Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN THUẤN

LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số
: 62.22.32.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH

HÀ NỘI - năm 2013

iv


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia
đình đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tơi tập trung hồn thành luận án.
Đặc biệt, xin cảm ơn nhà giáo, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, ngƣời đã
tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến q báu giúp tơi
sớm hồn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Trƣờng Đại học sƣ
phạm - Đại học Huế, lãnh đạo Viện Văn học và Học viện khoa học xã
hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi


thực hiện luận án.
Xin đƣợc cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, sinh
viên - những ngƣời đã ln khuyến khích và giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài.
Tác giả

Nguyễn Văn Thuấn

v


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ
chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất
xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình
nghiên cứu của mình.
Huế, tháng 5 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Văn Thuấn

vi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn………………………………………………………………………... .............. ii
Lời cam đoan .......................................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................................. iv


Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt đƣợc sử dụng trong luận án.......................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Đóng góp của luận án ..........................................................................................5
5. Cấu trúc luận án ...................................................................................................5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản .....................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới .........................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam ..........................8
1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp........................................15
1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ...........15
1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ...........16
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN .......20
2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre ............20
2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản ....................................................22
2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu ...............................................27
2.2. Lí thuyết liên văn bản từ Bakhtin đến Chủ nghĩa giải cấu trúc ......................30
2.2.1. Mikhail Bakhtin và tính đối thoại ............................................................30
2.2.2. Julia Kristeva và tính liên văn bản ...........................................................38
2.2.3. Roland Barthes và tính đa bội ..................................................................44
Chƣơng 3. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................55
3.1. Đối thoại tƣ tƣởng và đối thoại văn hóa .........................................................56
3.1.1. Đối thoại với tƣ tƣởng Nho – Phật – Đạo ................................................56
3.1.2. Đối thoại với những thành kiến văn chƣơng ...........................................70
3.1.3. Giải thiêng huyền thoại về nhân cách con ngƣời lị ch sƣ̉ .........................77
3.2. Tâm thế đối thoại của Nguyễn Huy Thiệp .....................................................83

3.2.1. Từ tâm thức hiện sinh, soi sáng sƣ̣ hiện hƣ̃u của con ngƣời ...................83
3.2.2. Lập trƣờng dân chủ trong đối thoại .........................................................89
vii


Chƣơng 4. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................97
4.1. Ảnh hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại ................................................97
4.1.1. Ảnh hƣởng và đọc sai văn học quá khứ ...................................................97
4.1.2. Trích dẫn văn học truyền thống .............................................................113
4.1.3. Giễu nhại văn bản, diễn ngôn và thể loại ..............................................119
4.2. Pha trộn thể loại trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ....................................134
4.2.1. Sự xâm nhập của thơ trong văn xuôi .....................................................134
4.2.2. Sự xâm nhập của tự sự vào kịch ............................................................141
KẾT LUẬN ............................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

CBĐ

:

Cái biểu đạt


CĐBĐ

:

Cái đƣợc biểu đạt

LVB

:

Liên văn bản

NHT

:

Nguyễn Huy Thiệp

VB

:

Văn bản

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XX đƣợc xem là thế kỉ của các lí thuyết văn học. Trong thế kỉ này,
ngƣời ta chứng kiến sự ra đời, phát triển của nhiều trƣờng phái, lí thuyết. Chúng
tiếp biến, ảnh hƣởng và phủ nhận nhau khiến đời sống văn học sôi động, đa dạng,
phức tạp. Đầu thế kỉ XX, khái niệm văn bản (text) đƣợc phát hiện đã làm thay đổi
hẳn quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc của nó, về vị trí và vai trị của tác giả,
ngƣời đọc. Đến nửa cuối thế kỉ này, khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) ra
đời và trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới.
Nguồn gốc của khái niệm tính liên văn bản đƣợc đa số các nhà nghiên cứu thống
nhất tính từ thời điểm khai sinh của ngơn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của
nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F. Saussure. Lí thuyết này cũng gắn liền với
những tƣ tƣởng triết học, lí luận văn học độc đáo của nhà bác học Nga M.Bakhtin
và vang vọng những quan niệm của các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tƣ
cách một khái niệm lí thuyết văn học, nó chính thức đƣợc đặt ra vào nửa cuối những
năm 60 tại phƣơng Tây bởi nhà nghiên cứu văn học trẻ ngƣời Pháp gốc Bulgaria,
Julia Kristeva. Quan niệm tính liên văn bản của bà ra đời trong bối cảnh các quan
niệm cấu trúc luận đang bị xét lại và đang hình thành cái gọi là chủ nghĩa hậu cấu
trúc. Quan niệm của Kristeva nhanh chóng tìm đƣợc sự hƣởng ứng của các nhà hậu
cấu trúc tên tuổi nhƣ R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học
nhƣ M.Riffaterre, G.Genette...Hiện nay, lí thuyết liên văn bản có sức lan tỏa rất
rộng, đƣợc sử dụng bởi các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân luận và
một số khuynh hƣớng nghiên cứu kí hiệu học khác nhằm khám phá các hiện tƣợng
văn học/văn hóa quá khứ và đƣơng đại. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng
bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó.
Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn bản với nhau bằng những
phương thức khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn,
nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn…Những quan hệ này được tác giả tạo lập bằng ý
thức hoặc vô thức, được độc giả tri nhận trong thực tiễn giao tiếp nghệ thuật và
chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng thú
diễn giải, qua đó, các giá trị văn hóa khơng ngừng được sản sinh và đón nhận. Tính
liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả thuộc tính hay phương thức quan hệ

trên đây, nơi mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự tham chiếu đối với các văn bản
khác, qua đó chúng sinh sản và nảy nở ý nghĩa.

1


Trên thế giới, từ khi thuật ngữ tính liên văn bản ra đời, nó đã đƣợc vận dụng
rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học. Những cơng trình nghiên cứu theo hƣớng liên
văn bản hiện nay trên thế giới phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí
thuyết này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống.
Trong mấy năm gần đây, tuy đã có đơi ba bài dịch, giới thiệu nhƣng chừng ấy là
chƣa đủ để giúp cho các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận và vận dụng lí thuyết.
Luận án của chúng tôi mong muốn cập nhật, giới thiệu một cách tƣơng đối hệ thống
lí thuyết liên văn bản nhằm đa dạng hóa các cách thức tiếp cận văn học và sâu xa
hơn muốn góp một một phần nhỏ vào quá trình đổi mới hệ hình nghiên cứu văn học
ở Việt Nam theo hƣớng hiện đại.
Theo chúng tôi, trong văn xuôi, một số cây bút tiêu biểu của văn học Việt
Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Bảo
Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái…đã có ý thức sử dụng liên văn bản
trong sáng tác. Đây là một trong số những nổ lực nghệ thuật của nhà văn. Họ tiếp
tục tinh thần phê phán và nhân bản, khơi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tƣ, phát hiện
những mặt trái của nhân sinh, xã hội, văn hóa; tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh
thần dân chủ, cởi mở. Họ kiếm tìm và thử nghiệm những hình thức nghệ thuật mới
khá đa dạng: đối thoại với văn bản xã hội (social text) và diễn ngôn tập thể
(collective discourse); vay mƣợn và giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến
việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp những văn bản cũ; pha trộn thể loại, hƣ cấu lịch sử,
giễu nhại văn chƣơng và văn hóa truyền thống có tính chất khn sáo, giáo điều, bề
trên…Trong văn học thời kỳ Đổi mới, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số
những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp lớn. Ông chịu ảnh hƣởng từ
nhiều nguồn khác nhau: lịch sử, huyền thoại, tơn giáo, văn hóa bác học và bình dân,

nông thôn và đô thị, quá khứ và hiện hành, bản địa và ngoại lai. Nhiều nhà văn tiền
nhân nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Puskin,
Dostoevsky, Bồ Tùng Linh trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và chất liệu văn
chƣơng trong sáng tác của ông. Nhà văn đã sống và sáng tạo trong môi trƣờng sinh
thái văn học/văn hóa khát khao đổi thay, vƣơn xa hịa nhập với thế giới hiện đại,
dân chủ. Do đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách tân táo bạo và nhận
đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín.
Nguyễn Huy Thiệp đã gây xơn xao dƣ luận trong một thời gian dài. Tầm vóc của
ơng có thể nói là ít nhiều mang tính quốc tế. Ngƣời ta bàn nhiều về ông, sách của
ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tƣợng nghiên

