Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện thoại sơn tỉnh an giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 116 trang )

..

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN
GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ĐỖ THỊ KIM LOAN

AN GIANG, THÁNG 12 NĂM 2019



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN
GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


ĐỖ THỊ KIM LOAN
MÃ SỐ HV: CH179067

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM HỮU NGÃI

AN GIANG, THÁNG 11 – 2019


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Phát triển đội ngũ Tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng
tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông” do học viên Đỗ Thị Kim Loan thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Phạm Hữu Ngãi. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và
đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày 30/11/2019.

Thƣ ký

TS. Phạm Phƣơng Tâm

Phản biện 1

Phản biện 2

PGS. TS Nguyễn Văn Đệ

TS. Huỳnh Thanh Tiến

Cán bộ hƣớng dẫn


TS. Phạm Hữu Ngãi

Chủ tịch Hội đồng

PGS. TS Võ Văn Lộc

i


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân.
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm
ơn TS. Phạm Hữu Ngãi, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tơi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô của Trƣờng Đại học An Giang đã
truyền thụ kiến thức, giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trƣờng.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo quý lãnh đạo, quý thầy cô
của các trƣờng tiểu học trong huyện Thoại Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu,
cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu thực tế
để làm luận văn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc những lời
nhận xét, góp ý của Hội đồng khoa học, của quý thầy cô và các đồng nghiệp
để luận văn của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Đỗ Thị Kim Loan


ii


TÓM TẮT
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết đƣợc các mục tiêu cơ
bản đặt ra bao gồm:
Thứ nhất, luận văn đã làm rõ cơ sở luận về phát triển đội ngũ tổ trƣởng
chuyên môn trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ
thể đề tài đã làm rõ một số khái niệm sau: Đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn, phát
triển, quản lý đội ngũ tổ trƣởng chun mơn,… Phân tích một số nội dung
phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản
phát triển đội ngũ tổ trƣởng chun mơn.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng phát tiển đội ngũ tổ trƣởng
chuyên môn và kết quả phân tích cho thấy đƣợc mặt mạnh, hạn chế của công
tác phát trển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng tiểu học huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu cơ sở luận cũng nhƣ đánh giá thực trạng
quản phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn, tác giả đề xuất một số biện
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát triển đội
ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
Từ khóa: Phát triển, quản lý, tổ trƣởng chuyên môn, trƣờng tiểu học

iii


ABSTRACT
Within the scope of the study, the thesis has solved the basic goals set
out including:

Firstly, the dissertation clarifies the basis of developing a team of
professional primary school leaders to meet the requirements of renovating
general education. Specifically, the topic has clarified some of the following
concepts: Team leader professional, development, management team leader
professional, ... Analysis of some content development professional team
leader and weaknesses factors that affecting the management and development
of professional team leaders.
Secondly, the dissertation analyzed the development status of
professional team leaders and the results showed the strengths and limitations
of the development of professional team leaders in Thoai Son district
elementary schools, An Giang province recently.
Thirdly, based on the theoretical research as well as assessing the
situation of management and development of professional team leaders, the
author proposes a number of measures and recommendations to improve the
effectiveness and efficiency of development work of professional team leaders
in Thoai Son district primary schools, An Giang province.
Keywords: Development, manager, professional group leader, primary
school

iv


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
An Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Ngƣời thực hiện


Đỗ Thị Kim Loan

v


MỤC LỤC
CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ....................................................................... i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................... iii
ABSTRACT...................................................................................................... iv
LỜI CAM KẾT .................................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................ xi
GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 4
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 5
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG ................ 6
CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ................. 6
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG............................................................ 6
1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 6

1.1.1 Các khái niệm cơ bản................................................................................ 6
1.1.2 Lý luận về đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn trƣờng tiểu học đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông......................................................................... 9
1.1.3 Lý luận về phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn trƣờng tiểu học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông......................................................... 18
vi


1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn
trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ........................ 23
1.2 LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 26
1.2.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................. 26
1.2.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 27
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 29
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 30
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN
.......................................................................................................................... 30
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG . 30
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ..................... 30
2.1.1 Mục đích khảo sát ................................................................................... 30
2.1.2 Nội dung khảo sát ................................................................................... 30
2.1.3 Đối tƣợng khảo sát .................................................................................. 30
2.1.4 Công cụ khảo sát ..................................................................................... 30
2.1.5 Quy ƣớc thang đo.................................................................................... 31
2.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ...................... 31
2.3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 33
2.3.1 Thực trạng đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng tiểu học huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang ................................................................................ 33
2.3.2 Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng tiểu
học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang .............................................................. 39

