Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 30 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

NGUYỄN VĂN NGHỊ

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 05 nă m 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

SVTH: NGUYỄN VĂN NGHỊ
Lớp DH8KD1 – MSSV 073032
Giảng viên hướng dẫn: TRỊNH HOÀNG ANH

Long Xuyên, tháng 05 nă m 2010


TÓM TẮT


Đề tài nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa kinh tế QTKD trường đại học An Giang để tìm hiểu nhu cầu của sinh viên có muốn có một
chiếc Laptop cho mình hay không, những yêu cầu về một chiếc Laptop cho riêng mình
và sử dụng cho những hoạt động học tập, giải trí như thế nào. Từ những thơng tin nghiên
cứu các nhà phân phối Laptop ở thành phố Long Xuyên sẽ có những phương pháp phục
vụ nhu cầu tốt hơn.
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết về nhu cầu, các thành phần
của nhu cầu, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp đối thoại trực tiếp và ghi chép thông qua
bản câu hỏi mở, để khai thác tốt thông tin và các vấn đề phát sinh xung quanh đề tài
nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ tiến hành với khoản 5 - 7 sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế QTKD. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là một bản phỏng vấn chính thức hồn thiện về
nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - QTKD. . Nghiên cứu chính
thức dùng bản câu hỏi được hoàn thiện ở nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn trực tiếp thu
thập thông tin của 100 bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế_QTKD. Các thơng tin sau khi
thu thập bằng bản câu hỏi sẽ được xử lý, làm sạch với sự hỗ trợ của phần mền Excel.
Sau khi phân tích, kết quả nghiên cứu cho ta thấy được những yếu tố tác động đến
nhu cầu của sinh viên về loại sản phẩm này với 3 thành phần: Nhu cầu (Needs), Mong
muốn (Wants), Yêu cầu (Demands).
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:Yếu tố tác động nhiều đến nhu cầu của sinh viên
là giá cả và tính năng của một chiếc Laptop, ngoài hai yếu tố quan trọng tác động trực
tiếp đến nhu cầu thì các yếu tố như nhãn hiệu, bảo hành cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu
của các bạn sinh viên. Tuy nhiên chương trình khuyến mãi của các nhà phân phối ở
thành phố Long Xuyên chưa hấp dẫn các bạn sinh viên.
Trong phần kết luận sẽ cho thấy được một cách khái quát về kết quả nghiên cứu.


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thang bậc nhu cầu Maslow ……………………………………………3
Hình 2.2 Quá trình mua hàng của người tiêu dung………………………………5
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop………………………….8

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu……………………………………………………11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Đánh giá sự cần thiết của Laptop……………………………………13
Biểu đồ 4.2 Mục đích sử dụng Laptop của sinh viên…………………………….13
Biểu đồ 4.3 Các yếu tố tác động đến nhu cầu Laptop……………………………14
Biểu đồ 4.4 Mức giá sinh viên lựa chọn…………………………………………...14
Biểu đồ 4.5 Tính năng của Laptop………………………………………………...15
Biểu đồ 4.6 Nhãn hiệu Laptop……………………………………………………..15
Biểu đồ 4.7 Thời gian bảo hành phần mềm……………………………………….16
Biểu đồ 4.8 Quyết định mua hàng trả góp………………………………………...16
Biểu đồ 4.9 Mức trả góp hàng tháng………………………………………………17
Biểu đồ 4.10 Thu nhập hàng tháng của sinh viên………………………………...17
Biểu đồ 4.11 Lượng sinh viên có nhu cầu…………………………………………18
Biểu đồ 4.12 Thị trường chưa chiếm lĩnh…………………………………………18
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QTKD: Quản trị kinh doanh



Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Chƣơng 1. TỒNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Trong nền kinh tế tồn cầu phát triển mạnh như hiện nay địi hỏi trình độ
Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế
thế giới năng động như hiện nay. Trong sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã
cho ra đời chiếc máy vi tính để bàn với những tính năng vượt trội giúp con
người rất nhiều trong đời sống. Do vậy, nhu cầu sử dụng máy vi tính đều cần
cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục, máy vi tính
bàn có đầy đủ chức năng cho học tập, giải trí, lưu trữ dữ liệu bên cạnh cũng có