2


cứu có sức hấp dẫn từ các lập trƣờng và phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân tâm học,
văn hóa học, phê bình huyền thoại, thi pháp học, trần thuật học, xã hội học…Trên
cơ sở tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi xác định mục
đích thứ hai cho luận án là có thể mang lại những khám phá mới, khác về tƣ tƣởng
và nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, hoặc có cách kiến giải phù hợp với một số vấn đề
phức tạp đƣợc khơi động từ những sáng tác của ơng trong dịng chảy văn học Việt
Nam thời kỳ Đổi mới. Đó là những lí do cơ bản, cần thiết để chúng tôi lựa chọn
thực hiện đề tài Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp.
2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí thuyết
Nhƣ chúng tơi đã nêu ở trên và sẽ diễn giải cụ thể ở phần sau, lí thuyết liên
văn bản rất phức tạp, xuyên trƣờng phái, đa nguyên. Bởi vậy, trong nghiên cứu này,
sau khi phân tích các quan niệm của Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette,
Riffaterre,…dựa trên những nét tƣơng đồng cơ bản trong quan niệm của họ, chúng
tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm về văn bản/liên văn bản nhƣ sau: Văn bản/liên văn
bản (text/intertext), là một chuỗi kí hiệu ngơn ngữ/phi ngơn ngữ (một phát ngơn,

một lời nói hoặc viết, một bức tranh, một bài hát, một bộ phim, một truyện ngắn,
kịch, tiểu thuyết, bài thơ),…có nghĩa/ý nghĩa; được kiến tạo, sản sinh từ những văn
bản khác, có mối quan hệ với những văn bản khác, gây ra tương tác đối thoại với
mạng lưới tri thức/trải nghiệm văn bản vốn có ở người đọc. Mỗi văn bản nghệ thuật
của Nguyễn Huy Thiệp là một không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa,
đối thoại, tƣơng tác, ảnh hƣởng, trích dẫn, giễu nhại, pha trộn và kết nối đến những
văn bản khác, vốn có trƣớc đó, đồng văn hóa hoặc dị văn hóa. Do đó, chúng tôi xác
định hai nội dung cơ bản để giải quyết vấn đề liên văn bản trong sáng tác Nguyễn
Huy Thiệp: đối thoại liên văn bản (intertextual dialogism) và những hình thức/kiểu
liên văn bản (forms/types of intertextuality) trong sáng tác của ông.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó phƣơng pháp lịch
sử – loại hình và phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống đƣợc sử dụng chủ yếu.
Phƣơng pháp lịch sử – loại hình: Chúng tơi khảo sát lịch sử hình thành và
vận động của lý thuyết liên văn bản, đặc trƣng và nội hàm của khái niệm qua từng
nhà lập thuyết – thực hành và từng thời điểm. Những cơng trình của những nhà lí
thuyết liên văn bản nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette, Riffaterre sẽ
đƣợc phân tích, đánh giá chủ yếu theo phƣơng pháp trên.

3


Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Trƣớc hết, chúng tôi dùng để nghiên cứu
một cách hệ thống tƣ tƣởng của từng nhà lập thuyết về tính liên văn bản. Sau đó, nó
đƣợc dùng thƣờng xuyên để nghiên cứu thực tiễn liên văn bản trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp: xem toàn bộ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một hệ thống,
xem mỗi văn bản/toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một liên văn bản, đặt
nó trong mạng lƣới quan hệ với các văn bản khác (văn bản xã hội và diễn ngơn tập
thể), xem xét nó qua những quan hệ và đối thoại liên văn bản (intertextual
relationships/dialogues), từ đó có những đánh giá, kết luận cần thiết.

Ngồi ra, các thao tác nghiên cứu nhƣ thống kê, so sánh, phân tích văn bản
văn học, đối chiếu các đoạn văn, diễn ngôn và từ vựng giữa các văn bản đƣợc vận
dụng rộng rãi. Các phƣơng pháp liên ngành khác nhằm làm nổi bật tính liên văn bản
trong mỗi văn bản – tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cũng đƣợc chú ý.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án trƣớc hết là lí thuyết về tính liên văn bản,
tiếp đó là tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hai đối tƣợng này có
quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy
Thiệp khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí thuyết liên văn bản và lí thuyết
sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên hệ từ thực tiễn sáng tác
của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng bởi vậy nên trong khi trình bày, phân tích lí
thuyết liên văn bản, cho phép chúng tôi đƣợc sử dụng những ví dụ quen thuộc từ
sáng tác của ơng. Mặt khác, đối tƣợng chính của đề tài là tập trung tiếp cận liên văn
bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, nhƣng vì lí thuyết liên văn bản hết sức phức tạp,
đa hƣớng, xuyên trƣờng phái, lại chƣa đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam một cách
hệ thống, nên tác giả luận án thấy cần thiết phải có một chƣơng nghiên cứu riêng về
lí thuyết này. Đây là cơng việc hết sức khó khăn với chúng tơi, bởi vì thật khó để
chiếm lĩnh tƣ tƣởng của các nhà lập thuyết và thực hành liên văn bản trong hơn một
thế kỉ vừa qua, bắt đầu với Saussure, các nhà Hình thức luận Nga, các triết gia hiện
tƣợng học và triết học ngôn ngữ…cho đến các nhà giải cấu trúc – hậu hiện đại
đƣơng thời. Bởi vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản
trong khn khổ tƣ tƣởng của một số nhà lập thuyết tiêu biểu nhƣ Bakhtin,
Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Những quan niệm và cách tiếp cận
khác về tính liên văn bản, đặc biệt từ hƣớng triết học ngôn ngữ,…vẫn chƣa đƣợc tác
giả luận án giải quyết. Việc tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng
chỉ giới hạn trong một số khía cạnh tiêu biểu nhất nhƣ đối thoại liên văn bản, ảnh

4



hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại, pha trộn thể loại. Các khía cạnh khác nhƣ
đối thoại nội văn bản, đối thoại xã hội, ám chỉ, đạo văn, cận văn bản, chuyển dịch,
tu chỉnh…chỉ đƣợc phân tích sơ lƣợc, dẫn dụ để minh họa lí thuyết chứ chƣa đƣợc
khảo sát chi tiết. Chúng tơi hi vọng những khía cạnh cịn để ngỏ đó sẽ đƣợc triển
khai nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác, chuyên sâu hơn, hịng thỏa
mãn u cầu của ngƣời đọc có quan tâm đến lí thuyết và thực tiễn liên văn bản.
4. Đóng góp của luận án
Về lí thuyết: trong tình hình việc giới thiệu lí thuyết về tính liên văn bản ở
nƣớc ta cịn đơn lẻ, sơ lƣợc, chúng tơi cố gắng trình bày tƣơng đối ngắn gọn hệ
thống lí thuyết này, trên phƣơng diện lịch sử và cấu trúc, qua tƣ tƣởng của một số
đại biểu nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette.
Về thực tiễn: thể nghiệm phân tích đối thoại liên văn bản và các hình thức
liên văn bản nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sáng rõ lí thuyết,
đồng thời qua đó đánh giá đặc sắc tƣ tƣởng – nghệ thuật của nhà văn trong tƣ cách
một hiện tƣợng văn học có nhiều đóng góp cho văn học Đổi mới ở Việt Nam.
5. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Phụ
lục, phần Nội dung luận án đƣợc triển khai thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Một số vấn đề lí thuyết về tính liên văn bản
Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Chƣơng 4. Các hình thức liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phần Tổng quan này, chúng tơi trình bày hai vấn đề cơ bản. Một là, tình hình
nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới và ở Việt Nam. Hai là, tình hình

nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Ở khía cạnh thứ nhất, chúng tơi chú trọng
nhiều vào tình hình nghiên cứu liên văn bản ở Việt Nam. Riêng tình hình nghiên
cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới sẽ đƣợc chúng tơi lồng vào phân tích chi tiết
ở chƣơng sau. Ở khía cạnh thứ hai, luận án chú ý nhiều đến những nghiên cứu trực
tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và có lƣu ý đến những bài viết tiếp cận sáng
tác của ơng từ góc độ liên văn bản.
1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới
Khởi nguồn của lí thuyết liên văn bản (LVB) là những nghiên cứu của nhóm
Tel Quel và tạp chí cùng tên tại Pháp những năm 1960. Từ đó đến nay, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu – phê bình có liên quan luận bàn về lí thuyết và vận
dụng nó trong nghiên cứu văn học/văn hóa. Do khn khổ luận án và khả năng tƣ
liệu nên chúng tôi chỉ quan tâm đến những nghiên cứu lí thuyết LVB trên mảng tƣ
liệu tiếng Anh. Về phƣơng diện tổng thuật, phân tích lí thuyết, đáng chú ý là phần
dẫn luận trong cơng trình Intertextuality: Theories and practices (Tính liên văn bản:
Lí thuyết và thực tiễn –1990) của M.Worton và Judith Still, những tóm lƣợc và diễn
giải ngắn gọn của R.Stam, R.Burgoyne, S.F.Lewis trong New Vocabularies in Film
Semiotics (Từ vựng mới trong kí hiệu học điện ảnh, 1992), những phân tích tổng
thể, tồn diện trong cơng trình Intertextuality (Tính liên văn bản – 2000) của
Graham Allen, những thảo luận trong Intertextuality: Debates and Contexts (Tính
liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh – 2003) của Mary Orr…Nhìn chung, tình hình
nghiên cứu lí thuyết LVB đến thời điểm hiện nay đã khá thống nhất trên một số vấn
đề cơ bản.
Một là, về sự xuất hiện của khái niệm: tất cả các công trình nghiên cứu đều
khẳng định Kristeva đã đặt ra thuật ngữ này vào khoảng năm 1966 và công bố năm
1967 trong bài báo Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết ( tiêu đề bài báo này chúng tôi dịch
theo bản tiếng Anh, Word, Dialogue and Novel của Toril Moi trong sách The
Kristeva Reader. Riêng bản tiếng Pháp có tên đầy đủ là Bakhtine, le mot, le
dialogue et le roman). Bài báo này ra đời trên cơ sở Kristeva nghiên cứu rất kỹ các
6



cơng trình của Bakhtin nhƣ Vấn đề nội dung, hình thức và chất liệu nghệ thuật ngôn
từ, Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, Sáng tác F.Rabelais và văn hóa dân gian
trung cổ và Phục hưng,…Thuật ngữ của Kristeva gần gũi với các thuật ngữ của
Bakhtin nhƣ tính đối thoại, tính lai ghép, diễn ngôn hai giọng…đồng thời cũng xuất
phát từ những sự phê phán của bà đối với các quan điểm của nhà ngôn ngữ học
ngƣời Thụy Sĩ, F.Saussure về bản chất mối quan hệ kí hiệu. Từ đây, đa số các cơng
trình đều thống nhất ở chỗ, coi Saussure, Bakhtin, Kristeva là những nhà lập thuyết
đầu tiên của tính LVB và tiến hành phân tích, thảo luận về những tƣ tƣởng của họ.
Sau Saussure, Bakhtin, Kristeva, diện khảo sát đƣợc mở rộng đến các cơng trình của
Barthes, Bloom, Eco, Derrida, Genette, Riffaterre, các nhà nữ quyền luận, tân lịch
sử, hậu thực dân…
Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các cơng trình trên đều tránh đi đến một
định nghĩa duy nhất. Họ trình bày quan niệm của từng nhà tƣ tƣởng đối với vấn đề
tính LVB nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Genette, Bloom, Riffaterre, các nhà nữ
quyền luận, hậu thực dân, hậu hiện đại…Nhìn chung, có hai cách tiếp cận thuật ngữ
này. Cách tiếp cận thứ nhất coi LVB nhƣ một thủ pháp văn học. Cách tiếp cận này
giới hạn tính LVB trong phạm vi các phƣơng thức tạo lập mối quan hệ giữa văn bản
(VB) hiện hành và những VB khác trƣớc đó. Sự kết nối LVB phải mang ý thức chủ
động và phải có dấu hiệu kết nối xuất hiện trong VB đang đƣợc khảo sát. Các mối
quan hệ LVB (intertextual relationships) nhƣ thế thƣờng đƣợc quy về các phƣơng
thức nhƣ mơ phỏng, ám chỉ, trích dẫn, đạo văn, biên tập, tu chỉnh, chuyển dịch, ảnh
hƣởng, giễu nhại, pha trộn thể loại…Cách tiếp cận thứ hai có tính cách bản thể luận.
Cách tiếp cận này có thể thấy ở Bakhtin và hầu hết các nhà giải cấu trúc thời danh
nhƣ R. Barthes, J.Derrida, J.Kristeva, U.Eco. Trên cơ sở nền tảng: “khơng có gì ở
ngồi VB”, các nhà lí luận đi đến chỗ cho rằng mọi VB đều là LVB. Tất cả các VB
đƣợc kiến tạo dựa vào những mã và những quy tắc văn hóa hiện hành. Các VB
đƣợc xem nhƣ là “bức khảm các trích dẫn” và “không gian tiếng vọng”, nơi mà câu
hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Nói cách khác,

tính LVB là thuộc tính của VB và là yêu cầu của mọi sự giao tiếp văn học.
Hai quan điểm trên đây đƣa lí thuyết LVB đi theo hai ngã rẽ khác nhau:
hƣớng cấu trúc – trần thuật với G.Genette, M.Riffaterre làm chủ soái và hƣớng giải
cấu trúc, tập hợp nhiều nhà lập thuyết có uy tín ở cả Pháp và Mỹ. Hƣớng cấu trúc –
trần thuật xem LVB nhƣ là những thủ pháp kiến tạo mối quan hệ giữa VB hiện hành
và VB khác ra đời trƣớc đó. Hƣớng giải cấu trúc xem mọi VB đều có những mối

7


quan hệ chằng chịt với các VB khác đƣợc gọi là các VB xã hội – đóng vai trị nhƣ
những mã, những mô thức, những tiền VB chi phối sự sinh thành của VB. Hai
hƣớng tiếp cận đều có những điểm tƣơng đồng và những chỗ mâu thuẫn, khác biệt.
Điều này sẽ đƣợc chúng tơi diễn giải và phân tích kỹ ở chƣơng sau.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam
Ngƣời giới thiệu và vận dụng lí thuyết LVB đầu tiên ở Việt Nam có lẽ là
Hoàng Trinh. Với những bài viết bàn về ký hiệu học trong những thập niên 1970 –
1980, có thể xem ông là nhà ký hiệu học đầu tiên giới thiệu và vận dụng lí thuyết
LVB. Trong cơng trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1993), khi làm rõ khái
niệm VB, ông đã viết nhƣ sau: “Một VB bao giờ cũng kế thừa những VB có trƣớc
và bao giờ cũng mang nhiều tiếng nói hội nhập vào nhau. Đó là tính LVB của mọi
VB”. Ơng giải thích thêm: “một tác phẩm văn học mang dấu ấn của sự kế thừa và
của tính LVB rất rõ ở nhiều chỗ tác phẩm trƣớc đó đã đƣợc tác giả sau này đọc, mơ
phỏng tham khảo hoặc vận dụng”. Đồng thời Hồng Trinh phân biệt sự khác biệt
giữa thuật ngữ LVB với thuật ngữ tính đối thoại của Bakhtin. Theo ơng, tính đối
thoại là quan hệ vi mô, tồn tại trong một VB, cịn tính LVB là vĩ mơ, là quan hệ
giữa VB này với VB khác. Tuy nhiên, ở chỗ khác ông lại đồng nhất hai thuật ngữ
này khi viết: “Mặt khác, ngay trong một tác phẩm cũng có nhiều tiếng nói: tác giả,
quần chúng, thời đại, nhân vật. Đó là tính LVB hay tính đối thoại của văn học”.
Ơng cịn cho rằng, “lí luận về thi pháp học của Bakhtin (Liên xơ) đã chỉ rõ tính

