Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUANG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.67 KB, 48 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
QUANG MINH
2.1. Đặc điểm chung về Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Công nghiệp Quang Minh là doanh nghiệp thuộc loại hình công ty
trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Công ty được thành lập ngày
03/07/2000 với ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng kim khí,
giấy chứng nhận kinh doanh số: 0101000105.
Là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên
quan, công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu
trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty có con dấu
riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng: .
Tên đầy đủ của công ty là: Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh
Tên giao dịch quốc tế là: Quang Minh Industrial Company Limtied.
Trụ sở chính: 53 Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, TP Hà
Nội.
Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, số vốn điều lệ của công ty còn vô cùng
hạn hẹp, chỉ dừng lại ở con số 1,4 tỷ đồng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn về nhiều
mặt, quy mô kinh doanh còn rất nhỏ bé. Hoạt động của công ty vẫn chỉ đơn thuần
là cung cấp các sản phẩm thép lá và thép cuộn cho thị trường nội địa mà chủ yếu là
thị trường miền Bắc.
Tuy nhiên, trải qua nhiều năm phát triển, nhờ có sự nỗ lực không ngừng của
đội ngũ lãnh đạo và toàn thể các cán bộ và công nhân của công ty mà công ty đã
vượt qua được những khó khăn ban đầu, không ngừng mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả hoạt động. Số vốn điều lệ của công ty liên tục tăng nhanh qua năm lần
thay đổi giấy phép kinh doanh. Cụ thể:
Năm 2000, vốn điều lệ của công ty chỉ dừng lại ở 1.400.000.000 đồng.
Đến năm 2003, vốn điều lệ của công ty tăng lên là: 4.200.000.000 đồng.
Sang năm 2005, vốn điều lệ của công ty là: 5.400.000.000 đồng.
Đến năm 2006, vốn điều lệ của công ty tăng lên là: 7.000.000.000 đồng.


Và đến cuối năm 2007, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên gấp đôi, đạt
16.000.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng. Nếu
như trong những năm đầu mới thành lập, thị trường tiêu thụ chỉ bó hẹp ở Hà Nội
và một số tỉnh lân cận thì trong một vài năm gần đây, công ty đã mở rộng thị
trường tiêu thụ sang các nước láng giềng như: Lào, Campuchia...Đặc biệt, công ty
còn liên doanh với nhà máy thép KhamHoung để thành lập nên Công ty liên doanh
thép Quang Minh – Vientiane tại Khu Công Nghiệp, Làng Saphakhanong, huyện
Saythany, Viênchăn, Lào. Với công suất lên đến 12.000 tấn/năm, công ty liên
doanh thép Quang Minh – Vientiane không chỉ cung cấp các sản phẩm thép hình
cho thị trường Lào mà cung cấp cả cho thị trường miền Bắc Thái Lan, Myamar và
Campuchia. Sự ra đời của công ty liên doanh thép Quang Minh – Vientiane là một
trong những thành công bước đầu của Công ty Quang Minh trong quá trình thâm
nhập vào thị trường thép của Đông Nam Á.
Trong quá trình phát triển, công ty đã có một lần thay đổi trụ sở làm việc.
Khi mới thành lập vào năm 2000, công ty đặt trụ sở tại 216, đường Âu Cơ, phường
Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Đến năm 2005, nhận thấy Đức Giang là một trong
những khu công nghiệp có tiềm năng phát triển, công ty quyết định chuyển trụ sở
làm việc từ Tây Hồ sang khu vực Long Biên. Từ đó cho đến này, trụ trở làm việc
của công ty vẫn được đặt tại khu vực Đức Giang, Long Biên.
Mặc dù được thành lập chưa lâu, tuổi đời còn non trẻ so với nhiều doanh
nghiệp trong cùng ngành song cho đến nay, sau hơn bảy năm đi vào hoạt động,
Công ty Công nghiệp Quang Minh đã xây dựng được cho mình một cơ sở vật chất
kỹ thuật tương đối vững chắc, ngày càng khẳng định được uy tín với các bạn hàng
trong nước và quốc tế, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng với doanh số
lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Những kết quả nêu trên đã phần nào chứng
minh được hướng đi đúng đắn của công ty đồng thời khẳng định được vị thế và sự
phát triển không ngừng của công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Quang Minh là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh

kim khí với các hoạt động chủ yếu sau:
- Kinh doanh các loại sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu
phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành thép trong nước.
- Kinh doanh các mặt hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
- Nhập khẩu các mặt hàng thép (tấm, lá, U, I), phôi thép để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Sản xuất, nhận gia công các mặt hàng thép ống đen.
Công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh
doanh thương mại:
Đối với lĩnh vực sản xuất:
Có thể nói hoạt động sản xuất vẫn là hoạt động chính của công ty, chiếm tỷ
trọng khoảng 70% doanh số toàn công ty.
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của nhà máy sản xuất thép ống Quang Minh các
sản phẩm thép hình (ống tròn, ống chữ nhật, ống vuông) với đường kính hoặc kích
cỡ tiết diện tương đương từ 12mm đến 114mm (đối với ống tròn), từ 14mm đến
114mm (đối với ống vuông), từ 14mm x 20mm đến 60mm x 120mm (đối với ống
chữ nhật). Đây là mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng thay thế được
nhiều mặt hàng mà từ trước vẫn quen dùng như: thép góc, thép I, thép U. So với
một số mặt hàng thép khác thì thép ống vừa rẻ lại vừa có hình thái đẹp hơn. Nhìn
chung, các mặt hàng của công ty tương đối đa dạng về chủng loại và phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nguyên liệu chủ yếu cho quá trình sản xuất là thép lá cuộn, được nhập khẩu
từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi, Nga và các nước
SNG, chiếm tỷ trọng 90 – 95% chi phí nguyên vật liệu. Các nguyên liệu phụ chiếm
từ 5% đến 10%.
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại:
Bên cạnh hoạt động sản xuất, công ty còn thực hiện các hoạt động kinh
doanh thương mại. Mặc dù hoạt động này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30% doanh số
toàn công ty song lại có tác dụng bổ trợ rất lớn cho hoạt động sản xuất. Những mặt
hàng kinh doanh chủ yếu là nguyên vật liệu cho các công đoạn sản xuất tiếp theo

như: thép xây dựng, thép tấm lá, thép chữ U – I, thực hiện nhập khẩu trực tiếp hoặc
ủy thác nhập khẩu. Công ty còn là đơn vị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm
thép: phôi, thép tấm, lá thép chế tạo từ các nước: Nga – SNG, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Nam Phi, Trung Quốc.
2.1.3. Đặc tổ chức bộ máy sản xuất và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của
Công ty
Là đơn vị chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng cơ
khí, Công ty Quang Minh có chủng loại sản phẩm tương đối đa dạng. Trong đó,
các sản phẩm chính bao gồm: thép ống tròn, thép ống chữ nhật và thép ống vuông
với nhiều đường kính và tiết diện khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện như sau:
Nguyên vật liệu chính của quy trình sản xuất sản phẩm là thép lá cuộn được
nhập khẩu từ nước ngoài. Thép lá cuộn sau được khi được nhập kho tôn cuộn (kho
1)sẽ được xuất dùng cho tổ pha băng. Tổ pha băng thực hiện nhiệm vụ cắt thép lá
cuộn thành tép tôn bằng máy pha băng. Khi cắt xong, cùng với tép tôn mua ngoài
được xuất từ kho tép tôn (kho 2) tất cả được cuốn ống thành thành phẩm ở tổ cuốn
ống. Ngoài hai tổ chính trên, công ty còn có 3 tổ phụ là tổ điện, tổ cẩu và tổ cơ làm
hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ quy trình sản xuất như sau:
Tổ pha băng Tổ cuốn ống
Tôn cuộn Tép tôn Thép ống
Ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng , quy trình sản xuất tương
đối phức tạp, yêu cầu phải được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị hiện đại. Hơn
nữa, nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành thép có giá trị lớn. Chính vì vậy, ngành sản
xuất thép có chi phí đầu tư và chi phí cố định là rất cao. Mặt khác, ngành thép có chu
kỳ sản xuất kinh doanh tương đối dài nên nhu cầu vốn để dự trữ vật tư – bán thành
phẩm tồn kho là tương đối lớn.
Nhìn chung, dây truyền thiết bị công nghệ của Công ty Quang Minh tương
đối đảm bảo về an toàn lao động và chất lượng sản phẩm. Hệ thống dây truyền
thiết bị bao gồm một dàn máy xả băng, một dàn máy cuốn ống và một dàn máy để

