Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ảnh hưởng thời điểm xử lý và nồng độ uniconazole đến sự ra hoa năng suất của xoài ba màu mangifera indica l tại cù lao giêng huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG THỜI ĐIỂM XỬ LÝ VÀ NỒNG
ĐỘ UNICONAZOLE ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG
SUẤT CỦA XOÀI BA MÀU (Mangifera indica L.)
TẠI CÙ LAO GIÊNG, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH
AN GIANG

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

AN GIANG, 12/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG THỜI ĐIỂM XỬ LÝ VÀ NỒNG
ĐỘ UNICONAZOLE ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG
SUẤT CỦA XOÀI BA MÀU (Mangifera indica L.)
TẠI CÙ LAO GIÊNG, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH
AN GIANG

NGUYỄN TIẾN ĐẠT
MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH165807



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
GS.TS. TRẦN VĂN HÂU

AN GIANG, 12/2019


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Ảnh hưởng của thời điểm xử lý và nồng độ Uniconazole đến sự ra hoa
và năng suất của xoài Ba Màu (Mangifera indica l.) tại Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang” Do học viên Nguyễn Tiến Đạt thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS
Trần Văn Hâu. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng khoa học và
Đào tạo thông qua ngày..........................
Thư ký

…………………………..
Phản biện 1

Phản biện 2

……………………….

………………………
Giáo viên hướng dẫn

GS. TS Trần Văn Hâu
Chủ tịch hội đồng

……………………………


i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha Mẹ lịng biết ơn với cơng sinh thành, dưỡng nuôi và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để con được như hôm nay.
Xin tri ân sâu sắc
GS.TS Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ
và đóng góp những ý kiến quý báu cho trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành đề
tài.
Thầy cố vấn học tập cùng quý thầy cô Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là
quý Thầy Cô Khoa Nông nghiệp và TNTN đã truyền đạt những kiến thức q báu cho
em hồn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy Cô và các Anh Chị em làm việc tại Bộ môn Khoa học cây trồng
Khoa nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt luận văn này.
Lời cám ơn cũng xin dành gửi tới các em Từ Trọng Hữu, Chao Si Pha, Chanh Đa
Na đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn bạn
Nguyễn Thụy Thảo Nguyên và em Nguyễn Thanh Dụy đã nhiệt tình giúp đỡ trong
việc phân tích các chỉ tiêu thí nghiệm.
Tập thể lớp Cao học Khoa học cây trồng Khóa 03 đã đồng hành và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập cũng như trải nghiệm suốt khóa học.
Xin trân trọng gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

ii


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của
cơng trình này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào khác.
……......,ngày…….tháng…….năm 2019
Người thực hiện

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Tiến Đạt
Giới tính: Nam
Sinh ngày: 09/01/1990
Nơi sinh: Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang
Quê quán: Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang
Dân tộc: Kinh
Di động: 0888909005

Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: chính quy. Thời gian đào tạo: từ năm 2008 đến 2012
Nơi học: Trường Đại Học Cửu Long. Ngành học: Nông Học.
Chuyên ngành : Nông học . Khóa: K9
2. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: chính quy. Thời gian đào tạo từ tháng 12/2016 đến 12/2018

Nơi học: Đại học An Giang. Ngành học: Khoa học cây trồng Khóa 3.
3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B1 Khung Châu Âu

Người khai

Nguyễn Tiến Đạt

iv


Nguyễn Tiến Đạt. 2019. Ảnh hưởng của thời điểm xử lý và nồng độ Uniconazole
đến sự ra hoa và năng suất của xoài Ba Màu (Mangifera indica l.) tại Cù lao Giêng,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Khoa học cây
trồng. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên. Trường Đại học An Giang.
GVHD: GS. TS. Trần Văn Hâu.

TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra thời điểm kích thích xử lý và liều lượng
Uniconazole phù hợp đạt tỷ lệ ra hoa và năng suất cao. Thí nghiệm được thực hiện trên
cây xồi Ba Màu 3-4 năm tuổi được trồng tại ba xã Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ và Bình Phước
Xuân của huyện Chợ Mới tỉnh An Giang từ tháng 5/2017 đến 5/2018. Thí nghiệm thừa
số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm
thức, bốn lần lập lại, mỗi lặp lại tương ứng với cây. Nhân tố thứ nhất gồm có 3 liều
lượng Uniconazole - UCZ (1.000 ppm; 1.500 ppm và 2.000 ppm) và đối chứng xử lý
Paclobutrazol (PBZ) liều lượng 1,5 g a.i./m đường kính tán (ĐKT); nhân tố thứ hai là
thời điểm tuổi lá khi xử lý UCZ/PBZ (45, 60 và 75 ngày). Kết quả cho thấy khi xử lý
UCZ ở liều lượng xử lý 1.500 ppm và 2.000 ppm có tỉ lệ ra hoa và năng suất khác biệt
khơng có ý nghĩa với nghiệm xử lý PBZ. Các nghiệm thức xử lý UCZ khơng có ảnh
hưởng lên đặc tính nơng học và phẩm chất trái. Thời điểm tuổi lá xử lý UCZ ở các
nghiệm thức có tỷ lệ ra hoa và năng suất khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.


