Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hướng dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.54 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
----- -----

Ngô Trung Trinh
Lớp DH5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN

HƯỚNG DẠY
KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10

Giảng viên hướng dẫn
ThS.Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương

An Giang
Tháng 06 năm 2008


MỤC LỤC
)(
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V.Phương pháp nghiên cứu
VI. Đóng góp của luận văn
VII. Cấu trúc của luận văn



PHẦN NỘI DUNG

1
3
7
7
7
8
8
10

Chương I: BÀI ĐỌC HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN
NGỮ VĂN MỚI BAN HÀNH
I. Quan niệm về đọc hiểu văn bản
II. Quan niệm về kiểu bài đọc hiểu
1. Kiểu bài giảng văn, phân tích tác phẩm văn học của chương trình cũ.
2. Quan niệm về kiểu bài đọc hiểu.
2.1.Về mục đích.
2.2 Về phương pháp.
2.3 Kết luận.
III. Bài đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình mơn Ngữ văn
và trong SGK Ngữ văn 10.
Chương II: DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG
SGK NGỮ VĂN 10.
I. Các căn cứ đề xuất cách dạy.
1. Căn cứ ngôn ngữ học và văn học
1.1. Căn cứ ngôn ngữ học
1.2. Căn cứ văn học
2. Căn cứ dạy tiếng Việt và dạy văn học

2.1. Căn cứ dạy tiếng Việt
2.2. Căn cứ dạy văn học
II. Quy trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học.
1. Hướng dẫn và tổ chức học sinh nghiên cứu văn bản.

10
10
14
14
17
17
18
19
20

25
25

25
25
30
32
32
34
37
37


2. Hướng dẫn và tổ chức học sinh tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ


38

thuật và ý nghĩa của văn bản.
3. Hướng dẫn và tổ chức học sinh trình bày các hiểu biết về văn bản.

Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Yêu cầu chung khi tiến hành thực nghiệm.
1. Mục đích thực nghiệm
2.Kế hoạch thực nghiệm
2.1.Đối tượng
2.2. Địa bàn thực nghệm
2.3. Tên bài dạy thực nghiệm
2.4. Lí do chọn bài thực nghiệm
II. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm.
1. Nội dung thực nghiệm
2. Cách thức tiến hành thực nghiệm
III. Kết quả thực nghiệm.
IV. Đề xuất
1.Với GV giảng dạy.
2. Với nhà trường, tổ bộ môn.
3. Với những người biên soạn SGK.

PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
A. Mẫu trắc nghiệm.
B. Kết quả trắc nghiệm phần phương pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

41
41
41
41
41
41
42
42
43
43
43
51
53
53
54
54
55
57
57
63
66


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

----- ® ----BGD&ĐT
GS
GV
HS
SGK

THPT
THCS
TS
Ths

: Bộ giáo dục và đào tạo
: Giáo sư
: Giáo viên
: Học sinh
: Sách giáo khoa
: Trung học phổ thông
: Trung học cơ sở
: Tiến sĩ
: Thạc sĩ


LỜI CẢM ƠN

---Õ--Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến BGH, chủ nhiệm Khoa Sư phạm của trường
Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiến hành nghiên cứu khóa luận
này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phùng Hoài Ngọc, cùng toàn thể các thầy cô Bộ
môn Ngữ văn đã động viên, giúp đỡ và dẫn dắt em trong suốt thời gian học tập và hồn
thành khóa luận này.
Và trên hết, em xin chân thành biết ơn cô Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương đã
tận tình chỉ bảo và truyền dạy cho em nhiều kinh nghiệm q báu khơng những trong
việc nghiên cứu khóa luận mà cả trong việc học tập và giảng dạy sau này.
Em cũng xin thành thật cảm ơn các thầy cơ quản lí thư viện trường Đại học An
Giang, các thầy cơ và các em học sinh trường THPT Bình Mỹ đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình em, bạn bè em đã khơng ngừng ủng hộ, động
viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận này.
Em xin hứa sẽ ln cố gắng, phấn đấu hết mình trong học tập và rèn luyện để
làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên trong tương lai, tiếp bước các thầy cô đi
trước !


Khúa lun tt nghip

PHN M U
àá

I. Lí DO CHN TÀI
1. Sự đổi mới trong chương trình giáo dục THPT địi hỏi
Chương trình giáo dục THPT đã ban hành và đi vào thực thi từ năm học
2006-2007 với bộ SGK lớp10, năm học 2007-2008 là bộ SGK lớp 11, năm học tới
2008-2009 là bộ SGK lớp 12. Sự đổi mới của chương trình và SGK lần này nhằm
đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho một nền kinh tế tri thức đang phát triển và thay thế
cho nền kinh tế lạc hậu, sự đổi mới của chương trình lần này còn là sự đáp ứng đòi
hỏi của Đảng, nhà nước và nhân dân về một nền giáo dục toàn diện.
Theo chương trình giáo dục phổ thơng (Ban hành kem theo quyết định số
16/QĐ BGD và ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng BGD và ĐT), bộ môn Ngữ văn
cấp THPT được xây dựng và tiếp theo chương trình của cấp THCS. Bộ môn Ngữ
văn vốn gồm 3 phân môn Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn nay trong chương trình mới
đã có sự liên thơng với nhau theo hướng tích hợp để tạo nên môn học Ngữ văn, môn
học này lấy văn bản làm trục chính để xây dựng hệ thống tri thức và kĩ năng. Trong
đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần văn học là giúp học sinh biết cách đọc-hiểu
văn bản theo đặc trưng loại thể. Đây là yêu cầu lần đầu tiên được gợi lên một cách
chính thức trong SGK Ngữ văn, xác định những thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm,
hướng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần Tiếng Việt và Làm

văn. Đọc-hiểu văn bản có kế thừa những nội dung và phương pháp dạy học của
giảng văn, của phân tích tác phẩm, của việc dạy học văn trước đây nói chung nhưng
lại có những yêu cầu mới về nội dung và phương pháp dạy học. Giáo viên Văn ở
THPT sẽ có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng khi dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản. Thực tế đó
địi hỏi phải có nhiều cơng trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các phương diện khác
nhau của kiểu bài này, từ khái niệm đến các đặc điểm về nội dung, phương pháp
dạy, phương pháp học.
Nghiên cứu phương pháp dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản trở thành đòi hỏi cấp
bách của thực tiễn giáo dục THPT hiện nay.

Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

1


Khóa luận tốt nghiệp

2. u cầu của mơn phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt ở trường
Sư phạm đòi hỏi
Việc đổi mới chương trình và SGK địi hỏi đổi mới về phương pháp dạy học.
Thơng thường sau khi có chương trình, có SGK rồi các trường Sư phạm mới có
được những phương pháp dạy học thích hợp để đào tạo Giáo viên. Điều này khơng
có nghĩa là ngành phương pháp đi theo sau chương trình và SGK. Trước khi chương
trình và SGK chính thức thực hiện phổ cập thì chỉ thị số 15/1999/CT-BGD&ĐT
ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã yêu cầu tổ chức các hoạt động để
“đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường Sư phạm…”. Từ năm
1999 đến nay, nhiều cuộc hội thảo đổi mới phương pháp dạy học Văn-Tiếng Việt
được tổ chức ở cả quy mô cấp Bộ và cấp trường hoặc bên trường Sư phạm từng khu
vực. Ví dụ: Cuộc hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học Văn-Tiếng Việt ở cấp
trường Sư phạm” tại Đà Lạt 2000, ở Thái Nguyên năm 2001, 2002 ở thành phố Hồ

Chí Minh.
Những cuộc dự thảo này mang tính chất đón đầu cho chương trình và SGK
mới, nhằm tìm ra và áp dụng những phương pháp tiên tiến, hiện đại thích hợp cho
việc dạy và học theo chương trình SGK mới sẽ ban hành. Tuy nhiên, thực sự khi
thực hiện việc giảng dạy Văn-Tiếng Việt theo chương trình và SGK mới nhiều vấn
đề mới được đặt ra, trong đó có việc nghiên cứu về kiểu bài đọc hiểu văn bản.
Chương trình và SGK THPT Ngữ văn đi vào phổ cập toàn quốc từ năm 20052006. Nhìn lại chương trình và hệ thống giáo trình phương pháp dạy học văn và
phương pháp dạy học Tiếng Việt trong các trường Sư phạm, chúng ta thấy kiểu bài
Đọc hiểu văn bản chưa có sự hiện diện. Điều này cũng dễ hiểu, nhưng để cho các
khóa đào tạo từ nay về sau, sinh viên sau khi ra trường có đủ tự tin và năng lực dạy
học chương trình mới, đặc biệt là năng lực dạy học phân mơn đọc hiểu văn bản, thì
nhiệm vụ nghiên cứu để xây dựng một nội dung chương trình và hệ phương pháp
dạy kiểu bài này trong các trường Sư phạm là việc có tính cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi thấy vấn đề đặt ra hiện nay là: cần xúc
tiến nghiên cứu dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản (đề tài này gói gọn trong phạm vi
SGK Ngữ văn 10) nhằm đáp ứng địi hỏi có tính cấp thiết khi thực hiện chương trình
giáo dục THPT mới. Do đó, chúng tơi đã chọn đề tài “Hướng dạy kiểu bài đọc hiểu
văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 10” với mong muốn góp một tiếng nói nhỏ
hữu ích vào việc vận dụng phương pháp dạy học kiểu bài đọc hiểu trong SGK Ngữ
văn 10.
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

2


Khóa luận tốt nghiệp

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề hoạt động văn học là một vấn đề từ lâu đã được các nhà phương pháp,
các nhà lý luận, phê bình trong và ngoài nước đề cập đến. Chúng ta đã từng biết đến

những cơng trình nghiên cứu của Wolfgang Iser như “Hoạt động học”, “Hiện tượng
học về đọc” của Hanô Robert Jauss, hay “Phương pháp đọc diễn cảm” của
B.Naiđênốp và “nghệ thuật đọc diễn cảm ” của Vũ Nho…
Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu văn bản văn
học và hướng vận dụng vào quá trình dạy học hiện nay. Đây là một vấn đề đang thu
hút sự quan tâm chú ý của các nhà giáo, các nhà phê bình và các nhà phương pháp.
Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
- GS.TS Nguyễn Thanh Hùng là người có rất nhiều tâm huyết và có nhiều
cơng trình nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu.
Trong bài viết “Sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở bạn đọc học sinh”,
giáo sư nhấn mạnh: “Đọc văn gắn liền hữu cơ với việc tiếp nhận” vì muốn lĩnh hội
trọn vẹn tác phẩm khơng có con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức
đọc khác nhau dưới những bình diện khác nhau, mục đích khác nhau để đạt tới sự
hiểu biết và xúc cảm thực sự nhằm khám phá bản thân và hướng thiện.
Trong tham luận “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc” tại
hội thảo bàn về chương trình và SGK THCS tác giả đã đặt vấn đề đọc hiểu trong sự
tiếp cận với các khoa học liên ngành:
+ Đọc được coi là hoạt động tư duy ngôn ngữ- một loại tư duy chủ đạo nhất
của con người.
+ Đọc là một hoạt động cơ bản có tầm quan trọng hết sức to lớn cần được giải
quyết một cách thấu đáo. Dạy học đọc hiểu phải xuất phát từ văn bản, lưu ý đến đặc
trưng của ngôn ngữ.
+ Đọc được xem như năng lực văn hóa có ý nghĩa cơ bản đối với sự phát
triển nhân cách.
Giáo sư đã xem xét tìm hiểu hoạt động đọc hiểu dưới nhiều bình diện như:
văn hóa, sư phạm, xã hội học, phương pháp…
Trong cuốn “Hiểu văn-dạy văn” và cuốn “Đọc và tiếp cận tác phẩm văn
chương” đã nhấn mạnh: “đọc văn là quá trình tiếp nhận”, và những luận điểm cơ
bản về lí thuyết đọc hiểu:
Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1


3


Khóa luận tốt nghiệp

Đọc văn là hoạt động khoa học.
Đọc văn chương là một thể cách phát huy trực cảm.
Đọc văn chương là hoạt động ngôn ngữ trong môi trường văn hóa thẩm mĩ.
Đọc văn chương là q trình sáng tạo, quá trình tiếp nhận nội sinh và ngoại
sinh từ tác phẩm.
Đó là một hệ thống các luận điểm mới mẻ, sáng tạo trong cơng trình nghiên
cứu của tác giả, giúp người đọc hiểu tiếp cận tác phẩm văn chương, giải mã tác
phẩm văn chương.
- GS.Phan Trọng Luận trong cuốn “Phương pháp dạy học văn”cũng cho
rằng: đọc diễn cảm “là một trong những phương pháp thường dụng trong quá trình
đi vào tác phẩm văn chương”.
Giáo sư khẳng định: “Hiểu bài văn rồi mới đọc tốt nhưng đọc tốt càng thêm
hiểu bài văn”. Đọc diễn cảm là một hình thức lao động phù hợp với bản chất của
hình tượng và quy luật sáng tác. Con đường đi vào tác phẩm văn chương phải đi từ
đọc và gắn liền với việc đọc.
- TS.Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương theo loại thể” coi đọc sáng tạo là “phương pháp đặc biệt sinh ra do chính
đặc trưng của bộ mơn” và “mục đích của phương pháp này là phát triển được cảm
thụ sâu sắc và thêm được cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm văn học nghệ
thuật”, tác giả cũng đưa ra 8 yêu cầu của đọc sáng tạo:
1. Giản dị và tự nhiên.
2. Thâm nhập vào nội dung tư tưởng nghệ thuật ở mức dễ hiểu với học sinh ở
các lứa tuổi.
3. Truyền đạt rõ ràng tư tưởng của tác giả.

4. Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm văn học.
5. Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
6. Phát âm rõ ràng và chính xác.
7. Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm.
8. Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
- GS.TS Trần Đình Sử trong cuốn “Đọc văn học văn” cho rằng: “Học văn
trước hết phải đọc hiểu văn, mà đọc hiểu văn thì khơng giản đơn là đọc chữ”. Bất
cứ ai thoát nạn mù chữ đều có thể đọc được các văn bản, nhưng khơng nhất thiết đọc
hiểu văn. Thốt nạn “mù chữ” khơng có nghĩa là thốt nạn “mù văn”. Tác giả khẳng
Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

4


Khóa luận tốt nghiệp

định: “Có đọc hiểu văn rồi thì mới biết thế nào là văn hay, thế nào là thị hiếu lành
mạnh và viết thế nào là hay”. Giảng văn chỉ là giảng cách hiểu của người đọc văn,
cơ sở của nó là sự đọc hiểu. Đọc văn học là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu
một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn
học. Đọc văn là “cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ bằng chính
tâm hồn người đọc.”
- TS.Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết “Đọc hiểu văn bản Ngữ văn
THCS” cho rằng: “Đọc hiểu văn bản không chỉ là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức
cho phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên thông kiến thức
đối với các phân môn Tiếng Việt và Làm văn…”
Bài viết đề cập đến 3 vấn đề:
Thứ nhất là vấn đề đọc và người đọc: tác giả nhận thấy vấn đề đọc ngỡ như
“cũ như trái đất” mà lại không hề cũ và gần đây đang dành được nhiều quan tâm
của nhiều người. Để đọc được, người đọc phải có “năng lực cảm thụ ngơn ngữ mà

suy rộng ra là năng lực cảm thụ văn hóa, có trình độ đọc, vốn văn hóa nhất định để
vượt qua những “khoảng cách”…”
Thứ hai là luận điểm “Đọc, một phương thức tiếp nhận văn học”. Đọc là một
quá trình xác định một kiểu quan hệ giao tiếp, là một phương thức tiếp nhận nghệ
thuật ngơn từ, qua đó người đọc biểu hiện nhu cầu giao cảm, hưởng thụ văn hóa và
phát triển nhân cách đồng thời bộc lộ chính mình…
Luận điểm thứ ba: bàn về vấn đề đọc hiểu văn bản trong day học tích hợp Ngữ
văn bậc THCS. Văn học là phân môn được xếp ở vị trí mở đầu của một mơn học
thuộc kiến thức cơng cụ, nó được thể hiện trong sách giáo khoa dưới dạng đọc hiểu.
Theo tác giả, một u cầu có tính nguyên lí của đọc hiểu văn bản là đọc tác
phẩm theo đặc trưng thể loại. Để đọc hiểu không đi chệch quỹ đạo người đọc có thể
tham khảo hệ thống câu hỏi hướng dẫn, câu hỏi luyện tập và phần đọc thêm.
Đọc hiểu văn bản đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo để đáp ứng yêu cầu kết nối
hệ thống tri thức trong một thế giới học tập của bộ mơn, góp phần rút dần khoảng
cách, hạn chế hiện tượng cô lập và tách rời kiến thức giữa Văn-Tiếng Việt-Làm văn,
giữa lí thuyết với thực hành, góp phần khẳng định bản chất xã hội cũng như ý nghĩa
sáng tạo thực tiễn của hoạt động tiếp nhận văn học.
- Sách giáo viên Ngữ văn lớp 6 đề cập đến một số vấn đề chung về chương
trình và SGK mơn Ngữ văn THCS có viết: vấn đề “đọc hiểu văn bản” là “quan
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

5


Khóa luận tốt nghiệp

trọng và trực tiếp” nhằm giúp học sinh đạt kết quả học văn trong mục tiêu nhiệm vụ
tích hợp nói chung khi học văn bản tác phẩm.
Cách làm chủ yếu vẫn là bằng hình thức nêu câu hỏi hướng dẫn nhưng nhấn
mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của học sinh nhằm tìm hiểu văn bản

theo ba hướng đọc hiểu: suy nghĩ-vận dụng, liên tưởng-tích lũy của phương pháp
dạy học hiện đại. Các tác giả nhấn mạnh một số điểm: coi trọng yêu cầu học sinh
đọc kĩ văn bản và chú thích để nhớ nội dung văn bản và nghĩa của các từ khó.
- Tác giả Nguyễn Văn Bính ở bài viết “Học sinh đọc tác phẩm văn học như
thế nào?” trên Tạp chí VH-TT tháng 9/2002 viết: “Đọc tác phẩm là một việc quan
trọng bởi vì khơng thể hiểu tác phẩm nếu khơng đọc, không thể hiểu đúng, hiểu sâu
nếu không đọc kĩ lưỡng và khơng có sự đồng cảm nếu người đọc khơng thể sống với
tác phẩm với tất cả tâm hồn mình”.
- Thạc sĩ Trần Đình Chung trong bài viết “Tiến tới một quy trình đọc hiểu
trong bài học Ngữ văn mới” đã viết : “Đọc hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt
động dạy học văn đổi mới”, người viết đưa ra khái niệm đọc hiểu không diễn tả hai
hành động tách rời là đọc và hiểu mà “đọc hiểu là hoạt động đọc văn một cách
nghiêm túc, có nghiền ngẫm, cảm xúc, tưởng tượng và liên tưởng”. Tác giả cho
rằng: “Bản chất đọc hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều
biện pháp và hình thức dạy học văn, trong đó biện pháp dạy văn bằng hệ thống câu
hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại là quan trọng nhất”.
- Tiến sĩ Trần Thanh Bình trong bài viết “Mấy ý kiến về đọc hiểu văn bản
văn học Việt Nam lớp 10” trên báo Dạy và học ngày nay số 11-2007 đã viết: “Đọc
hiểu văn bản văn học thực chất là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ bằng
sự cảm thụ trực tiếp, là sự hiểu thấu ngôn ngữ và là sự phân tích, phát hiện ý nghĩa
sâu xa trong văn bản. Mục đích của đọc hiểu là hình thành và duy trì những ấn
tượng nghệ thuật để học sinh tiếp tục đi sâu vào nội dung tư tưởng và hình thức
ngơn ngữ tác phẩm”.
Trên đây chúng tơi đã trình bày một cách sơ bộ những cơng trình nghiên cứu
và những bài viết xung quanh vấn đề đọc hiểu văn bản. Nhìn chung, những bài viết
được trình bày trên mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung hoặc đi vào một khía
cạnh cụ thể của vấn đề, chưa có cái nhìn hệ thống hay có hướng vận dụng cụ thể vào
q trình dạy học hiện nay.

Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1


6


Khóa luận tốt nghiệp

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi không thể bao quát tất cả lý thuyết
về hoạt động đọc hiểu văn bản mà chỉ tập trung nghiên cứu một kiểu bài mới xuất
hiện trong chương trình Ngữ văn THPT, kiểu bài đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao
hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học cho HS THPT. Tuy nhiên, chúng tơi
khơng có tham vọng đề cập hết mọi vấn đề liên quan tới chương trình và SGK tồn
cấp THPT mà chỉ bước đầu đưa ra một số ý kiến và phương pháp tiếp cận, để lí giải
kiểu bài đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 10.
Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học kiểu
bài đọc hiểu theo hướng giao tiếp, phát huy năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của
HS-chủ thể học tập.

