Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý tài nguyên hướng tiết kiệm năng lượng trên môi trường điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN QUANG HÙNG

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN HƯỚNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
TRÊN MƠI TRƯỜNG ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN QUANG HÙNG

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN HƯỚNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
TRÊN MƠI TRƯỜNG ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY

Chun ngành:
Mã số chun ngành:

KHOA HỌC MÁY TÍNH
62.48.01.01

Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:

PGS. TS. Nguyễn Tấn Khơi


TS. Nguyễn Đình Minh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

PGS. TS. Trần Công Hùng
PGS. TS. Lê Trung Quân
PGS. TS. Huỳnh Xuân Hiệp

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Thoại Nam
2. TS. Nguyễn Thanh Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án

Chữ ký

i


TĨM TẮT LUẬN ÁN
Điện tốn đám mây (ĐTĐM), một mơ hình tính tốn phân bố cỡ lớn, đang trở
thành một mơ hình điện tốn tiện ích (utility computing) được định hướng bởi tính kinh

tế. Các đám mây hạ-tầng-như-một-dịch-vụ (IaaS Cloud) cung cấp tài nguyên cho người
dùng (đám mây) dưới dạng máy ảo ngày càng phổ biến tại các trung tâm dữ liệu (TTDL)
đám mây. Một nghiên cứu ước tính cơng suất tiêu thụ và chi phí điện năng tiêu thụ cho
một trung tâm dữ liệu ở Mỹ khoảng 50 MW và hơn 15 triệu đô-la mỗi năm, một nghiên
cứu khác chỉ ra chi phí phải trả cho điện năng tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu ảo hóa
ngày càng tăng và xu thế là chi phí về năng lượng tiêu thụ này tiếp tục tăng trong khi
chi phí cho phần cứng khơng đổi.
Bài tốn lập lịch máy ảo hướng tiết kiệm năng lượng là một hướng giải quyết cần
thiết trong các trung tâm dữ liệu ảo hóa đám mây đối với các nhà cung cấp dịch vụ
ĐTĐM để giảm chi phí hoạt động. Một trong những thách thức của bài toán giảm tổng
điện năng tiêu thụ của các máy vật lý là bài toán lập lịch máy ảo tiết kiệm năng lượng
tiêu thụ của các máy vật lý trong các TTDL ảo hóa đám mây (tiếng Anh: Energy-aware
scheduling/placement of virtual machines in Cloud virtualized data centers). Luận án
này nghiên cứu bài toán lập lịch máy ảo hướng hiệu quả năng lượng trong đám mây hạtầng-như-một-dịch-vụ hoặc đám mây tính tốn hiệu năng cao, trong đó các máy vật lý
có tài nguyên giới hạn (mỗi máy vật lý chỉ đặt được tối đa một số giới hạn là g ≥ 1 máy
ảo đồng thời) và các máy ảo yêu cầu nhiều loại tài nguyên trong các khoảng thời gian
(bắt đầu, kết thúc), không di dời và không nhường trong thời gian thực thi của các máy
ảo. Bài toán lập lịch máy ảo hướng hiệu quả năng lượng này là NP-hard và cũng là một
chủ đề nghiên cứu được quan tâm hiện nay.
Các đóng góp chính của luận án gồm:
1. Bài toán lập lịch máy ảo hướng tiết kiệm năng lượng tiêu thụ nêu trong luận án
này có tính mới là chiều thời gian sử dụng của các máy ảo và mỗi máy ảo yêu
cầu nhiều loại tài nguyên đồng thời.
2. Luận án khai thác khoảng thời gian thực thi của mỗi máy ảo (thời gian bắt đầu
và thời gian kết thúc của mỗi máy ảo) để từ đó tìm ra mục tiêu lập lịch mới tương
đương là: “Tối thiểu tổng thời gian bận rộn của các máy vật lý”; đồng thời sử
dụng dữ liệu về tải sử dụng trên các chiều tài nguyên của mỗi máy vật lý và yêu

ii



cầu mỗi máy ảo. Thay vì tối thiểu số máy vật lý được dùng, luận án đã đề xuất
hai nhóm giải thuật:
i.

Sử dụng chiều thời gian trong giải pháp lập lịch hướng tiết kiệm năng lượng
luận án đề xuất nhóm giải thuật lập lịch thứ nhất MinDFT (bao gồm các giải
thuật MinDFT-ST, MinDFT-FT, MinDFT-LDTF và MinDFT-LFT ở chương
5). Các giải thuật MinDFT-ST, MinDFT-FT, MinDFT-LDTF, MinDFT-LFT
khác nhau về cách sắp xếp danh sách máy ảo (đầu vào) trước khi gán máy ảo
lên máy vật lý bằng giải thuật MinDFT. Giải thuật MinDFT là một heuristic
dạng Best-Fit Decreasing (BFD) gán máy ảo lên máy vật lý có thời gian hồn
thành của máy vật lý tăng thêm nhỏ nhất để tối thiểu tổng năng lượng tiêu
thụ của các máy vật lý. Giải thuật MinDFT có độ phức tạp về thời gian là
O(n.m) với n là số máy ảo cần lập lịch và m là số máy vật lý.

ii.