ép khuôn dạng và hàn các tép tôn sau khi cuốn ống thành các sản phẩm thép hình.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh được tổ chức
theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc và các
phó giám đốc. Tiếp đến là các phòng ban chức năng bao gồm: phòng kinh doanh,
phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật và phòng tổ chức hành chính. Công ty có
hai tổ sản xuất chính là tổ pha băng và tổ cuốn ống. Ngoài ra, công ty còn có thêm
các tổ phụ là: tổ điện, tổ cẩu và tổ cơ, tổ nhập xuất sản phẩm, tổ quản lý kho, tổ
bảo vệ và phục vụ.
Hội đồng thành viên:
Công ty Công nghiệp Quang Minh thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở nên. Do đó, hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành
viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền trực tiếp ra các quyết
định về sản xuất và đầu tư cũng như quyết định về chiến lược phát triển lâu dài đối
với công ty.
Ban giám đốc:
Người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc, giữ vai trò chỉ đạo
chung toàn bộ hoạt động của công ty. Đồng thời giám đốc cũng là người đại diện
theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, các bạn
hàng và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc: một phó giám đốc phụ trách
kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách sản xuất.
Hệ thống các phòng ban chức năng:
Các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp được tổ chức theo yêu cầu
quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban
giám đốc. Hệ thống các phòng ban chức năng bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp và quản lý lực
lượng lao động của công ty. Theo dõi, đảm bảo các chế độ có liên quan đến
người lao động như: tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác.

- Phòng kế toán: thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác tài chính kế toán trong công ty, đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc
trong việc đưa ra các quy định, chiến lược kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ theo dõi thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, hỗ trợ ban
giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có chức năng tham mưu cho ban giám đốc
trong việc xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư hàng
năm.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng chuyên kiểm tra, sửa chữa các loại máy móc
thiết bị, đảm bảo yêu cầu về tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định phục vụ cho sản
xuất. Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các yêu cầu về
chất lượng và mẫu mã của sản phẩm sau khi hoàn thành.Phòng sản xuất: có nhiệm
vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức sản xuất - dịch vụ các sản
phẩm, về tình hình sử dụng nhân công, đầu tư máy móc - thiết bị …và định hướng
phát triển sản xuất trong từng giai đoạn. Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm,
bán thành phẩm thông qua các Đơn hàng nhận từ Phòng kinh doanh. Ngoài ra,
phòng còn phối hợp với Phòng kinh doanh nhận gia công các sản phẩm thép theo
yêu cầu khách hàng để tận dụng nguồn lực nhằm giúp cho hoạt động sản xuất đạt
được hiệu quả cao .
- Phòng sản xuất: có nhiệm vụ theo dõi quá trình sản xuất của các tổ, xây
dựng định mức nguyên vật liệu một cách phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí và nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng lập các phương án kinh doanh nhập
khẩu hàng hóa, soạn thảo, đàm phán ký kết hợp đồng, làm các thủ tục hải quan, các
thủ tục để xuất nhập hàng
Héi §ång Thµnh Viªn
Gi¸m §èc
Phã
gi¸m ®èc

