Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển đảo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia biển. Biển thực sự
gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phịng an ninh, bảo vệ mơi trường của mọi miền đất nước.Chẳng thế mà, từ xa xưa,
ông cha ta đã nói tới vị trí to lớn của biển. Biển nước ta không chỉ rộng lớn về không
gian: “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, mà còn là điều kiện để Việt Nam cùng thế giới
bước vào “thế kỷ của đại dương”.
Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Bờ
biển Việt Nam dài 3260 km, trung bình khoảng 100 km 2 đất liền thì có 1 km đường bờ
biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có 2773 hịn đảo lớn nhỏ các
loại, với tổng diện tích 1720 km2… Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Việt Nam có thể
đẩy mạnh viêc phát triển kinh tế biển - đảo một cách có hiệu quả.
Kinh tế biển - đảo là các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác
biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào
yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dãi đất liền bao gồm:
đóng và sửa chữa tàu biển, cơng nghiệp chế biến dầu, khí, cơng nghiệp chế biến thủy
hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học công nghệ biển,
đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển - đảo, điều tra cơ bản về tài ngunmơi trường biển-đảo. Chính vì vậy, đó là những lợi thế cho tất cả các quốc gia trên thế
giới có được vùng bờ biển trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi nước trong đó có
Việt Nam.
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, tức phải cạnh tranh với quốc tế để tồn tại
và phát triển, so với sự phát triển của thế giới đương đại, thì cơ sở hạ tầng của các
vùng biển, ven biển và hải đảo nước ta còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng
biển còn nhỏ lẻ manh mún, các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so
với các nước trong khu vực . Đến nay, Việt Nam chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc
theo bờ biển nối các thành phố, các khu kinh tế, khu cơng nghiệp. Vì vậy, sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình cạnh tranh về kinh tế biển giữa nước ta với các quốc
gia khác trong khu vực và trên thế giới. Với những vấn đề trên, đề tài sẽ đề cập một số
nét khái quát về tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam.
Từ đó, đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế biển-đảo


trong thời gian tới, hầu phát huy được những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên đã ban
tặng.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá khái quát tiềm năng kinh tế biển - đảo Việt Nam
- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam
- Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới quá trình phát triển kinh
tế biển - đảo Việt Nam.
Trang 1


III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm kinh tế biển - đảo nói chung và tiềm năng phát triển kinh tế
biển - đảo Việt Nam nói riêng.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế biển - đảo
Việt Nam.
- Khả năng phát triển kinh tế biển - đảo của Việt Nam.
- Định hướng quá trình phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020.
IV. Giới hạn của đề tài.:
Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung cụ thể mà mục đích và nhiệm vụ đã đề
ra: “Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”. Định hướng và giải pháp
phát triển kinh tế biển - đảo trong thời gian sắp tới.
V. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Biển - đảo là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đối
với tất cả các quốc gia có vùng bờ biển. Vì thế, ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về lĩnh vực này như: “chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”
của PGS – TS Bùi Tất Thắng; “ Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam - tiềm năng và triển
vọng” của GS – TS Lê Đức Tố… Ngoài ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều
tập san, tin tức, báo chí đề cập đến vấn đề này.
VI.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Địa lí học là một mơn khoa học tổng hợp vừa mang tín thực tiễn sâu sắc lại vừa
mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lí cịn mang tính thời đại, nó luôn biến
đổi phù hợp với những khám phá của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, khi tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài “Tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển - đảo Việt Nam”,
tôi đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lí học nói chung
và địa lý kinh tế - xã hội nói riêng để hồn thành đề tài của mình.
1. Phương pháp luận:
1.1. Quan điểm hệ thống:
Địa lí kinh tế học nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ sản xuất một trong các mối
quan hệ tác động qua lại với mơi trường xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề
này, vùng biển - đảo Việt Nam được coi là một hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất,
được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội của biển-đảo Việt Nam và
sự kết hợp hài hòa với các ngành kinh tế khác trong cả nước.
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.
Địa lí kinh tế - xã hội là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ
kinh tế-xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của biển - đảo Việt Nam chúng ta cần xem
xét nó trong một chỉnh thể chung của khu vực và thế giới, giải quyết mối quan hệ giữa
tiềm năng, sự phát triển với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ mơi
trường… Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra những biện pháp cụ thể nhằm
phát huy lợi thế tối đa của ngành của các thành phần kinh tế để tạo động lực phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
Trang 2


1.3.Quan điểm lịch sử viễn cảnh.
Sự phát triển kinh tế nói chung khơng phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận
động có mối quan hệ phù hợp. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế biển - đảo luôn thay
đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng u cầu phát triển của thời kỳ đó. Việc nhìn nhận
chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn của lịch sử đất

nước trong quá khứ và hiện tại cho phép chúng ta vạch ra viễn cảnh dự báo cho sự
phát triển trong tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu… Đề tài còn sử
dụng những phương pháp riêng đặc trưng của khoa học địa lý: phương pháp tổng hợp,
phương pháp bản đồ - biểu đồ… Trong đó, đề tài đặc biệt sử dụng phương pháp lấy ý
kiến chuyên gia, sử dụng những phương pháp mà nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã
sử dụng.
VII. Đóng góp mới của đề tài:
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiển, đề tài cho thấy sự chênh lệch to lớn giữa
tiềm năng và sự phát triển kinh tế biển-đảo. Từ đó đưa ra các định hướng và các giải
pháp tối ưu nhằm phát triển kinh tế biển-đảo một cách có hiệu quả.
VIII. Ý nghĩa của đề tài:
Kinh tế biển-đảo là một nền kinh tế đầy tiềm năng và triển vọng. Tuy nhiên bên
cạnh các tài nguyên khác thì việc khai thác tài nguyên biển cịn q nhỏ bé so với tiềm
năng hiện có. Vì vậy, cần có những định hướng chiến lược, những biện pháp hữu hiệu
nhằm khai thác tốt nguồn tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tổ quốc ta.
IX. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong
phần nội dung được chia thành bốn chương, cụ thể như sau:
- Chương I: Khái quát về Biển Đông và đặc điểm chung của vùng biển Việt
Nam
- Chương II: Tiềm năng về phát triển kinh tế biển-đảo của Việt Nam.
- Chương III: Hiện trạng phát triển kinh tế biển-đảo Việt Nam và vấn đề khai
thác tổng hợp kinh tế biển.
- Chương IV: Định hướng chiến lược và hệ thống các giải pháp phát triển kinh
tế biển-đảo của Việt Nam.

Trang 3



CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I.KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ PHÂN VÙNG BIỂN ĐƠNG:
1.Khái qt về Biển Đơng:

Bản đồ 1.1: Khu vực Biển Đông
Trang 4


“Hành tinh chúng ta” – Trái Đất, là một bà mẹ hiền nuôi dưỡng cho mọi sự
sống hiện hữu. Với diện tích 510.000.000 km2 là một hành tinh lớn thứ 5 trong hệ Mặt
trời, tuy nhiên khác với các hành tinh khác, Trái Đất có những điều kiện thuận lợi làm
phát sinh và duy trì sự sống hàng triệu năm qua. Với diện tích rộng lớn, nhưng biển và
đại dương đã chiếm tới 71% diện tích tồn Trái Đất (tương đương 361.000.000 km 2).
Vì thế, có nhiều nhà khoa học cho rằng mầm mống của sự sống đã bắt nguồn từ đại
dương.
Trái đất có tất cả 4 đại dương và 68 biển lớn nhỏ, trong đó Biển Đơng là biển có
diện tích lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích 3.477.000 km 2 (sau biển San Hơ và biển
Arap), là một vùng biển có nguồn tài ngun vơ cùng phong phú. Khơng chỉ thế Biển
Đơng cịn có tác dụng quan trọng đến lớp vỏ địa lý và cuộc sống của con người: Một
kho nước khá lớn với tổng lượng nước ước khoảng 3.928.000 km3- một nhân tố ảnh
hưởng đáng kể tới khí quyển, nhất là khí hậu ven bờ, quan trọng hơn nữa là nguồn dự
trữ đáng kể về nguồn lợi thuỷ hải sản.
Biển Đông là một biển nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0C, có hoạt
động ln phiên của các dịng biển nóng và lạnh theo mùa đã giúp cho vùng biển này
rất đa dạng về thủy hải sản cả về số lượng loài và số lượng cá thể. Ước tính có hơn
2000 lồi cá, 1647 lồi giáp xác, 70 lồi tơm, 2500 lồi nhuyễn thể… Đây là điều kiện
rất quan trọng để thúc đẩy ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của các nước

phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một nguồn tài
nguyên rất quan trọng khác mà Biển Đông đã ban tặng cho đó chính là nguồn dự trữ
về dầu mỏ và khí đốt khổng lồ. Theo các cuộc khảo sát và thăm dị cho thấy vùng thềm
lục địa Biển Đơng có trữ lượng về dầu mỏ và khí đốt khá lớn. Trong tương lai nguồn
tài nguyên này sẽ phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế chung cho các quốc gia
Đông Nam Á. Hiện nay, dầu mỏ và khí đốt đã được khái thác ở Indonesia, Brunây,
Việt Nam…Ngồi ra trong lịng Biển Đơng cũng cịn chứa đựng rất nhiều tài nguyên
kim loại và phi kim loại khác. Biển Đơng cũng là vùng biển có rất nhiều đảo với hàng
ngàn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong Biển Đơng và một diện tích rừng ngập mặn
khá lớn. Đây là một tiềm năng rất quan trọng để phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải và
bảo vệ an ninh quốc phịng.
Vị trí của Biển Đơng được xác định là từ xích đạo (00) tới 250B thơng với biển
Java ở phía Nam qua các eo Kalimamta, Gaspa và với biển Đơng Trung Hoa ở phía
Bắc qua eo Đài Loan từ kinh tuyến 1000 Đ đến kinh tuyến 1210 Đ, thông với Ấn Độ
Dương qua eo Malăcca và Thái Bình Dương qua eo Basi. Chiều dài từ Singapore tới
Đài Loan khoảng 3000km, còn chiều dài từ bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) tới bờ biển
Kalimantan là khoảng 1000 km. Vì thế đây chính là vùng biển chung của rất nhiều
quốc gia như: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore,
Brunây, Philippin, lãnh thổ Đài Loan và Trung Quốc. Trong đó vùng biển thuộc chủ
quyền làm chủ của Việt Nam khoảng 1.000.000 km2 và với đường bờ biển dài 3260
km. Vì thế, có rất nhiều khó khăn cho việc phân chia quyền lợi và chủ quyền lãnh thổ
Biển Đông giữa các quốc gia nói trên.
Biển Đơng là một vùng biển tương đối sâu, độ sâu trung bình là 1140m, nơi sâu
nhất đạt tới 5559m, nằm ở phía tây một lịng chảo sâu trên 4000m chạy theo hương Tây
Nam – Đông Bắc giữa quần đảo Phlippin. Trong Biển Đơng có 2 vịnh lớn là vịnh Thái
Lan (diện tích 462.000 km2) và vịnh Bắc Bộ (diện tích 126.250 km2) và hàng ngàn các
Trang 5


đảo và quần đảo: Hải Nam (Trung Quốc); Phú Quốc, Hồng Sa, Trường Sa (Việt

Nam)…Đây là những đảo rất có tiềm năng về phát triển du lịch và bảo vệ an ninh quốc
phòng. Tuy nhiên nét nổi bật của Biển Đơng là tính chất biển kín của nó, do bị bao bọc
chung quanh bởi các rìa lục địa, đảo và quần đảo. Dễ hiểu hơn là các đường biển quốc tế
nối liền Nam Á và xa hơn nữa là với Đông Bắc Á cũng như với Châu Mỹ phần lớn đều
đi qua Biển Đơng. Vì vậy, Biển Đơng là trung tâm của Đông Nam Á cả với Trung Quốc
và lãnh thổ Đài Loan. Tính chất biển kín sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm của sóng, dịng
biển, thuỷ triều cũng như cả về giới sinh vật…
- Sóng trong Biển Đơng có 2 loại là sóng gió và sóng lừng. Chế độ sóng phụ thuộc
vào 2 loại gió mùa vào đặc tính của các vịnh và đặc biệt là ảnh hưởng của bão. Mùa
đơng hướng gió chủ yếu là Đơng - Bắc có khi là Bắc hoặc Đơng. Mùa hè hướng gió lại
có hướng Tây – Nam. Sóng lừng được hình thành cùng với sóng gió, thường hình
thành khi gió chuyển hướng hoặc giảm tốc độ.
- Thuỷ triều trong Biển Đông rất phức tạp với sự biểu hiện đồng thời của 4 loại
thuỷ triều khác nhau đó là: Chế độ nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều
đều, bán nhật triều khơng đều.
Sóng và thuỷ triều là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dãi đất ven biển: Các cửa
sơng hình phễu các hiện tượng xói lở bờ và bồi tụ, các lạch triều và bãi triều, các quần
xã thực vật ngập mặn… đã nói lên điều đó.
- Các hải lưu trong Biển Đông cũng đổi hướng theo mùa. Vào mùa đơng, dưới
tác dụng của gió mùa Đơng - Bắc, luồng hải lưu chuyển động theo hướng Đông BắcTây Nam áp sát bờ biển Kalimantan, bờ tây quần đảo Philippin để nhập lại vào hải lưu
chính. Ở trung tâm biển này còn xuất hiện một nghịch lưu chảy ngược với hướng của
hải lưu chính nói trên. Vào mùa hè, trong khi dịng hải lưu Đơng - Bắc yếu dần, hình
thành một dịng hải lưu trơi tương đối rộng ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và Trung Bộ
Việt Nam, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc nhưng ngày càng lệch về phía đơng
sát bờ biển Philippin. Phần lớn khối nước trôi này chảy qua eo biển Đài Loan để nhập
vào hải lưu quy mô địa cầu là hải lưu Kurơsivơ, phần cịn lại hồ vào dịng Đơng BắcTây Nam tạo thành một hệ thống vòng tròn thống nhất (cũng như trong trường hợp
trên ở giữa biển cũng hình thành và rồi cũng hồ nhập vào hải lưu chính). Có thể nói
các chế độ sóng, thuỷ triều và hải lưu trong Biển Đông rất phức tạp và nghiên cứu
chúng có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế ven bờ và trên biển, nhất là giao
thông, đánh bắt và khai thác dầu khí.

Tóm lại, Biển Đơng là một biển lớn mà tài nguyên lại vô cùng phong phú. Do
đó, để phát triển nền kinh tế biển, muốn sử dụng hợp lý và tối ưu tài nguyên này cần
nghiên cứu tỉ mỉ và sâu sắc vùng biển để kết quả thu được ngày càng hiệu quả hơn.
Đồng thời Biển Đông cũng là cầu nối liên lục địa, tức là giao thông hàng hải, đặc biệt
là hàng hải quốc tế cũng có tác dụng rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói
riêng và các quốc gia Đơng Nam Á nói chung. Khơng chỉ vậy Biển Đơng cịn là vùng
biển rất có tiềm năng để phát triển du lịch với các trung tâm nghỉ mát nổi tiếng như:
Nha trang, Vũng Tàu, Singapore…Đây là một ngành kinh tế tương đối hấp dẫn trong
tương lai là một ngành kinh tế mũi nhọn cho các quốc gia Đơng Nam Á có vùng biển.
Đặc biệt, Biển Đông đã trở thành nơi cư trú và sản xuất cho con người, nhất là từ khi
Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1998 là năm Quốc Tế Đại Dương và coi đại dương là một
di sản chung của toàn nhân loại.
Trang 6


2. Phân vùng Biển Đông:
Phân vùng Biển Đông cũng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Trước hết
là đối với địa lý học qua phân vùng Biển Đông sẽ phát hiện ra các đặc trưng cơ bản và
độc đáo của từng khu vực biển, đồng thời lại xác định mối quan hệ giữa các đặc trưng
hải văn đó với mơi trường địa lý địa phương. Sau nữa là về phương diện thực tiễn sản
xuất có thể sử dụng triệt để và hợp lý nguồn tài nguyên tại các khu vực biển đó. Hệ
thống phân vùng Biển Đơng được chia thành các cấp sau:
Bảng: 1.1: Các cấp phân vùng Biển –Đơng
Miền

Khu

Vùng

1


1

2

Kí hiệu

Tên gọi

1

111

Bắc

2

112

Hồng Sa

2

3

123

Đơng Bắc

3


4

a

134a

Tây vịnh Bắc Bộ

b

134b

Đơng vịnh Bắc Bộ

5

245

Phú Quý

6

246

Tây Nam

7

257


Song Tử

8

258

Trường Sa

269a

ĐB vịnh hái Lan

4
5
6

9

Á vùng

a

b
269b
TN Vịnh Thái Lan
Nguồn: Địa lí tự nhiên Biển Đơng của Nguyễn Văn Âu
- Miền: Là phân vị lớn nhất trong Biển Đơng mang đặc tính của sự phân hố
theo qui luật địa đới.
- Khu: Là cấp phân vị thứ hai trong biển do sự phân hoá theo qui luật phi địa đới

mà ở đây là sự phân hoá theo hướng kinh tuyến.
- Vùng: Là cấp phân vị nhỏ nhất song là cơ bản của hệ thống thể hiện ở cả hai
qui luật trên.
Theo kết quả trên thì hệ thống phân vùng Biển Đơng đã có sự phân hố thành
các khu vực khác nhau với một hệ thống phân vị gồm:
+ Miền: 2 đơn vị :Bắc và Nam Biển Đông
+ Khu: 6 đơn vị: Đông Bắc, Tây Bắc, vịnh Bắc Bộ, Đông Nam, Tây Nam và vịnh
Thái Lan.
+ Vùng: 9 đơn vị: Mỗi vùng tương ứng với một khối nước nhất định: Bắc, Hồng
Sa, Đơng Bắc, vịnh Bắc Bộ, Phú Quí, Tây Nam, Song tử, Trường Sa, vịnh Thái Lan.
Khi mã hố thì các vùng sẽ được biểu thị như sau:
Trang 7


