Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ và lập báo cáo tài chính tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.96 KB, 22 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

TRẦN THỊ MỸ HẠNH
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ
SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO NỘI BỘ VÀ LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP
Chun ngành: Kế Tốn Doanh Nghiệp
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
  

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ
SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO NỘI BỘ VÀ LẬP
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP
Chun ngành: Kế Tốn Doanh Nghiệp
SVTH :

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

LỚP

DH9KT



:

MSSV :

DKT083119

GVHD : TRÌNH QUỐC VIỆT

Long Xuyên, tháng 7 năm 2011


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã không
ngừng mở rộng quy mơ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường và
sự cạnh tranh gay gắt của các cơng ty cùng ngành. Để có được thị trường tiêu thụ lớn các
doanh nghiệp đã lần lượt mở rộng quy mô, chi nhánh ở nhiều nơi. Chính vì thế làm sao để
đạt lợi nhuận chung tối ưu khơng cịn là việc của riêng một đơn vị nào mà là việc của cả
một hệ thống xí nghiệp, đơn vị thành viên. Trong mối quan hệ sản xuất dây chuyền phát
sinh các hoạt động nội bộ như chuyển giao sản phẩm giữa các xí nghiệp, đơn vị thành viên
với nhau. Vậy định giá sản phẩm chuyển giao như thế nào để lợi ích riêng của từng đơn vị
và chung của tổng cơng ty cao nhất?, có phải lúc nào các bên chuyển giao cũng có lợi? và
các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này được ghi nhận và xử lý như thế nào tại các xí nghiệp,
đơn vị thành viên và tổng công ty? Để làm rõ về vấn đề này tôi chọn đề tài “ Những vấn đề
liên quan định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ và lập báo cáo tài chính tổng hợp” để
nghiên cứu.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh


Trang 3


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
TĨM TẮT
Đề tài có nội dung chính gồm bốn phần: Phần thứ nhất, trình bày sơ lược về các mục
tiêu, nguyên tắc định giá chuyển giao nội bộ và ưu, nhược điểm của các phương pháp định
giá chuyển giao. Rút ra kết luận và thiết lập phạm vi giá chuyển giao. Phần thứ hai, trình
bày về phương pháp hạch tốn các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ và phương pháp điều
chỉnh & lập Báo cáo tài chính tổng hợp. Phần thứ ba, trình bày về vấn đề chuyển giá tại
Việt Nam, sơ lược về mục đích, cơ sở, tác hại và các văn bản pháp lý về chống chuyển giá.
Phần thứ tư, nêu nhận xét về vấn đề chuyển giao nội bộ, mối quan hệ giữa chuyển giao và
lập báo cáo tài chính tổng hợp, xem xét lại việc có nên chuyển giao nội bộ hay không, cuối
cùng là nhận xét về hành vi chyển giá tại Việt Nam.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 4


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐVTT: Đơn vị trực thuộc
GTGT: Giá trị gia tăng
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
TK: Tài khoản
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
LNKT: Lợi nhuận kế toán
CCDV: Cung cấp dịch vụ

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 5


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CHUYỂN GIAO NỘI
BỘ VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP

I/ Các phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ: [1]
Giá chuyển giao là giá khi một bộ phận của cơng ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho
một bộ phận khác của công ty. Mục tiêu quan trọng trong việc thiết lập giá chuyển giao là
thúc đẩy các nhà quản lý làm việc để mang lại lợi ích lớn nhất cho cả cơng ty. Vì vậy hệ
thống định giá chuyển giao cần đáp ứng 3 mục tiêu sau:


Đánh giá công bằng các nhà quản lý: đánh giá năng lực và trách nhiệm của các nhà
quản trị qua kết quả hoạt động của bộ phận và của tồn cơng ty.



Thống nhất các mục tiêu của nhà quản lý và của cả công ty: điều này được thể hiện
qua việc quyết định chuyển giao hay bán ra ngoài để đem lại lợi ích cho bộ phận

mình quản lý và lợi nhuận chung tồn cơng ty đạt mức mong muốn



Duy trì quyền tự chủ của các bộ phận: bộ phận bán và mua sản phẩm chuyển giao
điều có quyền quyết định nên bán hoặc mua sản phẩm nội bộ hoặc ngồi thị trường
khơng nhất thiết phải bán hoặc mua nội bộ.

Việc xác định giá bán sản phẩm nội bộ cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: [2]
-

Đảm bảo được lợi ích kinh tế của các đơn vị thành viên trong lợi ích chung của tồn
doanh nghiệp.

