MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII đã nhấn mạnh đến việc “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…”.
Trong “Luật giáo dục” được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chương I “Những quy định
chung” đã nhấn mạnh tới yêu cầu và đổi mới phương pháp giáo dục là
“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học
sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Thời đại bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật như hiện nay yêu cầu
con người có năng lực, trình độ nhận thức phải có tầm khái quát toàn diện
và sâu sắc. Cùng với các môn khoa học khác, môn văn có một vị trí và vai
trò quan trọng trong hệ thống giáo dục.
Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy văn học
phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, vừa mang bản
chất xã hội, vưà là một hiện tượng thẩm mỹ, hiện tượng nghệ thuật.
Loại thể văn học là một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn
học, có liên quan khăng khít đến nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn
tại dưới hình thức một loại thể nhất định, đòi hỏi một phương pháp, một
cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nó. Vì vậy, vấn đề loại thể văn
học trong thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đặt ra không những như
một vấn đề tri thức mà chủ yếu còn là vấn đề về phương pháp.
Nói đến vấn đề loại thể trong văn học là nói đến tính chính thể trong
một tác phẩm với sự thống nhất của một nội dung nhất định trong một hình
thức nhất định. Việc tìm hiểu đặc trưng loại thể văn học càng trở nên quan
trọng hơn bao giê hết. Đó là chìa khoá để khám phá những giá trị đích thực
của từng tác phẩm, cùng với sự vận động và phát triển của nền văn học.
Muốn nghiên cứu, giảng dạy thành công một tác phẩm văn chương
thì vấn đề loại thể cần quan tâm hàng đầu. Vì nói đến loại thể là nói đến
tính chính thể trong một tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm văn học đều
chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình
văn học nhất định. Điều đó nhất thiết đòi hỏi phải có phương pháp và biện
pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả.
Trong thực tiễn sư phạm chỉ ra rằng việc dạy học văn ở nhà trường
Việt Nam chóng ta hiện nay đã bộc lé không Ýt những hạn chế về nhiều
mặt. Dạy và học văn đã không theo kịp công tác nghiên cứu và cũng vì thế
mà không đảm nhận tốt nhiệm vụ của nó. Thực trạng các giê dạy văn hiện
nay còn đơn điệu, tẻ nhạt, khiến học sinh không hứng thó học văn dẫn đến
chất lượng các giê học văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học thực
sự có giá trị chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng những người yêu
văn chương.
Mét trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng trên là
khi phân tích tác phẩm văn học chúng ta không xác định đúng “chất của
loại” trong thể. Xa rời bản chất loại thể tác phẩm, thực chất là xa rời tác
phẩm cả về “linh hồn” lẫn “thể xác”. Vì vậy, khi khai thác tác phẩm văn
học không những không làm cho tác phẩm trở nên sống động, giàu sức gợi
mà trái lại làm cho tác phẩm khô khan, tác phẩm chết cứng. Bên cạnh đó,
bệnh công thức, dập khuôn máy móc, bệnh xã hội dung tục cũng đều sinh
ra từ đó. Ngay cả giáo trình phương pháp dạy học văn cũng chưa đi vào đặc
trưng loại thể tác phẩm, điều đó dẫn tới hiện tượng cứ thấy truyện là dạy
theo tự sự, thấy thơ dạy theo hướng trữ tình. Quan điểm dạy học văn máy
móc và thiếu khoa học như vậy đã làm giảm đi cái hay vốn có của đặc
trưng bộ môn, của từng tác phẩm.
Tác gia Nam Cao trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong nhà
trường phổ thông. Ông là một nhà văn lớn. Các tác phẩm của Nam Cao đã
thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một phong cách nghệ thuật đa
dạng, phong phú. Nếu “Đời thừa”, “Lão Hạc” là một trong những đại diện
xuất sắc cho phong cách nghệ thuật Nam Cao theo kiểu kết cấu mới với
kiểu diễn biến tâm lý và một giọng điệu trữ tình khác biệt thì “Chí Phèo”,
“Sống mòn” là hiện thân khác cho một tài năng phong cách theo lối điển
hình hoá đầy kịch tính.
Với tác phẩm “Chí Phèo” trong chương trình THPT, đây là một
truyện ngắn rất hay, rất đặc sắc về đề tài người nông dân của Nam Cao.
Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm có cùng đề tài như: Tắt đèn (Ngô Tất
Tố), Lão Hạc của (Nam Cao)…. Nhưng khi giảng dạy, phần lớn giáo viên
chỉ đi sâu khai thác, khám phá giá trị hiện thực chung nhất mà chưa chú ý
đến chiều sâu kịch tính hiện thực của tác phẩm, chưa khai thác được chiều
sâu tư tưởng tác phẩm, giá trị nghệ thuật rất riêng của truyện.
Yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay là phải xác định đúng “chất của
loại” trong thể khi phân tích tác phẩm văn chương. Bởi “Giảng dạy tác
phẩm văn chương theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc
giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội
dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng
thời bảo đảm hiệu quả giáo dục cao nhất” (23/44).
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Hướng dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao ở nhà trường
THPT theo đặc trưng loại thể”. Hy vọng rằng từ việc ứng dụng lý luận hiện
đại trong thực tiễn giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đạt kết quả
tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường phổ thông. Mong muốn của chúng tôi muốn tìm ra phương
pháp, biện pháp dạy học thích hợp trong “Chí Phèo” nói riêng, từ đó áp dụng
vào dạy học các thể loại truyện ngắn khác trong nhà trường phổ thông.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Sự nghiệp văn học của Nam Cao vô cùng phong phú, là một di sản
có giá trị và có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Tính độc đáo của tư tưởng và
phong cách Nam Cao đã được giới nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn
học và đông đảo bạn đọc khám phá, khẳng định từ lâu. Gần nửa thế kỷ qua,
đã có hơn 200 công trình lớn, nhỏ viết về Nam Cao và những sáng tác của
ông. Quả đúng như vậy, việc nghiên cứu về tác gia Nam Cao có thể khẳng
định rằng đã có cả một quá trình và có cả bề dày thời gian của nó. Chúng
tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu về tác gia Nam Cao và các
tác phẩm của ông có liên quan tới đề tài.
