Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu phát triển và đề xuất các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LƢƠNG HỒNG QUÝ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU SÁNG CHẾ
CHO DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUANG VINH

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SÁNG CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN
SÁNG CHẾ CHO DOANH NGHIỆP ............................................................................. 2
1.1. Tổng quan về Bằng độc quyền sáng chế ............................................................ 2
1.1.1.

Bằng độc quyền sáng chế là gì? ............................................................... 2


1.1.2.

Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế................................................................ 3

1.2. Vai trị của thơng tin sáng chế cho doanh nghiệp............................................... 5
1.2.1.

Thơng tin sáng chế là gì? .......................................................................... 5

1.2.2.

Vai trị của thơng tin sáng chế cho doanh nghiệp .................................... 6

1.2.3.

Vấn đề cần giải quyết ............................................................................... 7

1.3. Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 9
2.1. Xây dựng và tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu sáng chế ............................................ 9
2.1.1. Tổng quan....................................................................................................... 9
2.1.2. Mục đích......................................................................................................... 9
2.1.3. Cấu trúc của hệ thống IPC ............................................................................. 9
2.2. Bản đồ sáng chế .................................................................................................. 11
2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của một bản đồ sáng chế ............................................... 11
2.2.2. Các đặc điểm của bản đồ sáng chế ............................................................... 12
2.2.3. Các ví dụ tiêu biểu của bản đồ sáng chế ...................................................... 12
2.2.4. Xây dựng bản đồ bằng sáng chế .................................................................. 29
2.3. Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC THÔNG TIN SÁNG CHẾ ........................... 37

3.1. Phƣơng hƣớng giải quyết .................................................................................... 37

i


3.1.1. Xây dựng website ......................................................................................... 37
3.1.2. Xây dựng phần mềm tự động cập nhật dữ liệu tự động ............................... 37
3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................................ 37
3.2. Phân tích yêu cầu thiết kế và xây dựng hệ thống khai thác cơ sở dữ liệu
sáng chế ...................................................................................................................... 38
3.2.1. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ......................................................... 38
3.2.2. Yêu cầu chức năng ....................................................................................... 39
3.2.3. Yêu cầu phi chức năng ................................................................................. 41
3.3. Thiết kế chức năng các module ........................................................................... 41
3.3.1. Thiết kế chức năng quản lý hệ thống ........................................................... 41
3.3.2. Thiết kế chức năng quản lý ngƣời dùng ....................................................... 42
3.3.3. Thiết kế chức năng quản lý danh mục ......................................................... 43
3.3.4. Thiết kế chức năng quản lý công nghệ ........................................................ 44
3.3.5 Thiết kế chức năng quản lý sáng chế ............................................................ 44
3.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu .......................................................................................... 46
3.5. Kết quả phần mềm đạt đƣợc ............................................................................... 51
3.6. Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 55
CHƢƠNG 4: PHÁT TRIỂN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHAI THÁC CƠ SỞ
DỮ LIỆU SÁNG CHẾ CHO DOANH NGHIỆP .......................................................... 56
4.1. Dịch vụ tra cứu thông tin sáng chế...................................................................... 56
4.2. Phân tích thơng tin sáng chế dựa trên các bản đồ sáng chế ................................ 59
4.3. Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66


ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt

Giải thích

1

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

2

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

EPO

Cơ quan Sáng chế Châu âu

4

IPC


Hệ thống phân loại sáng chế quốc tế

5

R&D

Nghiên cứu và phát triển

6

PCT

Hiệp ƣớc hợp tác sáng chế quốc tế

7

SHTT

Sở hữu trí tuệ

8

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Bản đồ sáng chế dựa vào các dấu hiệu kỹ thuật (minh họa chiếc xe đạp điện) 13
Hình 2.2: Bản đồ phát triển cơng nghệ cho cơng nghệ quang xúc tác ......................14
Hình 2.3: Bản đồ tài liệu đối chứng (công nghệ điều khiển của phƣơng tiện điện lai ghép).....16
Hình 2.4: Bản đồ sáng chế đƣợc sử dụng bởi số bằng sáng chế (LED chiếu sáng) .18
Hình 2.5: Sơ đồ kỹ thuật theo hệ thống (hệ thống tạo gió bằng tua bin) ..................20
Hình 2.6: Bản đồ thời gian (ngƣời nộp đơn mới sáng chế liên quan tới cơng nghệ CPU) . 21
Hình 2.7: Bản đồ phân tích đỉnh đơi (cơng nghệ đĩa quang) ....................................22
Hình 2.8: Biểu đồ khái niệm của một bản đồ trƣởng thành cơng nghệ ....................23
Hình 2.9: Bản đồ phân cấp (hệ thống truyền dẫn biến thiên liên tục) ......................25
Hình 2.10: Bản đồ dạng phần chia (công nghệ cấu tạo phân tử nano) .....................26
Hình 2.11: Bản đồ dạng xƣơng (bán hàng trực tuyến)..............................................27
Hình 2.12: Bản đồ radar (cơng nghệ sinh trắc học) ..................................................29
Hình 2.13: Quy trình xây dụng một bản đồ sáng chế ...............................................30
Hình 2.14: Sự phân cấp về bảng chỉ mục bổ sung (liên quan tới công nghệ truyền
dẫn thông tin dựa vào gán nhãn mạch tích hợp) .......................................................34
Hình 2.15: Sơ đồ khái niệm của một cơ sở dữ liệu (bộ nhớ dạng polymer) .............35
Hình 2.16: Sơ đồ khái niệm của một cơ sở dữ liệu (bộ nhớ dạng polymer) (tiếp) ...35
Hình 3.1: Kiến trúc tổng thể hệ thống hạ tầng công nghệ thơng tin .........................38
Hình 3.2: Sơ đồ u cầu chức năng của hệ thống khai thac cơ sở dữ liệu sáng chế .39
Hình 3.3: Sơ đồ chức năng quản lý hệ thống ............................................................41
Hình 3.4: Sơ đồ chức năng quản lý ngƣời dùng ......................................................42
Hình 3.5: Sơ đồ chức năng quản lý danh mục ..........................................................43
Hình 3.6: Sơ đồ chức năng quản lý cơng nghệ .........................................................44
Hình 3.7: Sơ đồ quản lý sáng chế..............................................................................45
Hình 3.8: Sơ đồ thiết kế dữ liệu hệ thống .................................................................46
Hình 3.9: Giao diện tìm kiếm sáng chế và thống kê .................................................52
Hình 3.10: Giao diện hiển thị kết quả dạng ơ lƣới ....................................................52
Hình 3. 11: Giao diện hiển thị kết quả dạng bảng.....................................................53

