Câu 1: Cơ sở hình thành của hệ thống tư tưởng Việt Nam:
Qúa trình hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam được tính từ
thời sơ cổ đến năm 1958.
Được chia làm các thời kỳ :
Thời kì bắc thuộc từ 110 TCN đến năm 938.
Thời kì phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập từ năm 939 đến hết thế kỉ XIV.
Thời kì ổn định thịnh vượng của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỉ XV .
Thời kì khủng hoảng chia cắt và sụp đổ của chế độ phong kiến từ thế kỉ XVI đển
thế kỉ XVIII.
Thời kì nhà Nguyễn thế kỉ XIX.
Thời kì tiếp nhận tư tưởng phương tây đầu thế kỉ XX.
Với sự phát triển KT-XH, VH tinh thần ở hai thời kì đầu đã tạo cơ sở cho sự hình thành và
phát triển của tư tưởng triết học của dân tộc- triết học Việt Nam trong các thời kì lịch sử tiểp theo.
Cơ sở xã hội
Vào cuối giai đoạn văn minh sông Hồng, trên cơ sở văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, nhà
nước Văn Lang ra đời, mặc dù đó là nhà nước phôi thai, kết cấu cộng động nguyên thủy vẫn chưa
hoàn toàn bị tiêu diệt. Nếu phát triển bình thường, nghĩa là quốc gia đó sẽ đi theo qui luật phân hóa
giai cấp, phân công lao động, phát triển chế độ tư hữu... nhưng những quá trình đó chỉ mới bắt đầu
thì nhà Tần, rồi đến nhà Hán xâm lược đặt ách nô dịch hơn 1000 năm. Và cái cộng động mang
đậm màu sắc nguyên thủy đáng lẻ bị phá vỡ một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của nhà
nước Văn Lang thì nay lại phải cố kết lại để tạo nên sức mạnh chống xâm lược và đồng hóa.
Với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt 1000 năm bắc thuộc, không lâu nước ta lại rơi vào loạn
12 sứ quân. Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước, nhưng chẳng mấy chốc Lê Đại Hành lại phải
đem quân chống Tống . Từ đó, qua Lý- Trần- Hồ không có triều đại nào không có kháng chiến
chống xâm lược. Tưởng chừng sau kháng chiến chống quân Minh, nước ta có một nền hoà bình
lâu dài, nhưng chỉ 90 năm sau đã xảy ra chiến tranh Nam Bắc Triều , rồi tiếp đến Trịnh Nguyễn
phân tranh. Tây Sơn lên chưa được bao lâu thì nhà Nguyễn thay thế. Nhà Nguyễn thống nhất được
gần nửa thế kỉ thì Pháp đã nổ súng xâm lược.
Đã chiến tranh thì không thể có sự phát triển bình thường được. Sức sản xuất, khoa học kỹ
thuật chậm phát triển. Sự phát triển không bình thường của xã hội Việt Nam còn thể hiện ở cấu
trúc kinh tế xã hội. Nhìn đại thể, xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp với xã họi làng xã,
chế độ đem lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé một cuộc sống cô lập, biệt lập. Làng xã này tổ chức theo lối
gia đình tự cấp, tự túc, bị trói buộc bởi những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, từ đó đã
làm hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp và đôi khi trở thành công cụ
ngoan ngoãn của mê tín. Những làng xã này, nếu nhìn từ trên cao xuống , chúng giống như những
ốc đảo độc lập, như những mảnh nhỏ của con giun sau khi chặt ra nhưng chúng vẫn sống và tồn
tại. Và cũng nhờ tinh chất đó mà ở một số thời kì, đặc biệt là thời Bắc thuộc, nước mất nhưng còn
làng, và nhờ còn làng mà cuối cùng còn nước. Theo C.Mac, công xã hay làng này là cơ sở bền
