SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỊA BÌNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Bùi Thị Hương
Bùi Thị Hằng Thơ
Đỗ Khắc Sơn
Nguyễn Văn Tuấn
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thực hiện chế độ chính sách cho học sinh sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình
HỊA BÌNH-2020
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan: Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng thực hiện chế độ chính sách cho học sinh sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Hịa Bình” là cơng trình nghiên cứu của nhóm trong cơng tác
nghiên cứu khoa học năm học 2019 - 2020.
Các số liệu, biện pháp, kết luận nghiên cứu được trình bày trong đề tài
trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Chúng xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Nhóm tác giả: Bùi Thị Hương
Đỗ Khắc Sơn
Bùi Thị Hằng Thơ
Nguyễn Văn Tuấn
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
TT
Họ và tên
1 Bùi Thị Hương
2 Đỗ Khắc Sơn
3 Bùi Thị Hằng Thơ
4
Nguyễn Văn Tuấn
Đơn vị
Phòng QLĐT&CT HSSV
Phòng QLĐT&CT HSSV
Phòng QLĐT&CT HSSV
Trường PTTH CLC
Nguyễn Tất Thành
MỤC LỤC
Ghi chú
MỞ ĐẦU ………………………………………………………….......……...1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………...…….4
1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu………………………………………..4
1.1.1. Các văn bản liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV…….........................................................................................................4
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV…………………………………………….………………..…………13
1.2. Các khái niệm của đề tài……………………………………….…….….14
1.2.1.
Chế
độ
chính
sách..................................................................................14
1.2.2. Học sinh sinh viên.................................................................................14
1.2.3. Giải pháp...............................................................................................14
1.2.4. Chất lượng.............................................................................................14
1.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV...............................................................................................................14
1.3. Một số vấn đề về việc thực hiện chế độ chính sách trong giai đoạn hiện
nay…………………………………………………………………………...14
1.3.1. Vấn đề về việc thực hiện chính sách nội trú…………………………..15
1.3.2. Vấn đề về việc thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập…………..16
1.3.3. Vấn đề về việc thực hiện trợ cấp xã hội và học bổng khuyến khích học
tập……………………………………………………………………………17
1.3.4. Vấn đề về việc thực hiện chính sách vay vốn tín dụng……………….19
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …......…...........21
2.1. Vài nét khái quát về công tác tuyển sinh, công tác học sinh sinh viên....21
2.1.1. Công tác tuyển sinh…………………………………………………...21
2.1.2. Công tác học sinh sinh viên...................................................................25
2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách cho học sinh sinh viên.......28
2.2.1. Việc tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách.............................28
2.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn về việc thực hiện chế độ
chính sách........................................................................................................31
2.2.3. Quy trình thực hiện và hồ sơ chế độ chính sách....................................32
2.2.4.
Cơng
tác
phối
hợp
trong
thực
hiện
chế
độ
chính
sách...........................34
2.2.5. Việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện chế độ chính sách..36
2.2.6. Kết quả việc thực hiện chế độ chính sách cho học sinh sinh viên........38
2.2.7. Khảo sát ý kiến học sinh sinh viên........................................................42
2.3. Đánh giá chung.........................................................................................44
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................44
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................44
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
CHÍNH SÁCH CHO HSSV TRƯỜNG CĐSP HỊA BÌNH ……………......46
3.1. Nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền, phổ biến chế độ chính sách...46
3.2. Tăng cường sự phối, kết hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngồi nhà
trường..............................................................................................................47
3.3. Cơng tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chế độ
chính sách........................................................................................................48
3.4. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chế độ chính
sách..................................................................................................................49
3.5. Tăng cường nguồn lực thực hiện chế độ chính sách................................50
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………..…………………………..52
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………….………………………….…55
PHỤ LỤC:……………………..………………………………………….…59
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
T
T
1
2
3
4
5
Tên gọi
Chi phí học tập
Đặc biệt khó khăn
Lao động - Thương binh và xã hội
Học sinh sinh viên
Giáo dục và Đào tạo
Từ viết tắt
CPHT
ĐBKH
LĐTB&XH
HSSV
GD&ĐT
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc hỗ trợ HSSV học tập tại các cơ sở giáo dục đã trở thành
chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước. Ở tất cả các cấp học
từ bậc học Mầm non cho đến các cơ sở giáo dục Đại học, các trường Cao
đẳng; Trung cấp đều có sự hỗ trợ, đầu tư kinh phí của Nhà nước. Do đó, tại
các nhà trường, muốn nâng cao chất lượng cơng tác HSSV thì phải gắn với
việc nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ người học được xác định là việc làm
cần thiết.