iv



Hình 3.12: Nội dung của một sáng chế khi click vào số đơn ...................................53
Hình 3.13: Xuất dữ liệu về sáng chế dạng file excel hoặc txt...................................54
Hình 3.14: Biểu diễn kết quả phân tích sáng chế theo các bộ tiêu chí khác nhau ....54
Hình 3.15: Download sáng chế tự động ....................................................................55
Hình 4.1: Bằng sáng chế về cơng nghệ màn hình cảm ứng do các cơng ty nắm giữ57
Hình 4.2: Bằng sáng chế về cơng nghệ màn hình cảm ứng nộp tại các quốc gia….58
Hình 4.3: Bằng sáng chế về cơng nghệ màn hình cảm ứng với các tác giả khác nhau…...58
Hình 4.4: Danh sách các đơn sáng chế và bằng sáng chế nộp bởi Honda Motor….59
Hình 4.5: Giao diện tìm kiếm sáng chế cho ngƣời dùng…………………………...60
Hình 4.6: Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm sáng chế dạng ơ lƣới………………60
Hình 4.7: Kết quả tìm kiếm sáng chế với từ khóa “turbine” và “wind” trong tiêu đề...61
Hình 4.8: Kết quả tìm kiếm sáng chế với từ khóa “turbine” và “wind” trong tóm tắt...61
Hình 4.9: Bản đồ phân tích kết quả tìm kiếm sáng chế về cơng nghệ tuabin gió theo
bản đồ thế giới……………………………………………………………………...62
Hình 4.10: Bản đồ phân tích kết quả tìm kiếm sáng chế về cơng nghệ tuabin gió
theo các năm………………………………………………………………………..62
Hình 4.11: Bản đồ phân tích kết quả tìm kiếm sáng chế về cơng nghệ tuabin gió
theo các năm dạng cột……………………………………………………………...63
Hình 4.12: Bản đồ phân tích kết quả tìm kiếm sáng chế về cơng nghệ tuabin gió
theo IPC…………………………………………………………………………….63
Hình 4.13: Giao diện hiển thị chi tiết sáng chế…………………………………….64
Hình 4.14: Giao diện hiển thị hình ảnh của sáng chế……………………………...64

v


LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển cùng với đó là có rất nhiều các

bằng độc quyền sáng chế đƣợc cấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc
khai thác các bằng sáng chế này cịn kém hiệu quả. Thơng tin sáng chế là các thơng
tin pháp lý và kỹ thuật có trong tài liệu sáng chế đƣợc cơ quan sáng chế cơng bố
định kì. Đây là tập hợp dữ liệu về công nghệ đƣợc phân loại tồn diện nhất. Vì vậy
việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế là cần
thiết.
Đối với các doanh nghiệp, thông tin sáng chế là rất hữu ích bởi đây là nguồn
thông tin kỹ thuật duy nhất mà các doanh nghiệp có thể định hƣớng kế hoạch phát
triển kinh doanh. Việc khai thác đƣợc thông tin sáng chế giúp các doanh nghiệp
tránh các chi phí nghiên cứu khơng cần thiết về những gì đã biết, xác định và đánh
giá cơng nghệ để chuyển giao, bắt kịp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực
chun mơn, tìm kiếm các ý tƣởng để tiếp tục đổi mới công nghệ.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển và
đề xuất các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế cho doanh nghiệp” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. Mục đích của luận văn là nghiên cứu và
phát triển các giải pháp tổ chức, quản lý và cung cấp các dịch vụ khai thác cơ sở dữ
liệu sáng chế phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô
cùng quý báu của TS. Trần Quang Vinh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn trong quá
trình thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè và các anh chị
đồng nghiệp đã giúp đỡ để bản luận văn nàyhồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Lƣơng Hồng Quý

1


năm 2019


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SÁNG CHẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA THÔNG TIN SÁNG CHẾ CHO DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về Bằng độc quyền sáng chế
1.1.1. Bằng độc quyền sáng chế là gì?
Bằng độc quyền sáng chế là độc quyền đƣợc cấp để bảo hộ sáng chế. Bằng
độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm ngƣời khác khai
thác thƣơng mại sáng chếtrong một thời hạn nhất định để đổi lại việc họ phải bộc lộ
sáng chế cho cơng chúng. Vì vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế (ngƣời đƣợc
cấp hoặc chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế) có thể ngăn cấm ngƣời khác sản
xuất, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu sáng chế đƣợc bảo hộ mà khơng có sự
cho phép và có thể kiện ra tồ bất kỳ ai khai thác sáng chế đƣợc bảo hộ mà không
đƣợc phép của họ. Triết lý của hệ thống sở hữu trí tuệ là tƣởng thƣởng về tài chính
thu đƣợc từ việc khai thác sáng chế và bộc lộ sáng chế để công chúng biết và sử
dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao trình độ cơng nghệ của khu vực
cơng nghiệp quốc gia, và những lợi ích rõ rệt về thƣơng mại. Một sự thật hiển nhiên
là không phải tất cả các doanh nghiệp đều phát triển đƣợc sáng chế có khả năng bảo
hộ thì cũng có sự hiểu lầm rằng bằng độc quyền sáng chế chỉ áp dụng đối với quy
trình và sản phẩm hố lý phức tạp, hoặc rằng chúng chỉ hữu ích cho các tập đồn
lớn. Nhìn chung, bằng độc quyền sáng chế có thể đƣợc cấp cho lĩnh vực công nghệ
bất kỳ, từ cái kẹp giấy đến máy vi tính. Hiện tại, có hàng ngàn bằng độc quyền sáng
chế đã đƣợc cấp cho các sản phẩm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày nhƣ bút,
chai thuỷ tinh, sợi dệt hay xe đạp [1].
Độc quyền này đƣợc cấp trong một thời hạn nhất định, thƣờng là 20 năm kể
từ ngày nộp đơn với điều kiện chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí
duy trì hiệu lực hằng năm, và chỉ có hiệu lực ở nƣớc mà chủ sở hữu bằng độc quyền
sáng chế đăng ký bảo hộ.