2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ
TRƢỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THOẠI
SƠN, TỈNH AN GIANG ................................................................................. 51
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG
CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THOẠI SƠN,
TỈNH AN GIANG ........................................................................................... 53
2.5.1 Mặt mạnh ................................................................................................ 53
2.5.2 Mặt hạn chế ............................................................................................. 53
2.5.3 Nguyên nhân ........................................................................................... 54

vii


2.5.4 Đánh giá chung ....................................................................................... 55
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 56
CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 57
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN . 57
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG . 57
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ................... 57
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ................................................ 57
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 57
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................... 57
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 57
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 58
3.2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ................................ 58
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dƣỡng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự
cần thiết phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn trƣớc yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông................................................................................................... 58

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng năng lực lập quy hoạch phát triển đội ngũ tổ
trƣởng chuyên môn của lãnh đạo trƣờng trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông ................................................................................................................ 60
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ tổ trƣởng
chun mơn dựa vào mơ hình nhân cách đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông ......................................................................................................... 63
3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng và tự rèn luyện
cho đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn tiếp cận năng lực thực hiện ..................... 66
3.2.5. Biện pháp 5: Huy động nguồn lực xây dựng môi trƣờng làm việc thân
thiện, cơ chế đãi ngộ chăm lo đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ........................ 72
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển đội ngũ
tổ trƣởng chuyên môn ...................................................................................... 76
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP.............................................. 79
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ..................................................................................................... 79

viii


3.4.1 Mục đích khảo nghiệm ........................................................................... 79
3.4.2 Đối tƣợng khảo nghiệm .......................................................................... 79
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm............................................................................ 80
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm .............................................................................. 80
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 84
1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 84
1.1. Về cơ sở lý luận ........................................................................................ 84
1.2. Về cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 84
1.3. Về biện pháp đề xuất ................................................................................ 85
2. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 86

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang .............................................. 86
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thoại Sơn ....................................... 87
2.3 Đối với các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn ........................................... 87
2.3.1 Đối với cán bộ quản lý ............................................................................ 87
2.3.2 Đối với tổ trƣởng chuyên môn ................................................................ 87
2.3.3 Đối với giáo viên .................................................................................... 87
3. HẠN CHẾ .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 100

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 - Kết quả thực hiện vai trị đƣợc phân cơng của đội ngũ TTCM ..... 33
Bảng 2.2 - Kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công của đội ngũ TTCM. 34
Bảng 2.3 - Kết quả thực hiện quyền hạn đƣợc giao của đội ngũ TTCM ......... 35
Bảng 2.4 - Kết quả đội ngũ TTCM đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất .......... 35
Bảng 2.5 - Kết quả đội ngũ TTCM đáp ứng các yêu cầu về năng lực ............ 37
Bảng 2.6 - Kết quả TTCM thực hiện quan hệ với các tổ chức trong nhà trƣờng
.......................................................................................................................... 38
Bảng 2.7 - Kết quả khảo sát về việc quy hoạch đội ngũ TTCM...................... 39
Bảng 2.8- Kết quả khảo sát về việc bổ nhiệm TTCM ..................................... 40
Bảng 2.9 - Kết quả khảo sát về hình thức bổ nhiệm TTCM ............................ 43
Bảng 2.10 - Kết quả khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng ............ 44
Bảng 2.11 - Kết quả khảo sát về việc bồi dƣỡng cho TTCM về phƣơng pháp
và hình thức dạy học ........................................................................................ 45
Bảng 2.12- Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động
của đội ngũ TTCM ........................................................................................... 47