Các chương trình, chính sách hỗ trợ người học hiện nay khá đa dạng,
được thực hiện dưới nhiều hình thức: Học bổng chính sách, học bổng khuyến
khích học tập, trợ cấp xã hội, Hỗ trợ CPHT, chính sách nội trú, vay vốn tín
dụng... Các chế độ chính sách này đang đặc biệt hướng tới đối tượng người
học là người dân tộc thiểu số, gia đình người có cơng với cách mạng, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Nhìn chung, các chính sách đã và đang là
những động lực khuyến khích đồng thời thu hút người học đến với mỗi nhà
trường.
Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, với vị trí đặc thù ở cửa ngõ vùng
Tây Bắc, là 01 trong 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, nhà trường có nhiều
con em các dân tộc đang theo học. Trung bình hàng năm, nhà trường có trên
80% HSSV/năm là người dân tộc thiểu số. Vì thế, từ nhiều năm nay, nhà
trường luôn chú trọng việc phấn đấu hồn thành kế hoạch, nội dung đào tạo
chun mơn gắn liền với việc thực hiện chế độ chính sách cho HSSV, đặc biệt
là HSSV dân tộc thiểu số. Kết quả trong 5 năm gần đây đã có 2.050 lượt
HSSV được hưởng chế độ chính sách.
Trên thực tế, trong quá trình thực hiện chế độ chính sách cho HSSV,
nhà trường vẫn cịn gặp khó khăn, vướng mắc như: việc tiếp cận với các chế
độ chính sách của HSSV mới hàng năm đơi khi chưa đầy đủ, khó thực hiện do
quy trình tuyển sinh kéo dài; chưa đồng bộ trong việc triển khai hệ thống các
văn bản hướng dẫn thực hiện của các ngành liên quan, giữa bộ phận tham
7
mưu của Sở LĐTB&XH với nhà trường; HSSV thuộc diện đối tượng hưởng
chế độ nhiều nhưng việc cấp kinh phí còn chậm, còn chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu của nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, một số chế độ chính sách còn thể hiện sự bất hợp lý do
chưa theo kịp với sự phát triển hiện nay của xã hội; sự thay đổi liên tục về
chính sách các vùng miền, sự khơng đồng nhất giữa năm học và năm tài
chính… cũng gây nên nhiều khó khăn, địi hỏi phải có yêu cầu đổi mới trong
công tác thực hiện chế độ chính sách cho HSSV.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài Một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chế độ chính sách cho học
sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện giải quyết các chế độ chính
sách cho HSSV. Từ đó, đề tài được ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng
cao chất lượng cơng tác học HSSV của nhà trường.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Việc thực hiện chế độ chính sách cho HSSV trường Cao đẳng Sư phạm
Hịa Bình.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định cơ sở lý luận của việc thực hiện chế độ chính sách cho học
sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
- Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách cho học sinh
sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện chế độ chính sách cho học sinh sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
8
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu các giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện chế độ chính
sách cho HSSV được ứng dụng vào thực tiễn một cách phù hợp thì sẽ nâng
cao được chất lượng cơng tác cơng tác HSSV của nhà trường.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Nội dung:
Giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV.
6.2. Địa bàn nghiên cứu:
Trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình (năm học 2019-2020).
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, hệ thống hố, trích dẫn ...
các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài làm cơ sở lí
luận cho q trình nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến sinh viên về cơng tác thực hiện
chế độ chính sách của nhà trường.