Việc bảo hộ pháp lý chống lại hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế bất kỳ
(xâm phạm) khơng có đƣợc một cách tự động, mà dựa trên đề nghị của chủ sở hữu

2


bằng độc quyền sáng chế. Do vậy, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế cần phải
giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khác nếu muốn thực thi
độc quyền sáng chế của mình.

1.1.2. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế
Bằng độc quyền sáng chế đƣợc cấp cho sáng chế. Vậy, sáng chế là gì? Nhìn
chung, ở nhiều nƣớc, “sáng chế” là một giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc
quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên. Vấn đề này có thể là cũ hay mới, nhƣng giải pháp kỹ thuật, để đủ điều kiện
đƣợc gọi là sáng chế, phải là mới. Việc đơn thuần tìm ra một thứ bất kỳ đã tồn tại
trong tự nhiên, mà chúng ta thƣờng gọi là phát minh, sẽ khơng phải là sáng chế.
Sáng chế cần có sự can thiệp của con ngƣời. Vì vậy, một chất đƣợc chiết xuất từ
thực vật trong tự nhiên có thể là một sáng chế. Sáng chế không nhất thiết phải là
một cái gì đó phức tạp hay cơng nghệ cao. Thậm chí cái kẹp giấy hay tăm xỉa răng
cũng có thể là một sáng chế nếu nó giải quyết đƣợc một vấn đề kỹ thuật hiện tại.
Nói chung, để đƣợc cấp bằng độc quyền, một sáng chế phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau. Nó phải thuộc vào nhóm đối tượng có khả năng bảo hộ sáng chế.
Nó phải là mới, nghĩa là có đặc tính mới nào đó mà chƣa đƣợc biết đến trong kho
kiến thức hiện có thuộc lĩnh vựckỹ thuật của nó. Kho kiến thức này đƣợc gọi là
“tình trạng kỹ thuật”. Sáng chế phải có trình độ sáng tạo, nghĩa là nó khơng thể
đƣợc tạo ra một cách dễ dàng bởi ngƣời bất kỳ có kiến thức trung bình trong lĩnh
vực kỹ thuật đó. Cuối cùng, nó phải có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
Tính mới
Một sáng chế là mới (hay theo thuật ngữ trong pháp luật sáng chế), “có tính

mới” nếu có sự khác biệt giữa sáng chế với kiến thức hiện có hoặc “giải pháp kỹ
thuật đã biết”. Có sự khác nhau giữa các nƣớc về “giải pháp kỹ thuật đã biết”. Sáng
chế bất kỳ đƣợc thể hiện trong các tài liệu dạng giấy ở địa điểm bất kỳ trên thế giới
hoặc đƣợc biết đến hoặc đƣợc sử dụng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, đều cấu thành
giải pháp kỹ thuật đã biết và do đó, sẽ làm mất tính mới của sáng chế. Do vậy, công

3


bố bản mô tả sáng chế trƣớc khi nộp đơn đăng ký có thể khiến sáng chế của bạn mất
đi tính mới về mặt kỹ thuật và khơng đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế.
Trình độ sáng tạo (tính khơng hiển nhiên)
Sáng chế đƣợc coi là có “trình độ sáng tạo” nếu nó là khơng hiển nhiên đối
với ngƣời bất kỳ có trình độ trong lĩnh vực lĩnh vực kỹ thuật của nó; nói cách khác,
một chun gia có trình độ trung bình khơng thể tạo ra sáng chế theo một quy trình
thơng thƣờng.
Đây là sự kiểm tra mang tính chủ quan và khó giải thích và khó áp dụng. Có
một số lƣợng đáng kể trƣờng hợp mà thẩm định viên và ngƣời nộp đơn hoặc luật sƣ
sáng chế không đạt đƣợc sự nhất trí về trình độ sáng tạo của sáng chế và quyết định
cuối cùng phải đƣợc đƣa ra tại tồ án. Cũng có khơng ít các quyết định của thẩm
định viên của cơ quan sáng chế bị toà án bác bỏ hay quyết định của toà án cấp dƣới
bị toà án cấp trên bác bỏ.
Khả năng áp dụng cơng nghiệp
Sáng chế phải có khả năng đƣợc chế tạo ra hoặc đƣợc sử dụng trong ngành
công nghiệp bất kỳ. Nghĩa là sáng chế phải mang hình dạng thực tế của một dụng
cụ hay thiết bị, một sản phẩm nhƣ nguyên liệu hay chất liệu mới hoặc một quy trình
cơng nghiệp hoặc phƣơng pháp vận hành. Theo nghĩa rộng nhất, cơng nghiệp có
nghĩa là hình thức hoạt động bất kỳ khác với hoạt động trí tuệ hoặc thẩm mỹ thuần
túy. Bản thân một ý tƣởng không thể đƣợc bảo hộ sáng chế, trừ khi nó là một sáng
chế đƣợc coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Khái niệm “công nghiệp” bao

gồm cả “nông nghiệp”.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế
Hơn nữa, không phải tất cả các sáng chế đều có khả năng đƣợc bảo hộ sáng
chế. Để đƣợc bảo hộ, sáng chế phải thuộc các đối tƣợng có khả năng đƣợc bảo hộ
sáng chế. Phụ thuộc vào pháp luật về sáng chế của mỗi nƣớc, một trong số các đối
tƣợng dƣới đây có thể khơng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế:
• Các phát minh về vật liệu và chất có trong tự nhiên;
• Lý thuyết khoa học hoặc phƣơng pháp toán học;

4


• Cây trồng hoặc vật nuôi (hoặc giống của chúng) mà khơng phải là chủng vi
sinh hoặc các quy trình về cơ bản mang bản chất sinh học để sản xuất động vật hoặc
thực vật (hoặc giống của chúng) mà khơng phải là quy trình vi sinh;
• Kế hoạch, quy tắc hoặc phƣơng pháp để thực hiện các hoạt động kinh
doanh hoặc thực hiện các hoạt động trí óc đơn thuần hoặc chơi trị chơi;
• Phƣơng pháp chữa bệnh cho ngƣời và động vật, hoặc phƣơng pháp chẩn
đoán đƣợc thực hiện trên ngƣời hoặc động vật (mà không phải là các sản phẩm sử
dụng trong các phƣơng pháp đó);
• Sáng chế bất kỳ nếu việc ngăn cấm khai thác thƣơng mại là cần thiết để bảo
vệ trật tự xã hội, đạo đức hoặc sức khoẻ cộng đồng.

