Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.42 KB, 37 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM ĐĂNG KHOA

GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA RỦI RO
TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chun ngành: Tài Chính Ngân Hàng

CHUN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA RỦI RO
TRONG THANH TỐN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

GVHD: Ths. ĐẶNG ANH TÀI



SVTH: PHẠM ĐĂNG KHOA
LỚP: DH9NH2
MSSV: DNH083244

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011



TÓM TẮT
Chuyên đề này nghiên cứu về các giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh
tốn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhằm tìm hiểu những ngun
nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
và đề ra giải pháp phòng ngừa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số nguyên nhân gây ra rủi ro là do: sơ suất
khi kiểm tra bộ chứng từ và thẩm định khơng chính xác nguồn vốn, khả năng chi
trả của khách hàng. Giải pháp chung cho những rủi ro trên là cần phân công
những nhân viên có kinh nghiệm trong việc kiểm tra bộ chứng từ và Thẩm định
nguồn vốn thanh toán của khách hàng; khi tác nghiệp phải ln tn theo các qui
trình thanh tốn L/C xuất khẩu, qui trình thanh tốn L/C nhập khẩu của
Vietinbank.


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tổn thất do rủi ro trong TTQT bằng L/C trong từng vai trò ............... 15
Bảng 4.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo tỷ lệ ký quỹ ................ 16
Hình 4.3 Tổn thất rủi ro trong kiểm tra BCT theo vai trò ngân hàng .................. 17
Bảng 4.4 Rủi ro trong dịch vụ xác nhận L/C ....................................................... 19
Bảng 4.5 Các trường hợp rủi ro trong xác nhận L/C ........................................... 19

Bảng 4.6 các trường hợp rủi ro khi Vietinbank đóng vai trị NHĐCĐ ............... 21

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Qui trình nghiệp vụ của L/C xác nhận ................................................. 6

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

L/C
NH
NHĐCĐ
NHNN
NHTB
NHXN
TCTD
TDCT
TMCP
TNHH
TTQT

Bộ chứng từ
Documentary Credit – Tín dụng chứng từ
International Chamber of comercial – phịng thương mại
quốc tế
Letter of credit – Thư tín dụng
Ngân hàng
Ngân hàng được chỉ định

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng xác nhận
Tổ chức tín dụng
Tín dụng chứng từ
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Thanh toán quốc tế

USD

United State Dollar – Đô la Mỹ

BCT
D/C
ICC

ii


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong
những lĩnh vực mà nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Hoạt động xuất nhập khẩu trong
năm 2010 của nước ta đã có những bước tiến và phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch
xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 71 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt ngưỡng 12 tỷ
USD (Tuấn Hà Linh, 2010), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 79,92 %

GDP 2010: 104,6 tỷ USD (Nhật Minh, 2010). Điều đó cho thấy hoạt động xuất nhập
khẩu trong năm qua đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc
gia. Để hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi trong vấn đề thanh toán giữa các bên,
các ngân hàng thương mại đã cung cấp ngày càng nhiều dịch vụ thanh toán quốc tế
(TTQT) nhằm giúp cho quá trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, an tồn, tiện lợi
và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), một trong những ngân
hàng lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam, có hệ thống
mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 phịng
giao dịch/Qu tiết kiệm (Vietinbank, Khơng ngày tháng. a :1), cũng là một trong
những ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động TTQT, đặc biệt là trong phương thức tín
dụng chứng từ (Documentary Credit – D/C). Phương thức này hiện đang được sử
dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP600 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris
(ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào ngày 01/07/2007). Tuy nhiên, khi sử
dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia. Do đó, tìm
cách giải quyết và hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ nhằm phịng
tránh những tổn thất là điều cần thiết đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa rủi ro
trong TTQT theo phƣơng thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam” để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp để phòng ngừa rủi
ro trong TTQT, hạn chế tối đa những tổn thất trong nghiệp vụ, tối đa hóa lợi nhuận
cho ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu sau:
(1) Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi ro trong TTQT bằng phương thức tín
dụng chứng từ.
(2) Đề ra những giải pháp nhằm phịng ngừa rủi ro trong TTQT bằng phương
thức tín dụng chứng từ.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vào mảng TTQT bằng phương thức TDCT ở ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam năm 2010.

Phạm Đăng Khoa

Trang 1


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Chỉ nghiên cứu những nguyên nhân gây rủi ro thanh tốn khi Vietinbank đóng
vai trị: ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng
chỉ định, ngân hàng chiết khấu.
1.4. Phác thảo phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp như báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện TTQT, quy
trình TTQT…ở ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.
Tham khảo các sách báo, khóa luận tốt nghiệp, tạp chí Kinh tế, các website...
Bên cạnh đó, thu thập các số liệu đo lường sự tăng trưởng kinh tế (GDP,
GNP…), tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong các năm qua. Thu thập các báo cáo
tài chính của các ngân hàng khác thông qua các website.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp so sánh số liệu năm 2010 để tìm được nguyên nhân gây ra
rủi ro ở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Sử dụng phương pháp so sánh số liệu giữa các ngân hàng, phân tích qui trình
TTQT bằng TDCT ở Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam để tìm ra khuyết điểm,
thiếu xót trong TTQT bằng TDCT.
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho ngân hàng TMCP Cơng

Thương Việt Nam, góp phần nhỏ vào việc hồn thiện nghiệp vụ thanh tốn quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ.
Q trình viết chun đề là thời gian tác giả có dịp củng cố kiến thức, tìm hiểu
thêm về nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh tốn quốc tế nói riêng, học tập cách
thức làm một chuyên đề nghiên cứu, nhằm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho công
việc sau này.

