Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm lão hạc của nam cao ở trường CĐSP và THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 154 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÂM TRẦN SƠN NGỌC THIÊN CHƯƠNG

BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN ĐỌC
HIỂU TÁC PHẨM “LÃO HẠC”
CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG
CĐSP VÀ THCS

LUẬN VĂN THẠC SĨ
GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LÂM TRẦN SƠN NGỌC THIÊN CHƢƠNG

BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN ĐỌC
HIỂU TÁC PHẨM “LÃO HẠC”
CỦA NAM CAO Ở TRƢỜNG
CĐSP VÀ THCS

LUẬN VĂN THẠC SĨ


GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-1-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường CĐSP theo tinh thần khoa
học hiện đại là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết đối với công cuộc đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS. Hiện nay, chương trình
SGK Ngữ văn mới xây dựng kiểu bài đọc hiểu văn bản với mục đích rèn luyện
kỹ năng đọc - hiểu, qua đó giúp các em tự tiếp cận, khám phá giá trị nội dung, ý
nghĩa của các loại văn bản trong chương trình học. Do đó, vấn đề đọc hiểu
trong giờ dạy học văn, đặc biệt là dạy học TPVC là một vấn đề đã và đang
được các nhà nghiên cứu giáo dục, các giảng viên, giáo viên rất quan tâm.
Văn bản văn học muốn trở thành tác phẩm văn học phải có vai trò của
người đọc, người tiếp nhận, để biến những dịng chữ khơ khan, lớp vỏ âm
thanh câm lặng thành những hình ảnh sống động, những câu chữ có hồn. Để
tiếng nói của nhà văn dần đến được với người đọc thì văn bản văn học đó phải
được cảm nhận bởi bạn đọc thông qua hoạt động “đọc”. GS. Trần Đình Sử có

viết: “Nhìn mơn văn nhiều nước trên thế giới mới thấy giật mình. Người ta
hiểu mơn văn trong nhà trường là môn đọc văn, dạy văn là dạy cho học sinh
năng lực đọc, kỹ năng đọc, để học sinh hiểu bất kỳ văn bản nào cùng loại. Từ
đọc hiểu văn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, thể nghiệm các tư
tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngơn từ, hình thành cách
đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất bồi dưỡng cho HS năng lực
chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ” [84]. Đọc không chỉ là biết “đánh vần” lên thành
tiếng đúng theo các kí hiệu chữ viết mà đọc ở đây cịn phải hiểu được tồn bộ
nội dung, ý nghĩa,… mà câu chữ trong văn bản đó thể hiện. Nói như GS.TS.
Nguyễn Thanh Hùng thì: “Hiểu trong đọc văn về một phương diện nào đó là
sự vượt qua khoảng cách mơ hồ giữa chủ thể HS và văn bản tác phẩm để
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-2-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

khám phá ra tình người sâu xa trong cuộc sống mà sự đóng góp của ngơn ngữ
khơng có gì thay thế được…” [42]. Như vậy, đọc hiểu là hoạt động rất có ý
nghĩa đối với dạy học văn đặc biệt là dạy học TPVC. Cho nên, rèn luyện năng
lực đọc - hiểu và đưa ra các biện pháp hướng dẫn đọc hiểu TPVC là việc làm
quan trọng đối với SV sư phạm - những người sẽ trực tiếp dạy HS đọc hiểu
TPVC sau này.

Chúng ta biết rằng, mỗi TPVC phải đọc thì mới hiểu. Ngược lại, phải
hiểu thì mới có thể đọc đúng, đọc hay và có thể nâng lên một mức cao hơn là
đọc cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đọc sáng tạo…
“Lão Hạc” là một truyện ngắn giàu chất trữ tình tiêu biểu, đặc sắc của
Nam Cao, một trong những thành tựu xuất sắc của dòng văn học hiện thực
phê phán. Tác phẩm mang nhiều tầng ý nghĩa, đề tài hẹp nhưng tư tưởng rộng,
một ngòi bút vừa sắc lạnh, tỉnh táo vừa thấm đậm chủ nghĩa nhân đạo cao cả
thể hiện phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú. Nhưng khi giảng dạy
phần lớn các GV vẫn dạy theo lối truyền thống: truyền thụ kiến thức một
chiều, chưa hướng vào HS, chưa giúp HS tham gia, khám phá chiếm lĩnh tác
phẩm. GV khai thác tác phẩm chủ yếu từ nội dung đến hình thức, khơng bám
sát vào đặc trưng thể loại… nên hiệu quả giảng dạy tác phẩm không cao và
chưa đạt yêu cầu. Vậy, đối với một TPVC đa nghĩa và chứa đựng chiều sâu tư
tưởng lớn lao của tác giả mà tác phẩm “Lão Hạc” là một ví dụ, cái khó của
GV là làm sao trong khuôn khổ chật hẹp về thời gian giờ học phải tổ chức
hướng dẫn HS tự nhận thức, khám phá, phát hiện, chủ động hình thành kỹ
năng, tự rung động một cách toàn diện những giá trị tác phẩm, những vấn đề
tác phẩm đặt ra. Theo chúng tôi, để làm được điều đó cần rèn luyện kỹ năng
đọc và có biện pháp hướng dẫn cho SV, HS đọc để tự chiếm lĩnh, hiểu tác
phẩm. Bởi vì, đọc chính là con đường đầu tiên và điều kiện tiên quyết để
chiếm lĩnh TPVC. Thế nhưng, chưa có một chuyên luận nào chỉ dẫn một cách
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-3-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương



Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

toàn diện, đầy đủ và thuyết phục về biện pháp hướng dẫn đọc hiểu TPVC để
chiếm lĩnh tri thức xã hội loài người.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp hướng
dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao ở trường CĐSP và THCS”.
Hy vọng qua việc xử lý đề tài, chúng tơi giúp cho SV có những biện pháp cụ thể
để đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, để sau khi ra trường có được
phương pháp dạy học tác phẩm “Lão Hạc” được tốt hơn, nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả việc dạy học văn trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới, vấn đề dạy đọc hiểu trong nhà trường đã có hàng thế kỷ
nay, nhất là ở những nước phát triển. Chúng ta đã từng biết đến những cơng
trình nghiên cứu nổi tiếng:
- “Hoạt động đọc” của Wolfgangbert Jauss.
- “Hiện tượng đọc và học” của Has Robert Jauss.
Hay một số bài báo có giá trị về dạy đọc hiểu như:
- “Phân tích việc dạy học từ góc độ tâm lý học và ngôn ngữ học”
của J.B. Carroll.
- “Yêu cầu kỹ năng của việc đọc” của R.L. Vemezky, R.C. Calfe,
R.S. Chapeman.
Nhiều cơng trình về đọc diễn cảm đã xuất hiện:
- “Phương pháp đọc diễn cảm” của B. Naiđenxôp.
- “Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông”
của A. Nhinkhônxtri cũng nhấn mạnh hoạt động đọc.
- “Nghệ thuật đọc diễn cảm” của Vũ Nho.
Luận văn thạc sĩ