những nhược điểm như nặng, cồng kềnh khó di chuyển, khơng thể sử dụng khi
cúp điện. Với những nhược điểm đó các nhà sản xuất máy tính đã cải tiến cho
ra đời chiếc máy tính xách tay với những ưu điểm vượt bật như gọn, nhẹ, thuận
tiện cho việc di chuyển mọi nơi, máy sử dụng pin nên sử dụng được mọi lúc
mà mình mong muốn, kiểu dáng đẹp và truy cập Internet bằng Wifi.
Trong giai đoạn hiện nay xu thế áp dụng công nghệ thông tin vào trong
quá trình học tập và giảng dạy là rất phổ biến mà nhất là ở bậc cao đẳng, đại
học. Trường Đại học An Giang là nơi đào tạo nhiều ngành nghề sinh viên theo
học, trong số đó các ngành Kinh tế có số lượng sinh viên theo học có nhiều thứ
hai của trường, các khoá của Khoa kinh tế điều có nhu cầu trong đó có khố 8.
Khóa 8 là năm vào chuyên ngành nên nhu cầu sử dụng máy vi tính cho việc
học tập như: nộp bài tập qua email cho giảng viên hay bài nộp phải đánh máy
và rất nhiều bài báo cáo được chuẩn bị bằng Powerpoint, nhưng thật bất tiện
khi muốn sử dụng phải đi thuê máy bên ngoài. Do vậy sinh viên nào cũng
muốn sở hữu một chiếc Laptop cho riêng mình để phục vụ việc học tập và giải
trí của cá nhân được tốt hơn. Đây là khúc thị trường lớn để cho các nhà cung
cấp Laptop ở An Giang mà chủ yếu là ở Long Xuyên quan tâm nhiều hơn như:
kiểu dáng nào sinh viên chọn nhiều nhất? Nhãn hiệu nào được sinh viên lựa
chọn và tính năng như thế nào phù hợp với nhu cầu học tập, giải trí cá nhân của
sinh viên? Mức giá nào phù hợp với khả năng tài chính của sinh viên?. Đây là
những câu hỏi bức thiết đặt ra cho nhà cung cấp, thấy tính bức thiết vấn đề nên
em quyết định chọn đề tài “Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8
Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh Trƣờng Đại Học An Giang” để nghiên
cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả khái quát nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên Khoa Kinh tế QTKD, trường đại học An Giang.
Đề xuất một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu của sinh viên Khoa Kinh tế QTKD tốt hơn.

1.2


Phạm vi nghiên cứu

1.3

Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên - Khoa Kinh tế - QTKD. Trường Đại
Học An Giang.
-

Thời gian thực hiện đề tài: từ 24/02/2010 – 10/05/2010.

-

Khơng gian nghiên cứu: Sinh viên khố 8, Khoa Kinh tế - QTKD.

Nguyễn Văn Nghị

1


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Phƣơng pháp nghiên cứu.

1.4

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng
phương pháp đối thoại trực tiếp và ghi chép thông qua bản câu hỏi mở, để khai
thác tốt thông tin và các vấn đề phát sinh xung quanh đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu sơ bộ tiến hành với khoản 5 - 7 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế QTKD. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là một bản phỏng vấn chính thức hồn
thiện về nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu chính thức
dùng bản câu hỏi được hồn thiện ở nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn trực tiếp
thu thập thơng tin của 100 bạn sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế_QTKD. Các
thông tin sau khi thu thập bằng bản câu hỏi sẽ được xử lý, làm sạch với sự hỗ
trợ của phần mền Excel.

1.5

-

Mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện và cỡ mẫu 100

-

Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả.
Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà cung cấp máy tính
trong việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop của khách hàng nói chung, sinh
viên nói riêng và từ đó các doanh nghiệp phân phối Laptop có những chiến
lược, kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu của sinh viên đồng thời tạo điều kiện tốt
cho doanh nghiệp kinh doanh ngày càng phát triển.

Nguyễn Văn Nghị

2



Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Nhu cầu
Trong đề tài cần phân biệt sự khác biệt giữa các khía niệm: nhu cầu, mong
muốn và yêu cầu.
Theo Philip Kotler1
Nhu cầu (Needs): Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu
hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Mong muốn (Wants): Mong muốn là một nhu cầu có dạng đặt thù, tương
ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể.
Yêu cầu (Demands): Yêu cầu là mong muốn được kèm thêm điều kiện có
khả năng thanh tốn.
Thang bậc nhu cầu của Maslow
Nhu cầu là tính chất cơ bản của một cơ thể sống, biểu hiện trạng thái
thiếu hụt của chính cá thể đó và được phân biệt với môi trường sống. Nhu cầu
cơ bản mà mỗi người đều thoả mãn được chính là ăn, mặc, ở, đi lại,… Và nhu
cầu mà con người luôn hướng đến là tự khẳng định, hoàn thiện cá nhân được
biểu hiện qua hệ thống
Thang bậc nhu cầu của Maslow.

Nhu cầu
tự thể hiện

Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu về xã hội
Nhu cầu về an tồn
Nhu cầu về sinh lý
Hình 2.1. Thang bậc nhu cầu Maslow


1

Philip Kotler.1999. Marketing căn bản.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê

Nguyễn Văn Nghị

3


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

 Nhu cầu tâm sinh lý: Nhu cầu này được Maslow đặt dưới đáy hình chóp
bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người: ăn, uống, mặc, ở, đi lại,… Đây là
loại nhu cầu thiết yếu nhất diễn ra quyết liệt trong tâm trí con người.
 Nhu cầu về an tồn: Nhu cầu được hình thành theo quá trình phát triển
văn hoá trong xã hội, con người ý thức việc cần phải được bảo vệ, an toàn
trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Sức khoẻ, tài sản, công việc, uy
tín,… Nhu cầu này tồn tại trong mỗi con người suốt cả cuộc đời với mong
muốn ngày càng cao hơn.
 Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này phản ánh mong muốn của con người
muốn làm hài lòng người khác, muốn được chia sẻ cảm thông, trao đổi tâm tư,
nguyện vọng với những người xung quanh,…
- Đối với cá nhân, nhu cầu này thúc đẩy con người gia nhập các tổ chức,
tham gia sinh hoạt cộng đồng, giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Đối với tổ chức, nhu cầu thúc đẩy các tổ chức tham gia các Hiệp hội
ngành nghề, các tổ chức tham gia các tổ chức xã hội, các hoạt động bảo trợ,…
 Nhu cầu được tôn trọng: Từng cá nhân, từng tổ chức trong xã hội ln
có những mong muốn được mọi người chung quanh q mến và tơn trọng. Vì
vậy, mỗi cá nhân, tổ chức ln nỗ lực thực hiện những cơng việc nào đó để

hình thành một giá trị riêng cho cá nhân, tổ chức (trình độ, nhận thức, mơi
trường sống,…) mà mỗi người sẽ kết hợp giữa thời gian, công sức, tiền bạc,…
để thoả mãn nhu cầu theo khía cạnh khác nhau.
 Nhu cầu hiện thực hoá bản thân (tự thể hiện): Đây là nhu cầu thuộc
thang bậc cao nhất của con người, là động lực thúc đẩy con người đầu tư công
sức, tiền bạc mua các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để hỗ trợ cá nhân phát huy
tối đa các khả năng tiềm tàng.
 Mơ hình này trong những trường hợp nào đó sẽ mang tính giả tạo,
nhất là khi các nhu cầu trên tác động qua lại trong mỗi con người, mỗi tổ chức;
nhưng đây là cơ sở quan trọng giúp chúng ta nhận diện nhu cầu thuộc nhiều
lĩnh vực trong đời sống xã hội và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó một cách hợp
lý.
Theo định nghĩa khác của tác giả Trần Minh Đạo2 nhu cầu gồm có:
Nhu cầu tự nhiên: là phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm.
Nhu cầu tự nhiên được hình thành do trạng thái ý thức của người ta về việc
thiếu hụt một vật phẩm để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức đó phát
sinh có thể do sự địi hỏi của sinh lý, của mơi trường giao tiếp xã hội hoặc do
cá nhân con người về vốn tri thức và tự thể hiện.
Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, địi hỏi được
đáp lại bằng một hình thức đặt thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá
nhân của con người.
Nhu cầu có khả năng thanh tốn: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù
hợp với khả năng mua của người tiêu dùng.
2

Trần Minh Đạo.2003.Marketing.Hà Nội. Nhà xuất bản Thống kê

Nguyễn Văn Nghị

4



Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Có những cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng điều thống nhất chia
nhu cầu thành 3 nhóm: Needs, Wants, Demands. Đề tài sẽ sử dụng các thuật
ngữ nhu cầu, mong muốn và yêu cầu để thể hiện các khái niệm này.
Quá trình mua hàng của ngƣời tiêu dùng
Nhận thức
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin

Đánh giá
các lựa chọn

Ra quyết
định mua

Hành vi
sau khi mua
Hình 2.2 Quá trình mua hàng của ngƣời tiêu dùng
 Nhận thức nhu cầu
- Quá trình mua hàng bắt đầu khi một cá nhân nhận thức nhu cầu, mong
muốn hay một vấn đề nào đó cần được thoả mãn.
- Nhận thức nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong
hay bên ngồi của cá nhân. Tác nhân bên trong là những nhu cầu cơ bản nhất của
con người như: đói, khát, mặc ấm,… Tác nhân bên ngồi gồm nhiều yếu tố kích
thích nhu cầu mua hàng thường xuyên: các mẫu quảng cáo trên các phương tiện

truyền thơng đại chúng,các chương trình khuyến mãi, bạn bè giới thiệu, các sản
phẩm trưng bày ở các cửa hàng,…
 Tìm kiếm thơng tin
Khi khách hàng cảm nhận có nhu cầu hoặc mong muốn về một sản phẩm,
dịch vụ nào đó họ có thể tìm kiếm thơng tin về sản phẩm, hàng hố, dịch vụ đáp
ứng u cầu của họ.
Khi tìm kiếm, khách hàng sẽ quan tâm hơn đến các quảng cáo về sản phẩm
có liên quan, đọc báo chí, trên Internet, hỏi bạn bè người thân để có thơng tin và
lời khuyên.
 Đánh giá các lựa chọn
Để có thể chọn lựa các phương án thoả mãn nhu cầu cao nhất với giá cả hợp
lý nhất. Người tiêu dùng sẽ xử lý và phân tích thơng tin đã thu nhập như sau:
- Liệt kê các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm khi quyết
định chọn sản phẩm cụ thể. Tuỳ theo loại sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu mà người
tiêu dùng sẽ liệt kê các thuộc tính tương ứng.
- Xác định các chỉ số của từng thuộc tính theo tầm quan trọng mà người mua
mong muốn theo thứ tự. Các đặc trưng nổi bật của sản phẩm là những thuộc tính
hình thành đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng.
- Người mua hình thành niềm tin của mình theo vị trí nhãn hiệu hàng hố trên
thị trường bên cạnh các thuộc tính của từng nhãn hiệu. Niềm tin đối với vị trí các
nhãn hiệu đơi khi khơng trùng khớp với các thuộc tính khi so sánh. Vì vậy, có thể
Nguyễn Văn Nghị