1.2. Vai trò của thông tin sáng chế cho doanh nghiệp
1.2.1. Thông tin sáng chế là gì?
Thơng tin sáng chế là các thơng tin kỹ thuật, thông tin thƣơng mại và thông
tin pháp lý có trong các tƣ liệu sáng chế đƣợc các cơ quan sáng chế quốc gia và các
tổ chức sáng chế quốc tế công bố theo định kỳ. Một tƣ liệu sáng chế bao gồm bản
mô tả đầy đủ cách thức thực hiện sáng chế đƣợc cấp sáng chế và những yêu cầu bảo
hộ xác định phạm vi bảo hộ cũng nhƣ các thông tin về ngƣời đƣợc cấp sáng chế,

thời điểm cấp sáng chế và dẫn chiếu các tài liệu liên quan. Thơng tin sáng chế có
thể tiếp cận ở dạng giấy hoặc điện tử, có định dạng thống nhất bao gồm bản tóm tắt,
thơng tin thƣ mục, bản mơ tả và hầu hết có hình vẽ minh họa sáng chế và thông tin
đầy đủ về ngƣời nộp đơn, và thƣờng là miễn phí. Khoảng hai phần ba các thơng tin
kỹ thuật đƣợc bộc lộ trong sáng chế không đƣợc xuất bản ở bất kỳ nơi nào khác.
Điều này làm cho tƣ liệu sáng chế trở thành một tập hợp đơn nhất và tổng hợp nhất
về dữ liệu kỹ thuật đƣợc phân loại.
Sự xuất hiện của các cơ sở dữ liệu sáng chế có thể tra cứu dựa trên web đã
tạo thuận lợi đáng kể cho việc truy cập và giảm chi phí sử dụng thơng tin sáng chế.
Trong trƣờng hợp khơng sẵn có các cơ sở dữ liệu trên web, có thể tra cứu bằng tay
các cơ sở dữ liệu sáng chế dƣới dạng vi phim hoặc đĩa CD tại các cơ quan sáng chế

5


quốc gia hoặc các tổ chức thƣơng mại. Nguồn thông tin sáng chế bao gồm các
nguồn sau:


Thƣ viện số về sở hữu trí tuệ của WIPO: ipdl.wipo.int (một cơ sở dữ liệu
điện tử tổng hợp các đơn yêu cầu cấp sáng chế quốc tế từ năm 1997 theo hệ
thống PCT).



Các cơ quan sáng chế quốc gia: các dịch vụ cung cấp thông tin kỹ thuật dựa
trên các thông tin sáng chế thƣờng phải trả phí.




Các đại diện/luật sƣ sáng chế hoặc các tổ chức thƣơng mại.



Tra cứu cá nhân bằng tay tại các trung tâm sáng chế, thƣ viện hoặc các cơ
quan sáng chế quốc gia.



Tra cứu điện tử đơn lẻ thông qua các cơ sở dữ liệu điện tử hoặc các đĩa CD.

1.2.2. Vai trị của thơng tin sáng chế cho doanh nghiệp
Thơng tin sáng chế có lợi cho các doanh nghiệp vì một số lý do. Lý do quan
trọng nhất có lẽ là vì sáng chế là nguồn thơng tin kỹ thuật duy nhất mà có thể mang
lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp để lập các kế hoạch kinh doanh mang tính
chiến lƣợc của mình. Hầu hết các sáng chế đƣợc bộc lộ công khai lần đầu tiên khi
công bố sáng chế (hoặc đơn yêu cầu cấp sáng chế, trong trƣờng hợp luật có quy
định cơng bố đơn). Do đó, sáng chế cung cấp một phƣơng tiện thu nhận kiến thức từ
các nghiên cứu và sáng kiến hiện tại mà thƣờng rất lâu sau những sản phẩm cải tiến
đó mới xuất hiện trên thị trƣờng [1] – [3]. Thông tin kỹ thuật trong các tƣ liệu sáng
chế có thể cung cấp cho doanh nghiệp sự hiểu biết sâu sắc có thể đƣợc sử dụng để:


Tránh chi phí khơng cần thiết cho việc nghiên cứu những thứ đã biết;



Xác định và đánh giá công nghệ để chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và
chuyển giao cơng nghệ;




Xác định các công nghệ thay thế;



Đánh giá các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chun mơn của doanh
nghiệp;



Tìm kiếm các giải pháp sẵn có cho các vấn đề kỹ thuật;



Lấy ý tƣởng cho những sáng kiến tiếp theo.

6


Từ quan điểm chiến lƣợc thƣơng mại của doanh nghiệp, thơng tin sáng chế cịn hỗ
trợ:


Xác định các đối tác kinh doanh;



Xác định nhà cung cấp và nguồn nguyên vật liệu;




Giám sát hoạt động của các đối thủ cạnh tranh thực tế và các đối thủ tiềm
tàng;



Xác định các thị trƣờng kinh doanh phù hợp.

Cuối cùng, thông tin trong các tƣ liệu sáng chế cũng đƣợc các Doanh nghiệp sử
dụng nhằm:


Tránh các vấn đề xâm phạm có thể xảy ra;



Đánh giá khả năng cấp bằng sáng chế cho những sáng chế của chính doanh
nghiệp;



Phản đối việc cấp các sáng chế nếu chúng xung đột với sáng chế của chính
doanh nghiệp

1.2.3. Vấn đề cần giải quyết
Thông tin sáng chế mô tả chi tiết các giải pháp công nghệ mới là thành quả
của các hoạt động sáng tạo, và đƣợc các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia và
quốc tế công bố rộng rãi. Bản mô tả sáng chế chứa đựng thông tin sáng chế do
ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế lập ra và đƣợc các cơ quan sở hữu công nghiệp

xem xét, chỉnh sửa lại theo các quy định bắt buộc, trong đó u cầu cần trình bày rõ
ràng tình trạng kỹ thuật hiện tại và chỉ ra những điểm mới khác biệt so với tình
trạng kỹ thuật trƣớc đó và cần nêu rõ yêu cầu bảo hộ [2].
Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy, các nhà nghiên cứu và phát
triển công nghệ mới, các công ty hàng đầu trên thế giới đã khai thác tích cực và sử
dụng hiệu quả nguồn thông tin sáng chế nhƣ một công cụ hoạch định chiến lƣợc
nghiên cứu, kinh doanh và xác định tiềm năng của đối tác trên thƣơng trƣờng.
Việc khai thác thông tin SHTT, đặc biệt là thông tin sáng chế, mang lại lợi
ích khơng nhỏ cho các doanh nghiệp cũng nhƣ cho toàn xã hội, giúp tránh đƣợc việc
nghiên cứu lặp lại, tiết kiệm đƣợc công sức và tiền của. Tuy nhiên, việc đăng ký