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.Nghiên cứu nắm vững lý thuyết đọc hiểu, bài đọc hiểu văn bản trong SGK
Ngữ văn lớp10.
2.Từ đó đề ra hướng dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản văn học trong SGK Ngữ
văn lớp10.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Kiểu bài đọc hiểu văn bản hình thành trên cơ sở của mơn giảng văn cũ, nên
giữa hai loại bài này có những điều giống và khác nhau. Bằng việc đối chiếu, so
sánh, chúng tơi muốn tìm ra tính kế thừa và cách tân của kiểu bài đọc hiểu. Phương
pháp đối chiếu, so sánh sẽ giúp chúng tơi có cái nhìn khách quan về vấn đề đang

nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lí trong việc xây dựng phương
pháp cho việc dạy kiểu bài đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 10.
2. Phương pháp điều tra, quan sát
Phương pháp này chúng tơi nhằm điều tra tình trạng dạy và học của GV và
HS khi tiến hành dạy học kiểu bài đọc hiểu ở lớp 10, nắm được sự thay đổi của môn
học này trong SGK THPT trước đây và hiện nay. Qua đó để đánh giá phương pháp
dạy học của GV cũng như kết quả học tập của HS qua thực tế dạy và học môn đọc
hiểu văn bản.

Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

7


Khóa luận tốt nghiệp

Q trình điều tra thực trạng giúp chúng tôi rút ra được những kết luận cần
thiết để tìm ra phương pháp phù hợp với nội dung dạy học kiểu bài đọc hiểu.
3. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình
nghiên cứu. Phương pháp này chúng tơi sử dụng sau khi đã tìm ra được quy trình và
các biện pháp dạy kiểu bài đọc hiểu, xây dựng được phương pháp phù hợp với kiểu
bài này, đồng thời thiết kế được những giáo án mẫu nhằm thể hiện những kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn dạy học của GV và HS. Thơng qua phương pháp này,
chúng tơi hiện thực hố nội dung nghiên cứu trong thực tế giảng dạy ở phổ thơng,
đánh giá kết quả nghiên cứu qua q trình kiểm tra kiến thức của HS sau bài giảng.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành thống kê, đánh giá kết quả.
Việc sử dụng các phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng
tơi có được những kết quả khoa học, khách quan về cơng trình nghiên cứu của mình.
Từ đó, chúng tơi có thể đánh giá được điểm thành cơng và hạn chế của đề tài.

Những hạn chế khó tránh khỏi trong quá trình nghiên cứu sẽ được người nghiên cứu
tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết.

VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thực hiện đề tài này, chúng tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết đọc hiểu
văn bản, kiểu bài đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng. Từ đó đề
ra hướng dạy kiểu bài đọc hiểu văn bản văn học trong nhà trường phổ thơng. Chúng
tơi mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn
Ngữ văn ở nhà trường THPT một vấn đề đang được đề cập đến trong nhiều cơng
trình nhưng chưa đi vào hệ thống và thiếu tính khả thi.

VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm ba phần với các nội dung chính như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Đóng góp của luận văn
Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

8


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: BÀI ĐỌC HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN NGỮ VĂN

MỚI BAN HÀNH
I. Quan niệm về đọc hiểu văn bản.
II. Quan niệm về kiểu bài đọc hiểu:
III. Bài đọc hiểu văn bản trong chương trình môn Ngữ văn và trong SGK Ngữ
văn 10.
Chương II: DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG SGK NGỮ
VĂN 10
I. Các căn cứ đề xuất cách dạy bài đọc hiểu.
II. Quy trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học .
Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Yêu cầu chung khi tiến hành thực nghiệm.
II. Nội dung và cách thức thực hành thực nghiệm
III. Kết quả thực nghiệm.

PHẦN KẾT LUẬN

Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

9


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
±œ±

Chương I: BÀI ĐỌC HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN NGỮ
VĂN MỚI BAN HÀNH
I. QUAN NIỆM VỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
Vấn đề đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông trong thực tế từ trước đến nay

chưa được chú ý đúng mức. Cấp Tiểu học, đọc hiểu văn bản là một bộ phận của nội
dung dạy học Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 với mục tiêu rèn cho HS kĩ năng đọc lưu
loát, diễn cảm đồng thời bước đầu hiểu được nôi dung, cảm nhận vẻ đẹp mà văn bản
đề cập đến. Lên THCS và THPT đọc hiểu văn bản khơng cịn là bộ môn nữa, học
sinh được học phân môn Giảng văn, học kĩ năng phân tích tác phẩm văn học, cịn
đọc hiểu trở thành một bộ phận nhỏ trong kĩ năng phân tích tác phẩm văn học và rất
it khi giáo viên chú ý rèn luyện. Trong khi đó, trong suốt 12 năm học tập ở trường
phổ thông, lên bậc đại học hoặc ra nghề học sinh sử dụng hoạt động đọc hiểu nhiều
nhất. Các em đọc bài học, bài ghi, đọc SGK, truyện… Rõ ràng kĩ năng đọc hiểu văn
bản có một vị trí quan trọng trong q trình hoạt động học tập của học sinh. Chương
trình mới ở các cấp học ra đời đã đặt kĩ năng đọc hiểu vào đúng vị trí mà nó vốn có.
+ Ở Tiểu học, chương trình mới yêu cầu học sinh phải được luyện đọc đúng,
lưu loát, diễn cảm và đọc hiểu.
+ Ở THCS, bộ môn giảng văn được thay thế bằng phân môn đọc hiểu văn
bản, trong đó chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng đọc hiểu văn bản, yêu cầu
học sinh phải tự mình cảm nhận nội dung, nghệ thuật văn bản là chính.
+ Chương trình Ngữ văn THPT (gồm ba phần: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm
văn) tập trung rèn luyện toàn diện các kĩ năng: đọc văn, thực hành tiếng Việt và Làm
văn. Phần Đọc văn, chương trình chú trọng việc đọc sáng tạo nhằm đào tạo năng lực
đọc hiểu các loại văn bản, năng lực tóm tắt, khái quát, đánh giá các phương diện nội
dung và nghệ thuật của văn bản đã đọc, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, tạo
cho học sinh kĩ năng nắm bắt thông tin nhanh, nhạy, chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu của
đời sống hiện đại.
Khái niệm đọc hiểu là một khái niệm có lịch sử lâu đời ở nhiều nước trên thế
giới nhưng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Khái niệm này bắt đầu xuất hiện và
được các nhà nghiên cứu luận bàn nhiều từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