Giải pháp lập lịch hướng tiết kiệm năng lượng dựa trên yếu tố thời gian và
độ dài của vector các tài nguyên còn dư (sau khi cấp cho các máy ảo) của
các máy vật lý, luận án đề xuất nhóm giải thuật thứ hai EMinTRE với các
giải thuật gồm: EMinTRE-ST, EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF và EMinTRELFT (ở chương 6). Giải thuật EMinTRE đề xuất sử dụng độ đo mới (ký hiệu:
TRE – different Time and Resource Efficiency) để gán máy ảo mới. Độ đo
TRE là bao gồm cả tỉ lệ độ chênh lệch về thời gian bận rộn của máy vật lý
(có nhân với trọng số thời gian) và độ dài của vector các tài nguyên còn dư
của máy vật lý (mỗi tài nguyên đều nhân tỉ lệ phần trăm tài nguyên còn dư
với trọng số). Máy vật lý nào có giá trị TRE nhỏ nhất sẽ được chọn để gán
máy ảo. Giải thuật EMinTRE là một heuristic dạng Best-Fit Decreasing nhằm
tối thiểu tổng thời gian bận rộn của các máy vật lý dẫn đến rút giảm tổng
năng lượng tiêu thụ của các máy vật lý. Các giải thuật EMinTRE-ST,

EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF và EMinTRE-LFT khác nhau về cách sắp
xếp danh sách máy ảo (đầu vào) trước khi gán máy ảo lên máy vật lý bằng
giải thuật EMinTRE. Giải thuật EMinTRE có độ phức tạp về thời gian là
O(n.m) với n là số máy ảo cần lập lịch và m là số máy vật lý (giả sử m ≥ logn).

3. Luận án thực hiện đánh giá hiệu quả của các giải thuật lập lịch đề xuất bằng mô
phỏng dựa trên phần mềm CloudSim. (Phần mềm CloudSim là một trong những
phần mềm mô phỏng các giải thuật cấp phát tài nguyên trên mơi trường điện tốn

iii


đám mây phổ biến nhất). Nhiều đánh giá dựa trên mơ phỏng được thực hiện sử
dụng các mơ hình tải song song (parallel workload models) trong Parallel
Workload Archive (PWA) cho thấy rằng: “Các giải thuật lập lịch đề xuất (trong
luận án) đều giảm tổng điện năng tiêu thụ hơn so với các giải thuật lập lịch phổ
biến khác như: giải thuật Power-Aware Best-Fit Decreasing (ký hiệu: PABFD)
của A. Beloglazov, giải thuật Modified First-fit Decreasing Earliest (ký hiệu:
Tian-MFFDE) của W. Tian, các heuristic đóng thùng dạng Norm-based Greedy
(ký hiệu: VBP-Norm-L1, VBP-Norm-L2),…”.

iv


ABSTRACT
Cloud computing, which is a large-scale distributed computing paradigm, has been
becoming an utility computing model and is driven by economies of scale.
Infrastructure-as-a-Service (IaaS) cloud provides cloud users with computing resources
in terms of virtual machines (VMs) to run their applications in cloud virtualized data
centers. A study has estimated the energy cost of a single data center is more than $15M

per year. The power consumption is increased with the increasing scale of these data
centers. Therefore, advanced scheduling techniques for reducing energy consumption
of these cloud systems are highly concerned for any cloud providers to reduce energy
cost.
This thesis investigates the energy-efficient virtual machine scheduling problems
in IaaS clouds where users request multiple resources in fixed intervals and nonpreemption for processing their virtual machines and physical machines have bounded
capacity resources. Many previous works are based on migration techniques to move
on-line VMs from low utilization hosts and turn these hosts off to reduce energy
consumption. However, the techniques for migration of VMs could not use in our
research. The scheduling problem is NP-hard and is one of the hot topic research. The
key contributions are:
1. Thesis proposes new approach to the problem of energy-aware virtual machine
scheduling with the execution time of virtual machines and each virtual machine
requires multiple computing resources simultaneously.
2. Thesis exploits the execution time of each virtual machine (between the start time
and end time of each virtual machine) to find out the equivalent scheduling goal
is "Minimizing total busy time of the physical machines". Instead of minimizing
the number used physical machines, the thesis propose scheduling algorithms to
minimize the sum of total busy time of all physical machines that is equivalent
to minimize total energy consumption. The thesis proposes two approaches:
i.

Using the execution time of each virtual machine the thesis proposes the
Minimizing Differential Finishing Time (MinDFT) algorithms, which is
denoted as MinDFT-ST, MinDFT-FT, MinDFT-LDTF and MinDFT-LFT
(in the chapter 5). All of MinDFT-ST, MinDFT-FT, MinDFT-LDTF and
MinDFT-LFT algorithms differ in sorting of list of virtual machines to be
v



allocated by core MinDFT algorithm. The MinDFT algorithm is a BestFit Decreasing heuristic to allocate a virtual machine to a physical
machine that has enough available resources and minimum of the
increasingly finishing time of the physical machine. The time complexity
of MinDFT algorithm is O(n.m) where n is the number of virtual machines
to be scheduled, m is the number of physical machines.
ii.

The energy-aware virtual machine scheduling algorithms based on both
the time and length (Euclidean norm) of multiple dimensional vector
where each dimension of the vector is the residual resource utilization
(after allocation for placed virtual machines) of a physical machine. The
thesis proposed the Energy-aware Minimizing Differential Time and
Resource Efficiency algorithms, which are denoted as EMinTRE-ST,
EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF and EMinTRE-LFT (in Chapter 6). The
EMinTRE-ST, EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF and EMinTRE-LFT
algorithms are proposed using a new metric (denoted as TRE – different
Time and Resource Efficiency) to allocate virtual machines to physical
machines. The TRE metric is sum of squared of ratio of increasing
finishing time of a physical machine (multiplied by the time weight) and
length of the residual resources vector of the physical machine (each
resource multiplied by percentage of residual resources with weight). A
physical machine that has enough available resources and minimum of the
TRE value will be selected to allocate a virtual machine. Core EMinTRE
algorithm is Best-Fit Decreasing on the TRE. The EMinTRE-ST,
EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF and EMinTRE-LFT algorithms differ in
sorting of list of virtual machines to be allocated by the core EMinTRE
algorithm. The EMinTRE algorithm has the time complexity is O(n.m)
where n is the number of virtual machines to be scheduled, m is the
number of physical machines (assume that m ≥ log n).


