Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.31 KB, 52 trang )

..

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH



TRẦN NGUYỄN BÍCH HUYỀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH BÌNH

Chun ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH BÌNH


Chuyên ngành : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
SVTH: TRẦN NGUYỄN BÍCH HUYỀN
Lớp DH6KD2.

MSSV: DKD052027

Giáo viên hƣớng dẫn: NGƠ VĂN Q

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


LỜI CẢM ƠN


Qua q trình thực tập, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Phòng
giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Bình, được sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của các cơ chú, anh chị tơi đã hồn thành tốt chun đề tốt
nghiệp đại học của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc PGD Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Thanh Bình tạo điều kiện tốt cho tơi có cơ hội để tiếp xúc với thực
tế; và gửi lời cám ơn đặc biệt đến các anh chị tổ kế tốn, tổ tín dụng.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô Khoa KT-QTKD Trường Đại
Học An Giang, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian học tập tại trường và đặc biệt tôi xin
cám ơn Thầy Ngô Văn Q đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập.
Do kiến thức, khả năng còn hạn chế nên chun đề khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành của các thầy, cô
cùng các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn và chúc sức khỏe đến q thầy cơ cùng các cơ
chú, anh chị ở Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Bình.

Trân trọng kính chào !


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành ...................................................................................... …….1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………..1
1.3 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...1
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. …….1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về tín dụng………………………………………………………....2
2.2 Các nguyên tắc tín dụng……………………………………………………....2
2.3 Đặc điểm của tín dụng………………………………………………………...2
2.4 Vai trị của tín dụng…………………………………………………………...2
2.5 Các hình thức tín dụng………………………………………………………...2
2.5.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay……………………………………………..2
2.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng……………………………………………2
2.5.3 Căn cứ vào đối tượng vay vốn…………………………………………...3
2.6 Khái quát về các nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH
huyện Thanh Bình………………………………………………………………....3
2.6.1 Mục đích cho vay………………………………………………………...3
2.6.2 Đối tượng áp dụng………………………………………………………..3
2.6.3 Nguyên tắc vay vốn………………………………………………………3
2.6.4 Điều kiện vay vốn………………………………………………………...3
2.7 Vốn vay được sử dụng vào các việc sau………………………………………4
2.7.1 Đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ……………………………………4
2.7.2 Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở………………………………………..4
2.7.3 Cho vay nước sạch……………………………………………………….4
2.7.4 Cho vay giải quyết nhu cầu thiết yếu về học tập………………………...4

2.8 Các qui trình nghiệp vụ cho vay………………………………………………5
2.8.1 Đối với hộ nghèo………………………………………………………...5
2.8.2 Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn………………………………………….5
2.8.3 Đối với bên cho vay……………………………………………………..5
2.8.4 Tổ chức giải ngân………………………………………………………..6
2.9 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi (xuất
khẩu lao động)…………………………………………………………………….8


2.9.1 Mục đích cho vay………………………………………………..……...8
2.9.2 Đối tượng được vay vốn…………………………………………..……8
2.9.3 Điều kiện cho vay…………………………………………………..…..8
2.9.4 Mức cho vay và lãi suất cho vay……………………………………..…8
2.9.5 Thời hạn cho vay……………………………………………………..…9
2.9.6 Phát tiền vay, trả nợ và lãi………………………………………………9
2.9.7 Xử lý nợ rủi ro…………………………………………………………..9
2.9.8 Thủ tục vay vốn………………………………………………………...10
2.10 Các quy trình về kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi……………………………..10
2.10.1 Thu nợ gốc…………………………………………………………….10
2.10.2 Thu lãi…………………………………………………………………10
2.10.3 Quy trình thu lãi, thu tiết kiệm thơng qua tổ TK & VV……………….11
2.11 Xử lý nợ đến hạn……………………………………………………………11
2.11.1 Cho vay lưu vụ………………………………………………………...11
2.11.2 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ………………………………………………12
2.11.3 Gia hạn nợ……………………………………………………………..12
2.11.4 Chuyển nợ quá hạn…………………………………………………….12
2.11.5 Thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ……………………………..12
2.12 Xử lý nợ bị rủi ro……………………………………………………………12
2.13 Kiểm tra vốn vay……………………………………………………………13
2.14 Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH……………………...13

