Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐẠI TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.29 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNGNGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐẠI TỪ
Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàngNông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàngNông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Đại Từ
1.2.1. Chức năng
1.2.2. Nhiệm vụ
1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của ngân hàngNông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Đại Từ
1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ
1.3.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.3.1.2.Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp và
phát triển nông thơn chi nhánh Đại Từ
Phần II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỢNG CHO VAY TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
ĐẠI TỪ
2.1. Khái quát về hoạt động cho vay tại Ngân hàngNông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ
2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
2.1.1.1. Nguyên tắc cho vay
2.1.1.2. Điều kiện cho vay


2.1.2. Quy trình cho vay
1


2.1.3. Sản phẩm cho vay
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ
2.2.1. Thực trạng, quy mô cho vay
2.2.2. Hiệu quả cho vay
Phần III: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
3.1. Đánh giá hoạt động cho vay tại đơn vị.
3.1.1. Những ưu điểm
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.2. Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
S

Cụm từ viết tắt

Nghĩa của cụm từ viết tắt
2


STT
1
2
3
4

5
6
7
8

DN
HĐTD
KH
NHNN
NHNo&PTNT
NHTM

Doanh nghiệp
Hợp đồng tín dụng
Khách hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Ngân hàng thương mại

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ

Bảng

DANH MỤC BẢNG

1

Nội dung
Trang

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi

2
3
4
5

nhánh Đại Từ năm 2011-2012-2013
Khái quát chung tình hình cho vay tại đơn vị
Tổng doanh sớ cho vay
Tình hình dư nợ đối với nền kinh tế
Dư nợ phân loại theo ngành kinh tế
3


6

Thực trạng hoạt động cho vay

7

Tình hình cho vay – dư nợ – nợ xấu tại đơn vị


Biểu đồ
1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Nội dung
Trang

Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT

2
3
4

chi nhánh huyện Đại Từ năm 2011 – 2012 - 2013
Lực lượng lao động tại đơn vị
Tình hình cho vay
Tỉ lệ dư nợ theo ngành kinh tế

5
6

Tỉ lệ thu nợ
Tình hình nợ xấu

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là mợt định chế tài chính có vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế hiện nay. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội đòi hỏi một lượng
vốn lớn cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho
nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất,
cung cấp một lượng lớn vốn cho nền kinh tế,đặc biệt là nhiệm vụ phát triển nông
thôn. Cho vay hộ gia đình, cá nhân luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong suốt những năm vừa
qua. Chính vì thế, nhóm em xin được nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng hoạt
động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh Đại Từ” nhằm tìm hiểu những hoạt động cho vay tại vực tai huyện
4



Đại Từ. Thông qua báo cáo thực tập .này và quá trình thực tập tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Đại Từ, nhóm em nhận thấy
hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân là hoạt động cho vay chính và cung cấp
một lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cho dân cư tại khu vực
huyện Đại Từ. Đông thời nhận thức rõ vai trò của Ngân hàng trong sự phát triển
của nền kinh tế hiện nay.

PHẦN 1
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI TỪ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Đại Từ
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh
huyện Đại Từ
Tên viết tắt: VBARD
Địa chỉ liên lạc: Phố Đình – Thị trấn Hùng Sơn – Huyện Đại Từ - Tỉnh
Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3824204
Fax: 0280 3824204
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành
lập năm 1988 có trụ sở chính tại Số 2 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội.

5


Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng
vốn và các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng. Đồng
thời nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của mình, NHNo&PTNT không ngừng thành lập các chi nhánh mới.
Nhận thấy địa điểm tại phố Đình – Thị trấn Hùng Sơn có khá nhiều thuận lợi
như: Là trung tâm của huyện Đại Từ và là nơi tập trung buôn bán, giao thương
của Thị trấn Hùng Sơn, khu vực dân cư đông đúc... Ngày 19/06/1998 theo quyết
định số 340/QĐ/HĐQT-TCCB Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã
quyết định thành lập thêm một chi nhánh mới: Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đại Từ, trực thuộc trung tâm điều hành
NHNo&PTNT Tỉnh Thái Nguyên tại địa điểm đó.
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ là chi nhánh NHTM quốc doanh
duy nhất trên địa bàn huyện. Có mạng lưới ngân hàng cấp 3 được phân bố rộng
khắp huyện với nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của một tổ chức chuyên doanh
tiền tệ, tín dụng và dịch cụ ngân hàng trên mặt trận nông nghiệp và phát triển
nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong huyện. NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Đại Từ đã và đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tín dụng ở
nơng thơn.
Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập : thiếu vốn,
chi phí kinh doanh cao, cơ sơ vật chất, cơng nghệ lạc hậu... Nhưng nhờ kiên trì
khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của NHNo&PTNT Tỉnh Thái
Nguyên, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đại Từ khơng những khẳng định được
mình mà cịn vươn lên trong cơ chế thị trường, thực sự là một chi nhánh hoạt
động hiệu quả cao.
Đến nay nhờ hoạt đơng có hiệu quả, uy tín của NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Đại Từ ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu
của nhà nông và đã trở thành một ngân hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch

6


cụ ngân hàng với tổng số 55 cán bộ nhân viên, trong đó hơn ...% là trình độ đại

học,...............
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ
1.2.1. Chức năng
- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo&PTNT Tỉnh
Thái Nguyên.
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy
quyền của Giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực
hiện ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ
qua Ngân hàng).
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo&PTNT Tỉnh Thái Nguyên.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ chế độ
nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ban kiểm tra kiểm soát nội
bộ.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng liên quan đến
hoạt động của các chi nhánh.
- Nghiên cứu, phân tích kế tốn liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng
và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa
phương.
7



1.3. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện
Đại Từ Thái Nguyên
1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại Từ
1.3.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

PHÒNG KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ

PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH

CHÚ THÍCH:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp

HỆ THỐNG CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG GIAO DỊCHPHÒNG GIAO DỊCH PHÚ NG GIAO DỊCH CÙG GIAO DỊCH KÝ PHÚ
YÊN
PHÒ
PHÒN
LÃNG
XUYÊN
VÂN


8


1.3.1.2.Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
a) Giám đốc
Quản lý chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Tổng giám đốc
NHNo&PTNT về hoạt động kinh doanh và tổ chức điều hành.
Đề ra những nhiệm vụ, phương hướng kinh doanh, trực tiếp đứng ra ký
kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, các tổ chức tín dụng và chịu
trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan cấp trên.
b) Phịng hành chính nhân sự
Xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, quý của Ngân hàng
Trực tiếp quản lý con dấu của Ngân hàng, thực hiện cơng tác hành chính,
văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế,... của hội sở và các
Phòng giao dịch của Ngân hàng.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ,
đề xuất cử nhân viên, cán bộ cơng tác, học tập trong và ngồi nước.
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Thực hiện các nhiệm vu khác do Giám đốc chi nhánh giao.
c) Phòng kế toán – ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo
cáo theo quy định của NHNo&PTNT .
Thực hiện nghiệp vụ thanh tốn trong và ngồi nước.
9



Quản lý,, sử dụng thiết bị thơng tin, điện tốn phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của NHNo&PTNT.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
d) Phòng kế hoạch – kinh doanh
Đây là phòng giư vị trí quan trọng ở NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đại
Từ. Có trách nhiệm tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Sau
đó tiếp nhận và thẩm định các dự án có nhu cầu vay vốn và xem xét tất cả
các hồ sơ vay của khách hàng.
Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng VNĐ và ngoại tệ với mọi
thành phần kinh tế, huy động vốn. Cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh,
cho vay theo dự án và kế hoạch của Chính phủ.
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với tưng loại khách hàng nhằm
mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn với tín dụng sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Xây dựng và thực hiện các mơ hình tín dụng thí điểm , thử nghiệm trong
địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Giám đốc cho
phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân
và hướng khắc phục.
Tổng hợp, báo cáo theo chuyên đề theo quy định.
Thưc hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Bộ máy hoạt động của Chi nhánh chia thành nhiều phòng ban nhưng mỗi
phịng ban là một mắt xích khơng thể tách rời trong hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh. Mỗi phòng đều có trách nhiệm và quyền hạn riêng cùng hoạt
động trong thể thống nhất ở các mặt khác nhau. Dù ở mặt này hay mặt khác,

hiệu quả của các phòng đều hướng tới mục tiêu chung là sự phát triển, thành
công của Chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT nói chung.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ
10


Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Đại Từ
năm 2011-2012-2013
Đơn vị: Triệu đồng

STT

N
ăm

Năm 2012 Năm
2011

2012

2013

2013

so với năm so với năm
2011

2012


3,605

(27,793)