vững cho chế độ chuyên chế phương đông; còn cái xã hội truyền thống đó, mang tính chất thụ
động, quân bình, ít thay đổi, kéo dài từ những thời hết sức xa xưa cho đến những năm đầu của thế
kỉ XIX
Đặc điểm về địa lý, kinh tế và thế giới quan của người Việt trong quá
trình hình thành tư tưởng Việt Nam
Trước khi tiếp xúc với tam giáo là Phật- Nho- Lão và bất cứ tư tưởng ngoại lai nào khác tư
tưởng Việt đã hình thành. Lý do đơn giản là khi các tôn giáo trên được thành lập ( khoảng 200-
500 năm TCN) người Việt đã hợp thành xã hội văn minh từ lâu và đã hình thành quốc gia ít ra
cũng trên 200 năm trước . Đó là chỉ kể tổ tiên người Việt tụ tập lại lần thứ hai ở đồng bằng Sông
Hồng để lập nên nhà nước Văn lang. Sau khi nước biển đã xuống thấp ( nước biển dâng khoảng 10
năm trước; từ 8000- 6000 năm trước, miền đồng bằng sông Hồng bị nước biển tràn ngập ; nước
chỉ lui dần từ 6000 năm trước . Tổ tiên người Việt đã tiến theo đất đai tái xuất hiện do nước biển
lui để lập nên nhà nước Văn Lang ). Từ khoảng 10000 năm đén trên 30000 năm về trước, tổ tiên
người Việt đã tụ tập lần thứ nhất ở đồng bằng sông Hồng, lúc đó nước biển thấp hơn ngày nay gần
100 thước, bờ biển rút tận đảo Hải Nam, nên người thời đó đã chiếm hữu một đồng bằng tuyệt
đẹp. Những tư tưởng đầu tiên chắc đã hình thành từ thời này. Ta có thể dựa vào huyền thoại kết
hợp với khảo cổ và các hình thức lễ hội dân gian cùng ca dao, tục ngữ để tìm cốt lõi tư tưởng của
tổ tiên người Việt khi chưa tiếp xuc với các nền văn hóa khác.
Thời đại đồ đá kéo dài từ mấy triệu năm đến mấy nghìn năm cách ngày nay đánh dấu bước
chuyển từ hái lượm, săn bắn sang chăn nuôi, trồng trọt hình thành nên một nền nông nghiệp lúa
nước phát triển qua các thời đại cho tới ngày nay. Qua những tư liệu khảo cổ cho ta thấy người
Việt cổ bước đầu đã có ý niệm về sự cân xứng đã có tư duy phân loại, có lòng tin ở thế giới bên
kia, mà ở đó người chết vẫn tiếp tục lao động. Cư dân Hòa Bình đã biết chọn nơi cư trú, biết dùng
lưu hoàng để vẻ lên người, biết đến nhịp điệu, dùng ký hiệu để ghi. Đây là quá trình hình thành
hoạt động đếm và phạm trù số lượng, từ đó ra đời các số đếm tách khỏi vật đếm. Họ có quan niệm
về thời gian, vũ trụ. Họ tôn thờ sức mạnh tự nhiên như mưa, gió, đặc biệt là Mặt Trời đã trở thành
thần linh của họ.
Cách đây khoảng 4000 năm, người Việt đã bước vào giai đoạn đồng thau - thời kì tiền Đông
Sơn. Đến thời kì Đông Sơn, kĩ thuật đồng thau phát triển cao với sự ra đời của những trống đồng.
Thời kì Đông Sơn đã hình thành tư duy lưỡng hợp giữa khô và ướt, lửa và nước, nhật và
nguyệt, chim và rắn, thấp và cao...Văn hóa, phong tục, thần thoại, trống đồng,... Ở đây đều biểu
hiện tính lưỡng hợp, giao tranh, giao hòa giữa các yếu tố đối lập. Đặc điểm này in đậm dấu ấn của
nó trong các mặt thể hiện của văn hóa nhận thức, nghệ thuật, tính ngưỡng dân gian Việt Nam.
Chẳng hạn như thần thoại phản ánh thế lưỡng hợp trong các cặp rồng – tiên, núi - biển trong Sơn
Tinh - Thủy Tinh. Triết lý âm dương, tính ngưỡng Mẫu, tam phủ và tứ phủ trong quan niệm về vũ
trụ thiên nhiên, tách biệt sự sống và cái chết trong các di tích mộ, tín ngưỡng phồn thực...Tiêu biểu
nhất cho quan niệm về thế giới là truyện Bánh Chưng- Bánh Dày.