Sơ đồ 1.1: phân vùng Biển Đông
Trang 8


Tóm lại, nước là một mơi trường khá đồng nhất, song do tác động của quá trình
động lực, nhất là hoạt động của các hải lưu nên trong Biển Đông cũng có sự phân hóa
thành các khối nước khác nhau. Tuy vậy sơ đồ này cũng mới phản ánh được những nét
cơ bản nhất của một vùng biển phức tạp này.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1.Toàn cảnh biển – đảo Việt Nam.

Trang 9


Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 đảo lớn, nhỏ với diện tích 1.720 km 2,

trong đó các đảo nhỏ dưới 0,5 km2 chiếm hơn 97% và tập trung chủ yếu ở vùng biển
vịnh Bắc Bộ đó là các đảo đá vơi, địa hình thấp, chịu nhiều tác động của q trình
phong hóa hóa học, tạo nên một quần thể đảo có kiến trúc đặc sắc: các sườn, vách dốc
đứng với các đỉnh sắc nhọn, hoặc các khối đá đổ vở chồng chất và các hốc sóng vỗ một cảnh quan độc nhất vô nhị trong ý nghĩa toàn cầu về giá trị địa chất và địa mạo.
Vùng đá vôi Karst với cái tên huyền thoại “di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long”.
Các đảo lớn từ 1 km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10 km 2 trở
lên như: Phú Quốc 568 km2, Cát Bà 297 km2, Cái Bầu 200 km2, Côn Đảo 76 km2, Phú
Quý 39 km2…những đảo này chiếm tới 82% diện tích tự nhiên các đảo khoảng 1413
km2, phân bố rải rác từ vùng biển ven bờ Quảng Ninh tới Kiên Giang, các đảo có địa
hình chủ yếu là đồi núi thấp, dạng khối bất đối xứng.
Nhìn chung, các đảo đều có sườn thoải ( thường là sườn khuất gió, ít chịu tác
động của q trình động lực biển) phát triển theo bề mặt các lớp đá có thế nằm
nghiêng, có các bề mặt san bằng và các bậc thềm mài mòn trên những độ cao khác
nhau 300m, 200m, 100 m, 70m, 50m… Dưới chân đảo là những cung bờ lỡm với các
địa hình tích tụ cát thạch anh trắng mịn, là những bãi tắm lý tưởng với những kích
thước khác nhau như vài chục mét đến vài trăm mét, thậm chí đến cả vài ngàn mét
như: Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu, Phú Quốc, Phú Quý… Sườn đón gió là những vách
đá dốc đứng (300 – 600), chịu tác động mạnh của quá trình thủy động lực và vận động
kiến tạo cục bộ tạo nên các cảnh quan địa chất hùng vĩ. Đặc biệt các đảo cấu tạo từ đá
granit ở vùng ven biển miền Trung có các khe nứt, các hốc đá cheo leo trên sườn dốc
là những nơi cư trú của chim yến như: Hịn Khơ, Hịn Lao, Cù Lao Chàm và các đảo ở
vùng biển Nha Trang đem lại nguồn lợi rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế.
Về cấu tạo địa chất các đảo lớn có sự phân hóa theo từng vùng. Các đảo ven
vịnh Bắc Bộ được cấu tạo từ đá cacbonat chiếm ưu thế, các đảo ven bờ từ Thanh Hóa
đến Bình Thuận và các đảo ven bờ Tây Nam được cấu tạo chủ yếu từ đá macma xâm
nhập, đá trầm tích, granit và phun trào. Lớp vỏ phong hóa phủ trên sườn các đảo này
thường khơng dày, thành phần vật chất gắn liền với cấu tạo địa chất, chủ yếu là đất
feralit nâu vàng trên sản phẩm phong hóa đá vơi có thành phần cơ giới từ thịt nặng tới
sét pha. Đất feralit vàng đỏ trên sa diệp thạch có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc tốt.
Đất cát hoặc đất nghèo mùn và nghèo đạm thường làm lượng lân và kali từ trung bình

đến nghèo phân bố ở các thềm biển ở độ cao từ 6 – 10 m.
Bản
đồ 1.2:
Các
đảo
và quần
Việt
Địa hình đáy biển
xung
quanh
đảo
khơng
đồngđảo
nhất
vàNam
khá phức tạp gồm: địa
hình tích tụ, nơng thoải từ độ sâu 2m và từ 10 đến 20 m với thảm san hô rất phát triển
độ che phủ đạt 60% Bản
- mộtđồhệ1.2:
sinh
thái
đặcvàtrưng
biển nhiệt đới có hệ số đa
Các
đảo
quầncủa
đảovùng
Việt Nam
dạng sinh học cao, giàu nguồn lợi đặc sản. Ngoài ra, hệ sinh thái san hơ cịn là bộ lọc
nước tự nhiên cao cấp làm sạch mơi trường nước biển. Địa hình xâm thực ở chân đảo

tạo thành các thung lũng ngầm kéo dài và các rãnh sâu dưới chân các mũi nhô của đảo
độ sâu có thể đạt đến 30 m hoặc sâu hơn tạo thành những cư sinh của các loài đặc sản
như: tôm hùm, các nhuyễn thể sống bám vào vách đá.

Trang 10


Ở ngồi khơi vùng biển Viêt Nam cịn có hai quần đảo lớn đó là quần đảo
Hồng Sa và quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá, san hô với dạng ám tiêu san hơ
vịng độc đáo. Hai quần đảo có một ý nghĩa rất lớn trong vai trị tiền tiêu bảo vệ tổ
quốc.
Có thể khẳng định, biển – đảo Việt Nam là một đơn nguyên cảnh quan địa chất,
địa mạo, là một hệ sinh thái hồn chỉnh, có rừng có biển, có núi, có bãi cát và chan hòa
ánh sáng mặt trời. Cảnh quan biển – đảo trán lệ, khí hậu trong lành đến tinh khiết, tài
nguyên đa dạng và phong phú, không gian rộng lớn đến vô tận là nguồn sinh lực dồi
dào cho sự phát triển của con người và xã hội. Lấy biển làm chổ dựa nhằm thõa mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người dưới điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Do hoàn cảnh tự nhiên về cấu tạo địa chất, địa hình và cảnh quan mà mỗi đảo
có những nét riêng, song lại có chung một điểm là nét lý tưởng để phát triển kinh tế sinh thái và du lịch. Trên thực tế rất nhiều đảo trên thế giới đã phát triển thành những
thiên đường du lịch nổi tiếng như: Ha Oai (Thái Bình Dương), Manlta (Địa Trung
Hải), Mandivơ (Ấn Độ Dương), Bacmuđa (Đaị Tây Dương)…đã đem lại nguồn tài
chính lớn lao cho các nước như: Hoa kì, mỗi năm có khoảng 45 triệu du khách đến
tham gia du lịch biển – đảo và thu được 8 tỷ USD; tại Canada có 65 triệu lượt và thu
về 4,7 tỷ USD, tại Nhật bản có 100 triệu lượt, cịn tại Trung Quốc có khoảng 1.500
điểm phong cảnh du lịch bờ biển và hải đảo đã thu hút hàng trăm triệu lượt khách du
lịch mỗi năm.
2. Đặc điểm hải văn Biển Việt Nam:
2.1.Nhiệt độ:
Nhiệt độ nước biển trung bình hàng năm ở vùng biển nước ta khoảng 23 0C và
có sự thay đổi theo mùa, theo khu vực và theo độ sâu. Ở vùng biển nước ta nhiệt độ