- Nghiên cứu các văn bản về việc thực hiện chế độ chính sách cho học
sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham
khảo. Cụ thể:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chế độ chính sách
cho HSSV trường CĐSP Hịa Bình
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
9
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Thực hiện các chế độ chính sách xã hội cho HSSV là nhiệm vụ, trách
nhiệm của công tác quản lý HSSV trong mỗi nhà trường. Trong nhiều năm
qua, các chế độ chính sách đã và đang được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp
học, đã có hàng triệu lượt HSSV được thụ hưởng các chế độ chính sách này từ
nhà nước giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế để trang trải học phí, sinh hoạt
phí trong q trình học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
Thực tế, khơng ít HSSV vì hồn cảnh khó khăn mà phải từ bỏ, dang dở
việc học, có HSSV phải đi tìm kiếm việc làm sau vài năm mới có cơ hội quay
trở lại trường học. Hay cũng có những HSSV vẫn tiếp tục theo học nhưng do
không đủ tiền trang trải cho chi phí học tập phải đi làm thêm, thậm chí nghỉ
học dẫn đến tình trạng sa sút, chất lượng học tập kém, ra trường muộn hay
không đủ điều kiện để tốt nghiệp.
Phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, giúp đỡ HSSV nghèo có
thêm niềm tin, nghị lực và điều kiện đến trường. Đặc biệt, với phương châm
chỉ đạo: “Không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học, thơi học vì lý do
khơng có khả năng đóng học phí và đảm bảo cuộc sống tối thiểu” tại cơng
điện 474/CĐ-TTg ngày 10/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Có thể khẳng
định trong những năm qua, việc thực hiện các chế độ chính sách hướng tới
HSSV đặc biệt là đối tượng người dân tộc thiểu số, là hộ nghèo, hộ cận
nghèo, là người ở vùng kinh tế xã hội ĐBKK… đã thực sự đi vào cuộc sống,
trở thành điểm tựa cho hàng nghìn HSSV trong cả nước hướng tới ước mơ
học tập.
1.1.1. Các văn bản liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV
Chế độ chính sách cho HSSV được thực hiện trên cơ sở các văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ. Được Chính phủ, các Bộ,
các ban ngành có liên quan thể chế hóa, phối hợp thể chế thơng qua các Quyết
10
định, Thông tư hướng dẫn, Thông tư liên tịch, văn bản hợp nhất… nhằm thực
hiện đồng bộ đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng bằng cho tất cả các
đối tượng người học thuộc diện được ưu đãi trong mỗi cơ sở giáo dục.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và sự phù hợp trong mỗi giai đoạn, hệ
thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách ln được rà sốt,
điều chỉnh, bổ sung, thay thế (nếu cần) và công khai thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tới các bộ, ngành liên quan, các cơ sở giáo
dục đào tạo... Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục bám sát chủ trương, các nội
dung hướng dẫn, triển khai xây dựng kế hoạch và thực hiện chế độ chính sách
cho HSSV đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
1.1.1.1. Văn bản quy định về chính sách nội trú.
Văn bản quy định về chính sách nội trú số 53/2015/QĐ - TTg của
Chính phủ quy định về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao
đẳng, trung cấp được ban hành ngày 20/10/2015 và có hiệu lực thi hành từ 01/
01/2016. Ngày 16/6/2016, chính sách nội trú được hướng dân chi tiết tại
Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT- BLĐTBXH- BGDĐT- BTC về việc thực
hiện chế độ chính sách nội trú quy định tại Quyết đinh số 53/2015/QĐ -TTg
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú
đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp (kèm theo 07 phụ lục).
Ngày 05/04/2019 chế độ chính sách nội trú tiếp tục được điều chỉnh và
hợp nhất tại Thông tư 1312/VBHN- BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện
chính sách nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ- TTg ngày
20/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh,
sinh viên học Cao đẳng, trung cấp. Tại văn bản này, đối tượng được hưởng
chính sách nội trú hiện hành bao gồm:
- Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết
tật;
- Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
11
- Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo hoặc là
người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội
ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
- Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ..
