Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ 3g của sinh viên trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.81 KB, 47 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD

KHẢO SÁT NHU CẦU
SỬ DỤNG DỊCH VỤ 3G CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRƯƠNG VĂN THẠNH

AN GIANG, 07-2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QTKD

KHẢO SÁT NHU CẦU
SỬ DỤNG DỊCH VỤ 3G CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRƯƠNG VĂN THẠNH
MSSV: DQT117539

GVHD
TRỊNH HOÀNG ANH

AN GIANG, 07-2015


Chuyên đề tốt nghiệp “ Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của sinh viên


Trƣờng Đại học An Giang”, do sinh viên Trƣơng Văn Thạnh thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy Trình Hồng Anh. Sinh viên đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội
đồng Khoa học và Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày.....................
Thư ký

.......................................................

Phản biện 1

Phản biện 2

...............................................

............................................

Cán bộ hướng dẫn

.........................................................

Chủ tịch Hội đồng

..........................................................

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, Tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đở quý báu.
Trƣớc hết, Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Trịnh Hồng

Anh đã tận tình dành nhiều thời gian, cơng sức trực tiếp hƣớng dẫn Tơi trong suốt q
trình xây dựng đề cƣơng sơ bộ, đề cƣơng chi tiết, nghiên cứu và hồn thành chun đề
tốt nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trƣờng, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
cùng tồn thể các thầy, cơ trƣờng Đại học An Giang đã truyền đạt những kiến thức
chun mơn q báu và có ý nghĩa trong suốt khoảng thời gian 4 năm học vừa qua.
Cuối cùng Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ, cổ vũ, động viên Tơi trong suốt thời gian qua.
Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng do kiến thức và thời gian của bản thân cịn hạn
chế nên chun đề tốt nghiệp này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q
thầy, cơ, những ngƣời quan tâm đến đề tài đóng góp để đề tài hồn thiện hơn.
Một lần nữa, Tơi xin chân thành cảm ơn.
An giang, ngày........tháng.......năm.........
Người thực hiện

TRƯƠNG VĂN THẠNH

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng Tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này có số liệu rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày.......tháng....năm....
Người thực hiện

TRƯƠNG VĂN THẠNH

iii



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................1
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................2
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI.................................................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nhu cầu.............................................................4
2.1.2 Những khái niệm chung về dịch vụ.....................................................................7
2.1.3 Thị trƣờng, giá cả................................................................................................7
2.1.4 Nhãn hiệu, khuyến mại.......................................................................................8
2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................8

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................9
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................................... 9
3.2 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU..............................................................................9
3.3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................10
3.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU.............................................................11
3.4.1 Dữ liệu sơ cấp....................................................................................................11
3.4.2 Dữ liệu thứ cấp...................................................................................................11
3.5 THANG ĐO..........................................................................................................11
3.6 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU....................................................................11

CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG – DỊCH VỤ MẠNG

3G
4.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỊCH VỤ MẠNG 3G...............................12
4.2 ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG..................................12
4.3 KHÁI QUÁT THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 2014 VÀ XU
HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI.............................................13
iv


4.3.1 Khái quát...........................................................................................................13
4.3.2 Xu hƣớng công nghệ thế giới trong những năm kế tiếp....................................14
4.3.3 Thị trƣờng ngành Viễn thông An Giang năm 2014 và kế hoạch năm 2015.......15
4.3.4 Tình hình triển khai và phát triển mạng 3G của các nhà cung cấp trên thị trƣờng
tỉnh An Giang..............................................................................................................16
4.3.5 Ý nghĩa của nghiên cứu hiện trạng và nhu cầu sử dụng 3G trong thực tiễn.....16

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN 3G TRONG SINH VIÊN.............................................17
5.1 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU...........................................................18
5.1.1 Giới tính.............................................................................................................18
5.1.2 Thu nhập............................................................................................................18
5.2 ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU SINH VIÊN.................................................................19
5.3 NHU CẦU VÀ MONG MUỐN SỬ DỤNG DỊCH VỤ 3G CỦA SINH VIÊN
5.3.1 Mục đích sử dụng 3G của sinh viên...................................................................20
5.3.2 Những nguôn thông tin về mạng 3G mà sinh viên biết.....................................20
5.3.3 Sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3G của sinh viên.........................................21
5.3.4 Dịch vụ 3G sinh viên đang sử dụng...................................................................21
5.3.5 Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các dịch vụ trên mạng 3G...................22
5.3.6 Phƣơng thức thanh toán khi sử dụng dịch vụ 3G...............................................23
5.3.7 Cƣớc phí sử dụng 3G hàng tháng của sinh viên................................................24
5.3.8 Các yếu tố sinh viên quan tâm mong muốn khi sử dụng dịch vụ 3G................25

5.3.9 Mức độ yêu thích đối với các Cty viễn thông cung cấp 3G hiện nay................26
5.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CỊN TỒN TẠI TRONG CƠNG TÁC KÍCH CẦU 3G
5.4.1 Đối với các Cơng ty Viễn thơng........................................................................26
5.4.2 Đối với sinh viên................................................................................................27
5.5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN 3G NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT NHU
CẦU ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG SINH VIÊN................................................27
5.5.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm.............................................................................27
5.5.2 Nhóm giải pháp về giá, chiêu thị và phân phối................................................. 28
5.5.3 Nhóm giải pháp về nhân sự và chăm sóc khách hàng.......................................29

v


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................31
6.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................31
6.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................31
6.2.1 Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc...................................................32
6.2.2 Kiến nghị đối với Cơ quan ban ngành tỉnh An Giang.......................................32
6.2.3 Kiến nghị đối với các Công ty Viễn Thông trên địa bàn tỉnh An Giang...........32