3. Thesis evaluates performance of these proposed scheduling algorithms by
simulations. Thesis chooses CloudSim, which is a popular Cloud data centers and
virtual machine allocation algorithms simulation software. There are many
extensive simulations using parallel workload models in Parallel Workload

vi


Archive show that the proposed algorithm has the least total energy consumption
compared to the state-of-the-art algorithms include Beloglazov’s Power-Aware
Best-Fit Decreasing (denoted as PABFD), Tian’s Modified First-fit Decreasing
Earliest (denoted as Tian-MFFDE), vector bin-packing heuristics (denoted as
VBP-Norm-L1, VBP-Norm-L2).

vii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn PGS. TS Thoại Nam và TS. Nguyễn Thanh Sơn đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp tại bộ môn
Hệ Thống & Mạng Máy Tính, khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính, phòng Đào tạo
Sau đại học trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, các thầy
cơ và các nhà khoa học phản biện đã đóng góp ý kiến cho Luận án Tiến sĩ này.
Tơi xin cảm ơn đến GS. TS. Josef Küng trường Johannes Kepler University of
Linz/JKU, Austria đã giúp đỡ rất nhiều trong thời gian tôi đi nghiên cứu tại trường bằng
học bổng Erasmus Mundus GATE project.
Con chân thành gửi đến cha: Nguyễn Văn Nghiệm và mẹ: Nguyễn Thị Thu Đông sự
biết ơn sinh thành, dưỡng dục. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến vợ: Hồ Kim Oanh và hai
con Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Ngọc Vân Anh đã đồng hành tôi trong thời gian qua.


viii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................... ii
ABSTRACT

............................................................................................................. v

LỜI CÁM ƠN

.......................................................................................................... viii

MỤC LỤC

............................................................................................................ ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................... xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ..................................................................................... xvi
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1

Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
Tầm vực nghiên cứu .......................................................................................... 5
Đóng góp chính của luận án .............................................................................. 6
Bố cục của luận án ............................................................................................ 8

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 10

Điện toán đám mây (Cloud computing) .......................................................... 10
Quản lý máy ảo trong Trung tâm dữ liệu đám mây ........................................ 12
Bài tốn lập lịch cơng việc song song ............................................................. 13
Kết luận ........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP LẬP LỊCH/PHÂN BỔ MÁY
ẢO TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN HẠ TẦNG TÍNH TỐN CỦA TRUNG
TÂM DỮ LIỆU ........................................................................................................... 16
Tổng quan các phương pháp luận tiết kiệm năng lượng ................................. 16
Mô hình cơng suất tiêu thụ và năng lượng tiêu thụ ......................................... 17
Ưu và khuyết điểm của các giải pháp dựa trên phần cứng (bộ xử lý) hỗ trợ
DVFS để tối thiểu tổng năng lượng tiêu thụ của các máy vật lý .............................. 19
Khảo sát các giải pháp dồn máy ảo (virtual machine consolidation) để tối
thiểu tổng năng lượng tiêu thụ của các máy vật lý ................................................... 19
Khảo sát các phương pháp phân bổ/lập lịch máy ảo theo hướng năng lượng
hiệu quả trong các trung tâm dữ liệu ........................................................................ 20
Kết luận ........................................................................................................... 26

ix


CHƯƠNG 4
KIẾN TRÚC HỆ THỐNG VÀ BÀI TOÁN LẬP LỊCH MÁY ẢO CÓ
THỜI GIAN BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC CỐ ĐỊNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG . 27
Kiến trúc hệ thống đám mây tính tốn hiệu năng cao hiệu quả năng lượng ... 27
Các ký hiệu ...................................................................................................... 29

Mơ hình cơng suất và điện năng tiêu thụ của máy vật lý ................................ 30
Một số định nghĩa............................................................................................ 30
Bài toán lập lịch máy ảo có thời gian bắt đầu và kết thúc cố định trên các máy
vật lý đồng nhất tiết kiệm năng lượng ...................................................................... 32
Các định lý ...................................................................................................... 34
Kết luận ........................................................................................................... 36
CHƯƠNG 5
GIẢI THUẬT MinDFT TỐI THIỂU TỔNG THỜI GIAN HOÀN
THÀNH TĂNG THÊM ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA CÁC MÁY
VẬT LÝ
........................................................................................................... 37
Giới thiệu......................................................................................................... 37
Giải thuật MinDFT-ST và MinDFT-FT .......................................................... 38
Đánh giá hiệu suất của hai giải thuật MinDFT-ST và MinDFT-FT ............... 42
Giải thuật lập lịch MinDFT-LDTF và MinDFT-LFT ..................................... 48
Kết luận ........................................................................................................... 52
CHƯƠNG 6
GIẢI THUẬT EMinTRE TỐI THIỂU TỔNG THỜI GIAN BẬN
RỘN - ỨNG DỤNG VÀO TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ CỦA CÁC MÁY
VẬT LÝ
........................................................................................................... 53
Giới thiệu......................................................................................................... 53
Giải thuật lập lịch EMinTRE .......................................................................... 57
Giải thuật lập lịch EMinTRE-ST, EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF,
EMinTRE-LFT ......................................................................................................... 62
Đánh giá các giải thuật đề xuất ....................................................................... 64
Đánh giá về giải thuật MinDFT và EMinTRE ................................................ 73
Kết luận ........................................................................................................... 75
CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH ĐỘ HIỆU QUẢ TRÊN LÝ THUYẾT CỦA CÁC GIẢI

THUẬT LẬP LỊCH ĐỀ XUẤT ................................................................................... 77
Phân tích độ hiệu quả của các giải thuật lập lịch ............................................ 77
Kết luận ........................................................................................................... 83
CHƯƠNG 8

TỔNG KẾT ....................................................................................... 84

Tóm tắt ............................................................................................................ 84

x


Hướng nghiên cứu mở rộng ............................................................................ 87
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 89