7


khai thác kho tri thức đồ sộ và quý giá đó ở nƣớc ta vẫn chƣa phổ biến. Thậm chí,
nhiều ngƣời đi tìm patent (bằng độc quyền sáng chế) bằng cách tra Google. Nguyên
nhân chủ yếu là do thông tin sáng chế chƣa trở thành nhu cầu cấp thiết cho các
trƣờng đại học kỹ thuật, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp. Nguồn thông tin chủ
yếu của họ vẫn là từ các tạp chí chuyên ngành [4].
Trƣớc nhu cầu thiết thực nêu trên, trong luận văn này, tác giả trình bày kết
quả nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế dựa
trên các tài liệu sáng chế đƣợc công bố bởi cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới. Luận
văn tập trung phân tích, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống và kết quả
phát triển phần mềm quản lý và cung cấp các dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu sáng
chế cho các doanh nghiệp.

1.3. Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 1 đã đƣa ra khái niệm tổng quan về sáng chế, trong đó nêu lên các
tiêu chuẩn bảo hộ bằng sáng chế; khái niệm về thông tin sáng chế cũng nhƣ vai trị
của thơng tin sáng chế đối với doanh nghiệp. Việc khai thác tốt thông tin sáng chế

sẽ giúp ích nhiều cho doanh nghiệp trong con đƣờng phát triển. Chƣơng 1 cũng đƣa
ra vấn đề cần phải xây dựng phần mềm quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế
để giải quyết các vấn đề trên.

8


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Xây dựng và tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu sáng chế
2.1.1. Tổng quan
Phần này giới thiệu về hệ thống phân loại sáng chế quốc tế (International
Patent Classification - IPC), hệ thống phân loại sáng chế quốc tế là công cụ để phân
loại thống nhất tƣ liệu sáng chế trên phạm vi thế giới, và là cơng cụ tra cứu có hiệu
quả giúp nhanh chóng tìm ra những bản mơ tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc
xác định tính mới, trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết
các nƣớc trên thế giới có bảo hộ sáng chế đều đã sử dụng hệ thống phân loại này
cho các tƣ liệu sáng chế mà nƣớc mình cơng bố. Một số nƣớc vẫn dùng hệ thống
phân loại sáng chế quốc gia nhƣng cũng ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế
tƣơng ứng trên tƣ liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tƣ liệu sáng chế
của các nƣớc trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trƣớc đây
khi mỗi nƣớc sử dụng một hệ thống phân loại sáng chế quốc gia riêng.

2.1.2. Mục đích
Phân loại sáng chế quốc tế phục vụ cho các mục tiêu chủ yếu sau:
-

Là công cụ để sắp xếp tƣ liệu sáng chế, tạo điều kiện cho ngƣời tra cứu dễ
dàng tiếp cận chúng.

-


Là cơng cụ để phổ biến thơng tin có chọn lọc cho những đối tƣợng có nhu
cầu sử dụng tƣ liệu sáng chế.

-

Là cơ sở để xác định trình độ kỹ thuật trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ
thể.

-

Là cơ sở để thống kê tình hình bảo hộ sáng chế từ đó đánh giá tình hình và
dự báo xu hƣớng phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật sản xuất cụ thể.

2.1.3. Cấu trúc của hệ thống IPC
Cấu trúc của hệ thống IPC dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản là: Các sáng chế có
nội dung nhƣ nhau phải đƣợc xếp vào cùng một vị trí; có thể phân loại sáng chế
theo bản chất kỹ thuật hoặc lĩnh vực áp dụng của nó. Ngồi ra, hệ thống IPC cịn

9


phải dành các vị trí dự trữ cho các vấn đề kỹ thuật mới có thể xuất hiện trong tƣơng
lai.
Hệ thống IPC bao gồm tất cả các các lĩnh vực trí thức mà các đối tƣợng của
chúng có thể đƣợc cấp Bằng sáng chế. Hệ thống IPC đƣợc cấu trúc theo thứ bậc, từ
tổng quát tới cụ thể theo trật tự sau:
Các phần
Các lớp
Các phân lớp

Các nhóm (nhóm chính và phân nhóm)
Phần: Hệ thống IPC gồm có 8 phần, mỗi phần đƣợc ký hiệu bằng một chữ cái
Latin, tên của phần phản ảnh bao quát nội dung của phần:
A: Nhu cầu thiết yếu của con ngƣời
B: Hoạt động, vận chuyển
C: Hố học, luyện kim
D: Dệt may, giấy
E: Cơng trình cố định
F: Cơ khí, chiếu sáng, hệ thống sƣởi ấm, vũ khí
G: Vật lý
H: Điện lực
Tiểu phần: Tiểu phần chỉ có tên gọi mà khơng có ký hiệu phân loại và chỉ có ý
nghĩa về mặt thơng tin. Ví dụ: Phần A có bốn tiểu phần là:
1. Nơng nghiệp
2. Thực phẩm, thuốc lá
3. Đồ dùng cá nhân
4. Sức khoẻ, giải trí
Lớp: Mỗi phần đƣợc chia thành nhiều lớp, tên gọi của lớp phản ánh nội dung của
lớp đó. Ký hiệu của lớp gồm ký hiệu của phần và hai chữ số ả rập bắt đầu từ số 01.
Nhóm chính, phân nhóm: Mỗi phân lớp lại tiếp tục đƣợc chia nhỏ thành các
nhóm, bao gồm nhóm chính và phân nhóm.