Sang thời kì xây dựng và tồn tại của nước Văn Lang, người Việt đã bước ra khỏi thời kì sơ sử,
mà đã bước vào thời kì con người đã có kiến thức và quan điểm chính xác về nhân sinh quan, vũ
trụ quan, nhận thức về âm dương, ngũ hành, tam tài. Chính ngay thời đại này, các nền tảng chính
của tư tưởng yêu nước dân chủ,nhân đạo đã bắt đầu có nền móng vững vàng và đã định hình rõ nét
qua một loại các thần thoại và truyền thuyết trước và trong giai đoạn Văn Lang, có sức sống vĩnh
cữu trong lòng dân tộc.
Những phương diện thể hiện của tư tưởng bản địa thời kì này thường nằm trong thần thoại
Việt Nam đã xuất hiện trước và trong thời Hùng Vương, qua đó đã thể hiện tư tưởng yêu nước, ý
thức cộng đồng dân tộc ban đầu được thẻ hiện qua các thần thoại và truyền thuyết:
Thần thoại họ Hồng Bàng: là nơi phát tích của khái niệm “đồng bào” (cùng một cái
bọc mà ra) của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhấn mạnh rằng người Việt dù ở đâu trên lãnh thổ Việt
Nam cũng đều có cùng một gốc; thần thoại Kinh Dương Vương cũng nói lên Việt và Hán cùng có
chung một tổ tiên – đó là Viêm Đế họ Thần Nông, chứ không phản Hán là Hạ mà Việt là Man Di.
Thần thoại sơn thần núi Tản (thần Tản Viên, thần núi Ba Vì, Sơn Tinh): Tương truyền
đây là một trong 50 vị thần theo cha xuống biển, sau đó nhớ mẹ, thần đã qua cửa Thần Phù, ngược
sông Hồng lên ngự đỉnh Ba Vì, trở thành vị đệ nhất phúc thần của người Việt khi thần đã đảm
nhiệm công việc trông nom cuộc sống của dân, cứu dân khỏi nạn yêu tinh, bệnh hoạn đói khổ.
Thần còn là con rể vua Hùng, người đã chiến thắng Thủy Tinh (đại diện cho thế lực mưa lũ, lụt
lội).
Truyền thuyết Thánh Gióng: cho thấy tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc
hành trình của tư tưởng Việt Nam: yêu nước là dựng nước và giữ nước. Thánh Gióng mang đậm
màu sắc Việt Nam, không phải là một vị thần bạo lực như kiểu thần phương Tây. Sức mạnh của
Gióng là sức mạnh gom góp lại của toàn dân tộc (ăn cơm của cả làng). Đứa trẻ trong nôi 3 năm vụt
trưởng thành trong trách nhiệm của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước.
Tiếng nói yêu nước ấy chính là nền tảng cho sức lớn phi thường, tiếp nhận thêm sức mạnh dân tộc,
trở thành con người kì vĩ sau một cái vươn vai.tầm vóc kì vĩ ấy đủ sức đáp ứng cho một nhiệm vụ
cực kì khó khăn, nhưng cả thiên nhiên, đất nước đều cùng ủng hộ ( ngựa sắt, roi sắt, tre ngà...).
Xong nhiệm vụ, thần bỏ áo mũ bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, thể hiện tinh thần vô vị lợi tong
sáng trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Các sự tích Bánh Dày- Bánh Chưng, Trầu Cau, Mai An Tiêm, Phật mẫu Man
Nương... thể hiện các nhận thức về mối quan hệ của con người và vũ trụ. Đặc biệt, các thần thoại,
các sự tích về sau thường có liên quan đến cuộc sống dời thường và những vấn đề về ý thức của
con người trong quan hệ gia đình, xã hội của con người trong cuộc sống ( vợ chồng, anh em, cha
mẹ, con cái...)
Tóm lại, tư tưởng Việt Nam được hình thành trên cơ sở xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vươn
tới cuộc sống tốt đẹp của con người. Tư tưởng thể hiện nổi bật qua các truyền thuyết, truyện cổ
tích lưu truyền tới ngày nay để cho thấy rõ cha ông ta đã có những tư tưởng phong phú trong quá
trình xây dựng đất nước bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Trình bày nội dung của tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa Việt Nam
qua các thời đại:
Thời kì Văn Lang – Hùng Vương : (660 – 204 BC, 456 năm , 18 đời)
Giai đoạn này, người Việt đã bước ra khỏi thời kì sơ sử, mà đã bước vào thời kì con người đã
có kiến thức và quan điểm chính xác về nhân sinh quan, vũ trụ quan, nhận thức về âm dương, ngũ
hành, tam tài ( thiên- địa- nhân). Hùng Vương quốc tổ đã chọn Phong Châu làm kinh đô, với một
tổ chức hành chính khá hoan chỉnh.