10



Khóa luận tốt nghiệp

thay đổi chương trình và SGK ở bậc THCS và THPT. Tuy nhiên, xuất phát từ những
nhu cầu và mục đích khác nhau, người ta có thể đề xuất những cách lý giải khác
nhau về khái niệm.
- Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn “Phương pháp dạy học văn” cho
rằng: “Đọc văn có nghĩa là đọc cho sáng rõ từng nghĩa, tình cảm thái độ, tâm trạng
nhà văn gửi gắm cho người nghe, người đọc…” [17, 149].
Giáo sư cịn cho rằng “Đọc văn học khơng phải chỉ là thu nhận cái hiện thực
được phản ánh và trong tác phẩm mà quan trọng hơn là đọc được cái phần chủ
quan của người đọc” [17, 148].
- Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong cơng trình nghiên cứu “Đọc và tiếp
nhận tác phẩm văn chương” đã đưa ra nhận định “Đọc văn chương là giải mã văn
bản bằng cách đọc được thao tác hóa phù hợp, có cơ sở khoa học chắc chắn. Đọc
văn nói chung là tự lực đọc thầm và đọc cho mình, đó là q trình tri âm, chiêm
nghiệm đi với tri giác ngôn ngữ và phản ảnh”[12, 70]. Giáo sư khẳng định: “Đọc
văn là thứ lao động tích cực, năng động vừa nhập cuộc vừa hóa thân vào thế giới
cảm xúc riêng của chính mình”[12, 72] và vì thế “Đọc văn chương ln địi hỏi con
người được sống chứ không phải con người bị cột chặt vào tác phẩm”[12,90].
Đọc hiểu tác phẩm văn chương là quá trình người đọc dần dần phát hiện ra
các tầng lớp ý nghĩa do kết cấu, tổ chức nghệ thuật đem lại, cụ thể là do lớp ngôn từ
tạo nên. Hiểu được ý tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, hiểu ý nghĩa, giá
trị riêng của tác phẩm từ đó thấy được ý đồ sáng tạo của nhà văn.
- PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “Đọc tác phẩm là hoạt động
đặc thù của nhận thức văn học nhằm tạo nên sự hòa đồng giữa tác giả và bạn đọc,
làm cho khoảng cách giữa tác phẩm và bạn đọc, giữa tác giả và học sinh được rút
ngắn lại. Đọc tác phẩm là biến chữ viết thành lời nói sinh động, biến dịng chữ vơ
tình thành dịng chữ hữu tình. Từ đó giúp học sinh đi sâu vào thế giới hình tượng,
thế giới cảm xúc làm cho chúng hiện lên trong tâm tưởng của học sinh làm các em

có cảm giác được với sự vật, hình ảnh, con người”[13,196].
- Giáo sư Trần Đình Sử quan niệm rằng: “Đọc là một hoạt động cơ bản của
con người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, để
dùng, để tự phát triển bản thân…đọc là tìm ra ý nghĩa cho một thông điệp được tổ
chức bằng một hệ thống tín hiệu…” (Báo văn nghệ số 31.2/8/2003).

Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

11


Khóa luận tốt nghiệp

Tác giả cịn cho rằng “Đọc là một tổng hịa của nhiều q trình, nhiều hành
vi nhằm đạt mục đích là nắm bắt ý nghĩa của văn bản. Mọi quá trình đọc và hành vi
đọc đều nhằm một mục đích là nắm bắt ý nghĩa văn bản được đọc, tức là hiểu văn
bản để sống trong thế giới nghệ thuật, thưởng ngoạn, giải trí, làm giàu tâm hồn
mình” (VH-TT tháng 11/2007).
- TS Nguyễn Viết Chữ đề cập “Đây là phương pháp đặc biệt được sinh ra do
chính đặc trưng bộ mơn. Nó là hệ thống của từng phương pháp khác nhau hỗ trợ
nhưng chung vẫn là đọc. Nó khơng chỉ quy về việc “tập đọc” hiểu theo nghĩa đơn
giản mà nó thể hiện biện pháp có tính phương pháp khác nhau của thầy giáo và
hoạt động khác nhau của học sinh. Mục đích của phương pháp này phát triển được
sự cảm thụ sâu sắc và thêm được sự cảm thụ trực tiếp của trò đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật” [5, 29].
- TS Nguyễn Trọng Hoàn thì cho rằng: “Đọc là phương pháp tiếp nhận nghệ
thuật ngơn từ qua đó người đọc biểu hiện nhu cầu giao cảm hưởng thụ văn hóa và
phát triển nhân cách đồng thời bộc lộ chính mình. Đọc hiểu văn bản là hoạt động có
tính chất đầu nối của một quy trình”[9, 196].
- Trên “Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ” số 1/2004, với bài “Tiến tới một quy

trình đọc hiểu văn bản” Thạc sĩ Trần Đình Chung cho rằng: “Đọc hiểu văn bản là
hoạt động đọc một cách nghiêm túc, có nghiền ngẫm, cảm xúc tưởng tượng và liên
tưởng”.
Có nhiều quan điểm khác nhau về đọc hiểu nhưng đều thống nhất một mục
đích chung: đọc văn là để hiểu văn, cảm nhận và làm sống dậy âm vang tiếng nói mà
nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Việc hiểu văn bản là đích cuối cùng của hoạt động
đọc, nắm được các thơng tin trình bày trong bài và biết đánh giá chúng. Tức là để
hiểu được nội dung văn bản đọc, người đọc phải thực hiện hàng loạt các thao tác tư
duy như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,…xem xét quan hệ giữa các sự kiện
(hoặc chi tiết, tình tiết nếu là văn bản nghệ thuật) nói đến trong văn bản. Hiểu văn
bản là biết về văn bản, thông cảm với cuộc sống trong văn bản, lý giải biểu đạt được
cái hay của văn bản. GS.TS Trần Đình Sử cho rằng: “Hiểu văn bản khơng chỉ đóng
khung trong việc hiểu văn bản mà phải biết vươn ra cuộc sống. Chỉ biết chữ nghĩa
mà khơng biết ngồi đời chỉ là con mọt sách”.
Bản chất của việc đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp, ở đó người đọc lĩnh
hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm
Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

12


Khóa luận tốt nghiệp

hoặc hành vi của chính mình. Đọc hiểu trước tiên, là một hoạt động đọc cho bản
thân người đọc. Do vậy, quan niệm về đọc hiểu còn nhấn mạnh về yêu cầu: người
đọc phải hiểu để làm chủ việc đọc của bản thân, bên cạnh việc hình thành và hồn
thiện năng lực đọc: đọc thầm, đọc thơng thạo, lưu lốt, diễn cảm,…cịn phải biết
cách đọc nhiều loại văn bản khác nhau có trong chương trình:văn bản nghệ thuật,
văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản nhật dụng, văn bản thuyết
minh,…quá trình đọc hiểu các loại văn bản này là q trình người đọc phân tích để

lĩnh hội được nội dung và đích của các văn bản, nhận ra đặc điểm và cách thức tiếp
cận các loại văn bản đó. Đọc hiểu văn bản do vậy khác với đọc diễn cảm ở chỗ,
người đọc diễn cảm truyền cảm xúc, sự hiểu biết về văn bản của mình cho người
khác, cịn đọc hiểu khơng chỉ đơn thuần là hoạt động lĩnh hội văn bản của chính bản
thân người đọc qua q trình phân tích văn bản ở nhiều bình diện khác nhau: về cú
pháp, về phát ngơn,…việc đọc hiểu văn bản phụ thuộc vào vốn hiểu biết, năng lực,
trình độ của người đọc.
Với quan niệm coi đọc hiểu văn bản là một hoạt động giao tiếp trước tiên cho
chính bản thân người đọc, dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường THPT đã chú
trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc hiểu để các em tự mình tiếp cận, khám phá
nội dung, nghệ thuật, đặc điểm các loại văn bản có trong SGK. Việc tìm hiểu các
quan niệm về đọc hiểu văn bản ở mục I này sẽ là cơ sở giúp chúng tôi tiến hành đối
chiếu tìm ra đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu so với kiểu bài giảng văn, phân tích tác
phẩm văn học của mơn văn trước đó.