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình của điện tốn đám mây [44]. .......................................................... 11
Hình 2.2: Mơ hình phân lớp kiến trúc ảo hóa gồm ba (03) tầng [44]. .......................... 12
Hình 3.1 Cơng suất tiêu thụ (Watt) của một máy chủ theo tải CPU (nguồn [12]) ....... 17
Hình 3.2 Các đặc tính dùng để phân loại các tiếp cận mức trung tâm dữ liệu ............. 22
Hình 4.1 Kiến trúc phần mềm hệ thống đám mây tính tốn hiệu năng cao (HPCCloud)
hiệu quả năng lượng [34]. ............................................................................................. 27
Hình 5.1 Tổng điện năng tiêu thụ. ................................................................................ 46
Hình 5.2 Tổng điện năng tiêu thụ ................................................................................. 48
Hình 5.3: Tổng điện năng tiêu thụ được chuẩn hóa...................................................... 51
Hình 6.1 Ví dụ đặt hai máy ảo trên một máy vật lý...................................................... 54

Hình 6.2: Tổng điện năng tiêu thụ chuẩn hóa theo PABFD. Kết quả mơ phỏng của các
giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch hệ thống gồm 5000 máy vật lý và 10246 máy
ảo có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ mơ hình workload của Feitelson. ........ 69
Hình 6.3: Tổng điện năng tiêu thụ chuẩn hóa theo PABFD. Kết quả mô phỏng của các
giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch hệ thống gồm 5000 máy vật lý và 6583 máy ảo
có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ mơ hình workload song song Lublin99 của
Lublin. ........................................................................................................................... 70
Hình 6.4: Tổng điện năng tiêu thụ chuẩn hóa theo PABFD. Kết quả mơ phỏng của các
giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch hệ thống gồm 5000 máy vật lý và 3677 máy ảo
có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ mơ hình workload song song Downey97
của Downey. ................................................................................................................. 72
Hình 6.5: Tổng điện năng tiêu thụ chuẩn hóa theo PABFD. Kết quả mơ phỏng của các
giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch hệ thống gồm 5000 máy vật lý và 2223 máy ảo
có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ mơ hình workload song song Lublin99. .. 73
Hình 6.6: Thời gian bắt đầu (start time) và thời gian kết thúc (finish time) của các máy
ảo trong mơ hình workload song song Lublin99. ......................................................... 74

xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ví dụ thơng số của năm (5) máy ảo. Dữ liệu về CPU, RAM, băng thơng
mạng của các máy ảo được chuẩn hóa theo tổng khả năng của máy vật lý.................... 2
Bảng 3.1: Công suất tiêu thụ (W) của từng thành phần trong một máy chủ ................ 18
Bảng 3.2: Tóm tắt các nghiên cứu về lập lịch/phân bổ máy ảo trên các trung tâm dữ
liệu ................................................................................................................................ 25
Bảng 5.1: Cấu hình bốn (4) loại máy ảo dùng trong mơ phỏng. .................................. 43
Bảng 5.2: Mơ hình cơng suất tiêu thụ (W) với tải sử dụng CPU (phần trăm %) của một
máy chủ IBM Server x3250 (1 x [Xeon X3470 2933 MHz, 4 cores], 8GB)................ 44
Bảng 5.3: Kết quả mô phỏng các giải thuật lập lịch trên hệ thống ĐTĐM gồm 5.000

máy vật lý (hosts) và 10.000 máy ảo (VMs). ............................................................... 45
Bảng 5.4: Kết quả mô phỏng các giải thuật lập lịch sắp xếp theo thời gian bắt đầu sớm
nhất trước. ..................................................................................................................... 47
Bảng 5.5: Tám (8) kiểu máy ảo dùng cho mô phỏng ................................................... 50
Bảng 5.6: Thông tin về loại máy vật lý được dùng trong mô phỏng. ........................... 50
Bảng 5.7: Kết quả mô phỏng các giải thuật lập lịch trên SDSC-BLUE-2000-4.2-cln
của Parallel Workload Archives [39]. .......................................................................... 51
Bảng 6.1 Ví dụ về sáu (6) máy ảo với nhu cầu tài nguyên, thời gian bắt đầu và thời
gian kết thúc (đvtg.). ..................................................................................................... 54
Bảng 6.2: Tám (8) kiểu máy ảo dùng cho mô phỏng ................................................... 67
Bảng 6.3: Thông tin về loại máy vật lý được dùng trong mô phỏng. ........................... 67
Bảng 6.4: Kết quả mô phỏng của các giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch với hệ
thống gồm 5000 máy vật lý và 10246 máy ảo có thơng tin của các máy ảo được tạo ra
từ mơ hình workload của Feitelson. ............................................................................. 68
Bảng 6.5: Kết quả mô phỏng của các giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch với hệ
thống gồm 5000 máy vật lý và 8847 máy ảo có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ
mơ hình workload của Lublin. ...................................................................................... 70
Bảng 6.6: Kết quả mô phỏng của các giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch với hệ
thống gồm 5000 máy vật lý và 3677 máy ảo có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ
mơ hình workload của Downey. ................................................................................... 71
Bảng 6.7: Kết quả mô phỏng của các giải thuật lập lịch cho bài toán lập lịch với hệ
thống gồm 5000 máy vật lý và 2223 máy ảo có thơng tin của các máy ảo được tạo ra từ
mơ hình workload song song Lublin99. ....................................................................... 74

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Viết tắt

xiii


Tiếng Anh/Việt/Giải thích


Central Processing Unit
Cloud
Cloud computing
Cloud Virtualized Data Center

CPU
Cloud
ĐTĐM
CVDC

Cluster of workstations

Cluster,
COW
IT
CNTT
Data center
DC
Data centers
DCs
Dynamic Voltage and Frequency DVFS
Scaling
Floating-Point Operations Per
FLOPS
Second
Genetic Algorithm

