Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 56 trang )

..

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành : Tài Chính - ngân hàng
SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

Long Xuyên tháng 8/2013

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành : Tài Chính - ngân hàng
SVTH : Phạm Hoàng Phúc
LỚP : DT5NH2
MSSV : DNH093723
GVHD: Th.s.Nguyễn Thị Vạn Hạnh



Long Xuyên tháng 8/2013

1


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh AN Giang, được sự giúp đỡ tận tình của các cơ, chú, anh chị ở Ngân hàng đã
phần nào giúp tôi vận dụng những kiến thức được tiếp thu ở trường để tìm hiểu hoạt
động thực tế của Ngân hàng – điều mà trước đây tơi chỉ có thể biết được qua lý thuyết.
Qua đây cho phép tôi gửi lời cám ơn sâu sắc đến tập thể Ban lãnh đạo của Ngân
hàng, đặc biệt là các cơ, chú, anh chị Phịng Kế tốn, phịng Thanh tốn quốc tế đã tận
tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, các tài liệu cần thiết để tơi có thể hồn thành
được khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô Khoa KT-QTKD Trường Đại Học
An Giang, những người đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức
vô cùng quý báu trong thời gian học tập tại trường và đặc biệt tôi xin cám ơn Cô
Nguyễn Thị Vạn Hạnh đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập.
Do kiến thức, khả năng còn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành của các thầy, cô cùng
các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng để khóa luận này hồn thiện hơn.
Cuối cùng tơi xin kính chúc q thầy cơ Khoa KT-QTKD dồi dào sức khỏe,
chúc các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh An Giang dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công, thắng lợi mới.
Xin chân thành cám ơn!
An Giang, ngày 16 tháng 08 năm 2013
Sinh viên

Phạm Hoàng Phúc



TÓM TẮT
Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi nhánh An Giang ln chú trọng
hoạt động thanh tốn quốc tế vì hoạt động này giúp các hộ doanh nhiệp có thêm
điều kiện để thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương VN - Chi nhánh An Giang.
Đề tài sẽ nghiên cứu lý thuyết về các hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng VCB- An Giang.
Tiếp theo sẽ giới tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN – Chi
nhánh An Giang về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
từng phòng ban, và khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để hiểu rõ
hơn hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng.
Sau đó sẽ phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương VN - Chi Nhánh An Giang từ năm 2010 đến năm 2012 dựa vào
các chỉ tiêu: Số món TTQT, giá trị các phương thức thanh tốn và phí thu của các
phương thức thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN - Chi nhánh An
Giang.
Từ đó đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro trong
hoạt động TTQT của Chi nhánh về: rủi ro đối với xuất khẩu và nhập khẩu, một
số giải pháp hạn chế rủi ro đối với NHTM, đối với khách hàng và đối với NHNN
và đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả như là: thực hiện maketing NH,
hỗ trợ vốn cho doanh nhiệp có tiềm năng và đẩy mạnh công tác tư vấn khách
hàng.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………......1
1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………………….1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………….1
1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...............2
1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..2
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………...2
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………….2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát về thanh toán quốc tế…………………………………………………….3
2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế………………………………………………3
2.1.1.2 Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế…………………………………….4
2.1.2. Các phương thức được sử dụng trong thanh toán quốc tế…………………...4
2.1.2.1 Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế…………………………..5
2.1.2.2 Các phương thức được sử dụng trong thanh toán quốc tế…………………..5
2.1.2.2.1. Phương thức ghi sổ……………………………………………………….6
2.1.2.2.2. Phương thức chuyển tiền…………………………………………………6
2.1.2.2.3. Phương thức nhờ thu……………………………………………………..6
2.1.2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ…………………………………………..9

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương An Giang………....14
3.2. Tình hình nhân sự và sơ đồ tổ chức tại VCB An Giang…………………………....15
3.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức………………………………………………………….15
3.2.2. Tình hình nhân sự của VCB An Giang………………………………………..15
3.3 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phịng ban tổ và phịng giao dịch…………...16
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB An Giang trong giai đoạn từ 2010 đến
2012…………………………………………………………………………………….18