II. QUAN NIỆM VỀ KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU.
1. Kiểu bài giảng văn, phân tích tác phẩm văn học của chương trình cũ.
Kiểu bài giảng văn-cịn gọi là phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
hoặc bài dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình cũ là kiểu bài lấy tác
phẩm văn học để làm đối tượng hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Kiểu bài giảng văn là một hình thức cảm thụ và tiếp nhận văn học đặc biệt,
diễn ra trong hoạt động sư phạm của nhà trường phổ thông với những tác phẩm văn
học được lựa chọn giảng dạy phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh.
Mục đích của bài giảng văn là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hiểu, rung cảm trước
cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương để từ đó thay đổi bản thân, thay đổi quan
niệm về cách sống theo hướng tốt đẹp, vươn tới chân-thiện-mỹ của một cuộc sống
hữu ích.
Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

13



Khóa luận tốt nghiệp

Thuật ngữ giảng văn được dùng chính thức trong nhà trường với tư cách là
một phân môn khoa học khoảng 50 năm nay. Giáo sư Đặng Thai Mai quan niệm:
“Giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn, tất cả các tinh vi về tư tưởng,
cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy, giảng văn trước hết là chỉ
rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kỹ thuật và tư tưởng trong một tác
phẩm văn chương”.
Từ quan niệm trên của giáo sư về môn giảng văn, nhiều nhà chun mơn đã
nghiên cứu trên nhiều bình diện phong phú của giảng văn. Giáo sư Phan Trọng Luận
cho rằng: “Việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương trong nhà trường lại mang tính
tập thể và có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên,…lao động của người giáo viên
văn vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính sư phạm”.
Ở đây, sự hướng dẫn của giáo viên nhằm tác động, định hướng vào q trình
phân tích, tiếp nhận của học sinh chứ không hàm nghĩa giáo viên mặc nhiên quyết
định hoàn toàn, áp đặt cách tiếp nhận tác phẩm văn học cho học sinh. Những quan
niệm như trên về bộ môn giảng văn trong nhà trường phổ thông của các nhà nghiên
cứu chuyên môn đã định hướng cho cách dạy học tác phẩm giảng văn trong nhà
trường. Tuy nhiên, trong một thời gian dài cách phân tích tác phẩm văn học diễn ra
theo một chiều thụ động: giáo viên giảng, học sinh nghe và tái tạo lại kiến thức của
thầy. Kiểu phân tích tác phẩm văn học này diễn ra mọi cấp học.
Ở các trường sư phạm, trong giờ dạy văn học, yếu tố chủ quan của giáo viên
rất đậm nét. Người dạy chỉ cố gắng trình bày thật hay, hấp dẫn, dễ hiểu cái mình
cảm nhận, mình quan tâm cịn việc hình thành những kỹ năng phân tích tác phẩm
văn học được coi là nhiệm vụ của ngành phương pháp. Cho đến khi kiểm tra, lại chỉ
đánh giá năng lực của người học ở việc biết tái hiện tri thức của thầy và của tài liệu
tham khảo. Giữa môn văn học và phương pháp chưa có được sự liên thơng thực sự.
Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên lười đọc tác phẩm văn học, quen ỷ lại các loại

tài liệu tham khảo mà khơng có thói quen tiếp cận tác phẩm một cách độc lập. Để rồi
khi trở thành giáo viên phổ thông cách dạy học thụ động đã trở thành một phương
pháp dạy học. Giáo viên dựa vào sách hướng dẫn của Bộ, các loại tài liệu tham khảo
để lấy cảm xúc giảng dạy và truyền đạt cho học sinh giá trị tư tưởng, giá trị nghệ
thuật,… theo sách. Nhiều khi giáo viên đắm chìm trong bài giảng, cảm xúc của
chính mình mà khơng hề chú ý tới vẻ thờ ơ, lãnh đạm của học sinh đối với số phận
nhân vật với tình cảm của tác giả,…cách dạy học văn chương đã mặc nhiên biến học
sinh thành người ngoài cuộc, một khách thể chịu sự tác động một chiều của giáo
viên. Mối quan hệ giữa học sinh và tác phẩm văn học bị giãn cách, lâu dần cách
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

14


Khóa luận tốt nghiệp

phân tích tác phẩm thụ động đã khiến học sinh trở nên chán ghét môn văn, sợ học
văn.
Những năm gần đây, nhiều hội thảo, hội nghị hô hào sự đổi mới cách dạy,
cách học môn giảng văn, đề cao mối quan hệ chính:quan hệ giữa tác phẩm văn
chương và học sinh. Trong đó tác phẩm là đối tượng, học sinh là chủ thể trước đối
tượng đó. Giảng văn theo phương pháp mới là chuyển hóa năng lực của người học
văn trong tác phẩm thành năng lực văn cho từng học sinh, coi trọng khả năng tiếp
nhận văn bản của học sinh, coi trọng việc phân tích chi tiết tác phẩm song song với
việc đảm bảo không phá vỡ tính chính thể của một tác phẩm văn học, chú trọng việc
giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, coi học sinh là
chủ thể của hoạt động học.
Những cách đánh giá mới về phương pháp dạy học văn sự đổi mới tích cực
cho môn giảng văn của giới nghiên cứu chuyên môn nhằm mục đích nâng cao chất
lượng giảng dạy, khắc phục tình trạng yếu kém môn văn của học sinh phổ thông.

Tuy nhiên các phương pháp mới áp dụng trên chương trình SGK cũ chỉ như: “bình
mới rượu cũ”, chất lượng dạy và học không được nâng cao như mong đợi của ngành
giáo dục và toàn xã hội. Sự đổi mới cục bộ, rời rạc từng phần, tách nội dung và
phương pháp sẽ không được hiệu quả như ý. Hơn nữa ngày nay xã hội đang phát
triển về mọi mặt, xu hướng hội nhập thế giới và khu vực đang chiếm ưu thế. Vì thế,
giáo dục phổ thơng đứng trước địi hỏi cấp bách: phải đào tạo những con người phát
triển về mọi mặt, đặc biệt là năng lực sáng tạo, nhạy bén trong mọi hoạt
động,…trong khi chương trình SGK cũ đã lạc hậu, khơng cịn đáp ứng nhu cầu của
xã hội địi hỏi, bộ mơn giảng văn cũng khơng cịn phù hợp với sự phát triển tâm sinh
lý của học sinh.
Chương trình giảng văn cũ chỉ chuyên về một thể loại văn bản: văn bản nghệ
thuật với những tác phẩm văn học kinh điển, đã qua thẩm định nghiêm ngặt của thời
gian và nhiều thế hệ độc giả.
Và dù có dạy học, giảng văn theo phương pháp cũ (thầy giảng trò nghe) hay
phương pháp mới (học sinh là chủ thể của hoạt động học, thầy chỉ là người hướng
dẫn) với nội dung vẫn là một loại văn bản duy nhất thì học sinh chỉ được học kỹ
năng tiếp nhận và phản hồi đối với tác phẩm văn chương mà thôi. Đây là thế mạnh
của môn giảng văn nhưng đồng thời cũng trở thành điểm yếu, kiểu bài giảng văn
trong chương trình SGK cũ chỉ cho học sinh làm quen tiếp cận với tác phẩm văn
chương nên học sinh chỉ được học và rèn luyện cách phân tích tác phẩm văn học.
Khi xét về tính thực tiễn khơng phải mọi văn bản mà học sinh sẽ tiếp xúc trong suốt
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