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2G
3G
4G
BTS
BCVT
CDMA

DN
ĐTDĐ
GPRS
GSM
HSPA
VAS
VNPT
TTTT
TTDĐ
W-CDMA
SIM

Second Generation (Digital Cellular) Mạng di động thế hệ thứ 2.
Third Generation Network (tiêu chuẩn truyền thông di động băng
thông rộng thế hệ thứ 3).
Fourth Generation (Broadband Cellular) Mạng di động thế hệ thứ 4.
Base Transceiver Station (Trạm thu phát sóng).
Bƣu chính viễn thơng.
Code Division Multi Access (Cơng nghệ đa truy nhập phân chia theo
mã, có tính bảo mật cao).
Doanh nghiệp.
Điện thoại di động.
General Packet Radio Service (Cơng nghệ chuyển mạch gói đƣợc phát
triển trên nền tảng cơng nghệ thơng tin di động tồn cầu.
Global System For Mobile Communication (Công nghệ tiêu chuẩn di
động số đƣợc sử dụng rộng rãi nhất).
High Speep Packet Access (Truy nhập gói tốc độ cao)
Gía trị gia tăng
Tập đồn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
Thông tin Truyền thông.

Thông tin di động.
Wideband Code Division Multi Access (Đa truy nhập phân kênh theo
mã băng rộng).
Suscriber Identity Module (Mô đun nhận dạng thuê bao)

vii


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, ngồi tính
chun dụng, đáp ứng nhu cầu cơng việc, các thiết bị điện tử cần phải có kiểu dáng
thời trang, linh động thuận tiện cho người sử dụng. Trong đó các thiết bị di động như
điện thoại thơng minh, máy tính xách tay và máy tính bảng là phát triển nhanh nhất.
Đi kèm với sự phát triển đó là nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao hơn
trên các thiết bị di động này như giải quyết công việc qua thư điện tử, xem tin tức,
nghe nhạc trực tuyến, xem phim online, điện thoại thấy hình ảnh,...và để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà khoa học đã liên tục đưa ra các
giải phát để đẩy mạnh tốc độ truyền tải dữ liệu không dây và mạng 3G đã được ra
đời. Ngay lập tức nó đã trở thành tâm điểm cho những người u thích các dịch vụ di
động trên tồn thế giới trong đó có Việt Nam.
Thấy được sức mạnh và những tiện ích từ 3G mang lại, các nhà mạng trong
nước đã mạnh dạng nhanh chóng đầu tư và cuộc cách mạng 3G thật sự bùng nổ ở
Việt Nam với việc ngày 02/4/2009, Bộ Thơng Tin và Truyền Thơng chính thức cấp
giấy phép cung cấp mạng di động thế hệ thứ 3G cho 4 nhà mạng là: VNPT, Viettel,
Mobiphone và EVN Telecom. 3G trở thành tâm điểm chú ý và mong đợi của người
sử dụng di động trong toàn xã hội.
Trong thời điểm này, 3G ở Việt Nam phát triển một cách mạnh mẽ, vùng phủ
rộng khắp mọi miền của Tổ quốc, giá cước linh động nhất và mọi đối tượng sử dụng

có thể tiếp cận đăng ký một cách dễ dàng. Đây là điều kiện thuận lợi cho những
người dùng di động nói chung và bộ phận sinh viên nói riêng trong đó có sinh viên
trường Đại học An Giang, là đối tượng khách hàng mục tiêu lớn của các nhà mạng,
gần như 100% sinh viên có sử dụng các thiết bị di động, nhạy bén thơng tin, thích
khám phá tìm tịi cái mới, quan tâm nhiều đến các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di
động. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của
sinh viên Trường Đại học An Giang” là rất cần thiết để tìm hiểu nhu cầu sử dụng
dịch vụ 3G của sinh viên hiện nay và tư vấn cho sinh viên lựa chọn dịch vụ 3G thích
hợp nhất, tiết kiệm chi phí với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sử dụng 3G của sinh viên Trường Đại Học An Giang.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của sinh viên.
- Mô tả nhu cầu sử dụng của sinh viên đối với dịch vụ 3G của các Công ty viễn thông.

1


- Đề ra những kiến nghị giúp các Công ty viễn thơng có những chiến lược kinh
doanh hợp lý hơn trong việc phát triển các gói cước 3G phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu
sử dụng của sinh viên hiện nay.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là nhu cầu sử dụng 3G của khách hàng là sinh viên
Trường Đại học An Giang.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nội dung: đánh giá nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng dịch vụ 3G của sinh viên Trường Đại Học An Giang.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực hiện tại Trường Đại học An Giang.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, tài liệu giai đoạn 2012-2014
+ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp khách hàng là sinh viên từ tháng 06/2015

đến 07/2015.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đối với sinh viên: giúp cho sinh viên có những lựa chọn dịch vụ 3G phù hợp
nhất với chi phí thấp nhất và chất lượng dịch vụ ổn định nhất.
Việc xác định đúng nhu cầu là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành
cơng của doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường với một sản phẩm mới. Giúp
doanh nghiệp xác định được dịch vụ cần cung cấp, giá cước, thị trường mục tiêu cần
khai thác từ đó có những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp nhằm đem về nguồn
thu lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong đó cả người tiêu dùng và
doanh nghiệp đều được hưởng lợi.
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng Quan, bao gồm: Tính cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, những đóng góp của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: trình bày các cơ sở lý thuyết có
liên quan đến đề tài và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu,
tiến trình nghiên cứu, thu thập số liệu, thang đo và xử lý số liệu.
Chương 4: Tổng quan về Viễn Thông – Dịch vụ mạng 3G: khái niệm dịch vụ mạng
3G, khái quát thị trường viễn thông Việt nam 2014, xu hướng phát triển của Viễn
thơng trong những năm kế tiếp. Tình hình triển khai và phát triển 3G trên địa bàn
tỉnh An Giang.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu: nhu cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng dịch vụ 3G của Sinh viên. Những vấn đề còn tồn tại trong cơng tác kích cầu
3G. Giải phát thúc đẩy sự phát triển 3G nhằm đáp ứng nhu cầu sinh viên.
2