10


Ký hiệu của nhóm chính bao gồm ký hiệu của Phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số ả
rập gồm từ 1 đến 3 chữ số (thƣờng là số lẻ) tiếp theo là gạch chéo, rồi đến 2 chữ số
00. Tên của nhóm chính chỉ rõ đặc điểm của đối tƣợng kỹ thuật cần tìm kiếm trong
tra cứu tin và đƣợc coi là có ích trong việc tra cứu sáng chế.
Ví dụ:

A01B 1/00
Ký hiệu của nhóm
chính)

Cơng cụ cầm tay
(Tên của nhóm chính)

Các phân nhóm là thành phần của nhóm chính. Ký hiệu của phân nhóm gồm
ký hiệu của phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số gồm từ 1 đến 3 chữ số ả rập của nhóm
chính mà phân nhóm đó trực thuộc, rồi đến gạch chéo và cuối cùng là cụm chỉ số ít
nhất gồm 2 chữ số và bắt đầu từ số 02.
Ví dụ: A01B 1/02, A01B 1/16, A01B 1/24...
Tên gọi của phân nhóm xác định rõ đặc điểm của đối tƣợng nằm trong phạm
vi của nhóm chính, cũng đƣợc coi là có ích cho việc tra cứu sáng chế. Trƣớc tên gọi
của mỗi phân nhóm thƣờng có các dấu chấm để chỉ rõ mức độ phụ thuộc của phân
nhóm nọ vào phân nhóm kia trong cùng 1 nhóm chính, nghĩa là mỗi phân nhóm có
số lƣợng dấu chấm nhiều hơn sẽ trực thuộc phân nhóm gần nhất đứng trƣớc nó có
số lƣợng dấu chấm bớt đi 1. Tên gọi của phân nhóm thƣờng là 1 câu hồn chỉnh nếu
nó đƣợc viết hoa ở đầu câu và là câu nối tiếp của câu trên gần nhất đứng trƣớc nó có
số lƣợng dấu chấm bớt đi một nếu nó đƣợc viết thƣờng.

2.2. Bản đồ sáng chế
2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của một bản đồ sáng chế
Trong một thời gian dài, thông tin bằng sáng chế đã đƣợc sử dụng chủ yếu
cho tra cứu tài liệu bằng sáng chế bao gồm tra cứu tình trạng kỹ thuật và tra cứu sự
xâm phạm bằng sáng chế. Tra cứu sáng chế nhằm mục đích tìm ra các sáng chế
chứa mục tiêu cơng nghệ gần nhất, do đó nguyên tắc cơ bản để thiết kế quá trình tra
cứu là sắp xếp danh sách ngắn nhất có thể các tài liệu bằng sáng chế [5].

11



Mặc dù một tài liệu sáng chế thƣờng chứa rất nhiều thông tin, tuy nhiên bằng
việc sử dụng nhiều tài liệu sáng chế một lúc có thể tạo ra các phƣơng pháp tiếp cận
mới mà khám phá ra các thông tin mới mà khơng sẵn có.
Phƣơng pháp thu thập thơng tin theo nhóm là nguyên tắc cơ bản của bản đồ
sáng chế và tạo ra các thông tin mới.

2.2.2. Các đặc điểm của bản đồ sáng chế
Nhìn chung, khái niệm "Bản đồ sáng chế" thƣờng đƣợc định nghĩa là "Thông
tin sáng chế đƣợc thu thập cho một mục đích sử dụng cụ thể, đƣợc lắp ráp, phân tích
và miêu tả trong một dạng biểu diễn trực quan nhƣ một biểu đồ,đồ thị hoặc bảng ".
Cụ thể, bản đồ sáng chế có thể đƣợc định nghĩa là thơng tin có tất cả các đặc điểm
sau đây:
a) Bản đồ sáng chế dựa trên thông tin về bằng sáng chế;
b) Bản đồ sáng chế phải có mục đích sử dụng rõ ràng;
c) Bản đồ sáng chế chứa thông tin bằng sáng chế tƣơng thích với mục đích sử
dụng;
d) Bản đồ sáng chế chứa thông tin sáng chế đã đƣợc tổ chức, tức là đã đƣợc
phân tích và nhóm lại thành các lĩnh vực kỹ thuật;
e) Bản đồ sáng chế biểu diễn thông tin một cách trực quan.
Tóm lại, đặc điểm quan trọng nhất là các thông tin chứa trong bản đồ sáng
chế đƣợc thu thập cho một mục đích cụ thể và đƣợc phân tích phù hợp cho mục
đích đó.

2.2.3. Các ví dụ tiêu biểu của bản đồ sáng chế
2.2.3.1. Bản đồ dựa vào các dấu hiệu kỹ thuật
Tổng quan
Bản đồ dựa trên các dấu hiệu biểu diễn sự sắp xếp của các bằng sáng chế
đƣợc nhóm lại theo các dấu hiệu chức năng hoặc dấu hiệu kỹ thuật của một sản

phẩm cụ thể [5].

12


Hình 2.1: Bản đồ sáng chế dựa vào các dấu hiệu kỹ thuật (minh họa chiếc xe đạp điện)
Hình 2.1 thể hiện một ví dụ về bản đồ sáng chế cho các bằng sáng chế chính
của một chiếc xe đạp điện. Nguyên tắc tạo bản đồ sáng chế cho chiếc xe này gồm
các bằng sáng chế mà không xuất hiện trong chiếc xe đạp truyền thống: (i) một
nhóm bằng sáng chế liên quan tới cấu hình của động cơ (hệ thống điều khiển); (ii)
một nhóm bằng sáng chế liên quan tới cấu hình của pin; (iii) một nhóm bằng sáng
chế liên quan tới bộ phận xác định tốc độ của xe; (iv) một nhóm sáng chế liên quan
tới cơ cấu phanh hồn nhiệt.
Điểm chính khi sử dụng bản đồ này
Trong rất nhiều sản phẩm, rất nhiều bằng sáng chế chứa các cơng nghệ liên
quan tới nhau. Do đó, để tạo bản đồ sáng chế dựa trên các dấu hiệu có nhiều hiệu
quả thì nó chỉ bao gồm các bằng sáng chế chính hoặc quan trọng chứ khơng phải tất
cả các bằng sáng chế liên quan.
Một bản đồ sáng chế dựa trên dấu hiệu sẽ là quá nhỏ để chứa tất cả các thơng
tin thƣ mục, do đó nó chỉ cần số bằng sáng chế, tên của chủ sở hữu liên quan tới
mục sử dụng.