Từ khóa: Paclobutrazol, tuổi lá, Uniconazole, xoài Ba Màu.

v


NGUYEN TIEN DAT. (2019). “ Effect of timing and concentration of Uniconazole
treatment on the flowering and yield of Ba Mau mango (Mangifera indica L.) In Cu
Lao Gieng, Cho Moi district, An Giang province”. Thesis for Master of Crop Science.
Faculty of Agriculture and Natural Resources. An Giang University. Supervisor: Prof.
PhD. Tran Van Hau.
ABTRACT
This study

was aimed to determine

for Uniconazole (UCZ)

the doses

and

application to eventually achieve

suitable
high

leaf

ages


flowering

rate

and yield. An experiment was conducted on three to four-year-old “Ba Mau” mango
trees grown in My Hiep, Tan My and Binh Phuoc Xuan commune of Cho Moi district,
An Giang province from May 2017 to May 2018. The experiment had two
factors arranged in a randomized completely block design with four
treatments, and four replications, each of which equalled to one tree. The first factor
included UCZ concentrations applied as foliar sprays (1.000 ppm; 1.500 ppm and
2.000 ppm) , and a control treatment - collar drenching of 1.5 g a.i./m canopy
diameter of Paclobutrazole (PBZ). The second factor included the three leaf ages, i.e.
45, 60 and 75 day-old, at the time of applying UCZ/PBZ. Results showed that
flowering rate and yield of the two treatments, UCZ 1.500 ppm and 2.000 ppm, were
not significantly different to that of the control treatment - PBZ 1.5 g a.i. m canopy
diameter. UCZ treatments had no effect on agronomic properties and fruit quality.
Leaf ages at the time of UCZ/PBZ treatment did not show any significant different in
terms of flowering rate and yield.
Keywords: Paclobutrazol, leaf age, Uniconazole, “Ba Mau” mango.

vi


MỤC LỤC
Mục

Trang

CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG


i

LỜI CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

CAM KẾT KẾT QUẢ

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH HÌNH

xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

xvi


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU……………………………………………………

1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………

3

2.1

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XỒI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

3

2.1.1

Tình hình sản xuất xồi trên thế giới…………………………………

3

2.1.2

Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam………………………………….

3

2.2

QUÁ TRÌNH CẢM ỨNG RA HOA TRÊN CÂY XOÀI……………


4

2.3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA XỒI………….

4

2.3.1

Yếu tố mơi trường…………………………………………………….

4

2.3.2

Giống…………………………………………………………………

5

2.3.3

Tuổi cây……………………………………………………………….

5

2.3.4

Tuổi chồi……………………………………………………………...


5

2.2.5

Tuổi lá………………………………………………………………...

6

2.3.6

Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây…………….

6

2.3.7

Các chất đồng hóa trong lá……………………………………………

7

2.3.8

Biện pháp canh tác……………………………………………………

7

2.4

SỰ NỞ HOA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁT HOA XOÀI………….


8

2.4.1

Sự nở hoa …………………………………………………………….

8

vii


2.4.2

Sự thụ phấn…………………………………………………………...

8

2.4.3

Đặc điểm phát hoa…………………………………………………….

9

2.5

SỰ ĐẬU TRÁI, RỤNG TRÁI NON, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI……………………………………………

9


2.5.1

Sự đậu trái ……………………………………………………………

9

2.5.2

Sự rụng trái…………………………………………………………..

10

2.5.3

Sự sinh trưởng và phát triển trái……………………………………..

10

2.6

CÁC HÓA CHẤT KÍCH THÍCH RA HOA XOÀI………………….

11

2.6.1

Uniconazole (UCZ)……………………………………………….......

11


2.6.2

Paclobutrazol (PBZ)…………………………………………………..

12

2.6.3

Nitrate kali (KNO3)…………………………………………………..

14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….

17

3.1

PHƯƠNG TIỆN………………………………………………………

17

3.1.1

Thời gian……………………………………………………………...

17

3.1.2


Địa điểm………………………………………………………………

17

3.1.3

Đối tượng và vật liệu thí nghiệm……………………………………..

17

3.1.4

Khí tượng thủy văn…………………………………………………...

18

3.2

PHƯƠNG PHÁP…………………………………………………….

19

3.2.1

Bố trí thí nghiệm……………………………………………………..

19

3.2.2


Các chỉ tiêu theo dõi………………………………………………….

20

3.2.3

Phương pháp phân tích……………………………………………….

21

3.2.4

Quy trình canh tác ……………………………………………………

26

3.2.5

Xử lý số liệu………………………………………………………….

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………….

30

4.1

GHI NHẬN TỔNG QUÁT………………………………………….


30

4.2

THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
UNICONAZOLE VÀ TUỔI LÁ KHI XỬ LÝ UCZ LÊN SỰ RA
viii


HOA VÀ NĂNG SUẤT XOÀI BA MÀU TẠI XÃ MỸ HIỆP,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG.

30

4.2.1

Đặc tính nơng học…………………………………………………….

30

4.2.2

Đặc điểm sinh hóa trong lá tại thời điểm một ngày trước khi kích
thích ra hoa bằng KNO3........................................................................

31

4.2.3


Q trình ra hoa……………………………………………………….

33

4.2.4

Tỷ lệ ra hoa và đặc tính phát hoa……………………………………..

33

4.2.5

Năng suất và các thành phần năng suất……………………………….

35

4.2.6

Đặc tính nơng học và phẩm chất trái………………………………….