Phạm Đăng Khoa

Trang 2


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Thanh toán quốc tế
Khái niệm
Thanh toán quốc tế (International settlement) là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ
phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại
quốc gia này với cá nhân và tổ chức ở các quốc gia khác hoặc giữa một tổ chức
quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng.
(Phạm Kim Hoa, 2010: 5)
2.2. Phƣơng thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits – D/C)
2.2.1. Khái niệm
Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng
(L/C) theo u cầu của người mở thư tín dụng cam kết thanh tốn một số tiền nhất
định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này hoặc
chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện
người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân

hàng BCT phù hợp với các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
(Trầm Thị Xuân Hương, 2006: 154)
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh tốn của ngân hàng cho nhà xuất khẩu
nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
(Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009: 223)
2.2.2. Các bên tham gia thanh toán
Trầm Thị Xuân Hƣơng, 2006: 154
 Người yêu cầu mở L/C (The applicant): nhà nhập khẩu, người mua, người trả
tiền.
 Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening bank, the issuing bank): là ngân hàng
phục vụ nhà nhập khẩu.
 Ngân hàng thông báo (Advertising bank): là ngân hàng tiến hành thơng báo tín
dụng theo u cầu của ngân hàng phát hành (ICC Commission on Banking
Technique and practice, 2007: 4).
 Người hưởng lợi (The Beneficiary): người bán, nhà xuất khẩu, hay người bất
kì do người hưởng lợi chỉ định.
 Ngân hàng thanh toán (The paying bank): là ngân hàng được ngân hàng mở
L/C chỉ định thanh toán có thể là ngân hàng thơng báo hoặc ngân hàng khác.
 Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là một ngân hàng khác đứng ra cam
kết thanh toán L/C, được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi ngờ
khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận có thể
là ngân hàng thơng báo hoặc một ngân hàng bất kì do nhà xuất khẩu yêu cầu,
thường là các ngân hàng lớn có uy tín.

Phạm Đăng Khoa

Trang 3


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng

từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
 Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng được ngân hàng mở
L/C cho phép chiết khấu bộ chứng từ, thường là ngân hàng thông báo hoặc
ngân hàng khác.
 Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank)
 Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank)
 Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank)

Giữa các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong việc giao dịch thông tin,
chuyển tiền và luân chuyển chứng từ.
(Trầm Thị Xuân Hương, 2006: 158-159)
2.2.3. Nội dung của thƣ tín dụng
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009: 224-226
 Số hiệu L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải số hiệu riêng. Số hiệu dùng để
trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiên thư tín dụng. Số hiệu
của thư tín dụng cịn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối
phiếu, các chứng từ cần thiết khác.
 Địa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ
hưởng (người xuất khẩu). Địa điểm này có tác dụng trong việc lựa chọn pháp
luật áp dụng (tham chiếu luật quốc gia) khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột
pháp luật về L/C đó.
 Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu cam kết của ngân hàng mở L/C với
người thụ hưởng, là ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C, là ngày phát
sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu đối với việc hoàn trả
cho ngân hàng phát hành L/C trong thanh toán, là căn cứ để người xuất khẩu
kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như trong
qui định trong hợp đồng không.
 Tên và địa chỉ những ngƣời có liên quan: bao gồm những người nhập khẩu,
người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở
L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân

hàng khác nếu có.
 Loại L/C: Có nhiều loại L/C nên cần ghi rõ L/C thuộc loại gì. Theo UCP 500
(*), khi thư tín dụng khơng ghi gì coi như là thư tín dụng khơng hủy ngang.
* Do khi trích trực tiếp nguyên văn của tác giả sử dụng UCP 500.
 Số tiền của thƣ tín dụng: Số tiền vừa được ghi bằng chữ, vừa được ghi bằng
số và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng. Trên
thư tín dụng khơng nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuất khẩu khó có thể giao
hàng có giá trị đúng như L/C qui định, khi đó khó có thể được thanh tốn vì
ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện qui
định trong thư tín dụng. nên ghi số tiền theo một giới hạn mà người xuất khẩu
có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % tổng số tiền được
hướng dẫn cụ thể ở điều 39 UCP 500.

Phạm Đăng Khoa

Trang 4


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
 Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả
tiền cho nhà xuất khẩu, nếu người này xuất trình BCT trong thời gian đó và
phù hợp với các điều kiện qui định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày
mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
 Địa điểm xuất trình L/C: là ngân hàng mà tại đây L/C có giá trị thanh tốn.
Thơng thường người mua hay người bán đều muốn địa điểm xuất trình L/C tại
nước mình vì có thể chủ động về thời gian trả tiền, giảm được phí chuyển tiền
và các phí phát sinh liên quan, đồng thời ngân hàng nước mình thu được phí
thủ tục.
 Thời hạn trả tiền L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả chậm, tùy thuộc vào

qui định theo hợp đồng. Nếu thực hiện đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả
tiện được quy định ở yêu cầu kỳ phát hối phiếu.
 Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán qui định.
Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
 Những nội dung về hàng hóa: bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá
cả, quy cách phẩm chất, bao bì, mã kí hiệu…
 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: bao gồm các điều kiện
giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách
giao hàng…
 Những chứng từ ngƣời xuất khẩu phải xuất trình: Đây là nội dung then
chốt trong thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một
bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng và làm đúng những điều đã quy định trong thư tín dụng. Nếu
BCT phù hợp với những quy định trong L/C, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành
trả tiền cho người xuất khẩu.
Thông thường bộ chứng từ gồm:
- Bản gốc thư tín dụng
- Hóa đơn thương mại
- Giấy tờ bảo hiểm
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
- Bản kê hàng hóa
Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu.
 Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Nội dung này ràng buộc trách
nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của
mình đối với khách hàng. Cam kết này là một cam kết có điều kiện, tức ngân
hàng chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người xuất khẩu phải trình được BCT
phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C.
 Những điều khoản đặc biệt khác: Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể thêm
những nội dung khác, ví dụ quy định có thể hoàn trả bằng điện T/T…