Chương 6: Kết luận và kiến nghị:
Kết luận: Mức độ quan tâm của sinh viên đến các dịch vụ trên nền mạng 3G
hiện nay. Những rào cản trong việc tiếp cận với 3G của sinh viên. Đề xuất những

chiến lược marketing dịch vụ 3G hiệu quả nhất.
Kiến nghị: Với các Bộ, Cơ quan ban ngành và các Công ty Viễn thông trên địa
bàn tỉnh An Giang.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nhu cầu
* Khái niệm nhu cầu
Theo Philip Kolter: Nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu của con người là nhu cầu
được hình thành khi con người cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó.
Mong muốn là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, cụ thể, mỗi cá nhân có cách
riêng để thỏa mãn mong muốn của mình tùy theo nhận thức, tính cách, văn hóa của
họ.
* Thuyết nhu cầu
 Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow
A. Maslow mở rộng khái niệm nhu cầu hơn và định nghĩa nhu cầu là điều mà
con người đòi hỏi đuợc thỏa mãn và là cái mà con người muốn có để đảm bảo những
điều kiện sống hạnh phúc, loại bỏ đau khổ, thiếu thốn.
Theo A. Maslow, nhu cầu được cấu trúc làm 5 bậc

Tự
Thể hiện
Tơn trọng

Xã hội


An tồn
Sinh lý
Hình 2.1 Thang bật nhu cầu của Maslow
Hình 1: Thang bậc nhu cầu của Maslow
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007)
Thứ bậc nhu cầu trong mối liên hệ với nguồn lực (tài chính) có thể chỉ ra thứ tự
ưu tiên và mức độ thoả mãn nhu cầu ở người tiêu thụ cuối cùng.
4


- Về thứ tự ưu tiên: Các nhu cầu ở thứ bậc thấp hơn thường được ưu tiên thoả
mãn trước và người ta sẽ chỉ quan tâm đến nhu cầu ở bậc cao hơn khi nhu cầu ở bậc
thấp hơn được thoả mãn.
- Về mức độ thoả mãn: Việc thoả mãn nhu cầu theo thứ bậc (thứ tự ưu tiên)
không có nghĩa là các nhu cầu ở các thứ bậc khác nhau hoàn toàn tách rời nhau khi
giải quyết nhu cầu của con người. Giữa các nhu cầu ở các thứ bậc có mối liên quan
với nhau khi lựa chọn mức độ thoả mãn. Thông thường, con người luôn thoả mãn
tồn diện (đồng bộ) các nhu cầu có liên quan nằm ở các thứ bậc khác nhau. Nhưng,
do những điều kiện cụ thể (hoặc do nguồn lực hoặc do khả năng đáp ứng) người ta có
thể chấp nhận mức độ thoả mãn nhu cầu khác nhau. Điều này dẫn đến việc hình
thành nên nhu cầu cơ bản và nhu cầu bổ sung khi giải quyết nhu cầu ở khách hàng.
Tức là, khi khơng có điều kiện, người ta có thể chấp nhận chỉ cần thoả mãn nhu cầu
chính ở một thứ bậc và tạm bỏ qua nhu cầu bổ sung. Nhưng khi có đủ điều kiện,
người ta khơng chỉ u cầu thoả mãn nhu cầu chính mà yêu cầu kèm theo sự thỏa
mãn nhu cầu bổ sung.
- Trong hệ thống nhu cầu của con người có nhu cầu bản năng (nhu cầu sinh
tồn) nhưng cũng có nhu cầu hình thành từ cuộc sống thực (nhu cầu được học hỏi từ
cuộc sống). Nhu cầu có thể học hỏi được. Lưu ý này gợi mở con đường khai thác cơ
hội cho người bán hàng: quảng cáo không tạo ra nhu cầu nhưng có thể hướng dẫn để
học hỏi nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu.

- Lối sống của người tiêu thụ cuối cùng được phản ánh qua các quan niệm về
sinh hoạt như sở thích, nghề nghiệp... các mối quan tâm như thể thao, văn hố, tình
cảm, tiền nong... các hoạt động trong một ngày. Lối sống có ảnh hưởng đến nhu cầu
cần thoả mãn và ưu tiên chi phí từ ngân sách cá nhân. Những người có lối sống giống
nhau thì thường có cách ứng xử giống nhau khi xuất hiện trên thị trường và đối diện
với các kích thích của doanh nghiệp.
 Thuyết ấn tƣợng
Thuyết ấn tượng phân tích cách nhận thức của người tiêu thụ về các sự vật
chung quanh họ. Những điểm cần nhấn mạnh và có giá trị khi nghiên cứu khách
hàng theo thuyết này là:
Người tiêu thụ quan tâm đến tổng thể hơn là giá trị từng bộ phận. Trong mối
liên hệ đó, một chi tiết (bộ phận) khơng/chưa tốt sẽ có khả năng dẫn đến đánh giá
khơng/chưa tốt tồn bộ sản phẩm hoặc cách thức thoả mãn (cần đáp ứng tốt đến từng
chi tiết).
Người tiêu thụ chỉ thấy cái gì muốn thấy, nghe cái gì muốn nghe. Họ chỉ quan
tâm đến những kích thích, thơng tin mà họ cần. Mọi kích thích nếu khơng phù hợp
với khách hàng từ phía doanh nghiệp đều trở nên vơ nghĩa và họ chỉ nhớ cái gì muốn
nhớ. Điều này giải thích tại sao khách hàng có thể khơng biết đến các kích thích do
doanh nghiệp đưa ra, dù là liên tục.
5