2.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh………………………13
2.15.1 Vịng quay tín dụng……………………………………………………13
2.15.2 Hệ số thu nợ…………………………………………………………...14
2.15.3 Hệ số rủi ro tín dụng…………………………………………………..14
2.15.4 Tỷ lệ nợ quá hạn……………………………………………………….14
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PGD NHCSXH HUYỆN THANH BÌNH
3.1 Khái qt q trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện Thanh
Bình………………………………………………………………………………15
3.1.1 Quá trình hình thành……………………………………………………15
3.1.2 Quyền và trách nhiệm của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình………...16
3.1.3 Nhiệm vụ của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình……………………..17
3.1.4 Vai trị của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình………………………...17
3.1.5 Địa bàn hoạt động………………………………………………………17


3.2 Bộ máy hoạt động tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình…………………18
3.2.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động………………………………………………..18
3.2.2 Chức năng từng bộ phận………………………………………………..19
3.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng trong năm 2008………………………….19
3.4 Mục tiêu hoạt động trong năm 2009…………………………………………20
3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt động……………………21
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH
HUYỆN THANH BÌNH
4.1 Khái qt về hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình……22
4.2 Tình hình nguồn vốn hoạt động……………………………………………...24
4.3 Doanh số cho vay của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình ..…………….….26
4.4 Doanh số thu nợ của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình ..…………….…...28
4.5 Phân tích dư nợ tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình ..…………………...30
4.6 Phân tích nợ q hạn tại PGDNHCSXH huyện Thanh Bình……………..….33
4.6.1 Tình hình nợ quá hạn chung…………………………………………....33

4.6.2 Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân ………………………………..34
4.6.3 Phân tích nợ quá hạn theo thời gian…………………………………….34
4.7 Phân tích rủi ro trong tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình trong
năm 2008………………………………………………………………...............34
4.8 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng………………………..36
4.8.1 Vịng quay vốn tín dụng hộ nghèo………………………………………36
4.8.2 Tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo………………………………………………37
4.8.3 Hệ số thu nợ…………………………………………………………….37
74.8.4 Hệ số rủi ro tín dụng……………………………………………………..38
4.9 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD
NHCSXH huyện Thanh Bình…………………………………………………...38
4.9.1 Phân tích tín dụng……………………………………………………….38
4.9.2 Phân loại khách hàng, thiết lập quan hệ lâu dài với khách
hàng……………………………………………………………………………..38
4.9.3 Phối hợp với các tổ chức khác.................................................................39
4.9.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát………………………………39
4.9.5 Đào tạo và nâng cao chất lượng dân sự……………..……………….…39


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận………………………………………………………………….40
5.2 Kiến nghị………………………………………………………………...40
a/ Đối với NHCSXH Tỉnh Đồng Tháp…………………..………………...40
b/ Ở địa phương…………………..………………………………………..40


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Chương trình cho vay hộ nghèo sản xuất có hiệu quả………………..19
Bảng 3.2: Chương trình cho vay giải quyết việc làm sản xuất có hiệu quả……..19

Bảng 3.3: Bảng kết quả hoạt động của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình qua 3
năm 2006, 2007, 2008……………………………………………………………20
Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình qua
3 năm 2006, 2007, 2008…………………………………………….....................22
Bảng 4.5: So sánh nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình qua 3 năm
2006, 2007, 2008…………………………………………………………………24
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời gian……………...……… ……………...26
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ của PGD NHCSXH huyện Thanh Bình ……………28
Bảng 4.8: Cơ cấu dư nợ thơng qua các hội đồn thể huyện Thanh Bình năm
2008………………………………………………………………………………30
Bảng 4.9: Chất lượng hoạt động của Tổ TK & VV thông qua các hội, đoàn
thể………………………………………………………………………………...31
Bảng 4.10: Dư nợ quá hạn chung tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình trong
năm 2008………………………………………………………………..……….33
Bảng 4.11: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ…………………………………....33
Bảng 4.12: Bảng dư nợ theo thời gian………………………..………………….34
Bảng 4.13:Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ nghèo…..36
Bảng 4.14:Vịng quay vốn tín dụng qua các năm………………………………..36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tình hình hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Thanh
Bình………………………………………………………………………………24
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn hoạt động qua 3 năm 2006, 2007,
2008………………………………………………………………………………25
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay theo thời gian………………………………..….28
Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ theo thời gian…………………..………………...30
Biểu đồ 4.5: Tình hình dư nợ của các hội, đồn thể………………..……………33
Sơ đồ 1: Các qui trình nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo……………..……..7

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Thanh Bình…….…...18


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- CSXH: Chính sách xã hội
- CVHN: Cho vay hộ nghèo
- CVMNTC: Cho vay mua nhà trả chậm
- CV XKLĐ: Cho vay xuất khẩu lao động
- DSCV: Doanh số cho vay
- NH: Ngân hàng
- NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
- TK & VV: Tiết kiệm và vay vốn
- UBND: Ủy ban nhân dân
- XĐGN: Xóa đói giảm nghèo