LVB trong tác phẩm của Ra-bơ-le (Rabelais) và Đơ-xtơi-ép-xki, tạo ra tính “đa âm”
(polyponique) và “tính đối thoại” (dialogique) hết sức chân thực và sống động trong
các tiểu thuyết” [185, tr476]. Về điểm này, theo chúng tơi thì bản thân tính đa âm,
tính đối thoại là những cách gọi khác của tính LVB (Chúng ta cần lƣu ý rằng
Bakhtin khơng dùng thuật ngữ tính liên văn bản). Cũng trong cơng trình này, Hồng
Trinh giới thiệu phƣơng pháp phân tích thơ của M.Riffaterre, qua đó, gián tiếp giới
thiệu quan niệm LVB của nhà cấu trúc – ký hiệu học này. Tuy nhiên, vì thiếu tính
lịch sử – hệ thống, lại xuất hiện tiên phong trong một hồn cảnh văn hóa khơng
thuận lợi nên lí thuyết LVB mà Hoàng Trinh giới thiệu chƣa gây đƣợc những hiệu
ứng đáng kể.
Cơng trình thứ hai có nhắc đến thuật ngữ LVB khá sớm nữa là bài giới thiệu
Bakhtin của Trần Đình Sử (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtơi-épxki - 1993). Trong
bài viết này, ơng khẳng định vai trị đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tƣ
tƣởng của Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh/phức điệu

8


và có nhắc đến thuật ngữ LVB. Ơng viết: “Ở đâu cuốn sách [Những vấn đề thi pháp
Đốt-xtôi-épxki] cũng gây đƣợc hứng thú sâu sắc, thúc đẩy tìm tịi. J.Krixtêva
[J.Kristeva] vận dụng quan niệm đối thoại của Bakhtin đã xây dựng khái niệm LVB
đƣợc công nhận rộng rãi ở phƣơng Tây”. Tất nhiên, nhƣ chúng tơi sẽ trình bày ở
chƣơng sau, sự kiện Kristeva vận dụng Bakhtin để sáng tạo ra thuật ngữ mới gắn bó
chặt chẽ với khơng khí học thuật Pháp khi ấy, thời điểm tƣ tƣởng giải cấu trúc nảy
sinh, địi xem xét lại tồn bộ các quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc về văn học và
ngơn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự bất ổn của nghĩa và đòi tuyên cáo về cái chết của
chủ thể. Do vậy tính đối thoại (của Bakhtin) và tính liên văn bản (ở Kristeva và các
nhà giải cấu trúc khác) có nhiều điểm khác biệt [201], [223]. Lúc bấy giờ, Trần
Đình Sử khơng quan tâm nhiều đến vấn đề này. Trung tâm chú ý của ơng là lí
thuyết thi pháp học. Về sau (2008), trong giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) Tác

phẩm và thể loại văn học, ông có cập nhật ngắn gọn lí thuyết LVB khi diễn giải
quan niệm của Kristeva và R.Barthes về VB và tác phẩm văn học. Theo chúng tôi,
ngƣời chỉ rõ mối quan hệ giữa tính đối thoại và tính LVB, vận dụng nó một cách
nhuần nhị là Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Về Bakhtin [62], ông viết rằng “Julia
Kristéva phát triển tính đối thoại của Bakhtin thành khái niệm “tính LVB”
(Intertextualité)”. Trƣớc đó, ơng viết: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức
đa dạng và phức hợp. Đa âm, hoặc LVB (Intertextualité), bởi vì nó đối thoại với các
VB đồng thời, nó quan hệ với các VB khác, trƣớc nó và sau nó, với các cấu trúc xã
hội, nghệ thuật và văn hóa”. Nhƣ thế, theo Đỗ Đức Hiểu, tính đa âm = tính đối thoại
= tính LVB. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa quan niệm tính LVB của
Kristeva và quan niệm tính đối thoại ở Bakhtin, nhƣng về cơ bản, chúng tôi đồng ý
với nhận định rằng, bản thân các quan niệm về tính đa âm, tính đối thoại của
Bakhtin cũng chính là những quan niệm khác nhau về tính LVB. Đỗ Đức Hiểu
khẳng định tính đối thoại trong quan niệm của Bakhtin bao gồm cả mối quan hệ
giữa VB với VB xã hội (social text) (tức là những lời nói, những câu chuyện) nằm
ngồi VB. Ta thấy quan niệm của Đỗ Đức Hiểu tỏ ra phù hợp với cách hiểu hiện
thời của thuật ngữ. Hơn nữa, Đỗ Đức Hiểu, bằng tài hoa của mình, đã có những
trang viết rất xuất sắc mà trong đó có thể thấy ông đã vận dụng tinh thần đối thoại ở
Bakhtin, tính LVB ở Kristeva một cách nhuần nhị. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài
Những lớp sóng ngơn từ trong Số đỏ, Đọc Phạm Thị Hồi. Chẳng hạn, ơng cho rằng
Số đỏ “là một cuốn bách khoa các loại hình tiểu thuyết”, “một LVB mang nhiều lớp
ý nghĩa”, “một hệ thống ký hiệu vạn năng”, “một tiểu thuyết đa thanh đa nghĩa”,

9


“một hoạt động ngôn từ”, “một VB chứa đựng nhiều VB, nó là tiếng vang, là giao
điểm của nhiều VB mang những mối quan hệ bên trong với các VB khác”…Thiên
sứ của Phạm Thị Hoài là một VB mang “đầy hòa âm và nghịch âm”, pha trộn rất
nhiều các mã VB khác nhau trong truyền thống phƣơng Đông và phƣơng

Tây…Đúng nhƣ Trịnh Bá Đĩnh nhận xét, những phân tích VB của Đỗ Đức Hiểu
hiện rõ dấu ấn của nhiều nhà thi pháp hiện đại nhƣ Bakhtin, Barthes, Riffaterre [48,
tr47-50] và là ví dụ rõ nhất về hƣớng tiếp cận LVB đối với văn học Việt Nam. Về
sau, Đỗ Đức Hiểu là ngƣời chấp bút viết mục Tính liên văn bản trong Từ điển văn
học (Bộ mới) [61], ở đấy trình bày ngắn gọn những quan niệm khác nhau về khái
niệm tính LVB. Sự xuất hiện của nó trong từ điển cho thấy, tính LVB đã có một vị
thế nhất định trong từ vựng nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại.
Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều bài viết giới thiệu
sâu và chi tiết lí thuyết LVB của các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc,
Nguyễn Nam, Nguyễn Minh Quân và một số bản dịch những nghiên cứu về lí
thuyết này. Trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (2007), Nguyễn Hƣng
Quốc đã giới thiệu những vấn đề lí thuyết LVB từ khởi thủy cho đến những nhận
thức gần đây về nó ở các nhà hậu hiện đại. Trong bài Văn bản và Liên văn bản, ông
cho rằng, nếu VB nhƣ một phát hiện quan trọng nửa đầu thế kỉ XX thì nửa sau thế
kỉ XX là LVB. Ơng phân tích nguồn gốc ra đời của khái niệm, ở Saussure và
Bakhtin; tƣ tƣởng của Kristeva, M.Foucault, H.Bloom, G.Genette; sự khác biệt giữa
LVB và điển cố, điển tích; mối quan hệ giữa những đổi thay văn học: việc phát hiện
ra ngƣời đọc, sự thay đổi trong bảng giá trị văn học và tính LVB; LVB với chủ
nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là hiện tƣợng giễu nhại hậu hiện đại (pastiche). Cho đến
thời điểm bài viết ra đời thì đây đƣợc coi là tài liệu có hệ thống đầu tiên về lí thuyết
LVB đƣợc viết bằng tiếng Việt. Tác giả là ngƣời am tƣờng, sắc sảo trong phân tích,
phản biện, nguồn tài liệu tham khảo dồi dào nên những dẫn giải của ơng chính xác
và thuyết phục. Tuy nhiên, do có tham vọng bao qt cả lịch sử lí thuyết LVB trong
gần thế kỉ, từ hiện đại đến hậu hiện đại, với nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí
đối lập…nên bài viết vẫn chƣa thốt khỏi tính chất tổng thuật khái quát. Một số tác
giả khác đã vận dụng lí thuyết LVB để nghiên cứu các VB văn học. Đáng kể có
Nguyễn Nam với các bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận LVB (Nghiên cứu
văn học, số 4/2004), Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, LVB trong văn chương và điện
ảnh (Nghiên cứu văn học, số 12/2006), Người đọc am tường, liên tưởng mở rộng,
điểm qua mấy hướng tiếp cận liên văn bản ở nước ngồi (Tạp chí Đại học Sài Gòn,


