Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn cho lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.28 KB, 31 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TIÊN YÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM ĐÚNG
CHO HỌC SINH LỚP 1D
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NGUYỆT
GIÁO VIÊN TỔ 1

Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
Năm học 2009 - 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn xây dựng và phát triển của đất nước ta hiện nay, đang rất
cần nguồn nhân lực có tài, có đức, năng động sáng tạo.
Trước trọng trách này, ngành giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói
riêng, có nhiệm vụ quan trọng đó là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ
bản, để tạo tiền đề cho việc hoàn thiện nhân cách của con người mới. Những con
người năng động, sáng tạo, sẽ gánh vác trọng trách do Đảng và Nhà nước giao
phó. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xây dựng một xã hội
văn minh giàu đẹp.
Là một giáo viên Tiểu học, tôi xác định được vai trò của mình đó là đặt
nền móng vững chắc cho các em ngay từ lớp đầu cấp. Lớp một là điểm khởi đầu
vô cùng quan trọng, các em còn đang ở tuổi vui chơi, mới mở rộng quan hệ với
bên ngoài nên việc đưa các em vào khuôn khổ là rất khó như: nề nếp, cách học,
phương pháp học từng môn cụ thể, ý thức chấp hành kỉ luật.
Các em như cây măng non, cần được uốn dần và đều ngay từ những ngày
đầu, vì vậy, mọi môi trường giáo dục cần có sự phối hợp mềm dẻo, giúp các em
vượt qua những bỡ ngỡ và sẵn sàng vào khuôn khổ một cách tự tin. Điều này đòi
hỏi người giáo viên phải là một khuôn mẫu mẫu mực để các em học tập.


Bản thân tôi không ngừng học tập, luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức.
Tôi luôn trăn trở làm thế nào để có những biện pháp giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh lớp một, vào từng bài dạy cụ thể.
Tôi luôn quan tâm, gần gũi với học sinh, chăm sóc các em như chính đứa
con của mình. Bồi dưỡng, cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản
ban đầu đó là: phát âm đúng, đọc đúng, hiểu đúng, đọc thông, viết thạo. Tạo điều
kiện cho các em học tốt các môn học và học tiếp cấp học trên. Bồi dưỡng cho các
em tình yêu quê hương đất nước, tinh yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
2
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
Việc nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp “Rèn kĩ năng phát âm đúng
cho học sinh lớp một” của tôi, đã và đang được thực hiện tại lớp 1D của trường
Tiểu học thị trấn Tiên Yên. Bước đầu rất khả quan, tôi rất mong nhận được ý
kiến của Ban giám hiệu nhà trường, của cấp trên, để những kinh nghiệm của tôi
ngày càng được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
3
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
I.1.1. Cơ sở lý luận:
Trong các cấp học nói chung, bậc Tiểu học nói riêng thì Tiểu học là bậc
học nền tảng, nó là chìa khóa để giúp học sinh mở ra cánh cửa kiến thức.Cấp 1
là nền, lớp 1 là móng, nền móng có vững chắc thì các tầng lên mới vững chắc.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1 nhiều năm tôi nhận thấy một điều rằng:
Việc cung cấp kiến thức và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản là không thể

tách rời. Việc rèn kĩ năng “nghe, nói, phát âm đúng, đọc, viết đúng” trong môn
Tiếng Việt phải đều tay, thường xuyên, kkông coi nhẹ kỹ năng nào, song trong
các kỹ năng “nghe, nói, phát âm đúng” là những kĩ năng phải có trước. Phát âm
đúng giữ vị trí rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong học tập nói
riêng.
Phát âm đúng giúp các em thành công trong học tập và trong giao tiếp kể
cả bằng lời và văn bản.
Phát âm đúng giúp các em học tốt môn ngoại ngữ.
Phát âm đúng tạo cảm giác dễ chịu, cuốn hút người nghe khi đối thoại
bằng lời nói.
Phát âm đúng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của
ngôn ngữ Việt. Giúp các em biết hướng tới cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc
sống.
I.1.2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn vấn đề “Rèn luyện kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp
một” được nghiên cứu còn có những bất cập:
- Đối với giáo viên: còn có một số giáo viên chưa chú trọng đến chính
cách phát âm của mình, dẫn đến chính cách phát âm của mình, dẫn đến rèn cho
học sinh không có hiệu quả.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
4
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
- Đối với phụ huynh:chưa quan tâm,chưa chú ý đến việc giao tiếp với con
nhỏ một cách hợp lý. Từ đó không biết điều chỉnh cái sai cho con và các em
phát âm sai do nghe từ bố, mẹ.
Giáo viên chưa có cách sửa sai cụ thể, sửa chưa đúng cách nên học sinh
không biết sửa như thế nào cho đúng.
Xuất phát từ những bất cập trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Rèn kỹ
năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D”
I.2. Mục đích nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm

đúng cho học sinh lớp 1D” nhằm:
- Khắc phục tình trạng phát âm sai, đọc sai, hiểu sai vấn đề. Hướng cho
học sinh tới cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc sống.
- Giúp các em thuận lợi trong học tập, thành công trong giao tiếp.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt 1 nói riêng và
cấp 1 nói chung
I.3. Thời gian - địa điểm:
I.3.1. Thời gian:
- Nhận đề tài tháng 8/2008.
- Hoàn thành đề cương tháng 2/2009.
- Hoàn thành đề tài lần 1: ngày 4/5/2010.
- Hoàn thành lần 2: 20/5/2010.
I.3.2. Địa điểm:
- Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên.
I.3.3. Phạm vi đề tài:
I.3.3.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D - Trường
Tiểu học thị trấn Tiên Yên.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Lớp 1D - Trường Tiểu học thị trấn Tiên Yên
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát:
- 32 học sinh lớp 1D.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
5
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng.
- Phương pháp quan sát dự giờ.
- Phương pháp thực nghiệm

I.5. Đóng góp mới về mặt lý luận - về mặt tực tiễn:
+/ Cơ sở lý luận:
Học sinh mới vào lớp một là đối tượng chưa có kỹ năng phát âm đúng, các
em mới có một chút vốn về kỹ năng nói, theo bản năng tự nhiên, nhiều em nói
còn ngọng nghịu, nói chưa rõ tiếng. Âm thanh có khi còn méo mó, khó hiểu. Các
em theo mẫu của người thân, nếu người thân phát âm sai thì các em cũng bị ảnh
hưởng trực tiếp.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp một nhiều năm, tôi đã giành rất
nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách báo nói về rèn luyện kỹ năng phát âm
cho học sinh, tôi nhận thấy rằng có nhiều chuẩn phát âm, nhưng tôi đã chọn
hướng đến cách phát âm theo tiếng nói, như phát thanh viên đài phát thanh
truyền hình Trung ương.:
Luyện phát âm chỉ có tính khả thi nó được tiến hành một cách tự nhiên, tự
nguyện, không đi ngược với quan niệm va tình cảm, thói quen của những cộng
đồng học sinh nói tiếng địa phương và nó không buộc phải thực hiện những kỷ
luật phát âm quá khó đối với học sinh. Các em còn rất nhỏ, cùng một lúc không
thể luyện tất cả những kỹ năng cơ bản như “nghe, nói, đọc, viết” đúng.Từ đó dần
dần cung cấp cho các em vốn kiến thức ban đầu trong quá trình học tập.
+/ Cơ sở thực tiễn
Dựa vào tâm sinh lý của học sinh lớp một. Qua quan sát thực tế tình hình
học sinh lớp 1B. Qua giao tiếp tôi nhận thấy ở các em có rất nhiều hạn chế, nhiều
em nói ngọng và phát âm sai. Tôi chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ
viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phương ngữ. Tôi chỉ
luyện cho các trường hợp được xem là các lỗi phát âm. Vì nhóm lỗi này gây cho
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
6
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
người nghe cảm giác người nói mắc lỗi như lẫn l/n cách phát âm này làm giảm
hiệu quả giao tiếp ít ra là ở cặp người nói, người nghe nhất định nào đó.
- Loại bỏ cách phát âm không tự nhiên, hướng học sinh đến một giọng

Bắc trau chuốt hơn, chuẩn hơn, hay hơn.
VD: đọc, phát âm đúng l/ n; r, d, gi: âng/ ưng; ênh/ inh…..
- Luyện cho học sinh đọc đúng chính âm. Tôi đã phối hợp nhiều biện pháp
cùng một lúc: Trước hết cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức
nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Tập cho học sinh biết quan sát mặt
âm thanh, lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói
cho tốt. Ngay từ lớp 1 có nhiều học sinh đã biết quan sát mặt âm thanh của lời
nói và có nhận xét đúng : Bạn Hà nói ''uống nước'' là sai.
- Tôi chữa lỗi phát âm cho học sinh bằng nhiều biện pháp: Biện pháp
luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung
gian. Tùy thuộc vào lỗi của học sinh để luyện theo biện pháp thích hợp.
+/ Biện pháp luyện theo mẫu: Giáo viên phát âm mẫu, học sinh phát âm
theo.
+/ Biện pháp cấu âm: Giáo viên mô tả cách cấu âm như vị trí của lưỡi,
môi, răng. Kiểm tra hơi phát ra, độ rung của mũi, thanh quản……
+/ Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai
về âm đúng qua âm trung gian. Chữa lỗi về dấu thanh và đọc sai về cao độ.
+/ Biện pháp giải nghĩa từ: HS phát âm đúng qua hiểu nghĩa của từ.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
7
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D