- Hệ thống danh mục các văn bản quy định vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo được ban hành kèm
theo Thông tư . Năm 2017, được điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số
414/QĐ - UBDT ngày 11/ 7/2017 về việc phê duyệt danh sách thơn đặc biệt
khó khăn vào diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Ngày
22/01/2019 tại Quyết định số 103/QĐ- TTg tiếp tục được phê duyệt, bổ sung,
điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn ĐBKK xã khu vực III, khu vực II, khu
vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Quy
định về người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Luật Người khuyết tật,
Nghị định số 28/2012/NĐ- CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người khuyết tật và
các văn bản khác có liên quan.
1.1.1.2. Văn bản quy định về chính sách hỗ trợ chi phí học tập.
Chính sách hỗ trợ CPHT cho sinh viên được quy định tại Quyết định số
66/2013/QĐ- TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
Chính sách hỗ trợ CPHT đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại
các cơ sở giáo dục đại học.
Ngày 15/10/2014, tại Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐTBTC liên bộ đã có hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày
11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ
trợ CPHT đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tập các cơ sở giáo
dục đại học.
12
Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ CPHT hiện hành là
sinh viên hệ cao đẳng chính quy, thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, có
gia đình thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo (khơng áp dụng đối với sinh viên cử
tuyển, hệ vừa làm vừa học, đào tạo theo địa chỉ, liên thông).
1.1.1.3. Văn bản quy định về trợ cấp xã hội và học bổng khuyến khích học
tập.
* Trợ cấp xã hội
Được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 53/1998/TT-LT/ BGD&ĐTBTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/8/1998 của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ
cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.
Mức tiền hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được điều chỉnh tại Quyết
định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức học bổng
chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu
số học tại các trường công lập.
Đối tượng hiện nay được hưởng chế độ là học sinh, sinh viên hệ chính
quy tập trung có đủ các điêu kiện sau:
- HSSV người dân tộc thuộc vùng 3(vùng ĐBKK).
- HSSV là người mồ côi cả cha lẫn mẹ khơng nơi nương tựa, khơng có
nguồn chu cấp thường xun.
- HSSV có hồn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là
những người mà gia đình thuộc diện hộ nghèo.
* Học bổng khuyến khích học tập
Học bổng khuyến khích học tập được thực hiện theo Quyết định số
44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT về học bổng khuyến
khích học tập đối với HSSV.
Ngày 01/08/2013, quỹ học bổng khuyến khích học tập được quy định
từ mức 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy xuống 8% từ nguồn
13
kinh phí do nhà nước cấp bù tại Thơng tư số 31/2013/TT- BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2, Quyết định số
44/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc
cấp học bổng khuyến khích học tập đối với HSSV trong các trường chuyên,
trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trên cơ sở Nghị Quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 04/08/2016 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Hịa Bình về việc Ban hành quy định mức thu học phí
đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2016
- 2017 đến năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình. Nhà trường xác
định được tổng kinh phí dành cho học bổng khuyến khích học tập hàng năm.
Để được cấp học bổng chính sách HSSV cần đảm bảo các tiêu chuẩn
được quy định như sau:
- Mức học bổng loại khá: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại
khá trở lên và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên. Mức học bổng tối thiểu
bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành nghề mà học sinh,
sinh viên đó phải đóng tại trường nhà trường quy định. Riêng các trường
ngồi cơng lập mức học bổng tối thiểu do Hiệu trưởng nhà trường quy định.
Đối với những ngành nghề đào tạo khơng thu học phí thì áp dụng theo
mức trần học phí được Nhà nước cấp bù cho nhóm ngành đào tạo của trường.
- Mức học bổng loại giỏi: Có điểm trung bình chung học tập đạt loại
giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. Mức học bổng cao hơn loại
khá và do Hiệu trưởng quy định.
- Mức học bổng loại xuất sắc: Có điểm trung bình chung học tập đạt
loại xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại xuất sắc. Mức học bổng cao hơn loại
giỏi và do Hiệu trưởng quy định.