10


số chuyên đề 2011), Sự thực tuyệt đối trong tự sự: Tiếp nhận và cải biên Rashõmon
ở Việt Nam (Nghiên cứu văn học số 8/2012). Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam thƣờng
ít chú trọng đến việc giới thiệu lí thuyết mà tập trung vận dụng nó để khám phá các
hiện tƣợng chuyển thể văn học – điện ảnh. Ở bài viết thứ nhất, Nguyễn Nam muốn
thông qua hiện tƣợng cải tác để xem xét mối quan hệ giữa Người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ với các VB liên thuộc trong lịch sử. Cách tiếp cận của
Nguyễn Nam cho thấy vai trò rất lớn của ngƣời đọc trong việc giải mã bản chất
LVB của VB. Ngƣời đọc càng am tƣờng, càng có khả năng liên tƣởng thì càng có
nhiều khả năng chỉ ra những mối quan hệ liên thuộc giữa các VB. Tiếp cận chi tiết
chỉ bóng dỗ con trong Người con gái Nam Xương, nhà nghiên cứu lƣu ý đến hiện
tƣợng cải tác, cải biên trong truyền thống trứ tác phƣơng Đông và tỏ ra gần gũi với
nghiên cứu VB học, với lí thuyết tiếp nhận. Những hiện tƣợng nhƣ truyện cũ viết
lại, cổ tích viết lại đã bắt đầu hiện ra trong phạm vi của tính LVB. Ở những bài viết
sau đó về các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học, Nguyễn Nam đã xem sự di
truyền của các mơ típ nhƣ là những vết tích LVB. Bài viết của ông đã mở ra một
khu vực mới trong nghiên cứu tính LVB. Đó là lĩnh vực của tính năng sản
(productivity) giữa văn chƣơng và điện ảnh, nơi mà mỗi VB đều có khả năng sản
xuất, khả năng phái sinh và lệ thuộc lẫn nhau. Khi phân tích bộ phim Rashõmon
chuyển thể từ truyện ngắn của Akutagawa, tác giả Nguyễn Nam cho ta thấy: khơng
có cái gì mà khơng từng đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc đọc và sẽ tiếp tục đƣợc nói, đƣợc
viết, đƣợc sản sinh vơ tận, tạo nên tính LVB của mọi VB. Tiếp cận LVB tác phẩm
điện ảnh chuyển thể từ văn học là một hƣớng tiếp cận thú vị và rất phổ biến ở
phƣơng Tây. Hiện nay, ở Việt Nam, đã bắt đầu manh nha hƣớng nghiên cứu này
(đáng kể có tác giả Lê Thị Dƣơng với bài Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh từ
góc độ LVB, Nghiên cứu văn học số 1/2012). Nguyễn Nam cũng đánh giá cao
hƣớng nghiên cứu của tác giả Kiều Quang Huy “đƣa Truyền kỳ mạn lục vào hệ

thống tiểu thuyết của hệ Tiễn đăng” nhằm giải phẫu đầy đủ toàn bộ ý nghĩa của tác
phẩm. Đây là hƣớng nghiên cứu kiến trúc văn bản (architextuality) theo quan niệm
của Genette. Hƣớng nghiên cứu này vốn đã có ở Việt Nam nhƣng vẫn chƣa đƣợc ý
thức đầy đủ nhƣ là hƣớng tiếp cận LVB.
Ngoài ra phải kể đến các bài viết của Lê Huy Bắc (Liên văn bản (intertext)
trong Đàn ghi ta của Lorca), Phan Huy Dũng (Đàn ghi ta của Lorca của Thanh
Thảo dưới góc nhìn liên văn bản) [81]. Phan Huy Dũng xem bài thơ của Thanh
Thảo nhƣ là một sự “trích dẫn” và “ám gợi tƣợng trƣng” những VB thơ ca, cuộc

11


đời, số phận, lịch sử và văn hóa của thi sĩ Lorca – hình tƣợng nhân vật trung tâm
trong bài thơ. Lê Huy Bắc cũng nhƣ Phan Huy Dũng, nhận ra những hình ảnh, ngơn
từ ám gợi VB thơ Lorca và văn hóa – lịch sử Tây Ban Nha nhƣng tác giả cịn phát
hiện thêm những vỉa VB văn hóa khác có nguồn gốc phƣơng Đơng và Việt Nam. Lê
Huy Bắc nhấn mạnh LVB như là một cách đọc: “có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu
sự hiểu biết của ngƣời đọc thì sẽ có bấy nhiêu tầng nghĩa đƣợc tái sinh trong VB”.
Tuy nhiên, nếu các tác giả chú ý thêm đến phƣơng pháp phân tích LVB của
Riffaterre hay Bloom – những lí thuyết vốn đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hành
phân tích thơ ca, thì có thể sẽ khám phá thêm những tầng nghĩa mới của văn bản.
Điều này cho thấy có những khoảng trống trong việc giới thiệu lí thuyết LVB ở
Việt Nam.
Trên đây là những cách hiểu và vận dụng khác nhau của giới nghiên cứu đối
với lí thuyết LVB. Chúng tơi cịn muốn lƣu ý đến những VB của các nhà khai sáng
thuyết LVB và những cách hiểu, biện giải về lí thuyết này đã đƣợc dịch ở Việt Nam
thời gian gần đây. Trƣớc hết, có nhiều cơng trình của các nhà khai sáng thuyết LVB
đã đƣợc dịch ở Việt Nam. Đó là cơng trình Giáo trình ngơn ngữ học đại cương của
Saussure, các cơng trình cơ bản của Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtơi-épxki,
Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Sáng tác F.Rabelais và nền văn hóa dân gian trung

cổ và Phục hưng), các cơng trình của Barthes (Cái chết của tác giả, Từ tác phẩm
đến văn bản, Vương quốc ký hiệu), của Derrida (Về văn phạm học, Chữ ký – sự kiện
– bối cảnh), của Eco (Đi tìm sự thật biết cười)…Tuy vậy, ở Việt Nam, chúng vẫn
chỉ đƣợc xem nhƣ là những cơng trình thuần túy ngơn ngữ học, thi pháp học, lí
thuyết thể loại, ký hiệu học, triết học…mà chƣa đƣợc nhận diện nhƣ là những cơng
trình đặt nền móng và phát triển lí thuyết LVB. Hơn nữa, rất nhiều cơng trình trực
tiếp đặt ra vấn đề tính LVB và ứng dụng nó trong nghiên cứu văn học vẫn chƣa
đƣợc giới thiệu đến độc giả. Đó là cơng trình quan trọng hàng đầu của Kristeva –
Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết – nơi thuật ngữ LVB lần đầu tiên xuất hiện. Các cơng
trình quan trọng khác của R.Barthes, M.Riffaterre, G.Genette, H.Bloom…có bàn
trực tiếp đến thuyết LVB cũng chƣa đƣợc dịch tại Việt Nam. Chúng ta chỉ mới có
những bản dịch sau đây giới thiệu và phân tích một vài điểm lí thuyết LVB. Đó là
bản dịch của Ngân Xun bài nghiên cứu của tác giả ngƣời Nga – L.P. Rjanskaya,
Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề
(Nghiên cứu văn học, số 11/2007). Bản dịch của Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân,
Lại Nguyên Ân mục từ Liên văn bản trong sách Các khái niệm và thuật ngữ của các