Nhận thức của con người được hình thành từ một q trình liên tục. Từ hiện
tượng (kích thích) đến niềm tin (tốt/xấu, đúng/sai) đến thái độ (yêu/ghét) đến nhận
thức (khẳng định, ghi nhớ). Để có nhận thức tốt của khách hàng về doanh nghiệp cần
tạo ra niềm tin tưởng của khách hàng về sản phẩm, cách thức phục vụ và khả năng
đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của họ. Điều này yêu cầu tính chân thực từ quảng cáo,
nhưng chưa đủ. Nó liên quan đến tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
 Thuyết phân tích tâm lý
Thuyết phân tích tâm lý của nhà tâm lý học người Do thái của nước Áo

Sigmund Freud giải thích hành vi của khách hàng phụ thuộc vào quan điểm, nhân
cách của từng cá nhân được hình thành khi giải quyết mối quan hệ giữa bản năng lương tâm - lý trí bên trong họ. Bản năng là phần tâm trí vốn có ở mỗi con người liên
quan đến hành động thoả mãn nhu cầu sống còn, vui sướng, đau khổ... Lương tâm là
phần tâm trí kiểm sốt bản năng. Lý trí phản ánh sự hợp lý của suy nghĩ và khả năng
giữ cân bằng (điều hoà) bản năng và lương tâm. Ở một người, các yếu tố này mạnh,
yếu, vận động khác nhau và biểu hiện ra thành quan điểm sống, quan điểm giải quyết
vấn đề của họ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá về sản phẩm, về cách thức
thoả mãn nhu cầu và cuối cùng là đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Chú ý rằng: có các quan điểm cá nhân, nhóm, xã hội. Các quan điểm này đều
có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của mỗi một cá nhân cụ thể. Nên chú ý đến
mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa các loại quan điểm trên khi phân tích khả
năng mua hàng của khách hàng và lựa chọn cách thức thoả mãn họ. Người bán có
thể có quan điểm riêng và khơng phải lúc nào cũng tương thích với quan điểm của
khách hàng. Nhưng về nguyên tắc, nên thoả mãn khách hàng theo quan điểm của
họ. Có thể lựa chọn những kích thích tác động đến bản năng, lương tâm của khách
hàng để khuyến khích họ mua hàng trong mỗi lần mua hàng. Nhưng về cơ bản điều
này rất khó khăn và tốn kém.
 Thuyết động cơ của Herzberg
Ông đã xây dựng một lý thuyết “ hai yếu tố ” để phân biệt những nhân tố khơng
hài lịng và nhân tố hài lịng.
Động cơ thúc đẩy tiêu dùng chung nhất là do người tiêu dùng có nhu cầu cần
thỏa mãn. Động cơ tích cực sẽ thúc đẩy tiêu dùng, còn động cơ tiêu cực sẽ là một
phanh hãm.
- Động cơ tích cực: H. Joannis phân chia 3 loại động cơ tích cực thúc đẩy tiêu
dùng
+ Động cơ hưởng thụ: đó là những thúc đẩy mua hàng để có được những thú
vui, hưởng thụ và tận hưởng. Ví dụ: ăn uống, giải trí, du lịch, vui chơi,…
+ Động cơ vì người khác: đó là những thúc đẩy mua nhằm làm việc tốt, việc
thiện hoặc tặng một cái gì cho người khác.
6



+ Động cơ tự thể hiện: đó là những thúc đẩy mua hàng nhằm muốn thể hiện
cho mọi người biết rõ mình là ai. Ví dụ: một số trẻ em hút thuốc lá hoặc uống rượu
bia muốn tỏ ra mình cũng là người lớn rồi…
- Phanh hãm: Động cơ tiêu cực là những phanh hãm là cho người tiêu dùng
không mua hàng, tự kiềm chế không mua hàng mặc dù có nhu cầu vì nhiều lý do:
+ Chất lượng sản phẩm dịch vụ kém
+ Sản phẩm không đẹp, lạc hậu về mốt
+ Không rõ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
+ Giá cao là một phanh hãm lớn đối với người tiêu dùng
+ Phanh hãm vì lý do bệnh lý, sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe
+ Phanh hãm vì lý do tơn giáo
+ Điều kiện sử dụng sản phẩm khắt khe về thiết bị hỗ trợ...
Trong giới hạn đề tài này, Tơi tập trung phân tích dựa vào việc kết hợp các lí
thuyết nhu cầu đã nêu vào thực tế đặc trưng ngành viễn thông.
2.1.2 Những khái niệm chung về dịch vụ
- Dịch vụ là thực hiện những gì doanh nghiệp đã hứa hẹn nhằm thiết lập, củng
cố và mở rộng những mối quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng và thị trường. Và
dịch vụ chỉ đạt chất lượng khi khách hàng cảm nhận rõ ràng là việc thực hiện các
hứa hẹn đó của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng giá trị gia tăng nhiều hơn
các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
- Theo giáo trình điện tử của Hanoi School Business thì: “Dịch vụ là một hoạt
động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và khơng dẫn đến
việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc khơng gắn
liền với sản phẩm vật chất”.
- Theo Dnald M. Davidoff, nhà nghiên cứu dịch vụ nổi tiếng của Mỹ thì “Dịch
vụ là cái gì đó như những giá trị (khơng phải là những hàng hoá vật chất), mà một
người hay một tổ chức cung cấp cho những người hay những tổ chức khác thông qua

trao đổi để thu được một cái gì đó”. Trong định nghĩa này “những giá trị” thường
được xác định bởi người tiêu dùng.
2.1.3 Thị trƣờng, giá cả:
Thị trường là tập hợp những người mua và người bán.
Giá cả là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi ra để có hàng hóa.
(Lê Bảo Lâm & Nguyễn Như Ý, 2007)
7