5


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

do các yếu tố ảnh hưởng như: kinh nghiệm sử dụng, sự sàng lọc thông tin khi tiếp
nhận, sự ghi nhớ thông tin trong tiềm thức,…

- Mô tả đặc điểm của từng thuộc tính có thể thoả mãn nhu cầu, mong muốn
của người tiêu dùng. Như vậy, tuỳ theo thuộc tính, người tiêu dùng quan tâm đến
các đặc điểm cơ bản để đánh giá nhãn hiệu sản phẩm và mặt hàng cụ thể.
- Người tiêu dùng sẽ biểu hiện thái độ ưa thích nhãn hiệu, mặt hàng hay
khơng sau khi đã có quá trình đánh giá theo các bước và quyết định chọn sản phẩm
lý tưởng.Người mua sẽ hình thành thang điểm và cho điểm từng thuộc tính của
mỗi nhãn hiệu hoặc của các mặt hàng trong từng nhãn hiệu và có ý định chọn mặt
hàng cụ thể.
 Ra quyết định mua
Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu, các mặt hàng có
thể chọn và hình thành ý định mua. Đơi khi có những yếu tố xuất hiện làm khách
hàng thay đổi đột ngột những quyết định từ trước đã hình thành như: thái độ của
những người xung quanh, những tác động ngoài dự kiến của người mua,…
 Hành vi sau khi mua
Hành vi đánh giá sau khi mua thể hiện trên 2 phương diện:
- Mức độ hài lịng hay khơng hài lịng.
- Hành động sau khi mua hàng.
Khách hàng có thể thoả mãn hay khơng thoả mãn với sản phẩm và sẽ để ý
tìm kiếm xem quyết định lựa chọn của mình có đúng đắn hay khơng.
 Vì vậy, quá trình mua hàng của người tiêu dùng không quyết định giai đoạn
nào là quan trọng mà phải xem xét vào hồn cảnh khác nhau mà có những
quyết định khác nhau.
2.1.2 Thị trƣờng
Thị trường là nơi tập hợp những người mua hiện có và sẽ có.
Thị trường tiềm ần là tập hợp những người tiêu dùng tự công nhận có đủ mức
độ quan tâm đến một mặt hang nhất định của thị trường.
Thị trường đủ tiêu chuẩn thực hiện có là tập hợp những người tiêu dùng cùng
có quan tâm, thu nhập, khã năng tiếp cận và đủ tiêu chuẩn với một mặt hang cụ
thể của thị trường.
Thị trường mục tiêu: là một bộ phận của thị trường đủ tiêu chuẩn thực hiện có

mà cơng ty quyết định theo đuổi.
Thị trường được chiếm lĩnh: là tập hợp những người tiêu dùng đã mua và sử
dụng sản phẩm đó.
2.1.3 Giá cả
Giá cả là tổng số tiền mà người tiêu phải chi để có được hàng hóa, sản phẩm.
2.1.4 Nhãn hiệu
Nhãn hiệu trước hết là một cái tên cụ thể cho phép xác định rõ sản phẩm.
Nhãn hiệu cũng cho phép người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra sản phẩm trong
vơ vàn các sản phẩm khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu nào đó
Nguyễn Văn Nghị

6


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

2.1.5 Khuyến mãi
Khuyến mãi là cải thiện tạm thời các điều kiện mua hàng nhằm giúp làm
cho nó hấp dẫn hơn và nhờ đó thúc đẩy ngay lập tức mức tiêu thụ sản phẩm.
Theo luật Thương mại Việt Nam 2005 (điều 88) “khuyến mãi là hành động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hang hóa, cung
ứng dịch vụ bằng cách dành cho những khách hàng những lợi ích nhất định”.
2.1.6 Bảo hành
Bảo hành3 là khắc phục những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của
nhà sản xuất.