Điểm trung bình chung học tập được xác định theo quy định hiện hành
của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Quy chế đào tạo trung
14
cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ GD&ĐT ban hành (chỉ được lấy điểm
thi, kiểm tra hết môn học lần thứ nhất, trong đó khơng có điểm thi dưới 5,0
hoặc kiểm tra hết môn học không đạt). Kết quả rèn luyện được xác định theo
quy định của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện hiện hành do Bộ GD&ĐT
ban hành.
- Học bổng khuyến khích học tập được cấp theo từng học kỳ và cấp 10
tháng trong năm học.
1.1.1.4. Văn bản quy định về chính sách miễn giảm học phí và vay vốn tín
dụng.
* Chính sách miến giảm học phí
Chính sách miễn giảm học phí hiện hành được thực hiện theo Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Quy định về cơ chế
thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 2016 đến năm học 2020 - 2021 và Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLTBGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số
86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016
đến năm học 2020 - 2021.
Đối với khối các trường Sư phạm do không phải đóng học phí nên chỉ
các ngành đào tạo hệ ngồi sư phạm thực hiện áp dụng chính sách này cho
HSSV. Đối tượng được hưởng bao gồm diện miễn (không phải đóng học phí)
và giảm 70% học phí, cụ thể như sau:
- Đối tượng khơng phải đóng học phí:
+ Học sinh tiểu học trường công lập.
15
+ HSSV ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà
nước.
+ Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục
đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.
- Đối tượng được miễn học phí:
+ Người có cơng với cách mạng và thân nhân của người có cơng với
cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng.
+ Trẻ em học mẫu giáo và HSSV bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ
nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi khơng có nguồn nuôi
dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với
đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và
binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân:
theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQPBTC ngày 06/3/2012 của Liên Bộ Quốc phịng và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29/9/2011 của Chính phủ về chế
độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
16
+ Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề
nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);
+ Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa
dự bị đại học;
+ Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Học sinh, sinh viên, học viên học một trong các chuyên ngành Lao, Phong,
Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở
đào tạo nhân lực y tế công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước;
+ HSSV người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có Điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn hoặc ĐBKK. Cụ thể:
Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn,
Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm,
BRâu, Ơ Đu;
Vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và ĐBKK được xác định
theo các văn bản quy định
+ Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học
các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
+ Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp (bao
gồm cả học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp
nghề và trung cấp chuyên nghiệp);
17
+ Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề
khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh Mục do Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định;
+ Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo
dục nghề nghiệp. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
- Đối tượng được giảm học phí:
Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
+ HSSV học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các
trường văn hóa - nghệ thuật cơng lập và ngồi cơng lập, gồm: Nhạc công kịch
hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân
khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài
chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
+ HSSV các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương,
múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục
nghề nghiệp. Danh Mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ
LĐTB&XH quy định;
+ Trẻ em học mẫu giáo và HSSV là người dân tộc thiểu số (không phải
là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK
theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
+ Người dân tộc thiểu số (khơng phải là dân tộc thiểu số rất ít người
theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch này);
18
+ Vùng có Điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK: được quy định tại phụ lục I
kèm theo Thông tư liên tịch này (trừ các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn).
Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân,
viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp
được hưởng trợ cấp thường xuyên;
+ Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc hộ cận
nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
* Vay vốn tín dụng
Để hỗ trợ sinh viên trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách vay vốn cho sinh viên từ năm
2007 và tiếp tục thực hiện cho đến nay.
Vay vốn tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg
ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh
viên với việc điều chỉnh mức vay và điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hiện
nay được quy định tại:
Quyết định số 1656/QĐ- TTg ngày 19/11/2019 Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh mức vay đối với HSSV. Theo đó mức cho vay tối đa là
2.500.000 đồng/tháng/HSSV kèm theo lãi suất cho vay ưu đãi tiếp tục được
giữ nguyên 0,65%/tháng.
Đối tượng được vay áp dụng gồm:
- Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa
phương nơi cho vay.
- Sinh viên năm nhất vừa trúng tuyển đại học phải có Giấy báo trúng
tuyển của trường.