1

Chỉ tiêu
Tổng thu nhập 141,768 145,373 117,58

2

(12,437)

(20,032)

(0,048)

(7,651)

3

120,04

107,60

0
87,573

2
lợi 37,816


5
37,768

30,117

Tổng chi phí
Tổng

nhuận
( Nguồn: Phịng kế hoạch – kinh doanh chi nhánh huyện Đại Từ)

Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Đại Từ năm 2011 – 2012 - 2013

11


Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Đại Từ giảm đáng kể. Tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận đều
giảm qua 3 năm 2011, 2012, 2013.
+ Tổng thu nhập của năm 2012 tăng 3,605 triệu đồng so với năm 2011 và
tổng thu nhập của năm 2013 giảm 27,793 triệu đồng so với năm 2012. Thu nhập
từ hoạt động cho vay là chủ yếu chiếm 90% tổng thu nhập, còn lại là thu nhập từ
hoạt động khác như: chuyển tiền, thu chi nội bộ, thanh tốn,...
+ Tổng chi phí của năm 2012 giảm 12,437 triệu đồng so với năm 2011 và
tổng chi phí của năm 2013 giảm 20.032 triệu đồng so với năm 2012.
+ Tổng lợi nhuận giảm dần qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là
37,816 triệu đồng, 37,786 triệu đồng và 30,117 triệu đồng.


12


Phần 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐẠI TỪ
2.1. Khái quát về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ
2.1.1. Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay:
2.1.1.1. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của NHNo Việt Nam phải đảm bảo 02 (hai) nguyên tắc
sau:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Bên cạnh đó khách hàng cũng phải đảm bảo:
- Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh tốn đầy đủ nguyên
gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có
thể duy trì được hoạt động.
- Ngun tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời
điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn
giữa khách hàng và ngân hàng.
- Ngun tắc trả lãi: ngồi việc thanh tốn đầy đủ, đúng hạn khoản gốc,
khách hàng phải có trách nhiệm thanh tốn khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số
tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn.
- Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách
hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp
khơng cịn khả năng thanh tốn cho ngân hàng.
- Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản tín dụng phải
được

sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn.
2.1.1.2.Điều kiện cho vay
13


Điều kiện cho vay được áp dụng theo: Điều 7 trong tài liệu “Quy định vay
vốn đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam” - theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO ngày
15/6/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam. Cụ thể như sau:
Điều 7. Điều kiện vay vốn
NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các
điều kiện sau đây:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
1.1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam:
1.1.1. Tổ chức là pháp nhân: Phải được công nhận là pháp nhân và có năng
lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch tốn phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền
vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật.
Đối với Công ty hợp danh: thành viên của cơng ty hợp danh phải có năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân
sự và Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
1.1.2. Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
1.1.3. Hộ gia đình, cá nhân:
- Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực
thuộc tỉnh) nơi chi nhánh NHNo cho vay đóng trụ sở.
Trường hợp người vay ngồi địa bàn nói trên giao cho Giám đốc Sở giao

dịch, chi nhánh xem xét, quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thơn,
làng, bản) ngồi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay giám đốc
NHNo nơi cho vay phải thông báo bằng văn bản cho giám đốc NHNo nơi người
vay cư trú biết.
14


- Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự mà khơng cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với NHNo Việt Nam là chủ hộ hoặc
người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
1.1.4. Tổ hợp tác:
- Hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự
- Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.
1.2. Đối với tổ chức là pháp nhân; cá nhân nước ngoài:
1.2.1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định
theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp
pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngồi đó được xác định theo quy định
của Bộ luật Dân sự.
1.2.2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác
định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trong trường hợp cá
nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được
xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác
định theo pháp luật của nước mà người đó là cơng dân. Trong trường hợp cá
nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì
năng lực hành vi dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
15