ĐHSP Hà Nội

-4-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Trong quyển: “Phương pháp dạy học văn”, GS. Phan Trọng Luận cũng
đã đề cập, đọc diễn cảm là một trong những phương pháp thường dùng trong
quá trình đi vào TPVC, là phương pháp truyền thống trong các nhà trường
phương Đông và phương Tây, ở Pháp cũng như ở Nga, ngày xưa cũng như
ngày nay. Giáo sư khẳng định: “Hiểu bài văn rồi mới đọc tốt, nhưng đọc tốt
càng thêm hiểu bài văn….”. Đọc diễn cảm là một hình thức lao động phù hợp
với bản chất của hình tượng và quy luật sáng tác. Con đường đi vào TPVC
nhất thiết phải đi từ việc đọc và gắn liền với việc đọc. Đọc phải là một hình
thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức khoa học và kết hợp đọc
diễn cảm với các phương pháp để tạo cho giờ giảng văn khơng khí tươi mát.
Những ấn tượng ban đầu, những rung cảm và xúc động thẩm mỹ của HS luôn
luôn làm nền tảng cho cơng việc phân tích. Đọc để nắm bắt giọng điệu chủ
yếu trong tác phẩm. Đọc để hòa nhập vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ
của tác giả, nhìn ra thế giới cuộc sống trong tác phẩm, để tiếng nói nội tâm
của người đọc hịa với tiếng nói nội tâm của tác giả.
Ở Việt Nam, việc dạy đọc hiểu trong nhà trường đã có bề dày lịch sử
cùng với việc dạy chữ quốc ngữ. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên
cứu vấn đề đọc hiểu, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm và chú ý của các

nhà lý luận phê bình, các nhà phương pháp, các nhà giáo… Các tác giả cũng
đi sâu nghiên cứu vấn đề này, nhưng số lượng các công trình nghiên cứu và
bài viết vẫn ở mức khiêm tốn.
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng là người rất quan tâm và có nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu.
Trong cơng trình “Sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở bạn đọc HS”,
giáo sư nhấn mạnh: “Đọc văn gắn liền với việc tiếp nhận vì muốn lĩnh hội
trọn vẹn tác phẩm khơng có con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-5-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

thức khác nhau dưới những bình diện khác nhau và xúc cảm thực sự nhằm
khám phá bản thân và hướng thiện” [43]
Trong cơng trình “Đọc và tiếp nhận văn chương”, giáo sư cũng đã
nhấn mạnh: “Dạy đọc văn là cung cấp cho người tiếp nhận cách đọc để có
quan điểm thái độ và kỹ năng đọc những sáng tạo ngôn ngữ thẩm mỹ đời
sống nhất định…” [42]. “Đọc văn là một quá trình tiếp nhận, đọc văn là
phải đọc cho ra đề án tiếp nhận của tác phẩm, đọc văn chương một con
người mới ra đời, đọc văn là lao động khoa học, đọc văn là thể hiện cách

phát huy trực cảm, đọc văn chương là hoạt động ngơn ngữ trong mơi
trường văn hố thẩm mỹ, đọc văn chương là quá trình sáng tạo, quá trình
tiếp nhận nội sinh và ngoại sinh từ tác phẩm”.
Xét trong mối quan hệ với tiếp nhận việc đọc gắn liền với hai yếu tố:
hiệu quả nghệ thuật của văn bản và kinh nghiệm khả năng thực tế của người
đọc, người tiếp nhận. Người đọc không những tái tạo văn bản, xây dựng lại
bức tranh hiện thực mà còn tạo lập nên tri thức, kinh nghiệm, tình cảm và chủ
thể của mình. Vì thế, vấn đề tiếp nhận văn học là một q trình gắn liền với
việc đọc. Nó quyết định và được thể hiện bởi quá trình đọc văn. Phát triển
việc đọc văn là nhu cầu xã hội và là một nhiệm vụ sư phạm.
Trong tham luận “Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hóa cho người đọc”
tại hội thảo bàn về chương trình và SGK THCS tác giả đã đặt vấn đề đọc hiểu
trong sự tiếp nhận khoa học liên ngành. Đọc là một hoạt động cơ bản có tầm
quan trọng hết sức to lớn cần được giải quyết một cách thấu đáo. Dạy đọc
hiểu phải xuất phát từ văn bản, lưu ý đến đặc trưng của ngơn ngữ. Giáo sư đã
xem xét tìm hiểu hoạt động đọc hiểu dưới nhiều bình diện: văn hố sư phạm,
xã hội học, phương pháp…. Tác giả khẳng định: “Đọc văn có nghĩa là chuyển
đổi tác phẩm nghệ thuật thành một vũ trụ tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ trong
tư duy hình tượng cho riêng mình. Có thể nói, đọc văn thực sự là một khoa
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-6-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao


GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

học và nghệ thuật của tư duy ngôn ngữ là tư duy và sáng tạo”. Dạy đọc là dạy
cho HS tập cách đọc để có những kỹ năng đọc và biết vận dụng chúng trong
cuộc sống một cách có hiệu quả.
GS. Lê Trí Viễn tại hội nghị giảng viên của khoa văn trường ĐHSP Hà
Nội tháng 05 - 1975 đã kết luận từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và
giảng dạy văn: “Nói nhập thân vào nhân vật, chẳng qua cũng nói một khía
cạnh của việc bản thân mình sống trong bài thơ mà thôi, sống như nhà thơ đã
sống để xây dựng các cảm xúc đã ngủ yên trong chữ nghĩa, để giúp vào cơng
việc ấy tơi có thói quen đọc”. Giáo sư nói thêm: “Giữa giọng đọc và tâm hồn
người đọc cũng ảnh hưởng tương hỗ, hiểu bài văn rồi mới đọc tốt những đoạn
tốt càng thêm hiểu bài văn”.
GS. Trần Đình Sử trong bài viết: “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá
trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn mạnh “Dạy văn là
dạy cho HS năng lực đọc, kỹ năng đọc để HS để có thể đọc hiểu bất cứ văn
bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học,
trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc truyền đạt bằng nghệ thuật ngơn
từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi
dưỡng cho HS năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ”. Giáo sư còn nhấn
mạnh: “Đọc là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hoá”.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương trong “Dạy học văn ở trường phổ
thông” cho rằng: “Đọc tác phẩm là bước quan trọng nhất và cũng là hình thức
hoạt động đặc thù của nhận thức văn học không đọc không thể nắm được nội
dung tác phẩm”. Tác giả còn nhấn mạnh: Tầm quan trọng của việc đọc trong
giờ phân tích TPVC “Đọc là cây cầu nối đưa bạn đọc bước vào tác phẩm, là
một lao động hoàn toàn sáng tạo, là lao động tổng hợp của quá trình tâm lý,
tiếp nhận, giao tiếp ngơn ngữ…”. Theo tác giả có một số cách đọc sau: đọc

