều đơn đặt hàng
sỉ và lẻ vào những ngày cuối năm làm cho doanh thu tăng lên và khoản phải thu
cũng tăng; cơng tác đẩy mạnh thanh tốn của khách hàng trong việc thực hiện
hợp đồng; công ty mở động địa bàn hoạt động cũng góp phần làm cho việc hoạt
động kinh doanh cũng như khoản phải thu của công ty.
 Trả trước người bán
Khoản trả trước cho người bán năm 2016 là 56.076.437 đồng giảm
75,85% so với năm 2015 chiếm 0,22% tổng khoản phải thu. Năm 2017 trả trước
cho người bán tăng 980.642.000 đồng tương ứng với 1.748,76% so với năm
2016 chiếm tỷ trọng 3,84% tổng khoản phải thu. Khoản trả trước người bán tăng
không đều qua các năm. Năm 2017, trả trước người bán tăng đột biến như vậy
chủ yếu do giá xăng, dầu thô tăng cùng với công ty đẩy mạnh việc phát triển hệ
thống bán hàng trực tiếp nên công ty phải ký rất nhiều hợp đồng nhập xăng, dầu
thô. Thông thường khoản trả trước này dùng để thu mua xăng dầu, dầu nhớt,
nước giặt từ các nhà cung cấp để thực hiện hợp đồng đúng hạn cũng như cơng
ty có nhiều đơn đặt hàng vì thế để đảm bảo người bán cung cấp đủ hàng cho
công ty để phục vụ cho việc kinh doanh, đây cũng là điều kiện để cơng ty có thể
ràng buộc nhà cung cấp phải cung ứng đủ hàng trong trường hợp có biến động
xảy ra.
 Phải thu khác
Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khác cũng chiếm tỷ trọng
tương đối cao. Năm 2016, khoản phải thu khác tăng 29% so với năm 2015, phải
thu khác tăng chủ yếu là do cơng ty có các khoản chi hộ như các khoản công ty
nhận ủy thác xuất, nhập hộ cho các cửa hàng trực thuộc về phí ngân hàng, phí
vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế; bên cạnh đó, công ty thu quỹ của cá nhân,
tập thể để dùng vào việc chung của công ty như liên quan, công tác cũng như
những ngày lễ, Tết, tặng quà cho nhân viên, từ thiện.

16



3.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường khoản phải thu

Bảng 5: Các chỉ tiêu đo lường khoản phải thu của công ty
Chỉ tiêu

Đơn vị

2015

Doanh thu thuần

Nghìn
đồng

1.183.931.940

Phải thu bình
qn

Nghìn
đồng

15.451.817

20.303.083

26.385.762

Vịng quay

khoản phải thu

Vịng

77

49

42

Kỳ thu tiền bình
qn

Ngày

5

7

8

2016

2017

985.576.661 1.121.241.003

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2015; 2016; 2017)
Năm 2016, vòng quay khoản phải thu là 49 vòng, giảm 28 vòng so với
năm 2015; tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 7 ngày, tăng 2 ngày so với

năm 2015. Kỳ thu tiền tăng là do năm 2016 doanh thu thuần của công ty giảm
nhưng khoản phải thu bình quân lại tăng. Năm này, việc bán xăng, dầu của công
ty giảm do giá xăng giảm so với cùng kỳ năm 2015 nên công ty hạn chế việc
nhập xăng, dầu tránh việc kinh doanh bị thua lỗ; trong khi đó các cửa hàng trực
thuộc cũng ngưng việc nhập xăng, dầu từ cơng ty dẫn đến khơng thể thanh tốn
nợ phải trả cho công ty, nguồn vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng cao so
với năm 2015.
Cũng tương tự, năm 2017 vịng quay khoản phải thu của cơng ty là 42
vịng và kỳ thu tiền bình qn là 8 ngày. Ở đây, vòng quay giảm nhưng kỳ thu
tiền lại tăng 1 ngày so với năm 2016 do năm 2017, giá xăng, dầu tăng trở lại và
công ty kinh doanh xăng, dầu khá tốt vào dịp cuối năm làm cho doanh thu tăng
lên khá cao, bên cạnh đó cơng ty cũng phát triển hệ thống bán lẻ nên doanh thu
tăng lên một phần cũng do bán lẻ. Tuy nhiên, bên cạnh doanh thu tăng thì khoản
phải thu cũng tăng do việc kinh doanh tốt nhưng kéo theo việc khách hàng mua
xăng, dầu với số lượng lớn, khơng thể thanh tốn một lượng tiền lớn tức thời
cho công ty làm cho khoản phải thu của công ty tăng nhiều dẫn đến vịng quay
khoản phải thu giảm so với năm 2016.
3.2 MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN
GIANG
3.2.1 Nội quy và quy tắc

17


×