1. Các công trình nghiên cứu về Nam Cao:
Nam Cao cầm bót vẻn vẹn chỉ có 15 năm, mà giá trị văn chương của
Nam Cao ngày càng toả sáng ánh hào quang. Song cuộc đời, sự nghiệp văn
chương của Nam Cao trong suốt một thời gian dài không được giới nghiên
cứu, phê bình, bạn đọc kể đến. Trước cách mạng Tháng Tám ngoài lời tựa
cho tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” (NXB Đời Mới, H,1941) của Lê Văn
Trương thì hầu như trong những năm 1940 không có một bài nghiên cứu,
phê bình nào trực tiếp bàn về Nam Cao và các tác phẩm của ông.
Cách mạng Tháng Tám thành công cho tới nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu và các bài viết bàn về Nam Cao và các sáng tác của ông ở
nhiều góc độ.Có thể khẳng định rằng trong khoảng 5-> 6 thập kỷ qua, việc
nghiên cứu Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ. Giới nghiên
cứu phê bình hiện nay khi đọc lại Nam Cao đã không dừng lại ở những kết
luận có sẵn mà cố gắng khơi sâu vào những “địa tầng” mới của văn chương
Nam Cao. Vẫn trên cơ sở khẳng định con người và tài năng của Nam Cao
nhưng tất cả đã được nâng lên ở những chiều kích mới, với những phát
hiện sâu hơn, tâm đắc hơn về cuộc đời về nghệ thuật sáng tạo, về giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn, thể hiện trong những bài viết
hoặc ý kiến phát biểu ở các hội thảo của các nhà nghiên cứu: Hà Minh Đức,
Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Lê Đình Kị, Nguyễn Hoành Khung,
Nguyễn Văn Hạnh, Lê Huy Bắc, Văn Giá, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình
Sử, Trần Đăng Suyền…
Trong cuốn “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc” in năm 1961.
Hà Minh Đức đã chỉ ra nét độc đáo trong tác phẩm của ông và cho rằng:
Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiện nội tâm của nhân vật. Do đó
hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kết cấu theo lối tâm lý. Và
Phong Lê trong bài “Đặc trưng bót pháp hiện thực Nam Cao” cũng đã có
những nhận định sâu sắc: “Nói bót pháp Nam Cao là nói một bót pháp hiện
thực nghiêm ngặt. Một bót pháp chủ trương lách vào tận đáy sâu sự thật.
Lách vào từng ý nghĩ, từng suy tính cùng cực chi lý”. Còng trong bài viết
này tác giả Phong Lê chỉ ra bót pháp hiện thực Nam Cao qua các sáng tác:
“Đọc Nam Cao ta có dịp phanh phui so đi lặp lại đến tận đáy sâu sự thật, và
qua đó chiêm nghiệm sự đa dạng, đa thanh của cuộc đời. Bên cái sống là
cái chết. Bên cái chết thật có cái chết mòn. Bên cái chết đói có cái chết no.
Bên cái khùng điên có cái nhẫn nhục. Bên người lương thiện là kẻ lọc lõi.
Bên người bình thường có loại dị dạng. Bên cái thuận có cái nghịch. Bên
cái bi là cái hài. Bên sự tĩnh lặng là biết bao ồn náo”.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Nhà văn – tư tưởng và phong cách”
(NXB ĐHQG, H, 2001) đã chỉ ra vẻ đẹp tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm
của Nam Cao: Nam Cao là người hay quan tâm đến vấn đề nhân phẩm và
lương tâm. Trong hầu hết các tác phẩm của Nam Cao, một câu hỏi không
ngừng được vang lên: “Con người có được làm người, có bản lĩnh hồn cho
quỷ dữ hay không? Chính những lúc con người suy ngẫm nhớ thương thì
vấn đề này hiện lên rõ nét hơn bao giê hết”. Và trong bài “Nhớ Nam Cao
và những bài học của ông”, Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhận định sắc sảo:
“Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh
trọng đối với con người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người
bị lăng nhục chỉ vì bị đày đoạ vào cảnh nghèo đói cùng đường”.
Nguyễn Văn Hạnh với bài “Nam Cao và khát vọng một cuộc sống
lương thiện” nhận xét: “Với quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình, có thể
nói trong văn học ta nửa đầu thế kỷ XX, hơn bất kỳ một nhà văn nào khác,
Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề kiếp người, vấn đề thân phận con
người, vấn đề con người bị tha hoá, không được sống như bản tính của
mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của mình” (42/127). Ngoài
ra còn có nhiều bài viết của các tác giả: Vũ Dương Quý với bài “Những
nhân vật, những cuộc đời và nẻo đường đi tìm nhân cách”, Đinh Trí Dũng
với bài “Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam
Cao”, Trần Đăng Xuyền “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân
đạo chủ nghĩa lớn”… Cũng như những bài viết của Phong Lê, Hà Minh
Đức, Nguyễn Văn Hạnh… nói chung đều gặp nhau và thống nhất trong
việc khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo và một chủ nghĩa nhân đạo riêng
hết sức cao đẹp và vững chắc của nhà văn lớn Nam Cao.
Tính mới mẻ, hiện đại của ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao đã thu hót
rất nhiều giới nghiên cứu, phê bình và đã có nhiều bài viết đề cập khá sâu
sắc xung quanh vấn đề này của nhà văn Nam Cao: Bích Thu với bài: “Sức
sống của một sự nghiệp văn chương” in trong cuốn “Nam Cao tác gia và
tác phẩm” đã nhận xét: “Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn
ngữ đa âm, phức điệu hiện đại, dù được viết vào thời đại ông nhưng bây giê
đọc vẫn thấy mới… “Ngôn ngữ của tác phẩm Nam Cao là sự hoà âm phối
hợp của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như
thế” (98/32). Lại Nguyên Ân trong “Nam Cao và cuộc cách tân văn học
đầu thế kỷ XX” đã nhận định rằng: “Đóng góp vào việc xây dựng và phát
triển văn xuôi mới của Nam Cao bộc lé đặc biệt rõ trong ngôn ngữ văn
xuôi”. Nam Cao là một trong số không nhiều tác giả cùng thời có những tác
phẩm mà ngôn ngữ dường như không cũ đi so với thời gian, tức là có
những tác phẩm đạt đến mức cổ điển của văn xuôi tiếng Việt. Và Phong Lê
trong “Nam Cao – Văn và đời”, lời giới thiệu tuyển tập Nam Cao, NXB
văn học H, 1987 đã viết: “Cảnh ngộ nào – ngôn ngữ Êy. Tính cách nào –
lời lẽ Êy”.
Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của nhà văn cũng được khá
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý: Nhìn chung tất cả các ý
kiến nhận định đánh giá hầu như đều thống nhất với nhau ở quan điểm:
Truyện ngắn Nam Cao là truyện viết rất Ýt sự kiện, Ýt nhân vật và chủ yếu
là truyện xoay quanh cuộc sống đời thường, kết cấu truyện thường là kết
cấu tâm lý bỏ ngỏ, kết cấu vòng tròn. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài “Nhớ
Nam Cao và những bài học của ông”. “Chân dung văn học – 1990” in lại
trong “Nam Cao tác gia và tác phẩm” NXBGD – 1998 có nhận xét: “Một
trong những đặc sắc của ngòi bót Nam Cao là đã mạnh dạn đưa cái “hàng
ngày” vào văn học nghĩa là chẳng cần sự kiện gì quan trọng, chẳng cần gì
kịch tính lớn lao”. Tác giả cũng nhấn mạnh: viết được như thế thực là khó,
nếu như vẫn muốn trung thành với chủ nghĩa hiện thực. Trần Đăng Suyền
trong “Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”
cũng đã đưa ra ý kiến gần với quan điểm trên khi cho rằng: “Đối với Nam
Cao, cái quan trọng hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là
cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét cho tới cùng, cái quan
trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân
mà là con người trước sự kiện, biến cố”.
Xem xét ở một bình diện nữa trong phong cách và tài năng của Nam
Cao còng thu hót nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Đó chính là bình diện
sáng tạo đầy tài năng qua ngôn ngữ, giọng điệu trong các tác phẩm. Phong
Lê trong bài “Cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao”(Văn nghệ quân
đội số tháng 10 – 1987) nhận xét: “Có một ngôn ngữ tác giả mang chất
giọng riêng của Nam Cao, giàu suy nghiệm triết lý, có thể xem là âm chủ,
nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật.
Bích Thu trong bài “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” đã khẳng
định: “Có thể nói, nét độc đáo tạo nên phong cách Nam Cao là sự pha trộn
tài tình các giọng điệu trong mỗi tác phẩm của ông. Người đọc nhận ra trên
những trang viết của Nam Cao giọng khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng
cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ hoà lẫn trong giọng văn xuôi phàm
tục, giọng cay đắng chua chát xen lẫn hài hước, tự trào…”
Đặc biệt, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu, phê bình,
người thưởng thức tác phẩm mở ra hướng tìm hiểu, nghiên cứu Nam Cao ở
chiều sâu thế giới nghệ thuật, khám phá ở nhiều bình diện, nhiều góc độ:
Phạm Quang Long có bài nghiên cứu “Một đặc điểm của thi pháp truyện
Nam Cao” (Tạp chí VH sè 2 – 1994), in lại trong “Nam Cao về tác gia và
tác phẩm” NXBGD – H, 1998 đã viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật
của truyện ngắn Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống
các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức – lùa chọn gắn chặt
với những tình huống tâm lý và trên cơ sở miêu tả, lý giải mọi khía cạnh
phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lý của
con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không
phải dưới dạng triết lý trừu tượng mà những tư tưởng triết lý, những quan
niệm đạo đức, nhân sinh Êy được cảm nhận từ hệ thống hình tượng, từ
những rung động thẩm mỹ”. Đỗ Đức Hiểu với bài “Hai không gian trong
sống mòn” nhận định: “Sức năng động của sống mòn, chính là sự xung đột
giữa không gian xã hội (“xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và
không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát
vọng”. Cái xung đột mờ đục/sáng trong làm nên sức sống và giá trị lâu bền
của “Sống mòn".
Từ chiều sâu giá trị nghệ thuật, từ góc độ thi pháp truyện Nam Cao
đó, Trần Đăng Suyền với bài nghiên cứu: “Thời gian và không gian trong
thế giới nghệ thuật của Nam Cao” (Tạp chí văn học số 5, 1991) đã phát
hiện ra nhiều chiều kích, nhiều kiểu không gian, thời gian rất đặc trưng
trong sáng tác của Nam Cao. Ví như là không gian vùng nông thôn, không
gian nhà ở, không gian con đường, không gian cá nhân, không gian đời tư,
thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tâm trạng…
Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh: “Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử
dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và không gian trong quá trình sáng tạo
tác phẩm của mình. Từ không gian nhà ở, căn buồng, không gian nghệ
thuật của Nam Cao còn vươn tới các không gian khác kể cả không gian tâm
tưởng”. Hà Minh Đức có bài “Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác
phẩm của Nam Cao” (in trong Nam Cao đời văn và tác phẩm – NXBVH,
H, 1997) đã chỉ ra: “Điều đáng quý, đáng được trân trọng ghi nhận là đã có
sự thống nhất sâu xa ở Nam Cao giữa hoàn cảnh nhỏ, hẹp, với hoàn cảnh
rộng lớn. Nam Cao đã có thể nói về xã hội bằng những đơn vị nhỏ, lấy vi
mô để nói về cái vĩ mô”.(28/316).
Bên cạnh những bài nghiên cứu, tìm hiểu về Nam Cao và giá trị các
tác phẩm của ông, giới nghiên cứu, phê bình đã mở rộng tầm nhìn, phạm vi
nghiên cứu để khẳng định một cách khách quan, đúng đắn về tài năng của
người nghệ sĩ Nam Cao qua việc so sánh, đối chiếu những nét tương đồng
của Nam Cao với các nhà văn tên tuổi trên thế giới. Trần Ngọc Dung với
bài: “Gặp gỡ giữa M.Gorki và Nam Cao” (in trong cuốn: “Nghĩ tiếp về
Nam Cao – NXB Hội nhà văn, H, 1992) đã nhấn mạnh: “Đây là sự gặp gỡ
ngẫu nhiên giữa hai tư tưởng nghệ thuật lớn. Chúng ta có căn cứ để kết
luận như vậy: M.Gorki cũng như Nam Cao đều là hai nhà nhân đạo chủ
nghĩa lớn, đều chú ý đến những con người cùng khổ, bất hạnh, bị xã hội áp
bức, bóc lột, đày đoạ đến mức từ nhân tính đến nhân hình, đều phát hiện ở
những loại người “dưới đáy” của xã hội cũ, không chỉ có nỗi khổ về vật
chất, mà còn có nỗi đau đớn về tinh thần do bị xã hội khinh bỉ, lăng nhục”.