36

4.3

THÍ

NGHIỆM

2:


ẢNH

HƯỞNG

CỦA

LIỀU

LƯỢNG

UNICONAZOLE VÀ TUỔI LÁ KHI XỬ LÝ UCZ LÊN SỰ RA
HOA VÀ NĂNG SUẤT XOÀI BA MÀU TẠI XÃ TẤN MỸ,
HUYỆN CHỢ MỚI, AN GIANG.......................................................

39

4.3.1

Đặc tính nơng học…………………………………………………….

39

4.3.2

Đặc điểm sinh hóa trong lá tại thời điểm một ngày trước khi kích
thích ra hoa bằng KNO3……………………………………………

40

4.3.3


Tỷ lệ ra hoa và đặc tính phát hoa……………………………………

41

4.3.4

Năng suất và các thành phần năng suất………………………………

43

4.3.5

Đặc tính nơng học và phẩm chất trái………………………………….

44

4.4

THÍ NGHIỆM 3: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
UNICONAZOLE VÀ TUỔI LÁ KHI XỬ LÝ UCZ LÊN SỰ RA
HOA VÀ NĂNG SUẤT XOÀI BA MÀU TẠI XÃ BÌNH PHƯỚC
XUÂN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG……………………

46

4.4.1

Đặc tính nơng học…………………………………………………….


46

4.4.2

Đặc điểm sinh hóa trong lá tại thời điểm một ngày trước khi kích
thích ra hoa bằng KNO3…………………………………………….

48

4.4.3

Tỷ lệ ra hoa và đặc tính phát hoa……………………………………

49

4.4.4

Năng suất và các thành phần năng suất…………………………….

51

4.4.5

Đặc tính nơng học và phẩm chất trái……………………………….

54

ix



CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………

57

5.1

KẾT LUẬN………………………………………………………….

57

5.2

KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………….

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

PHỤ CHƯƠNG

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

2.1

Diện tích và sản lượng xồi ở một số quốc gia trên thế giới

3

2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng xoài ở các tỉnh/thành phố
thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2016

4

3.1

Các nghiệm thức được bố trí

20

4.1

Đặc tính nơng học của các cây xồi Ba Màu dùng trong thí
nghiệm tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

31

4.2


Hàm lượng đường tổng số, tinh bột, carbon tổng số, đạm
tổng số, C/N trong lá trước khi kích thích ra hoa bằng
KNO3 của cây xồi Ba Màu tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang

32

4.3

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên tỉ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa của cây xoài Ba
Màu tại xã Mỹ Hiệp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

34

4.4

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên tỉ lệ trái lớn, tỉ lệ trái “cóc”, trọng lượng trung
bình trái lớn và trọng lượng trung bình trái “cóc” của xoài
Ba Màu tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang

36

4.5

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên đặc tính nơng học trái xoài Ba màu tại xã Mỹ
Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


37

4.6

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên phẩm chất trái xồi Ba màu tại xã Mỹ Hiệp,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

38

4.7

Đặc tính nơng học của các cây xồi Ba Màu dùng trong thí
nghiệm tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

39

4.8

Hàm lượng đường tổng số, tinh bột, carbon tổng số, đạm
tổng số, C/N trong lá trước khi kích thích ra hoa bằng
KNO3 của cây xồi Ba Màu tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang

41

4.9

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên tỷ lệ ra hoa, đặc tính phát hoa và sự đậu trái

xoài Ba màu tại xã Tấn Mỹ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

42

xi


4.10

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên số trái trên cây của xoài Ba màu tại xã Tấn Mỹ
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

44

4.11

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên đặc tính nơng học trái xoài Ba màu tại xã Tấn
Mỹ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

45

4.12

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất phẩm chất trái xồi Ba màu tại xã Tấn Mỹ huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang

46


4.13

Đặc tính nơng học của cây xồi Ba Màu dùng trong thí
nghiệm tại xã Bình Phước Xn, huyện Chợ Mới, tỉnhAn
Giang

47

4.14

Hàm lượng đường tổng số, tinh bột, carbon tổng số, đạm
tổng số và tỉ số C/N trong lá trước khi kích thích ra hoa
bằng KNO3 của cây xồi Ba Màu tại xã Bình Phước Xuân,
huyện Chợ Mới, An Giang

49

4.15

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất hoa lên tỷ lệ ra hoa của xồi Ba màu tại xã Bình
Phước Xuân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

51

4.16

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên tỉ lệ trái lớn và trái “cóc” của xồi Ba màu tại

xã Bình Phước Xuân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

53

4.17

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên trọng lượng trái của xoài Ba màu tại xã Bình
Phước Xuân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

54

4.18

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên đặc tính nơng học trái xồi Ba màu tại xã Bình
Phước Xuân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

55

4.19

Ảnh hưởng của liều lượng UCZ và thời điểm tuổi lá xử lý
hóa chất lên tỉ lệ phần ăn được của trái xồi Ba màu tại xã
Bình Phước Xn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

56

xii



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Các cây xồi Ba Màu tại 3 xã Cù lao Giêng, Huyện Chợ
Mới, Tỉnh An Giang