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành
Nước ta là một nước nơng nghiệp, có hơn 70% dân số sống nhờ vào nơng
nghiệp, nên đời sống cịn nhiều khó khăn, vì thế để giúp cho đời sống người dân
được tốt hơn và góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển thì Đảng và Nhà
Nước cần có những chính sách phù hợp để giúp cho việc xóa tỷ lệ hộ nghèo ở
nước ta.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về việc xóa đói giảm nghèo cho
người dân, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo đảm bảo cho sự phát triển
của đất nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì Ngân hàng chính sách
xã hội là cơng cụ quan trọng và hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo đem lại
cuộc sống ấm no cho người dân.

Đối với huyện Thanh Bình, đa số người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp,
chăn nuôi cá thể nên thu nhập của họ tương đối thấp, thậm chí nhiều người khơng
có nghề nghiệp ổn định. Vì vậy để góp phần giúp cho các hộ dân của địa phương
cải thiện được đời sống, tìm được chỗ ở và việc làm ổn định là rất quan trọng và
cần thiết đối với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Bình thơng qua việc
cho vay hỗ trợ vốn cho người dân để họ tổ chức sản xuất, chăn ni, mua
bán,…và có cuộc sống tương đối ổn định hơn.
Với những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động
tín dụng của PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Bình (đối với hộ
nghèo, xuất khẩu lao động và mua nhà trả chậm trong cụm tuyến dân cư) ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua
việc cho vay đối với hộ nghèo, xuất khẩu lao động và mua nhà trả chậm trong
cụm tuyến dân cư và qua đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thống kê tại phịng tín dụng PGD Ngân hàng chính sách
xã hội huyện Thanh Bình.
- So sánh các giá trị tương đối và tuyệt đối về các báo cáo tài chính, bảng
cân đối tài khoản kế tốn tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh
Bình.
- Phân tích và đánh giá tổng hợp lại các số liệu tại ngân hàng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, do
giới hạn về thời gian và kiến thức nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt
động tín dụng trong năm 2008 tại PGD NHCSXH huyện Thanh Bình – Đồng
Tháp.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền


Trang 1


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát về tín dụng
Tín dụng là một quan hệ mà trong đó một người chuyển nhượng tạm thời
quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền hay hiện vật) cho người khác và người này
buộc phải hoàn trả lại một lượng giá trị đó cho người sở hữu nó, kèm theo một giá
trị dôi ra sau một khoảng thời gian nhất định.
2.2 Các ngun tắc tín dụng
Q trình thực hiện cung cấp tín dụng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải hoàn trả đúng thời hạn cả vốn và lãi.
- Tiền vay phải được thực hiện đúng mục đích: Khách hàng phải sử dụng
tiền vay đúng mục đích đã ghi trong đơn vay, trường hợp khách hàng vi phạm,
ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước thời hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
2.3 Đặc điểm của tín dụng
Tín dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ chủ thể
này sang chủ thể khác mà không làm thay đổi quyền sở hữu của chúng. Tín dụng
bao giờ cũng có thời hạn và được hồn trả.
Giá trị tín dụng khơng những được bảo tồn mà cịn được nâng cao nhờ lợi tức
tín dụng.
2.4 Vai trị của tín dụng
- Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển.
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội.
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội.
2.5 Các hình thức tín dụng

2.5.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60
tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng.
2.5.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng
Có 2 loại tín dụng sau:
- Tín dụng cho sản xuất.
- Tín dụng cho tiêu dùng.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 2


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

2.5.3 Căn cứ vào đối tƣợng vay vốn
Có 2 loại sau:
- Tín dụng trực tiếp: là hình thức nhân viên tín dụng của ngân hàng trực
tiếp phát vay cho khách hàng.
- Tín dụng gián tiếp: là hình thức phát vay thông qua tổ trưởng vay vốn
hoặc chủ dự án.
2.6 Khái quát về các nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH
huyện Thanh Bình.
Căn cứ điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng CSXH ban hành kèm
theo quyết định số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ,
Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo
như sau:

2.6.1 Mục đích cho vay
Ngân hàng CSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản
xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình
quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.
2.6.2 Đối tƣợng áp dụng
- Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng
CSXH (sau đây gọi tắt là bên cho vay).
- Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.
2.6.3 Nguyên tắc vay vốn
Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
2.6.4 Điều kiện vay vốn
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều
kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương
nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) tại địa
phương theo tiêu chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội công
bố từng thời kỳ.
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục
vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn (TK & VV), được tổ
bình xét lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện
hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp
ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền


Trang 3


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

2.7 Vốn vay đƣợc sử dụng vào các việc sau
2.7.1 Đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng vật ni, phân bón, thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc, gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
- Mua sắm các loại công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, bình phun
thuốc trừ sâu…
- Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm
nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật…
- Đầu tư làm các nghề thủ cơng trong hộ gia đình như: mua nguyên vật
liệu sản xuất, công cụ lao động thủ cơng, máy móc nhỏ…
- Chi phí ni trồng đánh bắt, chế biến hải sản như: đào đắp ao hồ, mua
sắm các phương tiện đánh bắt.
- Góp vốn thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh do cộng đồng
người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
2.7.2 Cho vay làm mới, sữa chữa nhà ở
- Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của
Chính phủ.
- Cho vay sữa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sữa
chữa lại nhà bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu thực hiện vào việc mua nguyên
vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải th ngồi.
2.7.3 Cho vay nƣớc sạch
- Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ.
- Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay
làm giếng khơi, giếng khoan, xây bể lọc nước, chứa nước…
2.7.4 Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập

Các chi phí về học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ cho
học tập của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học.
* Thời hạn cho vay
Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với cho vay sản xuất kinh doanh,
dịch vụ).
- Khả năng trả nợ của hộ vay.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH.
* Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ
quyết định trong từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức
lãi suất cho vay cụ thể là 0.5%/tháng nhưng hiện nay là 0.65%/tháng.
GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 4


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

- Ngồi lãi suất cho vay, hộ nghèo khơng phải trả thêm mộy khoản phí
nào khác.
- Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận ủy thác
của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực
hiện theo hợp đồng ủy thác.
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
* Phƣơng thức cho vay
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay, vốn

hộ nghèo và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo qui định
chung.
* Mức cho vay
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào nhu cầu
vay vốn, vốn tự có và khả năng hồn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn
một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa
đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.
Hiện nay, PGD NHCSXH huyện Thanh Bình đang áp dụng mức cho vay tối đa
đối với một hộ nghèo vay vốn là 10 triệu đồng, nhưng mức thu nhập hàng tháng
của hộ vay đó phải dưới 2,4 triệu đồng.
2.8 Khái quát các qui trình nghiệp vụ cho vay
2.8.1 Đối với hộ nghèo
- Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ TK & VV.
- Khi giao dịch với bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp
được ủy quyền phải có CMND; nếu khơng có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ
tiết kiệm và vay vốn để phát tiền đúng tên người đứng vay.
2.8.2 Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh
sách đến bên cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh
sách các hộ phê duyệt cho vay.
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lich giải
ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu cịn lại trong
qui trình vay vốn.
2.8.3 Đối với bên cho vay
- Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách, kiểm tra
tính hơp lệ của bộ hồ sơ vay vốn để trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho avy.
Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc.
Trường hợp người vay khơng cịn đầy đủ thủ tục vay vốn theo qui

định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ
tục theo qui định.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 5


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

- Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn được phê duyệt, bên
cho vay gửi thông báo phê duyệt tới UBND cấp xã.
- Bên cho vay cùng với hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn.
Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiểm sổ theo dõi tiền gửi tiết
kiệm. Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi
tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài
chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, bên cho
vay sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần
vay, hết số trang ở sổ được đổi sổ khác. Mỗi hộ vay chỉ được cấp một sổ. Dư nợ
trên sổ tiết kiệm và vay vốn ở mọi thời điểm không được vượt quá mức dư nợ cho
vay tối đa do HĐQT NHCSXH qui định.
- Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ
nghèo tại trụ sở bên cho vay hoặc tại xã (phường, thị trấn) theo thông báo của bên
cho vay.
2.8.4 Tổ chức giải ngân
- Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách được duyệt, lập
chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của bên cho vay qui định.
- Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn đã có đủ chữ ký
và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn.

- Cuối ngày, kế tốn, thủ quỹ khóa sổ và đối chiếu theo chế độ qui định.
- Nếu giải ngân tại xã (phường, thị trấn) thì bên cho vay lập thủ tục ứng
tiền cho tổ vay vốn lưu động đi phát tiền vay tại xã (phường, thị trấn) và quyết
toán ngay sau khi về theo chế độ kế tốn hiện hành.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 6


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

* Sơ đồ 1
Sơ đồ qui trình nghiệp vụ cho vay đến hộ nghèo
Đối với hộ nghèo

Thủ quỹ:
- Giải ngân

(9)

(1)
Gia nhập tổ TK & VV (tổ viên)

(8)

(2)
Tổ TK & VV:
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ

viên.
- Tổ chức bình xét cho những hộ
có đủ điều kiện vay vốn.
- Lập danh sách hộ nghèo vay vốn
gửi đến UBND xã.