2.1.4 Nhãn hiệu, khuyến mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể được tạo bởi những từ, những chữ,
con số riêng biệt hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Nhãn hiệu có thể bao gồm hình
ảnh, biểu tượng, dấu hiệu ba chiều, nó cũng có thể là những dấu hiệu âm nhạc, tiết
nhạc, dấu hiệu mùi hương, màu sắc cũng được sử dụng như những đặc tính phân
biệt.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định (Trần Lê Đăng Phương, 2009-2010)
2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về nhu cầu và thị trường, giá cả, nhãn
hiệu được trình bài ở phần trên, mơ hình nghiên cứu để khảo sát nhu cầu sử dụng
dịch vụ 3G của sinh viên như sau:
Cần thiết

Nhu cầu (Needs)

Sở thích

Sử dụng


- Giá Cả
Mong muốn
- Nhãn hiệu
(Wants)

- Tính năng
- Khuyến mại

u cầu
(Demands)

Hình 2: Mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ nhu cầu, mong muốn đến yêu cầu, tìm hiểu các yếu tố
tác động đến nhu cầu, mong muốn và phân tích nhu cầu của sinh viên đối với từng
yếu tố.

8


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tiến độ các bƣớc nghiên cứu
Giai đoạn

Dạng nghiên cứu

Phƣơng pháp


1

Sơ bộ

Định tính

Kỹ thuật
Thảo luận tay đơi
(n=5...10)

2

Định lượng

Chính thức

Phỏng vấn trực tiếp
qua bảng câu hỏi
(n=115)

Giai đoạn 1: thực hiện nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính). Nghiên cứu
này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với 5 sinh viên dựa vào dàn
bài soạn trước để khai thác các vấn đề xung quang đề tài. Từ đó sẽ xây dựng bảng
câu hỏi.
Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Giai
đoạn đầu sẽ phỏng vấn thử 10-12 sinh viên nhằm hiệu chỉnh lại ngôn ngữ, cấu trúc
của bảng câu hỏi, loại bỏ những câu hỏi khơng cần thiết. Sau đó, tiến hành khảo sát
với cở mẫu là 115 sinh viên. Sau khi đã tiến hành thu thập dữ liệu xong, tiếp theo
làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập, xử lý và phân tích dữ liệu.
3.2 PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu
trên một biến quan sát và cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100.
Mơ hình Tơi đang nghiên cứu với 23 biến quan sát, nếu theo tiêu chuẩn 5
quan sát cho một biến thì cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là: n=5*23=115. Để đạt được
kích thước mẫu này, 115 bảng câu hỏi đã được phát đi điều tra.
Do tính chất cơ cấu các lớp học theo hệ đào tạo tín chỉ, nên số lượng sinh
viên không cố định theo từng ngày, từng phịng học. Vì vậy, sau khi trực tiếp phỏng
vấn để sàn lọc những sinh viên sử dụng các mạng di động khác nhau, chúng tôi chọn
thuận tiện 10 sinh viên trong mỗi lớp để điều tra.

9


3.3 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tiến trình nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Dàn bài thảo luận tay đôi

Thảo luận tay đôi (n=5)

Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở lý thuyết về nhu cầu.

Bảng câu hỏi phác thảo

Phỏng vấn thử (n=10...12)
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi


Phỏng vấn chính thức (n=115)

Làm sạch và mã hóa dữ liệu

Xử lý và phân tích dữ liệu

Soạn thảo báo cáo
Hình 3: Tiến trình nghiên cứu
10

Nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi chính thức


3.4 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
3.4.1 Dữ liệu sơ cấp
- Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp 115 sinh viên thông qua
bảng câu hỏi biết được sinh viên có đang sử dụng dịch vụ 3G hay khơng, mục địch
sử dụng là gì, những yếu tố tác động đến nhu cầu, mong muốn của sinh viên đối với
dịch vụ 3G đang sử dụng, chi phí hàng tháng mà sinh viên chi trả cho việc sử dụng
3G,...
- Địa điểm thực hiện phỏng vấn là Trường Đại học An Giang và đối tượng
phỏng vấn là sinh viên của trường.
3.4.2 Dữ liệu thứ cấp
- Các cơ sở lý thuyết của đề tài được thu thập qua sách và tham khảo các
nghiên cứu trước. Các số liệu báo cáo sơ kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm
2015 của Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh An Giang.
- Các định nghĩa về dịch vụ, số liệu liên quan đến mạng 3G lấy trên các trang

mạng thông tin điện tử của các nhà mạng VNPT, Viettel và Mobiphone.
- Số liệu thống kê của các ban ngành liên quan, các diễn đàn, thơng tin báo
chí trên các trang báo điện tử: tailieu.vn, VnEconomy.vn, thegioididong.com,
Angiang.gov.vn,...
3.5 THANG ĐO
Loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi bao gồm:
- Thang đo định danh: là thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó khơng
có ý nghĩa về lượng. Thường được dùng trong các câu hỏi phỏng vấn chỉ có một
hoặc nhiều lựa chọn.
- Thang đo thứ tự: là loại thang đo trong đó số đo dùng để so sánh thứ tự, nó
khơng có ý nghĩa về lượng. Thường được dùng trong các câu hỏi yêu cầu người trả
lời xếp vị trí tương đối của tất cả các đối tượng cùng lúc.
- Thang đo quãng: là loại thang đo trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách,
thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm.
3.6 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
- Kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Phương pháp thống kê bằng biểu đồ để biết được phần trăm số lượng khách
hàng sử dụng 3G, các mức độ hài lòng với dịch vụ đang sử dụng, mong muốn tiếp
tiếp cận của người tiêu dùng đối với các gói cước, giá cước, chất lượng dịch vụ mạng
3G,...