-

Làm cơ sở xác đáng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
đơn vị thành viên.

-

Khai thác triệt để những thuận lợi, khắc phục khó khăn của các đơn vị thành viên
cũng như tồn doanh nghiệp vì lợi ích chung.

Có 3 phương pháp định giá chuyển giao nội bộ: định giá sản phẩm chuyển giao theo chi
phí, theo giá thị trường và theo thỏa thuận.
1/ Định giá sản phẩm chuyển giao theo chi phí
Cơ sở định giá sản phẩm chuyển giao theo phương pháp này là giá thành sản xuất, giá
thành tồn bộ, biến phí đơn vị ... Phương pháp định giá này có ưu điểm nổi bật là đơn giản
dễ thực hiện những phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Theo phương pháp

này thì bộ phận chuyển giao sẽ khơng có lợi nhuận, khơng đánh giá được hiệu quả hoạt
động của bộ phận chuyển giao qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay tỷ suất hồn vốn đầu
tư, gây khó khăn trong cơng tác giám sát tình hình thực hiện định mức chi phí của các bộ
phận và bộ phận nhận chuyển giao cuối cùng phải gánh chịu mọi sự lãng phí hay kém hiệu

(1)
(2)

Ts. Phạm Văn Dược. 2006. Kế toán quản trị. Hà Nội. NXB thống kê.
Ts. Phạm Văn Dược. 2000. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Hà Nội. NXB thống kê.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 6


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
quả của các bộ phận khác. Chính vì thế khơng khuyến khích các nhà quản trị bộ phận
chuyển giao kiểm sốt tốt chi phí và vơ hình chung làm lợi nhuận tồn doanh nghiệp giảm.
Ví dụ về định giá chuyển nhượng nội bộ PEPSI Co.
PEPSI Co. có 2 bộ phận kinh doanh: Nước giải khát và Đồ ăn nhanh.
* Nước giải khát:
Cơng suất sản xuất nước uống có ga/ tháng 10.000 lít
Chi phí biến đổi/ lít

8.000 đồng

Chi phí cố định/ tháng


70.000.000 đồng

Giá bán nước uống có ga trên thị trường

20.000 đồng/ lít

* Đồ ăn nhanh:
Giá mua nước uống có ga nhãn hiệu thơng thường 18.000 đồng/ lít
Mức tiêu dùng nước uống có ga hàng tháng

2.000 lít

Ta có:
Chi phí sản xuất 1 lít nước uống có ga = 8.000 + 70.000.000/10.000 = 15.000 đồng
Trước mắt ta thấy bộ phận nước giải khát chuyển giao nội bộ cho bộ phận đồ ăn nhanh theo
chi phí sản xuất thì sẽ có lợi hơn vì giá mua nội bộ là 15.000 đồng/lít cịn giá mua ngồi là
18.000 đồng /lít. Nhưng khi tính đến khoản lãi bị mất đi do việc tiêu thụ nội bộ 2.000 lít
nước uống có ga thì việc chuyển giao nội bộ cần được xem xét lại. Khoản lãi bị mất đi do
khơng bán ra thị trường bên ngồi là 10.000.000 đồng (2.000 x 5.000), còn lãi do bán nội
bộ là 6.000.000 đồng (2.000 x 3.000). Như vậy, nhà quản trị sẽ khơng chuyển giao nội bộ
nữa vì khi chuyển giao nội bộ thì lợi nhuận tồn cơng ty giảm 4.000.000 đồng.
2/ Định giá sản phẩm chuyển giao theo giá thị trường
Là phương pháp khả thi nhất, khắc phục được nhược điểm của phương pháp chi phí.
Tuy nhiên việc xác định giá bán nội bộ theo giá thị trường cũng cần phải đáp ứng tốt các
yêu cầu như: phải có sự nhất trí giữa đơn vị mua và đơn vị bán, mọi sự bất đồng giữa đơn
vị mua và đơn vị bán phải được giải quyết triệt để bởi một hội đồng trung gian của doanh
nghiệp. Ngoài ra cũng cần xem xét đến các khó khăn và thuận lợi của các đơn vị chuyển
giao như năng lực sản xuất, nhu cầu cạnh tranh với bên ngồi, chính sách sử dụng, đãi ngộ
lao động của doanh nghiệp…
3/ Định giá sản phẩm chuyển giao theo thỏa thuận