Phạm Đăng Khoa

Trang 5


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
 Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy
ý, có nghĩa là khi áp dụng các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản
hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C.
2.2.4. Phân loại thƣ tín dụng
Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009: 226-230
2.2.4.1.Phân loại theo cơng dụng
L/C có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit): là loại L/C có thể bị sửa
chữa hoặc hủy bỏ mà khơng cần thông báo cho người hưởng lợi. Lệnh hủy bỏ
hoặc sửa đổi bổ sung sẽ khơng có hiệu lực khi hàng hóa đã được giao.
L/C khơng hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại L/C sau khi lập thì
khơng thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu chưa có sự đồng ý của các bên tham
gia.
L/C khơng hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable letter of credit): là
loại thư tín dụng không hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận cam kết
thanh toán nếu ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh tốn.
Hình 2.1: Qui trình nghiệp vụ của L/C xác nhận
1. Ký hợp đồng ngoại thương
NHÀ
XUẤT KHẨU

NHÀ
NHẬP KHẨU


5. Hàng hóa

11.
Thanh
tốn

6. Chuyển
BCT + HP

4. L/C đã
được xác
nhận

2. Đơn
xin mở
L/C

9.
Thanh
8. Bộ
chứng từ tốn

3. Chuyển L/C
NGÂN HÀNG
THƠNG BÁO
XÁC NHẬN

7. BCT và Hối phiếu
10. Thanh toán


NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH

(Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009: 226-230)
2.2.4.2. Phân loại theo thời hạn thanh toán
L/C trả ngay: Là loại L/C khơng hủy ngang và phải thanh tốn ngay khi hối
phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại L/C này là thường phải thanh toán trước
khi nhận hàng vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng hóa cập
cảng.
Phạm Đăng Khoa

Trang 6


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
L/C trả chậm: Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh tốn
cho người hưởng lợi số tiền trong thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ
hồn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng.
2.3. Những rủi ro thƣờng gặp trong phƣơng thức tín dụng chứng từ
2.3.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành thƣ tín dụng
 Rủi ro phát sinh từ các chủ thể tham gia thanh toán
Rủi ro từ phía người yêu cầu mở L/C: Khi nhà nhập khẩu vỡ nợ, phá sản,
mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành L/C. Ngân
hàng phát hành phải thay mặt nhà nhập khẩu thanh toán cho bên xuất khẩu.
Trong trường hợp ngân hàng khơng u cầu kí qu 100%, mà ngược lại cịn
cho vay nhập khẩu, khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh tốn thì sẽ gây
nhiều tổn thất cho ngân hàng phát hành.
(Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009: 81)

 Rủi ro trong q trình tác nghiệp
Ngân hàng phát hành có 3 trách nhiệm cơ bản sau: kiểm tra đơn và phát hành
L/C, kiểm tra bộ chứng từ, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Khi
ngân hàng phát hành sơ suất trong q trình tác nghiệp sẽ có rủi ro trong q
trình phát sinh nghiệp vụ.
(Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009)
2.3.2. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
Khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo thứ
nhất: trước khi thông báo L/C cho người thụ hưởng, ngân hàng thơng báo có
trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của L/C. Nếu ngân hàng thông báo không
kiểm tra được tính xác thực của L/C thì phải gửi thơng báo cho ngân hàng
gửi L/C đến và nêu rõ thông báo đến người thụ hưởng. Ngân hàng thơng báo
có trách nhiệm thông báo đầy đủ nội dung nhận được. Nếu ngân hàng thông
báo không thực hiện đúng những quy định trên thì phải gánh chịu mọi rủi ro
phát sinh do L/C bị giả mạo, người thụ hưởng giao hàng trễ…
(Phạm Kim Hoa, 2010: 18)
2.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận phải thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn bộ
chứng từ được xuất trình ngay khi cả ngân hàng phát hành mất khả năng
thanh toán hoặc khi ngân hàng phát hành rơi vào trường hợp bất khả kháng.
Ngoài việc phát hành theo UCP quy định (xác nhận có ủy quyền), ngân hàng
có thể xác nhận đơn phương (silent confirmation) theo yêu cầu của người thụ
hưởng mà khơng có sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác
nhận trong trường hợp này không thể u cầu ngân hàng phát hành kí qu
hoặc có bất cứ hành động thế chấp nào. Khi đó trách nhiệm thanh tốn đối
với người thụ hưởng vẫn khơng thay đổi.
(Phạm Kim Hoa, 2010: 17)