17

3.2

Lượng mưa, ẩm độ và nhiệt độ trung bình tháng tại trạm khí

19

tượng thủy văn An Giang từ 5/2017 - 5/2018

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


PBZ

Paclobutrazol

UCZ

Uniconazole

NSKT

Ngày sau kích thích

NSĐT

Ngày sau đậu trái

GA

Gibberrellic acid

KTTH

Kích thích trổ hoa

SKXL

Sauk hi xử lý

TA


Acid tổng số

xiv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Paclobutrazol (PBZ) được tìm ra vào năm 1988 và có cơng thức hóa học là 1-(4chlorophenyl)-4,4-dimethyl-2-(1,2,4-triazol-1-yl)pentan-3-ol (Hallahan et al., 1988).
Theo Tongumpai et al. (1991), PBZ được sử dụng khá phổ biến ở Thái Lan để kích
thích cho xồi ra hoa mùa nghịch hay giúp cho cây ra hoa đồng loạt trong mùa thuận.
Paclobutrazol là chất ức chế sinh tổng hợp gibberellin. Tùy thuộc vào điều kiện khí
hậu và sự nhạy cảm của giống, việc xử lý PBZ có thể tạo ra trái mùa nghịch, cho trái
sớm, làm giảm hiện tượng cho trái cách năm cũng như những cây ra trái không ổn
định (Voon et al., 1991).
Năm 2016, diện tích trồng xồi của nước ta là 83.628,3 ha đạt sản lượng
701.952,4 tấn, năng suất 9,4 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2016). Những năm gần đây
nhiều nhà vườn đã lựa chọn giống xoài Ba Màu để canh tác vì đặc tính dễ trồng và giá
trị kinh tế cao. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), xồi Ba Màu rất dễ
trồng, thích nghi rộng, cho năng suất cao. Nếu chăm sóc tốt thì sau 2 năm cây cho trái
và ra trái rất đều, không cách năm.
Theo Lima et al. (2016), (PBZ) được sử dụng phổ biến để xử lý ra hoa xoài. Bên
cạnh đó, Davis et al. (1987) đã tìm ra một uniconazole có cấu trúc hóa học tương tự
PBZ nhưng uniconazole (UCZ) ức chế sự phát triển của cây trồng nhiều hơn PBZ khi
tưới vào đất với liều lượng bằng nhau. Mekki (2016) nhận định rằng UCZ có hiệu quả
ức chế cao hơn nhiều đối với tăng trưởng và phát triển của cây trồng so với PBZ.
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của thời điểm xử lý và nồng độ Uniconazole đến
sự ra hoa và năng suất của xoài Ba Màu (Mangifera indica l.) tại Cù lao Giêng,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” mang tính thời sự cấp thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định thời điểm thích hợp nhất để xử lý Uniconazole (UCZ)
- Xác định nồng độ Uniconazole (UCZ) hiệu quả nhất để đảm bảo sự ra hoa và
năng suất của xoài Ba Màu so với Paclobutrazol tại Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.

1


1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về cây trồng: xoài Ba Màu tại 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân
thuộc cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Về hóa chất xử lý ra hoa: Uniconazole (STOP PLANT 5 WP) của công ty Đồng
Xanh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm xử lý UCZ đến sự ra
hoa và năng suất của xoài Ba Màu.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm xử lý UCZ có hiệu quả lên sự ra hoa và
năng suất xoài Ba Màu.
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng
của nồng độ và thời điểm xử lý UCZ đến sự ra hoa và năng suất của xoài Ba Màu ở ba
xã Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa
học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây xoài Ba Màu ở
nước ta.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm phương pháp xử lý ra hoa cây xồi Ba Màu
cho nơng dân ứng dụng.
1.6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài cần phải giải quyết được câu hỏi
sau:
Thời điểm và nồng độ phun UCZ nào mang lại hiệu quả cao đến tỷ lệ ra hoa và
năng suất xoài Ba Màu?

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XỒI TRÊN THẾ GIỚI VÀ ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất xồi trên thế giới
Xồi (Mangifera indica L.) là loại cây ăn trái quan trọng nhất ở châu Á và có
tiềm năng thương mại rất lớn. Ở xứ sở nhiệt đới, xoài là một loại trái cây nổi tiếng và
được mệnh danh là vua của các loại trái (Tharanathan et al., 2006). Theo tổ chức Nông
lương thế giới FAO (2016), diện tích trồng xồi khoảng 5,4 triệu ha. Trong đó, Ấn Độ
là nước có diện tích lớn nhất với khoảng 2,23 triệu ha (chiếm tỉ lệ 41,12%) đạt sản
lượng khoảng 18,770 triệu tấn, kế đến là Trung Quốc với 569.000 ha (chiếm tỉ lệ
10,5%) đạt sản lượng khoảng 4,6 triệu tấn và Thái Lan là 410.000 ha (chiếm tỉ lệ
7,59%) với sản lượng khoảng 3,4 triệu tấn.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng xồi ở một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia

Diện tích (nghìn ha)

Ấn Độ


Sản lượng (nghìn tấn)

2.230

18.770

Trung Quốc

569

4.600

Thái Lan

410

3.400

Mexico

206

2.197

Philippines

195

827


Indonesia

167

2.184

Pakistan

167

1.606

Bangladesh

153

1.161

Nigeria

133

917

Ai Cập

113

1.277


Guinea

87

175

Việt Nam

74

725

(Nguồn: FAOSTAT, 2016)
2.1.2 Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, đồng bằng sông Cửu Long có
diện tích trồng xồi lớn nhất 45.053,4 ha với sản lượng 496.359.3 tấn, đạt năng suất
13,17 tấn/ha. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích trồng xồi đứng thứ 2 cả nước 17.844,2
ha với sản lượng 133.940,7 tấn, đạt năng suất 8,53 tấn/ha. Đồng bằng sơng Hồng với
diện tích trồng khá nhỏ 2.377,8 ha nhưng đạt năng suất cao 10,46 tấn/ha.
3


Ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long xồi được trồng nhiều nhất ở tỉnh An
GIang có diện tích trồng là 10.246,6 ha với sản lượng 135.988,2 tấn, đạt năng suất
17,9 tấn/ha, kế đến là Đồng Tháp có diện tích trồng là 10.168,6 ha, với sản lượng
104.890,6 tấn, đạt năng suất 11,6 tấn/ha (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng xoài ở các tỉnh/thành phố thuộc khu
vực Đồng bằng sơng Cửu Long, năm 2018
Tỉnh/thành phố


Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

An Giang

10.246,6

17,9

135.988,2

Đồng Tháp

10.168,6

11,6

104.890,6

Vĩnh Long

4.899

13,8

59.502,1


Tiền Giang

4.255

25,7

102.328,1

Hậu Giang

3.759,2

5,5

18.307,9

Cần Thơ

2.837,2

6,4

14.032,5

Kiên Giang

2.712

9,0


20.543

Sóc Trăng

2.048

9,9

14.055

Trà Vinh

1.600,6

7,7

10.382

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019)
2.2 Q TRÌNH CẢM ỨNG RA HOA TRÊN CÂY XOÀI
Theo Trần Văn Hâu (2005), xoài là một loại cây ăn trái chỉ ra hoa trên ngọn của
chồi đã được hình thành trước đó 4 đến 9 tháng do giai đoạn này xoài rất dễ đáp ứng
với chất kích thích. Khi có đủ khả năng ra hoa trong lá và mầm thì một dấu hiệu cảm
ứng cần thiết xảy ra đồng thời với sự phân hóa mầm hoa. Dấu hiệu này là những đợt
lạnh của mùa đông ở vùng Á nhiệt đới, trong khi ở vùng nhiệt đới thì thiếu dấu hiệu
này. Sự khơ hạn có thể thay thế phần nào yếu tố nhiệt độ lạnh nhưng ở vùng nhiệt đới
với lượng mưa phân bố tương đối đều trong năm làm sự ra hoa không đều nên năng
suất thấp.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA XỒI
2.3.1 Yếu tố mơi trường

Khí hậu có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự ra hoa của xồi trong đó nhiệt độ là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa (Chacko, 1991). Theo Batten and
McConchie (1995), nhiệt độ vào ban đêm dưới 20°C là nhiệt độ cần thiết cho xồi ra
hoa. Mỗi giống có đáp ứng nhu cầu nhiệt độ khác nhau. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong (2011), nhiệt độ giữa ngày và đêm cao (30/25°C) cây xồi có xu hướng
sinh trưởng dinh dưỡng mạnh hơn là sinh sản.
4


Cây xồi được xem là cây có khả năng chịu hạn và cơ chế chịu hạn của nó dựa
trên khả năng duy trì tiềm thế nước trong lá hơn là khả năng chống lại sự thiệt hại của
tế bào (Whiley, 1993). Trong điều kiện khô hạn, hàm lượng Proline sẽ được tích lũy
nhưng nó khơng tăng trong lá trong thời kỳ ra hoa (Rameshwar, 1988). Theo Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), việc “xiết nước” để tạo “stress” để cây ra hoa trên
một số loại cây trồng như: cam qt, chanh, chơm chơm,…nhưng trên cây xồi ảnh
hưởng này khơng cao và kém hơn so với ảnh hưởng của ngập. Tuy nhiên, ẩm độ đất
cao trong thời kỳ ra hoa sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng dinh dưỡng và làm cho cây ra hoa
không đều.
2.3.2 Giống
Giống là một yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa. Các giống xoài ở miền Bắc
Ấn Độ có khuynh hướng ra hoa cách năm trong khi các giống xồi ở miền Nam thì ra
hoa hằng năm (Pandey and Kishore, 1987). Theo Chacko (1991), các giống xồi khác
nhau thì có đặc tính ra hoa cũng khác nhau khi đáp ứng với điều kiện môi trường. Trần
Văn Hâu (2005) khi khảo sát đặc điểm ra hoa của các giống xoài ở huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp cho biết xồi cát Hịa Lộc được ghi nhận là giống khó kích thích ra
hoa, ra hoa khơng tập trung; trong khi các giống xồi Thanh Ca, xồi Hịn (Bắc Tam
Băng), xoài Bưởi, xoài cát Chu là những giống dễ ra hoa.
Trần Văn Hâu và Nguyễn Bảo Vệ (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép
lên sự ra hoa của giống xồi cát Hịa Lộc, kết quả ban đầu cho thấy đặc tính ra hoa của
gốc ghép có thể ảnh hưởng lên cây ghép. Do đó, việc lựa chọn gốc ghép có đặc tính dễ