Định giá chuyển giao theo phương pháp này rất linh hoạt và cũng giảm bớt mâu thuẫn
nội bộ, giá chuyển giao thường thấp hơn giá thị trường vì các chi phí tiêu thụ được giảm
bớt khi chuyển giao nội bộ, chiết khấu thương mại khi chuyển giao với số lượng lớn, và khi
công ty tận dụng năng lực sản xuất nhàn rỗi…
Tuy nhiên trong thực tế mỗi phương pháp định giá chuyển giao nội bộ có ưu và nhược
điểm riêng, do đó tùy trường hợp mà các nhà quản trị thỏa thuận để ra quyết định chuyển
nhượng đem lại lợi ích chung lớn nhất.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 7


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
4/ Phạm vi giá chuyển giao
Giá chuyển giao phải kết hợp hài hịa lợi ích của các bên tham gia chuyển giao với lợi ích
của tồn cơng ty. Do đó ta phải xác định giá chuyển giao tối thiểu để làm cơ sở xác định giá
chuyển giao, ta có cơng thức sau:
Chi phí sản xuất và
Giá chuyển giao tối thiểu = chuyển giao đơn vị
sản phẩm

+

Chi phí cơ hội đơn
vị sản phẩm

Chi phí cơ hội ở đây là phần lợi ích lớn nhất bị mất đi xét trên tồn cơng ty nếu sản phẩm
được chuyển giao nội bộ hoặc có thể nói chi phí cơ hội đơn vị đối với tồn doanh nghiệp là
số dư đảm phí mất đi tính cho một sản phẩm chuyển giao do mất cơ hội bán ra ngồi vì

chuyển giao nội bộ.
Tổng số dư đảm phí của khối lượng
Giá chuyển giao
Biến phí đơn vị sản
tiêu thụ ra ngoài bị mất đi
= phẩm chuyển giao +
tối thiểu
Khối lượng chuyển nhượng nội bộ
Các nhà quản trị có thể linh hoạt ra quyết định trong phạm vi giá chuyển giao sau:
Phạm vi giá chuyển giao nội bộ có
thể chấp nhận
Giá mua từ các nhà cung
cấp bên ngoài do bộ phận
mua quyết định

Giá chuyển giao tối
thiểu do bộ phận bán
quyết định
Phạm vi giá chuyển giao:

Giá chuyển giao tối thiểu ≤ Giá chuyển giao ≤ Giá thị trường

Từ những vấn đề trên cho ta thấy rằng khơng có một phương pháp nào là tối ưu để dựa
vào đó ra quyết định, mà các nhà quản trị dựa vào tình hình thực tế tại bộ phận và tồn
cơng ty để vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với mục tiêu của mình.
Ví dụ:
a/ Nếu bộ phận Nước giải khát có đủ cơng suất dư thừa để đáp ứng mức cầu của bộ phận
Đồ ăn nhanh mà không cần phải giảm mức tiêu thụ thông thường cho các khách hàng khác.
Do đó khơng có chi phí cơ hội cho trường hợp này nên giá chuyển giao tối thiểu của bộ
phận nước giải khát là 8.000 đồng/lít.

 Khoảng giá chuyển giao có thể chấp nhận được là:
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 8


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
8.000 đồng ≤ Giá chuyển giao ≤ 18.000 đồng
b/ Nếu bộ phận Nước giải khát không dư thừa công suất và phải giảm mức tiêu thụ cho các
khách hàng khác để đáp ứng mức cầu của bộ phận Đồ ăn nhanh (2.000 lít) thì chi phí cơ hội
cho trường hợp này là số dư đảm phí mất đi 12.000 đồng/lít, giá chuyển giao tối thiểu của
bộ phận nước giải khát là 20.000 đồng/lít nhưng giá chuyển giao cao nhất mà bộ phận đồ
ăn nhanh chấp nhận là 18.000 đồng/lít.
 Khơng xảy ra việc chuyển giao nội bộ.
c/ Nếu bộ phận Nước giải khát có dư thừa một ít cơng suất (1.000 lít) và phải để đáp ứng
mức cầu của bộ phận Đồ ăn nhanh (2.000 lít), nếu chuyển giao nội bộ sẽ phải giảm mức
tiêu thụ cho khách hàng khác là 1.000 lít. Chi phí cơ hội trong trường hợp này là: (12.000 x
1.000)/2.000 = 6.000 đồng/lít nên giá chuyển giao tối thiểu của bộ phận nước giải khát là
14.000 đồng/lít.
 Khoảng giá chuyển giao có thể chấp nhận là:
14.000 đồng ≤ Giá chuyển giao ≤ 18.000 đồng
II/ Kế toán các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính tổng hợp:
Trong q trình chuyển giao nội bộ sẽ phát sinh các khoản phải thu, phải trả nội bộ và
doanh thu bán hàng nội bộ. Theo quy định thì các khoản phải thu sẽ phản ánh vào tài khoản
136 “phải thu nội bộ”, các khoản phải trả thì phản ánh vào tài khoản 336 “phải trả nội bộ”
và 512 “ doanh thu bán hàng nội bộ”. Phạm vi và nội dung phản ánh vào các tài khoản 136,
336, 512 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị
cấp dưới với nhau. Trong đó cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không phải là cơ
quan quản lý, các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thành viên trực thuộc hay phụ thuộc

