Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Một số giải pháp nâng cao chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng giai đoạn 2008 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
…..0.O.0…..

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 2008-2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS.NGHIÊM SỸ THƯƠNG

Hà Nội, 2008


Luận văn thạc sỹ QTKD

1

Trường ĐHBK Hà Nội

MC LC

PHN M ĐẦU ........................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................ 3
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 4


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................. 5
5.Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 5

MỤC LỤC ..................................................................................................................7
BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................11
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ PHỤ LỤC ................................................12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC ...........................................14
KINH DOANH. .......................................................................................................14

1.1.Một số hiểu biết cơ bản về chiến lược kinh doanh trong hoạt động của
doanh nghiệp.................................................................................................. 14
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển khái niệm về chiến lược kinh
doanh. .......................................................................................................... 14
1.1.2.Khái niệm và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh: ............................. 16
1.1.3.Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh:............................................ 17
1.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh:........................................................ 18
1.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh: ................................................... 20
1.2.Phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
......................................................................................................................... 22
1.2.1. Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp ................................. 22
1.2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh. ..................................................... 24
1.2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ. ...................................................... 25
1.2.2.2.Phân tích mơi trường vi mơ ........................................................ 28
1.2.3.Phân tích nội bộ doanh nghiệp ........................................................... 32
1.2.4. Xây dựng các mơ hình chiến lược và lựa chọn chiến lược ............... 35
1.2.4.1.Xây dựng mơ hình chiến lược. .................................................... 35
1.2.4.2. Lựa chọn phương án chiến lược ................................................ 36
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG
CƠNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG .....................................45


2.1.Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam ............................................. 45
2.1.1.Tổng quan về kinh tế Việt Nam ......................................................... 45
2.1.2.Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam .......................................... 49
2.2. Giới thiệu tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng ..................... 51

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

2

Trường ĐHBK Hà Nội

2.3. Phõn tớch thực trạng môi trường kinh doanh của Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng. .......................................................................... 55
2.3.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................. 55
2.3.1.1.Các yếu tố kinh tế ........................................................................ 55
2.3.1.2.Các yếu tố chính trị, pháp luật.................................................... 57
2.3.1.3.Các yếu tố tự nhiên ..................................................................... 58
2.3.1.4. Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ ................................................ 59
2.3.1.5. Các yếu tố văn hóa, xã hội ......................................................... 59
2.3.2. Phân tích mơi trường vi mơ .............................................................. 60
2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh ..................................................................... 60
2.3.2.2. Phân tích khách hàng ................................................................. 64
2.3.2.3. Phân tích nhà cung cấp .............................................................. 66
2.3.2.4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng............................................... 67
2.3.3. Phân tích hồn cảnh nội bộ của tổng công ty.................................... 67

2.3.3.1.Vấn đề về tổ chức và nhân sự ..................................................... 67
2.3.3.2. Vấn đề về nghiên cứu và phát triển............................................ 72
2.3.3.3. Vấn đề kỹ thuật công nghệ ......................................................... 73
2.3.3.4. Vấn đề marketing, tiêu thụ sản phẩm......................................... 73
2.3.3.5. Vấn đề tài chính kế tốn ............................................................. 74
2.3.4.Mơi trường quốc tế của tổng công ty ................................................. 76
2.3.5. Đánh giá về các yếu tố nội bộ Tổng công ty..................................... 77
2.3.5.1. Những điểm mạnh chủ yếu của tổng công ty ............................. 77
2.3.5.2. Những điểm yếu cơ bản của tổng công ty .................................. 78
2.4. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố và xây dựng ma trận. .............. 79
2.4.1. Ma trận BCG ..................................................................................... 79
2.4.2.Ma trận Mc.Kinsey............................................................................. 81
2.4.3.Ma trận SWOT ................................................................................... 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG. ........................................................87

3.1. Cơ sở xây dựng chiến lược .................................................................... 87
3.1.1. Mục tiêu dài hạn của Tổng công ty ................................................... 87
3.1.2.Mục tiêu trước mắt của Tổng công ty. ............................................... 89
3.2. Các chiến lược kinh doanh tổng qt................................................... 90
3.2.1. Đối với lính vực thi cơng xây lắp...................................................... 90
3.2.2.Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh các dự án ................................... 91
3.2.3.Đối với lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng ...................................... 93

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD


3

Trường ĐHBK Hà Nội

3.2.4.i vi lnh vực sản xuất kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu
..................................................................................................................... 93
3.2.5.Đối với lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán
bộ. ................................................................................................................ 95
3.3. Các chiến lược kinh doanh bộ phân chức năng .................................. 95
3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 95
3.3.1.1.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .................................. 96
3.3.1.2.Nâng cao chất lượng đời sống làm việc...................................... 98
3.3.1.3. Chính sách tiền lương, tiền thưởng............................................ 99
3.3.1.4. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo .............................................. 100
3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing...................................................... 101
3.3.3. Nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và quản lý sản xuất ............ 102
3.3.3.1. Đối với Tổng công ty. ............................................................... 102
3.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp thành viên ...................................... 103
3.3.3.3. Công tác quản lý điều hành các dự án .................................... 103
3.3.4. Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển ................................... 105
3.3.5. Nâng cao năng lực quản trị tài chính .............................................. 106
3.3.6. Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý, tổng hợp báo cáo .. 107
3.4. Một số kiến nghị về quản lý Nhà nước ............................................... 107

KẾT LUẬN ............................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................110
PHỤ LỤC 1: CÁC ĐƠN VỊ CỦA TỔNG CƠNG TY LICOGI .......................111
PHỤ LỤC 2: NĂNG LỰC MÁY MĨC THIẾT BỊ CỦA TỔNG CÔNG TY
LICOGI ..................................................................................................................113

PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 ...........................119
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 .....................................120
PHỤ LỤC 5: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 ...........................123

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

4

Trường ĐHBK Hà Nội

PHN M U
1.Tớnh cấp thiết của đề tài:
Trong mấy năm qua, với việc tham gia vào các tổ chức, diễn đàn trong khu
vực và quốc tế nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Điều đó
giúp cho Việt Nam có một mơi trường kinh doanh năng động với nhiều cơ hội
và cũng khơng ít thách thức. Các doanh nghiệp không những chịu sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của
các cơng ty, tập đồn lớn trên thế giới. Do vậy để đứng vững trên thương
trường, muốn thành công các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược kinh
doanh hiệu quả để có thể ln ứng phó với mọi tình huống kinh doanh. Vì
mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh, nếu
khơng có đối thủ cạnh tranh thì khơng cần có chiến lược. Nhờ có chiến lược
mà doanh nghiệp có thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và nắm lấy cơ
hộ, né tránh thách thức. Có thể nói rằng chiến lược kinh doanh có vị trí, vai
trị quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, sau một thời gian học tập ở trường và tìm hiểu tại Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng, em chọn đề tài: “ Chiến lược kinh doanh cho Tổng
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng đến năm 2015”.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và tìm hiểu thị trường xây dựng tại Việt
Nam, để từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích về tình hình hiện tại của doanh
nghịêp, của đối thủ cạnh tranh, của môi trường kinh doanh đồng thời đề xuất
chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng đến
năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

5

Trường ĐHBK Hà Nội

i tng nghiờn cứu là thực trạng của thị trường xây dựng tại Việt Nam và
của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu là Chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng đến năm 2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn được thực hiện với mong muốn có cái nhìn tồn diện và sâu sắc về
quản lý chiến lược dựa trên việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng
ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian tới khi mà xảy ra sự cạnh tranh

ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược cho Tổng
cơng ty xây dựng và phát triển hạ tầng đến năm 2015.
Xây dựng và phát triển hạ tầng là một lĩnh vực tiềm năng khơng những ở Việt
Nam mà trên tồn thế giới, do vậy luân văn nêu ra những vấn đề mang tính
cấp thiết, sát với thực tế hiện tại và từ nay tới 2015. Do đó, có thể nói luận
văn mang ý nghĩa thực tiễn lớn và có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm tới lĩnh vực này, đặc biệt là các nhà quản trị của Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng.
5.Cấu trúc của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về Chiến lược kinh doanh.
Chương II: Thực trạng kinh doanh và môi trường kinh doanh của Tổng công
ty xây dựng và phát triển hạ tầng.
Chương III: Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng đến năm 2015.

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

6

Trường ĐHBK Hà Nội

Trong quỏ trỡnh nghiên cứu, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo - tiến sỹ Nghiêm Sỹ Thương, cùng với sự
giúp đỡ của các cán bộ tại Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng.

Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Học viên

Nguyễn Hùng Cường

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

7

Trường ĐHBK Hà Nội

MC LC
PHN M ĐẦU ........................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................ 3
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................. 5
5.Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 5

MỤC LỤC ..................................................................................................................7
BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................11
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ PHỤ LỤC ................................................12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC ...........................................14
KINH DOANH. .......................................................................................................14


1.1.Một số hiểu biết cơ bản về chiến lược kinh doanh trong hoạt động của
doanh nghiệp.................................................................................................. 14
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển khái niệm về chiến lược kinh
doanh. .......................................................................................................... 14
1.1.2.Khái niệm và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh: ............................. 16
1.1.3.Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh:............................................ 17
1.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh:........................................................ 18
1.1.5. Vai trò của chiến lược kinh doanh: ................................................... 20
1.2.Phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
......................................................................................................................... 22
1.2.1. Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp ................................. 22
1.2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh. ..................................................... 24
1.2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ. ...................................................... 25
1.2.2.2.Phân tích mơi trường vi mơ ........................................................ 28
1.2.3.Phân tích nội bộ doanh nghiệp ........................................................... 32
1.2.4. Xây dựng các mơ hình chiến lược và lựa chọn chiến lược ............... 35
1.2.4.1.Xây dựng mơ hình chiến lược. .................................................... 35
1.2.4.2. Lựa chọn phương án chiến lược ................................................ 36

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

8

Trường ĐHBK Hà Nội


CHNG II: PHN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG
CƠNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG .....................................45

2.1.Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam ............................................. 45
2.1.1.Tổng quan về kinh tế Việt Nam ......................................................... 45
2.1.2.Tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam .......................................... 49
2.2. Giới thiệu tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng ..................... 51
2.3. Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng. .......................................................................... 55
2.3.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................. 55
2.3.1.1.Các yếu tố kinh tế ........................................................................ 55
2.3.1.2.Các yếu tố chính trị, pháp luật.................................................... 57
2.3.1.3.Các yếu tố tự nhiên ..................................................................... 58
2.3.1.4. Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ ................................................ 59
2.3.1.5. Các yếu tố văn hóa, xã hội ......................................................... 59
2.3.2. Phân tích mơi trường vi mơ .............................................................. 60
2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh ..................................................................... 60
2.3.2.2. Phân tích khách hàng ................................................................. 64
2.3.2.3. Phân tích nhà cung cấp .............................................................. 66
2.3.2.4.Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng............................................... 67
2.3.3. Phân tích hồn cảnh nội bộ của tổng công ty.................................... 67
2.3.3.1.Vấn đề về tổ chức và nhân sự ..................................................... 67
2.3.3.2. Vấn đề về nghiên cứu và phát triển............................................ 72
2.3.3.3. Vấn đề kỹ thuật công nghệ ......................................................... 73
2.3.3.4. Vấn đề marketing, tiêu thụ sản phẩm......................................... 73
2.3.3.5. Vấn đề tài chính kế tốn ............................................................. 74
2.3.4.Mơi trường quốc tế của tổng công ty ................................................. 76
2.3.5. Đánh giá về các yếu tố nội bộ Tổng công ty..................................... 77
2.3.5.1. Những điểm mạnh chủ yếu của tổng công ty ............................. 77

2.3.5.2. Những điểm yếu cơ bản của tổng công ty .................................. 78
2.4. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố và xây dựng ma trận. .............. 79
2.4.1. Ma trận BCG ..................................................................................... 79
2.4.2.Ma trận Mc.Kinsey............................................................................. 81
2.4.3.Ma trận SWOT ................................................................................... 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG. ........................................................87

3.1. Cơ sở xây dựng chiến lược .................................................................... 87

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

9

Trường ĐHBK Hà Nội

3.1.1. Mc tiờu dài hạn của Tổng công ty ................................................... 87
3.1.2.Mục tiêu trước mắt của Tổng công ty. ............................................... 89
3.2. Các chiến lược kinh doanh tổng quát................................................... 90
3.2.1. Đối với lính vực thi công xây lắp...................................................... 90
3.2.2.Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh các dự án ................................... 91
3.2.3.Đối với lĩnh vực tư vấn đầu tư và xây dựng ...................................... 93
3.2.4.Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu
..................................................................................................................... 93
3.2.5.Đối với lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo cán

bộ. ................................................................................................................ 95
3.3. Các chiến lược kinh doanh bộ phân chức năng .................................. 95
3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................... 95
3.3.1.1.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .................................. 96
3.3.1.2.Nâng cao chất lượng đời sống làm việc...................................... 98
3.3.1.3. Chính sách tiền lương, tiền thưởng............................................ 99
3.3.1.4. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo .............................................. 100
3.3.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing...................................................... 101
3.3.3. Nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và quản lý sản xuất ............ 102
3.3.3.1. Đối với Tổng công ty. ............................................................... 102
3.3.3.2. Đối với các doanh nghiệp thành viên ...................................... 103
3.3.3.3. Công tác quản lý điều hành các dự án .................................... 103
3.3.4. Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển ................................... 105
3.3.5. Nâng cao năng lực quản trị tài chính .............................................. 106
3.3.6. Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý, tổng hợp báo cáo .. 107
3.4. Một số kiến nghị về quản lý Nhà nước ............................................... 107
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................110
PHỤ LỤC 1: CÁC ĐƠN VỊ CỦA TỔNG CƠNG TY LICOGI .......................111
PHỤ LỤC 2: NĂNG LỰC MÁY MĨC THIẾT BỊ CỦA TỔNG CÔNG TY
LICOGI ..................................................................................................................113
PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 ...........................119
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN NĂM 2007 .....................................120

Ngun Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD


10

Trường ĐHBK Hà Nội

PH LC 5: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 ...........................123

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

11

BNG DANH MC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nghĩa cụm từ viết tắt

1

LICOGI

Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng


2

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

3

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

5

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

6

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế


7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

9

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

10 ISO

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế

11 SBF

Lĩnh vực kinh doanh chiến lược

12 BOT

Phương thức xây dựng - vận hành - chuyển giao


13 BT

Phương thức xây dựng – chuyển giao

14 BTO

Phương thức xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

12

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MC CC BẢNG, HÌNH VÀ PHỤ LỤC
Tên bảng, hình và phụ lục

TT
1

Hình 1.1: Các bước hoạch định chiến lược

2


Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các mơi trường.

3

Hình 1.3: Mơ hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter

4

Hình 1.4: Ma trận thị phần/tăng trưởng BCG

5

Hình 1.5: Ma trận chiến lược của MC.KINSEY

6

Bảng 1.6: Các vùng chiến lược của ma trận McKinsey

7

Bảng 1.7: Ma trận SWOT

8

Hình 1.8: Cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh

9

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm


10

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức tổng cơng ty LICOGI

11

Bảng 2.3: Tình hình năng lực nhân sự tổng công ty

12

Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vống của tổng cơng ty

13

Hình 2.5 : Ma trận BCG của tổng cơng ty LICOGI

14

Hình 2.6: Ma trận Mc.Kinsey của Tổng cơng ty LICOGI

15

Hình 2.7: Ma trận SWOT của Tổng cơng ty LICOGI

16

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn cán bộ cao cấp và quản lý của Tổng cơng

trang


ty đến năm 2015.

Ngun Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

13

Trường ĐHBK Hà Nội

17

Ph lc 1: Các đơn vị thành viên của Tổng công ty LICOGI

18

Phụ lục 2: Năng lực máy móc thiết bị của tổng công ty LICOGI

19

Phụ lục 3: Bảng kết quả kinh doanh năm 2007 của LICOGI

20

Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của LICOGI

21


Phụ lục 5: Bảng kết quả kinh doanh năm 2006 của LICOGI

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài : Một số giải pháp nâng cao chiến lược kinh doanh của tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng giai đoạn 2008-2015.
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Học viên

: Nguyễn Hùng Cường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nghiêm Sĩ Thương

Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1. Sự cần thiết của đề tài
-


Môi trường kinh doanh luôn chứa đựng các nhân tố bất định.

-

Để đứng vững trên thị trường, thích ứng trong mơi trường kinh doanh đầy biến
động địi hỏi cơng ty phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Việc phân tích và đề xuất chiến lược cho Tổng cơng ty xây dựng và phát
triển hạ tầng là hết sức cần thiết cho sự sống cịn của tổng cơng ty trong giai đoạn
hiện nay và sắp tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các luận cứ xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng giai đoạn từ 2008 - 2015
3. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh
dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình sản xuất, kinh doanh của Tổng
cơng ty xây dựng và phát triển hạ tầng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với kiến thức đã học

-

Các phương pháp: thống kê, phân tích, mơ hình hố, dự báo để phân tích đánh
giá và đưa ra các chiến lược kinh doanh

6. Kết cấu luận văn

-

Phần mở đầu

-

Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh

-

Chương 2: Phân tích các nhân tố chiến lược của Tổng công ty xây dựng và
phát triển hạ tầng

-

Chương 3: Một số giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng

-

Phần kết luận


SUMMARY OF THESIS
Theme : Some strategic solutions to improve business effeciency of theLICOGI
company.
Majority

: Business administration


Student

: Nguyen Hung Cuong

Supervisor

: PhD. Nghiem Sy Thuong

Training place

: Hanoi University of Technology

1. Pressing of thesis
-

Business environment always contain factors indefinite.

-

To make a business viable adaptation in displacement business environment, it
expected a company must establish suitable business strategic.
Analysis and proposals of business strategic of the LICOGI company is

necessary for exist and development of the company in this time and future time.
2. Target of research
To propose main basis for establishing business strategies for the LICOGI
company in period 2008 - 2015.
3. Object to research
Analysis, evaluation and advance business strategies under general
arguments for business strategic of firm.

4. Range of research
Follow data and information of producing business process in the LICOGI
company.
5. Method of research
Methods of dialectical materialism, statistic, analysis, modeling, forecast to
evaluate and propose business strategies.
6. Structure of the thesis
-

Introduction

-

Chapter 1:

General argument about business strategic

-

Chapter 2:

Analysis strategic factors in the LICOGI company

-

Chapter 3:

Some orientations and strategic solution for production-

business activities in the LICOGI company


-

Conclusion.


Luận văn thạc sỹ QTKD

14

Trường ĐHBK Hà Nội

CHNG I: C SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH.
1.1.Một số hiểu biết cơ bản về chiến lược kinh doanh trong hoạt
động của doanh nghiệp.
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển khái niệm về chiến lược kinh
doanh.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thành cơng lớn nếu doanh
nghiệp biết phát huy tối đa nội lực bên trong và nắm bắt các cơ hội bên ngồi,
phản ứng và thích nghi linh hoạt với sự biến động của thị trường. Doanh
nghiệp phải có hướng đi và kế hoạch đúng đắn để phát huy tốt các điểm
mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và tránh nguy cơ đem lại hiệu quả
tốt nhất hay nói một cách khác là cần có chiến lược đúng đắn. Vậy chiến lược
kinh doanh là gì?. Thực ra, thuật ngữ “Chiến lược” có nguồn gốc từ rất lâu,
trước đây thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên trong lính vực quân sự và
mang ý nghĩa “mưu lược của một cuộc chiến”.
Ngày nay, thuật ngữ này du nhập và được sử dụng rộng rãi vào hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là kinh tế. Thật ra, chiến lược kinh
doanh không phải phát triển từ lý thuyết mà phần lớn từ thực tế phát triển sản

xuất – kinh doanh. Có thể chia thành 4 giai đoạn chính về sự phát triển của
quản trị chiến lược được các nước trên thế giới thừa nhận:
- Lập ngân sách và kiểm tra ngân sách (budgeting and control): Đây là
cách tiếp cận sớm nhất về quản trị chiến lược vào đầu thế kỷ 20. Dựa trên cơ
sở một giả định là các điều kiện đã qua sẽ không thay đổi trong tương lai,
cách tiếp cận này đã thiết lập một cách đơn giản các công việc của chiến lược

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

15

Trường ĐHBK Hà Nội

thụng qua ngõn sách và kiểm tra ngân sách so sánh với thực tế. Lý do của
những thay đổi chỉ là nhờ học tập những kinh nghiệm.
- Hoạch định dài hạn (Long – range planning): Đây là xu hướng chính
của những năm 50, tiếp cận dựa trên việc xác định các xu hướng trong quá
khứ, sự tăng trưởng kinh doanh đặc thù, để vạch ra những xu hướng trong
tương lai, làm căn cứ để hoạch định các nguồn tài nguyên nhằm khai thác sự
tăng trưởng hoặc thích nghi. Các nhà kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này
cũng đưa ra ý tưởng ứng dụng Binh pháp Tôn Tử vào hoạt động sản xuất kinh
doanh dựa trên giả định thị trường cũng là chiến trường.
- Hoạch định chiến lược (Strategic Planning): Cách tiếp cận chính của
những năm 1960-1970 là cho rằng những xu hướng trong quá khứ được xem
là như chưa đủ và tập trung sự chú ý vào tác động tổng hợp của thị trường,

môi trường kinh doanh lên doanh nghiệp. Sang thập niên 70 sự chú ý tập
trung vào nhận dạng những sự thay đổi của các phương hướng, phát triển
những khả năng và tập trung vào chiến lược sáng tạo lợi thế cạnh tranh. Sự
tập trung dựa trên những chu kỳ hoạch định, đặc biệt là chu kỳ hoạch định
hàng năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp phát triển thành các tập đoàn kinh
tế kinh doanh đa ngành nên nhu cầu phải có chiến lược tập đồn kinh doanh
để lựa chọn phương cách và bố trí nguồn lực trong tập đồn kinh tế.
- Quản trị chiến lược (Strategic management): Giai đoạn này bắt đầu từ
giữa những năm 1970, gắn liền với những nỗ lực của các nhà nghiên cứu và
quản trị đề điều khiển được hoạt động chiến lược. Giống như hoạch định
chiến lược, quản trị chiến lược dựa trên tác động tổng hợp phức tạp của môi
trường kinh doanh. Tư tưởng chính của quản trị chiến lược là trước hết xác
định mục tiêu, sau đó phát triển tốt những phương tiện để đạt được chúng và
theo đuổi những cơ hội bất cứ khi nào chúng xuất hiện.

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

16

Trường ĐHBK Hà Nội

T ú n nay đã có rất nhiều các học giả, các nhà nghiên cứu đưa ra các
định nghĩa, khái niệm về chiến lược kinh doanh như:
- Theo Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh là xác định các mục
tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương

trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó”.
- Theo James B.Quinn: “Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay
một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động
thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
- Theo William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang
tính thống nhất, tính tồn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
- Michael Porter: “ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế
cạnh tranh”.
Nói tóm lại mặc dù hiểu theo khái niệm nào thì chiến lược kinh doanh cũng
nhằm tạo ra sự phát triển bền vững và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2.Khái niệm và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh:
Qua tìm hiểu ở trên ta có thể đưa ra khái niệm về chiến lượng như sau: Chiến
lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát xác định các mục
tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn đường lối họat động và
các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực, để
đạt được các mục tiêu cụ thể, làm tăng sức mạng một cách hiệu quả nhất và
giành được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác”.
Chiến lược là phương tiện đạt tới các mục tiêu dài hạn. Đó là cách chớp thời
cơ, huy động nguồn lực để thỏa mãn mong đợi của khách hàng chiếm lĩnh ưu

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

17


Trường ĐHBK Hà Nội

th cnh tranh và đảm bảo thắng lợi trước đối thủ, đồng thời cải thiện môi
trường kinh doanh. Tiếp tục phát triển nguồn lực doanh nghiệp cho tương tai,
tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng lợi ích kinh tế cải thiện hình ảnh
của cơng ty trên thương trường…
Cần có sự phân biệt giữa chiến lược với chính sách. Chính sách bao gồm các
nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tụcm quy tắc, hình thức và
những cơng việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc
theo những mục tiêu đã đề ra. Các chính sách là cơng cụ cho việc thực thi
chiến lược. Chính sách là phương tiện đạt tới những mục tiêu ngắn hạn.
1.1.3.Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh:
Trên thương trường mà khơng có đối thủ cạnh tranh thì khơng cần có chiến
lược, mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.
Do vậy, chiến lược kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần
phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh
vực họat động trong doanh nghiệp hoặc cơ quan nhằm đảm bảo cho doanh
nghiệp phát triển bền vững, liên tục.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một
cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh, nhằm
phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để dành ưu thế trong cạnh
tranh.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (cơ quan) được phản ánh
trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện để luôn theo dõi và đưa
ra những đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược để phù hợp với những biến
động của thương trường.

NguyÔn Hïng C­êng


QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

18

Trường ĐHBK Hà Nội

- Chin lc kinh doanh được lập ra trong một khoảng thời gian tương
đối dài thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh
nghiệp kinh doanh.
Do vậy các nhà quản trị chiến lược cần hiểu rõ, bảo vệ và xây dựng phát
triển nguồn lực và hiểu rõ giá trị mà khách hàng mong đợi, đồng thời phải
biết cách làm thế nào để chuyển các nguồn lực của doanh nghiệp thành giá trị
khách hàng mong đợi, xây dựng được tiềm lực thành công.
1.1.4. Các loại chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh có nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân loại.
a. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược:
- Chiến lược kinh doanh tổng quát: Chiến lược kinh doanh tổng quát đề
cập đến những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa lâu dài,
quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, phương châm dài hạn,
mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh từng lĩnh vực: Loại chiến lược này giải quyết
những vấn đề sản xuất kinh doanh để thực hiện chiến lược tổng quát như:
Chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tài chính, chiến lược
cơng nghệ…
b. Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường:
Chiến lược kinh doanh được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Chiến lược tập trung giải quyết một vấn đề then chốt, không

giàn trải nguồn lực mà tập trung cho những hành động có ý nghĩa quyết định
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

19

Trường ĐHBK Hà Nội

- Nhúm 2: Chiến lược kinh doanh dựa trên sự phân tích so sánh tương
đối lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác sản xuất kinh
doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ từ đó tìm điểm mạnh cho mình để kinh
doanh.
- Nhóm 3: Chiến lược sáng tạo tấn cơng, khám phá, đưa ra các sản phẩm,
dịch vụ mới.
- Nhóm 4: Chiến lược khai phá các khả năng có thể có của các mơi
trường xung quanh để tìm yếu tố then chốt.
c. Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh kết hợp: bao gồm kết hợp phía trước, kết hợp
phía sau, kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc.
- Chiến lược kinh doanh chuyên sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm…
- Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hóa hoạt động theo kiểu hỗn
hợp.
- Chiến lược kinh doanh đặc thù, bao gồm: liên doanh, thu hẹp hoạt

động, thanh lý…
d. Căn cứ theo quá trình chiến lược:
- Chiến lược định hướng: bao gồm những định hướng lớn về chức năng,
nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược trên cơ sở phán đốn mơi trường và phân tích
nội bộ doanh nghiệp. Chiến lược định hướng là phương án chiến lược cơ bản
của doanh nghiệp.

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

20

Trường ĐHBK Hà Nội

- Chin lc hành động: bao gồm các phương án hành động trong những
tình huống khác nhau và điều chỉnh trong quá trình triển khai chiến lược.
e. Căn cứ vào cấp chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh cấp công ty: là chiến lược tổng quát, xác định
những mục tiêu dài hạn và những phương thức để đạt được mục tiêu đó trong
từng thời kỳ.
- Chiến lược kinh doanh cấp cơ sở: là chiến lược xác định những mục
tiêu cụ thể và cách thức để đạt được những mục tiêu đó trong lĩnh vực của
mình trên cơ sở các mục tiêu tổng quát của cấp trên.
- Chiến lược kinh doanh cấp bộ phận: là chiến lược tập trung hỗ trợ cho
chiến lược kinh doanh cấp cơng ty và cơ sở.
1.1.5. Vai trị của chiến lược kinh doanh:

Lịch sử kinh doanh thế giới cho ta thấy khơng ít thương gia thành cơng với số
vốn, kinh nghiệm ban đầu ít ỏi, nhưng họ đã gặt hái hết thành công này đến
thành công khác nhờ họ có được những bước đi đúng đắn hay cịn gọi là chiến
lược kinh doanh hiệu quả. Và ngược lại cũng khơng ít doanh nhân khuynh gia
bại sản khi tiến hành hoạt động kinh doanh khơng có chiến lược hoặc đưa ra
các bước đi sai lầm trong sự khắc nghiệt của thương trường. Do vậy, nếu
doanh nghiệp khơng có chiến lược kinh doanh, hoặc có những sai lầm thì
doanh nghiệp sẽ gặp khơng ít khó khăn và có thể thất bại. Vậy chiến lược
kinh doanh đem lại những lợi ích gì?
- Thứ nhất nó giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong
tương lai để các nhà quản trị xem xét và quyết định doanh nghiệp nên đi theo
hướng nào tốt nhất và khi nào đạt được mục tiêu. Tạo ra thế chủ động tác

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

21

Trường ĐHBK Hà Nội

ng ti mụi trường, thậm chí thay đổi luật chơi trên thương trường, tránh
tình trạng thụ động.
- Thứ hai nó giúp các nhà quản trị luôn luôn chủ động trước những thay
đổi của môi trường, giúp cho các nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy
ra trong kinh doanh để có những phân tích, đánh giá, điều chỉnh và dự báo các
điều kiện môi trường kinh doanh trong tương lai. Từ đó giúp doanh nghiệp

tận dụng các cơ hội, đẩy lùi nguy cơ để tạo lợi thế cạnh tranh và giành thắng
lợi trước đổi thủ trên thương trường.
- Thứ ba nó giúp cho doanh nghiệp phân phối thời gian, nguồn lực cho
các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Khai thác và sử dụng tối đa các tài nguyên,
tiềm năng của mình và dự báo nhu cầu trong tương lai để có kế hoạch bổ
xung, tăng cường, đồng thời có sự phân bổ nguồn lực, tài nguyên hợp lý trong
từng lĩnh vực, từng thời điểm. Từ đó phát huy tối đa sức mạnh của doanh
nghiệp để đạt kết quả tốt nhất trong các hoạt động kinh doanh.
- Thứ tư nó khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự
năng động sáng tạo, ngăn chặn tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá
nhân, đồng thời giúp tăng sự liên kết, gắn bó của các cá nhân trong tập thể để
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, từ dó tạo nên sức mạnh nội bộ, tập
thể đồn kết thúc đẩy doanh nghiệp đi lên phía trước.
- Cuối cùng nó giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động tránh các
rủi ro, nâng cao khả năng phịng ngừa và ngăn chặn các vấn đề khó khăn xảy
ra đối với doanh nghiệp.

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD


Luận văn thạc sỹ QTKD

22

Trường ĐHBK Hà Nội

Cú th núi rằng chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh

nghiệp và có thể nói ngắn gọn rằng mục đích của chiến lược kinh doanh là
xây dựng tiềm năng thành công cho doanh nghiệp trên thương trường.

1.2.Phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp
Quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được tìm hiểu tổng qt
qua mơ hình ở hình 1.1.
Bước 1:
Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Bước 2:
Phân tích mơi trường kinh doanh
Bước 3:
Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Bước 4:
Hình thành và lựa chọn chiến lược
Hình 1.1: Các bước hoạch định chiến lược.
1.2.1. Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp là nêu lên các nguyên tắc kinh
doanh, mục đích, triết lý, tín điều và các quan điểm của cơng ty, từ đó xác
định lĩnh vực kinh doanh, loại sản phẩm cơ bản (loại hình dịch vụ chính), lĩnh
vực cơng nghệ, phục vụ các nhóm đối tượng khách hàng hàng đầu, đáp ứng
nhu cầu thị trường. Cũng có thể nói đây chính là ước vọng cao nhất của người
chủ doanh nghiệp mong muốn doanh nghiệp sẽ “như thế nào” trong tường lai

NguyÔn Hïng C­êng

QTKD



×