Đặc điểm nổi bật của xã hội ta lúc ban đầu là mỗi ông vua không có tên riêng và chỉ gọi chung
là Hùng Vương thứ nhất, Hùng Vương thứ hai... cho đến Hùng Vương thứ 18. Xây dựng được
nguyên tắc đó không phải dễ nếu không có tinh thần vì nước vì dân, Tổ quốc trên hết, trước hết,
đặt cái chung lên trên cái riêng, không có cái cá nhân chủ nghĩa. Khác hẳn với xã hội Trung Hoa-
một tổ chức phong kiến, cha truyền con nối, có tước có lộc, có chức vụ hẳn hoi trong triều đình và
ngoài xã hội, có phân biệt rõ ràng các giai cấp, không được phép lẫn lộn.
Xã hội Giao Chỉ thời Hùng Vương nói chung là công xã thị tộc có tổ chức cao, còn mang tính
dân chủ tự do.Vua quan và dân cùng cày ruộng, tắm sông, cùng múa hát. Ngôi vua không nhất
thiết phải truyền cho con mà vẫn có thể truyền cho người có đức có tài qua thi tuyển ( còn di tích
của chế độ mẫu hệ, phụ nữ có quyền có nhiều chồng, nên vua không nhất thiết phải truyền ngôi
cho con, nên trong truyền thuyết không thấy có hoàng hậu của vua Hùng mà chỉ có con gái của
vua có tên chung là Mị Nương). Người thời Hùng Vương chưa có họ, theo văn hóa trọng tình, thờ
cúng người chết là một đạo riêng của người Giao Chỉ đã xuất hiện.Các vua Hùng đã là những
người có học thức và biết chữ Hán.
Chính ngay từ thời đại này, các nền tảng chính trị tư tưởng yêu nước; dân chủ; nhân đạo; tính
bản địa sâu sắc trong nhận thức đã bắt đầu có nền móng vững vàng và đã được định hình rõ nét
qua một loạt các thần thoại, truyền thuyết trước và trong giai đoạn Văn Lang, có sức sống vĩnh
cữu trong lòng dân tộc.
Thần thoại họ Hồng Bàng: là nơi phát tích của khái niệm niệm “đồng bào” (cùng một
cái bọc mà ra) của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhấn mạnh rằng người Việt dù ở đâu trên lãnh thổ
Việt Nam cũng đều có cùng một gốc; thần thoại Kinh Dương Vương cũng nói lên Việt và Hán
cùng có chung một tổ tiên – đó là Viêm Đế họ Thần Nông, chứ không phản Hán là Hạ mà Việt là
Man Di.
Về nguồn gốc họ Hồng Bàng của Tổ tiên ta rất cao đẹp. Theo tục truyền thì vua Đế
Minh là cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú
Thọ bây giờ gặp nàng tiên, lấy nhau đẻ con lấy tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh phong cho Lộc Tục
làm vua phương Nam xưng là KInh Dương Vương.
Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm nối
ngôi làm vua xưng danh là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ đẻ một lần được một trăm quả
trứng nở ra một trăm con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ “ Ta là dòng dõi Long Quân còn hậu là
dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì hậu đem 50 đứa lên
núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải”
Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là
Hùng Vương. Đó là ông vua đầu tiên của họ Hồng Bàng.
Kinh Dương Vương là một nhân vật có tâm tính cao thượng và độ lượng hiếm có là
một vị vua có công dẫn bộ lạc vượt qua sông Dương Tử xuống vùng đồng bằng phì nhiêu để xây
dựng nền văn minh nông nghiệp. Vua đã ý thức được 3 tài nguyên cơ bản của trời ( khí hậu, thời
tiết, ngày đêm), đất và sức người để tự đặt cho mình cái tên Vương là thông minh thấu suốt thiên
nhân địa ấy. Cái bản của nền văn minh nông nghiệp của người Bách Việt. Chữ Việt này là biểu
tượng sự sinh sôi nảy nở của dân tộc ta, quả có nhiều hột ( Bách). Tượng hình cái quả ấy chính là
chữ Việt mà người Việt thường dùng chứ không phải là chữ Việt chiết tự như người Tàu xuyên
tạc, bôi nhọa nước ta.