cấp trên và phải có tổ chức cơng tác kế tốn riêng. Thơng thường thì các chi nhánh sẽ
chuyển giao nội bộ theo chi phí nhưng khi họ chuyển giao theo giá thị trường thì sẽ phát
sinh các khoản lãi (lỗ) nội bộ và kế toán phải điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định khi
lập Báo cáo tài chính tổng hợp. Sau đây tôi xin đề cập đến việc điều chỉnh các vấn đề phát
sinh từ giao dịch nội bộ khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh tổng hợp. Phương pháp và các bút toán điều chỉnh được ghi nhận như thế
nào ta tìm hiểu cụ thể qua ví dụ sau:
Ví dụ: Tại một cơng ty X có hai đơn vị trực thuộc (ĐVTT) M và N có hạch tốn kế tốn
riêng và có xác định kết quả kinh doanh. Trong kỳ ĐVTT M bán cho đơn vị N mặt hàng A
có giá vốn 100.000 ngàn đồng giá bán nội bộ chưa có thuế là 120.000 ngàn đồng, thuế suất
thuế GTGT 10%.
Bảng cân đối kế tốn riêng của cơng ty X, ĐVTT M và N ngày 31/12/2010 như sau:

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 9


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
Bảng cân đối kế tốn riêng của cơng ty X:
Tài sản

Số cuối kỳ

1. Tiền

200.000

(ĐVT: 1.000 đồng)

Nguồn vốn

Số cuối kỳ

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

1.200.000

Tổng nguồn vốn

1.200.000

2. Vốn kinh doanh ở ĐVTT 1.000.000
Tổng tài sản

1.200.000

Vốn kinh doanh ở ĐVTT: 1.000.000 gồm ĐVTT M là 400.000 và N là 600.000
Bảng cân đối kế toán riêng của ĐVTT M:
Tài sản

Số cuối kỳ

Nguồn vốn

Số cuối kỳ

1. Tiền

150.000


1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

400.000

2. Hàng tồn kho

300.000

2. Lợi nhuận chưa phân phối

50.000

Tổng tài sản

450.000

Tổng nguồn vốn

450.000

Bảng cân đối kế toán riêng của ĐVTT N:
Tài sản

Số cuối kỳ

Nguồn vốn

Số cuối kỳ


1. Tiền

200.000

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

2. TSCĐ

500.000

2. Lợi nhuận chưa phân phối 100.000

Tổng tài sản

700.000

Tổng nguồn vốn

600.000

700.000

 Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chuyển giao nội bộ
Giả sử các đơn vị khơng có các giao dịch nào khác, hàng hóa chuyển giao nội bộ thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổng công ty và các đơn vị thành
viên trực thuộc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Khi chuyển giao theo giá thị trường
thì tại đơn vị chuyển giao và đơn vị nhận chuyển giao ghi nhận như sau:
 Tại ĐVTT M (đơn vị chuyển giao sản phẩm nội bộ):
ĐVTT M xuất kho sản phẩm đến ĐVTT N mà sử dụng ngay hóa đơn (GTGT) và căn cứ
vào đó phản ánh doanh thu nội bộ

Nợ TK 136

132.000

Có TK 512

120.000

Có TK 3331

12.000

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 10


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán ra:
Nợ TK 632

100.000

Có TK 156

100.000

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 911


100.000

Có TK 632
Nợ TK 512

100.000

120.000

Có TK 911
Nợ TK 8211

120.000

5.000

Có TK 3334
Nợ TK 911

5.000

5.000

Có TK 8211
Nợ TK 911

5.000

15.000


Có TK 421

15.000
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RIÊNG CỦA ĐVTT M

Tài sản

Số cuối kỳ

Nguồn vốn

Số cuối
kỳ

1. Tiền

150.000 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

400.000

2. Hàng tồn kho

200.000 2. Thuế GTGT phải nộp

12.000

3. Phải thu nội bộ

132.000 3. Thuế TNDN


Tổng tài sản

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

482.000

5.000

4. Lợi nhuận chưa phân phối

65.000

Tổng nguồn vốn

482.000

Trang 11


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐVTT M
Chỉ tiêu

Năm nay

Doanh thu bán hàng và CCDV


120.000

Giá vốn hàng bán

100.000

….
Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN

20.000
5.000
15.000

 Tại ĐVTT N (đơn vị nhận chuyển giao sản phẩm nội bộ):
Khi nhận được hóa đơn (GTGT) và sản phẩm do ĐVTT M gửi đến phản ánh giá vốn hàng
nhập kho
Nợ TK 156
Nợi TK 133