nước biển tăng dần từ bờ biển ra ngoài khơi. Sự dao động theo mùa của nhiệt độ nước
biển rất đáng kể. Tại khu vực phía Bắc của vịnh Bắc Bộ, nhất là vùng ven bờ về mùa
đơng nhiệt độ có thể xuống dưới 150C. Trong thời kì mùa hạ, nhiệt độ trên khắp vùng
biển nước ta tương đối đồng nhất và đạt khoảng 30 0C. Như vây, sự chênh lệch lớn của
nhiệt độ nước biển từ Bắc vào Nam cũng chỉ xảy ra vào thời kì đầu mùa đơng, tương
tự như đối với nhiệt độ khơng khí trên đất liền.
Nhiệt độ nước biển ở vùng biển Việt Nam cũng giảm theo độ sâu tùy thuộc vào
độ sâu đáy biển và vị trí vùng biển. Ở vùng biển nơng nhiệt độ nước biển giảm dần và
diễn ra từ từ, giữa tầng mặt và tầng đáy chỉ chênh lệch 10C – 20C. Ở ngoài khơi, nhất là
ở vùng biển sâu sự giảm nhiệt độ diễn ra phức tạp hơn nhiều.
2.2. Độ mặn:
Độ mặn trung bình ở vùng biển nước ta khoảng 32 - 33%0 song cũng có sự thay
đổi theo thời gian và không gian. Ở khu vực ven bờ, do ảnh hưởng của nước sơng nên
độ mặn giảm đi và có sự thay đổi theo mùa cũng như có sự khác nhau giữa các khu
vực. Ở ngồi khơi nước biển có tỷ lệ mặn cao và thường ổn định hơn. Sự biến động
theo mùa của độ mặn có thể dao động từ dưới 20% 0 trong mùa mưa đến trên 30 –
32%0 trong mùa khô khiến cho biên độ hàng năm của độ mặn cũng thay đổi theo từng
khu vực.
VD: Tại Hịn Dáu là 17,5%0, Văn Lí là 9,3%0, Vũng Tàu là 5,8%0...
Trang 11


Ở ngồi khơi thì độ mặn ổn định hơn và có biên độ năm thấp như: Hồng Sa
0,75%0, Trường Sa 1,7%0…Độ mặn nước biển còn tăng theo độ sâu, sự gia tăng này
thể hiện tương đối rõ ở khu vực ven biển. Cịn ở ngồi khơi chỉ tăng khoảng 1%0.

2.3. Thủy triều:
Chế độ thuỷ triều ven bờ biển Việt Nam có những nét riêng khác với các khu
vực khác trên thế giới. Dọc bờ biển Việt Nam phổ biến là chế độ nhật triều (gồm nhật
triều đều và nhật triều khơng đều), cịn chế độ bán nhật triều (gồm bán nhật triều đều

và bán nhật triều không đều) khá phổ biến trên thế giới thì lại kém phát triển ở nước ta.
Các nhân tố chính tác động đến chế độ nhật triều ở nước ta là địa hình và độ sâu của
đáy biển, ở các vũng vịnh và hải đảo, nhất là đảo Hải Nam
- Chế độ nhật triều đều: Xảy ra ở phía Bắc của vịnh Bắc Bộ như ở Thiên Mơn,
Cẩm Phả, Hịn Gai…và ở vịnh Thái Lan.
- Chế độ nhật triều khơng đều: Xảy ra ở phía Nam vịnh Bắc Bộ như Hòn Niên,
Đồng Hới, Quy Nhơn, Nha Trang… và ở Nam Bộ như Cà Mau, Hà Tiên…
- Chế độ bán nhật triều đều: Chế độ thuỷ triều này rất hiếm ở nước ta, chỉ phát
triển trong phạm vi vài chục km ở khu vực cửa Thuận An.
- Chế độ bán nhật triều khơng đều: Cũng ít xảy ra ở nước ta và tập trung ở hai
khu vực từ Cửa Tùng đến Quảng Ngải và vùng Vũng Tàu – Cơn Đảo.
2.4. Sóng:
Ở vùng biển nước ta sóng khơng lớn lắm nhưng cũng khác nhau về kích thước,
hướng truyền và dạng sóng do sự chi phối của chế độ gió và đặc điểm địa hình bờ
biển. Sóng gió chịu tác động trực tiếp của gió mùa cịn sóng lừng là loại dao động
không chịu tác động trực tiếp của nhân tố sóng mà được phát sinh do sự đổi hướng hay
giảm tốc độ đột ngột của gió, nhất là do gió bão gây ra.
Trong mùa đơng tần suất hướng sóng Đơng Bắc chiếm tới 75%, cao nhất là
trong tháng 1 và tháng 2 có thể lên tới 80 – 90% với số ngày sóng mạnh trên cấp năm
chiếm 20-30%.
Trong gió mùa Tây Nam do tốc độ gió nhỏ nên số ngày lặn sóng lên đến 20%
và số ngày sóng mạnh cấp 5 giảm xuống cịn 10 – 20%. Hướng sóng Tây Nam trung
bình chiếm khoảng 60% trong mùa hạ. Vào thời kì giữa mùa (tháng 7,8) tần suất tối đa
cũng 67%, nhưng khi có bão thì sóng hướng Tây Nam lại lớn hơn hẳn sóng hướng
Đơng Bắc.
2.5. Dịng Biển:
Ngồi các dao động nước biển kể trên, cịn có dạng chuyển động tịnh tiến của
nước biển đó là hải lưu hay dòng biển. Hải lưu chủ yếu trên Biển Đơng là các dịng địa
phương trong nội bộ Biển Đơng do gió mùa và địa hình chi phối. Thế nhưng cũng có
các dịng biển bổ sung từ phía Bắc xuống hay từ phía Nam lên. Hải lưu trên vùng biển

Việt Nam được hình thành bởi hai dịng chảy khác nhau tùy thuộc vào tác động của
gió mùa.
Trang 12


- Vào mùa đơng, gió mùa Đơng Bắc tạo nên một dịng biển chảy theo hướng
Đơng Bắc – Tây Nam kết hợp với một bộ phận nước từ dòng biển lớn Kưrôsivô rẽ
vào, với tốc độ khoảng 60 -70 cm/s (hơn 1 hải lí/h) đơi khi lên tới 100cm/s. Đặc biệt
vào thời kì giữa mùa đơng (từ tháng 12 đến tháng 2) gió mùa Đơng Bắc thổi ổn định
và mạnh, tốc độ của dịng biển có thể đạt tới 2 – 3 hải lí/h.
- Vào mùa hạ, do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên hình thành một dịng biển
chảy theo hướng Tây Nam – Đơng Bắc. Dịng biển này chảy sát bờ biển Trung Bộ
song càng lên phía Bắc càng mở rộng và càng lệch sang phía Đơng rồi chảy vào dịng
biển lớn Kưrơsivơ, tốc độ trung bình chỉ đạt 30cm/s, lớn nhất tới 50 – 60cm/s. Trong
thời gian dịng biển mùa hạ chảy, dịng biển mùa đơng khơng mất hẳn, mà có thể chìm
sâu xuống, chảy ở độ sâu 80 – 140 m.
Trong các tháng chuyển mùa, cả hai dịng biển theo mùa này đều yếu, nên đã
hình thành dịng biển nhỏ chạy vịng trịn, ở phía Bắc xốy nước trịn nằm giữa cửa
vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hồng Sa, cịn ở phía Nam thì từ bờ biển Nam Trung Bộ và
Nam Bộ đến Côn Đảo.
Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, hệ thống dòng biển cũng có sự thay đổi ngược
nhau theo mùa. Tại vịnh Bắc Bộ vào mùa đơng có một dịng biển lạnh chạy theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam ven theo đường bờ với tốc độ 25–30 cm/s, đồng thời từ
cửa vịnh theo hướng Tây Nam – Đơng Bắc có một dịng biển nóng chảy theo bờ đảo
Hải Nam. Cả hai dịng biển này đã tạo thành một dòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
Vào mùa hạ, tại cửa vịnh một dòng biển nóng khác chảy theo hướng Đơng Nam – Tây
Bắc men theo bờ biển Bắc Bộ với tốc độ trung bình 15 – 20m/s rồi vòng về ven biển
đảo Hải Nam hình thành một hệ thống vịng trịn chảy thuận theo chiều kim đồng hồ.
Tại vịnh Thái Lan vào thời kì gió mùa Đơng Bắc, dịng biển biến thành vịng trịn
ngược chiều kim đồng hồ nên ở khu vực bờ biển phía Tây Nam Bộ thuộc Kiên Giang