Bảng 2.13 - Thực trạng công tác xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá đội ngũ
TTCM............................................................................................................... 47
Bảng 2.14 - Kết quả khảo sát về các hình thức mà hiệu trƣởng đã sử dụng để
giám sát, kiểm tra đánh giá TTCM .................................................................. 48
Bảng 2.15 - Kết quả khảo sát thực trạng việc phân giao nhiệm vụ cho TTCM
.......................................................................................................................... 49
Bảng 2.16 - Kết quả khảo sát về chế độ giao ban, báo cáo công việc ............. 49
giữa TTCM với hiệu trƣởng ............................................................................ 50
Bảng 2.17 - Kết quả khảo sát về việc xây dựng mối quan hệ giữa TTCM với
các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng............................................................. 50
Bảng 2.18 - Kết quả khảo sát về chế độ phụ cấp chức vụ cho đội ngũ TTCM ở
các trƣờng tiểu học hiện nay ............................................................................ 51
Bảng 2.19 - Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà
trƣờng đến quản lý đội ngũ TTCM .................................................................. 52
Bảng 3.1 - Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp ............... 80
Bảng 3.2 - Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp................ 81
x


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

BCHTW


Ban Chấp hành Trung ƣơng

2

BGH

Ban Giám hiệu

3

CBQL

Cán bộ quản lý

4

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

5

ĐTB

Điểm trung bình

6

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

7

GDPT

Giáo dục phổ thông

8

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

9

QLGD

Quản lý giáo dục

10

SGK

Sách giáo khoa

11

THPT


Trung học phổ thông

12

TTCM

Tổ trƣởng chuyên môn

13

UBND

Ủy ban nhân dân

xi


GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đội ngũ CBQL các cấp là những ngƣời có trọng trách tổ chức thực hiện
các chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, họ là thành tố
quyết định chất lƣợng GD&ĐT. Theo Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ
sung năm 2009 và Điều lệ trƣờng phổ thông, CBQL giáo dục nói chung và
CBQL các trƣờng phổ thơng nói riêng, ngồi chức năng là nhà quản trị, ngƣời
lãnh đạo, họ còn phải là nhà giáo có năng lực chun mơn giỏi, tấm gƣơng tự
học và sáng tạo, là những ngƣời xung kích đi đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới
căn bản và toàn diện GDPT hiện nay theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW và
là đối tƣợng nhằm hiện thực hóa giải pháp đột phá và then chốt của Chiến
lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Trong những năm qua, nhận thức sâu sắc vai trò của đội ngũ CBQL
giáo dục các cấp, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt văn bản nhằm
phát triển đội ngũ này trƣớc yêu cầu mới của thời đại, cụ thể:
Ngày 15/06/2004 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo
dục nêu rõ: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con ngƣời. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lƣợng nịng cốt, có vai trị quan
trọng (Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2004).
Ngày 11/01/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án: Xây dựng nâng cao chất lƣợng đội
ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 với mục tiêu tổng quát
là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hƣớng chuẩn hóa, nâng
cao chất lƣợng, bảo đảm đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống lƣơng tâm nghề
nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc (Thủ
tƣớng Chính phủ, 2005).
Ngày 13/06/2012, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển
giáo dục giai đoạn 2011-2020, theo đó có giải pháp: Phát triển đội ngũ nhà
giáo và CBQL giáo dục và gần đây nhất, ngày 04/11/2013 tại Hội nghị
BCHTW lần thứ tám Khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn

1


bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nƣớc ta, cấp tiểu học có vai trò rất
quan trọng. Điều 27, Luật Giáo dục ghi rõ: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học

sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở (Quốc hội, 2005). Tiểu học là cấp học nền tảng GDPT và
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, cho nên các hoạt động liên quan đến dạy
học, giáo dục học sinh nói chung trong trƣờng tiểu học đƣợc sắp xếp, tổ chức
thành các tổ chun mơn và bố trí những giáo viên đảm bảo yêu cầu về phẩm
chất và năng lực chuyên môn đảm trách nhiệm vụ điều hành tổ chuyên môn –
đƣợc gọi TTCM có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng; đội ngũ TTCM là những
ngƣời trực tiếp quản lý hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, ngƣời chịu
trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và kết
quả học tập của học sinh của tổ chuyên môn. Qua đây hiểu một cách đơn giản,
TTCM trƣờng tiểu học là ngƣời đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trƣởng bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về phân phối nguồn lực của tổ,
hƣớng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chun mơn theo
quy định, góp phần đƣa nhà trƣờng đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế
hoạch. Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính
trị tốt, trình độ chun mơn cao, nghiệp vụ quản lý giỏi là vấn đề cấp bách và
cần thiết.
Ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong thời gian qua, bên cạnh những
kết quả đạt đƣợc của bộ phận chun mơn, vẫn cịn nhiều đơn vị trƣờng học,
vai trò của TTCM còn mờ nhạt, trách nhiệm chƣa cao, hoạt động tổ chuyên
môn chƣa thật hiệu quả. Trong Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT huyện Thoại Sơn có
nhấn mạnh: Tập trung nâng cao chất lƣợng hoạt động tổ chun mơn. Để thực
hiện đƣợc nhiệm vụ đó, tổ chuyên môn phải không ngừng đổi mới và nâng cao
chất lƣợng hoạt động, mà ngƣời điều hành hoạt động tổ chun mơn ấy khơng
ai khác chính là Tổ trƣởng. Hiện nay, việc xây dựng đội ngũ TTCM trƣờng
tiểu học là rất cần thiết. Nếu có những biện pháp hợp lý để phát huy vai trị và
năng lực của TTCM thì chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và hiệu quả đào tạo trong nhà trƣờng.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” để nghiên cứu.