12


trường phái nghiên cứu văn học Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX. Ở đây, một lí thuyết
phƣơng Tây đã đƣợc giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thông qua nền học thuật Nga.
Đây là hai bản dịch có nhiều ảnh hƣởng với những ai quan tâm đến vấn đề tính
LVB. Cũng cần phải kể thêm cơng trình đáng lƣu ý của tác giả ngƣời Pháp –
Antoine Compagnon, Bản mệnh của lí thuyết do Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào
dịch. Trong cơng trình này, những luận điểm đang trở thành thời thƣợng đƣợc phân
tích, phê phán thấu đáo. Đó là các vấn đề gắn bó mật thiết với thuyết LVB nhƣ luận
đề về cái chết của tác giả, ảo tưởng quy chiếu và tính liên văn bản…Đây là cơng
trình dịch thuật có giá trị và có sức gợi mở rất lớn. Gần đây, xuất hiện thêm hai bản
dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga và Nguyễn Văn Thuấn (Một số vấn đề lí

thuyết văn học và ngơn ngữ học, Khoa Ngữ văn – Tập san dịch thuật, tr 7-53.
4/2011). Bản dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga có nhan đề Lí thuyết về tính
liên văn bản do tác giả ngƣời Pháp, Pierre – Marc de Biasi viết. Nội dung của bài
viết trình bày lịch sử lí thuyết LVB, từ lúc hình thành khái niệm đến những cách
tiếp cận đầu tiên trong những năm 1970 và những sự tái lập khái niệm từ những
năm 1980 đến nay. Một hệ thống có tính lịch sử nhƣ vậy rõ ràng là rất có ý nghĩa
đối với những ai bƣớc đầu làm quen với lí thuyết. Bản dịch của Nguyễn Văn Thuấn
bài báo của Andrea Lesis – Thomas: Đằng sau Bakhtin: chủ nghĩa hình thức Nga và
thuyết liên văn bản của Kristeva. Bài viết này đề cập đến mối quan hệ và đóng góp
của các nhà hình thức luận Nga, Bakhtin và Kristeva đối với quá trình sinh thành và
sự triển nghĩa của thuyết LVB. Bài viết có cách nhìn nhận mới và thuyết phục khi
khẳng định những đóng góp khơng thể chối cãi của chủ nghĩa hình thức Nga với tƣ
cách là những ngƣời tiên phong, đặt nền móng cho lí thuyết LVB.
Từ gợi ý của Andrea Lesis – Thomas, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những
văn bản của các nhà Hình thức luận Nga đƣợc dịch ở Việt Nam và phát hiện ra
nhiều quan điểm của họ có liên quan sâu đậm đến lí thuyết liên văn bản, thậm chí ở
một góc độ nào đó, chính những nhà thực hành trẻ ngƣời Nga những năm đầu thế kỉ
XX có thể đƣợc xem nhƣ những nhà khai sáng và thực hành liên văn bản. Họ cùng
thống nhất trong một niềm tin chung: thủ pháp, thể loại, hình tƣợng văn học đồng
thời là chất liệu văn học, nghệ thuật có quan hệ với hệ thống nghệ thuật và đây là
những hệ thống mở. Eikhenbaum kết luận: “Tác phẩm nghệ thuật không phải đƣợc
tri giác nhƣ một sự kiện cơ lập mà hình thức của nó đƣợc cảm nhận trong mối liên
hệ với những tác phẩm khác chứ không phải ở bản thân nó” [172, tr103]. Cịn
Tynianov thì viết: “từ vựng của một tác phẩm có quan hệ tƣơng tác cùng lúc, một

13


mặt, với từ vựng văn học và từ vựng ngôn ngữ nói chung, mặt khác, với yếu tố khác
của chính tác phẩm đó” [168, tr132]. Những nhận định nhƣ vậy, về sau, ngƣời ta sẽ

thấy nó âm vọng trong thuật ngữ mới của Kristeva: tính liên văn bản.
Lí thuyết liên văn bản trong tính đƣơng đại của nó khơng thể tách rời với vấn
đề nghĩa và ý nghĩa của văn bản trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc. Ở Việt
Nam, ngƣời dành nhiều tâm sức nghiên cứu những vấn đề phức tạp trên đây là
Trƣơng Đăng Dung. Trong các cơng trình nhƣ Tác phẩm văn học như là q trình
(NXB KHXH, Hà Nội, 2004), Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại (Nghiên
cứu văn học, số 8/2011), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại (Nghiên
cứu văn học, số 1/2012), xuất phát từ cái nhìn hệ thống về ngơn ngữ học và triết học
ngơn ngữ, Trƣơng Đăng Dung đã đề cập đến một vài khía cạnh và nguồn gốc của lí
thuyết LVB. Theo ơng, triết học ngơn ngữ đã có cái nhìn mới về bản chất của ngôn
ngữ. Cụ thể, M. Heidegger đã gọi ngơn ngữ là ngơi nhà của Hữu thể. Theo đó, ngôn
ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà cao hơn thế, nó có khả năng tạo lập một đời
sống mới của riêng nó [xem 34, tr229-310]. Đến H. G. Gadamer, học trị của
Heidegger thì lời nói khơng thuộc về chúng ta mà thuộc về các tình huống của Hữu
thể nơi lời nói hình thành và điều muốn nói đƣợc tạo ra. Gadamer tuyên bố: nghĩa
của một văn bản văn học không thể hiện trong chủ ý của tác giả mà nó nảy sinh
trong q trình các văn bản văn học đi từ tình thế văn hóa – lịch sử này đến tình thế
văn hóa – lịch sử khác. Gadamer cịn nhấn mạnh tính đối thoại giữa q khứ và hiện
tại khi ngƣời đọc giải thích một tác phẩm xa xƣa, vì lúc đó tầm đón đợi của ngƣời
đọc q khứ “dung hịa” nhau. Tức là khơng cịn ngƣời diễn giải chủ quan và nghĩa
văn bản khách quan, chỉ còn là khối thống nhất liên chủ thể tồn tại cùng một lúc.
Gadamer đã đặt lại vấn đề liên chủ thể, một vấn đề trọng yếu trong tƣ tƣởng
Bakhtin, có liên quan mật thiết với tính LVB. Tiếp đó, trong bài báo gần đây nhất,
Trƣơng Đăng Dung đã bàn đến tƣ tƣởng của J. Derrida về tri thức và ngôn ngữ.
Theo phân tích của ơng, Derrida đã nêu lên một quan niệm khác một cách cơ bản so
với quan điểm của E. Husserl về vấn đề nghĩa và sự tạo nghĩa nơi văn bản văn học.
Derrida cho rằng các kí hiệu không thông báo mà chỉ mang lại khung khổ cho việc
tạo ra nghĩa của văn bản, ý nghĩa của văn bản đƣợc hình thành qua việc cá nhân
ngƣời đọc đem những cái biểu đạt (CBĐ) đã đối chứng quan hệ với những CBĐ
khác. CBĐ này dẫn đến CBĐ khác, VB này dẫn đến VB khác, không ổn định và

luôn thay đổi. Văn bản văn học luôn cần đƣợc sự bổ sung và tạo khả năng bổ sung,
nên việc đọc một văn bản văn học cũng tạo nghĩa nhƣ việc viết nó ra [37, tr10].
Nhƣ thế, tiếp nhận, diễn giải văn bản, tất yếu đƣa văn bản vào không gian liên văn
bản, nơi đó nghĩa khơng ổn định, khơng xác quyết mà luôn chao đảo miên man giữa
14