và Cà Mau có dịng biển Đơng Nam – Tây Bắc với tốc độ 15-20cm/s. Cịn vào thời kì
gió mùa Tây Nam thì dịng biển chảy thành vòng tròn thuận chiều kim đồng hồ nên ở
khu vực bờ biển phía Tây Nam Bộ lại có dịng Tây Bắc-Đơng Nam với tốc độ 1015cm/s. Điều đáng chú ý là ở khu vực giữa vịnh nước chuyển động với tốc độ rất nhỏ
nên đã tạo điều kiện cho sự tập trung một lớp rong nổi, hình thành một biển Sa Gát
nhỏ, giống như ở giữa Đại Tây Dương.
3.Tác động của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam:
3.1.Khí hậu mang tính hải dương:
Tính chất hải dương của
nước ta được thể hiện rõ nét qua
tác dụng điều hịa khí hậu của
Biển Đơng, làm cho độ ẩm khơng
khí của nước ta ln trên 80%.
Vào thời kì mùa đơng, nhiệt độ
của nước biển ấm hơn đất liền,
lượng nhiệt và ẩm của biển đã làm
bớt độ lạnh và khô của kiểu khí
hậu mùa đơng ở miển Bắc đặc
biệt vào các đợt hoạt động mạnh
của gió mùa Đơng Bắc. Vào thời
kì mùa hạ lượng nhiệt và ẩm lớn
Trang 13
Hình 1.1: Bãi biển Vũng Tàu


của biển làm tăng cường lượng mưa và độ ẩm trên đất liền, nhất là ở những nơi có địa
hình chắn gió thuận lợi. Biển tạo nên khí hậu mát mẽ, trong lành cho nên nhiều nơi ở
vùng biển nước ta đã xây dựng trở thành các địa điểm du lịch nghĩ mát, an dưỡng nổi
tiếng như: Nha Trang, Vũng Tàu, vịnh Hạ Long, Phú Quốc…
3. 2. Địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc:
Các dạng địa hình ven

biển nước ta rất đa dạng, đặc
trưng vùng biển nhiệt đới ẩm
với tác động của quá trình
xâm thực – bồi tụ diễn ra
mạnh mẽ trong mối tương
tác giữa biển và lục địa. Đó
là các dạng địa hình vịnh cửa
sơng, các bờ biển mài mòn,
các tam giác châu thổ với bãi
triều rộng lớn, các bãi cát
phẳng lì, các vũng vịnh nước
sâu, các đảo ven bờ và các
dạng san hơ có nhiều giá trị
về kinh tế và du lịch.

Hình 1.2: Bãi biển Trà Cổ

- Từ Móng Cái đến Yên Lập: vốn là một khu vực đồi núi biển tràn ngập, tạo nên
đoạn bờ biển nhiều đảo nhất Việt Nam. Bãi biển Trà Cổ là bãi biển đẹp nhất ở đây.
Nơi đây cịn có một kỳ quan của thế giới là vịnh Hạ Long.
- Đoạn từ Yên Lập đến Lạch Trường: là đoạn bờ biển rất thấp, lầy bùn. Bãi biển
Đồ Sơn được khai thác làm bãi tắm nhưng nước biển vẫn đục vì hịa lẫn phù sa do các
cửa sơng lân cận đổ ra.
- Đoạn từ Lạch Trường đến Quy Nhơn: Đây là đoạn bờ biển khúc khuỷu, song
được san bằng qua phương thức cồn – phá. Những mõm núi nhô ra biển được nối liền
với nhau bởi các cồn cát, bãi cát lấy kín vùng biển làm thành các phá nối, phá bị lấp
thành đồng bằng chân núi. Cũng vì thế, đoạn này có nhiều bải tắm đẹp nổi tiếng như:
Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Thuận An, Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh…
- Đoạn từ Quy Nhơn đến Mũi Dinh: Là đoạn bờ biển có dạng trẻ nhất và khúc
khuỹu nhất với nhiều mũi đất, vách đá và vũng biển kín đáo. Đây cũng là đoạn bờ biển

tuyệt đẹp, có sự hòa huyện giữa núi và biển. Nổi tiếng nhất là vịnh Cam Ranh, kín đáo
có độ sâu từ 20 -30 m, tàu biển có trọng tải 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng.
- Đoạn từ Mũi Dinh đến Vũng Tàu: đây là đoạn bờ biển có địa hình bằng phẳng,
có những đụn cát màu đỏ, có 2 mũi đá là mũi Kê Gà và mũi Vũng Tàu che chắn cho
vùng bờ biển này.
- Đoạn từ Vũng Tàu đến Hà Tiên: là bờ biển tam giác châu. Tuy vậy, do ảnh
hưởng của thủy triều vào sâu, nên cảng Sài Gòn mặc dầu nằm xa biển trên 80 km
nhưng cũng đã xây dựng thành cảng lớn nhất Việt Nam với mực nước sâu có thể tới
18m, tàu trọng tải 20.000 tấn có thể ra vào dễ dàng.
- Dọc bờ biển khu vực bán đảo Cà Mau có rừng ngập mặn rất phát triển với diện
tích trên 300.000 ha.
Trang 14


Ở ngồi khơi Biển Đơng thuộc vùng biển nước ta cịn có địa hình kiểu san hơ
với 2 quần đảo Trường Sa và Hồng Sa. Đó là các đảo san hô và các đảo đá, bãi cạn,
xung quanh bề mặt được bao phủ cát và sát sinh vật biển. Tại nhiều nơi còn được phủ
bởi một lớp phân chim biển khá dày. Đây cũng là một nguồn nguyên liệu đáng kể để
phục vụ cho ngành sản xuất phân bón.
3.3. Cảnh quan thiên nhiên rừng ưu thế:
Lượng mưa, độ ẩm cao do
Biển Đông mang lại đã xúc tiến mạnh
mẽ hơn cường độ vịng tuần hồn
sinh vật vốn đã thuận lợi trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới nước ta. Ngồi
trừ một số địa phương có khí hậu khơ
khan hoặc những nơi đất bị khai thác
kiệt quệ, còn lại khắp mọi nơi trên đất
nước, màu xanh bao phủ do quá trình
tái sinh, hồi phục rừng diễn ra mau

chóng. Địa hình đồi núi chiếm chủ
yếu khiến cho cảnh quan rừng là tiêu
biểu cho thiên nhiên nước ta. Cảnh
quan rừng đã thay thế cảnh quan sa
mạc, bán hoang mạc nhiệt đới, cận
nhiệt đới mà ta thấy ở các nước có
cùng vĩ độ thuộc vùng Tây Nam Á và
Bắc Phi.

Hình:1.3: Rừng ngập mặn Cần Giờ

Hình dạng bán đảo còn mang lại cho tài nguyên rừng nước ta diện tích rừng
nhiệt đới ẩm thường xanh ngập mặn ven biển khá rộng, có tới 450.000 ha, riêng vùng
Nam Bộ là 300.000 ha, lớn thứ 2 thế giới chỉ sau rừng ngập mặn Amadôn. Hệ sinh thái
rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Tuy nhiên,
hiện nay rừng ngập mặn đã bị thu hẹp lại đáng kế do nhiều nguyên nhân khác nhau.
3.4. Thiên tai:
Kèm
theo
những điều kiện thuận
lợi do biển mang lại
thì trung bình mỗi
năm vùng đồng bằng
và ven biển nước ta
đón nhận từ 3-4 cơn
bão trực tiếp từ Biển
Đơng đổ vào. Năm
bão nhiều có tới 8-10
cơn, năm ít cũng 1-2
cơn. Bão qua Biển

Đông gây mưa to,
lượng mưa đột ngột
tăng lên đến 300-400
mm trong 24 giờ,
Trang 15
Sơ đồ 1.2: Đường đi của bão Cimaron


nước dâng mạnh, gió giật mạnh, sóng lớn làm phá hủy các cơng trình xây dựng, đắm
chìm tàu bè và làm ngập mặn đất đai. Những đợt sóng lớn (sóng lừng) do gió bão gây
ra có thể rất cao, độ cao cực đại ở Cô Tô, Bạch Long Vĩ là 6-7m, Hồng Sa, Trường
Sa là 11m… Bão lớn, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phịng
tránh vẫn thường xuyên đe dọa hàng năm, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng
ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Trung Bộ.
Sử dụng hợp lí nguồn tài ngun thiên nhiên biển-đảo, phịng chóng ơ nhiểm
mơi trường, thực thể những biện pháp phịng chóng thiên tai là những vấn đề hệ trọng
cần giải quyết trong chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển-đảo nước ta.
4. Vùng biển và chủ quyền của nước Việt Nam:
Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
Sơ đồ 1.3: Vùng biển và chủ quyền của Việt Nam