Kế toán ngân hàng

(3)

UBND xã:
- Ban XĐGN xác nhận những hộ
nghèo xin vay.(6)
- Phê duyệt danh sách hộ nghèo xin
vay
- Gửi bên cho vay giải quyết

(6)

(7)

(4)

Bên cho vay:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
(5)
Trả hồ sơ (kết thúc)

GVHD: Ngơ Văn Quí

SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 7


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

2.9 Cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngồi
(xuất khẩu lao động).
2.9.1 Mục đích cho vay
Chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp, cần thiết để đi lao động có thời hạn
ở nước ngồi, cụ thể là:
- Phí đào tạo.
- Phí tư vấn hợp đồng.
- Phí đặt cọc.
- Vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động đến
làm việc.
Tiền vay được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng. Trường hợp bên
tuyển dụng có đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao
động.
2.9.2 Đối tƣợng đƣợc vay vốn
- Vợ (chồng) con của thương binh hoặc liệt sĩ.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao
động 21% trở lên.
- Con của anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, con của
người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng được thưởng
hn, huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng
8 năm 1945.
- Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn qui định tại quyết định
1143/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ lao động thương binh.

2.9.3 Điều kiện cho vay
Người vay phải có những điều kiện sau:
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi Ngân hang CSXH cho vay.
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi người vay cư
trú về việc người vay thuộc đối tượng chính sách. Trường hợp, đối tượng chính
sách khơng thuộc UBND cấp xã quản lý thì người vay có thể xuất trình giấy tờ để
chứng minh (như thẻ thương binh, giấy chứng nhận…) để UBND có cơ sở để xác
nhận.
- Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở
nước ngồi.
2.9.4 Mức cho vay và lãi suất cho vay
* Mức cho vay
Mức cho vay cụ thể đối với từng người đi lao động có thời hạn ở nước
ngồi được xác nhận căn cứ nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí lao động ở
nước ngồi theo hợp đồng tuyển dụng, khả năng của người vay và khả năng
nguồn vốn của NHCSXH, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa do Hội đồng

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 8


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

quản trị NHCSXH qui định từng thời kỳ (hiện nay, Hội đồng quản trị NHCSXH
qui định mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài).
* Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tối đa là 0.65% tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130%
lãi suất nợ trong hạn.

2.9.5 Thời hạn cho vay
Ngân hàng CSXH và người vay thỏa thuận và căn cứ vào thời hạn đi
lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động và khả năng trả nợ của người vay.
- Thời hạn đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.
- Khả năng trả nợ của người vay.
- Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
- Người vay được quyền trả nợ trước hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những
thỏa thuận về việc trả nợ và thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng
tín dụng.
2.9.6 Phát tiền vay, trả nợ và lãi
- Phát tiền vay: Tiền vay được Ngân hàng CSXH chuyển trả cho bên
tuyển dụng sau khi người vay đã ký nợ với Ngân hàng CSXH hoặc phát tiền vay
trực tiếp cho người lao động khi có đề nghị bằng văn bản của bên tuyển dụng.
- Trả nợ gốc: 6 tháng 1 lần từ nguồn thu nhập của người lao động hoặc
của gia đình.
- Trả lãi: định kỳ hàng tháng từ nguồn thu nhập của người lao động
hoặc của gia đình.
2.9.7 Xử lý nợ rủi ro
a/ Các trƣờng hợp khách quan không trả đƣợc nợ:
- Các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động ở nước ngồi bị phá sản nên
người lao động khơng thực hiện được hợp đồng lao động đúng hạn đã ký kết.
- Người lao động bị tổ chức, cá nhân sử dụng lao động ở nước ngoài
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn.
- Người lao động bị tai nạn, ốm đau khơng có khả năng thực hiện hợp
đồng lao động.
- Người lao động chết, trốn, mất tích khơng thực hiện hợp đồng lao
động mà khơng có người thừa kế trách nhiệm trả nợ.
b/ Xử lý các trƣờng hợp trên nhƣ sau:
- Chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm, các chi nhánh Ngân hàng CSXH

phải tổng hợp các báo cáo kèm theo các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ
rủi ro do nguyên nhân khách quan không thu hồi được nợ về Hội sở chính để tổng
hợp trình Hội đồng quản trị xem xét xử lý theo qui định.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 9