19
- Sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về
việc đang theo học tại trường và khơng bị xử phạt hành chính trở lên về các
hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, bn lậu.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV
Về vấn đề cơng tác HSSV, qua nghiên cứu nhóm chúng tơi thấy có một
số đề tài như:
Biện pháp quản lý sinh viên của phịng Cơng tác học sinh sinh viên tại
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, tác giả Phạm Huyền Trang, luận văn ThS
ngành Quản lý Giáo dục, mã số: 601405, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại
học Giáo dục. Qua tiến hành Khảo sát, đánh giá thực trạng Quản lý sinh viên,
tác giả đã đưa ra đề xuất các biện pháp Quản lý sinh viên của phịng cơng tác
quản lý HSSV tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường
Cao đẳng nghề Đồng Tháp, tác giả Phan Kim Lan, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học giáo dục, mã số: 601405, tại trường Đại học Vinh. Qua đề tài tác giả cũng
đưa ra các biện pháp đổi mới công tác quản lý HSSV ở trường Cao đẳng nghề
Đồng Tháp.
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của HSSV khu nội trú ở trường
CĐSP Hịa Bình, năm học 2016 - 2017, của nhóm tác giả: Bùi Văn Lý, Đào
Anh Tuấn, Nguyễn Thành Hưng. Các tác giả đã đưa ra phân tích nội dung,
thực trạng công tác và các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên
nội trú tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình
Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam, tác giả Lê Thị Hồng Liên, Luận văn Thạc sỹ
Chính sách cơng, mã số: 60340402, bảo vệ năm 2017, tại Học viện Hành
chính Quốc Gia. Tác giả đã đưa ra hệ thống biện pháp về định hướng phát
triển, mục tiêu và các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với HSSV
tại Ngân hàng chính sách Việt Nam.
20
Nhưng đề tài nghiên cứu về việc thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV nói chung và HSSV trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình thì chưa có
tác giả nào nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Chế độ chính sách
Chế độ chính sách được hiểu là các quy định Pháp luật của Nhà nước,
quy định của tổ chức/đơn vị/doanh nghiệp cho HSSV, nhà giáo, bác sĩ, công
an, quân nhân, người có cơng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, CBCNV-LĐ,…
(cơng dân) mà họ được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng theo
quy định.
1.2.2. Học sinh sinh viên
HSSV là người học đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân. Học sinh là đối tượng người học của cơ sở giáo dục phổ thông,
lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, theo học
hệ trung cấp chuyên nghiệp tại các trường Đại học, cao đẳng, trường dự bị đại
học. Sinh viên là đối tượng theo học hệ Cao đẳng, Đại học chính quy tại
Trường Cao đẳng, Đại học.
1.2.3. Giải pháp: Là cách giải quyết một vấn đề khó khăn (Theo Từ điển Từ
và ngữ Việt Nam năm 2000 của Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - trang
738).
1.2.4. Chất lượng: Giá trị về mặt lợi ích phục vụ đời sống (Theo Từ điển Từ
và ngữ Việt Nam năm 2000 của Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - trang
296).
1.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chế độ chính sách cho
HSSV: Được hiểu là cách giải quyết những vấn đề khó khăn để làm tăng giá
trị về mặt lợi ích phục vụ việc thực hiện chế độ chính sách cho HSSV.
1.3. Một số vấn đề về việc thực hiện chế độ chính sách trong giai đoạn
hiện nay
1.3.1. Vấn đề về việc thực hiện chính sách nội trú.
21
Năm 2015, chính sách nội trú được hướng dẫn thực hiện và chính thức
có hiệu lực từ tháng 01 năm 2016. Chính sách nội trú đã kịp thời giúp HSSV
là người dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó khăn, HSSV ở vùng kinh tế xã hội
ĐBKK, người khuyết tật đã phần nào trang trải khó khăn về điều kiện kinh tế,
yên tâm theo học tại các nhà trường.