Luận văn thạc sĩ


ĐHSP Hà Nội

-7-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

kỹ, đọc chéo, đọc có định hướng, mục đích, đọc có bổ sung và tác giả cũng đã
đưa ra những yêu cầu của đọc diễn cảm và đọc sáng tạo.
TS. Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học TPVC theo
loại thể” (NXBĐHQG năm 2001) coi đọc sáng tạo là “Phương pháp đặc biệt
sinh ra chính đặc trưng của bộ mơn” và “mục đích của phương pháp này phát
triển được cảm thụ sâu sắc, thêm được cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm
văn học nghệ thuật”.
TS. Nguyễn Trọng Hoàn cũng là một trong những người rất quan tâm và
cũng đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu.
Trong bài viết: “Đọc hiểu văn bản môn ngữ văn THCS” tác giả cho
rằng: “Đọc hiểu văn bản không chỉ là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cho
phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng diễn thuyết kiến
thức đối với tác phẩm, phân môn tiếng việt và tập làm văn”. Bài viết đề cập
ba vấn đề:
- Vấn đề đọc và người đọc: “Vấn đề “đọc” đang được nhiều
người quan tâm. Để đọc được, người đọc phải có năng lực
cảm thụ ngơn ngữ mà suy rộng ra là năng lực cảm thụ văn
hố, có trình độ đọc vốn văn hoá nhất định để vượt qua những

khoảng cách…”.
- “Đọc, một phương thức tiếp nhận văn học. Đọc là một quá trình
xác định một kiểu quan hệ giao tiếp, là một phương pháp tiếp
nhận nghệ thuật ngôn từ qua đó người đọc biểu hiện nhu cầu
giao cảm, hưởng thụ văn hóa và phát triển nhân cách đồng thời
bộc lộ chính mình…”.
- Vấn đề đọc hiểu dạy tích hợp Ngữ văn bậc THCS, văn học là
một phân môn được xếp ở vị trí mở đầu của một mơn học kiến
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-8-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

thức cơng cụ, nó được thể hiện trong SGK ở dạng đọc hiểu. Vấn
đề này đặt ra trong một định chế và ảnh hưởng hữu cơ với các
thành tố của mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và
các thành tố của một đơn vị kiến thức bộ môn đồng thời trong
mối quan hệ của các thành tố kỹ năng (nghe nói và đọc hiểu).
Theo tác giả, một u cầu có tính nguyên lý của đọc hiểu văn bản là
đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Để đọc hiểu không đi chệch quỹ đạo
người đọc có thể tham khảo hệ thống câu hỏi sau mỗi văn bản. Ngồi ra, cịn
phải tham khảo các câu hỏi luyện tập và phần đọc thêm.

Gần đây trên tạp chí “Văn học và tuổi trẻ”, các bài viết: “Đọc hiểu tác
phẩm tùy bút trong chương trình SGK Ngữ văn 7” (số 1/2004), “Đọc hiểu tác
phẩm truyện hiện đại trong SGK Ngữ văn 7” (số 3/2004), “Phát triển năng lực
đọc trong dạy học Ngữ văn” (số 7/2003)… tác giả đã đưa ra một cơ chế đọc
hiểu văn học trên các phương diện thể loại, cấu trúc, nội dung…
Ở bài viết “HS đọc tác phẩm văn học như thế nào?” Tác giả Nguyễn
Văn Bính viết: “Đọc tác phẩm là một việc quan trọng bởi vì khơng thể hiểu
tác phẩm nếu không đọc, không thể hiểu đúng, hiểu sâu nếu khơng đọc kỹ
lưỡng và khơng thể có sự đồng cảm nếu người đọc không sống với tác phẩm
bằng tâm hồn mình” (tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 9/2002) theo tác giả để
nắm vững tác phẩm hiểu được vẻ đẹp văn chương độc đáo thì trong quá trình
đọc phải: Đọc tác phẩm một cách hệ thống trong tính chỉnh thể tồn vẹn
của nó, đọc tác phẩm theo đề tài, đọc theo mục đích. Tác giả kết luận, những
vấn đề trên nếu được nâng lên thành kỹ năng, thành phương pháp làm việc có
ý thức sẽ góp phần giúp người đọc đến với tác phẩm một cách nhanh nhất.
ThS. Trần Đình Chung trong bài viết “Tiến tới một quy trình đọc – hiểu
văn bản trong bài học Ngữ văn mới” đã viết: “Đọc hiểu là hoạt động trung
tâm của hoạt động dạy văn đổi mới”, người viết đưa ra khái niệm: “Đọc hiểu
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-9-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng


là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, có nghiền ngẫm, xúc cảm, tưởng
tượng và liên tưởng”. Tác giả cho rằng: “Bản chất đọc hiểu là tìm hiểu, phân
tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều hình thức và biện pháp dạy học văn,
trong đó dạy văn bằng hệ thống cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình thức
đối thoại quan trọng nhất”.
Như vậy, từ quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy
được bản chất, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động đọc hiểu cũng như
phương pháp dạy học đọc hiểu trong quá trình dạy học TPVC. Tuy nhiên, các
bài viết trình bày trên mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung hoặc một cái
nhìn cụ thể, chưa có một cái nhìn hệ thống về vấn đề đọc hiểu. Trên tinh thần
học hỏi và tiếp thu, chúng tôi muốn áp dụng lý thuyết của vấn đề đọc hiểu để
đề xuất những biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam
Cao cho SV ở trường CĐSP và thiết kế giờ dạy truyện ngắn “Lão Hạc” của
Nam Cao cho HS THCS.

3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn từ việc nghiên cứu nắm vững lý thuyết về vấn đề đọc hiểu
nhằm vào việc xây dựng một số luận điểm về biện pháp hướng dẫn đọc hiểu
tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao cho SV Ngữ văn ở trường CĐSP đồng thời
mang tính khả thi sát hợp với thực tiễn dạy học tác phẩm “Lão Hạc” cũng như
những tác phẩm khác theo phương pháp dạy học đọc hiểu TPVC ở trường
THCS trong tình hình đổi mới hiện nay.