ra hoa sẽ cải thiện đặc tính ra hoa của cây ghép. Ở Thái Lan, giống xoài Nam Dok Mai
rất mẫn cảm với việc kích thích cho xồi ra hoa bằng nitrate kali, nhưng giống xồi
Kiew Savoey thì trái lại, rất khó kích thích ra hoa (Trần Văn Hâu, 2008).
2.3.3 Tuổi cây
Tuổi cây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây xoài. Theo
Trần Văn Hâu (1997), cây xoài 6 và 7 năm tuổi trồng từ hột ra hoa chưa ổn định, vẫn
còn ảnh hưởng của thời kỳ tơ. Khi làm thí nghiệm xử lý ra hoa trên cây xồi cát Hịa
Lộc 6-8 năm tuổi, nhân giống từ hột, ở cùng nồng độ 5 g a.i. PBZ/cây, cây 8 năm tuổi
có tỉ lệ ra hoa trên 35% trong mùa nghịch, trong khi cây 6 và 7 năm tuổi tỉ lệ ra hoa
thấp, khơng có hiệu quả kinh tế.
2.3.4 Tuổi chồi
Tuổi chồi khác nhau thì đáp ứng ra hoa khác nhau đối với từng liều lượng và hóa
chất kích thích, vì độ thành thục của chồi có quan hệ với sự tổng hợp các chất kích
thích ra hoa trong cây (Chacko, 1991). Chồi bắt đầu ra hoa khi nó đạt đến độ thành
thục sinh lý, chồi còn non, mang lá màu xanh sáng, hay lá già thường ra đọt thay vì ra
5


hoa khi có điều kiện thích hợp cho sự ra hoa (Buell, 1954). Kết quả nghiên cứu của
Bugante (1995) trên các giống xoài của Philippines cho thấy tuổi cành từ 4-9 tháng
tuổi thích hợp cho việc kích thích cành ra hoa nhưng cành 6 tháng tuổi thì cho kết quả
cao nhất. Cull (1991) cho rằng sự phát triển mầm hoa cùng với trạng thái ngủ
(dormancy) trong 3 tháng.
Khi theo dõi sự hình thành mầm bằng cách giải phẫu mơ phân sinh ngọn xoài
Kiew Savoey, Tongumpai et al. (1997) nhận thấy ở giai đoạn 112 ngày sau khi xử lý
PBZ, tất cả các chồi của cây có xử lý PBZ đều hình thành mầm hoa trong khi ở cây
khơng xử lý PBZ mầm hoa chưa xuất hiện. Trong thí nghiệm này Tongumpai et al.
(1997), xử lý PBZ khi chồi được 16 ngày tuổi, như vậy mầm hoa vẫn chưa hình thành
khi chồi được 4 tháng tuổi.
2.3.5 Tuổi lá

Sự khởi phát hoa xuất hiện sau khi lá phát triển hoàn toàn và đạt đến màu xanh
đậm nhưng không xác định được ở tuổi nào thì đủ điều kiện để kích thích ra hoa
(Núnẽz-Elisea and Davenport, 1995). Trên giống xoài cát Hoà Lộc, lá có màu xanh
nhạt đang chuyển qua màu xanh, mềm và cịn dẻo là thời điểm thích hợp để kích thích
ra hoa nhưng đối với xồi Châu Hạng Võ, xồi Bưởi và xồi Thanh Ca thì thời điểm
kích thích ra hoa thích hợp là khi lá đang chuyển sang màu xanh đậm, khoảng 4-5
tháng tuổi, tức là lá phải già hơn so với lá xồi cát Hịa Lộc (Trần Văn Hâu, 2005). Khi
nghiên cứu tuổi lá, Trần Văn Hâu (2005) cho rằng tuổi lá ảnh hưởng lên sự ra hoa cịn
có sự liên quan của chất điều hịa sinh trưởng mà gibberellin là một trong những yếu tố
quan trọng.
Núnẽz-Elisea and Davenport (1995) nhận thấy tỉ lệ ra hoa ở lá 2, 4 và 8 tuần tuổi
có giá trị lần lượt là 8%, 15% và 64% sau 60 ngày xử lý. Để xác định tuổi lá thích hợp
để kích thích ra hoa trên giống xồi cát Hịa Lộc thì Trần Văn Hâu và ctv. (2012) tìm
thấy rằng khi xử lý PBZ với liều lượng 1 g a.i./m đường kính tán khi lá được 15, 30 và
60 ngày tuổi kích thích ra hoa bằng thiourea ở nồng độ 0,5% sau khi xử lý PBZ đều có
hiệu quả cao hơn so với khơng xử lý nhưng khi xử lý PBZ khi lá 15 ngày tuổi (lá đạt
kích thước tối đa có màu đồng đậm) đạt tỉ lệ cao nhất (83,6%). Tuổi chồi hay tuổi lá là
yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa cần được nghiên cứu để có thể kiểm sốt
sự ra hoa của cây.
2.3.6 Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), ngoài yếu tố đất đai màu mỡ
thì tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất năm trước có ảnh hưởng rất lớn đến sự
ra hoa của xoài, đặc biệt đối với những giống xoài ra trái cách năm (năm trúng mùa,
năm thất mùa) như các giống xoài Ấn Độ. Cây xoài bị kiệt sức do có tỉ lệ đậu trái quá
6


nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân
hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Do đó, trong những năm cây đậu trái quá nhiều cần
phải tỉa bớt trái hoặc phải bón phân nhiều hơn để cây khơng bị suy kiệt ở năm tiếp