Trî lý
Phòng kinh
doanh
Phòng tài chính tổng hợp
Sản xuất
P.Tổ chức hành chính
Bán hàng
Ngcu th trng
Marketing
Khâu thống kê
Khâu
kế toán
Khâu
tài vụ
Tổ
xả băng
Tổ cán thép ống
Tổ chức, nhân sự, lao động tiền lơng
Hành chính, văn phòng quản trị
KH Sxuất định mức
T phc v
P.K thut
Phũng
XNK
T hn
T cu
T in
T QL
kho
T nhp xut sn phm

2.1.5. Đặc điểm chung về công tác kế toán của Công ty
2.1.5.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán là một trong các bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý
của Công ty. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu
thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán, tổ chức mọi công việc về kế toán, ghi
chép tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn,
quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung bao
gồm 6 nhân viên, trong đó có một kế toán trưởng, một thủ quỹ và bốn kế toán viên.
Trong quá trình hạch toán của Công ty, mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một
số phần hành kế toán cụ thể tạo thành các mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch
toán. Mỗi thành viên có nhiệm vụ riêng
+ Kế toán trưởng: Là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin về tài
chính- kế toán cho Giám đốc Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thay mặt cho
Giám đốc tổ chức công tác kế toán, kí duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán và các
tài liệu liên quan khác, lập kế hoạch tài chính năm
+ Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và thực hiện các
nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và tình hình theo dõi thu nhập của cán bộ công nhân
viên
+ Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông
tin cuối cùng trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các phần hành kế toán khác
cung cấp. Kế toán tổng hợp ở Công ty đảm nhiệm việc tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty. Đến kỳ báo
cáo, kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo quyết toán trình cấp trên duyệt
+ Kế toán TSCĐ: Là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ
trong Công ty. Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá của từng loại TSCĐ, căn cứ vào
mức khấu hao TSCĐ đã được duyệt để xác định mức khấu hao. Đồng thời căn cứ
vào tài sản tăng và tài sản giảm trong tháng để lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
cho từng đối tượng sử dụng.
+ Kế toán tiền lương- thanh toán với người bán- nguyên vật liệu: Là người

theo dõi tình hình thanh toán các khoản mua hàng hóa, TSCĐ, nguyên vật liệu.
Theo dõi tình hình nhâp- xuất- tồn nguyên vật liệu. Đồng thời đến cuối tháng tính
lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, lập bảng phân bổ tiền lương và thực
hiện trích nộp các khoản BHXH, BHYT
+ Kế toán vốn bằng tiền: Là người thực hiện các phần công việc liên quan
đến các nghiệp vụ ngân hàng. Hàng tháng, theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay,
viết ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, theo dõi số dư trên TK ở ngân hàng. Đồng thời là
người lập các phiếu thu, phiếu chi.
KÕ to¸n tæng hîp
KÕ to¸n TSC§
KÕ to¸n Thanh to¸n, NVL, TiÒn l¬ng
KÕ to¸n vèn b»ng tiÒn
Thñ quü
KÕ to¸n trëng

2.1.5.2. Đặc điểm hình thức kế toán và phần mềm kế toán của Công ty
* Đặc điểm hình thức kế toán của Công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
• Phần mềm kế toán của Công ty
Công ty sử dụng phần mềm kế toán GOMAS 8.0. Phần mềm kế toán GOMAS
8.0 được viết dựa trên Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành ngày 14/9/2006. Quyết định 89 ngày 09/10/2002 về Hệ thống tài khoản Kế toán
thống nhất và thông tư số 89 về phương pháp hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế
thu nhập doanh nghiệp.
- Một số ưu điểm của phần mềm kế toán GOMAS 8.0:
+ Độ rộng trường nội dung diễn giải đạt 256 ký tự, hai kiểu diễn giải: diễn
giải cho cả chứng từ và cho từng định khoản
+ Chức năng tổng hợp chi tiết cho phép truy cập từ báo cáo tổng hợp đến các
sổ chi tiết, sổ chứng từ phát sinh nghiệp vụ
+ Hệ thống kế toán tức thời cho xem báo cáo bất cứ thời điểm nào mà không
cần các bước tổng hợp số liệu trung gian
+ Linh hoạt trong việc khai báo mã chứng từ để có thể cập nhật tất cả các
chứng từ (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất hóa đơn bán hàng) ngay
trong cùng một màn hình nhập liệu
+ Công cụ lọc và tìm kiếm chứng từ nhanh chóng, thuận lợi theo nhiều điều kiện
tìm kiếm khác nhau như theo mã, theo tên, theo số tiền, theo địa chỉ...
+ Hạch toán nhiều loại ngoại tệ và cho phép phản ánh chênh lệch tỷ giá tự
động
+ Tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều
phương pháp khác nhau
- Màn hình chung, các menu trong phần mềm kế toán GOMAS 8.0
Phần mềm kế toán GOMAS 8.0 được chia thành năm màn hình giao diện chính,
bao gồm: tiền mặt, ngân hàng; bán hàng; mua hàng; sản xuất; tổng hợp.
+ Trong tiền mặt, ngân hàng: gồm phiếu thu tiền mặt, phiếu chi tiền mặt,
báo có ngân hàng, báo nợ ngân hàng.
+ Trong bán hàng: gồm hóa đơn bán hàng, hóa đơn dịch vụ, phiếu xuất