4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biện pháp hướng dẫn đọc
hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao cho SV Ngữ văn ở trường CĐSP,
không chỉ nhằm cung cấp cho SV kiến thức chuyên sâu về vấn đề đọc hiểu
mà còn nắm vững biện pháp đọc hiểu TPVC một cách đúng đắn và hữu hiệu
Luận văn thạc sĩ


ĐHSP Hà Nội

-10-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

để ứng dụng vào việc dạy học tác phẩm “Lão Hạc” cũng như những tác phẩm
khác ở trường THCS sau khi ra trường.
Luận văn có nhiệm vụ đề ra biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm
“Lão Hạc” của Nam Cao cho SV Ngữ văn ở trường CĐSP, nhằm thể nghiệm
vào dạy học tác phẩm “Lão Hạc” bằng phương pháp dạy học đọc hiểu ở
trường THCS. Như vậy, luận văn nghiên cứu về biện pháp hướng dẫn đọc
hiểu tác phẩm “Lão Hạc” trên ba phương diện: Nghiên cứu một số vấn đề cơ
bản về lý thuyết đọc hiểu và khảo sát thực tiễn sư phạm, đề ra biện pháp
hướng dẫn đọc hiểu, thực nghiệm khoa học.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp khái quát tổng hợp: Tổng hợp từ các tài liệu người viết
khái quát lại những vấn đề của lý thuyết đọc hiểu làm tiền đề, cơ sở cho
việc xây dựng những biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc”
của Nam Cao.
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Tìm hiểu thực tế việc vận dụng
phương pháp dạy học đọc hiểu từ chương trình, giáo trình, tư liệu, cách thức
dạy đọc hiểu của GV, khả năng đọc hiểu của SV ở trường CĐSP và việc thực

hiện phương pháp đọc hiểu trong dạy học TPVC ở trường THCS để tìm ra
những vấn đề cần bổ sung.
Phương pháp thể nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn khả thi
của những nội dung nghiên cứu.

6. Giới hạn đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi không thể bao quát tất cả lý
thuyết về hoạt động đọc hiểu mà chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu một số vấn
đề cơ bản: vị trí, tầm quan trọng, quan niệm, bản chất của vấn đề đọc hiểu.
Khảo sát tình hình thực tế việc vận dụng phương pháp dạy học đọc hiểu
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-11-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

TPVC ở trường một số trường CĐSP và THCS. Trên cơ sở đó xác định được
phương hướng và tìm ra những biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão
Hạc” cho SV Ngữ văn ở trường CĐSP và minh hoạ giờ dạy tác phẩm “Lão
Hạc” cho HS THCS.

7. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào việc hệ thống hóa một số vấn đề về hoạt động

đọc hiểu, chỉ ra biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam
Cao. Trên cơ sở này, giúp SV có thể tự mình đọc hiểu những TPVC khác
nhằm nâng cao chất lượng dạy học TPVC ở trường CĐSP đồng thời tạo tính
khả thi cho việc dạy học TPVC bằng phương pháp dạy học đọc hiểu ở trường
THCS thông qua bài soạn thể nghiệm.

9. Bố cục luận văn.
Luận văn gồm ba phần:
A: Mở đầu
B: Nội dung:
Chương 1: Đọc hiểu và việc thực hiện phương pháp dạy học đọc
hiểu TPVC trong nhà trường.
Chương 2: Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của
Nam Cao cho SV Ngữ văn ở trường CĐSP.
Chương 3: Thể nghiệm dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao
theo định hướng của những biện pháp hướng dẫn đọc
hiểu cho HS THCS.
C: Kết luận

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-12-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao


GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
ĐỌC HIỂU VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHƢƠNG PHÁP
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TPVC TRONG NHÀ TRƢỜNG
1.1 . Vị trí, tầm quan trọng, một số quan niệm và bản chất của vấn
đề đọc hiểu.
1.1.1 Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động đọc hiểu.
1.1.1.1 Đọc là một hoạt động quan trọng là cách thức để nhờ đó con
ngƣời có nhiều kỹ năng giao tiếp và tiếp thu tri thức nhân loại.
Xã hội loài người được tồn tại và phát triển thông qua quá trình giao
tiếp. Con người có nhiều cách thức để giao tiếp với nhau, đọc là cách thức để
giao tiếp phổ biến, rộng rãi và rất hiệu quả. Thông qua việc đọc, ta có thể suy
ngẫm, chắt lọc những tri thức tinh hoa của nhân loại, làm giàu vốn sống và sự
hiểu biết của mình để từ đó phát triển trí tuệ, nhân cách. Đọc là hoạt động
ln giữ vai trị quan trọng trong mỗi thời đại. Trong thời đại khoa học công
nghệ hiện đại và phát triển, việc bồi dưỡng năng lực đọc cho HS là một trong
những yêu cầu hữu ích để nắm chìa khóa vàng mở rộng chân trời hiểu biết.
Trong việc tiếp nhận TPVC thì đọc chính là phương pháp đặc biệt để
mở rộng cánh cửa bước vào chiếm lĩnh tác phẩm. Thông qua hoạt động đọc,
HS phát triển được sự cảm thụ sâu sắc, làm phong phú vốn từ vựng và bồi đắp
thế giới tâm hồn, năng lực tư duy cộng với những rung động thẩm mỹ. “Con
đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc. Đọc phải
là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về văn học.
Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ kết
dệt nên hình tượng của tác phẩm, nhưng trước mắt bạn đọc vẫn chỉ là những
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội


-13-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

ký hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà
văn định gửi gắm. Âm vang của lời đọc kích thích q trình tri giác, tưởng
tượng và tái hiện hình ảnh. Cảm xúc bắt đầu từ đọc và được duy trì phát triển
trong quá trình đọc”. [56, 146]
Trong phương pháp dạy học văn, đọc là một hoạt động mang tính thẩm
mỹ đặc thù được sinh ra do chính đặc trưng của bộ môn mà đối tượng chiếm
lĩnh của hoạt động đọc chính là TPVC - một đối tượng đặc thù. TPVC khơng
chỉ phản ánh mà cịn biểu hiện, khơng chỉ có ý nghĩa hiển ngơn mà cịn ẩn
giấu nhiều hàm ngôn, mang ý nghĩa tiềm văn bản. Chiếm lĩnh TPVC không
chỉ là chiếm lĩnh phần nghĩa mà quan trọng hơn là phải chiếm lĩnh phần ý
trong cấu trúc tác phẩm. Vậy, địi hỏi người đọc phải có giác quan cao cấp và
năng lực đặc thù. Năng lực đọc văn là một trong những năng lực tư duy thẩm
mỹ của con người nên phát triển năng lực đọc văn là một nhiệm vụ sư phạm
có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tư duy của con người.
1.1.1.2 Đọc hiểu TPVC là làm sống dậy những ý nghĩa ẩn chìm sau vỏ
ngơn ngữ, đồng thời đánh thức khả năng đồng sáng tạo của
bạn đọc - HS.
Đọc hiểu là đọc một cách có ý thức, kết quả của q trình đọc hiểu là
khả năng thông hiểu các loại thông tin thẩm mỹ trong TPVC. HS cần hiểu
nghĩa của từ, câu, đoạn, rồi cả bài, tức là hiểu toàn bộ những gì được đọc. Đọc

khơng chỉ là để giải mã ngữ âm mà cịn là để dẫn đến thơng hiểu được tác
phẩm. Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng thì: “Dạy đọc hiểu là dạy HS cách
đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát, trọn vẹn văn
bản. Khi đọc lý trí, tình cảm và sức tưởng tượng được vận dụng đồng thời.
Điều đó cần được thực hiện thường xuyên theo một hệ thống giữa đọc và
phân tích, đánh giá, luyện tập. Nhờ vậy, người đọc càng hiểu sâu hơn mối
quan hệ giữa nội dung, âm thanh, nhịp điệu đã làm sản sinh ý nghĩa tính đa
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-14-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

dạng nghệ thuật, những ấn tượng và sự bình luận tồn tại giữa các từ và các
câu. Mối quan hệ qua lại giữa việc đọc nắm vững ý nghĩa và thể hiện ý nghĩa
đó là đặc trưng của quá trình đọc văn học [44].
Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tiếp
xúc với tác phẩm văn học là bạn đọc - HS được giao tiếp với thế giới khách
quan đó bằng một kênh giao tiếp đặc biệt thơng qua việc đọc tác phẩm. Hoạt
động đọc đã làm sống dậy thế giới khách quan bên ngoài, nơi các nhà văn,
nhà thơ ký thác qua hệ thống ngôn ngữ làm cho những tín hiệu ngơn ngữ đó
trở nên sinh động, có hồn, có cảm xúc, hình ảnh, âm thanh,... Như vậy, thơng
qua hoạt động đọc người đọc đã góp phần tái tạo lại thế giới khách quan được

phản ảnh trong tác phẩm, biến những câu chữ khô khan thành những hình
ảnh, những biểu tượng sinh động. Khơng có người đọc thì những tín hiệu
ngơn ngữ đó vẫn mãi nằm im bất động, khơng có được vẻ đẹp lấp lánh, kỳ
diệu như khi được người đọc đánh thức khơi dậy.
Đồng thời, khi đọc tác phẩm người đọc đã suy ngẫm, trăn trở và sống
cùng tác phẩm. Khi nào người đọc huy động tất cả vốn sống, vốn kinh
nghiệm, vốn hiểu biết và những tri thức có liên quan đến tác phẩm, tác giả
mình đang nghiên cứu, tìm hiểu thì người đọc mới có thể hiểu được ý đồ nghệ
thuật của tác giả, nắm được nội dung chính của tác phẩm, lúc đó q trình đọc
hiểu mới thực sự diễn ra.
Người đọc trong q trình đọc hiểu có khi lại phát hiện được ra những ý
nghĩa mới, khía cạnh mới mà nhiều khi tác giả lại khơng ngờ nó sẽ đến trong
tác phẩm của mình. Khi đã đọc hiểu tác phẩm được như vậy, tức là người đọc
đã thực hiện quá trình đồng sáng tạo với tác giả đem đến cho tác phẩm những
tầng sâu ý nghĩa. Hoạt động đọc làm sống dậy thế giới khách quan được phản
ánh trong tác phẩm, hiểu được những ý nghĩa ẩn chìm trong tác phẩm là cả
một quá trình hoạt động, lao động nghiêm túc, miệt mài của bạn đọc - HS.
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-15-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng


Bởi “từ đọc đến hiểu là cả một quá trình phát triển nhận thức” [33, 26]. Tham
gia tích cực vào q trình đọc hiểu tức là HS đã và đang bước vào quá trình
đồng sáng tạo với tác giả. Mỗi bạn đọc - HS bằng vốn tri thức, vốn sống, vốn
văn hóa... riêng của mình có thể bổ sung thêm cách hiểu để cho tác phẩm trở
nên hoàn chỉnh, toàn vẹn hơn, để cho khoảng cách giữa tác giả và bạn đọc
được khắc phục dần.
Như vậy, đọc TPVC là bước khởi đầu để người đọc đi vào thế giới tinh
thần của tác phẩm và khi thâm nhập vào thế giới ấy thì mới có sự hiểu văn,
đồng cảm sâu xa và mở ra những trường liên tưởng mới đối với TPVC. Đọc
hiểu đã đánh thức khả năng tìm tịi, sáng tạo của mỗi người đọc để hiểu được
sâu sắc hơn chân giá trị của mỗi tác phẩm.
1.1.1.3 Đọc hiểu TPVC là cơ sở là tiền đề để học văn.
Hướng dẫn rèn luyện HS - SV các kỹ năng đọc - hiểu văn bản đặc biệt là
văn bản văn chương, một loại văn bản có những đặc điểm riêng, khó nắm bắt là
một trong những mục tiêu cơ bản của việc dạy môn văn trong nhà trường. Dạy
văn là dạy cách đọc tác phẩm văn học. “Dạy đọc văn là cung cấp cho người
tiếp nhận cách đọc để có quan điểm, thái độ và kỹ năng đọc những sáng tạo
ngôn ngữ theo quan điểm thẩm mỹ đời sống nhất định” [42, 89], “để HS qua
nhà trường sẽ biết đọc văn một cách có văn hố, có phương pháp, khơng suy
diễn tùy tiện, dung tục” [79, 5]. Tuy đây là một hoạt động có ý nghĩa thẩm mỹ
nhưng nó lại chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đặt vào vị trí xứng
đáng của nó. Việc vận dụng tri thức đọc hiểu vào dạy học trong nhà trường mới
được tiến hành thử nghiệm ở bậc tiểu học, còn ở bậc THCS, THPT mới chỉ
được thể hiện qua một số câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu của SGK Ngữ văn, việc
đọc hiểu chưa được sự quan tâm thích đáng.