II/ PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: tỔNG quan
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÈN KỸ PHÁT ÂM ĐÚNG CHO
HỌC SINH LỚP 1B – TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TIÊN YÊN
II.1.1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp một là vấn đề ít được
nghiên cứu, và đề cập tới. Song do nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chưa
cao. Nguyên nhân chính là biện pháp, cách rèn cho học sinh chưa đúng cách,

học sinh chưa biết được sai ở chỗ nào và sửa như thế nào để phát âm đúng, đọc
đúng như mẫu của giáo viên. Chính bản thân giáo viên cũng chỉ có một cách sửa
sai duy nhất cho học sinh là luyện theo mẫu. Kể cả ở trong các tài liệu cũng chỉ
chủ yếu đề cập đến biện pháp này là nhiều. Từ đó dẫn đến kỹ năng phát âm đúng
của học sinh lớp một còn nhiều bất cập và hạn chế trong giao tiếp, viết sai chính
tả, ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn khác như học ngoại ngữ sẽ khó khăn
về phát âm.
Cùng hướng nghiên cứu “Biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho
học sinh lớp một” của những người đi trước.Tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân thực trạng, đề ra những biện pháp cụ thể để giúp
học sinh sửa sai và biết cách sửa sai. Giúp học sinh thấy được ích lợi của việc
phát âm đúng, vì chính việc phát âm đúng, đọc đúng giúp các em thành công
trong học tập và trong giao tiếp.
II.1.2: Cơ sở lý luận:
Biện pháp rèn kỹ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1B - Trường tiểu
học thị trấn Tiên Yên.
+/ Rèn kỹ năng: Trong quá trình dạy học, việc rèn kỹ năng cho học sinh
là không thể cli nhẹ vì nó quyết định trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
8
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
Để có được kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết, tính, giải toán…) đòi hỏi người giáo
viên phải có kế hoạch và năng lực bồi dưỡng cho học sinh bằng nhiều hình thức,
phương pháp phù hợp với từng dạng bài cụ thể.
VD: Để rèn cho học sinh có kỹ năng phát âm, trước hết mẫu phát âm của
giáo viên phải chuẩn. Cách mô tả vị trí của môi, răng lưỡi phải kết hợp với làm
mẫu để học sinh quan sát. Tiếp đó cho học sinh thực hiện theo, giáo viên quan
sát cùng làm mẫu để sửa cho những em chưa đặt đúng vị trí của lưỡi. Bước tiếp
theo la cử động lưỡi rồi phát âm thành tiếng. Khi học sinh kiểm tra lại xem hơi
phát ra như thế nào, độ rung của lưỡi và thanh hầu như thế nào? Tiếp tục cho

học sinh rèn phát âm nhiều lần để nhớ cách phát âm và có ý thức luyện phát âm
đúng mọi lúc, mọi nơi, giáo viên sửa sai va uốn nắn kịp thời, sửa bằng được,
mỗi ngày sửa một ít. Cho đến khi nào em đó phát âm đúng trong mọi môn học
và khi giao tiếp. Lúc này việc phát âm đúng của các em đã thành kỹ năng, kỹ
sảo, nó đã ăn sâu vào nhận thức của các em một cách tự nhiên và có ý thức.
+/ Phát âm đúng: Luyện cho học sinh đọc đúng chính âm, lấy chữ viết
làm cơ sở để xác định chuẩn mực ngữ âm Tiếng Việt. Lấy phương ngữ Bắc bộ
(tiếng Hà Nội) làm chuẩn mực. Đây là cách phát âm đúng chuẩn chữ viết còn
gọi là “phát âm đúng chính tả”. Đây là cách phát âm tối ưu để viết đúng chính
tả, Tiếng Hà Nội tiêu biểu cho tiếng địa phương miền Bắc, là tiếng nói thanh
lich, đáng yêu. Vì vậy cách phát âm hợp chuẩn chữ viết là căn cứ đầu tiên để đối
chiếu giáo viên hướng cho học sinh có cách phát âm đúng chuẩn. Mục tiêu là
luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về
mặt âm thanh. Vì vậy tôi đã luyện phát âm đúng cho học sinh trong diện rộng,
học tập và giao tiếp.
Kết luận: Trong quản lý hoạt động giáo dục có rất nhiều công trình
nghiên cứu. Song do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa có nhiều, trình độ,
năng lực còn hạn chế nên tôi chỉ mạnh dạn nghiên cứu lịch sử vấn đề “Rèn kỹ
năng phát âm đúng cho học sinh lớp một”. Giải thích một số thuật ngữ có
trong vấn đề nghiên cứu. Từ đó tiếp tục nghiên cứu nội dung và triển khai các
nội dung cụ thể của vấn đề nghiên cứu.
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
9
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
II.2.1. Thực trạng phát âm của học sinh lớp 1D:
Ngay từ những ngày đầu được phân công chủ nhiệm lớp 1B tôi đã bắt tay
ngay vào việc nắm bắt tình hình chung của lớp.
Tổng số có: 34 em trong đó:
- Dân tộc: 11 em.

- Không có cha: 1 em.
- Thiểu năng trí tuệ: 1 em.
- Nói ngọng: 2 em.
- Chưa qua lớp mẫu giáo: 2 em.
+/ Thuận lợi: Học sinh ở tập trung trên địa bàn thị trấn. Phần lớn đa số các
em đã qua lớp Mẫu giáo, độ tuổi đồng đều.
+/ Khó khăn: Trong lớp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Có cả học
sinh trí tuệ phát triển chậm, học sinh này đến trường để hòa đồng, khả năng tiếp
thu kiến thức rất hạn chế. Nhiều học sinh không được gia đình quan tâm.
Sau khi điều tra tình hình của lớp tôi tiến hành khảo sát chất lượng phát
âm của học sinh bằng cách:
-Yêu cầu học sinh phát âm một số chữ cái dễ lẫn: l-n, p-b, r-d, ch-tr.
- Phát âm tiếng,từ có cặp vần hay sai: nhà tầng, bập bênh, cành chanh, con
ếch, bình minh, chõ xôi, tổ chim, bé ngã, vội vã.
- Đặt một số câu hỏi đơn giản:
Hỏi: Mẹ em làm gì?
Nhà em ai hay nấu cơm?
Hỏi: Bố em làm gì?
- Đọc: pí pa pí pô (giáo viên đọc rồi yêu cầu học sinh đọc cá nhân)
- Em có thích học môn Tiếng Việt không?
- Hát một bài hát mà em thuộc?
- Đọc một bài thơ mà em thuộc?
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
10
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
Kết quả khảo sát chất lượng phát âm đúng của học sinh như sau:
*/ Bảng 1: Khảo sát chất lượng phát âm của học sinh lớp 1D:
Tổng số HS Phát âm đúng % Phát âm sai % Ghi chú

34


20 58,8

14 41,2
1 HS thiểu năng
2 HS ngọng
II.2.2. Đánh giá thực trạng:
*/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai nhiều:
+/ Nguyên nhân chủ quan:
- Vốn từ ngữ của học sinh lớp 1 chưa có nhiều, các em phát âm theo bản
năng tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ và người thân.
- Có nhiều em bị ảnh hưỏng tiếng mẹ đẻ đó là tiếng dân tộc ít người,
chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng phổ thông là ngôn ngữ thứ hai nên rất khó với
các em.
+/ Nguyên nhân khách quan:
- Các em chưa được hướng dẫn cách phát âm cụ thể nên chưa biết cách
phát âm đúng.
- Qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp tôi thấy: giáo viên chưa có biện
pháp tối ưu để giúp các em có cách phát âm đúng mà chỉ nhắc chung chung “em
cong lưỡi lên; em thẳng lưỡi ra”, và cho học sinh phát âm lại theo giáo viên.
Nếu chỉ rèn như vậy tôi thấy học sinh không thể biết sai ở chỗ nào và sửa như
thế nào cho đúng.
*/ Kết luận:
Từ việc tìm hiểu, điều tra thực trạng phát âm đúng của học sinh lớp 1D,
tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu ra một số biện
pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai của học sinh, giúp các em có
ý thức phát âm đúng để học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và học tốt các môn học
khác nói chung.
*Đề xuất biện pháp:
Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên

11
Một số biện pháp rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh lớp 1D
- Biện pháp thứ nhất: Hệ thống các lỗi học sinh phát âm sai.
- Biện pháp thứ hai: Chữa lỗi bằng biện pháp cấu âm.
- Biện pháp thứ ba: Luyện theo mẫu.
- Biện pháp thứ tư: Luyện pháp âm qua trung gian.
- Biện pháp thứ năm: chữa lỗi bằng biện pháp hiểu nghĩa của từ.
- Biện pháp thứ sáu: Xếp học sinh phát âm chuẩn ngồi kèm những em
phát âm lệch chuẩn.
- Biện pháp 7: Luyện phát âm đúng cho HS ở mọi lúc, mọi nơi, ở các môn
học khác.

Nguyễn Thị Nguyệt - Giáo viên trường tiểu học Thị Trấn Tiên Yên
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×