Phạm Đăng Khoa


Trang 7


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
2.3.4. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu
Chiết khấu khơng truy địi là ngân hàng chiết khấu khơng có quyền truy địi
người thụ hưởng khi khơng nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành do
bộ chứng từ bất hợp lệ hoặc ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán.
Trong trường hợp này ngân hàng chiết khấu sẽ gặp rủi ro không thu hồi lại
được khoảng tiền đã cấp cho người thụ hưởng. Rủi ro này phát sinh do uy tín
của ngân hàng phát hành không tốt, nghiệp vụ nhân viên ngân hàng không
vững và quan điểm khác nhau về tập quán ngân hàng quốc tế.
Chiết khấu có truy địi là ngân hàng chiết khấu có thể địi lại số tiền đã cấp
cho người thụ hưởng nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng
từ. Trong trường hợp chiết khấu có truy địi, rủi ro của ngân hàng chiết khấu
phát sinh chủ yếu do uy tín của người thụ hưởng. Nếu khả năng và uy tín tài
chính của người thụ hưởng thấp, người thụ hưởng lập bộ chứng từ giả hoặc
cố tình cấu kết với người mở tín dụng lừa đảo ngân hàng chiết khấu thì khả
năng gặp rủi ro của ngân hàng chiết khấu là rất lớn.
(Phạm Kim Hoa, 2010: 17)
2.4. Giới thiệu sơ lƣợc UCP 600
Bùi Thị Thu Huế, 2007: 1
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary
Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP đầu
tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về
luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản
quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các
chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong
lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao

dịch thương mại trị giá hàng tỷ đơ la hàng năm trên thế giới.
2.4.1. Q trình sửa đổi và chỉnh lý UCP 500
Bùi Thị Thu Huế, 2007: 1
UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP 500 (The Uniform Custom
and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 500) là kết quả của
lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành năm 1993. Vào tháng 5 năm 2003, Phòng
Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho Ủy ban k thuật và nghiệp vụ ngân
hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu xem xét lại
UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng với tình hình thực tiễn
mới.
Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua
Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay
cho UCP 500. UCP 600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.
2.4.2. Một số điểm khác biệt giữa UCP 500 và UCP 600
 Thứ nhất, Về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49
điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật
ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP
500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một
Phạm Đăng Khoa

Trang 8


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying
presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation,
Presentation…
 Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các
chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng”

(five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ
ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without
delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.
 Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và
người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng
như trong L/C.
 Thứ tư, Theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và
giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận
bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
(Bùi Thị Thu Huế, 2007:1)
2.5. Sơ lƣợc về hệ thống SWIFT
 SWIFT là tên viết tắt của Societies For Worldwide Interbank Finance
Telecommunication - Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng tồn cầu.
 Trong giao dịch thương mại quốc tế dù là lựa chọn phương thức thanh toán D/A,
D/P, T/T, M/T, L/C… khi thanh toán đều thực hiện thông qua mạng lưới SWIFT
của hệ thống ngân hàng toàn cầu. SWIFT được thành lập vào ngày 3/5/1973 với
ý định thành lập trung tâm thông tin thế giới gồm 259 ngân hàng thuộc 15 nước
tham gia. Chính thức hoạt động vào ngày 3/5/1977. Hội đồng quản trị gồm có:
Châu M 2 thành viên, Châu Âu 2 thành viên, Châu Á 1 thành viên, Châu Phi 1
thành viên và Châu Úc 1 thành viên.
 Hệ thống SWIFT hoạt động liên tục 24/24, các ngày trong tuần với công suất
99.7%, mỗi bức điện chuyển đi chỉ mất vài giây, và chi phí rất thấp.
 Bên cạnh đó việc nhận và chuyển các bức điện đều được mã hóa và cài đặt
những thiết bị kiểm tra tự động để đảm bảo an tồn, nhanh chóng, chính xác
trong nghiệp vụ thanh tốn quốc tế. Với những ưu điểm trên hệ thống SWIFT
ngày càng phát triển và có mặt khắp nơi trên thế giới. Tính đến 1995 đã có 4800
tổ chức tham gia SWIFT trên 121 quốc gia.
 Việt Nam được mời tham dự hệ thống SWIFT vào tháng 3/1995. Đến nay, đa số
các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TTQT đều tham gia hệ thống SWIFT.
(Trầm Thị Xuân Hương, 2006: 274-274)


Phạm Đăng Khoa

Trang 9


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng công thƣơng Việt Nam
3.1.1. Khái quát
 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
 Có hệ thống mạng lưới trải rộng tồn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh
và trên 900 phòng giao dịch/ Qu tiết kiệm.
 Có 6 Cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng
ty Chứng khốn Cơng thương, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản,
Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Qu , Công ty
TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ
Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
 Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
 Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên tồn
thế giới.
 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
(Vietinbank, Không ngày tháng. a: 1)

3.1.2. Các sự kiện quan trọng
 15/04/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ
IncomBank sang thương hiệu mới Vietinbank.
 31/07/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam được cấp “Chứng nhận ISO
9001-2000” cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh và thanh tốn.
 08/07/2009 Công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam
thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, theo giấy
phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
142/GP-NHNN ngày 03/07/2009.
 16/07/2009 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có 121,2
triệu cổ phiếu với mã chứng khoán là CTG được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khốn TP.Hồ Chí Minh.
 10/10/2010 Ký kết các văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) tại
Hà Nội.
(Vietinbank, 2011: 6)