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

- Báo cáo xử lý nợ rủi ro phải ghi rõ tiêu chí cần thiết như: tên người
vay; số hợp đồng tín dụng; ngày, tháng, năm vay; số tiền vay; số dư nợ quá hạn
xin xử lý rủi ro và xác định nguyên nhân rủi ro (mẫu 08/LĐNN).
* Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của người vay, của tổ chức
nhận ủy thác hoặc của cán bộ viên chức Ngân hàng CSXH gây ra thì các đối
tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý theo qui định của pháp luật.
2.9.8 Thủ tục vay vốn
Người vay nộp cho Ngân hàng CSXH bộ hồ sơ vay gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND nơi cư trú về việc người
lao động thuộc diện chính sách.
- Bản sao hộ khẩu thường trú và giấy CMND.
- Hợp đồng lao động đã ký với bên tuyển dụng.
- Bản cam kết trả nợ vay có xác nhận của UBND cấp xã. Ngân hàng
CSXH cùng người vay lập hợp đồng tín dụng (HĐTD).
2.10 Các quy trình về kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi
Vốn vay phải được hoàn trả theo đúng thời hạn cam kết đầy đủ cả gốc và lãi.
2.10.1 Thu nợ gốc
Bên cho vay tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp đến từng hộ vay theo

quy định sau:
- Vay ngắn hạn: thu nợ gốc 1 lần khi đến hạn.
- Vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần
do bên vay và hộ vay thỏa thuận.
2.10.2 Thu lãi
Có 2 hình thức:
- Thu gốc đến đâu, thu lãi đến đó (cùng một lần).
- Thu lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quí do 2 bên thỏa thuận.
* Đối với các khoản nợ trong hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng
hoặc quí trên số dư nợ theo thỏa thuận giữa bên cho vay và hộ vay. Những khoản
vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được
của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn tiếp theo.
* Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu, thu lãi đến đó. Riêng các
khoản nợ khó địi ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau. Số lãi chưa thu được hạch
tốn ngồi bảng để có kế hoạch thu sát thực tế.
* Việc tổ chức thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có) do bên cho vay lựa chọn
các hình thức, tổ chức thu trực tiếp hoặc ủy nhiệm cho tổ TK & VV thu hộ. Mọi
trường hợp ủy nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiết kiệm đều phải ký kết văn bản thỏa
thuận giữa bên cho vay với tổ TK & VV. Việc ủy nhiệm cho tổ thu lãi, thu tiết
kiệm hoặc không ủy nhiệm do bên cho vay quyết định căn cứ vào các điều kiện
sau:

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 10


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình


- Tổ phải được thành lập và hoạt động theo qui định hiện hành
của Ngân hàng CSXH.
- Mức độ tín nhiệm của tổ đối với bên cho vay và các thành viên
trong tổ.
2.10.3 Quy trình thu lãi, thu tiết kiệm thông qua tổ TK & VV
- Mỗi lần thu lãi, thu tiết kiệm, tổ TK & VV phải ghi đầy đủ các yếu
tố theo qui định và ký nhận vào sổ TK & VV của hộ vay giữ. Đồng thời lập 3 liên
bảng kê các khoản thu lãi, thu tiết kiệm và ghi vào sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu
lãi, thu tiết kiệm của tổ.
- Tổ TK & VV thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm (nếu có) theo định
kỳ nhất định do tổ và hộ vay thỏa thuận nhưng phải nộp đủ số tiền thu được cho
bên cho vay theo định kỳ đã ký kết trong văn bản ủy nhiệm. Nếu ngày nộp tiền
của tổ trùng vào ngày bên cho vay nghỉ làm việc theo chế độ thì tổ phải nộp vào
ngày giao dịch tiếp theo.
- Khi nộp tiền tổ phải mang theo 3 liên bảng kê các khoản thu lãi, thu
tiết kiệm làm căn cứ thu.
- Số tiền nộp vào bên cho vay phải khớp đúng với số tiền ghi trong
biên bản đã thỏa thuận trước giữa tổ tiết kiệm và ngân hàng.
2.11 Xử lý nợ đến hạn
2.11.1 Cho vay lƣu vụ
- Trường hợp áp dụng: chỉ áp dụng cho vay lưu vụ đối với các khoản
vay ngắn hạn bao gồm các ngành nghề sản xuất, kinh doanh có chu kỳ kế tiếp như
chu kỳ sản xuất kinh doanh trước.
- Điều kiện cho vay lưu vụ
+ Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn
cho chu kỳ sản xuất kinh doanh liền kề.
+ Phương án đang vay có hiệu quả.
+ Hộ vay trả đủ số lãi cịn nợ của khoản vay trước và chưa thoát
nghèo.
- Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ còn lại trên sổ TK &