15


Khóa luận tốt nghiệp

một đời người đều thuần túy chỉ là các tác phẩm văn chương, trên thực tế khối lượng
văn bản phi nghệ thuật mà học sinh được đọc lớn hơn rất nhiều lần so với khối

lượng văn bản là tác phẩm văn chương. Do vậy, sự hạn chế của bộ mơn giảng văn cũ
nằm ở tính chất hàn lâm về mặt tri thức, xét theo mối quan hệ với đời sống nó khơng
phục vụ cho cuộc sống người đọc ngồi đời. Vì hạn chế này, một số giáo viên văn
đã nảy sinh khuynh hướng là: quá coi trọng vấn đề phân tích tác phẩm văn học,
trong giờ giảng văn tác phẩm văn học được giáo viên mổ xẻ, phân tích kĩ lưỡng từng
chi tiết, từng yếu tố và coi như vậy là đã dạy cho học sinh cách phân tích tác phẩm
văn học.
Với cách dạy như vậy, giáo viên phải dựa vào sách giáo viên, tài liệu tham
khảo, có giáo viên soạn giáo án rất chi tiết, cụ thể và năm học này qua năm học khác
chỉ sử dụng một giáo án đã soạn sẵn đó. Cảm xúc và sự sáng tạo cứ bị bào mòn dần
khiến cho học sinh khơng cịn hứng thú đối với tác phẩm mình phải học. Khi
phương pháp mới được áp dụng theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì
trong một vài giờ dạy, có giáo viên hiểu “tích cực hóa hoạt động của học sinh” là
phải có thật nhiều câu hỏi, càng hỏi nhiều học sinh trong một giờ dạy là tiết học đã
thành cơng.Lại có khuynh hướng u cầu học sinh trong giờ giảng văn quá cao, biến
các em thành các nhà nghiên cứu văn học trong khi phần lớn học sinh không phải sử
dụng văn học để lập nghiệp sau này.
Kiểu học chuyên sâu của môn giảng văn trong xã hội hiện đại đã khơng cịn
phù hợp nữa. Học sinh ngoài việc cần làm quen với kỹ năng phân tích tác phẩm văn
học cịn phải được dạy kỹ năng phân tích, tiếp nhận các loại văn bản khác để các em
có được những kỹ năng cần thiết, mọi mặt để sau này khi ra đời hoặc tiếp tục học
lên cao, các em có thể sử dụng các kỹ năng nói một cách hữu ích.
2. Quan niệm về kiểu bài đọc hiểu
2.1. Về mục đích
Khi kiểu bài phân tích tác phẩm văn học đã khơng cịn thích hợp do phạm vi
quá hẹp, chỉ chuyên về thể loại văn bản nghệ thuật, kiểu bài đọc hiểu được thay thế
trên cơ sở kế thừa những ưu việt của môn giảng văn cũ và khắc phục hạn chế của
môn học này. Đối với kiểu bài đọc hiểu văn bản văn học, mục đích dạy học cũng
giống như kiểu bài giảng văn cũ, tức là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hiểu, biết
rung cảm trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương để từ đó hồn thiện bản

thân, thay đổi quan niệm sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cịn đối với những văn
bản khơng phải là tác phẩm văn chương, bộ môn đọc hiểu giúp người đọc nắm được
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

16


Khóa luận tốt nghiệp

nội dung văn bản, nắm vững các thủ pháp diễn đạt nội dung để có thể hiểu đúng nội
dung văn bản.
Một điều đáng lưu ý ở đây là thủ pháp diễn đạt nội dung của một văn bản văn
học hoàn toàn khác với một văn bản quảng cáo, khác với văn bản hành chính…Nếu
như giảng văn chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích tác phẩm văn
học, học sinh chỉ làm quen với loại văn bản nghệ thuật thì đến kiểu bài đọc hiểu,
chương trình mới mở rộng ra nhiều, thể loại văn bản khác nhau: văn bản nghệ thuật
với những tác phẩm thuộc thể loại văn học dân gian, văn học trung đại và văn học
Việt Nam hiện đại, văn bản phi nghệ thuật: gồm văn bản nhật dụng, văn bản thuyết
minh,… Với những thể loại phong phú như trên, học sinh được làm quen và học
cách phân tích, tiếp nhận nhiều thể loại văn bản khác nhau, nhận ra những điểm
giống và khác nhau giữa các văn bản đó.
2.2. Về phương pháp.
Kiểu bài đọc hiểu không chỉ dạy cho học sinh cách nhận biết và phân tích tác
phẩm như trên mà quan trọng hơn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đọc để khám
phá văn bản thể hiện rõ tinh thần đề cao hoạt động chủ động sáng tạo của học sinh,
chú trọng vào yêu cầu hiểu văn bản, hiểu các mối quan hệ giữa các chi tiết, các sự
kiện trong văn bản. Các em được giáo viên hướng dẫn và nêu nhận xét, cảm xúc của
mình về văn bản đang học.
Kiểu bài đọc hiểu ngoài việc hướng dẫn học sinh phân tích văn bản nghệ
thuật về mọi mặt: nội dung ngôn từ, giá trị tư tưởng và nghệ thuật,…còn chú trọng

việc rèn luyện kỹ năng tự khám phá văn bản của học sinh. Người giáo viên phải tôn
trọng cảm nhận chủ quan của học sinh trước văn bản và biết uốn nắn, định hướng
những cảm xúc ấy không đi quá xa khỏi nội dung văn bản đang học. Đối với những
văn bản là tác phẩm văn học, phương pháp dạy học được bộ môn đọc hiểu văn bản
sử dụng trong việc phân tích nội dung văn bản chủ yếu vẫn là khai thác và khám phá
nội dung ý nghĩa văn bản dựa trên sự rung động của bản thân người đọc, đồng thời
giúp cho học sinh biết diễn đạt các cảm xúc sự rung động đó. Đối với những văn bản
không phải là văn bản văn học, bộ môn đọc hiểu tập trung chủ yếu vào phương pháp
phân tích lý tính. Đây là yêu cầu khách quan, khoa học để hướng dẫn học sinh nắm
được nội dung văn bản, xác định chính xác mục đích văn bản, tìm ra các thủ pháp
chính mà tác giả sử dụng để diễn đạt nội dung, mục đích văn bản.
Kiểu bài đọc hiểu so với bài giảng văn cịn có ưu điểm là mỗi bài đọc hiểu
đều được dạy theo tinh thần tích hợp. Chúng ta đã biết chương trình SGK Ngữ Văn
Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

