Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.01 KB, 14 trang )

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY.
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY.
Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ cơ chế quản lý hành chính
tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây đã
tìm được hướng đi cho riêng mình. Công ty đã kịp thời chuyển hướng phát triển
sản xuất kinh doanh. Sau khi xem xét thực trạng của thị trường trong nước và xu
hướng phát triển nghành sản xuất Bia trên thị trường quốc tế, công ty đã mạnh dạn
đầu tư mua sắm, lắp đặt qui trình công nghệ sản xuất Bia. Để hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đổi mới, cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Bên cạnh đó, công
ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, hiệu quả.
Đặc biệt, công ty rất chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Bởi vì việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là cơ sở bảo
đảm cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường. Dựa vào những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
do bộ phận kế toán cung cấp, lãnh đạo công ty nắm được chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm thực tế của từng loại sản phẩm. Từ đó tổ chức phân tích đánh giá
tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài
sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có các
quyết định phù hợp.
Công ty đã tổ chức khá tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm của công ty, điều đó được biểu hiện cụ thể sau đây.
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Với quy trình công nghệ sản xuất liên tục, phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn
chế biến khác nhau, với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm ở từng phân xưởng,
công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ, đối
tượng tính giá thành là toàn bộ sản lượng Bia thành phẩm trong kỳ tính giá thành


đó là tương đối phù hợp.
1.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất.
Công ty đã tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định bằng những tiêu thức thích hợp, như
phân bổ tiền điện cho sản xuất theo công suất sử dụng điện của từng loại máy móc
thiết bị và khối lượng sản xuất của từng loại sản phẩm, phân bổ một số khoản chi
phí chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành theo khối lượng sản phẩm
qui đổi, ...
1.3. Phương pháp tính giá thành.
Đến cuối tháng công ty vận dụng phương pháp tính giá giản đơn đã lựa chọn
để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các sản phẩm theo đúng khoản mục
qui định một cách nhanh chóng và tương đối chính xác, sau đó cung cấp báo cáo
về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo của công ty.
2. Những nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây còn một số tồn tại chủ yếu
như sau :
2.1. Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất.
2.1.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty tính toán khoản thuế VAT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí
sản xuất trong kỳ còn nhiều điểm bất hợp lý.
Khi mua nguyên vật liệu dùng để sản xuất cả mặt hàng chịu thuế VAT và mặt
hàng không chịu thuế VAT, kế toán chỉ tập hợp chứng từ và để đến cuối tháng mới
định khoản. Cuối tháng căn cứ vào tỷ lệ (%) giữa doanh thu của các mặt hàng chịu
thuế VAT và không chịu thuế VAT, kế toán vật liệu công cụ, dụng cụ mới tính ra số
thuế VAT được khấu trừ và không được khấu trừ. Phần thuế VAT được khấu trừ
được ghi vào bên nợ của tài khoản 133 - (Thuế VAT được khấu trừ), còn phần thuế
VAT không được khấu trừ thì được tính vào bên nợ của tài khoản 152 - "nguyên
liệu, vật liệu". Như đã biết, công ty tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho

theo giá thực tế bình quân gia quyền. Do đó, các mặt hàng chịu thuế VAT đã được
khấu trừ thuế VAT của một số loại nguyên vật liệu đầu vào không được khấu trừ
dùng để sản xuất những mặt hàng không chịu thuế VAT. Điều này ảnh hưởng đến
giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất.
2.1.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty thực hiện trích BHYT 6 tháng một lần và tính cả vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong tháng phát sinh là chưa đúng chế độ. Ở những tháng có phát
sinh khoản chi phí này giá thành tiêu thụ của mặt hàng thường cao hơn bình
thường nên ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Điện được sử dụng sản xuất cả Bánh,Kẹo và Rượu, Bia, nhưng công ty không
tách được bao nhiêu dùng cho sản xuất sản phẩm nào cho nên cũng đã tính toán giá
điện dùng vào sản xuất như giá thực tế của nguyên liệu xuất kho dùng để sản xuất
hai loại mặt hàng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT như trên, làm cho giá
thành sản xuất của Bánh, Kẹo tăng lên.
2.2. Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Muốn tính được giá thành của các sản phẩm, kế toán phải lấy số liệu từ bảng
tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều
công sức, lại dễ nhầm lẫn. Mặt khác, số liệu về giá thành cung cấp cho các đối
tượng sử dụng còn chậm trễ, chưa được kịp thời.
2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Đối với công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán đánh giá sản
phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chưa phù hợp bởi vì
tỉ trọng của khoản chi phí này chiếm trong tổng chi phí sản xuất trong kỳ là chưa
đủ lớn.
2.4. Kỳ tính giá thành.
Thông thường, kỳ tính giá thành là tháng hoặc quí, tuy nhiên công ty đã chọn
kỳ tính giá thành là 2 tháng đối với tháng 1 và tháng 2. Đây là cách làm không theo
quy định, làm ảnh hưởng đến công tác lập các báo cáo tài chính hàng quí của công ty.
2.5. Phương pháp tính giá thành.

Trên cùng một dây truyền công nghệ của công ty cho ra hai loại bia thành
phẩm khác nhau, tuy nhiên công ty đã không tính được giá thành cho từng loại Bia,
điều này dẫn đến giá thành của Bia hơi tăng lên còn giá thành của Bia chai giảm đi,
ảnh hưởng đến việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại Bia.
Trên đây là một số ưu, nhược điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp thực phẩm Hà Tây. Từ những kiến
thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu, cộng với thời gian
được tiếp xúc thực tế với công tác kế toán ở công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở công ty Liên hợp Thực phẩm Hà Tây.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY.
1. Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất.
1.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sản phẩm của công ty rất đa rạng, có những loại chịu thuế VAT như Bánh,
mứt, kẹo, có những loại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Rượu, bia. Cho nên rất nhiều
nguyên vật liệu lúc mua vào chưa xác định được xuất dùng cho sản xuất loại sản
phẩm nào. Để thuận tiện cho việc theo dõi tác giả xin được lấy 1 ví dụ cụ thể :
Đường là một loại nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cả bánh, mứt, kẹo và
rượu, bia. Khi mua đường kế toánvật liệu chỉ tập hợp hoá đơn thanh toán, phiếu
nhập kho ... của đường, chưa thực hiện hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh này.
Đến cuối tháng khi công ty đã xác định được doanh thu của các sản phẩm thì kế
toán mới tiến hành định khoản, lập chứng từ ghi sổ và chuyển cho kế toán tổng hợp
để tính giá thành. Như vậy kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ đã khong kịp thời
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho một bộ phận chi phí sản xuất
nằm ngoài sổ sách trong một thời gian nhất định. Mặt khác kế toán vật liệu, công
cụ dụng cụ hạch toán khoản thuế VAT không đựoc khấu trừ vào giá mua của đường
trong tháng là chưa đúng chế độ dẫn đến giá thực tế của đường xuất kho cho từng
loại sản phẩm bị sai lệch.
Đơn giá thực tế bình quân gia quyền của đường trong tháng 1,2 được xác định

trong sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ như sau :
Số lượng (kg) Thành tiền
Tồn đầu tháng 35.734 215.047.200
Nhập trong tháng 51.300 284.513.100
Xuất trong tháng 50.037
- Xuất cho sản xuất Bia 7.850
- Xuất cho sản xuất Bánh,
Kẹo
42.187
Thuế VAT không được
khâu trừ
8.146.700
215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700
Đơn giá thực tế bình quân của
đường xuất kho trong tháng
= = 5.833 (đồng)
35.734 + 51.300
Như vậy theo cách tính toán của công ty thì đơn giá thực tế của đường xuất
kho cho sản xuất Bia và bánh, kẹo đã được khấu trừ thì số đường này lại phải chịu
thêm một phần thuế VAT không được khấu trừ của số đường xuất dùng cho Bia.
Lẽ ra đơn giá của đường xuất dùng cho sản xuất Bánh, Kẹo chỉ là
215.047.200 + 284.513.100 + 8.146.700
= 5.740 (đồng)
35.734 + 51.300
Do đó giá thành của bánh, Kẹo phải chịu thêm một khoản thuế VAT là :
(5.833 - 5.740) x 42.187 = 3.923.391 (đồng)
Là một doanh nghiệp có tính đặc thù vừa sản xuất hàng chịu thuế VAT vừa
sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công ty nên hạch toán khoản thuế VAT
của vật tư hàng hoá mua vào theo cách sau đây :
Có thể hạch toán lại khoản thuế VAT đầu vào của đường trong tháng 1,2 ở

công ty như sau :
Khi mua đường về kế toán ghi :
Nợ tài khoản 152 284.513.100
Nợ tài khoản 133 28.451.300
Có tài khoản 112 31.964.400
Cuối tháng khi biết tỉ lệ (%) giữa doanh thu của Bánh, Mứt. Kẹo so với tổng
doanh thu của tháng là 71,366% sẽ được số thuế VAT đầu vào được khấu trừ là :
28.451.300 x 71,366% = 20.304.600 (đồng)
Kế toán ghi :
Nợ tài khoản 3331 20.304.600
Có tài khoản 133 20.304.600
Số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ sẽ được tính vào giá vốn của Bia
bán ra trong tháng, kế toán ghi :
Nợ tài khoản 632 (chi tiết cho bia) 8.146.700
Có tài khoản 133 8.146.700

×