2


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ
TTCM các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; tác giả đề xuất
các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục học sinh tại địa phƣơng.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Phát triển đội ngũ TTCM trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDPT.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
5.1. Thực trạng đội ngũ TTCM và công tác phát triển đội ngũ TTCM các
trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thời gian vừa qua đã đạt
đƣợc kết quả và hạn chế là gì? và nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó.
5.2. Những biện pháp đƣợc đề xuất nhằm góp phần phát triển đội ngũ
TTCM các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDPT là gì?
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ TTCM trƣờng tiểu
học.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng

tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
6.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ TTCM
các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục tiểu học.

3


Chủ thể quản lý là Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang; có sự phối hợp với các cá nhân và cơ quan quản lý
nhà nƣớc giáo dục các cấp.
7.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại 5 trƣờng tiểu học trên địa bàn
huyện Thoại Sơn, gồm:
- Trƣờng Tiểu học B Vĩnh Chánh
- Trƣờng Tiểu học A Vĩnh Khánh
- Trƣờng Tiểu học A Thị trấn Phú Hòa
- Trƣờng Tiểu học B Thị trấn Núi Sập
- Trƣờng Tiểu học B Vĩnh Khánh
7.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu thu thập trong hai năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những vấn
đề lý luận cơ bản của đề tài; sử dụng các phƣơng pháp đọc tài liệu: sách,
báo, tạp chí,... liên quan đến phát triển đội ngũ TTCM trƣờng tiểu học để hiểu

đầy đủ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và ngành GD&ĐT về lĩnh vực này
trong thời gian qua.
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Sử dụng các phƣơng pháp:
8.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phƣơng pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ TTCM ở
các trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; để khảo sát sự cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Cụ thể là:
- Phiếu trƣng cầu ý kiến chính thức dành cho cán bộ quản lý, giáo viên là
các bảng hỏi.
8.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy định, tài liệu hƣớng dẫn về TTCM
ở trƣờng tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo An

4


Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thoại Sơn ban hành; các văn bản liên quan
đến TTCM ở trƣờng tiểu học.
8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học xử lý số liệu thu thập qua khảo sát.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan,
nhằm tƣờng minh hóa lý luận và xây dựng khung lý thuyết về phát triển đội
ngũ TTCM trƣờng tiểu học.
9.2. Về thực tiễn
- Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã chỉ ra đƣợc
những mặt đạt đƣợc, hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ TTCM ở các

trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT đảm bảo tính
khoa học, tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần Giới thiệu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục; luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn
trƣờng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn các
trƣờng tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn các trƣờng
tiểu học huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƢỞNG
CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1.1 KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Cách hiểu phổ biến: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng chức
năng hoặc nghề nghiệp, hợp thành một lực lƣợng hoạt động trong một hệ thống
(tổ chức) (Phạm Đức Quyền, 2018).
Nói đến đội ngũ là nói đến một số đơng ngƣời đƣợc tổ chức thành một lực
lƣợng, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trong một tổ chức theo những quy định,