4.1. Nội Thủy:
Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở để tính lãnh hải của mỗi quốc
gia. Ngày 12 tháng 11 năm 1982, chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ
sở ven đường bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Việc xác định các điểm
chuẩn là các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển để vạch đường cơ sở của nước ta
được dựa trên cơ sở pháp lí phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Riêng đường
cơ sở của các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vịnh Thái Lan sẽ được quy
định sau do hiện nay chưa giải quyết xong vấn đề chủ quyền và phân định biên giới

trên biển với các nước có liên quan. Theo đó, vùng nội thủy của nước ta mặc dù nằm
trên biển song vẫn được coi như lãnh thổ trên đất liền.
4.2. Lãnh hải:
Lãnh hải Việt Nam theo tuyên bố của chính phủ nước ta ngày 12 tháng 5 năm
1977, có chiều rộng là 12 hải lí.
Ranh giới phía ngồi của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển. Trên
thực tế, đó là các đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí.
4. 3. Tiếp giáp lãnh hải:
Tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền của một nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta cũng được
Trang 16


quy định có chiều rộng 12 hải lí. Trong vùng này, nhà nước ta có quyền thực hiện các
biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phịng, kiểm sốt thuế quan, các quy định về y tế,
môi trường, di cư, nhập cư…
4.4. Vùng đặc quyền kinh tế:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển hợp với lãnh hải có chiều rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta có chủ quyền tồn bộ về kinh tế nhưng
vẫn để các nước khác được đặt các đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền,
máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không, đúng như các công ước
quốc tế về Luật Biển đã quy định.
4.5. Thềm lục địa:
Thềm lục địa nước ta cũng được nhà nước quy định bao gồm: đáy biển và lòng
đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt
Nam cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, có độ sâu 200m hoặc sâu hơn nữa. Nơi nào bờ
ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở khơng đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy
được tính cho đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hồn tồn về mặt thăm dị,
khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ

quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng 1.000.000 km2 tại Biển Đông.
4.6. Vùng Trời:
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên
đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngồi của
lãnh hải và khơng gian của các hải đảo.
5. Phân định vịnh Bắc Bộ:
Trước yêu cầu cần xây dựng một hệ thống đường biên giới quốc gia rõ ràng
nhằm tạo ra môi trường xung quanh ổn định cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước, cùng với việc giải quyết những vấn đề biên giới lãnh thổ với các quốc
gia láng giềng khác. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở đây là việc giải quyết việc phân
định ranh giới trên vùng vinh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vịnh Bắc Bộ có diện tích 126.250 km2, bờ biển có tổng cộng chiều dài khoảng
1458 km, trong đó bờ biển của Việt Nam dài khoảng 763 km và Trung Quốc 695 km.
Dọc theo bờ biển của vịnh có 16 triệu người dân Việt Nam sinh sống ở 10 tỉnh, thành
phố và 40 triệu người dân Trung Quốc sinh sống ở 3 tỉnh Quảng Tây, Hải Nam và
Quảng Đơng.Vịnh có 2 cửa là : eo biển Quỳnh Châu và eo chính là từ đảo Cồn Cỏ tới
đảo Hải Nam rộng khoảng 112 hải lí. Trong vịnh có khoảng 3000 hịn đảo lớn nhỏ,
nhưng đối với phần vịnh thuộc Việt Nam là 2300 đảo.
Vịnh Bắc Bộ là cửa ngỏ giao lưu lớn và lâu đời của Việt Nam và thế giới, có
tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thương mại quốc tế cũng
như bảo vệ quốc phòng, an ninh của nước ta. Vịnh cịn có nguồn tài ngun thiên
nhiên phong phú về hải sản và đáy biển của vịnh được dự báo là có tiềm năng về dầu
và khí đốt. Việc duy trì và ổn định trong vịnh, thơng qua đó đảm bảo thương mại hàng
hải và khai thác hiệu quả các tài nguyên của vịnh, sẽ góp phần quan trọng vào công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Trung Quốc, vịnh Bắc Bộ cũng có tầm
quan trọng to lớn khơng kém, đặc biệt là đối với khu vực phía Nam của Trung Quốc.
Vì Vậy, cả 2 nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh Bắc Bộ.
Trang 17

Sơ đồ 1.4: Phân định vịnh Bắc Bộ



Sơ đồ 1.4: Phân định vịnh Bắc Bộ
Do chiều rộng của vịnh Bắc Bộ nơi rộng nhất không đến 200 hải lý do bờ biển
Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu nằm đối diện nên vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của 2 nước trong vịnh bị “chồng lấn” lên nhau. Ở khu vực ngồi cửa sơng Bắc
Ln, nơi bờ biển 2 nước tiếp liền nhau, lãnh hải của 2 nước cũng có sự chồng lấn và
do đó, cần được phân định và tiến hành đàm phán để phân định lãnh hải nhằm xác
định biên giới trên biển và ranh giới vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ gồm 11 điều khoản, quy định về một đường
phân định nối tuần tự 21 điểm có tọa độ địa lí cụ thể để phân định rõ ràng lãnh hải ( từ
điểm số 1 đến điểm số 9) và ranh giới chung cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa ( từ điểm số 9 đến điểm số 21). Phạm vi phân định theo Hiệp định là toàn bộ vịnh
Bắc Bộ, với đường ống của vịnh là đường thẳng nối giữa mũi Oanh Ca ( đảo Hải
Nam) qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị. Hiệp
định cũng quy định hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán quốc gia của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
trong vịnh đã được phân định theo Hiệp định. Theo đó, mỗi bên tự chủ tiến hành việc
Trang 18


thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sản trong phạm vi vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Đối với các mỏ dầu khí tự nhiên đơn nhất
hoặc các mỏ khống sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên phải thông qua
hiệp thương hữu nghị để đạt thõa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc
phân chia cơng bằng lợi ích thu được. Đồng thời hai bên đồng ý trao đổi về việc sử
dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, hợp tác nhằm bảo tồn, quản lý
và sử dụng tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh. Mọi tranh
chấp giữa hai bên liên quan đến Hiệp định sẽ được giải quyết một cách hịa bình, hữu

nghị thơng qua thương lượng, việc giải quyết này không ảnh hưởng hay phương hại
đến lập trường của mỗi bên đối với các quy phạm quốc tế về biển.
Theo đường phân định này thì phía Việt Nam được hưởng 67.203 km2 ( chiếm
53,23% diện tích vịnh), phía Trung Quốc được hưởng 59.047 km2 ( chiếm 46,77%
diện tích vịnh). Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức được hưởng
lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (hiệu lực 25%), đảo
Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa. Đây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp và điều kiện cụ thể
của vịnh.
6. Việc xác định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là các hòn đảo mà cả một thời gian
dài ít ai biết đến. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một
dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa và ban đầu được người Việt gọi
chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức “
đội Hoàng Sa” ra quần đảo này thu gơm hàng hóa và đánh bắt thủy hải sản q hiếm
đem về dâng nạp. Thơng qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo này
liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, Nhà Nguyễn đã làm chủ hai
quần đảo từ khi hai quần đảo này còn chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào
và biến hai quần đảo này từ “ít ai biến đến” thành bộ phận khơng thể tách rời của lãnh
thổ Việt Nam.
Thời kì Pháp xâm lượt Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến
An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo
Hồng Sa bằng việc tiến hành tuần tra, kiểm sốt và đưa quân ra chiếm đóng trên các
đảo. Sau chiến tranh thế giới lần hai, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Sau 1954
hai quần đảo này thuộc chủ quyền của chính quyền cộng hịa Miền Nam, khi đó Hồng
Sa được sáp nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế cịn Trường Sa thì sáp nhập vào tỉnh
Phước Tuy (nay là tỉnh Bình Định và Phú Yên).
Tháng 1/1974, khi Trung Quốc dùng khơng qn và hải qn đánh chiếm quần
đảo Hồng Sa, chình quyền Sài Gịn đã tố cáo Bắc Kinh đã quy phạm chủ quyền Việt

Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/01/1974, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hịa Miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung
Quốc. Ngày 14/02/1975, Bộ ngoại giao chính quyền Sài Gịn cơng bố Sách trắng về
các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
Quốc hội Việt Nam đã nhấn mạnh "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa
thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và
Trang 19


những tiêu chuẩn của công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982”. Cho đến
nay, Việt Nam đang thực sự quản lý 21 đảo, đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa,
không ngừng củng cố phát triển cơ sở vật chất và đời sống kinh tế - xã hội nhằm từng
bước xây dựng huyện đảo trở thành đơn vị hành chính ngang tầm với vị trí và vai trị
của nó trong hệ thống tổ chức hành chánh của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Lập trường của Việt Nam là nước ta chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất
từ thế kỷ XVII khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào và Nhà nước Việt
Nam đã thực hiện thực sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hịa bình cho đến
khi nó bị nước ngồi dùng vũ lực xâm chiếm.