VV đến ngày cho vay lưu vụ.
- Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh
tiếp theo nhưng không quá thời hạn đã ghi trong sổ TK & VV.
- Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm
cho vay lưu vụ. Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng hộ
nghèo làm giấy đề nghị cho vay lưu vụ gởi bên cho vay, các thủ tục khác không
phải lập lại. Bên cho vay không thực hiện việc hạch toán giả các giấy tờ, chứng từ
cho vay, thu nợ. Mọi trường hợp cho vay lưu vụ, bên cho vay phải ghi đầy đủ các
yếu tố qui định vào cả sổ TK & VV lưu lại bên cho vay và sổ của hộ vay giữ.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 11


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

2.11.2 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Trường hợp hộ vay gặp khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ
hạn đã thoả thuận ghi trong sổ TK & VV do nguyên nhân chưa kết thúc chu kỳ
sản xuất kinh doanh, chưa tiêu thụ được sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn về
tài chính tạm thời và có giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
2.11.3 Gia hạn nợ
- Trường hợp hộ vay trả nợ không đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và
nguyên nhân khách quan khác đã được bên cho vay kiểm tra xác nhận và có giấy
đề nghị gia hạn nợ thì bên cho vay xem xét cho gia hạn nợ.
- Thời gian cho gia hạn nợ: Bên cho vay có thể thực hiện việc gia hạn
nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian gia hạn nợ
không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và khơng q ½ thời hạn cho vay

ghi trên sổ TK & VV đối với cho vay trung hạn.
- Trường hợp hộ vay có nhu cầu gia hạn nợ vượt thời gian gia hạn tối
đa kể trên do nguyên nhân khách quan thì thủ trưởng bên cho vay phải báo cáo
với tổng giám đốc NHCSXH để xem xét quyết định.
2.11.4 Chuyển nợ quá hạn
- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn:
+ Hộ vay sử dụng vốn sai mục đích.
+ Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ
hạn trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ thì bên cho vay chuyển tồn
bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.
- Sau khi chuyển nợ quá hạn , bên cho vay phối hợp với chính quyền
địa phương, các tổ chức chính trị xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.
2.11.5 Thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ
Trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày bên cho vay thông báo cho hộ vay
biết số tiền, ngày đến hạn trả nợ.
- Trường hợp hộ vay có nhu cầu gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thì
viết giấy đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gởi đến bên cho vay trước
kỳ hạn trả nợ 5 ngày.
- Cán bộ tín dụng kiểm tra, xác minh và ghi ý kiến vàp giấy đề nghị
gia hạn nợ, giấy điều chỉnh kỳ hạn trả nợ để trình lãnh đạo.
- Thủ trưởng bên cho vay xem xét, quyết định cho gia hạn nợ hoặc
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo chế độ qui định hiện hành.
- Các trường hợp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Bên cho vay
và hộ vay đều phải ghi bổ sung vào cả sổ TK & VV lưu tại bên cho vay và sổ của
hộ vay giữ.
2.12 Xử lý nợ bị rủi ro
2.12.1 Hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như
thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị
trường khơng có lợi cho hộ vay được giả quyết như sau:
GVHD: Ngô Văn Quí

SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 12


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

- Trường hợp xảy ra trên diện rộng, việc xử lý rủi ro thực hiện theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ
hoặc được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH căn cứ vào mức độ thiệt
hại cụ thể.
2.12.2 Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức
nhận uỷ thác hoặc của cán bộ, viên chức NHCSXH gây ra thì các đối tượng này
phải bồi hoàn và xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
2.13 Kiểm tra vốn vay
Việc kiểm tra, kiểm soát vốn được thực hiện như sau:
- Kiểm tra trước khi cho vay: được thực hiện từ cơ sở thông qua khâu bình
xét, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn do tổ TK & VV và UBND cấp xã
thực hiện. Khi nhận được hồ sơ vay vốn, cán bộ cho vay kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của hồ sơ, điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn theo qui định của ngân
hàng.
- Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra đúng tên hộ nghèo được phê duyệt
trong danh sách hộ nghèo khi tiến hành giải ngân.
- Kiểm tra sau khi cho vay:
+ Bên cho vay thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ hoặc đột
xuất khi cần thiết, thực hiện việc đối chiếu nợ cơng khai ít nhất 1 năm 1 lần.
+ Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH các cấp kết hợp cùng bên cho
vay tổ chức các đợt kiểm tra cơ sở theo định kỳ và đột xuất ít nhất 1 năm 1 lần.
2.14 Những hộ nghèo không đƣợc vay vốn của NHCSXH