điều lệ,… để tạo nên sức mạnh nhằm thực hiện những mục tiêu đã xác định của
tổ chức đó.
Nhƣ thế có thể hiểu: Đội ngũ là một tập hợp gồm nhiều ngƣời, cùng chức
năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, có sự gắn kết với nhau trong một tổ chức để
cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức đó (Phạm Đức Quyền, 2018).
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà
trƣờng, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học. Tổ chuyên môn
là đầu mối quản lý mà hiệu trƣởng nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để
quản lý nhà trƣờng trên nhiều phƣơng diện, nhƣng cơ bản nhất là hoạt động
giáo dục, dạy học và hoạt động sƣ phạm của giáo viên. Tổ chuyên môn đƣợc
quy định cụ thể tại Điều 18 Điều lệ Trƣờng tiểu học: Tổ chuyên môn bao gồm
giáo viên, viên chức làm công tác thƣ viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất
3 thành viên. Tổ chun mơn có tổ trƣởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì
có một tổ phó (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).
Tổ trƣởng chuyên môn là ngƣời đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trƣởng
bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về phân phối nguồn lực của tổ,
hƣớng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chun mơn theo
quy định, góp phần đƣa nhà trƣờng đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế
hoạch.
Tổ trƣởng chuyên môn là một giáo viên nên phải đảm bảo các quy định
về tiêu chuẩn trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của giáo
viên đƣợc quy định trong Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trƣởng Bộ

6


GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Theo tác giả đề tài thì đội ngũ TTCM là tập hợp những TTCM có phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; tâm huyết

với nghề, nhiệt tình trong cơng tác; có khả năng và kinh nghiệm quản lý; đƣợc
hiệu trƣởng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về công việc quản
lý, điều hành mọi hoạt động của tổ chun mơn do mình phụ trách.
1.1.1.2 Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, quản lý đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn
Khái niệm phát triển
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để
đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá
trình thay đổi dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo
đƣờng xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu
nhƣng ở mức (cấp độ) cao hơn (Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo
trình quốc gia, 2014).
Chủ nghĩa duy vật mác xít coi phát triển là q trình vận động theo
hƣớng đi lên từ thấp đến cao, từ chƣa hồn thiện đến hồn thiện hơn. Phát
triển khơng chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lƣợng mà còn là sự nhảy vọt về chất.
Nguồn gốc của sự phát triển chính là sự thống nhất và đấu tranh của những
mặt đối lập bên trong sự vật quy định (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2018, tr.21,22).
Khái niệm quản lý
Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác
làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất (Nguyễn Thị Doan, 1996).
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: Quản lý là
tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến
khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành đạt đƣợc mục đích của tổ chức (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, 1997).
Dựa vào các khái niệm trên đây, tác giả đề tài hiểu nhƣ sau: Quản lý là

q trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể

7


quản lý trong một tổ chức, thông qua công cụ và phƣơng pháp quản lý nhằm
làm cho tổ chức đó vận hành thuận lợi và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Theo quan điểm quản lý hiện đại có thể khái quát quá trình quản lý là
thực hiện 4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Chức năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý
khác.
Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý một tổ
chức.
Để làm đƣợc việc này cần tiến hành một số công việc sau: Thu thập
thông tin; Xác định vấn đề, các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến các
vấn đề; Lựa chọn các vấn đề ƣu tiên; Nêu các mục tiêu; Nêu giải pháp rồi lựa
chọn giải pháp thích hợp; Xác định các nguồn lực cần thiết và khả năng có
đƣợc; Dự kiến kế hoạch đánh giá; Từ những dữ kiện trên viết kế hoạch hành
động.
Chức năng tổ chức
Tổ chức là việc ngƣời quản lý phân phối và sắp xếp các nguồn nhân lực,
vật lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã
đề ra.
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình đƣa kế hoạch vào vận hành. Đó
là một q trình hoạt động và thực thi công việc theo kế hoạch để đạt đƣợc
mục tiêu.
Tổ chức thực hiện khởi động, vận hành và theo dõi giám sát thực hiện kế
hoạch. Giai đoạn vận hành là một giai đoạn rất quan trọng của quá trình thực
hiện. Nó là q trình đảm bảo cho kế hoạch tổng thể và chi tiết một khi đã

đƣợc duyệt rồi đƣợc thể hiện bằng hành động. Việc quản lý hàng ngày các
hoạt động phải đƣợc thực hiện ở giai đoạn này và tất cả các phƣơng pháp quản
lý đều đƣợc ứng dụng để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo, điều khiển)
Lãnh đạo là một chức năng chung của quản lý có liên quan đến các hoạt
động hƣớng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên, thúc đẩy những ngƣời dƣới
quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Thực hiện
chức năng lãnh đạo trong QLGD, quản lý nhà trƣờng cần quán triệt phƣơng
châm: Duy trì – ổn định – đổi mới – phát triển.