Thật vậy, nói đến chọn tên đặt, người Việt xưa rất thận trọng, đặt tên ít ra phải nói
lên ý nguyện cuả mình hoặc phải có một ý nghĩa gì. Thí dụ: Đế Minh chứng tỏ là người có sự
thông hiểu triết lý, người chỉ huy sáng suốt, yêu dân, yêu nước; Lộc Tục là người sáng suốt và
thương yêu dân như con đẻ thì phải lo kinh tế cho dân, lo sau cho lộc cõi trời trên mặt đất còn mãi
để nuôi lấy con dân. Bởi vậy, khi Lộc Tục làm vua xưng là Kinh Dương Vương. Kinh là đường
thẳng, Dương là ánh sáng, Vương là sự thông suốt Thiên- Nhân Địa; Sùng Lãm, Lãm là ngắm,
Sùng là cao xa bao quát. Sùng Lãm là con người có mắt nhìn xa trông rộng. Sùng Lãm xưng là Lạc
Long Quân. Lạc Long Quân- Lạc là con sư tử, Long là rồng. Dòng dõi của rồng tượng trưng cho
năng lực hiền diệu, lớn được, nhỏ được, biến được, hóa được. Khi lớn thì làm mây làm mưa, khi
nhỏ thi ẩn bóng dấu hình, khi ẩn khi hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào rồng cũng thích ứng cho nên
rồng tượng trưng cho sự bất diệt, tồn tại mãi mãi. Còn chữ Hồng Bàng có nghĩa là ý thức của con
người như chim bay giữa không gian và thời gian, bay không có thời gian và cây số. Chữ Hồng
Bàng chiết tự từ chữ Hán, Bàng là ngôi nhà lớn tượng trưng cho không gian. Chữ Hồng, một bên
có chữ giang là sông- tượng hình cho thời gian luôn luôn chảy và chữ điểu một bên là chim, tượng
hình cho ý thức.
Nhìn lại, tổ tiên ta đã nghĩ ra những cái tên thật có ý nghĩa và thông hiểu mọi sự
trên đời đã cách đây gần 5000 năm. Và tổ tiên ta bằng ngần ấy thời gian đã đóng góp cho sự tồn
tại vì hòa bình và phát triển, xây đắp trên cơ sở tình nhân ái, tính cộng đồng. Mầm mống của nền
văn minh Việt Nam mà tổ tiên ta để lại thật không thể có tưởng tượng nào cao đẹp hơn, lý thú hơn
tượng hình một bọc trăm trứng nở thành trăm con, sau này sinh hóa ra toàn thể con dân Việt Nam.
Cùng trong một bọc sinh ra không có kẻ trước người sau, trăm trưng đều thụ hưởng cùng tình yêu
thương rộng rãi như Trời Đất bao la hùng vĩ. Trăm người con sống chung với nhau, một mà là
trăm, trăm mà là một, kẻ ở trên núi cao, kẻ ở dưới biển sâu không chỉ là một gốc rồi chia ra ngành
lớn, ngành nhỏ, nhánh đầy nhánh vơi mà là chung cùng một bọc.
Từ khởi đầu cho đến Hùng Vương thứ 18 không có việc tranh chấp địa vị, không
chém giết nhau vì đất đai, không ganh ghét nhau vì quyền lợi. Không cần chờ đến lúc xung khắc
để ghét nhau, biết tiên liệu trước sự việc như không ở được với nhau lâu thì chia con ra mà đi mỗi
người một phương để giữ nguyên vẹn cái tình với nhau (như Lạc Long Quân), không biết lấy cớ gì
để giải bày nổi oan khi thấy anh về thì thà chết còn hơn(như em nhà họ Cao);nhẫn nhục chịu
đựng(như Chử Đồng Tử);lấy nghĩa cha con làm trọng(như Chử Đồng Tử)lấy tình vợ chồng thì
hơn(như cây trầu và cây cau).
Những sản phẩm nói trên không đơn thuần là trí tưởng tượng mà là hồi quang của
hiện thực xã hội Việt Nam ,Tổ tiên ta ngày trước.Có thể nói những câu chuyện về thời đại Hùng
Vương là một thể sử thi trong thời đại lập quốc.