Đào Tuấn Ảnh cũng có bài “Tsêkhôp và Nam Cao – một sáng tác hiện thực
kiểu mới” (in trong “Nghĩ tiếp về Nam Cao” – NXB Hội Nhà văn, H,
1992) đã viết: Điều đầu tiên đập vào mắt độc giả khi đọc tác phẩm của
Tsêkhôp và Nam Cao là cả hai đều viết về những điều vặt vãnh của đời
sống hàng ngày. Và tác giả bài viết nhấn mạnh: “Dưới thần bót của hai nhà
văn, “bi kịch đời thường” đã nâng thành bi kịch của vĩnh cửu bởi họ bắt
những điều vặt vãnh nhất cũng phải nói lên tiếng nói của mình về ý nghĩa
cuộc sống con người. Chính điều này làm chúng ta không ngần ngại xếp
hai nhà văn này đứng ngang hàng với các nhà văn – nhà nhân đạo lớn của
mọi thời đại”.
Như vậy, qua việc trình bày tình hình nghiên cứu ở trên về tác gia
Nam Cao cũng như những giá trị qua các sáng tác của ông, chúng tôi có thể
đi đến kết luận rằng: Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tác
gia Nam Cao và các tác phẩm của ông ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau
mà thật sâu sắc như: về nội dung tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu,
thi pháp phong cách… Song những bài nghiên cứu, chuyên luận nghiên
cứu sâu về những nét riêng thi pháp truyện ngắn Nam Cao chưa có nhiều,
đặc biệt là mảng các truyện ngắn giàu chất hiện thực. Những năm gần đây,
có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao
song chưa có công trình nào trực tiếp bàn về hướng dạy truyện ngắn này.
Chính vì vậy, việc đưa ra hướng dạy học truyện ngắn hiện thực trong văn
học Việt Nam 1930-1945 nói chung và truyện ngắn hiện thực Nam Cao nói
riêng cần được quan tâm nghiên cứu để tìm ra hướng dạy học phù hợp đạt
hiệu quả. Luận văn của chúng tôi nghiên cứu về đề tài này trên cơ sở gợi
mở của những người đi trước.
2. Tình hình nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp dạy học
văn về tác phẩm của Nam Cao ở trường phổ thông.
Nam Cao xuất hiện trong chương trình phổ thông với tư cách là tác
gia, được khẳng định là một trong sè Ýt những gương mặt nổi bật của văn
xuôi hiện đại, là cây bót tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất không chỉ của trào lưu
văn học hiện thực trong giai đoạn phát triển cuối cùng (1940-1945) mà của
cả giai đoạn văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930-1945). Thời gian
sáng tác không dài, khối lượng tác phẩm để lại không nhiều nhưng chúng
đã thực sự trở thành “mẫu số vĩnh hằng” trong nền văn học dân téc. Nhiều
tác phẩm của Nam Cao đã đạt tới “mẫu mực”, “cổ điển” cho thể loại truyện
ngắn cũng như truyện dài. Do vậy, Nam Cao và các tác phẩm của ông luôn
là mối quan tâm trăn trở của nhiều giáo viên dạy văn và của học sinh, đặc
biệt là của các nhà nghiên cứu chuyên ngành phương pháp. Trong mấy
chục năm qua, nhất là khoảng mười năm trở lại đây đã có nhiều nhà
phương pháp với nhiều kinh nghiệm, nhiều thầy cô giáo đầy tâm huyết đã
mở ra nhiều hướng nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh cùng với những
tìm tòi phát hiện đầy mới mẻ nhằm tìm ra hướng dạy, phương pháp, biện
pháp dạy học những tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông
sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn ở
trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập: Bên cạnh các sách giáo
khoa, sách giáo viên và sách tham khảo cũng có một số cuốn sách tham
khảo và hướng dẫn của một số nhà phương pháp như: Cuốn “Nam Cao –
một đời văn” của Lê Tiến Dũng (Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.
HCM phát hành năm 2001); “Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà
trường” của Nguyễn Văn Tùng (NXBGD, H, 1997) “Nhà văn và tác phẩm
trong nhà trường – Nam Cao” Văn Giá tuyển chọn và biên soạn (NXBGD,
H, 1999); “Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể”
Nguyễn Viết Chữ (NXB ĐHSP 2002); … Có thể nói đây là những tài liệu
bổ Ých và thiết thực cho công việc giảng dạy và học tập về các tác phẩm
của Nam Cao trong nhà trường phổ thông.
Trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao đã có nhiều nhà phương
pháp đưa ra các cách tiếp cận và giảng dạy như: Giáo sư Phan Trọng Luận
trong cuốn “Văn học – xã hội – nhà trường” (NXB ĐHQG ‘HN – 1996) đề
ra hướng khai thác và giảng dạy truyện ngắn này theo quan điểm lịch sử
nhằm hướng đến cho học sinh những giá trị nhân văn cao cả và đúng đắn,
tránh khuynh hướng xã hội học dung tục trong dạy học văn ở nhà trường
hiện nay vẫn còn tồn tại. Nguyễn Thanh Hùng có bài “Sống với đôi mắt
mở” (Báo văn nghệ số 24 – 1992) và in trong cuốn “Đến với Nam Cao”
của nhiều tác giả. Tác giả bài viết đặt ra vấn đề: Dạy học tác phẩm “Đôi
mắt” của Nam Cao, người dạy cũng như người đọc phải phân tích, nhìn
nhận, khám phá và cảm nhận bằng cả “Đôi mắt” mở của chính mình mới
thấy hết được giá trị, hiểu được đầy đủ thiên truyện ngắn này.
Nghiên cứu, khám phá những tác phẩm của Nam Cao. PGS – TS
Nguyễn Thị Thanh Hương có bài “Những tác động thẩm mĩ tiềm tàng trong
tác phẩm của Nam Cao” đã đề cập tới những tác động thẩm mỹ rất quan
trọng trong các sáng tác của Nam Cao: “Cách thể hiện thực tiễn rất mới của
Nam Cao trước hết là do kết quả của sự nhận thức về xã hội, về điều kiện
sống của quần chúng nhân dân… Khả năng tác động tiếp theo còn thể hiện
ở chỗ ông đã giải quyết những vấn đề về số phận con người, quyền sống,
quyền làm người, khát vọng đời thường, quan điểm nghệ thuật sâu sắc…
Một khả năng tác động thẩm mỹ nữa là cách xây dựng nhân vật của ông.