3.1. Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống. Mức vốn tự có thực hiện theo Điều 13 Quy định này.
3.2. Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trường hợp lỗ (do mới thành
lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ luỹ kế) thì phải có tài liệu chứng minh được
phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời
hạn cam kết.
Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để
trả nợ.
3.3. Khơng có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo Việt Nam (trừ các khoản nợ
được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm
nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác ở thời điểm
xem xét, quyết định cho vay.
Đối với hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không
phải bảo đảm bằng tài sản, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết
định có thể khơng khai thác, thu thập thơng tin về tình hình nợ nhóm 4, nhóm 5
tại các tổ chức tín dụng khác.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.
6. Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực

hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo
Quy định này và hướng dẫn của NHNo Việt Nam.
2.1.2 Quy trình cho vay:
2.1.2.1. Về quy trình cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ đang
áp dụng theo quy định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo về “Quy định cho vay đối với
khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam”. Có thể trích dẫn một phần trong quy định 666/QĐ-HĐQT-TDHo về
16


quy trình cho vay đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đại Từ nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn nói chung.
Điều 17. Quy trình xét duyệt cho vay:
1. Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và
Phịng giao dịch:
- Cán bộ tín dụng được phân cơng giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả
chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo
quy định.
- Trường hợp khoản vay thuộc quyền phán quyết theo phân cấp của cán
bộ tín dụng/Trưởng Phịng Tín dụng hoặc Phịng Kế hoạch, kinh doanh: Cán bộ
tín dụng/Trưởng phòng trực tiếp phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (theo uỷ quyền - nếu có).
- Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của cán bộ tín
dụng/Trưởng phịng thì Trưởng phịng tín dụng/Trưởng Phịng kế hoạch kinh
doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm
định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại (nếu cần thiết)
hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào

báo cáo thẩm định và trình Giám đốc NHNO nơi cho vay xem xét, quyết định.
- Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín
dụng, Phịng tín dụng/Phịng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay
hoặc khơng cho vay:
+ Nếu đồng ý cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp
đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm
bằng tài sản);
+ Nếu khơng đồng ý cho vay thì phải thơng báo bằng văn bản cho khách
hàng biết.

17


- Hồ sơ khoản vay sau khi được ký duyệt cho vay, đựơc chuyển cho kế
toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán (chuyển cho đơn vị thụ
hưởng/chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc chuyển thủ quỹ để giải
ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Trường hợp giao dịch một cửa: NHNo nơi cho vay thực hiện theo hướng
dẫn riêng của NHNo Việt Nam.
2. Thời gian thẩm định cho vay:
- Các dự án, phương án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không
quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc
đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ
sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo
Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc
không cho vay đối với khách hàng.
- Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:
+ Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và
không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi
cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách

hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ
tục trình lên NHNo cấp trên
+ Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn
và 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do
chi nhánh trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp
thuận cho vay.
2.1.2.2. Bên cạnh đó, theo như quy định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo hoạt
động cho vay cũng cần có:
Điều 15. Hợp đồng tín dụng
1. Hợp đồng tín dụng phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng và tính hiệu lực của hợp đồng;
- Đối tượng giao kết hợp đồng;
18


- Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay;
- Lãi suất cho vay;
- Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ;
- Hình thức bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm;
- Quyền và nghĩa vụ các bên;
- Phương thức xử lý tranh chấp;
- Các nội dung khác.
2. Hợp đồng tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng (trừ những hộ gia
đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài
sản theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam dùng sổ vay vốn).
3. Căn cứ mẫu hợp đồng tín dụng kèm theo Quy định này, Sở giao dịch, chi
nhánh trực thuộc Trụ sở chính có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng phải
bảo đảm an tồn vốn vay và khơng được trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của các bên đồng tài trợ, NHNo nơi
cho vay quyết định việc thuê cơ quan tư vấn pháp lý soạn thảo hợp đồng tín

dụng, chi phí thuê soạn thảo do bên vay thanh toán.
Điều 16. Bộ hồ sơ cho vay
Tuỳ theo loại khách hàng, loại cho vay, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho
vay do khách hàng và ngân hàng lập như sau:
1. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho NHNo nơi cho vay
1.1. Đối với tổ chức: Tuỳ theo loại hình tổ chức, nếu thiết lập quan hệ tín
dụng lần đầu phải gửi đến NHNo nơi cho vay các giấy tờ sau:
1.1.1. Hồ sơ pháp lý (bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng):
- Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có);
- Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều
lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
19


- Giấy phép/chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề theo quy định phải
có);
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Quyết định giao vốn/Biên bản góp vốn;
- Danh sách thành viên sáng lập;
- Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có);
- Các giấy tờ khác.
1.1.2. Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ;
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất;
- Các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của NHNo nơi cho vay (Bảng cân
đối kế toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán...).