Bản dồ 1.3: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Bản đồ 1.3: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trang 20


CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN-ĐẢO CỦA
VIỆT NAM

I. Khái niệm kinh tế biển – đảo:
Theo GS – TS Bùi Tất Thắng: Kinh tế biển – đảo là các hoạt động kinh tế trực
tiếp liên quan đến khai thác biển – đảo, tuy không trực tiếp diễn ra trên biển – đảo
nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển-đảo hoặc trực tiếp phục vụ
các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển gồm: đóng và sữa chửa tàu biển,
cơng nghiệp chế biến dầu khí, cơng nghiệp chế biển thủy hải sản, cung cấp dịch vụ
biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học – công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục
vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển.
II. Vài nét về đảo, quần đảo Việt Nam:
Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo, trong đó có 12 huyện đảo và phân bố
thành 4 khu vực đảo:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về các huyện đảo Việt Nam năm 2000
Diện tích (km2) Dân số (người)

STT

Huyện đảo

MĐDS

1

Vân Đồn

482

32.400

67


2

Cơ Tơ

35

1.900

54

3

Cát Hải

325,5

26.700

82

4

Bạch Long Vĩ

20,7

-

-


5

Cồn Cỏ

4

-

-

6

Hồng Sa

-

-

-

7

Lý Sơn

10,7

18.300

1710


8

Trường Sa

10

-

-

9

Phú Q

16

18.100

1131

10

Cơn Đảo

76

6.000

79


11

Kiên Hải

39

20.100

515

12

Phú Quốc

593,2

52.700

88

Nguồn: Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược và Trung Hải
1. Các đảo và quần đảo thuộc Quảng Ninh – Hải Phịng:
Đây là khu vực có nhiều đảo nhất nước ta khoảng 2300 hòn đảo, chủ yếu là đảo
đá vôi chạy dài dọc bờ biển tạo nên cảnh quan du lịch nổi tiếng như vịnh Hạ Long.
Các dảo lớn như Cát Bà (297 km2), Cái Bầu (200 km2), Cô Tơ ( 37 Km2)…hầu hết các
đảo này có rất nhiều rừng, có thể xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên với các hệ sinh
thái đảo rất độc đáo. Đảo Bạch Long Vĩ (20,7 km 2) cách Hải Phòng 70 hải lý nổi tiếng
là đảo “bào ngư”, đồng thời là tiền đồn ngồi cùng phía Đơng Bắc của tổ quốc nên có
giá trị rất lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Trong vùng này có 4 huyện đảo:
Trang 21



1.1 Huyện đảo Vân Đồn:
Là huyện đảo nằm trong vịnh cùng tên Vân Đồn nằm ở phía Đơng của thị xã
Cẩm Phả diện tích 482 km2, với số dân 32.400 người. Huyện đảo gồm nhiều đảo lớn
như Cái Bầu, Trà Bản, Quan Lan, Phượng Hoàng và nhiều đảo nhỏ khác. Đây là một
huyện đảo có dân số tương đối đơng, đó là một yếu tố quan trọng về nguồn lao động
địa phương góp phần đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế.
1.2. Huyện đảo Cô Tô:
Cô Tô là một huyện đảo gồm 29 đảo nhỏ và 2 đảo lớn là Cơ Tơ và Thanh Lam
với tổng diện tích khoảng 37 km2. Đây là huyện đảo nằm trong vùng biển rất trù phú
về nguồn lợi thủy hải sản, cư dân trên đảo sống chủ yếu là nghề nuôi, đánh bắt hải sản
và làm nơng nghiệp. Đặc biệt ở đây cịn rất nổi tiếng về nghề nuôi trai ngọc với giá trị
kinh tế rất cao.
1.3. Huyện đảo Cát Hải:
Là một huyện đảo gồm 2 đảo lớn là Cát Hải và Cát Bà, diện tích 325,5 km 2.
Trên đảo có rất nhiều vũng kín thuận lợi cho tàu thuyền trú đậu và xây dựng các cảng
biển. Dọc theo bờ biển cịn có những bãi biển trắng mịn có thể khai thác thành bãi tắm
phục vụ cho việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, trên đảo Cát Bà cịn có vườn quốc
gia cùng tên Cát Bà được thành lập vào năm 1986, diện tích của khu rừng này là
10.000 ha, trong rừng còn bảo tồn nhiều động, thực vật quý hiếm rất thích hợp cho
việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghiên cứu.
1.4 Huyện đảo Bạch Long vĩ:
Là huyện đảo được thành lập vào tháng 12 năm 1992 với tổng diện tích 20,7
km2. Ở đây có địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước ngọt tương đối thuận lợi
để cho cư dân sinh sống và phát triển kinh tế đặc biệt là khai thác hải sản và trồng trọt.
Đây là khu vực biển có rất nhiều bào ngư, phục vụ tốt cho nhu cầu xuất khẩu.
2. Các đảo và quần đảo Bắc Trung Bộ:
BTB là khu vực có ít đảo nhất nước ta, đáng kể nhất là các đảo: Hòn Mê, Hòn
Ngừ, Hòn Mát, Cồn Cỏ… Các đảo này không lớn nhưng lại chứa nhiều đặc sản quan

trọng như: tổ yến, ngọc trai… là những sản phẩm rất có giá trị cho xuất khẩu. Trên hịn
Ngư có nhiều bãi biển tốt rất có điều kiện để phát triển thành bãi tắm phục vụ phát
triển ngành du lịch nghĩ dưỡng. Nhưng quan trọng hơn là Cồn Cỏ, một đảo lớn nhất
trong vùng biển này, nó án ngữ cửa ra vào vịnh Bắc Bộ, là một cột mốc để vạch đường
cơ sở vùng lãnh hải nước ta.
Trong vùng biển này chỉ có một huyện đảo đó là huyện đảo Cồn Cỏ (thuộc tỉnh
Quảng Trị) có diện tích 4 km2, nằm cách bờ biển Quảng Trị 27 km, là huyện đảo có
nhiều chiến cơng hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ, là nơi có thể phát triển loại
hình du lịch mang tính nhân văn và lịch sử. Đồng thời, Cồn Cỏ cũng là một tiền tiêu có
trách nhiệm bảo vệ an ninh lãnh thổ quốc gia.
3. Các đảo và quần đảo Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Giống như Bắc Trung Bộ đây cũng là khu vực khơng có nhiều đảo. Nhưng các
đảo ở đây đã được tổ chức thành 5 huyện đảo (gồm 3 huyện đảo ven bờ là Lý Sơn, Phú
Q, Cơn Đảo và 2 huyện đảo ngồi khơi là Hoàng Sa, Trường Sa). Các đảo ở Nam
Trung Bộ chủ yếu là các đảo đá, thế nhưng trên các vách đá cheo leo ấy lại chứa đựng
Trang 22


một nguồn giá trị quan trọng là tổ yến, một loại sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao.
Trên vùng biển Nha Trang cịn có hàng chục hịn đảo nhỏ, trên các đảo này lại có
nhiều bãi tắm đẹp và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là một lợi thế để đầu tư và phát
triển ngành du lịch nghĩ dưỡng, thể thao…Ngồi khơi, cịn có 2 quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa là 2 quần đảo có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là
dầu khí; đồng thời cũng là một tiền tiêu bảo vệ tổ quốc.
3.1 Huyện đảo Hồng Sa:
Gồm hơn 30 hịn đảo, đá cồn, san hô, bãi cát nằm trên một vùng biển rộng
15.000 km2, cách Quảng Ngãi 120 hải lý. Thảm thực vật của quần đảo đa dạng, có đảo
có cây cói um tùm, nhưng cũng có đảo chỉ có các cây bụi và cỏ dại. Trên đảo có nguồn
phốt phát vơi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị phong hóa. Qua khảo sát của các nhà
địa chất Pháp ước tính trữ lượng khoảng gần 10 triệu tấn – đây là nguồn phân bón có