3

/>
CHRISTIAN MICHON-Lê Thị Đông Mai.Marketing căn bản.2000.Hà Nội.Nhà xuất bản Thanh Niên


Nguyễn Văn Nghị

7


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

2.2. Mô hình nghiên cứu

Sản phẩm
- Nhãn hiệu
- Chất lượng
- Giá cả

Hệ thống phân phối
- Hệ thống phân phối sản phẩm
- Tính sẳn có của sản phẩm

Dịch vụ sau bán hàng

Nhu cầu sử
dụng Laptop
của sinh viên

- Hướng dẫn kỹ thuật
- Các chính sách khuyến mãi
- Bảo hành

Tình cảm

- Cảm nhận đối với sản phẩm

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Laptop
Nghiên cứu bắt đầu từ nhu cầu (needs), mong muốn (wants) đến yêu cầu
(demands), tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu, phân tích yêu cầu của
sinh viên đối với từng yếu tố.
Xác định yếu tố quan trọng nhất tác động đến nhu cầu Laptop của sinh viên
Giá cả: Tìm hiểu mức giá mà đa số sinh viên sẵn sàng chấp nhận.
Nhãn hiệu: Tìm hiểu nhãn hiệu Laptop được sinh viên lựa chọn nhiều nhất.
Khuyến mãi: Đề tài nghiên cứu tác động của chương trình bán hàng trả góp.
Bảo hành: Đề tài nghiên cứu tác động của chương trình bảo hành phần mềm
máy.
Nguyễn Văn Nghị

8


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm hiểu một số yêu cầu về tính năng, chủng loại, …
và lượng cầu.
2.3 Sơ lƣợc về thị trƣờng cung cấp Laptop ở Long Xuyên.
Long Xuyên là một thành phố được công nhận thuộc thành phố loại hai với
điều kiện kinh tế phát triển mạnh, mức thu nhập đầu người tăng. Thị trường
Long Xuyên có nguồn cung cấp Laptop mạnh và rất phong phú với những
nhãn hiệu danh tiếng, uy tín, chất lượng ngày càng nâng cao và có nhiều loại
giá cho người mua lựa chọn. Điển hình các nhà cung cấp có danh tiến trên địa
bàn thành phố long xuyên như cty TNHH Cảnh Toàn, T&D, Kim Vi, Tính
Phong, Thế Giới di Động… trong đó các nhà cung cấp lớn ở thị trường thành
phố Long xuyên là cty TNHH Cảnh toàn, T&D.


Nguyễn Văn Nghị

9


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu được hình thành gồm có:
Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ tiến hành với khoản 5 - 7 sinh viên khóa 8
Khoa Kinh tế - QTKD. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là một bản phỏng vấn
chính thức hoàn thiện về nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 Khoa
Kinh tế - QTKD.
Nhiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức dùng bản câu hỏi được hoàn
thiện ở nghiên cứu sơ bộ để phỏng vấn trực tiếp thu thập thơng tin của 100 bạn
sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD.
Xử lý dữ liệu: Các thông tin sau khi thu thập bằng bản câu hỏi sẽ được xử lý,
làm sạch với sự hỗ trợ của phần mền Excel.
Báo cáo nghiên cứu: đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu được tổng hợp và phân tích trong báo cáo nghiên cứu

Nguyễn Văn Nghị

10


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang


Dữ liệu
Thứ cấp
(sách, Internet)

Bản câu hỏi mở

Đối thoại trực tiếp
giữa 5 – 7 sinh viên

Nghiên cứu
sơ bộ

Bản câu hỏi phỏng
vấn chính thức

Tiến hành phỏng
vấn 100 sinh viên

Làm sạch, mã
hóa và nhập liệu

Nghiên cứu
chính thức

Xử lý dữ
liệu

Phân tích

Kết quả nghiên

cứu

Báo cáo kết quả
nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguyễn Văn Nghị

11


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu.
- Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ sách và Internet
- Dữ liệu sơ cấp: Thông qua bản câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên.
Bản câu hỏi gồm 3 phần chính:
+ Phần 1 : Phần sàn lọc
+ Phần 2 : Phần nội dung chính
+ Phần 3 : Thơng tin đáp viên
3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
Dữ liệu sau khi làm sạch, phân loại, mã hóa, tiến hành nhập liệu và xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel. Kết quả của việc xử lý số liệu đưa vào phân tích
bằng phương pháp thống kê mô tả
3.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu.
- Cỡ mẫu: 100 sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế_QTKD, trường đại học An
Giang
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

Nguyễn Văn Nghị


12


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nhu cầu(needs), Mong muốn(wants) của sản phẩm Laptop đối với sinh
viên khoá 8 Khoa Kinh tế - QTKD.
Khi được hỏi “Bạn có quan tâm đến việc sở hữu một chiếc laptop khơng?”
100% sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế-QTKD điều chọn là “có” như vậy chứng tỏ
sinh viên có mức quan tâm rất lớn về sản phẩm này nên nhu cầu sản phẩm cũng rất
cao, trong đó các sinh viên đánh giá sự cần thiết của sản phẩm Laptop với bản thân
như sau:
Biểu đồ 4.1 Đánh giá sự cần thiết của Laptop
Có hay khơng
cũng được, 7%

Khơng cần thiết,
0%

Rất cần thiết,
45%

Cần thiết, 48%

Qua biểu đồ cho thấy sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD đánh giá cao
vai trị của Laptop trong q trình học tập ở trường, tỉ lệ sinh viên cho rằng không
cần thiết chiếm 0%, 93% sinh viên cho rằng sản phẩm cần thiết và rất cần thiết.
Vậy sinh viên sử dụng Laptop phục vụ cho hoạt động nào?

Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD sử dụng
Laptop phục vụ cho các hoạt động như học tập, giải trí, lưu trữ dữ liệu và truy cập
Internet.
Biểu đồ 4.2 Mục đích sử dụng Laptop của sinh viên

Khác

2%

Truy cập Internet

81%

Lưu trữ dữ liệu

67%

Giải trí

79%

Học tập

95%
0%

Nguyễn Văn Nghị

10%


20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

13


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Hoạt động mà sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD sử dụng Laptop nhiều
nhất là phục vụ việc học tập, chiếm 95% trong tổng số sinh viên muốn sở hữu một
chiếc Laptop cho mình.
Trong giai đoạn thời đại của thơng tin như hiện nay việc tiếp cận được thông
tin là rất cần thiết đặc biệt là đối với sinh viên ở các trường đại học trên cả nước
nói chung và ở đại học An Giang nói riêng, do vậy đã có 81% sinh viên trả lời
dùng Laptop để truy cập Internet tìm kiếm thơng tin phục vụ cho mục đích học tập

của bản thân.
Ngồi sử dụng cho mục đích học tập, truy cập Internet thì Laptop cũng đáp
ứng các nhu cầu giải trí và lưu trữ dữ liệu của sinh viên.
4.2 Yêu cầu(demands) của sinh viên đối với sản phẩm Laptop
4.2.1 Các yếu tố tác động đến nhu cầu về Laptop
Biểu đồ 4.3 Các yếu tố tác động đến nhu cầu Laptop
Khác

0%

Bảo hành

52%

Chương trình khuyến mãi

26%

Nhãn hiệu

62%

Kiểu dáng

67%

Tính năng

81%


Giá cả

89%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90% 100%

Yếu tố sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - QTKD quan tâm nhiều nhất khi mua
Laptop cho mình là giá cả của chiếc Laptop muốn mua, có 89% sinh viên chọn
trong tổng số 100 sinh viên được phỏng vấn. Tính năng là mối quan tâm thứ hai
của sinh viên khi muốn mua Laptop cho mình với 81% lựa chọn. Bên cạnh đó sinh
viên cũng quan tâm nhiều đến kiểu dáng, nhãn hiệu và bảo hành nhưng ít quan tâm
đến chương trình khuyến mãi khi mua Laptop cho mình.

4.2.2 Giá cả
Biểu đồ 4.4 Mức giá sinh viên lựa chọn

Trên 15 triệu, 5%

Dưới 8 triệu, 4%
Từ 8 - dưới 12
triệu, 40%

Từ12 - 15 triệu,
51%

Nguyễn Văn Nghị

14


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Mức giá phù hợp với sinh viên là các mức giá dưới 15 triệu. Trong số đó các
sản phẩm có mức giá được sinh viên chọn và sẳn sàng mua với tỷ lệ cao nhất là ở
mức từ 12 – 15 triệu chiếm 51% tổng số sinh viên phỏng vấn.
Tuy phần lớn các sinh viên lựa chọn các sản phẩm ở mức vừa và thấp (dưới
15 triệu) phù hợp với nguồn tài chính của gia đình và bản thân, nhưng vẫn có 5%
sinh viên lựa chọn các sản phẩm có mức giá trên 15 triệu.
4.2.3 Tính năng
Biểu đồ 4.5 Tính năng của Laptop
khác

0%


Chỉ cần những tính năng cơ bản

23%

Bluetooth

23%

Wireless

42%

Âm thanh

42%

Cấu hình

93%
0%

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100
%

Tính năng mà sinh viên quan tâm hàng đầu về một chiếc Laptop là cấu hình
chiếm 93% trong tổng số sinh viên được phỏng vấn. Ngồi ra tính năng đặt trưng
của Laptop so với máy tính để bàn là Wireless được sinh viên chọn đứng thứ hai
và tính năng âm thanh cũng vậy cùng chiếm tỷ lệ 42% tổng số sinh viên phỏng
vấn. Bên cạnh những chức năng trên thì những tính năng cơ bản (Word, Excel,

nghe nhạc…) và Bluetooth là những tính năng được sinh viên chọn tiếp theo khi
muốn mua Laptop cho bản thân mình với tỷ lệ chiếm bằng nhau là 23% sinh viên
phỏng vấn.
4.2.4 Nhãn hiệu
Biểu đồ 4.6 Nhãn hiệu Latop