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội


-16-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Người đọc tiếp xúc với tác phẩm, nhận thức, tư duy về nó bằng tất cả trí
tuệ, tâm hồn say mê để cảm nhận và hiểu tác phẩm được sâu sắc hơn, để thực
hiện quá trình hoạt động “chuyển vào trong” thành tri thức của mình.
Hoạt động đọc hiểu khơng chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với người
học mà cả đối với người dạy văn. Đọc hiểu văn bằng một thái độ say sưa,
bằng sự tiếp nhận tích cực, bằng thái độ văn hóa và đọc có khoa học sẽ xóa bỏ
mọi ngăn cách, lấp dần mọi khoảng trống giữa người đọc và tác phẩm, giữa
HS và GV, tạo nên một mối quan hệ gắn bó mật thiết, đa chiều giữa GV, HS
và tác phẩm. GV không phải là người chủ động “rót” kiến thức vào tai HS và
HS cũng khơng phải là người thụ động “tai nghe tay chép” mà giờ đây GV
được ví như “nhạc trưởng điều khiển mọi nhạc cơng sử dụng hài hịa nhạc cụ
của mình. Nhạc trưởng khơng biến thành nhạc cơng, HS khơng phải là bình
chứa mà là những ngọn lửa. GV là người thắp sáng lên những ngọn lửa” [56,
66]. Thầy sẽ dạy bằng tất cả trách nhiệm và lịng say mê của mình. Trị sẽ học
văn bằng sự đọc, cảm và hiểu của mình.
Như vậy, học văn phải dựa trên cơ sở, nền tảng đọc hiểu TPVC. Học
văn là “học cách đọc, phép đọc để tự mình biết đọc” [83, 5] và “đã đến lúc
phải chuyển việc giảng văn trong nhà trường thành việc dạy đọc, dạy cách
đọc để học trò tự đọc lấy, thì việc học văn mới thực sự có kết quả” [80, 8].
Vấn đề dạy học đọc hiểu trở thành một phương pháp chính trong dạy
học thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang

phát triển. N.I. Kuđriasep khẳng định: “Thiếu người đọc thì hoạt động văn
chương chẳng khác gì một tiếng kêu vơ vọng vang lên giữa cánh đồng và mọc
đầy cỏ dại”. Như vậy, đọc ở đây được xem là chìa khố thâm nhập vào tác
phẩm. Thông qua hoạt động đọc, người đọc trở nên người đồng sáng tạo. Ở
Việt Nam, vấn đề đọc, dạy cách đọc hiểu đã và đang được chú ý trong chương
trình GD.
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-17-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Như vậy, đọc có tầm quan trọng trong hệ thống các hoạt động nhằm
khám phá chiều sâu văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng.
1.1.2. Quan niệm về đọc hiểu TPVC.
1.1.2.1. Một số quan niệm về đọc hiểu TPVC.
Viện sĩ M.R. Lơvốp định nghĩa: “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là
quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thơng hiểu nó
(ứng với giai đoạn đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức
chữ viết thành các đơn vị nghĩa khơng có âm thanh (ứng với đọc thầm)” [66].
“Đọc tức là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để
cho người nghe hiểu được những điều tác giả đã nói qua chữ viết” [95, 78].
Theo quan niệm này, đọc là khôi phục, trả lại âm thanh cho những

thơng tin được vật chất hóa bằng ký hiệu văn tự, đọc được hiểu là giải mã văn
tự ghi âm nếu viết được coi là mã hoá.
Gần đây, quan niệm về đọc đã có sự thay đổi, đọc cịn được xem là quá
trình tiếp thu văn bản một cách chủ động của người đọc lựa chọn - đánh giá phản hồi. Người đọc phải hiểu được nội dung, tư tưởng, kiến thức... trong văn
bản đọc.
Đọc hiểu là đọc có ý thức, hiệu quả của việc đọc hiểu là khả năng thông
hiểu nội dung văn bản đọc. Kết quả việc đọc hiểu là hiểu được nghĩa của từ,
cụm từ, câu, đoạn và cả bài văn tức là toàn bộ những gì đọc được.
Đọc TPVC chính là tiếp xúc với đối tượng thẩm mỹ đặc thù, một sản
phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Hình tượng văn học là hình ảnh của cuộc
sống nhưng không phải bản thân cuộc sống trực tiếp mà là kết quả hư cấu,
sáng tạo của nhà văn. Đọc là thao tác hàng đầu, là lao động tất yếu để tìm hiểu
tác phẩm. Đọc khơng chỉ diễn ra một lần mà cả một quá trình đi từ đọc ngơn
ngữ chuyển sang đọc văn để có thể cảm, hiểu tác phẩm.
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-18-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc là hoạt động chuyển đổi tác
phẩm nghệ thuật thành một vũ trụ tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ trong tư duy
hình tượng cho riêng mình. Có thể nói, đọc văn thực sự là một khoa học và

nghệ thuật của tư duy ngôn ngữ liên tục được sáng tác trong mỗi văn bản
nghệ thuật” [42, 89], “Đọc văn là đọc ra sự nhân bản, đọc ra những con người
trong một con người trong cộng đồng xã hội thẩm mỹ của nó”. [42, 69]. Đọc
hiểu TPVC là q trình người đọc dần dần phát hiện ra các tầng lớp ý nghĩa
do kết cấu, tổ chức nghệ thuật đem lại, cụ thể do lớp ngôn từ tạo nên. Hiểu
được ý tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, hiểu ý nghĩa, giá trị riêng
của tác phẩm từ đó thấy được ý đồ sáng tạo của nhà văn. “Đọc văn là một
hoạt động phân tích, tổng hợp phức tạp. Thơng qua hoạt động đó, nội dung ý
nghĩa chứa đựng trong từ và câu được thể hiện trong hình tượng ngơn ngữ”
[40, 120] và “thực chất của hành động giao tiếp văn học là sự gặp gỡ tiếp xúc
giữa người đọc và hình tượng văn học” [40, 119].
GS. Trần Thanh Đạm phát biểu ý kiến về vấn đề này trong báo cáo khoa
học tại hội nghị giảng văn khoa văn ĐHSP Hà Nội I năm 1971: “Đọc văn
cũng là một quá trình tâm lý rất cao, rất sâu chứ khơng phải là một kỹ năng sơ
đẳng”. Tác giả còn chỉ ra những nhận thức ấu trĩ về đọc để phân biệt đọc văn
với đọc như là một kỹ năng sơ đẳng. Tác giả viết: “Đọc chữ thì chỉ cần thốt
nạn mù chữ là có thể đọc được, cịn đọc văn thì nhiều người đã học xong đại
học rồi mà vẫn đọc chưa nên. Khoảng cách giữa đọc chữ và đọc văn cũng
cách xa nhau như khoảng cách viết chữ với viết văn vậy. Nhiều người biết
viết chữ nhưng đã dễ mấy người biết viết văn”.
Ngồi ra tác giả cịn có những ý kiến khái quát cao hơn về việc đọc văn.
-

“Đọc văn là tất yếu trong giảng văn, đó là con đường tất yếu đưa
HS tới quá trình cảm, hiểu và yêu mến văn học” [17].