- Những hộ nghèo khơng cịn sức lao động, những hộ độc thân đang trong
thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác
nhận loại khỏi danh sách vay vốn vì mắc nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười
biếng không chịu lao động.
- Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật,
thiếu ăn do ngân sách nhà nước trợ cấp.
2.15 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
2.15.1 Vịng quay tín dụng
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tốc độ của nguồn vốn trong kỳ hoạt
động.
Tổng doanh số thu nợ
Vịng quay tín dụng

=
Dư nợ bình qn

Vịng quay tín dụng càng nhanh càng tốt vì vịng quay càng nhỏ ngân
hàng có thể thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đầu tư khoản tiền mà mình thu được và
có thể sinh lời trên khoản tiền vừa đem đầu tư đó.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 13


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

2.15.2 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tỉ lệ thu hồi nợ trên doanh số cho vay, chỉ tiêu

này đánh gia hay cho biết khả năng thu hồi nợ của khách hàng vay vốn.

Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ
=

x

Doanh số cho vay

100%

Hệ số thu nợ càng cao càng tốt.
2.15.3 Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ số này được đánh giá bằng công thức:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

x

100%

Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng, cho thấy mức độ rủi ro xảy ra cao hay thấp, nếu hệ số rủi ro ≥ 5% thì ngân
hàng sẽ gặp rủi ro cao và ngược lại.
2.15.4 Hệ số rủi ro tín dụng

Chỉ số này được đánh giá bằng cơng thức:

Hệ số rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ
=

Tổng tài sản có

x

100%

Chỉ tiêu này nó thể hiện tỷ lệ dư nợ cho vay của ngân hàng so với tài
sản mà ngân hàng hiện có. Nếu chỉ tiêu này cao hơn thì lợi nhuận mà ngân hàng
đạt được sẽ cao nhưng rủi ro là rất lớn.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 14


Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Thanh Bình

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ PGD NHCSXH HUYỆN THANH BÌNH
3.1. Khái qt q trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện
Thanh Bình
3.1.1. Quá trình hình thành
Ngân hàng CSXH được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐTTG ngày 04/01/2002 của thủ tướng chính phủ và được thành lập dựa trên 100%

vốn của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ
cho người nghèo. NHCSXH có trụ sở chính đặt tại Hà Nội với vốn điều lệ 5000
tỷ đồng, được tổ chức theo hệ thống 3 cấp: trung ương, tỉnh, huyện. Ngồi ra cịn
bố trí tổ giao dịch lưu động tại các xã có khoảng cách 3km so với trụ sở Ngân
hàng CSXH huyện, thị ( có hơn 8000 điểm giao dịch ).
Hoạt động của Ngân hàng CSXH khơng vì mục đích lợi nhuận, được
Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán. Ngân hàng CSXH thực hiện các nghiệp
vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay
ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội,
các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nước
đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tại Đồng Tháp, Ngân hàng CSXH được thành lập theo quyết định số
67/QĐ – HĐQT ngày 14/01/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng
CSXH Việt Nam. Và Ngân hàng CSXH Tỉnh Đồng Tháp ( PGD huyện Thanh
Bình ) là một trong những phòng giao dịch trực thuộc và chịu sự quản lý của
Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Tháp, hoạt động chủ yếu là cho vay các đối tượng
chính sách có hồn cảnh khó khăn trong đó chiếm tỷ lệ khá lớn là cho vay hộ
nghèo, phương thức cho vay thông qua hội đồng ủy thác cho các tổ chức chính trị
xã hội : Hội nơng dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh.
Được thành lập và đi vào hoạt động đến nay đã hơn 6 năm, Phòng giao
dịch Ngân hàng CSXH huyện Thanh Bình đã khẳng định được vị thế và vai trị
của mình trong việc cấp tín dụng cho nhân dân, Phòng giao dịch đã và đang thực
hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho tất cả các đối tượng chính sách và hội
chính sách ủy thác qua các đồn thể dưới hình thức cho vay thơng qua tổ TK &
VV, đã từng bước đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó là hệ thống các
điểm giao dịch ở xã cũng được thiết lập và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc các đối tượng chính sách tiếp cận và giao dịch với
Phịng giao dịch, vì thế tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa Phòng giao dịch với

nhân dân, uy tín của Phịng giao dịch ngày càng được nâng cao và từng bước đi
đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mọi người đều có cơng ăn việc làm ổn định, cải
thiện đời sống phù hợp với mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

GVHD: Ngơ Văn Q
SVTH: Trần Nguyễn Bích Huyền

Trang 15


×