kho, hàng bán bị trả lại, tính giá vốn hàng xuất.
+ Trong mua hàng: gồm phiếu nhập kho, chi phí vận chuyển, phiếu xuất
kho, phiếu xuất lắp ráp, tính giá vốn hàng xuất
+ Trong sản xuất: gồm phiếu xuất tôn cuộn, phiếu xuất tép tôn, phiếu nhập
thành phẩm, tính giá vốn hàng xuất
+ Trong tổng hợp: gồm phiếu kế toán khác, bù trừ khóa sổ, phiếu bù trừ
công nơ, nhập phát sinh tài khoản ngoại, điều chỉnh thuế VAT, tính giá vốn hàng
xuất
2.1.5.3. Các chính sách và phương pháp kế toán cơ bản của Công ty
- Về hình thức kế toán HTK: Công ty áp dụng phương pháp KKTX để hạch
toán, kiểm tra tình hình Nhập - Xuất -Tồn vật tư, NVL, thành phẩm.
- Về phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ
thuế.
- Về phương pháp tính khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
- Về phương pháp tính giá NVL nhập kho: NVL nhập được tính theo đúng trị
giá thực tế mua.
- Về phương pháp tính giá NVL xuất kho :Giá vật liệu xuất là giá thực tế đích
danh.
- Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/1 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Kỳ hạch toán được tiến hành theo tháng
- Công ty áp dụng chế độ lập, luân chuyển chứng từ và lưu trữ chứng từ, tài
liệu kế toán theo:
+ QĐ số 48 ngày 14/9/2006 của BTC ban hành “ Chế độ kế toán doanh nghiệp
nhỏ và vừa”.
+ Các Quyết định, Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan đã ban hành,
được sửa đổi bổ sung.
+ Các Luật thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.1. Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm tại Công

ty TNHH Công nghiệp Quang Minh
2.2.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
TNHH Công nghiệp Quang Minh
2.2.1.1. Thực trạng phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp
Quang Minh
Chi phí sản xuất của Công ty thép Thanh Bình bao gồm nhiều loại có tính
chất kinh tế khác nhau, có công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý khác nhau. Tuy
nhiên, để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, công ty phân loại chi phí sản xuất
sản phẩm theo mục đích công dụng của chi phí bao gồm các khoản mục sau:
+ Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí Nhân công trực tiếp.
+ Chi phí Sản xuất chung.
2.2.1.2. Thực trạng phân loại giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Công
nghiệp Quang Minh
Công ty phân loại giá thành theo phạm vi và chi phí cấu thành
2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH
Công nghiệp Quang Minh
2.1.2.1. Thực trạng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH
Công nghiệp Quang Minh
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là các loại chi phí được
tập hợp trong một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích
chi phí và giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên
và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
Do quy trình công nghệ của Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh là
quy trình khép kín, tính chất sản xuất tương đối đơn giản, loại hình sản xuất là
hàng loạt, tổ chức sản xuất bao gồm 7 tổ trong đó có hai tổ sản xuất chính là tổ pha
băng và tổ cuốn ống. Do vậy để phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức
sản xuất và để thuận lợi cho công tác quản lý, Công ty đã xác định đối tượng tập
hợp chi phí là tất cả các tổ trong toàn Công ty.