Asus, 0%

Apple, 10%

Hp, Compaq,
31%

Nguyễn Văn Nghị

Dell, 15%

Acer, 10%

IBM, Lenovo,
7%

Toshiba, 4%

Sony, 23%

15


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang


Qua khảo sát cho thấy sự yêu thích của sinh viên tập trung vào các thương
hiệu nổi tiếng về chất lượng trên thế giới hiện nay như Acer, IBM, Lenovo,
Toshiba, Sony, Hp, Compaq, Apple, Dell. Trong số đó dẫn đầu được sinh viên lựa
chọn nhiều nhất là nhãn hiệu Hp, Compaq với 31% sinh viên lựa chọn, xếp thứ hai
là nhãn hiệu Sony với 23% lựa chọn, tiếp theo là những nhãn hiệu còn lại như Dell
chiếm 15%, và các nhãn hiệu còn lại như Acer, Aplle, Toshiba, IBM, Lenovo
chiếm 31%, và cuối cùng nhãn hiệu Asus không sinh viên nào lựa chọn.
4.2.5 Thời hạn bảo hành
Biểu đồ 4.7 Thời gian bảo hành phần mềm

1 tháng, 4%

2 tháng, 0%
3 tháng, 11%

Trên 3 tháng,
85%

Bảo hành phần mềm cũng là một yếu tố quan trọng trong nhu cầu mua
Laptop của sinh viên, mức bảo hành được sinh viên lựa chọn cao nhất là trên 3
tháng chiếm tỷ lệ 85% sinh viên phỏng vấn, mức được sinh viên lựa chọn 3 tháng
và 1 tháng chiếm tỷ lệ 15%, cuối cùng ở mức 2 tháng không có bạn sinh viên nào
lựa chọn chiếm tỷ lệ 0% sinh viên phỏng vấn. Chứng tỏ nhu cầu bảo hành phần
mềm Laptop của sinh viên mong muốn kéo dài thời gian bảo hành.
4.2.6 Khuyến mãi – Mua hàng trả góp
Tỷ lệ sinh viên quan tâm đến chương trình khuyến mãi là chiếm tỷ lệ thấp
nhất(chiếm 26%) trong các yếu tố tác động đến nhu cầu Laptop của sinh viên
(Biểu đồ 4.3). Do đó nội dung của phần này chỉ tập trung vào chương trình mua
hàng trả góp.

Biểu đồ 4.8 Quyết định mua hàng trả góp
Nhất định mua,
16%

Khơng , 12%

Xem xét lại,
72%

Nguyễn Văn Nghị

16


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Số lượng sinh viên nhất định mua khi có chương trình bàn hàng trả góp
chiếm tỷ lệ rất thấp và số lượng sinh viên xem xét lại chiếm tỷ lệ rất cao 72% như
vậy chứng tỏ các chương trình khuyến mãi của các nhà phân phối ở thị trường
thành phố Long Xuyên chưa hấp dẫn được nhu cầu của các bạn sinh viên. Như vậy
muốn thu hút được sự quan tâm của sinh viên các nhà phân phối phải có những ưu
đãi nhiều hơn về chương trình khuyến mãi có nhu vậy mới thu hút nhu cầu của
sinh viên.
4.2.7 Mức trả góp hàng tháng.
Biểu đồ 4.9 Mức góp hàng tháng

500.000 1.000.000, 8%

Trên 1.000.000,
2%


300.000 - dưới
500.000, 35%

Dưới 300.000,
55%

Đối tượng sinh viên có thu nhập khơng cao chủ yếu là từ gia đình các sinh
viên, do đó mức giá góp hàng tháng được đơng đảo các bạn sinh viên chấp nhận
dao động ở mức từ dưới 300.000 đến dưới 500.000 chiếm 90%, trong đó ở mức giá
dưới 300.000 chiếm đến 55%. Nhưng vẩn có một số bạn sinh viên có khả năng tài
chính tốt hơn chấp nhận mức góp hàng tháng cao hơn như mức từ 500.000 –
1.000.000 chiếm 8% và mức trên 1.000.000 chiếm tỷ lệ rất thấp.
Thu nhập hàng tháng của sinh viên cũng ảnh hưởng đến chương trình trả góp
thể hiện qua mức tỷ lệ góp hàng tháng mà sinh viên có thể chấp nhận nêu trên
Biểu đồ 4.10 Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên

Từ 1,5 - 2 triệu,
21%

Trên 2 triệu, 2%

Dưới 1 triệu,
34%

Từ 1 - dưới 1,5
triệu, 43%

Nguyễn Văn Nghị


17


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Kinh tế nước ta ngày càng phát triển thu nhập các hộ gia đình ngày cáng
tăng lên, theo khảo sát 100 bạn sinh viên thì mức thu nhập hàng tháng từ 1- dưới
1,5 triệu có tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, dưới 1 triệu chiếm 34% tiếp theo là từ 1,5 –
dưới 2 triệu có tỷ lệ cũng khá cao là 21% và cuối cùng là thu nhập trên 2 triệu
chiếm tỷ lệ rất thấp. Với mức thu nhập này có tác động không nhỏ đến nhu cầu
mua sản phẩm Laptop trả góp của sinh viên.
4.3 Đo lƣờng nhu cầu
100% sinh viên được phỏng vấn điều thể hiện mối quan tâm của mình về
việc sở hữu một chiếc Laptop cho bản thân mình, có 50% sinh viên có nhu cầu
nhưng chưa có Laptop của riêng mình, đây là lượng cầu tiềm ẩn của thị trường
Laptop ở Long Xuyên hiện nay.
Biểu đồ 4.11 Lượng sinh viên có nhu cầu
100%
80%
60%