theo.
2.3.7 Các chất đồng hóa trong lá
Các nghiên cứu trên cây xồi cho thấy dinh dưỡng thích hợp và điều kiện sinh
hóa của cây là cần thiết để phân hóa chồi non. Sự ra hoa của xồi có liên quan đến hàm
lượng carbohydrate và đạm (Bondad, 1989). Tỉ lệ C/N đóng vai trị quan trọng trong
việc ra hoa xồi. Chadha and Pal (1986) thì cho rằng trong nhiều trường hợp khơng có
sự liên quan giữa sự phân hóa mầm hoa với chất đạm và carbohydrate trong chồi
nhưng chất đạm và carbohydrate dự trữ giữ vai trò quan trọng trong sự phân hóa mầm
hoa. Khi tích lũy tinh bột đầy đủ thì sự khởi phát hoa sẽ được xảy ra và giữ nguyên
trạng thái ngủ cho đến khi đạt được điều kiện để ra hoa (Tongumpai, 1991). Các chất
carbohydrate được hình thành nhờ quá trình quang hợp trên lá. Carbohydrate tồn tại
dưới dạng đường và có thể di chuyển đến những mô đang phát triển hoặc dự trữ ở nơi
nào đó trong cây, nơi cuối cùng thường là những mô trưởng thành như: lá, thân, cành
hoặc chủ yếu là rễ (Lê Thị Thanh Thủy, 2010).
Hàm lượng tinh bột cao trong thân và lá có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện
sự ra hoa và tăng năng suất của cây xoài (Suryanarayana, 1978). Phavaphutanon et al.
(2000), khảo sát sự biến đổi các chất carbohydrate không cấu trúc (TNC) bao gồm tinh
bột và đường trên giống xoài Nam Dok Mai với sự ảnh hưởng của việc xử lý PBZ cho
thấy sự tích lũy các chất carbohydrate có liên quan đến sự dừng của sự sinh trưởng
dinh dưỡng. Việc xử lý PBZ làm tích lũy sớm TNC trong chồi và kích thích ra hoa
trong mùa nghịch.
Khi nghiên cứu về sự cần thiết của đạm trong việc ra hoa Protacio (2000) đã
nhận định như sau: từ mơ có khả năng, q trình ra hoa có thể ra hoa. Trong q trình
này đạm có vai trị rất quan trọng trong việc ra hoa, đó cũng là một ngưỡng nồng độ
đạm, nếu vượt quá sẽ cho phép cây ra hoa. Hàm lượng chất lân thấp không thúc đẩy sự
ra hoa (Singh and Singh, 1973) nhưng hàm lượng chất lân trong chồi cao rất thích hợp
cho sự khởi phát hoa ở giống xoài Dashehari (Chadha and Pal, 1986). Chất kali cũng
cho kết quả tương tự như chất lân. Nhưng mức độ kali trong lá thấp có liên quan đến tỉ
lệ hoa cái bất thụ và điều này có thể thay thế bằng việc phun cytokinin do ảnh hưởng
của mức độ kali trên mức độ cytokinin trong cây (Trần Văn Hâu, 2005).

2.3.8 Biện pháp canh tác
Ngoài các yếu tố trên thì biện pháp canh tác cũng là một yếu tố khá quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến q trình ra hoa của xồi. Trần Văn Hâu (2005) cho rằng việc
7


tỉa những cành mọc sát nhau trong nửa đầu tháng 9 cũng làm tăng tỉ lệ ra hoa, đặc biệt
là những vườn xoài già che rợp lẫn nhau. Việc cắt rễ cũng có tác động mạnh làm tăng
sự ra hoa. Điều này được chứng minh bởi Protacio (2000), tác giả cho rằng biện pháp
cắt rễ có tác động làm giảm hàm lượng gibberellin trong lá tương tự như biện pháp
tưới PBZ vào gốc cây.
2.4 SỰ NỞ HOA VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT HOA CÂY XOÀI
2.4.1 Sự nở hoa
Ở nước ta, khu vực miền Nam xoài bắt đầu nở hoa vào tháng 12 dl và kết thúc
vào tháng 5 dl. Còn ở miền Bắc, xoài thường ra hoa muộn hơn từ tháng 1 dl đến tháng
4 dl và một số giống xoài nhập nội mới có thể ra hoa nhiều đợt thời gian kết thúc nở
hoa có thể kéo dài đến tháng 4 dl (Trần Thế Tục, 1998). Thời gian từ lúc phân hóa
mầm hoa đến thu hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch các biện
pháp canh tác đồng thời cũng ảnh hưởng đến cường độ ra hoa (Singh, 1968). Q trình
phân hố xảy ra trong thời gian rất ngắn trước khi sự phát triển của chồi tận cùng. Q
trình phân hố và phát triển của phát hoa hồn tất trong 10-16 ngày nhưng cũng có
một số giống xồi, q trình này kéo dài trong 1 tháng (Singh, 1968).
Trên cây xồi, dấu hiệu kích thích ra hoa có thể hiện diện trước khi sự khởi mầm
hoa (bud initiation), nó phải cịn hiện diện ở thời điểm khởi mầm hoa cho sự ra hoa
xuất hiện (Núnẽz-Elisea and Davenport, 1995). Hơn nữa, dấu hiệu kích thích có thể
thay đổi từ sinh sản sang sinh trưởng hoặc ngược lại bởi sự thay đổi của nhiệt độ tác
động lên cây trong thời gian đầu phát triển chồi (Batten and McConchie, 1995). Sự
đáp ứng khác nhau rõ ràng theo điều kiện tác động bên ngồi cho thấy tế bào của mơ
phân sinh ngọn chưa được xác định và có thể biến đổi từ sinh sản sang sinh trưởng hay
ngược lại.