GA
High Performance Computing
HPC
High Performance Computing
HPC Cloud
Cloud
High Throughput Computing
HTC
Host
Infrastructure-as-a-Service
IaaS
Infrastructure-as-a-Service
IaaS Cloud
Cloud
Millions of Instructions Per
MIPS
Second
Physical machine
PM
Platform-as-a-Service
PaaS
Portable Batch System
PBS
Power-Aware Job Scheduling

PASS

Service Level Agreement
Software-as-a-Service
SuperNode


SLA
SaaS

SuperNode-V

User VM-based lease

Lease

Virtual machine

VM
xiv

Bộ xử lý
Đám mây
Điện tốn đám mây
Trung tâm dữ liệu ảo hóa đám
mây
Máy tính cụm
Cơng nghệ thơng tin
Trung tâm dữ liệu
Các trung tâm dữ liệu (số nhiều)
Công nghệ thay đổi tần số và điện
thế cung cấp cho bộ xử lý (CPU)
Số phép toán dấu chấm động thực
hiện trong một giây
Giải thuật di truyền
Tính tốn hiệu năng cao

Điện tốn đám mây tính tốn hiệu
năng cao
Tính tốn thơng năng cao
Một máy vật lý
Hạ-tầng-như-một-dịch-vụ
Đám mây hạ-tầng-như-một-dịchvụ
Hàng triệu lệnh máy mỗi giây
Máy vật lý
Nền tảng như một dịch vụ
Tên của một phần mềm quản lý
máy tính cụm
Bài tốn lập lịch cơng việc hướng
đến mục tiêu tối thiểu năng lượng
Thỏa hiệp mức dịch vụ
Phần mềm như một dịch vụ
Tên của một dạng máy tính cụm
được phát triển tại Trường Đại
học Bách Khoa ĐHQG-HCM
Tên của một dạng máy tính cụm
ảo hỗ trợ thực thi các máy ảo
được phát triển tại Trường Đại
học Bách Khoa ĐHQG-HCM
Hợp đồng thuê bao các máy ảo
của người dùng
Máy ảo


Virtual machines

VMs


Các máy ảo (số nhiều)

xv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu

Ý nghĩa ký hiệu

Vi

- Máy ảo thứ i sẽ được lập lịch.

Mj

- Máy vật lý thứ j.

S

- Một lập lịch khả thi.

Pidle

- Công suất tiêu thụ lúc không tải (0% tải CPU) của một máy vật lý.

Pmax

- Công suất tiêu thụ cực đại của một máy vật lý.


Pj(t)

- Công suất tiêu thụ của máy vật lý Mj ở thời điểm t.

si

- Thời gian bắt đầu yêu cầu (cố định) của máy ảo Vi.

fi

- Thời gian kết thúc của máy ảo Vi.

duri

- Thời gian thực thi yêu cầu (không đổi) của máy ảo Vi.

𝑈!"#$ (𝑡)

- Tải sử dụng CPU của máy vật lý Mj ở thời điểm t.

T

- Thời gian tối đa của bài toán lập lịch.

Lj

- Tập các máy ảo được gán lên máy vật lý Mj bởi một lập lịch.

ei


- Năng lượng tiêu thụ (Wh) của việc chạy máy ảo Vi trên một máy vật lý
mà máy ảo Vi được gán đến trong thời gian từ si đến (si + duri).

ViỴMj

- Quan hệ Ỵ xác định máy ảo Vi được gán lên máy vật lý Mj.

ℒj

- Tập các máy ảo được lập lịch lên máy vật lý thứ j.

Uj,r

- Tải sử dụng (utilization) của một tài nguyên thứ r.

ℤ+

- Tập số nguyên dương.

Vir

- Tổng số tài nguyên thứ r được yêu cầu của máy ảo thứ i.

si

- Thời gian bắt đầu của máy ảo thứ i.

xvi



duri

- Khoảng thời gian thực thi của máy ảo thứ i.

Mjr

- Tổng khả năng tối đa của một tài nguyên thứ r mà máy vật lý thứ j có thể
cung cấp.

wr

- Trọng số của tài nguyên thứ r trong máy vật lý thứ j.

Tj

- Tổng thời gian bận rộn của một máy vật lý thứ j.

xvii


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề
Điện toán đám mây (ĐTĐM) [1], [2] đang trở thành một mơ hình điện tốn tiện
ích (utility computing) [2] và được định hướng bởi tính kinh tế [3], [4]. Các đám mây
hạ-tầng-như-một-dịch-vụ (IaaS Clouds) cung cấp tài nguyên cho người dùng (đám mây)
dưới dạng máy ảo (virtual machine, viết tắt: VM) ngày càng phổ biến tại các trung tâm