Phạm Đăng Khoa

Trang 10


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
3.2. Các sản phẩm thanh tốn quốc tế
3.2.1. Chuyển tiền nƣớc ngồi
3.2.1.1. Chuyển tiền nƣớc ngồi
Vietinbank, Khơng ngày tháng.b: 1
Với mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, VietinBank sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của bạn tới bất cứ nơi nào cho các mục đích khác

nhau như học tập, chữa bệnh, chuyển lương, thanh tốn hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ… cũng như giúp bạn nhận tiền chuyển về một cách nhanh
chóng, thuận lợi, an tồn với mức phí hấp dẫn.
3.2.1.2. Nhận tiền từ nƣớc ngồi về
Vietinbank, Khơng ngày tháng.b: 1
Quý khách cần thông báo cho người chuyển tiền đầy đủ, chính xác những thơng
tin sau:
Ngân hàng thụ hưởng: VietinBank
Mã số SWIFT (SWIFT Code): ICBVVNVX
Tên tài khoản:………………………………
Số tài khoản tại VietinBank:………………
Nội dung chuyển tiền:……………………..
3.2.2. Thanh tốn xuất nhập khẩu
Vietinbank, Khơng ngày tháng.c: 1
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thơng hiện đại,
cơng nghệ xử lý thơng tin Ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong
nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thơng liên Ngân
hàng Tồn cầu (SWIFT), VietinBank đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các
nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một
cách nhanh chóng, chính xác, an tồn và hiệu quả.
3.2.2.1. Lợi ích cho khách hàng


Giảm thiểu rủi ro trong thanh tốn ngoại thương.



Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.




Đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo mật.



Khách hàng - với vai trò là người xuất khẩu - sẽ tạo được uy tín đối với bạn
hàng khi thực hiện giao dịch qua VietinBank, bởi vì VietinBank có hệ thống
xử lý thơng tin tự động, nhanh chóng, chính xác, an toàn, rộng khắp toàn cầu.



Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình, khách hàng được tư vấn để đạt được
những điều khoản thanh tốn có lợi nhất phù hợp với thơng lệ quốc tế hiện
hành.



Mức phí linh hoạt, hấp dẫn, có thể thương lượng với những giao dịch lớn.



Dịch vụ hỗ trợ đa dạng, kịp thời.

Phạm Đăng Khoa

Trang 11



Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
3.2.2.2. Dịch vụ thƣ tín dụng (L/C) xuất khẩu
Vietinbank, Không ngày tháng.c: 1
Bao gồm:


Xác nhận L/C xuất khẩu.



Chuyển nhượng L/C xuất khẩu.



Thông báo L/C và sửa đổi L/C (nếu có).



Xử lý chứng từ giao hàng.



Thanh tốn L/C xuất khẩu.



Chiết khấu chứng từ.

Đây là một sản phẩm vượt trội của VietinBank, đảm bảo cho người xuất khẩu sẽ

được thanh toán tiền hàng khi thực hiện việc giao hàng và xuất trình tới Ngân
hàng bộ chứng từ hồn hảo phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy
định. VietinBank sẽ phục vụ khách hàng với vai trò Ngân hàng thơng báo hoặc
Ngân hàng thanh tốn, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng chiết khấu chứng từ.
Ngoài ra, khách hàng sẽ được tư vấn các điểm bất lợi, điểm đặc biệt… ngay khi
nhận được L/C và trong thời gian lập chứng từ để đòi tiền theo L/C, được hỗ trợ
tài chính thơng qua các giải pháp tài trợ xuất khẩu với các điều kiện và lãi suất ưu
đãi.
3.2.2.3. Dịch vụ Nhờ thu xuất khẩu
Vietinbank, Không ngày tháng.c: 1
Sau khi xuất hàng đi nước ngồi, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất
khẩu tại VietinBank. VietinBank sẽ chuyển bộ chứng từ đi nước ngoài nhờ thu hộ,
theo dõi, tra soát thanh toán, chuyển trả vào tài khoản của Quý khách khi được
thanh toán.


Khách hàng sẽ được tư vấn nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí.



Khách hàng sẽ được hỗ trợ tài chính thơng qua các giải pháp tài trợ xuất khẩu,
chiết khấu bộ chứng từ.

3.2.3. Thanh toán nhập khẩu
3.2.3.1. Dịch vụ L/C nhập khẩu
Vietinbank, Không ngày tháng.d: 1
Bao gồm:


Mở L/C




Sửa đổi L/C/Hủy bỏ L/C



Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng theo L/C / Ký hậu vận đơn



Thanh toán L/C



Xác nhận L/C nhập khẩu

Phạm Đăng Khoa

Trang 12


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
Khách hàng nhập khẩu hàng hóa và phía đối tác muốn chọn một phương thức
thanh tốn đảm bảo, VietinBank sẽ phát hành L/C cho Quý khách và thực hiện
thanh toán/chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài khi nhận bộ chứng từ
giao hàng hợp lệ trong thời hạn có hỉệu lực của L/C.



Khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các quy tắc, tập quán thương mại
quốc tế, về các điều khoản đặc biệt của L/C nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh
trong thanh toán ngoại thương.



VietinBank chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.



Khách hàng nhận được hỗ trợ tài chính thơng qua các giải pháp tài trợ nhập
khẩu.