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội


-19-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

-

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

“Bản chất của đọc văn trong giảng văn là một quá trình hoạt động
nhận thức và tư duy. Đồng thời, đọc văn còn là một hoạt động
ngôn ngữ đặc biệt. Đọc văn đưa HS đến với hoạt động nhận thức
thẩm mỹ, cảm thụ cái đẹp, chứng kiến kiểm nghiệm tác phẩm. Đọc
văn là phương pháp phân tích, giảng dạy tác phẩm. Đọc là phân
tích bằng giọng, giảng là phân tích bằng lời.” [17].

-

“Đọc văn trong giảng văn là đọc diễn cảm, phải có kỹ thuật. Cái
gốc của kỹ thuật là độ hiểu biết tác phẩm. Mỗi tác phẩm cụ thể có
một cách đọc riêng tùy thuộc và hoạt động ngôn ngữ của tác phẩm.
Đọc văn còn tùy thuộc vào loại thể văn học, tức là tùy thuộc vào
kết cấu hình tượng tác phẩm. Trong các loại thể văn học thơ là thể
loại đòi hỏi nhiều nhất phải đọc lên và đọc diễn cảm... đọc đi đọc
lại nhiều lần, đọc đến thuộc khiến lời thơ thấm vào lịng, in vào dạ,
biến thành lời nói của chính người đọc khiến người ấy nhìn đời
bằng con mắt và tấm lòng của người thi sĩ”. [17].


Quan niệm trên của GS. Trần Thanh Đạm là những gợi ý chỉ dẫn cho
việc đọc và giảng dạy tác phẩm văn học sát với đặc trưng văn học.
Theo GS. Phan Trọng Luận thì: “Đọc có nghĩa là đọc cho sáng rõ từng
nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng nhà văn định gửi gắm cho người nghe,
người đọc...”. “Đọc diễn cảm được sử dụng một cách linh hoạt không phải chỉ
với tư cách một biện pháp khêu gợi tưởng tượng của độc giả mà cịn là một
phương pháp phân tích. Đọc để nắm bắt giọng điệu cảm xúc của tác giả, âm
điệu chủ yếu trong tác phẩm. Đọc để hoà nhập vào thế giới cảm xúc, phát hiện
ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đọc để nhìn ra thế giới cuộc sống trong tác phẩm.
Đọc để tiếng nói nội tâm người đọc hịa vào tiếng nói nội tâm của tác giả [55].
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “Đọc tác phẩm là hoạt
động đặc thù của nhận thức văn học nhằm tạo nên sự hoà đồng giữa tác giả và
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-20-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

bạn đọc làm cho khoảng cách giữa tác phẩm và bạn đọc, giữa tác giả và HS
được rút ngắn lại. Đọc tác phẩm là biến chữ viết thành lời nói sinh động, biến
dịng chữ vơ tình thành dịng chữ hữu tình từ đó giúp HS đi sâu vào thế giới
hình tượng, thế giới cảm xúc làm cho chúng hiện lên trong tâm tưởng HS làm
các em có cảm giác được với sự vật, hình ảnh, con người...” [49].

TS. Nguyễn Trọng Hồn thì cho rằng: “Đọc là phương pháp tiếp nhận
nghệ thuật ngôn từ qua đó người đọc biểu hiện nhu cầu giao cảm hưởng thụ
văn hoá và phát triển nhân cách đồng thời bộc lộ chính mình. Đọc hiểu văn
bản là hoạt động có tính chất đầu mối của một quy trình” [33]. Ngồi ra, tác
giả còn quan niệm: “Đọc hiểu là đọc lời văn để hiểu nội dung” (nội dung sự
kiện, nội dung hình tượng, nội dung quan niệm).
Gần đây, trên báo văn nghệ số 31 ra ngày 2/8/2003 GS.TS. Trần Đình
Sử quan niệm về vấn đề đọc hiểu: “Đọc là hoạt động cơ bản của con người để
chiếm lĩnh văn hóa. Đọc văn là để cảm, để sống để thưởng thức, để dùng, để
tự phát triển bản thân... đọc là tìm ra ý nghĩa cho một thông điệp được tổ chức
bằng một hệ thống tín hiệu...”.
GS. Lê Trí Viễn rất chú trọng hoạt động đọc văn bởi qua bao nhiêu năm
nghiên cứu và giảng dạy văn học đã giúp giáo sư nhận ra rằng: “Cách đọc đã
giúp tơi rất nhiều, có khi có ý nghĩa quyết định”. Theo ơng: “Q trình đọc và
q trình thâm nhập tỉ lệ xi chiều. Ban đầu có thể mới là đọc ngơn ngữ,
chưa phải đọc văn học nhưng rồi sẽ chuyển nhanh sang đọc văn học và càng
hiểu càng đọc tốt, càng đọc tốt càng hiểu thêm”. Cho nên: “Mọi bước đi trong
bài giảng đã được sẵn sàng trong giáo án, thực hiện giáo án ấy cần nhiều cơng
phu phải có giọng đọc diễn cảm tốt” [102, 10].
ThS. Trần Đình Chung cho rằng: “Đọc hiểu văn bản là hoạt động đọc một
cách nghiêm túc, có nghiền ngẫm, cảm xúc tưởng tượng và liên tưởng” [14, 25].