50%

50%

Đã có Laptop

Chưa có Laptop

40%

20%
0%

Qua số liệu trên, thị trường đã được chiếm lĩnh chiếm 50%, còn lại một nửa
thị trường vẩn chưa được chiếm lĩnh cần được phục vụ nhu cầu.
Trong thị trường chưa được chiếm lĩnh cần được phục vụ nhu cầu, nhu cầu
mua sản phẩm trong vòng 6 tháng tới chiếm 84% trong tổng số sinh viên chưa có
Laptop.
Biểu đồ 4.12 Thì trường chưa chiếm lĩnh
100%
84%
80%
60%
40%
16%

20%
0%
Dự định mua

Nguyễn Văn Nghị

Khơng có ý định mua

18


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Trong 16% sinh viên quyết định không mua sản phẩm trong thời gian 6

tháng tới có đến 75% xuất phát từ lý do tài chính và 25% cịn lại là đã có máy tính
để bàn rồi.

Nguyễn Văn Nghị

19


Nhu cầu sử dụng Laptop của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế- QTKD trường đại học An Giang

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Qua những kết quả phân tích cho thấy tất cả các sinh viên điều mong
muốn sở hữu một chiếc Laptop cho mình để phục vụ cho việc học tập, tiếp cận
thông tin xã hội nói chung và những thơng tin cá nhân nói riêng trong thời đại
công nghệ thông tin như hiện nay qua đó đánh giá cao sự cần thiết của Laptop
đối với sinh viên hiện nay. Trong đó giá cả của Laptop là một trong những yếu
tố được sinh viên đặc biệt quan tâm khi có nhu cầu sở hữu và sử dụng cho mục
đích bản thân, yếu tố quan trọng thứ hai là tính năng của Laptop. Ngồi ra cịn
có những yếu tố khác như kiểu dáng, nhãn hiệu, bảo hành… cũng có tác động
đến nhu cầu của sinh viên.
Trong nhiều tính năng của Laptop tính năng được sinh viên quan tâm
nhiều nhất là cấu hình máy.
Cấu hình máy là tốc độ xử lý số liệu, dữ liệu của máy. Tốc độ xử lý nhanh
hay chậm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định
mua Laptop cho mình. Chủ yếu các sinh viên tập trung vào các dịng máy tính
đa tính năng có cấu hình mạnh. Do mục đích chủ yếu của việc sử dụng Laptop
của sinh viên là học tập và truy cập thông tin nên khơng thể thiếu tính năng đặt
trưng của một máy Laptop là Wireless, bên cạnh đó cũng cần các tính năng
khác như âm thanh, Bluetooth…

Mức giá phù hợp với sinh viên .
Bên cạnh các tính năng chính của một chiếc Laptop, yếu tố giá cả cũng
tác động mạnh mẽ nhất với nhu cầu của sinh viên (89% sinh viên được phỏng
vấn thể hiện mối quan tâm đến giá cả khi muốn sở hữu một chiếc Laptop cho
mình), do kinh tế phát triển, kinh tế các bạn sinh viên được nâng lên nên sinh
viên chấp nhận sản phẩm có giá vừa và mức giá trung bình trong thị trường sản
phẩm này. Từ những thông tin giá cả về sản phẩm, các nhà sản xuất và các nhà
phân phối có thể sản xuất, lựa chọn những sản phẩm phù hợp với kinh tế sinh
viên hiện nay để phục vụ tốt thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó thì các nhà
phân phối nên có giá ưu đãi trong chương trình khuyến mãi mua hàng trả góp
nhiều hơn để thu hút 50% nhu cầu mà chưa có Laptop của sinh viên khóa 8
Khoa Kinh tế - QTKD.
Sản phẩm Laptop đƣợc sinh viên lựa chọn
Các sản phẩm được sinh viên lựa chọn nhiều nhất vẩn là những sản phẩm
của các nhãn hiệu nổi tiếng trong ngành sản xuất Laptop trên thế giới như Hp,
Compaq, Sony đây là hai nhãn hiệu lựa chọn hàng đầu trong giới sinh viên
hiện nay, bên cạnh đó sinh viên cũng lựa chọn những nhãn hiệu khác như Dell,
Acer, Applle… Với những nhãn hiệu nổi tiếng thì chất lượng đã được đãm bảo
hoàn toàn nên các bạn sinh viên tin tưỡng bên cạch sản phẩm thì cần phải có
chương trình bảo hành phần mềm cho sinh viên trong một khoản thời gian
thích hợp khoản trên 3 tháng, có như vậy mới thu hút nhiều khách hàng hơn
trong đó có sinh viên là phần đông.

Nguyễn Văn Nghị

20


×