3.5 Định hướng phát triển của VCB An Giang………………………………………...20
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của VCB An Giang…………………………………21
3.6.1 Những thuận lợi……………………………………………………….………..21
3.6.2 Những khó khăn……………………………………………………….……….22

CHƯƠNG 4A THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Số món được thanh tốn trong các phương thức TTQT tại VCB-AG……………..23
4.1.1 Số món của phương thức tín dụng chứng từ L/C………………………..……24
4.1.2 Số món của phương thức chuyển tiền………..……………………………….25
4.1.3 Số món của phương thức nhờ thu……………………………………………..26
4.2 Doanh số trong hoạt động thanh toán quốc tế……………………………..….........27
4.2.1 Giá trị của phương thức tín dụng chứng từ L/C……………………….…......28


4.2.2 Giá trị của phương thức chuyển tiền………...……………………………..29
4.2.3 Giá trị của phương thức nhờ thu………………...…………………………30
4.3 Phí thu từ hoạt động thanh tốn quốc tế……………………………………………31
4.3.1 Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ L/C…………………………….32
4.3.2 Phí thu từ phương thức chuyển tiền………………………………………...33
4.3.3 Phí thu từ phương thức nhờ thu……………………………………...……..34
4.4 Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại……………35
4.4.1 Đối với phương thức chuyển tiền………………………………………….......36
4.4.2 Đối với phương thức nhờ thu………………………………………………….36
4.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ……………………………………………......36
4.4.4 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu………………………………………………….37
4.4.5 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu………………………………………………......37
4.4.6 Rủi ro đối với NH phát hành(NH mở L/C-ussuing bank)…………………….37
4.4.7 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng(advising bank)…………………...38
4.4.8 Rủi ro đối với NH được chỉ định……………………………………………..38

4.4.9 Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank)………………………………38
4.4.10 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank)...........................................39
4.4.11 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh……………………………………………...39
4.4.12 Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi (rủi ro chính trị)…………………........39

PHẦN 4B MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
LĨNH VỰC THANH TOÁN QUỐC TẾ
4.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực thanh tóan quốc tế…………………...40
4.1.1 Thực hiện Marketing Ngân hàng………………………………..……………40
4.1.2 Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp có tiềm năng……………….…….……………40
4.1.3 Đẩy mạnh cơng tác tư vấn khách hàng………………………..……………...40

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận……………………………………………………………………………..42
5.2 Kiến nghị……………………………………………………………………………43
5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước……………………………………………..……43
5.2.2 Kiến nghị đối với NHTM……………………………………………….….…45
5.2.3 Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu………………………….….45
5.2.4 Đối với khách hàng……………………………………………………….…..46
5.2.5 Đối với NHNN…………………………………………………………..……46


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh VCB An Giang………………18
Bảng 2: Số món các phương thức thanh tốn…………………………23
Bảng 3: Số món của phương thức tín dụng chứng từ (L/C)…………………24
Bảng 4 Số món của phương thức chuyển tiền………………………………..25
Bảng 5 Số món của phương thức nhờ thu…………………………………….26


Bảng 6: Giá trị các phương thức thanh toán ………………………………27
Bảng 7 Giá trị của phương thức tín dụng chứng từ (L/C)……………………28
Bảng 8: Giá trị của phương thức chuyển tiền…………………………………29
Bảng 9: Giá trị của phương thức nhờ thu……………………………………..30

Bảng 10: Phí thu từ các phương thức thanh tốn…………………………..31
Bảng 11: Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ L/C……………………32
Bảng 12: Phí thu từ phương thức chuyển tiền……………..…………………33
Bảng 13: Phí thu từ phương thức nhờ thu……………………………………34


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền………….6
Hình 2: Quy trình thanh tốn bằng phương thức nhờ thu……………...8
Hình 3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ………………………………9
Hình 4: Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ……………………….10
Hình 5: Sơ đồ tổ chức của VCB- AG………………………………….15
Hình 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – AG………………….17
Hình 7: Số món phương thức thanh tốn quốc tế tại VCB-AG………….23
Hình 8: Số món phương thức tín dụng chứng từ L/C…………………….25
Hình 9: Số món của phương thức chuyển tiền…………………………….26
Hình 10: Số món của phương thức nhờ thu……………………………….27