Nhân vật của Nam Cao thật cụ thể, sinh động, đa dạng, có cá tính độc đáo
và rất “lạ”. Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là một ví dụ có
tính chất điển hình…”. Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn nhấn mạnh: “Dạy
tác phẩm của Nam Cao ở phổ thông là phải giúp học sinh lĩnh hội được giá
trị nhân văn, nhân bản, chủ nghĩa nhân đạo và những tác động giáo dục
thẩm mỹ trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhìn lại quá khứ, hiểu
hiện tại, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó còn có một số luận văn, khoá luận nghiên cứu về
phương pháp dạy học các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ
thông như: Châu Thị Kim Ngân với đề tài: “Nghiên cứu, tiếp thu và đi tới
một cách dạy thích hợp truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao trong chương
trình bậc THCS”; Đỗ Bích Liên với đề tài: “Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm
Chí Phèo và biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh líp 11”; Nguyễn
Văn Thắng với đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận
ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT”;
Trần Thị Thu Hà với đề tài khoá luận: “Vận dụng tri thức đọc hiểu để
hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường
THPT”…
3. Tình hình nghiên cứu về truyện ngắn “Chí Phèo”.
“Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao viết về đề tài
người nông dân. Tên tuổi của Nam Cao gắn liền với truyện ngắn “Chí
Phèo”. Tác phẩm này đã được giới nghiên cứu phê bình văn học và đông
đảo bạn đọc mấy thập kỷ qua, đánh giá là tác phẩm nổi bật nhất, không chỉ
đối với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao mà đối với cả trào lưu văn
học hiện thực 1930-1945 và được coi là một kiệt tác bất hủ của nền văn học
dân téc. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận xét rất xác đáng về giá trị
của tác phẩm. Là một kiệt tác bất hủ, đồng thời “Chí Phèo” còn là một tác
phẩm có vị trí văn học sử đặc biệt. Đây vừa là tác phẩm mở đường của nhà
văn lớn Nam Cao lại vừa được coi như là cột mốc đánh dấu bước phát triển
của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1945.
“Chí Phèo” là truyện ngắn có sức thu hót kỳ lạ đối với giới nghiên
cứu phê bình văn học và đông đảo bạn đọc. Tính đến nay, theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có tới hơn bốn mươi bài trực tiếp
viết về Chí Phèo và hàng trăm công trình, bài viết nghiên cứu về Nam Cao,
trong đó có nói đến Chí Phèo ở nhiều góc độ, phương diện, khía cạnh khác
nhau. Song có thể nói, chưa có công trình hay bài viết nào trực tiếp đề cập
đến hướng dạy truyện ngắn này theo đặc trưng thi pháp loại thể truyện
ngắn hiện thực nhiều kịch tính và sâu sắc.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chí Phèo được xem xét theo hai thời kỳ:
trước và sau cách mạng Tháng Tám 1945.
3.1. Trước Cách mạng Tháng Tám:
Mặc dù là một kiệt tác, Chí Phèo chỉ được một bài viết phê bình giới
thiệu của Lê Văn Trương trong lời “Tựa đôi lứa xứng đôi” (NXB Đời mới,
1941 - được in trong “Nam Cao tác gia và tác phẩm” NXBGD, H, 1998).
Tác giả bài viết tỏ ra thích thó với “Lối văn mới” của Nam Cao mà không
quan tâm đến ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Ông viết … “Giữa lúc người
ta đang đắm mình trong những truyện tình mơ mộng và hùa nhau “phục
sự” cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh bạo đi theo
lối riêng, nghĩa là ông đã không thèm đếm sỉa đến cái sở thích của độc giả.
Những cạnh tài của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu
xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài mình, ở
thiên chức của mình”.(107/493)
3.2. Sau Cách mạng Tháng Tám.
Trong bài Nam Cao, in trên Tạp chí Văn nghệ tháng 12/1952, in lại
trong “Mấy vấn đề văn học, NXB Văn nghệ, H, 1956. Nguyễn Đình Thi đã
có những ý kiến xác đáng khi nói về tác phẩm Chí Phèo: “Trong nền văn
học hiện thực đang tìm đường và đang chiến đấu với các xu hướng phản
động lúc bấy giê, thiên truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi bật lên, thật xuất
sắc”. Hà Minh Đức trong cuốn “Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc”
(NXB Văn hoá, 1961). Ở chuyên luận này Hà Minh Đức đã dành hơn mười
trang nói riêng về truyện ngắn “Chí Phèo”, ông đã phân tích khá sâu sắc giá
trị điển hình của hình tượng Chí Phèo nhất là thành công của nhà văn trong
cá tính hoá nhân vật.
Trong bài qua truyện ngắn của Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực
của Nam Cao (Tạp chí Văn học số 4/1964 – in lại trong “Nam Cao về tác gia
và tác phẩm NXBGD 1998) nhà nghiên cứu Trần Tuấn Lé cho rằng: “Ra đời
năm 1941, truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đã khẳng định ngay từ đầu
sự hình thành của một phong cách mới, vững vàng và sắc sảo. Có thể nói,
trong toàn bộ những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng Tháng Tám về
đề tài người nông dân, “Chí Phèo” là một thành tựu đặc biệt, tiếp tục truyền
thống của những tác phẩm hiện thực trước đó như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố,
“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. Đồng thời, trong bài viết này,
ông cũng chỉ ra những đóng góp của Nam Cao ở truyện ngắn “Chí Phèo”. Đó
là “Hiện tượng xã hội ở nông thôn, hiện tượng Chí Phèo, với những đặc điểm
riêng, với ý nghĩa quan trọng đặc biệt của nó, lần đầu tiên được Nam Cao
phản ánh và miêu tả một cách tập trung vào văn học”.
Bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “Lưỡi dao Chí
Phèo là ánh chớp trước cơn giông tố” viết năm 1980 in lại trong “Nhà văn
tư tưởng và phong cách, NXB ĐHQG, H, 2001 nêu lên dự cảm hiện thực
của Nam Cao: “Qua tác phẩm, dường như nhà văn đã cảm nhận được cái
không khí khủng hoảng dữ dội của xã hội thuộc địa, của chế độ cường hào
địa chủ ở nông thôn”. Về hành động giết Bá Kiến của Chí Phèo đó là ánh
chớp báo trước một cơn giông tố dữ dội sẽ quét sạch chế độ thực dân
cường hào địa chủ trên đất nước ta”.
Trong bài góp một cách hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” in trên báo
giáo viên nhân dân, ngày 9/2/1987, in lại trong đến với Nam Cao, NXB
Thanh niên 1988, ông Lê Di không chấp nhận cách hiểu chủ đề Chí Phèo
trong SGK Văn học 10 (cũ) là “Số phận bi thảm của người nông dân lương
thiện, ở đây là người cố nông bị bọn địa chủ, cường hào và chế độ thực dân
nửa phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát”.
Ông đưa ra cách hiểu mới về chủ đề tác phẩm: “Đây là câu chuyện bi thảm
về số phận của một nông dân đã tha hoá, ngược dòng trong xã hội thực dân
phong kiến và tuyệt vọng trên con đường tìm về lương thiện”. Cách hiểu
này không sai, nhưng chưa phải hoàn toàn chính xác.
“Tính chất lưỡng hoá trong nhân vật Chí Phèo là bài viết của Nguyễn
Quang Trung, đăng trên tập san THPT sè 1/ 1988 (in lại trong Nam Cao về
tác gia và tác phẩm, NXB, 1998). Nhà nghiên cứu đã nêu lên sự khác nhau
cơ bản của tính cách chị Dậu, Anh Pha, Chí Phèo. Ông viết: “Anh Pha, Chị
Dậu là con người tốt thuần nhất, họ thăng trầm về số phận nhưng khá tĩnh
tại về tính cách. Chỉ đến Chí Phèo, Nam Cao mới thật sự tạo ra một cái
nhìn phức tạp hơn, phong phú hơn và vì vậy cũng sâu sắc hơn về con
người. Nhờ thế, ông đã trình bày một loạt nhân vật mới, một kiểu tính cách
mới trong hình ảnh con người vừa đánh mất vừa đi tìm nhân cách”.
(106/208)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh trong bài phân tích truyện ngắn
“Chí Phèo”, in trong Nam Cao một đời người, một đời văn, NXBGD, H,
1993 khẳng định sức khái quát của tác phẩm: “Hình ảnh làng Vũ Đại trong
truyện Chí Phèo là bức tranh thu gọn độc đáo của nông thôn Việt Nam, của
xã hội Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám”. Phân tích truyện ngắn “Chí
Phèo”, nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền khẳng định: “Chí Phèo chứng tỏ
biệt tài miêu tả, phân tích tâm lý của Nam Cao” (97/354) Qua ngòi bót
Nam Cao, thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của những con người bé
nhỏ, những kẻ khèn khổ, tủi nhục nhất, té ra là cả một vũ trụ bao la”.
(97/356)
Đi sâu vào phân tích mối tình Chí Phèo – Thị Nở, nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung cho rằng, đó không phải là “Loại truyện tình bờ bụi
của hạng nửa người nửa ngợm, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, “đôi lứa xứng
đôi” mà đây là truyện có nội dung hết sức nghiêm túc, chứa đựng một tư
tưởng nhân đạo thật mới mẻ, độc đáo đem lại cho tác phẩm một tầm vóc bất
ngờ”.
Như vậy, có thể nói rằng: Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã có
nhiều nhà nghiên cứu phê bình, nhà sư phạm quan tâm, chú ý, khám phá ở
nhiều phương diện, nhiều góc độ khía cạnh cả nội dung cũng như nghệ
thuật của tác phẩm. Những năm gần đây có nhiều luận văn thạc sỹ, luận án
tiến sỹ nghiên cứu về Nam Cao và tác phẩm của ông, song chưa có công
trình nào trực tiếp bàn đến hướng dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” theo đặc
trưng thi pháp loại thể, việc phân tích, khám phá phần nhiều có tính chất
cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.
Để dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” trong chương trình THPT đúng
hướng và khoa học thì tất yếu cần phải tìm ra các phương pháp, biện pháp
thích hợp để dạy học truyện ngắn thực sự đúng là một truyện ngắn giàu
kịch tính. Và đó là một việc làm hết sức cần thiết có ý nghĩa lớn nhằm nâng
cao chất lượng dạy học truyện ngắn nói riêng và dạy học văn nói chung ở
nhà trường phổ thông hiện nay.
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu khám phá ra được chiều sâu giá trị tác phẩm, chất kịch tính bộc
lé qua các phương diện: kết cấu cốt truyện, nhân vật, giọng điệu trần thuật
trong tác phẩm “Chí Phèo” thì sẽ nhìn nhận rõ cấu trúc đối thoại đầy kịch
tính đặc biệt của truyện. Vậy khẳng định đây là một truyện ngắn xuất sắc
đầy kịch tính, sự đan xen của nhiều nhân vật, nhiều giọng điệu, nhiều tính
cách. Luận văn trên cơ sở đó sẽ là điều kiện để làm nổi bật được chiều sâu
tác phẩm cũng như việc tìm ra các phương pháp, biện pháp tối ưu để giảng
dạy thành công tác phẩm này. Từ đó có thể ứng dụng vào dạy học những
truyện ngắn khác của tác gia Nam Cao cũng như truyện ngắn của các tác
giả khác trong chương trình THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để tiến hành nghiên cứu và giải quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích.
3. Phương pháp khái quát, hệ thống hoá: nghiên cứu tiếp thu có chọn
lùa các công trình, tài liệu có liên quan đến luận văn, góp phần định hướng
phục vụ cho yêu cầu của đề tài.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra hướng dạy học truyện ngắn
“Chí Phèo” theo đặc trưng thi pháp loại thể, nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của việc dạy học truyện ngắn này trong chương trình THPT. Đề
tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu thi pháp tư tưởng của Nam Cao trong truyện ngắn “Chí
Phèo” theo hướng tình huống kịch tính của truyện ngắn giàu giá trị hiện thực.
Qua đó khám phá giá trị hiện thực, chiều sâu nghệ thuật, tư tưởng của tác
phẩm.
Khảo nghiệm thực trạng dạy và học tác phẩm “Chí Phèo” hiện nay
trong nhà trường THPT.