1.1.3. Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu);
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có
liên quan đến dự án, phương án (Quyết định đầu tư, giấy phép xây dựng, báo
cáo thẩm định thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động mơi trường, văn bản
phê duyệt thiết kế, dự tốn...);
- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan
đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp
hoặc tổ chức về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để
vay vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định (giấy chứng nhận
QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo
cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình
thành trong tương lai...).
1.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
20


1.2.1. Hồ sơ pháp lý:
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, Sổ hộ khẩu (nếu có) - đối
với đại diện hộ gia đình, cá nhân - để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn;
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác)- Bản Photo có chứng nhận của cơ
quan công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn;
- Giấy uỷ quyền (nếu có) cho người đại diện (tổ trưởng tổ hợp tác/thành viên
khác trong gia đình) giao dịch với NHNo nơi cho vay;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác có đăng ký kinh doanh).
1.2.2. Hồ sơ vay vốn:
a/ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải

thực hiện bảo đảm bằng tài sản:
- Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
b/ Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại tiết a
điểm 1.2.2. Điều này):
- Giấy đề nghị vay vốn;
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống;
c/ Ngoài các hồ sơ vay vốn đã quy định tại tiết a hoặc b (điểm 1.2.2. Điều
này), đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay thơng qua tổ vay vốn, phải có thêm: Biên bản
thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên;
- Hộ gia đình, cá nhân vay thơng qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp đồng
làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn,
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
d/ Khách hàng là người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu
đời sống phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định (xác nhận của cơ
quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập...).

21


NHNo nơi cho vay có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với người vay vốn và
các cơ quan quản lý trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích
thu nhập của mình trả nợ cho NHNO nơi cho vay.
1.3. Khách hàng vay mua cổ phần, vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua
nhà ở: Tuỳ theo từng đối tượng cho vay, Tổng giám đốc hướng dẫn cụ thể bộ hồ
sơ khách hàng cần lập và gửi NHNo nơi cho vay.
2. Hồ sơ do ngân hàng lập
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định;
- Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có);
- Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có);

- Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt
hạn mức tín dụng, thơng báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;
3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập
- Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;
- Giấy nhận nợ;
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng theo
quy định tại Điểm 1.1.3 Khoản 1.1 Điều này;
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay ;
- Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro);
- Các giấy tờ khác.
4. Đối với khoản vay theo chỉ định, quyết định của Chính phủ, NHNN Việt
Nam
Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam;
trường hợp Chính phủ, NHNN Việt Nam khơng quy định thì thực hiện theo Quy
định này.
2.1.2.3. Quy trình xét duyệt vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh Đại Từ: (Áp dụng theo Điều 17 quy định sớ
666/QĐ-HĐQT-TDHo)
Quy trình xét duyệt cho vay
22


1. Đối với khoản vay do Trụ sở chính trực tiếp thẩm định, quyết định cho
vay:
1.1.Các khoản vay do Trụ sở chính trực tiếp thẩm định, quyết định cho vay:
Tuỳ theo yêu cầu quản lý tín dụng từng thời kỳ, Hội đồng quản trị xem xét,
quyết định cho vay trực tiếp đối với các khoản vay đồng tài trợ, các khoản vay
vượt quyền phán quyết của Tổng giám đốc, Sở giao dịch và chi nhánh theo quy
định hiện hành về phân cấp quyền phán quyết cho vay và các khoản vay khác
(nếu thấy cần thiết).

1.2. Quy trình xét duyệt cho vay tại Trụ sở chính:
1.2.1. Chuyên viên Ban Tín dụng (Doanh nghiệp hoặc Hộ sản xuất và cá
nhân) được phân cơng giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn chịu trách
nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hoặc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn. Căn cứ
vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng (nếu có) sẽ tiến hành thẩm định các
điều kiện vay vốn theo quy định, trình Trưởng Ban.
1.2.2. Trưởng Ban có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các
loại hồ sơ, các điều kiện vay vốn của khách hàng và dự án, phương án xin vay,
ghi ý kiến (đồng ý hoặc khơng đồng ý) và trình Tổng giám đốc/Hội đồng quản
trị (Chủ tịch Hội đồng quản trị) phê duyệt khoản vay hoặc Tổng giám đốc trình
Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng quản trị) theo thẩm quyền phán quyết để
phê duyệt khoản vay.
1.2.3. Nếu dự án hoặc phương án được chấp thuận cho vay:
- Trường hợp khoản vay được giải ngân tại Trụ sở chính: Trưởng Ban có
liên quan soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký “nháy”
trên các hợp đồng đó và trình Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc
ký kết hợp đồng và các giấy tờ kèm theo; chuyển cho bộ phận có liên quan thực
hiện hạch tốn kế tốn, giải ngân, thu nợ, giám sát khoản vay, trích lập dự phòng
rủi ro...
- Trường hợp khoản vay được giải ngân tại chi nhánh: Trưởng Ban có liên
quan soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký “nháy” trên
23