Tùy theo diện đối tượng sinh viên được hưởng các mức từ 60%; 80%
đến 100% mức tiền lương cơ sở/tháng/HSSV/12 tháng. Bên cạnh đó, HSSV
cịn được nhận tiền hỗ trợ 1.000/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như:
chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và
quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo; được hỗ trợ từ 200.000đ 300.000đ tiền xe về quê dịp tết Nguyên đán hàng năm; được hỗ trợ tiền khi ở
lại nhà trường trong tết Nguyên đán; được miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí
học tập; lệ phí tuyển sinh; cấp sổ khám sức khoẻ, khám sức khoẻ hàng năm;
cấp Thẻ bảo hiểm y tế; cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định hiện
hành.
Tuy nhiên, qua 03 năm thực hiện chế độ từ năm 2016, chúng tơi nhận
thấy chính sách nội trú đang xuất hiện những vấn đề đặt ra:
Thứ nhất: Tại Điều 2 (nguyên tắc thực hiện) Thông tư 1312/VBHNBLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại
Quyết định số 53/2015/QĐ- TTg ngày 20/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học Cao đẳng, trung cấp thì:
“ Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính
sách cùng lúc thì chỉ được hưởng 01 (một) chính sách cao nhất hoặc học
đồng thời ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ được hưởng chính sách
ở 01 (một) cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cùng lúc học nhiều ngành, nghề,
nhiều trình độ trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ được hưởng
chính sách 01 (một) lần trong toàn bộ thời gian học”.
Như vậy, theo quy định hiện hành, HSSV chỉ được lựu chọn hưởng một
chính sách cao nhất, duy nhất một lần khi tham gia học ở các cơ sở giáo dục
22
nghề nghiệp hoặc nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều trình độ trong cùng một cơ
sở giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, từ năm 2007, chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ
theo Quyết định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT đã được thực hiện ở hầu hết các
nhà trường chuyên nghiệp. Theo điều 17 của Quy chế này, sinh viên có thể
theo học một chương trình hoặc theo học cùng lúc hai chương trình nếu đủ
điều kiện cho phép sau khi kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của
chương trình thứ nhất. Từ năm học thứ hai, sinh viên đủ điều kiện sẽ chính
thức theo học cùng lúc hai chương trình theo quy định. Theo đó, chương trình
học thứ hai sẽ có thể kết thúc sau chương trình học thứ nhất 1 năm học. Tại
thời điểm này, theo quy định của chính sách nội trú HSSV sẽ khơng được
hưởng chính sách. Điều này dẫn đến khó khăn cho HSSV khi vẫn tiếp tục
theo học mà không được hưởng chế độ chính sách.
Thứ hai: Theo quy định tại mục c, khoản 2 điều 1 của Thông tư
1312/VBHN- BLĐTBXH của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối
với học sinh, sinh viên học Cao đẳng, trung cấp. Đối tượng được hưởng chính
sách nội trú đối với đối tượng là người Kinh phải đảm bảo cùng lúc hai yếu tố
theo quy định yêu cầu. Một là phải thuộc diện đối tượng hộ nghèo, hộ cận
nghèo; hai là phải có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Cần nhận thấy, điều kiện
kinh tế tại địa phương như nhau thì các gia đình thuộc diện cận nghèo, hộ
nghèo thì cũng có điều kiện, hồn cảnh khó khăn cũng giống nhau. Hơn nữa,
trong những năm gần đây với sự phát triển của đời sống xã hội, các xã ĐBKK
cũng đang được dần đưa ra thoát khỏi vùng ưu tiên. Khi thực hiện các điều
khoản của Quy định này, chúng tơi thấy cịn thiệt thịi cho đối tượng HSSV là
người Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Do vậy, nên chăng đối tượng được
hưởng chính sách nên khơng phân biệt dân tộc, chỉ phân theo thu nhập để
đảm bảo công bằng theo quan điểm cần trao cơ hội tiếp cận nhất là trong giáo
dục một cách bình đẳng.