11


CHƢƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG – DỊCH VỤ MẠNG 3G
4.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỊCH VỤ MẠNG 3G
- Mạng 3G (Third Generation Technology): là tiêu chuẩn truyền thông di động
băng thông rộng thế hệ thứ 3. Thực tế từ lâu chúng ta đã làm quen với 2G thông qua
việc sử dụng các dịch vụ điện thoại di động như: SMS (tin nhắn), tải nhạc chng,

hình ảnh tĩnh và cả các video clip, nhưng chất lượng không tốt. Tuy nhiên khi
chuyển sang dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3, gọi là 3G thì hệ thống dịch vụ
thông tin sẽ được truyền tải trên băng thông rộng. Chuẩn 3G này cho phép truyền
không dây các dữ liệu thoại (giọng nói) và phi thoại (email, hình ảnh, video...) với
tốc độ truyền tải từ 2Mbps đến 14.4Mbps.
Các dịch vụ được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất của các nhà mạng hiện
nay là: Video Call, Mobile Internet, Mobile Broadband và Mobile TV
 Dịch vụ Video Call
Video Call là dịch vụ thoại kèm hình ảnh qua camera trên máy di động, dịch vụ
cho phép hai thuê bao trong vùng phủ 3G, sử dụng điện thoại có hỗ trợ chức năng
Video call có thể thiết lập cuộc gọi kèm hình ảnh trực tiếp tại thời điểm gọi.
 Dịch vụ Mobile Internet
Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động
thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G tích hợp trên SIMCard của
các nhà cung cấp dịch vụ. Tiện ích của dịch vụ: Truy cập Internet, theo dõi tin tức
nhanh chóng, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi; Truy cập và xem, chia sẻ video clip;
Download/Upload ảnh/video, gửi nhận email trực tiếp từ điện thoại di động một
cách nhanh chóng, thuận tiện.
 Dịch vụ Mobile Broadband
Dịch vụ Mobile Broadband là dịch vụ cho phép các khách hàng có thể truy cập
Internet băng rộng từ máy tính thơng qua thiết bị USB (HSPA/HSPDA) có gắn sim
3G trong phạm vi vùng phủ sóng của các nhà mạng. Khi sử dụng dịch vụ này, khách
hàng có thể truy cập Intetnet với tốc độ tối đa có thể lên tới 7,2Mbps.


Dịch vụ Mobile TV
Dịch vụ Mobile TV cho phép khách hàng có thể xem truyền hình trong nước,
quốc tế hoặc xem các nội dung theo yêu cầu (xem lại truyền hình, video clip, phim
truyện, ca nhạc) hoặc gửi tặng bạn bè, người thân.
(Vũ Minh Hằng, 2015. Tại: )

4.2 ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG
- Thị trường viễn thơng có đặc điểm là ít người bán nhưng nhiều người mua.
Cầu vượt cung. Sản phẩm dịch vụ viễn thông được xem là sản phẩm phổ dụng. Từ
12


thế độc quyền hồn tồn, thị trường Bưu chính viễn thơng (BCVT) nói chung và nhất
là thị trường viễn thơng đang dần mở cửa, bước vào cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Doanh nghiệp sản xuất dịch vụ viễn thông phải đầu tư công nghệ, thiết bị rất
lớn. Do đó, với những đơn vị này, tài sản cố định chiếm chủ yếu (chiếm khoảng
90%).
- Sản phẩm dịch vụ viễn thơng được thương mại hóa nên chịu sự chi phối bởi
quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và có sự điều tiết của Nhà
nước.
- Tính phức tạp của thị trường thể hiện ở sự đa dạng và phong phú về các hình
thức dịch vụ. Cơng nghệ thay đổi nhanh chóng chính là ngun nhân. Các DN khi
tham gia thị trường viễn thơng phải có lượng vốn rất lớn và không thể phủ khắp thị
trường. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thơng tin cần xác định rõ thị
trường trọng điểm và thị phần của mình.
4.3 KHÁI QT THỊ TRƢỜNG VIỄN THƠNG VIỆT NAM 2014 VÀ XU
HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI
4.3.1 Khái quát
- Trong những năm trước đây, thị trường viễn thông Việt Nam cạnh tranh khốc
liệt, có đến bảy doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ viễn thông: Vinaphone,
Mobiphone, Viettel, EVN Telecom, Sfone, Vietnamobile và Beeline. Mang đến
nhiều lựa chọn, nhiều dịch vụ mới phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau. Phá vỡ thế độc quyền về dịch vụ về giá của các Doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đang chiếm lĩnh thị trường từ bấy lâu nay.
- Đến năm 2014 theo quy luật thị trường, các DN không đủ tiềm lực cạnh tranh
về hạ tầng viễn thông, về thị phần và chiến lược phát triển không phù hợp đã dần bị

loại bỏ, sát nhập vào các doanh nghiệp lớn. Giờ đây sân chơi Viễn thơng chỉ dành
cho ba DNNN có vốn đầu tư, chiến lược kinh doanh dài hạn, phát triển theo xu
hướng của Công nghệ tiên tiến trên thế giới, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng
trên mọi miền tổ quốc và vươn ra tầm quốc tế đó là Vinaphone, Mobiphone và
Viettel.
- Với sự thống trị của ba DNNN là Vinaphone, Mobiphone và Viettel đem đến
nguy cơ quay lại độc quyền nhà nước ở một số lĩnh vực dịch vụ, do đó thị trường
viễn thơng Việt Nam rất cần tái cấu trúc để tạo động lực phát triển bền vững.
- Trong đề án Quy hoạch phát triển viễn thơng quốc gia đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra mục tiêu phát triển thị trường viễn
thông cạnh tranh. Những dịch vụ quan trọng như di động, cố định, internet phải có ít
nhất ba DN có thị phần tương đồng; Tiếp tục thúc đẩy thị trường viễn thơng cạnh
tranh, bởi khi có cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, người tiêu dùng, DN
và nhà nước đều hưởng lợi ích. Quy hoạch này cũng nêu rõ, phải xây dựng được các
tập đoàn viễn thơng mạnh để đi ra nước ngồi.
13


- Để thực hiện đúng lộ trình này, đầu năm 2014, Bộ Thơng tin và Truyền thơng
đã trình Chính phủ, dự kiến sẽ tách Mobiphone ra khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn
thơng Việt Nam (VNPT) để thành lập Tổng cơng ty thông tin di động cung cấp đa
dịch vụ, trong đó có dịch vụ thơng tin di động. Bộ cho rằng, việc tách Mobiphone ra
khỏi VNPT là để đảm bảo có DN đủ sức cạnh tranh với VNPT và Viettel, đồng thời
cũng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục cổ phần hóa
Mobiphone. EVN Telecom sát nhập vào Viettel là bước tiếp theo của lộ trình này.
- Trong thời kỳ hội nhập, tái cơ cấu thị trường và DN viễn thông không chỉ bắt
buộc mà là quyết định sống còn với sự phát triển của đất nước.
4.3.2 Xu hƣớng công nghệ thế giới trong những năm kế tiếp:
- Theo số liệu tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tại Hội nghị
sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ công

tác 6 tháng cuối năm 2015, tính đến tháng 6/2015, tổng số thuê bao điện thoại tại
Việt Nam đạt hơn 143 triệu thuê bao, trong đó có 6,15 triệu máy cố định. Như vậy,
tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có thêm khoảng 4,4 triệu thuê bao. Theo Bộ TTTT,
thuê bao điện thoại cố định tiếp tục giảm chậm.
- Đáng chú ý, hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet của Việt Nam tiếp tục
được đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Cụ thể, có sự dịch
chuyển rõ rệt từ dịch vụ 2G sang 3G với số thuê bao 2G giảm rõ rệt và số thuê bao
3G tiếp tục gia tăng (6 tháng đầu năm ước tăng khoảng 7,3 triệu thuê bao).
- Doanh thu Viễn thông phát sinh ước đạt gần 178.000 tỷ đồng (khơng tính
phần kinh doanh của Viettel ở nước ngoài).
- Xu hướng của những năm tới là thời kỳ của công nghệ 4G. Theo định nghĩa
về công nghệ 4G (Fourth Generation) thì đây là cơng nghệ truyền thơng không dây
thứ tư cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 11.5Gbps, tức là gấp hơn 40 lần tốc độ băng thông cao nhất của dịch vụ 3G.
- Vào lúc này đã có hơn 300 nhà mạng trên thế giới triển khai công nghệ này và
phần lớn các mẫu smartphone cao cấp hiện đã tích hợp cơng nghệ 4G. Cũng trong
năm 2014, thế giới đã có khoảng 450 triệu thuê bao 4G và dự kiến con số này sẽ tăng
gần gấp đơi, đạt khoảng 830 triệu vào năm 2015. Vì vậy, việc triển khai 4G tại Việt
Nam là tất yếu. Vấn đề là, triển khai khi nào để mang lại lợi ích cao nhất?
- Theo cục Trưởng Cục Tần số vơ tuyến điện Đồn Quang Hoan thì: “Thủ
tướng đã quyết định sẽ thực hiện cơ chế đấu giá cấp phép băng tần. Hiện nay, Cục
Tần số đang xây dựng hồ sơ đấu giá và dự kiến phiên đấu giá tiến hành chậm nhất
vào đầu 2016, thậm chí nếu nhanh có thể diễn ra vào cuối năm 2015”.
14


- Với xu thế này thì khơng lâu nữa, người tiêu dùng Việt Nam sẽ sớm được
hưỡng những lợi ích tốt nhất từ công nghệ tiên tiến nhất mang lại. Góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, phát triển xã hội.
(Hiền Minh, 17/7/2015. Tại />4.3.3 Thị trƣờng ngành Viễn thông An Giang năm 2014 và kế hoạch năm 2015
Hiện nay trên điạ bàn tỉnh đã có bốn DN kinh doanh dịch vụ viễn thông là