120.000
12.000

Có TK 336

132.000

 Trường hợp ĐVTT N đã bán tồn bộ số hàng A ra bên ngoài: Khi bán sản phẩm
chuyển giao ĐVTT N lập hóa đơn (GTGT) hàng hóa bán ra và căn cứ vào đó phản ánh

doanh thu
Nợ TK 131

165.000

Có TK 511
Có TK 3331

150.000
15.000

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán ra:
Nợ TK 632

120.000

Có TK 156

120.000

* Xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 911

120.000

Có TK 632
Nợ TK 511

120.000


150.000

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 12


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
Có TK 911
150.000
Nợ TK 8211

7.500

Có TK 3334
Nợ TK 911

7.500

7.500

Có TK 8211
Nợ TK 911

7.500

22.500

Có TK 421


22.500

Bảng CĐKT và BCKQKD của ĐVTT N khi đã bán toàn bộ số hàng A ra bên ngồi
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN RIÊNG CỦA ĐVTT N
Tài sản

Số cuối
kỳ

Số cuối
kỳ

Nguồn vốn

1. Tiền

200.000 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

600.000

2. TSCĐ

500.000 2. Thuế GTGT phải nộp

15.000

3. Phải thu khách hàng

165.000 3. Thuế TNDN


4. Thuế GTGT khấu trừ

Tổng tài sản

7.500

12.000 4. Phải trả nội bộ

132.000

5. Lợi nhuận chưa phân phối

122.500

Tổng nguồn vốn

877.000

877.000

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐVTT N
Chỉ tiêu

Năm nay

Doanh thu bán hàng và CCDV

150.000


Giá vốn hàng bán

120.000

….
Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

30.000
7.500
22.500
Trang 13


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp

 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP CỦA TỒN CÔNG TY
Tại ĐVTT M khi bán hàng cho ĐVTT N thì khoản doanh thu, giá vốn, lãi (lỗ) tiêu thụ
nội bộ vẫn đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định trong chuẩn mực. Nhưng khi
tổng hợp tồn cơng ty ta phải loại trừ vì xét cho cùng thì hàng hóa vẫn nằm trong cơng ty,
vẫn là của chung nên không đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu, giá vốn, lãi (lỗ) cho công
ty. Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp tổng cơng ty X phải thực hiện các bút toán điều
chỉnh trên BCĐKT tổng hợp và BCKQHĐKD tổng hợp như sau:
Bảng CĐKT tổng hợp và BCKQHĐKD tổng hợp được lập trên cơ sở tổng hợp các BCĐKT
và BCKQHĐKD của đơn vị cấp trên và các ĐVTT, bằng cách cộng các khoản mục tương
đương theo nguyên tắc sau: [3]
-


Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác định
khoản mục tương đương của BCĐKT và BCKQHĐKD tổng hợp.

-

Đối với các khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT và
BCKQHĐKD thì phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để tổng
hợp các khoản mục và trình bày trên BCĐKT và BCKQHĐKD tổng hợp.

* Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến việc tổng hợp trên BCĐKT gồm:
+ Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới theo nguyên tắc: loại
trừ hoàn toàn trên BCĐKT và BCKQHĐKD giá trị ghi sổ của khoản cấp vốn của đơn vị
cấp trên trong từng đơn vị cấp dưới và phần vốn của đơn vị cấp trên trong vốn chủ sở hữu
của đơn vị cấp dưới.
Bút toán điều chỉnh:
Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Số vốn đã cấp cho ĐVTT
Giảm khoản mục - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Số vốn đã cấp cho ĐVTT
+ Điều chỉnh số dư các khoản phải thu phải trả nội bộ trong cùng một công ty theo nguyên
tắc: loại trừ hoàn toàn số dư các khoản phải thu phải trả giữa các đơn vị nội bộ.
Bút toán điều chỉnh:
Giảm khoản mục - Phải trả nội bộ: Các khoản phải trả nội bộ
Giảm khoản mục - Phải thu nội bộ: Các khoản phải thu nội bộ
+ Điều chỉnh các khoản lãi (lỗ) chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ theo nguyên tắc: loại
trừ hoàn toàn các giao dịch trong nội bộ công ty và các khoản lãi (lỗ) chưa thực sự phát
sinh từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của tài sản như hàng tồn kho, tài sản
cố định …
Bút toán điều chỉnh:
(3)