1.3.2. Vấn đề về việc thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập.
23
Chính sách hỗ trợ chi phí học tập được ra đời năm 2013 và chính thức
có hiệu lực từ năm 2014 đã trở thành điểm tựa giúp cho sinh viên đang theo
học tại các nhà trường có thể phần nào trang trải khó khăn. Định mức tiền
hưởng/tháng tuy khơng được hưởng ở mức cao như chính sách nội trú (chỉ
hưởng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10
tháng/năm học/sinh viên) nhưng về mặt yêu cầu đòi hỏi tiêu chí ít hơn, khơng
bắt buộc sinh viên được hưởng chế độ phải ở trong khu nội trú của nhà các
trường. Về mặt chủ trương, cũng hướng tới đối tượng là người học là “sinh
viên” người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của
Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo
dục đại học.
Như vậy, trong quá trình triển khai tại cùng một nhà trường, có nhiều
trình độ đào tạo khác nhau như: Đại học, Cao đẳng, trung cấp thì đã có xuất
hiện vấn đề nảy sinh. Chỉ có sinh viên (theo học đại học, cao đẳng) được
hưởng chính sách, cịn học sinh theo học học hệ trung cấp thì khơng thuộc
diện đối tượng được hưởng chính sách này. Bên cạnh đó, về số thời gian năm
học tại các nhà trường, học sinh trung cấp chỉ ít hơn sinh viên đại học 02
năm,; ít hơn sinh viên cao đẳng 01 năm, cũng đều phải trang trải các sinh hoạt
phí như nhau: nhà ở, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền mua sách vở, tài liệu,
dụng cụ học tập… Vì vậy, ở đây cịn thấy sự mất cân đối, không đồng đều về
chế độ giữa các đối tượng người học đang theo học tại cùng một nhà trường.
1.3.3. Vấn đề về việc thực hiện trợ cấp xã hội và học bổng khuyến khích
học tập.
Trợ cấp xã hội theo tìm hiểu của chúng tơi đây là chính sách được ra
đời và áp dụng cho HSSV sớm nhất, có thời gian thực hiện lâu nhất trong các
chế độ chính sách hiện nay. Chính vì sự có mặt từ rất sớm trong các chế độ
dành cho HSSV (từ năm 1998) đến nay, trợ cấp xã hội cũng đang có những
vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện, cần tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Thông tư liên tịch số 53/1998/TT-LT/
BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động 24
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã
hội đối với HSSV các trường đào tạo công lập từ khi ra đời đến nay (năm
2020) đã 22 năm. Thông tư tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu hiện nay trên hai phương diện của chế độ.
Thứ nhất: Mức tiền hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được điều chỉnh
tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức học
bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với HSSV là người dân tộc thiểu số học
tại các trường công lập được nâng từ mức 100.000đ/tháng/HSSV lên
140.000đ/tháng/HSSV đối với HSSV là người dân tộc thuộc vùng đặc biệt
khó khăn (khu vực 3).
Thứ hai: là mức tiền hưởng trợ cấp đối với HSSV có hồn cảnh khó
khăn vươn lên trong học tập được duy trì từ năm 1998 với mức trợ cấp hàng
tháng là 100.000đ/tháng /HSSV
Qua đó: Với mức tiền quy định hàng tháng từ 100.000 đến 140.000đ
hiện nay, so với các chế độ chính sách khác đã thấy sự chênh lệch khá lớn
như: Chính sách nội trú là 100% mức tiền lương cơ sở/tháng/HSSV; chính
sách hỗ trợ chi phí học tập là 60% mức tiền lương cơ sở/tháng/HSSV. Đặc
biệt nếu so sánh với mức sinh hoạt phí đủ để đảm bảo cho sinh viên hiện nay
từ 3 - 4 triệu đồng/tháng thì mức hỗ trợ là quá thấp.
Khác với học bổng chính sách, học bổng khuyến khích học tập được
thực hiện trong các nhà trường vừa nhằm động viên, khuyến khích, vừa là
động lực cho HSSV tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, học
bổng khuyến khích cũng góp phần trong việc nêu gương, là phần thưởng
chính đáng đối với HSSV đạt các danh hiệu của kỳ học, năm học.
Học bổng hiện nay được thực hiện theo quyết định số 44/2007/QĐ BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định, chỉ yêu
cầu việc áp dụng mức trần của học bổng loại khá, còn việc quy định mức học
bổng loại giỏi, xuất sắc được quyết định của Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở
25