3.2.3.2. Dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu
Vietinbank, Không ngày tháng.d: 1
 Nhận và thông báo nhờ thu.
 Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng / Ký hậu vận đơn.
 Thanh toán nhờ thu nhập khẩu.
 Khách hàng nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhờ thu và muốn lựa
chọn ngân hàng thu hộ để tiếp nhận bộ chứng từ nước ngồi chuyển về,
thơng báo cho Q khách và thực hiện thanh tốn cho nước ngồi theo chỉ
thị Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu của VietinBank đảm bảo quý khách nhận
được bộ chứng từ để nhân hàng và thanh toán thuận tiện nhất.
 Tư vấn nghiệp vụ miễn phí, giảm thiểu rủi ro và chi phí.
 Hài lịng với k năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.
 Hỗ trợ tài chính thơng qua các giải pháp tài trợ nhập khẩu.
3.3. Phƣơng hƣớng năm 2011
Năm 2011, Vietinbank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cơng tác sau cổ phần hóa,
tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư cơng nghệ hiện đại hóa
ngân hàng, chuẩn hóa tồn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế,

quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu Vietinbank được nâng cao
trên cả thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến năm
2015 trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh
tế.
 Chiến lƣợc dịch vụ
Tăng quy mô tài sản hằng năm trung bình 20-22%.
Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ
an tồn vốn.
Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.
 Chiến lƣợc nguồn nhân lực
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
Phạm Đăng Khoa

Trang 13


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank.
Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%.
Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trị
định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh
khoản của ngân hàng.
 Chiến lƣợc công nghệ
Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát
triển kinh doanh.
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an tồn, có tính thống
nhất - tích hợp - ổn định cao.
 Chiến lƣợc bộ máy tổ chức và điều hành

Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý.
Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các
sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng
lưới các phòng giao dịch.
Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.
(Vietinbank, 2011: 8)

Phạm Đăng Khoa

Trang 14


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG THANH TỐN
QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
4.1. Phân tích rủi ro thanh tốn dựa trên vai trị tham gia của các ngân hàng trong
thanh toán quốc tế
4.1.1. Phân tích tổng quan
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi tình trạng suy giảm, từng
bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP cả nước năm 2010 tăng 6,78%, cao
hơn kế hoạch đề ra là 6,5% (Kim Tân, 2010: 1). Hoạt động xuất nhập khẩu cả nước
cũng theo đó tăng trưởng khá mạnh. Hoạt động TTQT tại ngân hàng Vietinbank
năm 2010 cũng đạt nhiều thành cơng nhất định. Doanh số thanh tốn nhập khẩu đạt
10,29 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2009. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 5,67
tỷ USD, tăng 26% so với 2009 (VietinBank, 2011: 17).
Thanh toán bằng L/C năm 2010 cũng tăng trưởng khá tốt, doanh số thanh
toán bằng L/C năm 2010 đạt 21.790.267 triệu đồng (phụ lục1) tăng 44,56% so với
năm 2009. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng doanh thu, rủi ro trong thanh tốn cũng

tăng theo. Vì thế, tìm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong TTQT bằng L/C là một
trong những mục tiêu của VietinBank nhằm hoàn thiện nghiệp vụ L/C giảm thiểu tối
đa tổn thất cho Ngân hàng. Qua thực tiễn hoạt động trong năm vừa qua, ngân hàng
cũng đã ghi nhận được nhiều trường hợp rủi ro thanh toán. Được sự giúp đỡ của
nhân viên phịng khách hàng cá nhân Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam - chi
nhánh An Giang, tơi tìm hiểu và tổng hợp được bảng 4.1:
Bảng 4.1: Tổn thất do rủi ro trong TTQT bằng L/C trong từng vai trị
Số món

Doanh số

4

(USD)
531.576

(USD)
885.035

Tỷ lệ rủi
ro trong
mỗi vai
trò
(%)
0.22

0,47

2


0

459.500

0.08

218

0,04

5

13.600

698.300

2.29

NHĐCĐ

1.142

0,23

5

163.659

904.800


0.44

Tổng

5.553

1,11

16

708.835

2.947.635

NHPH

(Tỷ USD)
1.828
0,37

NHTB

2.365

NHXN

Số trƣờng
hợp rủi ro

Tổng trị

giá tổn
thất

Tổng trị giá
L/C mở xảy
ra rủi ro

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư Hội sở Vietinbank
Để tìm hiểu sai xót mà ngân hàng mắc phải trong TTQT bằng L/C nhằm đề ra
giải pháp khắc phục, trước hết chúng phải phân tích tổng quan xem ngân hàng thường
chịu rủi ro khi thực hiện vai trò nào nhất và hình thành được vấn đề cần nghiên cứu.
Sau đó mới phân tích sâu rủi ro trong từng vai trị mà ngân hàng đảm nhiệm: ngân
hàng phát hành (NHPH), ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ), ngân hàng thông báo
(NHTB), ngân hàng xác nhận (NHXN) . Từ những nguyên nhân tìm thấy được,
Chúng ta sẽ đề ra giải pháp để khắc phục.
Phạm Đăng Khoa

Trang 15


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Dựa theo số liệu ở bảng 4.1, ta thấy khi Vietinbank đóng vai trị ngân hàng xác
nhận thì xảy ra rủi ro cao nhất chiếm khoảng 2,29% các món Vietinbank đóng vai trị
ngân hàng xác nhận, kế đến là ngân hàng được chỉ định (0,44%), ngân hàng phát hành
(0,22%), ngân hàng thông báo (0,08%). Như vậy nguyên nhân gì khiến Vietinbank khi
đóng vai trị là NHXN, NHĐCĐ lại xảy ra nhiều rủi ro như vậy ?
Phân tích bảng 4.1, Ta thấy những trường hợp Vietinbank đóng vai trò NHPH tỷ
lệ rủi ro trong mỗi vai trò khá thấp (0,22%) nhưng tổng trị giá tổn thất lại lớn nhất.
Khi Vietinbank đóng vai trị NHTB mặc dù số trường hợp xảy ra rủi ro bằng 2 nhưng