Bộ mơn kế tốn tài chính – Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. 2011. Giáo trình kế tốn tài chính phần 5.
NXB Lao Động.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 14


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
Giảm (tăng) khoản mục – LN sau thuế chưa phân phối: Lãi (lỗ) chưa thực sự phát sinh
Giảm (tăng) khoản mục – Hàng tồn kho: Lãi (lỗ) chưa thực sự phát sinh
* Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến việc tổng hợp trên BCKQHĐKD
gồm:
Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi (lỗ) nội bộ chưa thực hiện phải được loại trừ
hồn tồn
Bút tốn điểu chỉnh:
Giảm khoản mục – Doanh thu BH & CCDV: Doanh thu nội bộ
Giảm khoản mục – Giá vốn hàng bán: Doanh thu nội bộ trừ (-) Lãi (lỗ) nội bộ chưa thực sự
phát sinh
Giảm (tăng) khoản mục – LNKT trước thuế và LNKT sau thuế: Lãi (lỗ) nội bộ chưa thực
sự phát sinh

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 15


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp


BẢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ TỔNG HỢP BCĐKT
Chỉ tiêu

X

M

Điều chỉnh

N

Tăng

Tổng hợp

Giảm

A- Tài sản
1. Tiền

200.000

150.000

200.000

550.000

2. Hàng tồn kho


-

200.000

-

200.000

3. Phải thu khách hàng

-

-

165.000

165.000

4. Thuế GTGT khấu trừ

-

-

12.000

12.000

5. Phải thu nội bộ


-

132.000

-

132.000

0

6. Vốn kinh doanh ở 1.000.000
ĐVTT

-

-

1.000.000

0

7. TSCĐ

-

-

500.000


500.000

1.200.000

482.000

877.000

1.427.000

1. Thuế GTGT phải nộp

-

12.000

15.000

27.000

2. Thuế TNDN

-

5.000

7.500

12.500


3. Phải trả nội bộ

-

Tổng tài sản
B- Nguồn vốn

4. Vốn đầu tư CSH

132.000

0

1.000.000

1.200.000

1.200.000

400.000

600.000

-

65.000

122.500

187.500


1.200.000

482.000

877.000

1.427.000

5. LN chưa phân phối
Tổng nguồn vốn

132.000

Trong trường hợp này toàn bộ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho được chuyển
vào giá vốn hàng bán trong kỳ, phần lãi nội bộ chưa thực hiện đã thực sự phát sinh nên khi
tổng hợp tồn cơng ty kế tốn khơng điều chỉnh lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn
kho nữa mà chỉ cần loại trừ toàn bộ doanh thu và giá vốn hàng bán trong các giao dịch nội
bộ, ta điều chỉnh như sau:
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 16


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
BẢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ TỔNG HỢP BCKQHĐKD
Chỉ tiêu

X


M

Điều chỉnh

N

Tăng

Tổng hợp

Giảm

- Doanh thu bán
hàng & CCDV

-

- Giá vốn hàng
bán

-

100.000

120.000

- Tổng LNKT
trước thuế


-

20.000

30.000

50.000

- Chi phí thuế
TNDN hiện hành

-

5.000

7.500

12.500

- LNKT sau thuế
TNDN

-

15.000

22.500

37.500


120.000

150.000

120.000

150.000

120.000

100.000



 Trường hợp ĐVTT N chưa bán toàn bộ số hàng A ra bên ngồi
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN RIÊNG CỦA ĐVTT N
Tài sản

Số cuối kỳ

Nguồn vốn

Số cuối kỳ

1. Tiền

200.000 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

600.000


2. TSCĐ

500.000 2. Phải trả nội bộ

132.000

3. Hàng tồn kho

120.000 3. Lợi nhuận chưa phân phối

100.000

4. Thuế GTGT khấu trừ

12.000

Tổng tài sản

832.000

Tổng nguồn vốn

832.000

Do chưa bán ra bên ngoài nên BCKQHĐKD của ĐVTT N trong trường hợp này trống.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 17



Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
BẢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ TỔNG HỢP BCĐKT
Chỉ tiêu