dữ liệu (TTDL) ảo hóa đám mây (cloud virtualized data center) [4]–[11]. Công suất của
các trung tâm dữ liệu cỡ lớn này yêu cầu từ vài chục Mega-Watts (MW) để hoạt động
[9], [12]. Nghiên cứu [44] ước tính cơng suất tiêu thụ và chi phí điện năng tiêu thụ cho
một trung tâm dữ liệu ở Mỹ khoảng 50 MW và hơn 15 triệu đô-la mỗi năm. Nghiên cứu
[12] chỉ ra chi phí phải trả cho điện năng tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu ngày càng
tăng, và xu thế là chi phí về năng lượng tiêu thụ này tiếp tục tăng trong khi chi phí cho
phần cứng khơng đổi.
Bài tốn lập lịch máy ảo trong các trung tâm dữ liệu ảo hóa đám mây mục tiêu tiết
kiệm năng lượng là một vấn đề quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM để
giảm chi phí hoạt động. Một trong những thách thức của bài toán giảm tổng điện năng
tiêu thụ của các máy vật lý là bài toán lập lịch/phân bổ máy ảo tiết kiệm năng lượng
tiêu thụ của các máy vật lý trong các trung tâm dữ liệu ảo hóa đám mây (Energy-aware
scheduling/placement of virtual machines in Cloud virtualized data centers) [9], [13]–
[16]. Mặc dù bài toán lập lịch/phân bổ các máy ảo hướng tiết kiệm điện năng trong các
trung tâm dữ liệu ảo hóa đám mây được nghiên cứu nhiều [6], [9], [17], [18] nhưng vẫn
cịn nhiều thách thức. Bài tốn lập lịch máy ảo hướng tiết kiệm năng lượng với các ràng
buộc về các khoảng thời gian thực thi cố định và không di dời (non-migration) của các
máy ảo đang được quan tâm và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn [19]–[23].
Luận án này nghiên cứu bài toán lập lịch máy ảo mục tiêu tiết kiệm năng lượng
trong ĐTĐM với các đặc điểm: nhiều tài nguyên (gồm CPU, bộ nhớ, băng thông mạng,
v.v…) yêu cầu được sử dụng đồng thời trong các khoảng thời gian cố định (fixed
intervals), không nhường (non-preemption) và khơng di dời (non-migrating). Một số
cơng trình khác như [13], [23]–[25] giải bài toán này theo hướng tối thiểu số máy vật lý

1


sử dụng (và tắt các máy khác không dùng). Tuy nhiên với bài toán lập lịch máy ảo được
nghiên cứu trong luận án, việc tối thiểu số máy vật lý sử dụng chưa phải là một giải pháp
tốt nhất để tối thiểu tổng điện năng tiêu thụ của các máy vật lý. Xét một ví dụ sau:

Bảng 1.1: Ví dụ thông số của năm (5) máy ảo. Dữ liệu về CPU, RAM, băng thông
mạng của các máy ảo được chuẩn hóa theo tổng khả năng của máy vật lý.
VM ID

CPU

RAM

Băng thông

Thời gian

Khoảng thời gian

mạng

bắt đầu

(Đơn vị: Giờ)

1

0,5

0,1

0,1

0


100

2

0,5

0,1

0,5

0

100

3

0,1

0,5

0,1

0

1

4

0,1


0,5

0,1

0

1

5

0,2

0,2

0,2

0

1

Giả sử cho năm (5) cơng việc có thơng tin và nhu cầu tài nguyên (như CPU, dung
lượng bộ nhớ (RAM), băng thông mạng) của từng loại máy ảo (tính theo tỉ lệ phần trăm
tổng khả năng tài nguyên CPU, dung lượng bộ nhớ và băng thơng mạng của máy vật lý,
ví dụ 0,1 là 10%, tối đa là 1,0 tức 100%) được liệt kê trong Bảng 1.1. Giả sử tất cả các
máy vật lý trong hệ thống đều đồng nhất, công suất tiêu thụ cũng như nhau và có mối
quan hệ tuyến tính với tải CPU. Các ràng buộc gán là (i) tổng tài nguyên yêu cầu trên
từng loại của các máy ảo được gán đều nhỏ hơn hoặc bằng 1; (ii) mỗi máy ảo đều phải
được gán tại thời điểm bắt đầu; (iii) các máy ảo khi đã được gán thì khơng di dời và
không nhường. Giả sử công suất (đơn vị: Watt) của một máy vật lý tính bởi phương
trình: P = Pidle + (Pmax - Pidle).Ucpu trong đó P là công suất của máy vật lý, Ucpu là tải CPU

của máy vật lý với 0 ≤ Ucpu ≤ 1, Pmax là công suất cực đại với 100% tải CPU của máy vật
lý, Pidle là công suất chạy không tải với 0% tải CPU. Cho Pidle = 175 (W), Pmax = 250
(W), công suất máy vật lý là: P = 175 + 75.Ucpu. Giả sử các máy ảo sử dụng CPU không
đổi và bằng đúng CPU yêu cầu trong suốt thời gian nó đang thực thi. Năng lượng tiêu
%&

thụ của một máy vật lý (ký hiệu E) là: 𝐸 = ∫%' 𝑃(𝑡 )𝑑𝑡 trong đó P(t) là cơng suất của
máy vật lý theo thời gian tỴ[t1, t2], t1 và t2 là thời gian bắt đầu và kết thúc thực thi của
máy vật lý.
2


Nếu dùng giải pháp số máy nhỏ nhất thì một lịch S1 thực thi các máy ảo có VM ID
là 1, 4, 5 gán lên máy vật lý thứ nhất (M1) tại thời điểm bắt đầu là 0 và các máy ảo có
VM ID là 2, 3 gán lên máy vật lý thứ hai (M2) tại thời điểm bắt đầu là 0 thì chỉ cần hai
(02) máy vật lý với tổng thời gian bận rộn của cả hai máy vật lý là: (100 + 100) = 200
giờ, công suất tiêu thụ của máy vật lý M1 ở khoảng thời gian [0,1] là: 175 + 75´0.8 =
235 (W) và khoảng thời gian [1, 100] là: 175 + 75´0.5 = 212.5 (W), tổng năng lượng
tiêu thụ của máy vật lý M1 trong khoảng thời gian [0, 100] là: 235´1 + 212.5´99 =
21272.5 (Wh). Công suất của máy vật lý thứ hai M2 ở khoảng thời gian [0, 1] là: 175 +
75´0.6 = 220 (W) và ở khoảng thời gian [1, 100] là: 175 + 75´0.5 = 212.5 (W) và năng
lượng tiêu thụ là: 220´1 + 212.5´99 = 21257.5 (Wh). Tổng năng lượng tiêu thụ của cả
hai máy vật lý M1 và M2 của lịch S1 (ký hiệu: 𝐸(! ) là:
𝐸(! = 21272.5 + 21257.5 = 𝟒𝟐𝟓𝟑𝟎(Wh)
Còn nếu một giải pháp khác tối thiểu tổng thời gian bận rộn của các máy vật lý thì
một lịch S2 thực thi các máy ảo có VM ID là 1, 2 gán lên máy vật lý thứ nhất ở thời điểm
bắt đầu là 0, các máy ảo có VM ID là 3, 4 gán lên máy vật lý thứ hai ở thời điểm bắt đầu
là 0 và máy ảo có VM ID là 5 được gán lên máy vật lý thứ ba ở thời điểm bắt đầu là 0.
Lịch S2 cần ba máy vật lý nhưng tổng thời gian bận rộn của cả ba máy vật lý chỉ là (100
+ 1 + 1) = 102 giờ và tổng năng lượng tiêu thụ (ký hiệu: 𝐸(" ) là:

𝐸(" = 100´250 + (175 + 75´0.2)´1 + (175 + 75´0.2)´1
𝐸(" = 𝟐𝟓𝟑𝟖𝟎(Wh).
Năng lượng tiêu thụ của lịch S2 (25380 Wh) giảm so với năng lượng tiêu thụ của
lịch S1 (42530 Wh) là: 40,3%. Qua ví dụ phản chứng này cho thấy việc sử dụng số máy
vật lý nhỏ nhất không đạt được mục tiêu tối ưu về năng lượng tiêu thụ trong bài toán lập
lịch máy ảo hướng tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
Bài toán lập lịch máy ảo tiết kiệm năng lượng là NP-hard [26]. Bài toán gán máy
ảo tiết kiệm năng lượng (power-aware virtual machine placement problem) [13], [25],
[27] có thể xem như bài tốn đóng thùng véc-tơ d chiều (d-dimensional Vector Bin
Packing Problem [27], [28]), mỗi thùng (bin) có thể xem như là một máy vật lý, mỗi vật

3


(item) là một máy ảo cần phải đặt vào thùng, giới hạn các chiều của thùng xem như là
giới hạn của các tài nguyên như CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa, băng thơng mạng,… trên
máy vật lý và chi phí mỗi thùng [29] như là công suất tiêu thụ ở mỗi máy vật lý. Một
phép đặt tất cả vật (bin) vào các thùng (bin) là một lời giải cho bài toán gán máy ảo lên
các máy vật lý. Bài toán đóng thùng véc-tơ d chiều được biết là NP-hard [26] với mọi d
lớn hơn hay bằng 1 [27], [28]. Tồn tại một giải thuật thời gian đa thức để rút giảm bài
tốn đóng thùng véc-tơ d chiều về bài tốn gán máy ảo. Bài toán gán máy ảo là NP-hard.
Quản lý máy ảo [14], [24], [30] với mục tiêu năng lượng hiệu quả là bao gồm đặt
máy ảo và di dời. Xuất phát từ bài tốn đóng thùng [27] các nghiên cứu [13][31] đề xuất
các giải thuật tiết kiệm năng lượng dựa trên tối ưu số máy vật lý nhỏ nhất. Triết lý để
tiết kiệm năng lượng ở các nghiên cứu như [13], [24], [25] dùng các kỹ thuật di dời sẽ
cho phép dồn tải lên một số nhỏ các máy vật lý và tắt các máy khác không dùng. Nghiên
cứu [31] liên quan bài toán dồn máy ảo nhận biết năng lượng bằng cách tối ưu cân bằng
năng lượng – hiệu năng dựa trên giả thuyết về điểm tối ưu hoạt động tồn tại (trong ứng
dụng Web, cơ sở dữ liệu) trên từng máy vật lý. Các nghiên cứu [13], [27], [31], [32]
trình bày các phương pháp luận và phương pháp cho việc dồn (consolidation) các máy

ảo trong các trung tâm dữ liệu ảo hóa đám mây bằng cách sử dụng các heuristic đóng
thùng (bin-packing) như First-Fit Decreasing (FFD) [27], hoặc là Best-Fit Decreasing
(BFD) [13], [25], [33]. Các công việc dùng heuristic đóng thùng sẽ thử tối thiểu số các
máy vật lý đang hoạt động và tắt các máy vật lý rảnh (là những máy vật lý không được
gán máy ảo nào) nhiều nhất có thể để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên nhiều
nghiên cứu như Tian [23][34] chỉ ra phương pháp di dời các máy ảo có những hạn chế
với các ứng dụng tính tốn hiệu năng cao. Bài toán lập lịch của luận án này cũng không
di dời các máy ảo đang hoạt động để tiết kiệm năng lượng.
Trong luận án này, nghiên cứu sinh cho rằng nếu các máy vật lý là đồng nhất và
năng lượng tiêu thụ của máy vật lý tuyến tính theo tải sử dụng, gán máy ảo (cho bài toán
lập lịch máy ảo tiết kiệm năng lượng được phát biểu ở trên) để tối thiểu tổng điện năng
tiêu thụ của các máy vật lý tương đương với gán máy ảo để tối thiểu tổng thời gian bận
rộn của các máy vật lý. Tại bất cứ thời điểm nào, một máy vật lý gọi là bận rộn (busy)
nếu có ít nhất một máy ảo được lập lịch thực thi trên máy vật lý này, nếu khác thì máy