Hình 11: Giá trị các phương thức thanh tốn…………………………..28
Hình 12 : Giá trị phương thức tín dụng chứng từ…………………………29
Hình 13 : Giá trị của phương thức chuyển tiền……………………………30
Hình 14: Giá trị của phương thức nhờ thu………………………………..31
Hình 15: Phí thu từ phương thức thanh tốn…………………………….32
Hình 16: Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ (L/C)………………33

Hình 17: Phí thu từ phương thức chuyển tiền……………………………..34
Hình 18: Phí thu từ phương thức nhờ thu…………………………………35


CÁC TỪ VIẾT TẮT

AG: An Giang
VCB-AG: Vietcombak An Giang
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
L/C: Letter of credit
TTQT: Thanh toán quốc tế
VN: Việt Nam
TMCP: Thương mại cổ phần


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng TMCP Ngoại thương với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc
tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, tuy nhiên hiên nay phải đương
đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác,
VCB vẫn tiếp tục duy trì vị trí số một vững chắc trong thanh tốn xuất nhập khẩu. Để
đạt được những thành tựu đó cần phải kể đến sự nổ lực của ngân hàng hội sở cũng

như tất cả các chi nhánh trong cả nước nói chung. Là chi nhánh cấp 1 của hệ thống
ngân hàng ngoại thương, VCB An Giang khơng ngừng phấn đấu để hồn thành tốt
nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế để
xứng đáng danh hiệu là ngân hàng số 1 trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế.
Trước cơng cuộc đổi mới kinh tế tồn cầu có tác động rất lớn đến lĩnh vực xuất
nhập khẩu cũng như ảnh hưởng đến hoạt đông thanh tốn của ngân hàng. Để có
những biện pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế trước những thách thức
không nhỏ của sự biến động kinh tế cũng như sự gia tăng các ngân hàng trên địa bàn
tỉnh An Giang. Sau một thời gian tim hiểu tinh hình thực tế hoạt động thanh toán quốc
tế, em đã chon đề tài “Phân tích hoạt động thanh tốn quốc tế tại ngân hàng Ngoại
thương VN - Chi nhánh An Giang” làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt
nghiệp của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương VN -Chi nhánh An Giang

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu các phương thức thanh tốn

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

1


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG


- Tìm ra các ưu nhược điểm của từng phương thức thanh tốn quốc tế
- Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế
- Đề ra các giải pháp khắc phục những khó khăn cịn tồn tại

1.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được tập trung nghiên cứu về hoạt động TTQT tại ngân hàng Ngoại

Thương Việt Nam Chi nhánh An Giang
- Thời gian thực hiện nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu số liệu trong 3 năm
(2010-2012) của ngân hàng Ngoại thương An Giang

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số
liệu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính được cung cấp từ phịng kế tốn
và phịng thanh toán quốc tế của VCB An Giang

1.4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số tương đối và số tuyệt đối
- Bên cạnh đó sử dụng biểu đồ thể hiện số liệu để dễ dàng quan sát và nhận xét
số liệu

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

2


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh


Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Khái quát về thanh tốn quốc tế
Cơ sở hình thành hoạt động thanh tốn quốc tế là hoạt động ngoại thương.
Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến TTQT; và ngược lại, nói đến
TTQT thì chủ yếu là nói đến ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt
động cơ sở, cịn hoạt động thanh tốn quốc tế là hoạt động phái sinh. Vì hoạt động
thanh tốn quốc tế được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, cho nên khi nói đến hoạt
động thanh tốn quốc tế là nói đến hoạt động thanh tốn của NHTM, và khơng một
NHTM nào lại không muốn phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, trong đó lấy
hoạt động TTQT làm trọng tâm phát triển

2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
 Theo Phạm Thị Thu Tiền- 2011:
„‟Thanh toán quốc tế‟‟ là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này so với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với
tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Các
mối quan hệ được chia thành hai loại:
 Thanh toán quốc tế mậu dịch (thanh toán quốc tế trong ngoại thương)
 Thanh toán quốc tế phi mậu dịch (thanh tốn phi ngoại thương)
Hình thức thanh tốn mậu dịch là hình thức thanh tốn chủ yếu trong thanh
tốn quốc tế.
Ngày nay do khối lượng mua bán giao dịch và đầu tư quốc tế ngày càng tăng
làm cho TTQT trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động ngoại thương
nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung.


SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

3


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

2.1.1.2 Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế
Hoạt động TTQT ngày càng hồn thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại
thương ngày càng mở rộng và phát triển
TTQT trong ngoại thương là khâu cuối cùng, kết thúc cho quá trình lưu thơng
hàng hố. Nếu như q trình này được tiến hành một cách liên tục, nhanh chóng và
thuận lợi có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của các đơn vị kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư
TTQT đã giải quyết được những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hố, dịch vụ và đầu tư
TTQT có tác dụng kích thích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh,
gia tăng khối lượng hàng hoá, mở rộng quan hệ giao dịch mua bán, trao đổi hàng hố
giữa các nước với nhau
TTQT có tác dụng tập trung và quản lý ngoại tệ trong nước, sử dụng ngoại tệ
có mục đích, có hiệu quả theo u cầu của nền kinh tế, đồng thời thực hiện tốt chế độ
quản lý ngoại hối. TTQT góp phần tăng việc cung ứng vốn cho nền kinh tế
TTQT tạo điều kiện thực hiện và quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra

2.1.2. Các phƣơng thức đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế
2.1.2.1 Khái quát về các phƣơng thức thanh toán quốc tế
 Theo Nguyễn Văn Tiến -2009:

Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu
thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những
hình thức thanh tốn nhất định. “Phương thức TTQT’’là cách thức thực hiện chi trả
một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ
tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào
hợp đồng thương mại và chứng từ hai bên cung cấp cho ngân hàng. Việc lựa chọn
phương thức TTQT nào tuỳ thuộc vào sự thương lượng của hai bên và phù hợp với
tập quán cũng như luật lệ thanh toán và bn bán quốc tế.

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

4


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

2.1.2.2 Các phƣơng thức đƣợc sử dụng trong thanh toán quốc tế
2.1.2.2.1. Phƣơng thức ghi sổ
a) Khái niệm
Là phương thức thanh tốn, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hồn thành giao
hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn theo dõi và việc thanh
toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thoả thuận

2.1.2.2.2. Phƣơng thức chuyển tiền
a) Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh tốn, trong đó khách hàng( người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác( người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.


b) Quy trình nghiệp vụ:
Các bên tham gia:
-

Người chuyển tiền hay người trả tiền(Remitter): thường là người nhập khẩu,
người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối... Người trả tiền
là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.

-

Người hưởng lợi( Beneficiary): Là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn
đầu tư, người nhận kiều hối…do người chuyển tiền chỉ định.

-

Ngân hàng chuyển tiền(Remitting Bank): Là ngân hàng phục vụ người chuyển
tiền.

-

Ngân hàng trả tiền(Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người hưởng lợi
và thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền.
+ Ưu điểm của phương thức chuyển tiền: đơn giản, phí ngân hàng thấp, linh

hoạt trong thanh toán( trả trước, trả sau, trả một lần hoặc chia làm nhiều đợt)
+ Nhược điểm của phương thức chuyển tiền: kém an tồn.

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC


5


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)

Ngân hàng chuyển tiền
(Remiting Bank)

Người hưởng lợi
(Beneficiary)

Người chuyển tiền
(Remitter)

Hình 1: Quy trình thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sau khi kết thúc hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện việc
giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn
…cho nhà nhập khẩu.
Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ(hoặc hàng hoá), nếu quyết định trả tiền
thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với uỷ nhiệm chi
(nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định,
nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh tốn, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để
chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu.

Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của
người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người
hưởng lợi.
Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người hưởng lợi, đồng
thời gửi giấy báo Có cho người hưởng lợi.

2.1.2.2.3. Phƣơng thức nhờ thu
a) Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi
giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

6


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh
toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.( Theo quy
tắc 522)

b) Các bên tham gia
- Người uỷ nhiệm thu: là bên uỷ quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng
- Ngân hàng chuyển chứng từ: là ngân hàng mà người uỷ nhiệm uỷ quyền xử
lý nghiệp vụ nhờ thu
- Ngân hàng thu hộ: là bất kỳ ngân hàng nào nhưng không phải là ngân hàng
chuyển chứng từ, liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu.

- Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ, xuất trình chứng từ cho người trả
tiền
- Người trả tiền: là phía được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu
.
Có 2 hình thức nhờ thu:
a.Nhờ thu phiếu trơn
b.Nhờ thu kèm chứng từ

a. Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh tốn, trong đó chứng thừ nhờ
thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay cơng
cụ thanh tốn khác), cịn các chứng từ thương mại( chứng từ vận tải, hoá đơn, chứng
từ bảo hiểm…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, khơng thơng qua ngân hàng.

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

7


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

NH nhờ thu

NH thu tiền

Xuất khẩu

Nhập khẩu


Hình 2: Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu
1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào NH để uỷ để thác
cho NH thu hộ tiền ở người nhập khẩu
3) NH nhận uỷ thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho NH đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu biết
4) NH thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận
hoặc thanh toán. Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh toán D/A, người nhập khẩu
chỉ cần chấp nhận thanh tốn, nếu là D/P thì người nhập khẩu phải thanh toán ngay
cho người xuất khẩu
5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh tốn
6) NH trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang NH uỷ thác thu
để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc
thông báo cho NH uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền
hoặc thông báo cho NH uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả
tiền
7) NH uỷ thác nhờ thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thơng báo
cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền
b. Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi
nhờ thu bao gồm: hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính gửi cùng.

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

8


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG


Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đáp ứng
được yêu cầu của lệnh nhờ thu.

Ngân hàng nhận uỷ thác thu

Người xuất khẩu

Ngân hàng đại lý

Người nhập khẩu

Hình 3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ
1/ Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ
chứng từ hàng hoá
2/ Người xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến
ngân hàng uỷ thác để nhờ thu hộ tiền người nhập khẩu
3/ Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ
sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu.
4/ Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền.
5/ Người nhập khẩu thông báo hoặc từ chối chấp nhận trả tiền
6/ Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng
nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền
của người nhập khẩu
7/ Ngân hàng uỷ thác báo có hoặc thông báo việc từ chối trả tiền cho người
xuất khẩu.

2.1.2.2.4. Phƣơng thức tín dụng chứng từ
a) Khái niệm:


SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

9


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó theo yêu cầu
của khách hàng ( người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng( ngân hàng phát hành L/C)
sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C( letter of credit), theo đó ngân hàng phát hành
cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C)
khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.

Đối tượng tham gia thanh toán trong L/C
 Người xin mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu, người mua hàng hoá,…
 Người hưởng lợi: là người bán, nhà xuất khẩu, hay một người bất kỳ nào đó do
người hưởng lợi chỉ định
 Ngân hàng mở thư tín dụng: Ngân hàng đại diện nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung
cấp thư tín dụng cho nhà nhập khẩu
 Ngân hàng thơng báo thư tín dụng: là ngân hàng có nhiệm vụ thơng báo thư tín
dụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín
dụng ở nước người hưởng lợi
 Ngồi ra có thể có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán
này: ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán
Phương thức thanh tốn này có thể áp dụng với mọi trường hợp: người mua,
người bán tin tưởng hay không tin tưởng lẫn nhau, người mua, người bán giao dịch
với nhau lần đầu tiên, vì phương thức này chắc chắn giúp người mua nhận đúng hàng

và người bán sẽ thu được đúng số tiền cần thanh tốn.