X

M

Điều chỉnh

N
Tăng

Tổng hợp

Giảm

A- Tài sản
1. Tiền

200.000

150.000

200.000

2. Hàng tồn kho


-

200.000

120.000

3. Phải thu khách hàng

-

-

-

-

4. Thuế GTGT khấu trừ

-

-

12.000

12.000

5. Phải thu nội bộ

-


132.000

-

132.000

0

6. Vốn kinh doanh ở 1.000.000
ĐVTT

-

-

1.000.000

0

7. TSCĐ

-

-

500.000

500.000

1.200.000


482.000

832.000

1.362.000

1. Thuế GTGT phải nộp

-

12.000

-

12.000

2. Thuế TNDN

-

5.000

-

5.000

3. Phải trả nội bộ

-


Tổng tài sản

550.000
20.000

300.000

B- Nguồn vốn

4. Vốn đầu tư CSH

132.000

0

1.000.000

1.200.000

1.200.000

400.000

600.000

-

65.000


100.000

145.000

1.200.000

482.000

832.000

1.362.000

5. LN chưa phân phối
Tổng nguồn vốn

132.000

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 18


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp

BẢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ TỔNG HỢP BCKQHĐKD
Chỉ tiêu

X


M

Điều chỉnh

N

Tăng
- Doanh thu bán
hàng & CCDV

-

- Giá vốn hàng
bán

- 100.000

- Tổng LNKT
trước thuế

-

- Chi phí thuế
TNDN hiện hành
- LNKT sau thuế
TNDN

Tổng hợp

Giảm

120.000

0

-

100.000

0

20.000

-

20.000

0

-

5.000

-

-

15.000

-


120.000

-



5.000
20.000

(5.000)

III/ Vấn đề chuyển giá tại Việt Nam:
Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá
trị hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế
phải nộp của các đối tác liên kết. [4] Việc chuyển giá không chỉ thực hiện bởi các cơng ty đa
quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) mà cịn được thực
hiện bởi các cơng ty có nhiều cơng ty con chỉ hoạt động kinh doanh trong nước hoặc thậm
chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của
chúng có mối quan hệ thân nhân với nhau. Mục đích của việc chuyển giá là giảm tổng số
thuế TNDN phải nộp bằng cách thơng đồng nâng khống giá chi phí đầu vào nhằm giảm
thiểu thu nhập thực tế ở khu vực hoặc quốc gia có thuế suất cao để nộp thuế TNDN ít đi,
làm tăng tổng lợi nhuận sau thuế đem lại lợi ích cho tổng thể.
Ví dụ: Cơng ty B và C đều là cơng ty con của tập đồn A. Công ty B áp dụng mức thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% do kinh doanh ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn,
cịn cơng ty C áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Khi B cung cấp
hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho C với giá cao hơn giá thị trường thì làm cho lợi nhuận
[4]

TS. Lê Xuân Trường – Học viện Tài chính, 20/05/2011, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, đọc từ , ngày 24/06/2011.


SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 19


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
trước thuế thu nhập doanh nghiệp của C giảm đi, còn lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp của B tăng lên tương ứng. Phần lợi nhuận tăng lên ở công ty B chỉ phải chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10%. Như vậy, nếu xét riêng biệt thì cơng ty C thiệt,
cịn cơng ty B được lợi. Nhưng xét tổng thể thì tổng thuế phải nộp của cả hai công ty đã
giảm đi.
Chuyển giá về bản chất cũng giống như việc định giá chuyển giao nội bộ vì đối tượng
định giá vẫn là sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ nhưng chỉ khác về mục đích chuyển
giao và không đánh giá hiệu quả quản lý của các nhà quản trị. Cơ sở của việc chuyển giá
chính là giá cả có thể thay đổi được xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh,
các chủ thể hồn tồn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch; và chính sách ưu đãi,
miễn giảm thuế giữa các khu vực trong nước, sự khác biệt chính sách thuế giữa các quốc
gia.
Tác hại của việc chuyển giá là làm thất thu ngân sách nhà nước và tạo ra một môi trường
cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Từ những tác hại nghiêm trọng của
hành vi chuyển giá Bộ tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm điều chỉnh và xử
lý hành vi này. Văn bản pháp lý được ban hành gần đây nhất là Thông tư 66/2010/TT-BTC,
lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả
các loại hình doanh nghiệp, cả doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác. Đã khắc phục
những hạn chế, bất cập của Thông tư 117/2005/TT-BTC. Về cơ bản, các quy định và các
phương pháp xác định giá thị trường của Thông tư 66/2010/TT-BTC đã phù hợp với thông
lệ quốc tế.[5]
IV/ Kết luận:

Qua những vấn đề trên cho thấy việc định giá chuyển giao nội bộ rất linh hoạt. Dù định
giá chuyển giao theo phương pháp nào nếu có phát sinh các khoản phải thu phải trả nội bộ,
doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi (lỗ) nội bộ chưa thực sự phát sinh…, thì cuối năm tài chính
khi lập BCTC tổng hợp tồn cơng ty kế toán phải thực hiện các bút toán điều chỉnh thích
hợp theo chuẩn mực kế tốn nhằm cung cấp trung thực tình hình tài chính và kết quả kinh
doanh của cả tập đồn (tổng cơng ty). Dù việc chuyển giao nội bộ có lãi hay lỗ thì cuối
cùng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp thì phần lãi (lỗ) đó cũng bị loại trừ hồn tồn,
nhưng điều này khơng có nghĩa là tập đồn sẽ khơng bị ảnh hưởng gì đến kết quả kinh
doanh trong việc chuyển giao nội bộ do lãi, lỗ đã được xóa bỏ mà vấn đề nằm ở chỗ nếu
việc định giá chuyển giao nội bộ khơng khơn ngoan có thể dẫn đến tập đồn bị giảm sút lợi
nhuận so với trước mặc dù các giao dịch nội bộ đã bị loại trừ hoàn toàn. Như vậy, việc
chuyển giao nội bộ và lập báo cáo tài chính tổng hợp là 2 vấn đề độc lập, việc chuyển giao
nội bộ có thể làm cho tập đồn chịu thiệt hại do phần chi phí tiết kiệm được từ việc chuyển
giao nội bộ có thể nhỏ hơn phần chi phí cơ hội phải gánh chịu do mất đi cơ hội bán cho bên
ngồi, cịn khi lập báo cáo tài chính tổng hợp địi hỏi phải loại trừ hồn tồn các giao dịch
nội bộ để khơng ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh thực tế của tập
đồn, do đó phần thiệt hại gây ra cho cả tập đồn từ giao dịch nội bộ có thể không thấy
được nếu chỉ quan tâm đến việc loại trừ các giao dịch nội bộ mà không xem xét tổng thể.
[5]

TS. Lê Xuân Trường – Học viện Tài chính, 20/05/2011, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện
khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, đọc từ , ngày 24/06/2011.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 20


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp

Việc định giá chuyển giao nội bộ đã khơng cịn đơn giản khi vượt khỏi tầm kiểm soát
của một quốc gia, các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp FDI đã lợi dụng sự khác
biệt và sự ưu đãi chính sách thuế của các quốc gia khác nhau thực hiện hành vi chuyển giá
nhằm điều tiết lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp để giảm tối thiểu
số thuế TNDN phải nộp. Việc định giá chuyển giao nội bộ đã trở thành cơng cụ tài chính
giúp các nhà quản trị nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp một cách dễ dàng mà không cần
đầu tư thêm vốn, lao động…thông qua hành vi chuyển giá. Hành vi chuyển giá không
những tồn tại ở nước ta mà còn xuất hiện ở các quốc gia khác do mối quan hệ xuyên quốc
gia của các tập đoàn, nhưng đối với nền kinh tế non trẻ trong những năm đầu hội nhập của
nước ta thì đó là một mối hiểm họa lớn. Các cơ quan chức năng cũng như doanh nghiệp cần
phải hợp tác với nhau, quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động chống chuyển
giá và thực hiện đồng bộ các giải pháp khác trong quản lý thuế và nhà nước nhằm xây dựng
một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ./.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 21


Những vấn đề liên quan đến định giá sản phẩm chuyển giao nội bộ & lập Báo cáo tài chính
tổng hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bộ mơn kế tốn tài chính – Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM. 2011. Giáo trình kế
tốn tài chính phần 5. NXB Lao Động.
 Ts. Lê Xuân Trường – Học viện Tài chính, 20/05/2011, Chống chuyển giá ở Việt
Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, đọc từ
, ngày 24/06/2011.
 Ts. Phạm Văn Dược. 2006. Kế toán quản trị. Hà Nội. NXB thống kê.
 Ts. Phạm Văn Dược. 2000. Kế tốn quản trị và phân tích kinh doanh. Hà Nội. NXB
thống kê.

 Thông tư 161/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế
toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định
số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày
30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
 Chuẩn mực số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”, ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
 Chuẩn mực số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”, ban hành và cơng bố theo Quyết
định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
 Chuẩn mực số 25 – “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào công
ty con”, Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30
tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh

Trang 22



×