4


vật lý này đang rảnh (idle). Tổng thời gian bận rộn (total busy time) [19], [23], [35] của
một máy vật lý được hiểu là tổng các khoảng thời gian mà máy vật lý bận rộn.
Một nghiên cứu của W. Tian [23] năm 2013 đồng thời cũng chỉ ra rằng tổng thời
gian bận rộn của các máy vật lý quyết định đến tổng điện năng tiêu thụ trên các máy vật
lý, bài toán lập lịch tối thiểu tổng thời gian bận rộn của nhiều máy vật lý không nhường
và khả năng ràng buộc là NP-complete [23]. Bài toán của luận án này khác với bài toán
của Tian [23] ở một số điểm: (i) W. Tian [23] nghiên cứu bài toán lập lịch với các công
việc (mỗi công việc chỉ gồm một máy ảo) đều yêu cầu tài nguyên giống nhau ngoại trừ
khoảng thời gian thực thi khác nhau; trong khi luận án nghiên cứu bài toán với mỗi máy
ảo yêu cầu nhiều loại tài nguyên khác nhau (các máy ảo khác nhau); (ii) Giải thuật lập
lịch Modified First-Fit Decreasing Earliest (ký hiệu: Tian-MFFDE) của W. Tian [23] có
tổng điện năng tiêu thụ cao hơn các giải thuật MinDFT-LDTF, EMinTRE-ST,

EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF và EMinTRE-LFT được phát triển trong luận án
thông qua đánh giá giải thuật bằng mô phỏng.
Việc đánh giá các giải thuật lập lịch này bằng mô phỏng, kết quả mô phỏng với
các mơ hình tải cơng việc song song (parallel workload models) (Lublin [36], Feitelson
[37], Downey [38]) trong Parallel Workload Archive (PWA) [39] cho thấy: các giải
thuật đề xuất trong luận án rút giảm tổng năng lượng hơn các giải thuật so sánh, nói cách
khác hai nhóm giải thuật MinDFT và EMinTRE (đề xuất trong luận án) bao gồm các
giải thuật gồm: MinDFT-ST, MinDFT-FT, MinDFT-LDTF, MinDFT-LTF, EMinTREST, EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF và EMinTRE-LFT tất cả đều tốt hơn (tổng năng
lượng tiêu thụ nhỏ hơn) các giải thuật so sánh gồm PABFD [13], [25] và VBP-NormL2 [27] trong các kết quả đánh giá. Các giải thuật nhóm EMinTRE gồm EMinTRE-ST,
EMinTRE-FT, EMinTRE-LDTF và EMinTRE-LFT có tổng điện năng tiêu thụ ít hơn
PABFD [13], [25], VBP-Norm-L2 [27] và Tian-MFFDE [23] trên các mơ hình tải cơng
việc song song trên (Lublin [36], Feitelson [37], Downey [38]).
Tầm vực nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu bài toán lập lịch máy ảo hướng hiệu quả năng
lượng (energy-efficient scheduling of virtual machines) trong mơi trường điện tốn đám
mây với các đặc điểm: (i) mơi trường điện tốn đám mây dạng hạ-tầng-như-một-dịchvụ (IaaS cloud), đám mây riêng (private cloud) hay đám mây tính tốn hiệu năng cao
5


(High Performance Computing Cloud) cho phép các tài nguyên cung cấp dưới dạng máy
ảo; (ii) các máy ảo yêu cầu nhiều loại tài nguyên đồng thời được sử dụng trong các
khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc cố định; và (iii) các máy ảo không bị di dời (nonmigration) và không nhường (non-preemption) trong suốt thời gian thực thi.
Dựa trên yếu tố thời gian bắt đầu và kết thúc của máy ảo, mục tiêu chính của luận
án là đề xuất các giải thuật lập lịch hướng hiệu quả năng lượng khi đặt tất cả các máy ảo
(với yêu cầu tài nguyên của máy ảo biết trước) lên các máy vật lý sao cho tổng năng
lượng tiêu thụ của các máy vật lý sử dụng là nhỏ nhất (xét trong tồn bộ thời gian lập
lịch). Thay vì đi tìm số máy vật lý nhỏ nhất, luận án sẽ tìm tổng thời gian bận rộn các
máy vật lý nhỏ nhất để đạt được tổng năng lượng tiêu thụ của các máy vật lý nhỏ nhất.
Luận án đi chứng minh trong môi trường các máy vật lý đồng nhất, công suất của mỗi
máy vật lý tuyến tính theo tải sử dụng CPU của máy vật lý và mỗi máy ảo yêu cầu tài

nguyên thực thi trong khoảng thời gian cố định, mục tiêu tổng thời gian bận rộn các máy
vật lý nhỏ nhất tương đương mục tiêu tổng năng lượng tiêu thụ của các máy vật lý nhỏ
nhất.
Luận án đánh giá các giải thuật lập lịch đề xuất cho bài toán lập lịch máy ảo bằng
mô phỏng (dùng phần mềm CloudSim) và so sánh chúng với các giải thuật lập lịch máy
ảo của các cơng trình khác. Độ phức tạp của các giải thuật lập lịch cũng được tính tốn.
Đóng góp chính của luận án
Dựa trên những mục tiêu trên, luận án này có các đóng góp chính:
1. Mơ tả bài tốn lập lịch máy ảo hướng hiệu quả năng lượng. Cho n máy ảo
được lập lịch lên m máy vật lý, mục tiêu là hiệu quả năng lượng với các đặc
điểm: d tài nguyên (CPU, bộ nhớ, băng thông mạng, v.v…), d – số loại tài
nguyên đồng thời được sử dụng trong các khoảng thời gian cố định (fixed
intervals), không nhường (non-preemption) và khơng di dời (non-migrating).
Bài tốn được nêu ra đầu tiên ở cơng trình tại hội nghị quốc tế ACOMP 2011,
sau đó bài tốn được mơ hình hóa và hồn thiện ở các cơng bố quốc tế có
phản biện của nghiên cứu sinh và tập thể hướng dẫn.
2. Sử dụng chiều thời gian trong giải pháp lập lịch hướng tiết kiệm năng lượng
luận án đề xuất nhóm giải thuật lập lịch thứ nhất MinDFT (bao gồm các giải
6


×