Thần thoại sơn thần núi Tản (thần Tản Viên, thần núi Ba Vì, Sơn Tinh): Tương truyền
đây là một trong 50 vị thần theo cha xuống biển, sau đó nhớ mẹ, thần đã qua cửa Thần Phù, ngược
sông Hồng lên ngự đỉnh Ba Vì, trở thành vị đệ nhất phúc thần của người Việt khi thần đã đảm
nhiệm công việc trông nom cuộc sống của dân, cứu dân khỏi nạn yêu tinh, bệnh hoạn đói khổ.
Thần còn là con rể vua Hùng, người đã chiến thắng Thủy Tinh (đại diện cho thế lực mưa lũ, lụt
lội).
Truyền thuyết Thánh Gióng: cho thấy tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc
hành trình của tư tưởng Việt Nam: yêu nước là dựng nước và giữ nước. Thánh Gióng mang đậm
màu sắc Việt Nam, không phải là một vị thần bạo lực như kiểu thần phương Tây. Sức mạnh của
Gióng là sức mạnh gom góp lại của toàn dân tộc (ăn cơm của cả làng). Đứa trẻ trong nôi 3 năm vụt
trưởng thành trong trách nhiệm của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước.
Tiếng nói yêu nước ấy chính là nền tảng cho sức lớn phi thường, tiếp nhận thêm sức mạnh dân tộc,
trở thành con người kì vĩ sau một cái vươn vai.tầm vóc kì vĩ ấy đủ sức đáp ứng cho một nhiệm vụ
cực kì khó khăn, nhưng cả thiên nhiên, đất nước đều cùng ủng hộ ( ngựa sắt, roi sắt, tre ngà...).
Xong nhiệm vụ, thần bỏ áo mũ bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, thể hiện tinh thần vô vị lợi tong
sáng trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Các sự tích Bánh Dày- Bánh Chưng, Trầu Cau, Mai An Tiêm, Phật mẫu Man
Nương... thể hiện các nhận thức về mối quan hệ của con người và vũ trụ. Đặc biệt, các thần thoại,
các sự tích về sau thường có liên quan đến cuộc sống dời thường và những vấn đề về ý thức của
con người trong quan hệ gia đình, xã hội của con người trong cuộc sống ( vợ chồng, anh em, cha
mẹ, con cái...)
Tư tưởng yêu nước của người Việt Cổ:
-Tự hào về nguồn gốc cao quý của mình.
-Tự hào về nền văn hiến của đất nước mình.
-Người Việt là con cháu của những thân linh có chiến công hiển hách trong việc tiêu diệt các
thế hệ đen tối làm hại đến đời sông nhân dân (lực lượng quân đánh ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh...)
-Yêu nước bảo vệ đất nước trước những thế lực ngoại xâm.
-Khai phá các giống vật lạ cho đất nước.
Thời kỳ Lý -Trần: (1010 – 1399)
Từ thế kỷ X (939) đến hết thế kỷ XIV(1399) là thời kỳ phục hội và xây dựng đất nước, nó trải
dài qua năm triều đại:Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, trọng đó quan trọng nhất là thời Lý - Trần(1010-
1399). Đây là thời kỳ các xu hướng tư tưởng triết học Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền
với những chiến công xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhìn chung, trong giai đoạn này, hai khuynh
hướng tư tưởng quan trọng đã xuất hiện trong sự vận động và phát triển của tư tưởng Việt Nam là
tư tưởng chính trị xã hội gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước( thể hiện tập trung qua tư
tưởng yêu nước và tư tưởng phật giáo mang màu sắc ViệtNam trong giai đọan này).
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm để bảo vệ tổ quốc cũng như những giá tri
tinh thần của tổ quốc hòa quyện vào trong ba luồng tư tưỏng Nho, Phật, Lão.Nét đặc biệt: bản địa
hóa sâu sắc; kết hợp chặt chẽ với tinh thần yêu nước, tư tưởng tự chủ, độc lập dân tộc, người Việt
Nam không tách rời những yếu tố này khỏi tam giáo.
Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo
Sau khi giành độc lập, các triều đình phong kiến Việt Nam trong giai đoạn đầu ( nhất là
Lý-Trần) đều tôn trọng Phật giáo. Thời Lý, bản thân vua xuất thân từ chùa(Lý Công Uẩn). Phật
giáo gần như là quốc giáo. Đây là thời kỳ xuất hiện của các cao tăng Việt Nam có tầm lịch sử, tiêu
biểu như Giác Hoàng Trần Nhân Tông, người đã sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm. Các thiền sư có
vai trò đặc biệt sư Vạn Hạnh, Minh Không, Không Lộ, Mãn Giác(có những bài thơ thiền, xuân
đáo, bách khoa lạc...). Dấu ấn của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam vô cùng sâu sắc, bởi nó đáp
ứng được cả hai nhu cầu, vừa nhân văn vừa siêu việt.
Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý - Trần chủ yếu là tư tưởng của phái Thiền tông. Nó bao gồm
các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những tác phẩm về lịch sử Phật
giáo thời Lý - Trần. Nhiều bài thơ phú, kệ, minh do các sư tăng trí thức viết, bàn về các khái niệm
sắc - không, tử - sinh, hưng - vong, quan hệ giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con người và thiên
nhiên, phản ánh sự minh triết và niềm lạc quan của cá nhân trong cuộc sống và thời đại. Sư Mãn
Giác để lại những câu thơ nổi tiếng về cảm hứng đó.
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"
(nghĩa là : Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước nở cành mai)
Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý nhà Phật như
các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục
của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung.
Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý - Trần. Nó
phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào
dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam quốc
sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Phú sông Bạnh Đằng của
Trương Hán Siêu, hoặc những bài thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu
thơ nổi tiếng của Trần Nhân Tông:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông ngàn thuở vững âu vàng)
Một số tác phẩm đã nói lên ý thức tìm về cội nguồn, sưu tập những truyền thuyết, thần tích nói
về lịch sử và nhân vật lịch sử thời quốc sơ Văn Lang - Âu Lạc cũng như các thời kỳ sau. Hai tác
phẩm tiêu biểu là Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.
Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thế kỷ X – XIV : Triết học Phật giáo thời kỳ này tập
trung ở hai vấn đề: bản thể và con đường trở về bản thể.
-Bản thể luận:Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi đã có một loạt khái niệm có tính chất bản thể
như “thể”, “diệu bản”, “chân tính”, “chân thân”, “pháp tính”, “hư vô”, “tâm ấn”,...Bản thể là bất
sinh, bất diệt, không được không mất. Dòng Vô Ngôn Thông còn dùng những khái niệm sau để chỉ
bản thể: “chân như”, “phật tính”, “ pháp thân”, “hư không”. Các quan niệm này được thể hiện và
sáng tác của các thiền sư nổi tiếng thời kì này. “Con người là kẻ ăn mày và không biết mình là một
hạt minh châu mai giấu trong lai áo và hạt minh châu đó chính là bản thể.”
Thời Lý Trần có nhiều minh quân, quan chức vừa đạo đức vừa anh hùng. Có song hành
thì bảo vệ đất nước (bản thân Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều cầm quân đánh giặc xâm
lăng). Vua Thái Tông bộc bạch: “Miễn cưỡng trở lại triều mà lên ngôi báo. Ròng rã 10 năm trời
mỗi khi có việc nước nhàn rỗi, trẫm lại tụ họp các bậc kỳ đức để học đạo thiền... Trong phổ
khuyến phát bồ đề tâm, về bản chất của cuộc đời ngày viết : “rõ ràng thời gian trăm năm, toàn ở
trong sát na, thân huyển tư đại đâu thể lâu dài. Mổi ngày chìm đắm trong trần lao, mỗi lúc nghiệp
thức cáng mênh mong vô tận. Công danh cái thế là một trường đại mộng, phú quý kinh nhân khó
thoát vô thường hai chữ. Tranh nhân tranh ngã rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe hay cứu cánh
chẳng thật...” Tính giả tạm và mong manh của mọi khái niệm ở thời gian:
Hoàng thân Tuệ Trung thượng sĩ cũng tu thiền sau khi tham gia bảo vệ đất nước. Thơ văn
của ngài thể hiện sự đạt đạo, thấu suốt những nguyên lý vê bản thể :
Ý định triết lý phật pháp của thời gian:
Tâm tức Phật, Phật tức tâm Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh
Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông Khác nào tìm ảnh mà quên kính