giá trị lớn. Nơi đây cũng có nhiều lồi hải sản q như: tơm hùm, hải sâm, đồi mồi,
vích, ốc tai voi… và một số lồi rong câu q hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc
tế. Hai đảo lớn nhất ở đây là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn rộng khoảng 1,5 km2.
3.2. Huyện đảo Lý Sơn:
Gồm 2 hòn đảo lớn là đảo Lý Sơn và Cù Lao Bờ Bãi với diện tích 10,7 km2.
Trên đảo có một ngọn núi cao 180m và một số ngọn núi lửa đã tắt. Xung quanh đảo có
nhiều rạn đá ngầm, dân cư trên đảo sống chủ yếu về nông nghiệp và đánh bắt hải sản,
nông sản chính là tỏi. Vì vậy, đảo cịn có tên là “vương quốc tỏi”, từ xưa là tiền đồn
bảo vệ vùng bờ biển Miền Trung nên được gọi là cù lao Ré. Ven bờ các đảo có nhiều
vũng, vịnh sâu và kín rất thích hợp để xây dựng các cảng biển có quy mơ nhỏ và ni
trồng thủy hải sản. Khác hẳn với các đảo khác, Lý Sơn cịn có 1 di tích quốc gia đã
được Bộ văn hóa xếp hạng đó là Chùa Hang - đây là một điều kiện thuận lợi để giúp
Lý Sơn phát triển ngành du lịch mang âm hưởng phật giáo. Chính vì thế, trục tam giác
Sa Kỳ - Lý Sơn – Dung Quất sẽ là tuyến du lịch lý tưởng trong tương lai khi khu cơng
nghiệp Dung Quất hình thành.
3.3 Huyện đảo Trường Sa:
Gồm hơn 100 đảo, chủ yếu là các đảo đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, nằm
trong một vùng biển rộng từ 160.000 đến 180.000 km2, cách Cam Ranh 148 hải lý.
Toàn bộ phần đất nổi của huyện đảo khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Ba Bình và
Song Tử Tây. Trên quần đảo chủ yếu là đá vôi, cát và san hô. Tuy nhiên, một số đảo
vẫn có đất và nguồn nước tuy rất hạn chế nhưng cũng có thể trồng được cây lâu năm
như dừa, bàng vuông, phong ba… Xung quanh Trường Sa là một vùng biển rất giàu có
về tài nguyên thủy hải sản như: cá ngừ, vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu vàng… đó là
những lồi cá có giá trị kinh tế rất cao. Cùng với tài nguyên thủy hải sản, vùng nước
trong quần đảo cịn là nơi có trữ lượng san hơ lớn, có thể sản xuất ra các sản phẩm mỹ
nghệ và sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Bên cạnh đó khu vực quần đảo Trường Sa
cịn có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70 %. Đây là một
nguồn năng lương dự trữ tương đối lớn để giúp Việt Nam trong tương lai có thể phát
triển một nền cơng nghiệp tồn diện.
3.4 Huyện đảo Phú Quý:

Gồm 8 đảo lớn, nhỏ với diện tích khoảng 16 km2 và dân số hơn 18.000 người là
huyện đảo có mật độ dân số rất cao hơn 1000 người/km2, đây là một nguồn lao động
rất dồi dào đáp ứng tốt chương trình phát triển kinh tế của huyện đảo. Phú quý nằm
Trang 23


trong phạm vi của một ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận nên có một nguồn
lợi thủy hải sản vơ cùng phong phú, vùng biển này cịn là nơi cư trú của nhiều loài cá
mập – một loài cá q hiếm và có giá trị rất cao, chính vì thế ngư dân ở đây cịn có
nghề câu cá mập và nghề bán vây cá đem lại lợi nhuận to lớn. Huyện đảo Phú Q cịn
có vị trí quan trọng là nằm trên trục đường biển quốc tế thuận lợi trong việc phát triển
các hoạt động dịch vụ hàng hải, đã được xác định là một trung tâm kinh tế biển, khu
công nghiệp chế biến và dịch vụ hàng hải. Trong tương lai Phú Quý sẽ trở thành khu
kinh tế đầu tiên được xây dựng theo mơ hình đặc khu kinh tế biển.
3.5 Huyện Côn Đảo:
Côn Đảo nằm
cách thành phố Vũng
Tàu khoảng 180 km với
diện tích khoảng 76
km2 và dân số khoảng
6000 người. Xung
quanh đảo có ngư
trường rộng lớn với
tiềm năng lớn về khai
thác, đánh bắt thủy hải
sản xa bờ, dịch vụ hậu
cần nghề cá và là nơi
phục vụ tránh trú bão
cho tàu thuyền của cả
khu vực rộng lớn. Với

chiều dài đường bờ
biển hơn 200 km bao
quanh, vùng biển Côn
Đảo cịn có tiềm năng
lớn về dầu khí. Hiện tại
trong khu vực này đã
được tiến hành khai
thác ở một số mỏ và thu
về nguồn ngoại tệ rất
cao. Cơn Đảo cịn có vị
Bản đồ 2.1: Quần đảo Cơn Đảo
trí thuận lợi về giao
thương trong nước và quốc tế, nằm trên vùng biển phía Nam, cửa ngỏ ra vào của các
tỉnh Nam Bộ, gần đường hàng hải quốc tế (từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam) và
nhiều tuyến đường bay quốc tế đi ngang khu vực này. Có cơ sở hạ tầng tương đối mới
và đồng bộ thuộc loại khá cao so với các huyện đảo khác và mang dáng dấp của một
đơ thị. Bên cạnh đó với hệ thống di tích lịch sử cách mạng và khu Vườn quốc gia Côn
Đảo với hệ động thực vật nguyên sinh, đa dạng phong phú với nhiều loài đặc hữu,
nhiều cảnh quan thiên nhiên rừng, biển… đã mở ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển
một nền kinh tế toàn diện ở huyện đảo này.
4. Các đảo và quần đảo thuộc vùng biển Tây Nam:
Đây là khu vực có nhiều đảo thứ hai ở nước ta với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ
như: Phú Quốc (568 km2), Thổ Chu ( 17,5 km2), … Các đảo ở đây được tổ chức thành
Trang 24


2 huyện đảo là huyện đảo Phú Quốc (gồm đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu), và
huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang.
4.1. Huyện đảo Phú Quốc:
Huyện đảo Phú Quốc

có diện tích 593 km2 với số
dân hơn 50.000 người-là
huyện đảo có số dân đơng
nhất, cách thị xã Hà Tiên 46
km. Phú Quốc có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn các đảo
khác nên trong những năm
gần đây đã được đầu tư phát
triển một cách mạnh mẽ. Là
một đảo lớn, trên đảo có tầng
đất rất dày, nguồn nước ngọt
phong phú (bao gồm cả
nguồn nước mặt và nước
ngầm) nên rất thuận lợi để
phát triển ngành trồng trọt
Bản đồ 2.2 Huyện đảo Phú Quốc
đặc biệt là trồng cây công
nghiệp như: tiêu, dừa…Nơi đây cịn thích hợp để phát triển chăn ni và trồng rừng.
Mặc dù Phú Quốc nằm trong một vùng biển nông nhưng một số nơi cũng có những
vũng, vịnh tương đối kín và độ sâu vừa phải- đó là một điều kiện thuận lợi để xây
dựng các cảng biển (cảng An Thới). Phú Quốc được mệnh danh là “Đảo Ngọc” vì
xung quanh đảo có rất nhiều bãi biển đẹp, cát trắng mịn rất hấp dẫn với du khách như:
Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vịng, Bãi Dương Đơng...kết hợp với vườn quốc gia Phú
Quốc đây là một tiềm năng to lớn để Phú Quốc kết hợp mơ hình du lịch giữa nghĩ
dưỡng và nghiên cứu khoa học rất độc đáo. Không những thế, Phú Quốc cịn nằm
trong một vùng rất giàu có về nguồn lợi mà thiên nhiên đã ban tặng cho đó chính là
thủy hải sản, trữ lương hải sản ở đây không nhiều nhất cả nước nhưng bù lại nơi này
có trữ lượng cá nổi rất cao và hầu hết là những lồi có giá trị kinh tế như: cá thu, cá
chim, tơm, sị, mực…
Khơng chỉ thuận lợi về vị trí tự nhiên mà ngay cả về vị trí kinh tế - xã hội Phú

Quốc cũng hội tụ biết bao là điều kiện thuận lợi. Nằm trong vùng tiếp cận với các quốc
gia có nền kinh tế phát triển năng động như: Singapore, Malaysia, Thái Lan…vì vậy,
Phú Quốc sớm có điều kiện để phát triển và hội nhập kinh tế. Đặc biệt, khi kênh đào
Kra thực hiện thì Phú Quốc sẽ là nơi trung chuyển và quá cảnh cả về tuyến hàng hải và
giao thông quốc tế.
4.2. Huyện đảo Kiên Hải:
Gồm một hệ thống các đảo ven bờ với tổng diện tích 39 km2 và số dân hơn
20.000 người. Dù nằm trên vùng vịnh Thái Lan như đảo Phú Quốc nhưng Kiên Hải
không hội đủ những điều kiện thuận lợi như Phú Quốc vì bản thân là các đảo nhỏ nên
mạng lưới cơ sơ hạ tầng đặc biệt là giao thơng vận tải địi hỏi khi xây dựng là rất tốn
kém. Kiên Hải tuy không so bằng Phú Quốc về tiềm năng nhưng bù lại có một nguồn
thủy hải sản phong phú và một số đảo có phong cảnh đẹp – đây cũng là một động lực
lớn trong quá trình phát triển và hội nhập của huyện.
Trang 25


×