tổng trị giá tổn thất lại bằng 0. Qua tìm hiểu thơng tin từ nhân viên phịng khách hàng
doanh nghiệp, tơi biết được những trường hợp rủi ro ngân hàng đã kịp xử lý dẫn tới
không gây tổn thất cũng được ngân hàng ghi nhận để lưu ý thêm.
4.1.2. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành thƣ tín dụng
Rủi ro từ phía nhà nhập khẩu:
Khi nhà nhập khẩu vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán sẽ gây ra rủi ro
cho ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành phải thay mặt nhà nhập khẩu
thanh toán cho bên xuất khẩu. Trong trường hợp ngân hàng khơng u cầu kí qu
100%, mà ngược lại còn cho vay nhập khẩu, khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh
tốn thì sẽ gây nhiều tổn thất cho ngân hàng phát hành. Vì vậy, ký qu , cầm cố hoặc
thế chấp tài sản là cách tốt nhất các ngân hàng làm nhằm để giảm thiểu tổn thất khi
nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Và phân tích cơ cấu rủi ro trong thanh tốn
quốc tế bằng L/C theo tỷ lệ ký qu là một phương pháp tương đối hợp lý để phân
tích rủi ro thanh toán từ nhà nhập khẩu.
Bảng 4.2: Rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo tỷ lệ ký quỹ
Ký quỹ
100%
Số món
Tổng trị giá
(Tỷ USD)
Số trƣờng
hợp rủi ro
Giá trị tổn
thất
(USD)

Ký quỹ
1 phần

Khơng

Ký quỹ

Cho vay
nhập khẩu

Thế chấp
cầm cố

37

1.007

77

481

226

0,01

0,18

0,02

0,11

0,05

0


1

0

1

1

0

220.740

0

202.790

104.700

Nguồn: Phịng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư Hội sở Vietinbank
Kết quả bảng cho thấy các trường hợp khách hàng ký qu 100% hầu như
không xảy rủi ro. Nhưng thực tế cho thấy rất ít trường hợp khách hàng ký qu 100%
(37 trường hợp chiếm khoảng 1,96% các trường hợp mở L/C nhập khẩu vì khi ký
qu 100% sẽ làm hạn chế nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn mặc dù phí mở L/C sẽ
giảm so với ký qu một phần. Ký qu 1 phần là hình thức mà khách hàng doanh
nghiệp thường áp dụng, vì tận dụng được tối đa nguồn vốn kinh doanh mặc dù phí
mở L/C có cao hơn so với ký qu 100%. Việc ký qu một phần giúp ngân hàng tăng
thêm thu nhập nhưng đồng thời cũng tăng thêm rủi ro. Bảng 4.3 cho thấy số trường
hợp rủi ro xảy ra ở ký qu một phần, cho vay nhập khẩu và thế chấp cầm cố là như
nhau. Nhưng xét theo tỷ lệ % rủi ro thì ký qu 1 phần ít rủi ro hơn (0.1%). Điều đó
Phạm Đăng Khoa


Trang 16


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.
nói lên rằng xác suất xảy ra rủi ro ở trường hợp ký qu một phần ít hơn hai trường
hợp kia.
Ở cả ba trường hợp: ký qu một phần, cho vay nhập khẩu, cầm cố thế chấp,
nguyên nhân gây ra rủi ro đều do khách hàng mất khả năng thanh toán. Ở trường
hợp ký qu một phần, khách hàng ký qu 40% trị giá L/C mở, nên khi khách hàng
mất khả năng thanh toán, trị giá phần L/C khơng được ký qu chính là tổn thất mà
Vietinbank phải gánh chịu. Tương tự trường hợp ký qu một phần, ở trường hợp
này khách hàng thế chấp một tài sản được thẩm định trị giá 20% trị giá L/C. Sau khi
khách hàng mất khả năng thanh toán, Ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp thu
hồi lại được 25% trị giá L/C, phần còn lại của L/C Vietinbank tính vào tổn thất. Ở
trường hợp khách hàng mở L/C khơng ký qu mà cịn vay nhập khẩu khơng thế
chấp, khi khách hàng mất khả năng thanh tốn thì ngân hàng sẽ chịu tổn thất toàn bộ
trị giá L/C. Như vậy so với cho vay nhập khẩu thì ký qu một phần và cầm cố thế
chấp sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng tùy thuộc vào % ký qu và giá trị
của tài sản cầm cố thế chấp. Tuy về mặt lý thuyết, các L/C miễn ký qu thì rủi ro
thanh tốn sẽ cao hơn L/C có ký qu hoặc có thế chấp nhưng thực tế cho thấy hầu
như khơng có trưịng hợp nào xảy ra rủi ro vì hầu hết L/C miễn ký qu chỉ áp dụng
cho những khách hàng quen, có uy tín, đã trở thành khách hàng thân thiết của
Vietinbank trong nhiều năm qua.
Nhìn chung các rủi ro thanh tốn từ nhà nhập khẩu mà ngân hàng ghi nhận
được đều có nguyên nhân là khách hàng vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh tốn.
Rủi ro trong q trình tác nghiệp:
Kiểm tra bộ chứng từ (BCT) là một nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng
khi tham gia thanh toán bằng L/C. Sơ suất trong quá trình trên sẽ gây ra rủi ro cho

ngân hàng phát hành, ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận.
Bảng 4.3: Tổn thất rủi ro trong kiểm tra BCT theo vai trị ngân hàng
Đơn vị tính: USD
Tổn thất