những nghĩa có thể có…Những phân tích của Trƣơng Đăng Dung vẽ ra một viễn
cảnh mới trong nghiên cứu vấn đề tính liên văn bản – liên văn bản nhƣ một sự đọc.
Tuy nhiên, vấn đề mà ông nêu ra vẫn còn để ngỏ, chờ đợi những nghiên cứu chuyên
sâu hơn.
Thực tiễn nghiên cứu lí thuyết LVB ở Việt Nam cho thấy nó vẫn chƣa nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm. Việc giới thiệu lí thuyết này có phần thiếu đồng bộ, chƣa
chuyên sâu, hệ thống. Việc vận dụng nó khá phóng túng, thậm chí khơng tránh khỏi
những chỗ phiến diện. Để phát huy ƣu điểm của lý thuyết liên văn bản nhƣ một
cách tiếp cận mới đối với văn học và có thể góp phần làm thay đổi hệ hình nghiên
cứu văn học Việt Nam hiện nay theo hƣớng hiện đại, luận án của chúng tôi đặt ra
việc nghiên cứu hệ thống lí thuyết liên văn bản, xem đây là việc làm hết sức cần
thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là nhà văn sau 1986 đƣợc giới nghiên cứu quan tâm
nhiều nhất. Hầu hết các nhà nghiên cứu, dù hết sức khác biệt về phƣơng pháp và
quan điểm tiếp cận đều ít hay nhiều bàn đến sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi
tạm phân loại thành hai nhóm sau:
1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Đối tƣợng nghiên cứu trong các bài viết của các tác giả nhƣ Nguyễn Thị
Bình, Lê Lƣu Oanh, Bùi Việt Thắng…là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu, kết
cấu, trần thuật, điểm nhìn, thời gian...trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ
Đổi mới. Dĩ nhiên Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một đối tƣợng đƣợc dẫn chứng và phân
tích nhƣ là đại biểu của giai đoạn văn học này. Nguyễn Thị Bình trong bài Đổi mới

ngôn ngữ và giọng điệu – một thành công đáng chú ý của văn xi sau 1975, khẳng
định NHT có “lối nói cộc lốc, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn
chế tối đa sự miêu tả và bình luận, chứa một năng lƣợng bùng nổ dữ dội và trƣớc
hết làm rung chuyển lối văn mực thƣớc trang trọng hoặc rào đón, đƣa đẩy” [149,
tr354]. Lê Lƣu Oanh trong bài Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn hiện
đại, nhận định truyện NHT có “kết cấu mở”, “câu chuyện có thể thuộc về thời quá
khứ song vẫn đƣợc kể dƣới điểm nhìn của thời hiện tại” [149, tr375]. Bùi Việt
Thắng trong bài Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại (Một khía cạnh của
thi pháp thể loại) cho “tính hiện đại” là “phẩm chất truyện ngắn NHT”, “văn
chƣơng luôn đi đến chỗ tận cùng” [149, tr386]. Những nghiên cứu trên đây coi sáng
tác NHT như là những ngữ liệu tiêu biểu để làm rõ những vấn đề về lí thuyết trần
thuật. Ngồi ra cũng phải kể đến nhiều bài viết của La Khắc Hoà (Nhìn lại các bước
15


đi, lắng nghe những tiếng nói), Nguyễn Nghĩa Trọng (Thử nhận diện văn học ba
mươi năm qua), Nguyễn Văn Long (Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử
văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975), Nguyên Ngọc (Văn xuôi Việt Nam hiện
nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng),
Nguyễn Văn Hiếu (Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xi
Việt Nam sau 1975),...Đây là những bài nghiên cứu có tính khái qt, bàn về văn
học thời kỳ Đổi mới trong đó có những nhận định đánh giá về văn chƣơng NHT.
Các nhà nghiên cứu khẳng định NHT là “ngƣời khởi xƣớng ra dòng văn học tự vấn
ở trong văn học Việt Nam hiện đại” [101, tr175], “đã cách tân nghệ thuật trần thuật
bằng việc sáng tạo “ngƣời kể chuyện không đáng tin cậy”” [101, tr20], “cách nhìn
hiện thực nhiều chiều, bình tĩnh đến sắc lạnh, phân tích đến kiệt cùng (...) mở đầu
cho xu hƣớng phân tích chiêm nghiệm lịch sử” [101, tr77]. Qua những bài viết trên,
có thể thấy vị trí rất quan trọng của NHT trong lịch sử văn học Việt Nam sau 1975.
1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Những bài nghiên cứu này hầu hết tập trung trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy

Thiệp. Đây là những bài viết tiêu biểu nhất trong số gần một trăm bài nghiên cứu
đƣợc đăng rải rác trên nhiều tờ báo giai đoạn trƣớc năm 2000. Nhìn chung, các bài
viết này là cứ liệu quan trọng cho các nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận sáng tác NHT.
Những nhận định về truyện ngắn của NHT nhiều khi trái ngƣợc nhau, bộc lộ những
thiên kiến văn chƣơng rất xa nhau. Dựa vào những xác tín đã định hình một thời về
quan niệm văn chƣơng phản ánh hiện thực, thói quen tiếp nhận nền văn học sử thi
và cái nhìn mang tính sử thi đối với cuộc sống, phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa, một số nhà nghiên cứu đã tỏ ra có phần khá khắt khe với những tìm
tịi nghệ thuật của NHT, khơng nhìn thấy những đóng góp to lớn của ơng trong việc
hình thành một dòng văn chƣơng mới mà về sau đƣợc gọi là dòng văn học phản tỉnh
xã hội. Tiêu biểu cho cách nhìn trên có lẽ là các ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn
Khang, Nguyễn Thuý Ái, Vũ Phan Nguyên, Hồng Diệu....Do quan niệm truyền
thống về mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và hiện thực nên trong
những bài viết của các tác giả trên đây, NHT bị đánh giá là đã “xuyên tạc lịch sử”,
“hạ bệ thần tƣợng”, hoặc “bôi đen hiện thực”, “bắn súng lục vào q khứ”…Vì lẽ
đó, mặc dù khẳng định NHT có tài nhƣng “cái tâm thiếu trong sáng”, thiếu cội rễ
nhân đạo cần thiết, hiện tƣợng NHT “đáng lo hơn là đáng mừng”...Những nghiên
cứu này đã dùng văn chƣơng để luận tƣ tƣởng, đạo đức, trình độ văn hố của nhà

16


văn, khó mà phát hiện đƣợc sự đa dạng và sức hấp dẫn của phong cách văn chƣơng
NHT, nhất là khả năng đối thoại với ý thức hệ của diễn ngơn tập thể.
Trong tập sách này, có nhiều bài của các tác giả nhƣ Văn Tâm, Nguyễn Văn
Lƣu, Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình bàn về
sáng tác NHT nhƣ một hiện tƣợng tiếp nhận văn học. Nhìn chung, các tác giả đã
bao quát nhiều tƣ liệu, bám sát những bài viết bàn về văn chƣơng NHT, lẩy ra nhiều
ý kiến quý báu…Những bài viết trên là cần thiết, nó cung cấp một cái nhìn tồn
cảnh q trình tiếp nhận NHT, định hƣớng cho bạn đọc tiếp nhận hiện tƣợng văn

học đang còn nhiều tranh cãi và phức tạp này nhằm cổ vũ những đổi mới trong văn
học và thị hiếu thẩm mỹ mới của ngƣời đọc. Các bài viết của các nhà nghiên cứu
tiêu biểu nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Đỗ Đức Hiểu, Diệp Minh Tuyền,
Trần Đạo, Thái Hoà, Nguyễn Thanh Sơn, Đông La, Lại Nguyên Ân, Văn Tâm,
Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Thị Mai Nhi, Đào Duy Hiệp…tập trung phân tích, đánh
giá những đóng góp tƣ tƣởng và nghệ thuật của NHT. Với sự chuyên nghiệp và
nhạy cảm văn chƣơng, kết hợp giữa lí luận và cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã “đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp” ở những vỉa sâu, với thái độ trân trọng một tài năng đang
khẳng định mình. Họ đã phát hiện trong truyện ngắn NHT có “nghệ thuật ba – rốc”
(Thái Hồ), có “ngƣời kể chuyện khơng đáng tin cậy” (Lại Ngun Ân), có “thiên
tính nữ”, “tƣ duy tiểu thuyết và foklore hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), rằng truyện
của ơng có cái “ma lực” bởi ông “hƣớng về cái tôi”, “giàu chất triết lý”, có kết cấu
“lỏng lẻo” nhƣng biểu thị đƣợc cái “sôi động, nhiều thông tin, đồng hiện, đan xen
nhau” (Đông La). Nguyễn Thanh Sơn chứng minh một cách thuyết phục và hấp dẫn
về những “sự thật đƣợc phơi bày” trong tác phẩm của NHT. Ông kết luận: “những
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nhƣ những viên ngọc Biện Hoà”.
Đặng Anh Đào phát hiện “tính gián cách” của điểm nhìn giữa tác giả và bạn đọc,
tính “dự báo” về sự cơ đơn của con ngƣời hiện đại, trò chơi “giả – lịch sử”, “giả –
cổ tích” nhƣ một hình thức nhại thể loại, “lối kể cổ điển” trong Tướng về hưu. Đỗ
Đức Hiểu “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” thấy “thơ ca và triết lý là những đặc trƣng cơ
bản của truyện ngắn NHT”. Văn Tâm “Đọc Nguyễn Huy Thiệp” thấy có bốn nét
phong cách đặc thù: “sắc độ hiện đại thẫm”, “cảm hứng huyền thoại mạnh”, “tính
nhiều tầng đa nghĩa cao”, “tính hệ thống mở có khẩu độ lớn”. Đào Duy Hiệp phát
hiện “hình thức diễn đạt khắc nghiệt, một cách nói nhịu dân gian rất đạt và chính
xác trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp”…Những bài viết này có giá trị khẳng định
và ủng hộ một tài năng văn chƣơng với nhiều tìm tịi sáng tạo. Các tác giả khác nhƣ