Hình 4: Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ
Ngân hàng mở L/C

Ngân hàng thông
báo L/C

Người nhập khẩu

Người xuất khẩu

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

10


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

1/ Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại
2/ Người nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho
người xuất khẩu thụ hưởng
3/ Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang
ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết
4/ Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã
mở
5/ Dựa vào nội dung L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu
6/ Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh tốn gửi vào ngân

hàng thơng báo để được thanh tốn
7/ Ngân hàng thơng báo chuyển bộ chứng từ thanh tốn sang ngân hàng mở
L/C xem xét trả tiền
8/ Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì trích tiền
chuyển sang ngân hàng thơng báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu khơng phù
hợp thì từ chối thanh tốn
9/ Ngân hàng thơng báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu
10/ Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu
11/ Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ
chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng

Ƣu và nhƣợc điểm:
Ƣu diểm:
a) Đối với ngƣời bán:
Có sự đảm bảo của ngân hàng mở L/C ( nếu L/C có xác nhận thì có đảm bảo
của ngân hàng xác nhận). Người bán sẽ được thanh tốn tiền hàng, vì khi mở L/C
người mua phải ký quỹ một khoản tiền tương ứng với giá trị hàng hố. Người mua
khơng thể từ chối với bất kỳ lý do nào khi hai bên thực hiện quy định trong L/C lẫn
việc lập chứng từ một cách hợp lệ. Đảm bảo thu nhanh sau khi giao hàng và hồn

SVTH: PHẠM HỒNG PHÚC

11


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

chỉnh bộ chứng từ ( đối với L/C trả ngay ) hoặc chấp nhận thanh toán của ngân hàng

phát hành ( đối với L/C trả sau)

a) Đối với ngƣời mua
-

Đảm bảo sẽ nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền
mà họ đã thanh toán. Nếu vì lý do nào đó người bán giao hàng và lập bộ chứng
từ không đúng như trong hợp đồng hoặc u cầu của L/C thì người mua có
quyền trì hỗn việc thanh toán

Nhƣợc điểm:
a) Đối với ngƣời bán
-

Nếu sơ suất trong lập bộ chứng từ dẫn đến bất hợp lệ khơng phù hợp với L/C,
thì có thể từ chối thanh tốn hoặc trì hỗn việc thanh tốn

-

L/C có thể mất giá trị thương mại của nó khi người bán khơng tuân hành bất cứ
điều khoản nào của thư tín dụng

-

Quy trình thanh tốn chậm, chi phí cao cho ngân hàng.

b) Đối với ngƣời mua
-

Phải tốn chi phí cho phương thức này cao hơn phương thức khác, khi mở L/C

ngân hàng phát hành thường yêu cầu người xin mở L/C ký quỹ một số tiền
nhất định tuỳ vào mối quan hệ của ngân hàng mở L/C và người xin mở L/C,
nếu số tiền này quá lớn và thời gian quá dài, có thể gây tình trạng thiếu vốn
kinh doanh

-

Người bán có thể làm giả chứng từ để nhận tiền mà không giao hàng hoặc giao
hàng chậm không đúng chất lượng

c) Đối với ngân hàng
-

Ở phương thức này trách nhiệm của ngân hàng rất nặng và cần phải thận trọng
trong việc kiểm tra bộ chứng từ, nếu sai sót trong kiểm tra khơng nhận ra bộ
chứng từ có bất hợp lệ mà vẫn tiến hành thanh tốn thì sẽ khơng địi được tiền
nhà nhập khẩu.

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

12


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh
-

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

Trong trường hợp hàng hoá đến trước bộ chứng từ, mà đơn vị nhập khẩu yêu
cầu ngân hàng viết đơn bảo lãnh cho họ nhận hàng. Nếu như ngân hàng khơng

xem xét khách hàng đó có uy tín hay khơng mà cứ viết đơn bảo lãnh cho họ
nhận hàng thì có thể họ sẽ khơng thanh tốn sau khi đã nhận xong hàng

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

13


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng An
Giang
Ngân hàng Ngoại thương An Giang chính thức thành lập ngày 1/10/1991 theo
cơng văn số 55/NH-QĐ ngày 7/5/1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương An Giang là đơn vị thành viên trực thuộc ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Hạch tốn phụ thuộc, có con dấu riêng. Hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan hoạt động ngân
hàng.
Ngay từ khi mới ra đời, NH ngoại thương An Giang được tổng Giám Đốc cho
phép thành lập 4 phòng để thực hiện các mặt cơng tác được giao. Sau q trình hoạt
động, nhờ vào sự phát triển mạnh của cơng tác thanh tốn quốc tế chi nhánh đã được
ban lãnh đạo, phòng tổ chức cán bộ trung ương cho phép thành lập phong thanh toán
quốc tế.

Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chủ yếu:

-

Huy động kỳ phiếu, tiết kiệm đồng VN & ngoại tệ

-

Nhận tiền gửi VND& ngoại tệ

-

Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi

-

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

-

Bảo lãnh các khoản vay, bảo lãnh thanh toán và các khoản bảo lãnh khác

-

Thực hiện thanh toán phi mậu dịch và các dịch vụ: chuyển tiền trong và ngoài
nước; chi trả kiều hối; chuyển tiền nhanh-moneygram; thu đổi séc du lịch, séc
nhờ thu, phát hành Bankdraf, VCB-online; dịch vụ vấn tin I-banking; chuyển
lương tự động….

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

14



GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh
-

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

Dịch vụ thẻ: ATM, Visa, Master, Dinner-club, Master VCB-MTV, JCB,
American-express, Amex-Cobrand.

3.2. Tình hình nhân sự và sơ đồ tổ chức tại VCB An Giang
3.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Hình 5: Sơ đồ tổ chức của VCB- AG

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

P.KHÁCH HÀNG

P.HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

P.KẾ TỐN

P.NGÂN QUỸ

PGD. TỨ GIÁC
LONG XUYÊN


P.THANH TOÁN
QUỐC TẾ

TỔ TỔNG HỢP

PGD. TTTM
LONG XUYÊN

P.KINH DOANH
DỊCH VỤ

PGD.VÀM CỐNG

P.KIỂM TRA
NỘI BỘ

P.QUẢN LÝ
NỢ

3.2.2. Tình hình nhân sự của VCB An Giang
Hiện nay nhân sự của chi nhánh VCB An Giang với tổng biên chế là 174
người, cơ cấu bộ máy gồm: 1 chi nhánh tỉnh, 8 phòng ban, 1 tổ và 3 phòng giao dịch
là: Phòng giao dịch Vàm Cống, phòng giao dịch TTTM Long Xuyên, phòng giao dịch
Tứ giác Long Xun. Mỗi phịng đều có cán bộ trưởng phịng chịu trách nhiệm điều
hành cơng việc chung của phịng.
Về trình độ chun mơn, số người đạt trình độ đại học trở lên là 161 người
chiếm 92,53%/ tổng biên chế. Đặc biệt trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao
SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC


15


GVHD:Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh

Phân tích hoạt động TTQT tại VCB-AG

3.3 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban, tổ và phịng giao dịch
 Phịng hành chính nhân sự
-

Tổ chức sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban

-

Tạo điều kiện cho các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như trang
thiết bị cho các phịng ban, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên.

-

Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.

 Phịng kinh doanh dịch vụ
-

Kinh doanh ngoại tệ

-


Chi trả kiều hối

-

Dịch vụ trả tiền nhanh Money Gram

-

Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng như: Visacard, Matercard, Amex, mở tài
khoản ATM

-

Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khốn

 Phịng kế tốn:
Thực hiện các bút tốn có liên quan đến q trình thanh tốn như:
-

Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi

-

Kế toán các khoản thu chi trong ngày

-

Mở tài khoản mới cho khách hàng

-


Thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa NH với khách hàng, với NH khác và
với NH trung ương

 Phòng kiểm tra nội bộ
-

Kiểm tra việc chấp hành về tiền tệ tín dụng NH

-

Kiểm tra việc thanh tốn ngoại hối

-

Đơn đốc nhắc nhở cán bộ nhân viên làm đúng nguyên tắc

SVTH: PHẠM HOÀNG PHÚC

16


×