2.2.3.2. Bản đồ phát triển công nghệ
Tổng quan

13


Thông thƣờng, một sáng chế đƣợc tạo ra dựa trên sự cải tiến về công nghệ
hoặc đƣợc phát triển dựa trên lĩnh vực kỹ thuật mà đã tồn tại trong các sáng chế

trƣớc đó.Với một bằng sáng chế cụ thể, biểu đồ phát triển công nghệ biểu diễn sự
liên quan giữa các bằng sáng chế trƣớc đó và các bằng sáng chế sau đó dựa trên sự
phân tích của nhà phân tích. Bản đồ này cũng chỉ ra lịch sử của sự phát triển công
nghệ trong một lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.

Hình 2.2: Bản đồ phát triển cơng nghệ cho công nghệ quang xúc tác
Bản đồ này cũng chỉ ra sáng chế tiên phong liên quan tới chất bán dẫn titan
đioxit trong công nghệ quang xúc tác đƣợc phát triển bởi các giáo sƣ Kenichi
Honda, Akira Fujishima và Shinichi Kikuchi thuộc trƣờng đại học Tokyo vào tháng
9 năm 1968 và đã đƣợc cấp bằng. Sáng chế trên cũng đƣợc phát triển trong hai lĩnh
vực khác nhau, tế bào quang điện và sự phân giải nƣớc. Các nghiên cứu hàng đầu
sau này đƣợc tiến hành bởi các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản, RIKEN
và Cơ quan Khoa học và Công nghệcông nghiệp (thuộc Viện Khoa học và Cơng
nghệ cơng nghiệp Tiên tiến quốc gia, AIST).
Điểm chính khi sử dụng bản đồ này

14


Việc tạo ra biểu đồ phát triển công nghệ liên quan đến việc xem xét và sắp
xếp các sáng chế theo trình tự. Việc chứa nhiều tài liệu sáng chế trong bản đồ sáng
chế sẽ làm cho nó khó sử dụng hơn.Do đó, khi tạo ra một biểu đồ phát triển cơng
nghệ, mọi ngƣời có khuynh hƣớng chiết xuấtcác bằng sáng chế quan trọng và sau
đó xem xét liệu có nên bao gồm chúng hay khơng, thay vì chứa tất cả các tài liệu
bằng sáng chế có liên quan.

2.2.3.3. Bản đồ tài liệu đối chứng
Tổng quan
Trong quá trình cấp bằng sáng chế, có rất nhiều tài liệu đối chứng đƣợc thêm
vào thông tin tài liệu đối chứng. Thông tin đối chứng bao gồm các thông tin ngƣời

nộp đơn liệt kê trong tình trạng kỹ thuật, thơng tin về các kỹ thuật liên quan có
trong báo cáo tra cứu tại các cơ quan sáng chế, thơng tin trong tình trạng kỹ thuật
mà thẩm định viên dẫn chứng đến khi thẩm định nội dung và thông tin mà bên thứ
ba dẫn chứng đến nhƣ tình trạng kỹ thuật khi từ chối cấp văn bằng bảo hộ [5].
Ở các cơ quan sáng chế khác nhau, thông tin tài liệu đối chứng cũng khác
nhau. Ở Hoa Kỳ, thông tin đối chứng dùng để phân tích các tài liệu sáng chế thƣờng
ở dạng một bằng sáng chế hoặc đơn đăng ký sáng chế đƣợc dẫn chứng bởi một tài
liệu khác. Đối với các đơn sáng chế ở Châu Âu hoặc PCT, các thông tin tài liệu đối
chứng thƣờng đƣợc chứa trong báo cáo tra cứu, tuy nhiên các thơng tin tài liệu này
có thể khơng giống với thơng tin tài liệu mà nó thực sự đƣợc dẫn chứng. Ở Nhật
Bản, các tài liệu liên quan bằng sáng chế thƣờng đƣợc chỉ ra nhƣ các tài liệu tham
khảo trong Công báo bằng sáng chế ở một giai đoạn tƣơng đối sớm. Bản đồ tài liệu
đối chứng sẽ chỉ ra mối quan hệ mà ở đó một sáng chế dẫn chứng tới hoặc đƣợc dẫn
chứng trong sáng chế khác dựa trên sự phân tích của thơng tin tài liệu đối chứng.

15


Hình 2.3: Bản đồ tài liệu đối chứng (cơng nghệ điều khiển của phƣơng tiện điện lai ghép)
Hình 2.3 minh họa các thành phần của bản đồ liên kết sáng chế cho bằng
sáng chế số 3291871 liên quan tới công nghệ điều khiển cho phƣơng tiện lai ghép
đƣợc phát triển bởi Công ty Equos Research (sau đây gọi là “sáng chế 871”).
Thông thƣờng, một bản đồ tài liệu đối chứng chứa các tình trạng kỹ thuật mà
tồn tại trƣớc khi sáng chế đƣợc cấp bằng bảo hộ (các sáng chế đƣợc chỉ ra phía trên
của bản đồ) và các sáng chế liên quan đã làm sau đó (các sáng chế đƣợc chỉ ra bên
dƣới tên công ty). Sáng chế 871 dẫn chứng tới các sáng chế đƣợc sở hữu bởi
Toshiba, Daihatsu, Isuzu, Volkswagen and TRW. Phía dƣới là các tài liệu sáng chế
đƣợc nộp sau đó và dẫn chứng trực tiếp tới sáng chế 871, các tài liệu này có thể là
những đơn đƣợc nộp bởi chính Equos hoặc Toyota, Denso trong lĩnh vực cơng
nghiệp giống nhau

Ví dụ về sử dụng bản đồ tài liệu đối chứng
Một số công ty sử dụng bản đồ tài liệu đối chứng để xác định các cơng ty có
thể xâm phạm bằng sáng chế của họ. Các cơng ty tƣ vấn luật có thể tƣ vấn cho