17



T.N Filimonova, Nguyễn Vy Khanh, Vƣơng Anh Tuấn, Đặng Anh Đào…xuất phát
từ cái nhìn huyền thoại học, muốn khám phá cơ tầng văn hóa đằng sau các VB văn
chƣơng NHT. Nguyễn Vy Khanh khẳng định NHT muốn “lôi xuống đời thƣờng
những đỉnh cao của lịch sử văn học, trần tục hoá các vua Gia Long, Quang Trung và
các nhân vật lịch sử Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Thị
Lộ” bằng “thể huyền thoại”; Đặng Anh Đào phát hiện những môtip dân gian trong
những truyện giả – cổ tich. T.N. Filimonova khẳng định chùm truyện Những ngọn
gió Hua Tát “nhƣ hình mẫu các truyền thuyết văn học”, ở đó “một mặt, chúng giữ
đƣợc những đặc điểm thể loại của các truyền thuyết dân gian, mặt khác chúng có sự
xử lý văn học rõ ràng của tác giả”. Vƣơng Anh Tuấn khẳng định NHT đã “bổ sung,
đào sâu thêm vào mặt sau của quá khứ, mong muốn nó cũng trở thành những bài
học lịch sử bổ ích cho đời sống hơm nay”, vì vậy “có một quy mơ đối thoại “vơ
hình” giữa điều đƣợc kể ra với cái đã định hình trong ý thức xã hội” khi đọc những
truyện giả – lịch sử của NHT.
Sau khi cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ra đời, ngƣời ta vẫn tiếp tục “đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Lê Huy Bắc phát hiện một “kỹ thuật nhại” mang phong
cách NHT: “bậc hiền triết – con chó xồm”. Phạm Phú Phong đi tìm “giọng điệu văn
chƣơng Nguyễn Huy Thiệp”. Châu Minh Hùng tìm thấy “hình thức đa thanh mới
của văn xi hiện đại” qua truyện ngắn NHT. Trần Văn Toàn nhận ra “những giới
hạn và sứ mệnh” của “nhà văn hiện đại” qua những quan niệm văn chƣơng rối bời,
phi chính thống của ơng. Nguyễn Văn Tùng đi tìm “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp”. Nguyễn Đăng Điệp bị “cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy
Thiệp”, phát hiện nhà văn “đã xử lý một cách hết sức hiệu quả hai cực đối lập: sự
sắc lạnh tỉnh táo trong cái nhìn về hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm”.
Nguyễn Văn Thuấn khẳng định một “lập trƣờng đối thoại‟ trong tƣ duy nghệ thuật
của NHT. La Khắc Hòa nghiên cứu “những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam” qua tác phẩm NHT và Phạm Thị Hoài. Ông phát hiện
những “kịch tính” đƣợc tạo bởi thủ pháp “giễu nhại”, những hình thức nhại thể loại
cổ tích, truyện lịch sử, huyền thoại, gia phả, thƣ tín, thơ ca trong sáng tác NHT.
Nguyễn Hồng Dũng tìm kiếm hiệu ứng thẩm mỹ qua hiện tƣợng “thơ trong văn

Nguyễn Huy Thiệp”. Phan Huy Dũng nghiên cứu sự tiếp biến và sáng tạo của NHT
qua trƣờng hợp quan hệ giữa Huyền thoại phố phường và Con đầm pích. Phạm
Ngọc Lan nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong các truyện lịch sử của NHT...Ngoài
ra, cũng phải kể đến những bài viết bàn về tiểu luận phê bình, kịch và tiểu thuyết

18


của NHT. Đây là những thể loại không phải là tiêu biểu cho sự nghiệp văn học của
ông. Ở các bài viết này, các nhà nghiên cứu nhƣ Vƣơng Trí Nhàn (Giăng lưới
bắt...lí luận), Hồng Ngọc Hiến (Bới tìm trong những mớ nhố nhăng và nhầm lẫn),
Thuỵ Khuê (Xuân Hồng – kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Khắc
Phê (Tiểu Long nữ và quan niệm về “tiểu thuyết” của Nguyễn Huy Thiệp)...đã cung
cấp cho chúng tôi những nhận thức sáng rõ về quan niệm văn học của nhà văn, về
đặc trƣng của kịch và mối quan hệ của nó với truyện ngắn cũng nhƣ sự khơng thành
cơng của tác giả ở thể loại tiểu thuyết. Điều này càng chứng tỏ đóng góp lớn nhất
của NHT chính là truyện ngắn với những cách tân táo bạo của ông trong tiến trình
đổi mới văn xi sau 1975.
Việc nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp từ cách tiếp cận liên văn bản:
Nói chung, từ sau năm 2000, các nhà nghiên cứu khơng cịn vƣớng bận vấn
đề “thị hiếu với cách đọc”, “cái tâm và cái tài”…vì địa vị của NHT đối với văn học
Đổi mới đã đƣợc khẳng định dứt khoát. Đặc biệt, đã xuất hiện những bài nghiên cứu
có bàn đến, ở những mức độ khác nhau, các phạm vi của tính LVB trong trong sáng
tác NHT. Cụ thể, nhƣ chúng tôi đã dẫn trên đây, Châu Minh Hùng chú ý đến tính đa
thanh, Nguyễn Văn Thuấn nghiên cứu lập trường đối thoại; Trần Viết Thiện,
Nguyễn Hồng Dũng nghiên cứu sự tương tác thể loại. La Khắc Hòa, Cao Kim Lan
nghiên cứu những dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác NHT, Phan Huy Dũng nghiên
cứu ảnh hưởng của Puskin đến Nguyễn Huy Thiệp…Tuy nhiên, có thể khẳng định,
các nhà nghiên cứu trên đây chƣa ý thức về đa thanh/đối thoại nhƣ là tính LVB,
hoặc chỉ mới phân tích một thủ pháp nghệ thuật trong rất nhiều thủ pháp cách tân

của NHT. Gần đây nhất, Liễu Trƣơng có bài Hiện tượng liên văn bản trong truyện
của Nguyễn Huy Thiệp (www.tienve.org, truy cập 13/2/2013). Bằng phƣơng pháp
các đoạn đối chiếu, ông chỉ ra quan hệ LVB giữa Huyền thoại phố phường và Số đỏ
(Vũ Trọng Phụng), Thiên văn và Ngày gặp gỡ (Hồ Dzếnh) và đi kết kết luận rất
đáng ghi nhận: “Ở đây hiện tƣợng LVB không phải chỉ là việc bứng trồng văn bản
này sang văn bản khác mà là một cơng trình biến đổi, một cách viết lại LVB, tạo lại
ý nghĩa ngõ hầu việc đọc đƣợc đổi mới”. Những bài viết nhƣ thế này là rất hiếm.
Hình thức, quan hệ và đối thoại LVB trong tác phẩm của ông vẫn chƣa đƣợc ý thức
rõ ràng, phân tích thuyết phục, nghiên cứu hệ thống. Liên văn bản trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một đề tài mới, rất cần đƣợc nghiên cứu chuyên sâu.

19


×