2.1.2.2. Thực trạng phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty TNHH Công nghiệp
Quang Minh
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp và phân bổ gián
tiếp
Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt, số lượng sản phẩm sản xuất ra có nhiều
loại, do đó không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng. Vì vậy
phải tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến
hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo nội dung chi
phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn tiêu chuẩn phân
bổ hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan
Việc phân bổ chi phí chi từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước
sau:
- Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức: H =
Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
M: Tổng khối lượng của các đối tượng cần phân bổ chi phí
- Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho các đối tượng tập hợp cụ thể
C
i
= H x M
i
Trong đó: Ci
:
phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
M
i
: khối lượng dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
2.1.2.3. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại
Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản
phẩm. Ở Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh, chi phí NVL là một yếu tố
không thể thiếu trong giá thành sản phẩm và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá thành sản phẩm.
Do NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm nên việc hạch toán
đầy đủ và chính xác chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc xác định lượng tiêu
hao vật chất, tính chính xác giá thành sản phẩm. Đồng thời việc quản lý chặt chẽ tiết
kiệm nguyên vật liệu là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác quản
lý nhằm hạ giá thành sản phẩm sản xuất.
Ở công ty, NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm chủ yếu là thép các loại
(thép cuộn, thép tấm), tôn, inox… nên nguyên liệu khá đa dạng về chủng loại và
nguồn cung cấp ( vì công ty nhập khẩu từ nhiều nước).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty liên quan đến nhiều đối tượng
tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp được mà phải sử dụng phương pháp
tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí nguyên vật
liệu là khối lượng sản phẩm sản xuất
Ví dụ:
Số liệu chi phí về nguyên vật liệu chính thực tế sử dụng cho sản xuất chế tạo
sản phẩm T14x14x1.0, T14x14x1.2 trong kỳ là: 25.000.000
Trong kỳ, khối lượng sản xuất của sản phẩm T14x14x1.0 là 200 sản phẩm,
của sản phẩm T14x14x1.2 là 500 sản phẩm
Quá trình phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho từng sản phẩm như sau:
Hệ số phân bổ= = 50.000
Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ cho:
+ Sản phẩm T14x14x1.0= 200x50.000=10.000.000
+ Sản phẩm T14x14x1.2= 300x50.000= 15.000.000
Do Công ty áp dụng theo QĐ 48 ban hành ngày 14/9/2006/QĐ/BTC nên để
kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang.
* Cách tính giá vật liệu nhập kho:

Do NVL của Công ty chủ yếu là thép nhập khẩu từ nước ngoài nên mỗi lần
nhập đều với số lượng lớn và phải có kế hoạch của Trưởng Phòng xuất nhập khẩu
được Giám đốc phê duyệt. Lượng hàng nhập về sẽ được nhập kho để dùng cho
việc sản xuất sản phẩm trong kỳ. Vì thế, NVL xuất dùng cho sản xuất phải được
lấy từ kho của công ty và giá trị vật liệu xuất được tính theo giá thực tế đích danh
của nguyên vật liệu nhập kho
Giá trị thực tế của NVL nhập kho = Giá mua + chi phí mua.
Sau mỗi lần nhập, chi phí mua được phân bổ ngay cho khối lượng nhập về
của các lô hàng
Tổng chi phí mua
CPi = x khối lượng từng loại
Tổng khối lượng các loại hàng mua
Ví dụ:
Chi phí vận chuyển 1000 kg TC 5454x1.1 và 1500kg TC 342x1.0 là
15.750.000
15.750.000
Chi phí vận chuyển = x1500
TC 545x1.1 1500+ 1000
= 9.450.000
15.750.000
Chi phí vận chuyển = x1000
TC 342x1.0 1500+ 1000
= 6.300.000

×