Trên chùm hoa xồi khơng nở theo một trật tự nhất định. Hoa xoài bắt đầu nở rất
lâu trước khi chùm hoa đạt được sự phát dục đầy đủ (Phạm Thị Hương và ctv., 2003).
Một số tác giả cho rằng hoa xoài bắt đầu nở vào ban đêm và kết thúc vào sáng hôm
sau (Winston, 1992). Các hoa trên chùm hoa nở hết cần 2-3 tuần đến 1 tháng tùy thuộc
vào nhiệt độ và thời gian nở hoa. Có sự lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa
lưỡng tính và tung phấn của hoa đực. Hoa lưỡng tính nhận phấn từ 6 giờ 30 phút đến 9
giờ trong khi hoa đực tung phấn từ 8 giờ 45 phút đến 11 giờ. Đây có lẽ là nguyên nhân
gây ra sự đậu trái thấp. Sự đậu trái kém còn do thiếu hạt phấn mà nguyên nhân là chỉ
có từ 1-2 bao phấn lớn trên mỗi hoa (Trần Văn Hâu, 2005).
2.4.2 Sự thụ phấn
Xoài là cây thụ phấn chéo chủ yếu nhờ côn trùng như: ruồi, ong mật nên tuyệt
đối không phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh và phân bón trong giai đoạn hoa nở để
8


khơng làm ảnh hưởng đến q trình thụ phấn của hoa (Trần Văn Hâu, 2005). Có sự
lệch pha giữa thời gian nhận phấn của hoa lưỡng tính và tung phấn của hoa đực (Đặng
Thanh Hải, 2000). Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1997), các hoa xồi khi nở có
đường kính khoảng 5-8 mm, đồng thời tiết ra mật thơm để quyến rủ côn trùng đến thụ
phấn. Khả năng tiếp nhận hạt phấn của đầu nhụy là yếu tố quan trọng.
2.4.3 Đặc điểm phát hoa
Xoài chủ yếu ra hoa trên chồi tận cùng, cả hoa đực và hoa lưỡng tính đều nằm
trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính có cả bầu nhuỵ và nhị nhưng tỉ lệ hoa lưỡng tính
thường thấp từ vài phần trăm đến 60-70% nhưng thông thường chỉ vài chục phần trăm
(Vũ Cơng Hậu, 2000). Cịn theo Trần Văn Hâu (2005), hoa xồi có 2 loại là hoa đực
và hoa lưỡng tính. Mỗi hoa mang từ 0-2 bao phấn lớn và 0-6 bao phấn bất thụ. Phát
hoa dài từ 10-16 cm, mang nhiều nhánh, trên một phát hoa có nhiều hoa và số lượng
hoa biến động rất lớn từ 200-4.000 hoa (Trần Thế Tục, 1998). Theo Mukherjee (1953)
cho rằng tổng số hoa trên phát hoa có thể từ 1.000-6.000 tùy theo giống. Q trình
phân hố và phát triển của phát hoa hoàn tất trong 10-16 ngày nhưng cũng có một số

giống xồi q trình này kéo dài trong một tháng (Singh, 1968). Khi khảo sát đặc tính
ra hoa của xoài cát Chu, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Điền (2011) nhận thấy rằng phát
hoa xoài cát Chu phát triển trong 28 ngày, có từ 500-2.000 hoa, trong đó tỉ lệ hoa
lưỡng tính là 47,4%.
Nhiệt độ thấp từ 10-15°C trong suốt quá trình ra hoa thì kết quả hoa đực là chủ
yếu. Trong khi ở nhiệt độ cao thì tăng tỉ lệ hoa lưỡng tính (Tseng and Chang, 1983).
Theo Trần Văn Hâu (2013), chỉ 7 ngày sau khi kích thích ra hoa các phát hoa bắt đầu
xuất hiện, chiều dài các phát hoa tăng trưởng chậm trong 7 ngày đầu, giai đoạn 7-15
ngày phát hoa tăng trưởng mạnh nhất, chiều dài gia tăng nhanh chóng. Cũng trong giai
đoạn này trên phát hoa xuất hiện những hoa nở đầu tiên. Giai đoạn sau 15 ngày phát
hoa vẫn tiếp tục phát triển chiều dài nhưng tốc độ chậm dần để hoàn tất quá trình nở
hoa.
2.5 SỰ ĐẬU TRÁI, RỤNG TRÁI NON, SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA TRÁI
2.5.1 Sự đậu trái
Sự đậu trái có thể được hiểu như là sự tăng trưởng nhanh của bầu nỗn mà thơng
thường là sau khi hoa được thụ phấn và thụ tinh (Iyer et al., 1989). Sự đậu trái xồi có
thể phân biệt bằng mắt sau 36 giờ (Trần Văn Hâu, 2013). Ở ngày đầu tiên sau khi đậu
trái (SKĐT), “trứng cá” có màu vàng xanh sau chuyển qua màu xanh nhạt và đến ngày
thứ 7 thì chuyển hẳn sang màu xanh (Đặng Thanh Hải, 2000). Từ khi xồi ra hoa đến
khi quả chín cần khoảng 100 ngày tùy thời tiết nóng lạnh (Vũ Cơng Hậu, 2000).
9


×