8


Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là một chức năng quản lý của bất kỳ ngƣời quản lý ở cấp nào, là
cách thức để các nhà quản lý biết đƣợc các mục tiêu của tổ chức có đạt đƣợc
hay khơng. Kiểm tra có tác dụng đơn đốc, thúc đẩy những ngƣời dƣới quyền
làm việc nghiêm túc, có chất lƣợng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra (Nguyễn
Bách Thắng, 2015).
Khái niệm phát triển đội ngũ TTCM
Theo tác giả đề tài thì phát triển đội ngũ TTCM là việc mà các nhà quản
lý giáo dục các cấp làm cho đội ngũ TTCM của cấp mình ngày càng chất
lƣợng hơn cả về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn lẫn phẩm chất.
Khái niệm quản lý đội ngũ TTCM
Dựa vào khái niệm quản lý trình bày trên đây, tác giả của đề tài hiểu:
Quản lý đội ngũ TTCM là những tác động có ý thức, có hƣớng đích của hiệu
trƣởng đến các TTCM nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo khai thác và
phát huy năng lực, tiềm năng của đội ngũ này nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục của nhà trƣờng.
Phát triển đội ngũ TTCM là một trong những nội dung chủ yếu nhất của

phát triển nguồn nhân lực trong nhà trƣờng. Vì vậy, cơng tác phát triển đội
ngũ TTCM phải thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản của phát triển nguồn
nhân lực nhƣ: Lập quy hoạch đội ngũ TTCM; Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
TTCM; Tuyển chọn, sử dụng, sàng lọc đội ngũ TTCM; Xây dựng môi trƣờng
và động lực phát triển đội ngũ TTCM; Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản
lý đội ngũ TTCM.
1.1.2 Lý luận về đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn trƣờng tiểu học đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.1.2.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
a. Trường tiểu học
Tại Điều 4 Chƣơng I Luật Giáo dục năm 2005 quy định:
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thƣờng xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
Giáo dục phổ thơng có tiểu học, trung học cơ sở, THPT;
9


Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học)
đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Nhƣ vậy, tiểu học là một cấp học nền tảng của GDPT, giáo dục tiểu học
đƣợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm, học sinh vào học
lớp một là sáu tuổi; giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Ngày 22/01/2014 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tƣ số 03/VBHN-BGDĐT
về Điều lệ Trƣờng Tiểu học, tại Điều 3 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của

trƣờng tiểu học:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo
mục tiêu, chƣơng trình GDPT cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban
hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ
em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong
cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt
động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục
tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng
nhận hồn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và trẻ
em trong địa bàn trƣờng đƣợc phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ GD&ĐT và
nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng.
4. Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.
5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.

10


b. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường tiểu học
Theo Điều lệ trƣờng tiểu học, cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trƣờng nhƣ
sau:

- Có hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và các hội đồng (hội đồng trƣờng đối
với trƣờng công lập, hội đồng quản trị đối với trƣờng tƣ thục, hội đồng thi đua
khen thƣởng và các hội đồng tƣ vấn khác);
- Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơng đồn, Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi
đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;
- Có các tổ chun mơn và tổ văn phịng.
Theo Điều lệ trƣờng tiểu học, tại Điều 18. Quy định:
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thƣ viện,
thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chun mơn có tổ trƣởng,
nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chun mơn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lƣợng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trƣờng;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trƣởng, tổ phó.
1.1.2.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng chuyên mơn
trường tiểu học
Vị trí và vai trị của tổ chun môn
Tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng tiểu học do Hiệu trƣởng bổ nhiệm vào
đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ
nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trƣờng.
TTCM là một CBQL, đƣợc hƣởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản quy định
hiện hành.
Vai trò của TTCM trƣờng tiểu học: TTCM là ngƣời trực tiếp giúp hiệu
trƣởng điều hành hoạt động của tổ liên quan đến dạy và học, trực tiếp quản lý
giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định; là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc

hiệu trƣởng về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học
11


×