Thiết kế giáo án giảng dạy tác phẩm Chí Phèo theo hướng là một
truyện ngắn tự sự nhiều kịch tính giàu giá trị hiện thực ,đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học tác phẩm Chí
Phèo trong chương trình THPT.
VI. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những phương pháp và
biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy
– học tác phẩm Chí Phèo ở nhà trường THPT. Từ đó áp dụng vào việc dạy
– học các tác phẩm hiện thực nhiều kịch tính khác trong chương trình
THPT.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Từ việc tìm ra những phương pháp, biện pháp thích hợp để dạy học
truyện ngắn “Chí Phèo” thành công. Luận văn còn mở ra những hướng tiếp
cận, những biện pháp có tính khả thi trong việc vận dụng vào dạy học các
truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính của Nam Cao ở nhà trường THPT nói
riêng và các truyện ngắn hiện thực của các tác giả khác trong chương trình
THPT.
VIII: GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Ở đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu vào việc xác định đặc trưng
loại thể truyện ngắn “Chí Phèo” mà cụ thể là chất tự sự giàu kịch tính trong
truyện để đi tới cách tiếp cận, giảng dạy đúng hướng và đạt hiệu quả. Qua
đó, vận dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp trong việc dạy học tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao ở nhà trường THPT.
IX. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ra, luận văn được chia thành 3
chương (3 phần):
Chương I:
Vị trí của truyện ngắn “Chí Phèo” trong sáng tác của Nam
Cao và trong nhà trường THPT.
Chương II:
Tình hình dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao ở nhà trường THPT.
Chương III:
Những phương pháp và biện pháp dạy học truyện ngắn
“Chí Phèo” của Nam Cao.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN “CHÍ PHÈO” TRONG SÁNG TÁC
CỦA NAM CAO VÀ TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.
I. XÁC ĐỊNH LOẠI THỂ VĂN HỌC LÀ VẤN ĐỀ MẤU CHỐT KHI DẠY
HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG.
1. Loại và thể loại tác phẩm văn chương.
Để việc tiếp nhận đúng hướng, chính xác và giảng dạy đạt hiệu quả
một tác phẩm văn chương thì sự hiểu biết những kiến thức về loại thể là rất
cần thiết. Bởi lẽ, có những hiểu biết kiến thức đúng về loại thể chúng ta
mới có những căn cứ để xác định được những tính chất của loại ở trong
một thể nhất định nào đó và khai thác “trúng” “đúng” trọng tâm nội dung
tác phẩm và tư tưởng của nhà văn gửi gắm ở trong tác phẩm đó.
Song có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp và xung quanh còn nhiều
ý kiến chưa đi đến thống nhất. Ở đây, chúng tôi xin được hiểu vấn đề này
theo cách truyền thống và phổ biến hiện nay. Chúng tôi không có ý định
tìm hiểu mọi vấn đề thuộc loại thể, mà chỉ cố gắng tập trung làm rõ vấn đề:
loại và thể tác phẩm văn chương; mối quan hệ của chúng trong tác phẩm,
để từ đó nhận ra tính chất khác nhau về loại trong thể truyện ngắn.
Việc xác định loại thể tác phẩm văn chương trong dạy học văn
truyền thống đặt trong mối quan hệ với phương pháp giảng dạy văn vốn đã
được định hình. Đặc trưng của loại trong thể đã có những phương pháp và
biện pháp đặc thù giúp thầy cô giáo có nhiều thuận lợi khi tiếp cận tác
phẩm từ đặc trưng này trong quá trình giảng dạy. Tuy vậy vấn đề “chất của
loại” trong “thể”của từng tác phẩm riêng biệt cho đến nay vẫn chưa có đáp
số thoả đáng để đưa ra phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp.
Khác với tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự được tái hiện qua những
cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, được thể hiện trực tiếp qua
những lời lẽ bộc bạch, thổ lé, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính
khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một
người kể chuyện nào đó. Đúng như Arixtot nhận xét: “Thế giới của tác
phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật. Người trần thuật
kể lại các sự kiện và con người như là những gì xảy ra bên ngoài mình,
không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của anh ta”.
Trong khi phân loại tác phẩm văn chương, thông thường vẫn tồn tại
ba cách:
Thứ nhất là phân loại tác phẩm văn chương dùa vào phương thức tái
hiện đời sống, cách phân loại này chia tác phẩm ra làm ba loại: tự sự, trữ
tình, kịch.
Thứ hai là phân loại tác phẩm văn chương theo đề tài, chủ đề. Cách
phân loại này chia các tác phẩm thành ba đề tài, chủ đề với ba mảng: lịch
sử, thế sự, đời tư.
Thứ ba là phân loại tác phẩm văn chương dùa trên thể thức cấu tạo
văn bản ngôn từ. Cách phân loại này chia ra làm hai loại chính: văn vần và
văn xuôi.
Trong ba cách phân loại trên, thì cách phân loại thứ nhất là hợp lý vì
đã lưu ý đến phương thức tái hiện đời sống, cấu tạo hình tượng, gắn liền
với đặc trưng hình tượng trong tác phẩm văn chương. Còn cách phân loại
thứ hai và thứ ba thì quá thiên về nội dung đề tài, chủ đề.
Loại văn là một khái niệm chỉ các tác phẩm ngôn từ nghệ thuật nói
chung hợp thành ba nhóm lớn. Đó là tự sự, trữ tình, kịch. Cách hiểu về loại
tác phẩm văn chương như vậy là dùa trên sự phân loại được Arixtot nêu ra,
sau này Hegel rồi Belinski tiếp tục phát triển. Trong tác phẩm “Nghệ thuật
thơ ca”, Arixtot nêu ra sự tồn tại của các tác phẩm văn chương với ba
phương thức “mô phỏng, hiện thực, hoặc kể về một sự kiện, coi như một
cái gì tách biệt với mình…”. Ba phương thức đó là: tự sự – trữ tình – kịch.
Tự sự có nghĩa là kể chuyện, theo Arixtot thì “nhà thơ tự sự kể về
các sự kiện như một cái gì ở bên ngoài mình”. Những tác phẩm tự sự
thường “tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt, ở
bên ngoài, đối với tác giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự
việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển tâm trạng, tính cách hành động của
con người” (35/186).