các hợp đồng, trình Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc ký kết hợp
đồng và các giấy tờ kèm theo; hoặc soạn thảo văn bản uỷ quyền của Chủ tịch
Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc cho giám đốc chi nhánh trực tiếp ký kết
các hợp đồng đó; chuyển tồn bộ hồ sơ cho chi nhánh quản lý, thực hiện giải
ngân và thu nợ, giám sát khoản vay, trích lập dự phịng rủi ro...
Mức phí được hưởng và các quyền lợi khác thực hiện theo hướng dẫn của

NHNo Việt Nam từng thời kỳ.
1.2.4. Nếu dự án, phương án khơng được chấp thuận cho vay: Trưởng Ban
có liên quan soạn thơng báo từ chối cho vay trình Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc Tổng giám đốc, người được uỷ quyền ký, gửi cho khách hàng biết.
2. Đối với khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt theo quy định về phân cấp
mức phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng:
2.1. Vượt thẩm quyền phê duyệt của Tổng giám đốc: Nếu khoản vay thuộc
thẩm quyền phán quyết cho vay của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc chỉ đạo các Ban có liên quan thực hiện thẩm định. Căn
cứ báo cáo thẩm định và các hồ sơ kèm theo, Tổng giám đốc/Ban có liên quan
trình Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng quản trị) phê duyệt khoản vay theo
quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này.
2.2. Vượt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh: thực hiện theo quy định hiện
hành của NHNo Việt Nam;
2.3. Vượt thẩm quyền phê duyệt của Phịng giao dịch: Cán bộ tín dụng
hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn; căn cứ kết quả chấm
điểm xếp hạng tín dụng (nếu có) thực hiện thẩm định các điều kiện vay vốn theo
quy định. Nếu đồng ý cho vay thì ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình
giám đốc Phịng giao dịch xem xét để trình ngân hàng cấp trên trực tiếp.
Nhận được hồ sơ thủ tục do Phòng giao dịch trình, giám đốc chi nhánh giao
cho Trưởng Phịng Tín dụng/Trưởng Phòng kế hoạch kinh doanh tái thẩm định
(nếu thấy cần thiết) hoặc trực tiếp ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình
Giám đốc phê duyệt.
24


Nếu khoản vay được phê duyệt, Trưởng Phịng Tín dụng/Trưởng Phịng Kế
hoạch kinh doanh soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký
“nháy” trên các hợp đồng đó và trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (nếu được
uỷ quyền) ký kết hợp đồng, thông bào phê duyệt khoản vay và các giấy tờ kèm

theo (nếu có), chuyển tồn bộ hồ sơ cho Phịng giao dịch quản lý, thực hiện hạch
toán kế toán, giải ngân, thu nợ, giám sát khoản vay, trích lập dự phịng rủi ro...
Nếu khoản vay không được phê duyệt, chi nhánh cấp trên phải thơng báo
bằng văn bản cho phịng giao dịch để thông báo cho khách hàng biết.
3. Đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và Phòng
giao dịch:
3.1.Cán bộ tín dụng được phân cơng giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả
chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo
quy định.
3.2.Trường hợp khoản vay thuộc quyền phán quyết theo phân cấp của cán bộ
tín dụng/Trưởng Phịng Tín dụng hoặc Phịng Kế hoạch, kinh doanh: Cán bộ tín
dụng/Trưởng phịng trực tiếp phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng,
hợp đồng bảo đảm tiền vay (theo uỷ quyền - nếu có).
3.3.Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của cán bộ tín
dụng/Trưởng phịng thì Trưởng phịng tín dụng/Trưởng Phịng kế hoạch kinh
doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm
định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, thẩm định lại (nếu cần thiết)
hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào
báo cáo thẩm định và trình Giám đốc NHNO nơi cho vay xem xét, quyết định.
3.4. Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín
dụng, Phịng tín dụng/Phịng Kế hoạch kinh doanh trình, quyết định cho vay
hoặc không cho vay:

25


×