Tổng trị giá L/C xảy ra rủi ro

Số rủi ro

3.346,32

884.800

1

163.569,26

904.800

5

NHXN

13.600

698.300

1

TỔNG


180.515,58

2.487.900

7

NHPH
NHĐCĐ

Nguồn: Phịng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư Hội sở Vietinbank
Sau khi tiếp nhận chứng từ, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ.
Chi nhánh Vietinbank có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng
từ với hồ sơ L/C, kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các
điều kiện và điều khoản quy định trong L/C và các sửa đổi có liên quan (nếu có),
kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. Sau đó, Thanh tốn viên ghi ý kiến
của mình vào phiếu kiểm tra chứng từ. Phụ trách phòng kiểm tra lại ý kiến của thanh
tốn viên, trình lãnh đạo chi nhánh để trả tiền hoặc thông báo cho khách hàng khi bộ
chứng từ có sai sót. Khi kiểm tra chứng từ nếu phát hiện sai sót, thanh tốn viên phải
báo cáo phụ trách phịng và lãnh đạo để từ chối thanh tốn, đồng thời thông báo cho
Phạm Đăng Khoa

Trang 17


Giải pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
khách hàng để xin ý kiến. Nếu khách hàng chấp nhận, chi nhánh VietinBank thông
báo chấp nhận chứng từ bằng điện hoặc bằng thư, thực hiện trả tiền theo qui định và
địi phí sai sót theo quy định. Nếu khách hàng từ chối thanh toán hoặc thanh toán

một phần, chi nhánh gửi điện từ chối, ghi rõ chờ sự định đoạt của khách hàng
(VietinBank, 2008a).
Mặc dù quá trình, nội dung kiểm tra BCT đã được trình bày rõ ở trong qui
trình thanh tốn L/C và được kiểm tra qua nhiều lần, nhưng trên thực tế vẫn còn sai
sót trong q trình kiểm tra BCT. Trong năm 2010, khi Vietinbank đóng vai trị
NHPH sơ ý chấp nhận BCT khơng hợp lệ và thanh tốn cho ngân hàng chiết khấu
nên khi giao bộ chứng từ, khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán một phần 96,18%
L/C trị giá 87.600 USD tương đương 84.253,68 USD, phần 3,82% L/C còn lại
tương đương 3.346,32 USD là rủi ro Vietinbank phải gánh chịu. Số trường hợp rủi
ro do sai sót trong q trình kiểm tra BCT khi Vietinbank đóng vai trị NHPH là 1
chiếm 14.28% trên tổng các trường hợp xảy ra rủi ro bằng với ngân hàng xác nhận
và ít hơn Ngân hàng được chỉ định 4 trường hợp. Nhưng số tổn thất của ngân hàng
phát hành là 3.346,32 USD nhỏ hơn tổn thất của ngân hàng xác nhận gấp 4,06 lần, ít
hơn tổn thất ngân hàng được chỉ định 48,9 lần. Điều đó có thể nói lên rằng khi
Vietinbank đóng vai trị ngân hàng phát hành sẽ chịu tổn thất do rủi ro thấp hơn
đóng vai trị ngân hàng xác nhận và ngân hàng được chỉ định nhiều lần.
Từ kết quả ghi nhận của phịng quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư Hội sở
Vietinbank (Bảng 4.3), ta thấy khi Vietinbank đóng vai trò là ngân hàng được chỉ
định phát sinh nhiều rủi ro nhất (5 trường hợp) chiếm 71% trên tổng số trường hợp
rủi ro. Và khi Vietinbank đóng vai trị ngân hàng được chỉ định lại có tỷ lệ % tổn
thất trên tổng trị giá L/C xảy ra rủi ro rất cao là 18,02% cao hơn ngân hàng phát
hành (0,38%) 47,42 lần và ngân hàng xác nhận (1.95%) 9,24 lần. Chứng tỏ rằng khi
Vietinbank đóng vai trị ngân hàng được chỉ định thanh toán sẽ gây rủi ro và tổn thất
cao hơn so với 2 vai trò kia rất nhiều lần.
Mặc dù Vietinbank khi tham gia vai trò là ngân hàng xác nhận có số trường
hợp rủi ro bằng 1 chiếm 14,28% trên tổng số trường hợp rủi ro. Nhưng tổn thất do
rủi ro gây ra lại rất lớn (gây tổn thất 13.600 USD chiếm 1,95% tổng trị giá L/C xác
nhận xảy ra rủi ro) gấp 4,06 lần so với NHPH và nhỏ gấp 12,03 lần so với ngân
hàng được chỉ định.
Nhìn chung, nguyên nhân gây nên rủi ro trong quá trình tác nghiệp mà

Vietinbank ghi nhận được đều do lỗi kiểm tra BCT dẫn đến việc chấp nhận BCT
không phù hợp. Số trường hợp rủi ro trong quá trình tác nghiệp và tổn thất gây ra
cho ngân hàng tùy theo vai trị ngân hàng thực hiện: Vietinbank đóng vai trò ngân
hàng được chỉ định sẽ gây nhiều rủi ro và tổn thất nhất.
4.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng thơng báo
Ngân hàng thơng báo có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật, hợp lệ của thư
tín dụng, sửa đổi thư tín dụng trước khi thơng báo cho nhà xuất khẩu. Tuy khơng có
tổn thất nào xảy ra nhưng Vietinbank có ghi nhận được 2 trường hợp nhận được L/C
khơng xác định được tính chân thật bề ngồi và đã thơng báo cho ngân hàng nước
ngồi.

Phạm Đăng Khoa

Trang 18


×