17


Khóa luận tốt nghiệp

mới được soạn theo hướng tích hợp ba môn Đọc hiểu-Tiếng Việt-Tập làm văn đều
lấy văn bản làm trục chính và sử dụng ngữ liệu từ văn bản để giảng dạy. Dạy học
đọc hiểu theo quan điểm tích hợp tạo điều kiện hỗ trợ học sinh tiếp cận văn bản sâu
và kỹ hơn.
Ở kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, học sinh chỉ được học kỹ năng tiếp
nhận giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm. Còn cách diễn đạt lý giải kết quả cảm
thụ của chính mình thì phần lớn trong giờ học các em khơng có cơ hội rèn luyện.
Đến bài đọc hiểu nhấn mạnh vấn đề rèn luyện cho học sinh cách lý giải về nội dung
văn bản, cách xác định và tìm ý trong văn bản, mục đích của văn bản muốn đề cập
đến. Sau đó tổng hợp, đánh giá và nhận xét nội dung và đích của văn bản.

Như vậy, trong giờ đọc hiểu văn bản học sinh được học cách diễn đạt cảm
xúc chủ quan của mình thơng qua kỹ năng tổng hợp. Những kiến thức về ngôn ngữ
trong mơn tiếng Việt, cách thức phân tích, bình giá một văn bản theo thể loại nhất
định trong môn tập làm văn, những tri thức và kỹ năng của văn học cùng các yếu tố
khác như lịch sử địa lý,…được lồng ghép trong văn bản.
2.3. Kết luận.
Như vậy, kiểu bài đọc hiểu không phải là quá xa lạ, đột ngột đối với người
dạy và người học. Môn đọc hiểu được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm
của môn giảng văn cũ. Đặc biệt là những cách thức, kỹ năng phân tích tác phẩm văn
học vẫn được mơn đọc hiểu sử dụng. Giữa hai kiểu bài vẫn có những điểm chung
nhất định: cùng lấy đối tượng là văn bản, cùng sử dụng chung các phương pháp tư
duy: phân tích, tổng hợp, khái quát để đưa ra các nhận xét, phán đốn. Ngồi ra, kiểu
bài đọc hiểu được soạn thảo mới cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong
khu vực và trên thề giới, phù hợp với yêu cầu của xã hội đang ngày càng phát triển.
Tóm lại, trong đọc hiểu đã bao hàm có giảng văn. Đọc hiểu rộng hơn giảng
văn, không loại trừ giảng văn. Theo chương trình mới, trọng tâm của đọc hiểu vẫn là
giảng văn. Chính vì vậy, kiểu bài đọc hiểu tuy mới đi vào thực học chưa lâu nhưng
đã thu nhận được những kết quả rất khả quan. Với việc coi trong khả năng sáng tạo,
độc lập trong suy nghĩ khi tiếp nhận với văn bản của học sinh, đề cao việc rèn luyện
kỹ năng song song với quá trình hướng dẫn học sinh khám phá văn bản, kiểu bài đọc
hiểu đã thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục, phù hợp với yêu cầu của xã hội
hiện đại.

Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

18


Khóa luận tốt nghiệp


III. BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MƠN NGỮ VĂN VÀ TRONG SGK NGỮ VĂN 10.
Kiểu bài đọc hiểu trong chương trình mơn Ngữ văn THPT được thiết kế với
mục tiêu:
-Về kiến thức: Học sinh nắm được một số thể loại văn học ưu tú của dân tộc
và thế giới thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, nắm được một số khái niệm và thao
tác phân tích tác phẩm văn học, có được những tri thức sơ giản về thi pháp, về lịch
sử văn học Việt Nam…Tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc
sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong
tác phẩm văn học và trong các văn bản được học.
-Về kĩ năng: Làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng,
bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ
thuật của các văn bản được học, bao gồm tác phẩm văn học và văn bản nhật dụng để
từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được
nêu ra trong các văn bản đó. Quan trọng đối với kĩ năng nghe, đọc, là nghe hiểu, đọc
hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của các văn bản.
-Về thái độ, tình cảm: Làm cho học sinh biết yêu quý, trân trọng các thành
tựu của văn học Việt Nam và trên thế giới, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của Tiếng Việt.
Mục tiêu của kiểu bài đọc hiểu trong chương trình mơn Ngữ văn ở THPT
được xác định rõ ràng và làm cơ sở vững chắc cho việc thiết kế chương trình của
kiểu bài đọc hiểu.
Khối lớp
10
Cơ bản

Tiết (PPCT)
8-9
11-12
13-14

16-17
20-21
22
23
26-27
29
30

Ngô Trung Trinh-Lớp DH5C1

Tên bài
- Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Sử thi Đăm San).
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng
Thủy.
- Uy-lít-xơ (Trích Ơ-đi-xê-Sử thi Hi Lạp).
- Ramayana (Trích Ramayana-Sử thi Ấn Độ).
- Tấm Cám.
- Tam đại con gà.
- Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
- Đọc thêm: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người
19


Khóa luận tốt nghiệp

37
38
40

41
43

44
47-48
50

51
57
59-60
61
62
67
68
70-71
77
78
79-80

85-86

Ngơ Trung Trinh-Lớp DH5C1

u).
- Tỏ lịng-Phạm Ngũ Lão.
- Cảnh ngày hè-Nguyễn Trãi.
- Nhàn-Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Đọc “Tiểu Thanh kí”-Nguyễn Du.
- Đọc thêm
+Vận nước-Đỗ Pháp Nhuận.

+Cáo bệnh,bảo mọi người-Mãn Giác Thiền Sư.
+Hứng trở về-Nguyễn Trung Ngạn.
- Tại lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi
Quảng Lăng-Lí Bạch.
- Cảm xúc mùa thu-Đỗ Phủ.
- Đọc thêm
+Lầu Hồng Hạc-Thơi Hiệu.
+Nỗi ốn của người phòng khuê-Vương Duy.
+Khe chim kêu-Vương Xương Linh.
- Đọc thêm:Thơ Hai-cư của Basô.
- Phú sông Bạch Đằng-Trương Hán Siêu.
- Đại cáo bình Ngơ-Nguyễn Trãi (Tác phẩm).
- Tựa “Trích diễm thi tập”- Hoàng Đức Lương.
- Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc giaThân Nhân Trung.
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn-Ngô Sĩ
Liên.
- Đọc thêm:Thái sư Trần Thủ Độ-Ngô sĩ Liên.
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên-Nguyễn Dữ.
- Hồi trống cổ thành (Trích Tam quốc diễn nghĩaLa Quán Trung).
- Đọc thêm:Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
(Trích Tam quốc diễn nghĩa-La Quán Trung).
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích
Chinh phụ ngâm khúc-Bản dịch của Đồn Thị
Điểm.
- Phần 2:Các đoạn trích: Trao dun, Nỗi thương
mình (Truyện kiều-Nguyễn Du).
20



×