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-21-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương



Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Từ các quan niệm trên, ta thấy các tác giả đều thống nhất với nhau ở
một điểm đọc văn là để hiểu văn. GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng đã kết luận:
“Đọc theo phương thức nào một TPVC vẫn phải đi đến cùng một mục đích
chung là hiểu văn” [42, 89].
Theo chúng tôi, đọc để hiểu, cảm nhận và làm sống dậy âm vang tiếng
nói mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Hay nói cách khác, đọc để hiểu đề tài,
chủ đề, nội dung, tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, nhân sinh của mỗi nhà văn.
Như vậy, nói một cách khái quát hiểu là nắm vững, biết kỹ, làm tốt và
vận dụng được. Hiểu một TPVC: hiểu từ, câu, đoạn, đề tài, chủ đề, kết cấu,...
của tác phẩm, lặn sâu vào bí ẩn của đời sống trong tác phẩm để tìm ra chiều
sâu TPVC, tiềm năng sáng tạo và sức sống của tác phẩm để đồng cảm với tư
tưởng của nhà văn gửi gắm vào tác phẩm. Qua đó, người đọc bộc lộ chính
mình và thấy được những vấn đề nhân sinh nào đó trong cuộc sống. Vậy đọc
không chỉ thấy nghĩa tường minh ( các thơng tin được biểu hiện bằng các từ
ngữ có mặt trong văn bản và bằng các cấu trúc ngữ pháp của cụm từ, câu,
đoạn, văn bản, các thông tin này được biểu hiện trên bề mặt của câu chữ) mà
cịn phải nhận ra nghĩa hàm ẩn (các thơng tin được suy ra từ thơng tin tường
minh và từ hồn cảnh giao tiếp cụ thể của văn bản). Muốn hiểu được thông tin
hàm ẩn người đọc phải tiến hành phân tích, suy lý dựa trên các yếu tố ngơn
ngữ hiện diện trong văn bản và hoàn cảnh giao tiếp để rút ra thơng tin hàm ẩn
sau đó thấy được vị trí của tác phẩm trong thời đại lịch sử văn hoá, đời sống
và truyền thống nghệ thuật. GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Hiểu là
đồng cảm và nắm được những gì nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới người
tiếp nhận bằng nhiệt tình và năng lực thuyết phục của phương thức trình bày
nghệ thuật hấp dẫn, mới lạ, có giá trị nâng cao sự cảm thụ hình thức thẩm mỹ

của ngôn ngữ tác phẩm” [42, 89].

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-22-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Theo chúng tôi, hiểu phải nhận thức, đánh giá và thưởng thức. Hiểu một
TPVC không chỉ dừng lại ở quan sát, nắm bắt cái bề ngoài, dùng năng lực
quan sát: mắt, tai... mà là tri thức và tâm tư, tình cảm. Vì thế, muốn hiểu được
một TPVC người đọc phải được trang bị tri thức nhiều loại.
1.1.2.2. Những tri thức đọc hiểu.
Để đọc bất kỳ văn bản nào địi hỏi người đọc phải có những tri thức
nhất định. Đọc TPVC lại càng cần những tri thức khơng chỉ trong chun
ngành mà cịn sự tích hợp tri thức của các chuyên ngành khác. Bởi vì, đối
tượng mà người đọc chiếm lĩnh là TPVC - một đối tượng thẩm mỹ mang tính
đặc thù, một loại văn bản khó. Khi đọc một tác phẩm, người đọc phải tri giác
ngôn ngữ để nắm vững nội dung, hiểu cảm thơng, sẻ chia được những gì nhà
văn muốn gửi gắm qua hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Phải
tìm ra được phương thức trình bày nghệ thuật độc đáo để hiểu chiều sâu nghệ
thuật của tác phẩm, hiểu tư duy văn học của tác giả... Chúng tôi nêu ra những
tri thức cần thiết, quan trọng để hiểu TPVC.

- Tri thức về văn hoá đời sống, xã hội: Muốn đọc hiểu trọn vẹn tác
phẩm không chỉ đọc đơn thuần những câu chữ trong văn bản mà đọc
phải áp dụng soi rọi trong môi trường sống, xã hội đang sống và thời
đại văn hóa ấy lúc đó người đọc mới thực sự hiểu tác phẩm sâu sắc
hơn. Đọc tác phẩm chủ thể đọc tiếp xúc trực tiếp với một xã hội,
một thời đại trong tác phẩm. Những tri thức văn hố: sự hiểu biết về
lịch sử, dân tộc, chính trị, tôn giáo, phong tục tập quán, triết học,
thái độ của con người đối với di sản văn hoá, hiểu biết về lễ hội... đi
vào trong tác phẩm cụ thể lại là những cái riêng, tri thức đó ln
ln cần thiết.
- Tri thức về ngơn ngữ văn học: Ngơn ngữ chính là cơng cụ của tư
duy, nó gắn bó mật thiết với quá trình nhận thức và tư duy của con
Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-23-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương


Biện pháp hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao

GVHD: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

người. Học tiếng việt - tri thức ngôn ngữ nhằm mục tiêu rèn luyện
và nâng cao năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ. Trong văn nói hay
văn viết đều dùng ngơn ngữ. Xét trên bình diện thể chất thì thể chất
của ngơn ngữ là âm thanh, giao tiếp bằng lời nói là giao tiếp bằng
ngơn ngữ được mã hố thành các tín hiệu âm thanh. Ngay cả khi

người ta đọc hay viết thì người người ta vẫn giao tiếp bằng các ký
hiệu âm thanh, chữ viết chẳng qua chỉ là một loại ký hiệu để thay
thế cho âm thanh mà thơi, nó được tổ chức thống nhất với sự tổ
chức của ký hiệu âm thanh. Đọc hay nói đều phát âm thành lời
nhưng giữa đọc và nói cách xa nhau một tầm văn hố. Người mù
chữ có thể nói mà khơng thể đọc. Đọc gắn liền với biết chữ và chỉ
có biết chữ trong bối cảnh văn hoá nhà trường mới làm thay đổi tập
hợp những thao tác ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy, khi đọc văn bản
nói chung và văn bản văn chương nói riêng người đọc phải chuyển
tồn bộ chữ viết trên văn bản thành mã âm thanh. Qua đó, ta thấy tri
thức ngôn ngữ rất quan trọng trong việc đọc hiểu TPVC. Tuy nhiên,
tri thức về ngôn ngữ không phải là tất cả để hiểu văn mà còn phải có
tri thức về văn mới có thể đọc văn và hiểu văn. GS.TS. Nguyễn
Thanh Hùng viết: “Đọc văn chương là phải lao tâm khổ tứ để khắc
phục cách cảm thụ ngây thơ, đơn hướng về nội dung, ý nghĩa của
ngôn ngữ, thông tin sự vật được xem là sự thật cuối cùng. Muốn sửa
chữa điều ngộ nhận ấy đọc văn phải cố gắng làm chủ “ngôn ngữ
nghệ thuật” đây là một loại lao động rèn luyện trí tuệ thật khó khăn
để đọc văn đạt tới chân lý nghệ thuật. Có thể biết chữ chưa phải là
điều kiện đầy đủ để đọc văn, phải có tri thức nền tảng về văn mới có
thể đọc văn và hiểu văn, điều này phụ thuộc vào trình độ của người
tiếp nhận trong quá trình đọc tác phẩm” [42, 70]

Luận văn thạc sĩ

ĐHSP Hà Nội

-24-

Lâm Trần Sơn Ngọc Thiên Chương



×