Trong tác phẩm tự sự phải có lời trần thuật của người trần thuật, nó
là sợi dây dẫn, liên kết các yếu tố trong truyện với nhau. Người trần thuật là
người biết tất cả, người đứng ngoài. Khách quan mà thuật lại câu chuyện,
tư tưởng, tình cảm của họ gửi gắm một cách kín đáo qua cốt truyện. Tác
phẩm tự sự phải có cốt truyện mà kể chuyện thì ắt phải có chuyện, chuyện
đó được sắp xếp thành cốt truyện. Đó là sự phát triển của hành động, tiến
trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm. Dệt lên cốt truyện là hành
động của các nhân vật (hành động là sự thể hiện các xúc cảm, ý nghĩ, ý
định của con người vào các hành vi, hoạt động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt… của nhân vật. Trong đó có cả hành động bên trong và hành động bên
ngoài. Nhờ sự phát triển của cốt truyện mà nhân vật luôn có những mâu
thuẫn (xung đột) và xu hướng vận động giải quyết các mâu thuẫn. Cốt
truyện được kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước và sau của các sự kiện,
tình tiết hoặc luôn tạo ra những tình tiết mới gây bất ngờ, hấp dẫn với bạn
đọc.
Tác phẩm tự sự có khả năng thể hiện nhân vật đa dạng, tuỳ theo cách
kể mà nhân vật tự sự có thể được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ hoặc có thể gây
nên những Ên tượng sâu sắc nhất trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời với
những quan hệ xã hội, tính cách, tâm trạng, số phận.
Tác phẩm trữ tình: nghĩa là biểu lé tình cảm “Loại văn trữ tình phản
ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng riêng
của con người, kể cả bản thân người nghệ sỹ trước cộng đồng” (35/187).
Các tác phẩm trữ tình chủ yếu là khám phá và thể hiện thế giới nội
tâm của con người. Ở đó có thể là thuộc về bản thân tác giả (gọi là tự thuật
tâm trạng) nhưng cũng có thể là của một người nào đó (trữ tình nhập vai).
Kịch: có kịch bản văn học và kịch biểu diễn trên sân khấu.Đăc điểm
của kịch biểu diễn trên sân khấu phản ánh cuộc sống xung đột
Nói tóm lại, mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết
cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của
nhà văn. Nếu hình tượng thiên nhiều về phản ánh cuộc sống, với con người,
sự việc, sự vật trong tính khách quan ta sẽ có những tác phẩm tự sự, nếu
hình tượng thiên nhiều về biểu hiện tư tưởng, tình cảm… của con người,
hiện thực trực tiếp biểu hiện ý nghĩ chủ quan của tác giả ta sẽ có tác phẩm
trữ tình. Khi tác phẩm tự sự tập trung, cô đọng đến mức bản thân các sự
vật, sự việc có thể tự bộc lé độc lập trên sân khấu hoặc trong trang sách…
khi đó ta có tác phẩm kịch.
Thể văn (thể tài, thể loại, dạng văn học).
Thể văn là những kiểu tác phẩm hình thành trong quá trình phát triển
của nghệ thuật ngôn từ. Xác định thể văn của tác phẩm được căn cứ vào
những dấu hiệu về nội dung và hình thức có tính lặp đi lặp lại về mặt lịch
sử. Dấu hiệu quan trọng nhất là tác phẩm thuộc vào loại văn học nào.
Các tác giả trong cuốn “Lý luận văn học” (tập 2); Phương Lựu, Trần
Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là
khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội
dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức
tồn tại chỉnh thể”. Như vậy, thể văn được hiểu như những diện mạo chung
mà ta hình dung ra được từ một loại tác phẩm, nó là một khối thống nhất
những đặc điểm hình thức đã thấm nhuần những hàm nghĩa nhất định: kết
cấu, hình tượng, ngôn từ, tiết tấu…
2. Những biểu hiện của loại trong thể truyện ngắn:
Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện của nó ngắn mà vì cách
nắm bắt cuộc sống của thể loại, tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc
hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh
hay đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường rất Ýt nhân vật, Ýt
sự kiện phức tạp. Từ khi xuất hiện, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay,
đã có nhiều cách quan niệm và phân loại thể truyện ngắn mà ở đó tuỳ vào
việc căn cứ nội dung hay hình thức của tác phẩm văn chương. Dùa vào nội
dung phân chia ra truyện ngắn sử thi (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành;
số phận một con người – M.Sôlôkhôp); truyện ngắn thế sự (Vũ Trọng
Phụng – Nguyễn Công Hoan); truyện ngắn đời tư (Nam Cao, Thạch Lam).
Dùa vào khuynh hướng cảm xúc phân chia ra: truyện ngắn trào phúng
(Nguyễn Công Hoan); truyện ngắn trữ tình (Thạch Lam). Dùa vào cốt
truyện phân chia thành: truyện ngắn sự kiện (Nguyễn Công Hoan); truyện
ngắn tâm lý (Nam Cao)…
Trên cơ sở dùa vào nội dung – hình thức của tác phẩm mà có nhiều
cách phân chia loại trong thể truyện ngắn như vậy. Song chóng ta cũng cần
hiểu rằng: truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, cái chính của truyện
ngắn không phải là ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời.
Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của
truyện ngắn thường hấp dẫn nhưng chức năng của nó la để nhận ra một
điều gì, cái chính của truyện ngắn là gây ra mét Ên tượng sâu đậm về tình
người. Yếu tố có ý nghĩa bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng
lớn và hành văn mang nhiều Èn ý. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi.
Tác phẩm tự sự:
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ
quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách
quan của nã. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng
của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra
trong cuộc đời con người.
Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hịên tư tưởng và tình cảm
của mình. Nhưng ở đây tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu
sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng
dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, tả lại những gì
xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực
được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang
tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào ý muốn của
nhà văn.
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi
con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay
về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giê cũng có cốt truyện. Gắn
liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ nhiều
mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch.
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc
hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng, bao gồm chi
tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính
cách, ngoại cảnh…
Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần
thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự
sự. Đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật. Về
phương diện thể loại văn học, trên cơ sở phương thức phản ánh tự sự đã
hình thành loại hình tự sự. Dùa vào trên chỉ nội dung hoặc hình thức để
chia các tác phẩm tự sự ra thành các thể loại nhỏ. Chia theo nội dung ta có: