Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ảnh hưởng sử dụng phân bò đến năng suất và thành phần dinh dưỡng của sorghum sorghum bicolor l conrad moench dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 87 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG SỬ DỤNG PHÂN BÒ ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA
SORGHUM (Sorghum bicolor (L.) Conrad Moench.)
DÙNG LÀM THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT
NHAI LẠI TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN QUỐC TÌNH

An Giang, 08/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG SỬ DỤNG PHÂN BÒ ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA
SORGHUM (Sorghum bicolor (L.) Conrad Moench.)


DÙNG LÀM THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT
NHAI LẠI TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
NGUYỄN QUỐC TÌNH
MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH165823
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. PGS. TS. VÕ LÂM
2. TS. BÙI THỊ DƯƠNG KHUYỀU

An Giang, 08/2019


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Ảnh hưởng sử dụng phân bò đến năng suất và thành phần
dinh dưỡng của sorghum dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại trồng ở vùng đất
xám bạc màu huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang”, do học viên Nguyễn Quốc Tình thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Lâm và TS Bùi Thị Dương Khuyều. Tác giả
đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng khoa học và Đào tạo thông qua ngày
17 tháng 08 năm 2019

Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch Hội đồng


i


LỜI CẢM TẠ
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cơ
giáo, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Võ Lâm và TS. Bùi Thị Dương
Khuyều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như
hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên
nhiên, Bộ mơn Khoa học cây trồng. Thầy, Cơ phịng thí nghiệm và q Thầy, Cơ giảng
dạy tơi suốt khóa học vừa qua đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn Quý đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
An Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Quốc Tình

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2019
Ngƣời thực hiện


Nguyễn Quốc Tình

iii


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Nguyễn Quốc Tình

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1985
Châu Thành - An Giang.

Nơi sinh: Vĩnh An -

Quê quán: Vĩnh An – Châu Thành – An Giang

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Chủ tịch Hội nông dân xã
Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ủy ban nhân dân xã Vọng Thê
Điện thoại cơ quan:
Fax:

Điện thoại nhà riêng:

E-mail:


II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: chính quy

Thời gian đào tạo: năm 2006-2007

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học An Giang (Cơ sở II)
Ngành học: Trồng trọt
2. Đại học:
Hệ đào tạo: khơng chính quy, thời gian đào tạo: năm 2009-2013
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại Học An Giang
Ngành học: Khoa học cây trồng
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Quy trình sản xuất lúa giống Jasmine 85
cấp xác nhận tại Công ty AGI.S.E Hùng Hạnh huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: tháng 06 năm 2013
Người hướng dẫn: Lê Hữu Phước
Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Trình độ B1 Anh Văn

iv


III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm


2013 - 2014

UBND xã Vọng Thê

Kỹ Thuật viên trồng trọt

2014 - nay

Hội nông dân xã Vọng Thê

Chủ tịch

An Giang, ngày 20 tháng 07 năm 2019
Ngƣời khai

Nguyễn Quốc Tình

v


Nguyễn Quốc Tình, 2019. “Ảnh hưởng sử dụng phân bị đến năng suất và thành phần
dinh dưỡng của sorghum dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại trồng ở vùng đất
xám bạc màu huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học
Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học An Giang.
38 trang. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Võ Lâm và TS. Bùi Thị Dƣơng Khuyều

ABSTRACT
The experiment was carried out in Trung Son village, Oc Eo town, Thoai Son district,
An Giang province to determine the effect of cattle manure to biomass yield and
nutritional values of Sorghum CFSH 30 cultivated on grey degraded soil. The design

of the experiment was a complete block design with 4 treatments and 4 replicaties. The
experimental treatments were a control treatment (ĐC) without using fertilizer,
treatment 1 (NT1) applied urea at a rate of 210 kg N/ha), treatment 2 (NT2) applied
26,25 tons/ha (equivalent to 210 kg N/ha), and treatment 3 combined 50% cattle
manure (equivalent to 105 kg N/ha) with 50% urea. Sorghum foliage were harvested at
42, 74 and 106 days after sowing to determin biomass yield and nutritional values.
Biomass yield of experimental treatments were 2.02, 14.11, 5,62 and 9,60, respectively
and statistically significant difference between treatments (P = 0.01). This result
showed that biomass yield of NT1 was highest as a recommendation of breeder
company while NT2 with only cattle manure applied resulted rather low biomass
yield. More over the combination of chemical fertilizer and cattle manure improved
biomass yield of shorghum at NT3. The concentration of crude protein (CP) and crude
fiber (CF) were highest at NT1, but not statistically significant differences between
treatments (P = 0.62 and 0.60). Organic matter content and minerals were also highest
at NT1 (12.60 and 30.49%) and statistically significant difference between treatments
(P = 0.01). The degree of Brix was also highest at NT1 (5,08%), statistically
significant difference between treatments (P = 0.01).
The results of the experiment showed that the biomass yield and nutritional contents of
sorghum CFSH 30 variety growing on grey degraded soil in Thoai Son district, An
Giang province highly replied on chemical fertilizers while the combination of
chemical fertilizers and cattle manure have considerably improved biomass yield of
sorghum CFSH 30.
Key words: Sorghum, biomass yield, cattle manure, nutritional values, grey degraded
soil.

vi


TĨM LƢỢC
Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An

Giang để xác định ảnh hưởng của năng suất, hàm lượng và năng suất các chất dinh
dưỡng hữu dụng cho gia súc nhai lại của cây sorghum CFSH 30 khi trồng ở vùng đất
xám bạc màu với các cơng thức bón phân hóa học, phân bị khơ và kết hợp giữa phân
hóa học với phân bị khơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên (complete block design) với bốn nghiệm thức và bốn lần lặp lại. Nghiệm thức thí
nghiệm gồm: nghiệm thức đối chứng (ĐC) khơng bón phân, nghiệm thức 1 (NT1) bón
phân hóa học (210kg N/ha), nghiệm thức 2 (NT2) bón phân bị khơ (26,25 tấn/ha
tương đương 210 kg N/ha) phân bị khơ được bón lót tồn bộ trước khi trồng và
nghiệm thức 3 (NT3) bón 50% phân hóa học kết hợp với 50% phân bị khơ, bón lót
tồn bộ phân bị khơ (tương đương 105 kg N/ha).
Thân cây được thu hoạch 3 lần ở 42, 74 và 106 ngày tuổi để xác định năng xuất và
hàm lượng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy năng suất xanh ở các nghiệm thức thí
nghiệm đối chứng (ĐC), nghiệm thức 1 (NT1), nghiệm thức 2 (NT2) và nghiệm thức 3
(NT3) lần lượt là: 2,02, 14,11, 5,62 và 9,60 tấn/ha, sự khác biệt năng suất ở các
nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Nghiệm thức bón phân hố học (NT1) có
năng suất cao nhất và giữ ổn định gần với khuyến cáo của nhà sản xuất giống, NT2 chỉ
bón phân bị khơ nên năng suất rất thấp; tuy nhiên, việc kết hợp phân hố học với phân
bị ở NT3 đã làm gia tăng năng suất xanh đáng kể. Hàm lượng đạm và xơ thô cao nhất
ở NT1 (12,60 và 30,49%), nhưng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với các nghiệm
thức khác (P = 0,62 và 0,60). Vật chất hữu cơ và khoáng cao nhất ở NT1 và khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức thí nghiệm khác (P = 0,01). Độ Brix ở
nghiệm thức bón phân hóa học cũng là cao nhất (5,08%) khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với nghiệm thức thí nghiệm khác (P = 0.01).
Kết quả này cho thấy với loại sorghum lai CFSH 30 trồng trên vùng đất xám bạc màu
tại Thoại Sơn đáp ứng năng suất và hàm lượng dưỡng chất dùng làm thức ăn chăn nuôi
gần với khuyến cáo của nhà sản xuất giống khi sử dụng đúng cơng thức phân bón hóa
học; tuy nhiên, việc kết hợp phân hố học và phân bị khô đã cải thiện đáng kể năng
suất của sorghum lai.
Từ khóa: Sorghum, năng suất xanh, phân bị khơ, hàm lượng dinh dưỡng, đất xám bạc
màu.


vii


MỤC LỤC
Chấp nhận của hội đồng …………………………….………………………………….i
Lời cảm tạ …………………….………………………………….…………………….ii
Lời cam kết …………………...…...………………………………..…………………iii
Lý lịch khoa học ………………………………………………….……...……………iv
ABSTRACT…………………………………………………….……………………..vi
Tóm tắt ………………………………………………………….……………………vii
Mục lục ……………………………………………………….……………………..viii
Danh sách hình ………………………………………………….………..……………x
Danh sách bảng ………………………………………………….………...………….xi
Danh mục từ viết tắt …………………………………………….……………………xii
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU …………………………………….……………………….1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………….....……...…………1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………..………………...…………2
1.3 Đối tượng nghiên cứu …………………………………..……………….…………2
1.4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ………..……………………...…2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ……………………………….3
2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang và khu vực trồng …………………………..3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang …………………………….……………..3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên của khu vực trồng …………………………….……………..4
2.2 Tổng quan về cây sorghum …………………………………………….………….4
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố …………………………………………….…………….4
2.2.2 Tầm quan trọng của cây sorghum ……………………...………………….…….4
2.2.3 Đặc điểm sinh học …………………………………………………………...…..5
2.2.4 Các yếu tố giới hạn sản xuất sorghum …………………………………….……13
2.2.5 Thành phần hóa học và giá trị sử dụng của sorghum …………………….…….13

2.2.6 Những điểm hạn chế khi sử dụng sorghum làm thức ăn gia súc ………….……13
2.3 Dinh dưỡng đất trồng………..………………………………………………...….14
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………….….15
3.1 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ……………………………………..….15
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm …………………………..……………….….15
viii


3.1.2 Vật liệu ……………………………………………………………….…….…..16
3.2 Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………………….....16
3.3 Cách trồng và chăm sóc …………………………………………………………..17
3.4 Phương pháp thu thập số liệu …………………………………….…..…………..18
3.5 Phân tích hóa học …………………………………………………………..……..19
3.6 Phân tích dữ liệu …………………………………………………………….……19
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ……………..……………………….….21
4.1 Thành phần dinh dưỡng đất và phân bị thí nghiệm …….…………………….….21
4.2 Đặc tính nơng học của cây sorghum trong thời gian thí nghiệm …..………….….22
4.3 Năng suất của cây sorghum thí nghiệm …………………………………………..27
4.4 Giá trị dinh dưỡng của sorghum ……………………………………..…………...32
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………...……………….….36
5.1 Kết luận ……………………………………………………….……………...…..36
5.2 Khuyến nghị ……………………………………………….………………..……36
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………….37
Phụ chƣơng ……………………………………………………………….………....40

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Địa điểm bố trí thí nghiệm …………………………..……...……..…………15

Hình 2. Đất bố trí thí nghiệm ………………………………..…………………....…..16
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm …………………………….……………………...…17
Hình 4. Sinh trưởng của sorghum trong q trình thí nghiệm ………….………..…..24
Hình 5. So sánh năng suất sinh khối tươi sorghum thí nghiệm qua từng lần thu hoạch
.....…..........................................................................................................................…28
Hình 6. So sánh năng suất sinh khối tươi sorghum thí nghiệm từng nghiệm thức
…………………………………………………………………………….…………..29

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Dinh dưỡng đất thí nghiệm trồng sorghum ……...………………….……….21
Bảng 2. Hàm lượng dinh dưỡng của phân bò dùng trong thí nghiệm …………....…..22
Bảng 3. So sánh đặc tính nơng học của sorghum trong thời gian thí nghiệm
….……………………………………………………………………………….…….23
Bảng 4. So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng của sorghum thí nghiệm ………………......25
Bảng 5. So sánh năng suất sorghum ……………………………………………….…27
Bảng 6. So sánh năng suất sorghum qua các lần thu hoạch ………...……………......30
Bảng 7. So sánh năng suất dinh dưỡng của sorghum qua các lần thu hoạch
.......................................................................................................................................32
Bảng 8. So sánh giá trị dinh dưỡng của sorghum ………………………………….....33
Bảng 9. So sánh độ Brix của sorghum qua các lần thu hoạch ………………….….....35

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
%C: Phần trăm carbon tính trên VCK
%CHC: % chất hữu cơ tính trên VCK

%N: % đạm tính trên VCK
%P2O5: % lân tính trên VCK
AOAC: Association of Official Analytical Chemists
C/N: Carbon/nitrogen
CF (Crude fibre): Xơ thô
CP: Đạm thô
cs: cộng sự
ĐBSCL: đồng bằng sông cửu long
K: Kali trao đổi
KHT: khơ hồn tồn
P: Xác suất
SD (Standard deviation): Độ lệch chuẩn
SE (Standard erros): Sai số chuẩn
TB: Trung bình
VCK: Vật chất khơ

xii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây sorghum (Sorghum bicolor (L.) Moench) còn được gọi là cây cao lương hay lúa miến, là
loại cây ngũ cốc được trồng để lấy hạt dùng làm thức ăn cho người và gia súc. Cây sorghum
có khả năng sinh trưởng tốt ở nhiều vùng sinh thái và các đới khí hậu khác nhau (Singh et
al., 1998; Iptas and Brohi, (2003); Phạm Văn Cường và cs., 2013). Các nghiên cứu trước đây
cho thấy cây sorghum thích nghi tốt với vùng nhiệt đới và phần lớn diện tích cây trồng ở
những vùng hạn hán, vùng nhiệt đới bán khô cằn của thế giới đã được sử dụng để trồng
sorghum làm thức ăn cho gia súc (Ayub et al., 2002; Iptas and Brohi, (2003); Bùi Quang
Tuấn và cs., 2008; Phạm Văn Cường và cs., 2013). Cịn ở những vùng khí hậu nhiệt đới và

cận nhiệt đới có lượng mưa tương đối lớn thì được trồng lúa và các loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao khác như cây ăn trái, rau màu...
Năng suất chất xanh và giá trị dinh dưỡng của mỗi giống cao lương phụ thuộc vào đất trồng,
điều kiện sinh thái, hàm lượng đạm và tuổi thọ của cây. Khi bón phân hóa học sẽ làm cây
tăng trưởng mạnh đặc biệt là phân đạm như tăng chiều cao cây, đường kính thân, chất khơ
tích lũy và năng suất chất xanh (Ayub et al., 2002; Iptas and Brohi, (2003). Tuy nhiên, khi
bón đạm ở mức cao lại làm giảm chất lượng (cụ thể làm giảm tỉ lệ chất xơ, giảm đạm thô và
chất béo trong thân lá và tăng hàm lượng HCN trong cây), đồng thời gây ô nhiễm môi
trường. Ở Pakistan, khi tăng lượng đạm bón cho cây sorghum tới 120 kg N/ha và 180 kg
N/ha sẽ làm giảm năng suất chất xanh và chất lượng dinh dưỡng của cây ở những lần thu
hoạch kế tiếp sau đó (Ayub et al., 2002). Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,
lượng mưa nhiều – sorghum được trồng trải dài trên nhiều vĩ độ và có thể cho 3 - 4 lần thu
hoạch/năm (Bùi Quang Tuấn và cs., 2007; Phạm Văn Cường và cs., 2013). Với khả năng tái
sinh cao, năng suất và chất lượng tốt sorghum có thể trồng thay thế cho nhiều loại cỏ trồng
có năng suất thấp như hiện nay: cỏ mồm, cỏ mỡ…
Thoại Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 458,69 km2, dân số 182.043 người, bao gồm 17 xã,
thị trấn, với 3 dân tộc chính kinh, hoa, khơmer (Niên giám thống kê, 2017). Phát triển kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp và một phần nhỏ từ du lịch và dịch vụ. Đất thuộc 2 nhóm đất phù sa
và đất đồi núi (đất xám bạc màu), trong đó nhóm đất xám bạc màu chiếm 4% diện tích tự
nhiên, được phân bố chủ yếu ở 2 thị trấn Ĩc Eo và Núi Sập. Ngồi ra, là một trong những
huyện có số lượng đàn bị khá lớn trong tỉnh An Giang. Trong đó, Thị trấn Ĩc Eo có 3.000
con được nuôi tại các nông hộ (Trạm Thú y huyện Thoại Sơn, 2017). Trong thực tế, nguồn
thức ăn xanh trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, diện tích cỏ tự nhiên có thể thu cắt được
giảm đáng kể, đặc biệt trong mùa nắng. Vì vậy, để giúp gia tăng số lượng đàn bò, đáp ứng
nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thì việc chuyển đổi từ cắt cỏ tự nhiên sang chủ động
trồng cỏ là một nhu cầu cần thiết. Sorghum với đặc điểm thích nghi tốt với điều kiện khô
1


hạn, cho năng suất xanh cao và có giá trị dinh dưỡng thích hợp dùng làm thức ăn xanh cho

bị, có thể là một lựa chọn tốt để trồng trên vùng đất cao tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào công bố về năng suất và hàm lượng
dinh dưỡng của sorghum dùng làm thức ăn gia súc nhai lại ở An Giang. Vì vậy, việc tìm hiểu
“Ảnh hưởng sử dụng phân bò đến năng suất và thành phần dinh dưỡng của sorghum
dùng làm thức ăn cho động vật nhai lại trồng ở vùng đất xám bạc màu huyện Thoại Sơn
tỉnh An Giang” là cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được ảnh hưởng của phân bị khơ để nâng cao năng suất cây sorghum trồng ở
vùng đất xám bạc màu.
- Xác định được hiểu quả sử dụng phân bị khơ lên hàm lượng và năng suất các chất dinh
dưỡng hữu dụng cho gia súc nhai lại của cây sorghum khi trồng ở vùng đất xám bạc màu.
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Cây Sorghum lai giống CFSH 30, vùng đất cao ở chân núi và phân
bị từ các nơng hộ chăn ni nhỏ.
- Phạm vi nghiên cứu: thí nghiệm được thực hiện tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang.
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt khoa học: Xác định năng suất xanh, khô và giá trị dinh dưỡng của sorghum lai
trong một chu kỳ trồng với 3 lần thu hoạch, dưới ảnh hưởng của các loại phân bón hóa học
và phân bị khơ là cơ sở quan trọng để đưa cây trồng này vào hệ thống chăn ni bị nơng hộ
nhằm chủ động nguồn thức ăn xanh để phát triển chăn ni bị bền vững.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này được thực hiện trên giống sorghum lai (hay Sorghum
ngọt) dùng làm thức ăn gia súc nhai lại và được trồng trên nền đất xám bạc màu nơi không
thể phát triển các loại cây trồng năng suất cao và có giá trị khác. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở khoa học ban đầu để tính tốn giá trị của lượng vật chất xanh dùng làm thức ăn gia súc thu
được so với giá trị các loại cây trồng phổ biến khác trên một diện tích đất trồng trọt trong
tương lai nhằm hướng đến mục tiêu chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

2



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH AN GIANG VÀ KHU VỰC TRỒNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang:
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất
canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nơng nghiệp là 246.821 ha, trong
đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua q trình tranh chấp giữa
biển và sơng ngịi nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong mơi trường khác nhau sẽ
tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập
qn canh tác. Trong đó, phải kể đến nhóm đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở
An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh.
Kinh tế của người dân địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với các điều kiện
tự nhiên và địa hình của vùng cao, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nguồn
nước sử dụng trong trồng trọt. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, nguồn nước chủ yếu
là nước trời. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân địa phương tương đối thấp, tập quán
canh tác còn lạc hậu dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp so với tiềm năng sản xuất nông
nghiệp trong vùng. Cây trồng chủ yếu là lúa rẩy (1 vụ/năm) vào mùa mưa. Ngồi ra, nơng
dân cịn trồng một số cây rau màu như: đậu phộng, đậu xanh, mè, rau dưa các loại vào đầu
mùa mưa, người dân địa phương canh tác theo truyền thống, chưa ứng dụng nhiều các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là các nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp.. Để khai thác và sử dụng đất hiệu quả tiềm năng sẵn có
trên vùng đất xám bạc màu cần thưc hiện một số công việc sau: xây dựng hệ thống thủy lợi
đảm bảo nước tưới mùa khơ; tận dụng tốt các nguồn phân bón hữu cơ có sẵn ở địa phương
(phân bị, phân gà, rơm rạ…) để cải tạo đất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích
hợp theo hướng bền vững góp phần tăng hiệu quả sử dụng trên đơn vị diện tích đất canh
tác… (Tỉnh An Giang – Cổng thông tin điện tử Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
/>Về khí hậu, nóng ẩm quanh năm, với điều kiện nhiệt độ trung bình là 27,7 0C, ẩm độ khơng
khí trung bình năm cao hơn 80%, chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt với tổng lượng mưa

bình quân hàng năm là 1,418 mm và ít biến động qua các năm, đặc điểm này rất thuận lợi
cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn,
2000).

3


2.1.2 Điều kiện tự nhiên của khu vực trồng sorghum thí nghiệm (TT. Ĩc Eo, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang)
Thoại Sơn có khí hậu hai mùa rõ rệt. Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng cho cây trồng
và sinh hoạt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả
năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng 10, gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Với tổng diện tích tự nhiên là 458.69 km2
Thoại Sơn được đánh giá có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, Tuy nhiên, Thoại Sơn lại có
diện tích đất xám bạc màu tập trung ở 2 vùng đất cao của thị trấn Núi Sập và thị trấn Óc Eo.
Đất ven núi thuộc kiểu sườn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sườn tích có độ cao trung bình
từ 5 – 10 m, hẹp và có độ dốc nhỏ. Nhóm đất đồi núi có trung bình pH = 6,65 hầu như khơng
có độc hại cho cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất thấp, nghèo đạm và
lân, việc trồng trọt gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên thiếu nước trong mùa khô, các loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao khơng trồng được. Phần lớn người dân bỏ đất trống vào các
tháng mùa khơ (Ủy ban nhân dân thị trấn Ĩc Eo, 2015).
2.2 TỔNG QUAN VỀ SORGHUM
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Sorghum còn có tên gọi khác là cao lương, có tên khoa học là Sorghum bicolor (L.) Moench
thuộc họ Panicoidae, họ phụ Andropogoneae. Xuất phát từ miền Trung Châu Phi cách đây
5.000-7.000 năm (Evelyn, 1951) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng để lấy
hạt hay để lấy thân lá làm thức ăn gia súc; dưới dạng khô hoặc cỏ tươi. Ngày nay, sorghum
được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những vùng khô hạn thuộc khu vực
nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ẩm khác thuộc Bắc Phi, Trung Phi và Đông Phi như:

Kenya, Uganda, Mali, Congo, Nigieria… Ở châu Á, sorghum được trồng nhiều ở các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… Ngồi ra, trên thế giới cao lương cịn được trồng với quy
mô lớn ở các nước thuộc châu Mỹ như Hoa Kỳ, Mexico và châu Đại Dương như Úc (Bùi
Quang Tuấn, 2006).
2.2.2. Tầm quan trọng của cây sorghum
Sorghum và các loại ngũ cốc khác là nguồn lương thực chính của hàng triệu người sống
trong các vùng nhiệt đới nóng, khô hạn ở châu Phi và Ấn Độ (Maunder, 2002). Sorghum
thích nghi tốt với điều kiện mơi trường khác nhau và chi phí sản xuất thấp so với các loại
ngũ cốc khác. Hơn 35% sorghum trên thế giới được trồng phục vụ trực tiếp cho con người.
Phần còn lại được sử dụng chủ yếu cho thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu công nghiệp.
Sorghum được sử dụng làm thực phẩm như: bánh mì phẳng, cháo, couscous, rượu, dầu ăn và
xi-rơ. Ngồi ra, hạt sorghum được sử dụng chủ yếu cho thức ăn gia súc và một số lượng lớn
trong công nghiệp sản xuất ethanol (Gibbons và cs, 1986). Thân và lá được sử dụng cho ủ
4


chua hay làm thức ăn xanh. Trong những năm gần đây, sorghum cũng được sử dụng trong
nhiên liệu sinh học công nghiệp, sản xuất công nghiệp và các nguồn thực phẩm thay thế.
2.2.3. Đặc tính sinh học
2.2.3.1. Một số giống sorghum được trồng phổ biến hiện nay
Theo Dahlberg, 2000. Sorghum là loại cây trồng hàng năm, ngắn ngày và ưa nóng, sinh
trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao và nhiều nắng. Đầu tiên, người ta chủ
yếu trồng lấy hạt phục vụ ngành thực phẩm, sau đó là thức ăn xanh cho chăn nuôi. Sorghum
dùng làm thức ăn chăn ni xanh có dạng hình tương tự như sorghum trồng lấy hạt nhưng
cây cao hơn và có chất lượng thức ăn xanh cao hơn.
Sorghum làm thức ăn xanh cho gia súc được chia thành 4 loại: Cao lương lai F1, cỏ sudan,
sorghum x sudan (cũng gọi là sudan lai) và cao lương ngọt (dùng làm mật và nguyên liệu
chất đốt sinh học).
- Sorghum lai F1: Thường được gọi là sorghum thức ăn xanh có chiều cao cây từ 2,4 – 3 m
và đường kính thân khá lớn (thu hoạch một lần hoặc thu hoạch để ủ chua). Năng suất tương

đương với cây ngô thức ăn xanh ủ chua nhưng chất lượng thường thấp hơn. Các giống có
chứa tính trạng gân lá nâu (BMR) với các mơ bó mạch màu nâu do hàm lượng lignin thấp có
đặc điểm dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, cần lựa chọn giống BMR và thời điểm thu hoạch phù hợp
sẽ tối đa hóa tổng hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (TDN). Hàm lượng đạm thô và TDN
thường đạt cao nhất khi thu hoạch ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, tuy nhiên năng suất
VCK lại tăng lên khi cây trưởng thành hơn. Thu hoạch ở giai đoạn chín sáp sẽ làm cho tỷ lệ
TDN giảm xuống nhưng lại tối đa được tổng khối lượng TDN thu hoạch/ ha.
- Cỏ sudan: Có thân mềm, đẻ nhánh rất nhiều và nhiều lá hơn sorghum lai F1. Cây cho rất ít
hạt và tốc độ tái sinh cao hơn hẳn sorghum lai F1. Do đó, cỏ sudan thường được trồng để
chăn thả tạm thời. Thêm nữa, loại này thường hấp thụ HCN ít hơn sorghum lai F1.
- Sorghum x sudan: Các giống lai sorghum x sudan có tiềm năng năng suất cao nhất so với
bất kỳ một loại cây trồng hàng năm nào nếu được cung cấp đủ nước. Sorghum x sudan
thường được dùng để ủ chua.
Khi đạt chiều cao trên 60 cm sorghum x sudan sẽ có giá trị TDN lớn hơn mức 53- 63% và tỷ
lệ đạm thô đạt từ 9 – 15%. Các giống có tính trạng gân lá nâu BMR gia súc thường thích ăn
hơn. Sorghum x sudan được thu hoạch nhiều lần và có thể sử dụng làm cỏ khơ, ủ chua, làm
đồng cỏ hoặc băm xanh. Tuy nhiên các giống lai này lại chậm khô, ngay cả khi được ép
thành cuộn khi thu hoạch. Để tăng hàm lượng hữu cơ cho đất, giữ lại dinh dưỡng cho đất,
giảm cỏ dại và giảm sâu hại, người ta thực hiện luân canh cây trồng với sorghum. Khi đó,
sorghum lai F1 và sorghum x sudan sử dụng rất tốt cho công thức luân canh cây trồng ni
bị sữa và bị thịt khi mà địi hỏi thức ăn cho gặm, băm xanh hoặc ủ chua chất lượng.
5


2.2.3.2. Kỹ thuật canh tác sorghum làm thức ăn xanh
- Xác định năng suất mục tiêu: Tùy thuộc vào năng suất mục tiêu mà chúng ta lựa chọn
giống cho phù hợp. Vì vậy, cần phải hiểu rõ sự khác nhau về tiềm năng năng suất giữa các
giống, loài sorghum, tiềm năng năng suất ở tại nơi được trồng và mục tiêu năng suất phù hợp
với điều kiện của bạn. Đối với giống lấy hạt cần dạng hình thấp, ít đổ ngã, số lượng hạt cao
và lớn... Đối với giống lấy thân và lá làm thức ăn xanh cần dạng hình cao, thân to, ít đổ ngã,

số hạt thấp…
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng sorghum là tương đối rộng. Để cây phát triển tốt, thì quan
trọng phải đảm bảo rằng nhiệt độ đất tại độ sâu 5,1 cm phải đạt tốt thiểu là 16,3oC. Nhiệt độ
thấp sẽ làm giảm sức nảy mầm và mọc kém dẫn đến cây phát triển yếu.
Sorghum thức ăn xanh ở vùng lân cận Hà Nội có thể bắt đầu trồng vào tháng 3 đến tháng 4
dương dịch đến hết tháng 9 dương lịch. Ở vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh có thể trồng
từ tháng 4 dương lịch trở đi và nếu có đủ nước tưới thì có thể trồng quanh năm.
- Lượng giống: Cỏ sudan và sorghum x sudan có thể gieo vãi hoặc gieo theo hốc. Sorghum
lai F1 (cắt thu 1 lần) thường được trồng với khoảng cách hàng cách hàng từ 50- 90 cm để
thuận tiện cho việc thu hoạch trên đồng ruộng. Lượng hạt giống khuyến cáo với sorghum ủ
chua ở Florida là từ 6,72 đến 8,95 kg/ha nếu trồng theo hàng và từ 11,22 đến 16,80 kg/ha nếu
gieo vãi. Lượng hạt giống khuyến cáo đối với sorghum x sudan ở Florida 8,95 kg đến 22,4
kg/ha nếu trồng theo hàng và 28,00 kg đến 33,63 kg/ha nếu gieo vãi. Gieo thừa lượng hạt
giống có thể tăng tỷ lệ đổ ngã.
- Xử lý hạt giống: Giúp phòng trừ các đối tượng gây hại như: nấm, bệnh, sâu hại… Trong
đó, phải kể đến: Chất xử lý an tồn như Concep III ® bảo vệ sorghum tránh thuốc trừ cỏ
nhóm chloroacetamide như metolachlor và dimethenamid; Thuốc trừ sâu như Cruiser® and
Gaucho®, giúp bảo vệ hạt sorghum trước khi mọc mầm tránh các loại sâu nằm dưới mặt đất
như ấu trùng bọ cánh cứng và bảo vệ sorghum sau khi mọc tránh các loại sâu trên mặt đất
như bọ xít, rầy xanh, kiến lửa và rệp anphid vàng hại mía, làm tăng tỷ lệ nảy mầm, cứng và
khỏe cây giúp cải thiện độ ổn định của năng suất; Sử dụng Thiram (Thiram 50 WP hoặc
Gustafson 42-S), fludioxonil (Maxim 4FS), pentachloronitrobenzene (RTU-PCNB),
metalaxyl (Apron 50WP), và mefenoxam (Apron XL LS) để làm giảm thiệt hại từ bệnh chết
xanh, đen hạt và sương mai.
- Mật độ và khoảng cách trồng: sorghum thức ăn chăn nuôi xanh được trồng dày hơn để tăng
năng suất. Ở vùng khô hạn hoặc đất cát giữ nước kém, mật độ trồng nên ở mức khuyến cáo
cao nhất. Mật độ khuyến cáo đối với sorghum BMR là 148.000 – 194.000 cây/ha (theo hàng,
có tưới nước), 172.000 – 247.000 cây/ha (theo hốc, có tưới nước), 98.000 – 194.000 cây/ha
(theo hàng, có mưa) và 123.000 – 194.000 cây/ha (theo hốc, có mưa).


6


- Làm đất: Trồng sorghum có thể làm đất hoặc khơng làm đất. Cày đất có thể được trong
mùa thu (khô) hoặc trước khi trồng. Ở những vùng mà đất thường bị xói mịn do gió và
nước, thì việc làm đất tối thiểu có thể phù hợp hơn. Sorghum có thể trồng trong điều kiện
không cần làm đất.
- Phương pháp trồng: Phương pháp trồng sorghum cần phải phù hợp với mục đích sử dụng.
Sorghum thức ăn chăn ni xanh có thể được trồng theo hốc, gieo vãi hoặc theo hàng.
- Độ sâu gieo hạt: Độ sâu gieo hạt khuyến cáo cho sorghum lai F1 là từ 2,54 – 3,81 cm đối
với đất cát và 1,9 -3,1 cm đối với đất thịt. Hạt giống phải được gieo trong đất ẩm và có thể
phải gieo sâu hơn để tận dụng độ ẩm. Tuy nhiên, gieo nông sẽ làm cây mọc nhanh hơn và
giảm thiểu các loại bệnh liên quan đến những mầm chậm mọc.
2.2.3.3. Các giai đoạn tăng trưởng của sorghum
Sự phát triển của cây sorghum được xác định từ giai đoạn 0 (xuất hiện) đến giai đoạn chín
(sự trưởng thành sinh lý). Thời gian cần thiết cho sinh trưởng đi qua từng giai đoạn phụ
thuộc vào kiểu gen và điều kiện mơi trường trong thời kì sinh trưởng (Vanderlip và Richard,
1993).
- Giai đoạn 0 (xuất hiện): Xuất hiện xảy ra khi các coleoptiles có thể nhìn thấy ở bề mặt đất
và xảy ra 3 đến 10 ngày sau khi trồng. Giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ đất, độ ẩm, độ
sâu gieo hạt và sức sống hạt giống.
- Giai đoạn 1 (ba lá): Lúc này, điểm phát triển vẫn còn dưới bề mặt đất, các vịng cổ của ba
lá có thể được nhìn thấy mà khơng cần mổ xẻ cây. Giai đoạn này thường xảy ra 10 ngày sau
khi xuất hiện phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ.
- Giai đoạn 2 (năm lá): Giai đoạn này xảy ra khoảng 3 tuần sau khi xuất hiện. Hệ thống gốc
cũng phát triển nhanh chóng ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này, sự cạnh tranh của cỏ dại, chất
dinh dưỡng, nước, côn trùng có thể làm giảm đáng kể năng suất nếu khơng có biện pháp xử
lý kịp thời.
- Giai đoạn 3 (phát triển điểm khác biệt): Giai đoạn này sẽ xảy ra 30 ngày sau khi xuất hiện.
Sự khác biệt điểm ngày càng tăng, thay đổi từ giai đoạn sinh dưỡng (sản xuất lá) sang giai

đoạn sinh sản (tạo bông). Tổng số lá được xác định và kích thước đầu tiềm năng sẽ được xác
định. Khoảng một phần ba tổng diện tích lá đã phát triển hồn tồn từ 7 đến 10 lá và từ 1 đến
3 lá có thể bị mất.
- Giai đoạn 4 (lá cuối cùng có thể nhìn thấy): Ở giai đoạn này lá cờ (lá cuối cùng) có thể nhìn
thấy được, 2 đến 5 lá dưới cùng của cây đã bị mất. Sự hấp thu ánh sáng, dinh dưỡng và tăng
trưởng với tốc độ nhanh.

7


- Giai đoạn 5 (giai đoạn khởi động lá): Ở giai đoạn này tất cả các lá được phát triển đầy đủ,
cung cấp diện tích lá tối đa và ánh sáng. Đầu có kích thước đầy đủ và được bao bọc trong vỏ
lá cờ. Độ giãn dài của cuống lá bắt đầu và đầu ra khỏi vỏ lá cờ.
- Giai đoạn 6 (Nở hoa một nửa): Nở hoa một nửa là khi một nửa cây trong một cánh đồng nở
hoa. Tuy nhiên, Một phát hoa bắt đầu nở từ trên đỉnh xuống và kéo dài từ 4 đến 9 ngày để
phát hoa nở hoàn toàn. Ở giai đoạn này, khoảng một nửa tổng trọng lượng khô của cây được
sản xuất. Sự hấp thu chất dinh dưỡng đã đạt gần 60, 70, và 80 phần trăm tổng số N, P, và K
tương ứng. Thời gian cần thiết từ trồng đến nở rộ phụ thuộc phần lớn vào sự trưởng thành
của chỉ số diện tích lá và điều kiện mơi trường.
- Giai đoạn 7 (bột mềm): Giữa nở hoa một nửa và hạt bột mềm đầy nhanh chóng và hạt được
hình thành.
- Giai đoạn 8 (bột cứng): Ba phần tư trọng lượng khơ của hạt đã tích lũy. Hấp thu dinh
dưỡng về cơ bản là hoàn chỉnh. Độ ẩm bắt đầu giảm dần trước khi đạt đến sự trưởng thành
sinh lý.
- Giai đoạn 9 (trưởng thành sinh lý): Tổng trọng lượng khô của hạt đạt tối đa. Trưởng thành
sinh lý được xác định bởi điểm tối ở phía đối diện của hạt nhân từ phôi. Độ ẩm hạt và sự
trưởng thành sinh lý thay đổi theo điều kiện môi trường và chỉ số diện tích lá. Độ ẩm hạt phụ
thuộc vào chỉ số diện tích lá và sự phát triển trưởng thành sinh lý. Sau khi trưởng thành sinh
lý, lá có thể giữ màu xanh lá cây hoặc chết và màu nâu nhanh chóng.
2.2.3.4 Khả năng tái sinh

Sorghum có thể thu hoạch vào 60-65 ngày sau khi trồng, vụ cắt lần 2 sẽ thu hoạch vào 30 –
35 ngày sau đó. Để cỏ tái sinh mọc lại nhanh, để lại phần gốc ít nhất 10-18 cm khi thu hoạch.
Nếu chăm sóc tốt, năng suất vụ gốc khơng thua vụ tơ, thậm chí có thể cao hơn. Mỗi mắt trên
thân sorghum có những chồi mầm, khi đã thu hoạch, thân được chặt đi, những mầm ở phần
gốc sẽ tiếp tục phát triển cho ra những cây mới của vụ sau, nên thu hoạch vụ tơ đúng lúc, khi
hạt vừa cứng. Nếu thu hoạch trễ, các chồi mầm sẽ già, yếu đi (Phan Hữu Trinh, 1980).
Sorghum có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khơ hạn, những vùng có lượng mưa thấp
khoảng 250-300 mm, với rễ phụ nhiều gấp hai lần so với bắp, kích thước bề mặt lá chỉ bằng
1/2 của bắp. Sorghum cần nước tương đương bắp nhưng chúng có khả năng ngừng phát triển
trong suốt giai đoạn hạn hán kéo dài và sẽ phát triển lại khi có mưa (Bùi Xuân An, 1997).
Trên phiến lá hoặc bẹ lá của sorghum có một lớp sáp màu trắng nhạt bao phủ để bảo vệ
chúng khỏi sự mất nước dưới điều kiện nóng, khơ, làm giảm sự mất nước. Sorghum cũng có
thể kháng điều kiện ẩm ướt, ngập nước, phát triển được trong những vùng có lượng mưa lớn
250-1250 mm.

8


Sorghum thuộc cây C4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các loại cây khác, dưới điều
kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng chúng có thể quang tổng hợp mạnh hơn (90% chất khơ
tích lũy được là do quang hợp) và sản xuất nhiều sinh khối, nó có khả năng thích nghi và tiến
hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ (Trần Văn Hịa, 2003).
Sorghum có thể trồng ở nồng độ pH đất từ 5-8,5 và có khả năng chịu mặn hơn bắp, vùng đất
nghèo dinh dưỡng. Năng suất không thay đổi dưới điều kiện trồng khác nhau. Do đó, trên
vùng có điều kiện dinh dưỡng nghèo thì sorghum trồng cho năng suất có thể cao hơn bắp.
2.2.3.5 Nhu cầu phân bón
- Đạm: Lượng N cần thiết tùy thuộc vào từng loại đất trồng và mục tiêu sản xuất. Đối với
mỗi tấn sinh khối xanh sorghum cần lấy từ đất khoảng 4,1 kg N. Nhìn chung, Để đạt năng
suất 45-55 tấn (13-16,5 tấn VCK)/ha thức ăn chăn nuôi xanh, cần 180-200 kg N/ha. Giảm
20-40 kg N/ ha nếu vụ trước trồng lạc và đậu tương và 80-100 kg N/ha nếu vụ trước trồng cỏ

alfafa hoặc cây họ đậu. Đối với sản xuất thức ăn ủ chua, bón lót 1/4 đến 1/3 tổng lượng N/ha,
bón số N cịn lại khi cây đạt chiều cao từ 45-60 cm (khoảng 4-6 tuần sau trồng). Nếu để tái
sinh thì bón 1/2 tổng lượng đạm của vụ 1 khi cây đạt chiều cao từ 30-60 cm. Đối với cho
gặm cỏ trực tiếp hãy bón 30-50 kg N/ha sau mỗi lần cho gặm.
- Lân: Sorghum cần bổ sung lân chỉ khi đất thiếu lân nghiêm trọng. Đất chua chứa ít lân dễ
tiêu, nên cần bón lân gần luống gieo hơn để đảm bảo cây trồng có thể hấp thụ tốt.
- Kali: Là một nguyên tố thiết yếu đối với sorghum, Kali cải thiện khả năng chống chịu sâu
bệnh. Sorghum thức ăn chăn nuôi xanh hấp thụ Kali tương đối lớn. Hợp chất Kali thông
thường nhất là KCL giúp chống đổ ngã và tăng sức đề kháng cho cây. Sorghum để ủ chua,
thì bón 30% tổng lượng Kali cho bón lót. Bón thúc 70% lượng còn lại khi cây đạt chiều cao
từ 45-60 cm (khoảng 4-6 tuần sau trồng). Nếu để tái sinh, bón 50% tổng lượng ban đầu. Đối
với cỏ sudan và sorghum x sudan để cho gặm cỏ trực tiếp hãy bón lót 50% tổng lượng Ka li
và bón thúc 50% cịn lại sau mỗi lần gặm hoặc cắt.
- Lưu huỳnh: Để sản xuất sorghum thức ăn chăn ni xanh cần có đủ S, với liều lượng 10 kg
S/ha. Do S dễ bị rửa trơi, đặc biệt đối với đất cát vì vậy bón S cùng lượt với bón đạm có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng.
- pH: Sorghum có khoảng pH rộng (pH đất từ 5,5 đến 8,5, tối ưu là 6-6,5). Đất pH thấp làm
rễ chậm phát triển, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhiều nguyên tố quan trọng khác
như N, P, K và S. Nó thường gây ra thiếu (hoặc ngộ độc) đối với một số vi lượng như Mo,
Bo, Kẽm và Mn. Vì vậy, hãy điều chỉnh để đất đạt khoảng pH tối ưu.
- Vi lượng: Các loại vi lượng thường ở dạng dễ tiêu khi giá trị pH đất nằm trong khoảng tối
ưu. Tuy nhiên, một số loại đất lại thiếu một hay vài loại vi lượng. Hãy bổ sung vi lượng theo
kết quả thử đất.
9


2.2.3.6 Quản lý nước
Sorghum cũng giống như các loại cây trồng khác đều cần nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giá
trị kinh tế, mục đích sử dụng mà chúng ta điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Sorghum
thức ăn chăn nuôi xanh thường chủ yếu được trồng nhờ nước trời.

Nước rất cần cho giai đoạn nảy mầm, phân hóa đòng, ra hoa và làm hạt. Thiếu nước ở các
giai đoạn này làm giảm năng suất. Ngoại trừ giai đoạn nảy mầm thì sorghum thường sử dụng
nước rất hiệu quả. Tuy nhiên ở những giai đoạn sinh trưởng đầu đòi hỏi nước lớn hơn, tưới
nước sẽ làm tăng năng suất.
Bộ rễ cao lương rất phát triển, phân bố rộng và sâu có sức hút rất mạnh. Cao lương có tính
chịu hạn cao, nhưng trong các thời kỳ sinh trưởng cũng yêu cầu cung cấp một lượng nước
nhất định, cần tối thiểu là 300 lít nước và tối hảo là 1000 lít nước trong suốt thời kỳ sinh
trưởng.
2.2.3.7 Sâu, bệnh và cỏ dại:
- Sorghum được trồng với mục đích làm thức ăn xanh có thể nhiễm một số loại bệnh như:
bệnh thán thư (bệnh chính trên lá), nấm bơng, bệnh đốm lá Zonate, đốm lá thô, bệnh bạc lá
ngô, sọc lá vi khuẩn, rỉ sắt, nấm đầu gà trên bông, pratylenchus (pratylenchus sp.). Trên thực
tế, ít khi bệnh gây hại nghiêm trọng cho cao lương dung làm thức ăn xanh. Quản lý bệnh đối
với cao lương thức ăn xanh chủ yếu bằng cách bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý.
- Bệnh thán thư (Colletotrichum sublineolum)
Bệnh có vết hình elíp màu đen, đường kính > 5 mm phát triển lan rộng, ở giữa có màu rơm
xung quanh viềm trắng, màu có thể từ đỏ đến tím đen. Với một số giống, bệnh có thể làm
rụng lá; trường hợp bị nặng cây có thể chết trước khi trưởng thành. Bệnh có thể xảy ra trên
thân, trên bơng (thối bơng) và trên hạt. Bệnh thường xuất hiện vào mưa nhiều và nhiệt độ
đêm cao. Để phòng trừ bệnh này tốt nhất là sử dụng các biện pháp như: Luân canh, sử dụng
giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng, bố trí lịch thời vụ hợp lý
- Nấm bông (Fusarium, Curvularia, Colletotrichum, Alternaria, and Bipolaris spp.)
Khi nhiệm bệnh, bơng có màu sắc bất thường và nhìn thấy nấm, nếu do nấm Fusarium spp
gây ra thì có màu hồng trắng ở bên ngồi cụm hoa và hạt, có thể sinh ra chất độc làm nhiễm
độc gia súc. Bệnh dễ phát sinh phát triển ở thời tiết ấm, ẩm trong mùa hè.
Để phòng trừ tốt bệnh nấm bơng cần lựa chọn giống thích hợp, một số giống gây hại nặng
khi có bơng dạng chặt hoặc dạng bông hấp dẫn chim trời, giống hạt màu đỏ có thể kháng loại
bệnh này, trồng để khi cây ra hoa vào các tháng mùa khô, trừ ruồi chổng cánh và sử dụng
giống kháng bệnh.


10


- Nấm đầu gà (Claviceps africana)
Bệnh xuất hiện dạng mụn nước trắng phồng lên trên hạt, mụn nước sản sinh ra giọt sương
mật và bào tử. Hạch nấm sclerotia phát triển trên hạt và gây màu đen bóng trên tồn bộ bông.
Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn sau hoặc ở những cây chín muộn, bất dục đực cũng dễ bị bệnh
hơn. Khi nhiễm bệnh thì khơng chữa được, tránh trồng muộn và dùng giống kháng bệnh,
phun thuốc sớm có thể có hiệu quả phịng nhưng làm tăng chi phí.
- Sọc lá vi khuẩn (Pseudomonas andropogonis)
Trên lá xuất hiện màu tía đỏ nhạt đến nâu nhạt, xuất hiện những đường sọc, vết bệnh theo bó
mạch và có thể đạt đến chiều dài 20 cm có màu khơng đồng nhất, thời tiết nóng ẩm thích hợp
cho bệnh phát triển. Đa số các giống sorghum thức ăn xanh đều kháng vi khuẩn bệnh này.
Để phòng trừ tốt bệnh này cần: luân canh cây trồng, dùng giống kháng bệnh, cày lật úp xác
cây trồng trước, tránh hoạt động chăm sóc trên đồng khi đất bị ướt.
- Bệnh bạc lá ngơ (Exserohilum turcicum); cịn gọi là Bipolaris spp. hoặc Helminthosporium
spp.
Vết bệnh hình điếu thuốc, màu nâu nhạt đến nâu ở giữa vết, vết bệnh đơi khi viền quanh
bằng đường màu tím nâu đỏ tối hoặc đường nhỏ thấm nước. Để phòng trị cần sử dụng giống
kháng, luân canh với cây trồng khác, chôn lấp xác cây cao lương vụ trước, tiêu hủy cỏ cao
(johnsongrass) và cây hoang dại ở vùng lân cận.
- Bệnh rỉ sắt (Puccinia spp.)
Bệnh sinh ra vết mụn kéo dài, nổi lên trên lá và mơ ngồi của cuống bơng. Các vết mụn trên
lá có chiều dài < 0,3 cm và thường viền quanh bằng một vầng sáng nâu đỏ nhạt đến nâu nhạt.
Các vết mụn trên cuống bông thường dài hơn và có viền đỏ đến nâu. Trong phần mụn nổi
lên, một khối bào tử màu đỏ đến nâu cam sẽ vỡ ra khi vỏ ngoài mụn bị vỡ. Bào từ dễ dàng
phân tán nhờ gió. Bệnh cũng gây sản sinh ra vết giống hoa cúc có màu từ nâu tối đến đen.
Thời tiết lạnh, ẩm ướt dễ bị bệnh. Để phòng trừ cần: Dùng giống kháng, quản lý cỏ dại họ
rau răm.
- Bệnh đốm lá Zonate (Gloeocercospora sorghi)

Vết bệnh sớm có thể tương tự như bệnh thán thư. Vết bệnh lớn hơn có thể phân biệt được
vịng bằng các băng màu trắng hoặc nâu nhạt với băng ngoài màu đỏ, tím hoặc nâu. Bệnh
phát triển khi mưa nhiều và nóng về ban đêm. Để phịng trừ cần: Dùng giống kháng bệnh,
luân canh với cây trồng khác, chôn lấp xác cây cao lương vụ trước, tránh các hoạt động trên
đồng khi lá cây bị ướt.
- Pratylenchus (Pratylenchus sp.)
Bệnh có biểu hiện: Phần sinh trưởng trên đỉnh cây bị vàng và còi, Mất rễ sơ cấp và rễ thứ
cấp. Để phòng trừ nên sử dụng giống kháng.
11


×