Mobifone, Vinaphone, Viettel và Vietnamobile. Hạ tầng Bưu chính, Viễn thơng tiếp
tục được các nhà mạng đầu tư mở rộng và phát triển đảm bảo 100% các huyện thị
phủ sóng 2G và 3G để người dân có thể tiếp cận dịch vụ mới một cách tốt nhất với
giá cả hợp lý nhất.
Một số thành công đạt được trong năm 2014 của ngành Viễn thông An Giang
như sau: mật độ điện thoại đạt 80 máy/100 dân. Số máy điện thoại di động trả sau
trong năm 2014 ước đạt 2.322 thuê bao so với cuối năm 2013. Số thuê bao Internet
trong năm 2014 ước đạt 2.545 thuê bao. Doanh thu Viễn thơng và bưu chính năm
2014 là 1.691.961 triệu đồng. Nộp ngân sách 115.953 triệu đồng. (Hội nghị tổng kết
công tác 2014 và kế hoạch 2015 của Sở thông tin và truyền thông tỉnh An Giang
ngày 6/2/2015)
Về nhiệm vụ năm 2015, ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang bảo
đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước trên quy mơ tồn tỉnh. Hầu hết các Sở, Ban, Ngành tỉnh và UBND
cấp huyện, cấp xã được kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ
quan Đảng và Nhà nước. Hầu hết các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã kết nối
mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước sử dụng chữ ký
số vào công việc. Mục tiêu cụ thể: bảo đảm ít nhất 70% các cuộc họp của UBND tỉnh
với các huyện, thị, thành và giữa các cơ quan cấp tỉnh với huyện, thị, thành được
thực hiện trực tuyến trên môi trường mạng. Tỷ lệ trung bình cán bộ, cơng chức trong
cơ quan nhà nước được cung cấp hộp thư điện tử là trên 90% và thường xuyên sử
dụng trong công việc. Tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, cơng chức tại các cơ
quan nhà nước là trên 90%. Đảm bảo 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp
huyện triển khai phần mềm một cửa theo danh mục UBND tỉnh phê duyệt, tiến tới
hoàn thiện “một cửa điện tử tỉnh”. Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến ở
mức độ 1 và 2 trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Cổng Thông tin thành phần. Cung
cấp tối thiểu 15 dịch vụ công mức độ 4 (kết hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục
hành chính bằng dịch vụ bưu chính).
(Hữu Trực, 9/02/2015, lúc 00h40 Tại: )


15


4.3.4 Tình hình triển khai và phát triển mạng 3G của các nhà cung cấp trên thị
trƣờng tỉnh An Giang.
Thế hệ di động thứ 3 đã được cung cấp đến người dùng tại nhiều nước trên thế
giới với những bài học thành cơng cũng như thất bại. Cịn tại Việt Nam: Sau những
chờ đợi, cuối cùng, những Doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn
mặt gửi vàng đã lộ diện. Với 4 giấy phép được cung cấp, cuộc đua cung cấp dịch vụ
3G tại Việt Nam chính thức khai cuộc.
Không gây ấn tượng mạnh ở cuộc đua lấy giấy phép, nhưng Vinaphone đã trở
thành tâm điểm trong thời gian qua khi là DN đầu tiên cơng bố chính thức cung cấp
công nghệ 3G đến người dùng. Tuy nhiên, để có được vị trí tiên phong, Vinaphone
cũng đã khá mạo hiểm. Chính bản thân doanh nghiệp này cũng khơng tự tin với chất
lượng dịch vụ ở giai đoạn đầu. Và trên thực tế, hiện tượng sóng 3G nuốt sóng 2G
cũng đã xảy ra với nhiều thuê bao của mạng này. Những trục trặc ban đầu khiến
người tiêu dùng chưa kịp tận hưởng giá trị mà 3G mang lại đã cảm thấy chán nản và
thậm chí có người cịn ước “giá đừng có 3G”. Những trục trặc mà VinaPhone gặp
phải khiến Viettel, Mobifone, Vietnamobile thận trọng hơn khi tham gia thị trường.
Giống như giới chuyên gia nhận xét, 3G là cơng nghệ khơng dễ ăn và rất có thể sẽ trở
thành cái bẫy đối với DN chưa có kinh nghiệm, thiếu vốn và yếu năng lực triển khai.
Tiếp bước Vinaphone, Mobifone cũng chính thức ra mắt cơng nghệ 3G vào
trung tuần tháng 12/2009. Trong khi đó, là DN trúng tuyển với số điểm cao nhất, và
được dự báo là sẽ mang đến những bất ngờ, nhưng Viettel vẫn chưa chính thức
cơng bố về thời điểm cung cấp dịch vụ. Ơng Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Viettel
cho rằng: “Viettel có chiến lược tương đối rõ ràng về 3G. Những người sử dụng quen
với việc đi đâu cũng sử dụng được được 2G thì sang 3G họ cũng có nhu cầu như thế.
Viettel cũng nghĩ như vậy và để làm được như vậy cũng tốn nhiều công sức đầu tư.
3G không phải là câu chuyện của một ngày, một tuần, một tháng…”.
An Giang là một trong những tỉnh được các nhà mạng chọn thí điểm 3G sớm

nhất cùng với một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đà
Nẵng. Sở Thông tin và truyền thông tỉnh An Giang cho biết đến nay, các nhà cung
cấp trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt, phát sóng 3G tất cả các huyện thị trong tỉnh và đang
trong tiến trình hồn thiện hạ tầng viễn thơng và hứa hẹn đem những tiện ích tiên tiến
nhất, hiện đại nhất với chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dung.
4.3.5 Ý nghĩa của nghiên cứu hiện trạng và nhu cầu sử dụng 3G trong thực tiễn
Thực tế cho thấy trạng thái thuê bao và dịch vụ 2G đã bão hòa tại thị trường
Việt Nam. Trong khi đó nhu cầu con người về những dịch vụ VAS tân tiến, hiện đại
trên nền công nghệ mới không ngừng tăng lên. Việc Bộ TT-TT cấp giấy phép cho
bốn nhà mạng đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt trong việc cung cấp
3G đến người dùng di động. Việc xác định đúng nhu cầu là nhân tố quan trọng góp
phần làm nên thất bại hay thành công của doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường
16


×