16


khách hàng của mình đƣa ra các hợp đồng bản quyền với điều khoản tiền hợp đồng
lớn hoặc đƣa ra các cảnh báo với các sự vi phạm tiềm năng về rủi ro của sự vi phạm
này.
Điểm chính khi sử dụng bản đồ này
Điểm thứ nhất là ngƣời đƣợc trích dẫn trong tài liệu đối chứng.Đối chứng
trong đơn đƣợc nộp bởi cùng một chủ sở hữu (ngƣời nộp đơn) có ngụ ý khác so với
đối chứng trong đơn nộp bởi ngƣời mà khác chủ sở hữu đơn đó. Đối chứng của
bằng sáng chế đƣợc trích ra bởi ngƣời nộp đơn mà liên quan tới các đơn nộp sau đó
thƣờng đƣa ra các kết quả khác so với các đối chứng đƣợc trích dẫn bởi thẩm định
viên hoặc bên thứ ba. Do đó, ngƣời nộp đơn thƣờng có xu hƣớng trích dẫn các
bằngsáng chế của họ trong các tài liệu sáng chế phục vụ cho các đơn sáng chế của
họ sau này.
Điểm thứ hai là sự phân loại tình trạng kỹ thuật đƣợc trích dẫn. Tình trạng kỹ
thuật đƣợc trích dẫn trong báo cáo tra cứu của đơn PCT và Châu Âu đƣợc phân loại
theo sự liên quan của nó tới sáng chế đang đƣợc thẩm định. Các sự phân loại này
bao gồm: tình trạng kỹ thuật liên quan trực tiếp tới sáng chế đang đƣợc thẩm định
(đƣợc gọi là tài liệu X), tình trạng kỹ thuật bao gồm sự kết hợp hơn một tài liệu
sáng chế (đƣợc gọi là tài liệu Y), và các tài liệu kỹ thuật thông thƣờng (tài liệu A).
Thứ ba là rất quan trọng khi xem xét thơng tin trong tình trạng kỹ thuật đƣợc
sử dụng nhƣ thế nào. Không phải tất cả các thẩm định viên đều sử dụng hết tài liệu
vào thông báo lý do từ chối cấp bằng bảo hộ. Trong khi một số tài liệu khác có thể
cung cấp nền tảng cho việc từ chối một đơn hoặc loại bỏ những yêu cầu bảo hộ
tƣơng ứng.


2.2.3.4. Bản đồ ma trận
Tổng quan
Một bản đồ ma trận biểu diễn sự trải rộng của các mạng lƣới bằng sáng chế
bằng việc kết hợp nhiều khía cạnh. Các khía cạnh sử dụng cho việc phân tích bản đồ
sáng chế bao gồm lĩnh vực của đơn sáng chế, các thành phần kỹ thuật, chức năng,

17


vấn đề sáng chế cần giải quyết, phƣơng tiện giải quyết vấn đề đó … ngồi ra thơng
tin dạng thƣ mục nhƣ tên ngƣời nộp đơn, tên tác giả cũng có thể đƣợc sử dụng.
Hình 2.4 minh họa các phần của bản đồ ma trận cho công nghệ đèn LED
chiếu sáng. Bản đồ này sử dụng hai khía cạnh là “vấn đề sáng chế cần giải quyết”
và “phƣơng tiện giải quyết vấn đề”. Bản đồ ma trận này chỉ ra vị trí của các sáng
chế chính liên quan kết hợp với chủ sở hữu (ngƣời nộp đơn) sáng chế và số đơn
tƣơng ứng. Tập hợp các vấn đề cần giải quyết bao gồm: cải thiện đặc tính quang, cải
thiện hiệu quả chiếu sáng, cải thiện khả năng sản xuất, cải thiện các hiệu quả khác.
Tập hợp các phƣơng tiện giải quyết vấn đề gồm: phát triển cấu trúc và vật liệu LED,
phát triển phƣơng pháp sản xuất và đóng gói, phát triển mạch điều khiển, cải thiện
việc lắp ráp đèn LED.

Hình 2.4: Bản đồ sáng chế đƣợc sử dụng bởi số bằng sáng chế (LED chiếu sáng)
Ví dụ sử dụng
Bản đồ ma trận là một trong những bản đồ sáng chế điển hình nhất. Bản đồ
này cho phép bộ phận nghiên cứu và phát triển tránh đƣợc những đầu tƣ lại vào một

18



tình trạng kỹ thuật đã tồn tại, và xác định đƣợc lĩnh vực kỹ thuật cịn ít đƣợc phát
triển hoặc theo đuổi bởi các bằng sáng chế.
Bản đồ ma trận cũng giúp bộ phận quản lý sáng chế đánh giá khả năng theo
đuổi sáng chế của lĩnh vực kỹ thuật liên quan và nhờ đó có thể viết đƣợc các yêu
cầu bảo hộ mạnh hơn với phạm vi bảo hộ rộng hơn.
Bản đồ ma trận cho phép bộ phận bản quyền ƣớc lƣợng đƣợc các kết quả
tiềm năng từ việc đƣa sáng chế của cơng ty ra ngồi thế giới hoặc các hiệu ứng lan
tỏa của các bằng sáng chế khác đƣợc đề xuất cho việc giới thiệu.
Bản đồ mà trận giúp bộ phận hợp tác chiến lƣợc phân tích trạng thái phát
triển của tình trạng kỹ thuật từ các đối thủ cạnh tranh và các chiến lƣợc phát triển
sáng chế của họ, qua đó cung cấp cơng cụ mạnh để xây dựng chiến lƣợc kinh
doanh.
Điểm chính khi sử dụng bản đồ này
Sự hữu dụng của bản đồ ma trận phụ thuộc vào sự thích hợp của các lựa
chọn và sự kết hợp của các khía cạnh cho việc phân tích. Một bản đồ ma trận với
các khía cạnh khơng thích hợp sử dụng cho việc phân tích thì gần nhƣ là vơ dụng.
Trong nhiều trƣờng hợp, các khía cạnh phân tích này khơng có sẵn trong tài
liệu sáng chế nhƣ thông tin dạng thƣ mục và sẽ yêu cầu phân tích bổ sung từ chuyên
gia và tạo cơ sở dữ liệu. Chất lƣợng của cơ sở dữ liệu sẽ ảnh hƣởng đến bản đồ ma
trận. Một trong những công cụ hiệu quả nhất để làm giảm đi yêu cầu phân tích thêm
là phân loại sáng chế. Để sử dụng hiệu quả cơng cụ này cần thiết phải hiểu chính
xác các quy tắc của phân loại sáng chế này.

2.2.3.5. Sơ đồ kỹ thuật theo hệ thống
Tổng quan
Sơ đồ kỹ thuật theo hệ thống minh họa hệ thống các kỹ thuật dựa trên thông
tin bằng sáng chế, số bằng sáng chế tùy theo các thành phần kỹ thuật chứa trong hệ
thống đó. Sơ đồ này hiếm khi chứa số bằng sáng chế cụ thể mặc dù thỉnh thoảng nó
chứa số tài liệu cho một sáng chế chính để bổ sung nội dung kỹ thuật.


19


×