Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.38 KB, 50 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty.
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói chung và xây
dựng cầu đường nói riêng, sản phẩm của Công ty cầu I Thăng Long là kết quả
của một quy trình công nghệ phức tạp, thời gian thi công dài, sản phẩm mang
tính đơn chiếc. Địa điểm phát sinh chi phí thường cách xa nhau do các công
trình không tập trung ở một nơi mà phân tán ở các khu vực khác nhau. Với
đặc điểm này, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là những
công trình, hạng mục công trình cụ thể. Điều này đã tạo điều kiện cho việc tập
hợp chi phí sản xuất được dễ dàng và chính xác.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng tính giá thành
Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí, Công ty cũng xác định đối tượng
tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Điều này là
hoàn toàn hợp lý vì các công trình thường xa nhau, việc thi công ở mỗi công
trình cũng tương đối độc lập.
Hiện nay, phần lớn các công trình mà Công ty thi công đều có thời gian
sản xuất dài (trên 1 năm). Công trình chỉ có thể đưa vào sử dụng khi đã hoàn
thành toàn bộ chứ không thể tách ra từng bộ phận nên Công ty xác định kì
tính giá thành theo quý. Theo đó, khi một hạng mục công trình hoặc từng
phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật theo thiết kế, kế toán sẽ tính giá
thành cho khối lượng sản phẩm được nghiệm thu và thanh toán. Từng phần
việc này có thể là một trụ cầu, hay một chiếc dầm bê tông cốt thép dự ứng lực
đã được lập dự toán chi phí.
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Công ty sử dụng phương pháp tính giá giản đơn để tính giá thành các
công trình. Theo phương pháp này, giá thành công trình được xác định như
sau:
Z = D
Đk
+ C - D
Ck
Trong đó:
Z: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ
D
Đk
, D
Ck
: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
II. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty
Trong sản xuất sản phẩm xây lắp, nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ
lệ khá lớn (60-70%) trong kết cấu giá trị sản phẩm. Do vậy trong quá trình sản
xuất kinh doanh, những nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật tư là tương đối
lớn, liên tục. Công tác kế toán nguyên vật liệu được tổ chức như thế nào nhằm
cung ứng, sử dụng, quản lý và dự trữ vật tư một cách chặt chẽ, kịp thời và
khoa học đặt ra như một vấn đề tất yếu nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh có
hiệu quả.
Là một doanh nghiệp xây lắp với sản phẩm chủ yếu là những công
trình cầu, cảng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: bao gồm những thứ nguyên liệu, vật

liệu nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu... mà khi tham gia vào quá trình
sản xuất nó cấu thành thực thể chính của sản phẩm như cát, đá, xi măng, sắt
thép, bê tông đúc sẵn...Các chi phí nguyên vật liệu chính được bộ phận kế
hoạch xây dựng định mức chi phí và cũng được tiến hành quản lý theo định
mức.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển như đá mài, sơn,
phụ gia...
2
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
- Chi phí nhiên liệu: là những chi phí về nhiên liệu dùng để nấu nhựa rải
đường...
Việc cung ứng nguyên vật liệu trực tiếp do phòng vật tư của Công ty
tiến hành. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu
do phòng kỹ thuật đề ra, phòng vật tư sẽ lên kế hoạch cung ứng vật tư cho
từng công trình trong từng giai đoạn. Tại mỗi công trình, hàng tháng căn cứ
vào kế hoạch thi công đã đề ra lập bảng dự trù nguyên vật liệu. Bảng dự trù
này này sau khi được Ban chỉ đạo thông qua và giám đốc duyệt, phòng vật tư
sẽ tiến hành cung ứng vật tư cho các công trình theo nhu cầu sử dụng từng
giai đoạn. Một số nguyên vật liệu mua về mặc dù được dùng ngay cho sản
xuất nhưng Công ty vẫn làm thủ tục nhập xuất kho đầy đủ để có thể thực hiện
việc quản lý, kiểm soát vật liệu được chặt chẽ.
2. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài
khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng sử dụng theo giá trị thực tế xuất kho của từng loại vật liệu. Tại Công ty,
trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá bình quân cả
kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, trị giá nguyên vật liệu xuất kho được tính

như sau:
Đơn giá thực tế bình quân=
Giá thực tế vật liệu =
xuất kho
Số lượng vật liệu x
xuất kho
Đơn giá thực tế
bình quân
Ví dụ:
Tại kho Thảo Long, tình hình nhập xuất tồn vật liệu Đá 1x2 như sau:
Đầu tháng 12/2003, tồn 26 m
3
, đơn giá là 114795,145 đồng
3
Giá thực tế VL tồn đầu kỳ+Giá thực tế VL mua trong kỳ
Số lượng VL tồn đầu kỳ+ Số lượng VL mua trong kỳ
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Trong tháng, nhập 454,7 m
3
, đơn giá là 114000đồng
26 x 114795,145 + 454,7 x 114000
Đơn giá thực tế bình quân= = 114043,008 đ
Trong tháng 12, xuất 461,7 m
3.
Giá trị thực tế của số vật liệu xuất kho
này là:
114043,008 x 461,7 = 52653656.79 đ


Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các
chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho
- Bảng kê xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ cho các công trình
- Hợp đồng kinh tế và biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua
nguyên vật liệu, gia công, chế biến vật liệu cho từng công trình, hoá đơn giá
trị gia tăng mua nguyên vật liệu.
- Các chứng từ khác có liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với những nguyên vật liệu được Công ty cung ứng và đã tiến hành
nhập tại kho của mỗi công trường, khi có nhu cầu xuất vật tư thi công, khi cần
có nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất báo với bộ phận thủ
kho để xuất kho vật tư theo yêu cầu. Bộ phận thủ kho căn cứ vào số lượng vật
liệu xuất kho thực tế để lập “ Phiếu xuất kho” sau đó cùng với tổ trưởng tổ
sản xuất ký phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập riêng cho mỗi lần xuất
và được lập thành 3 liên: 1 liên lưu làm chứng từ gốc tại phòng vật tư Công ty
giữ, 1 liên thủ kho giữ định kỳ chuyển về phòng kế toán làm căn cứ hạch
toán, 1 liên giao cho người lĩnh vật tư.
4
26 + 454,7
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Biểu số 1: Hợp đồng kinh tế
Tổng công ty xây dựng Thăng Long
Công ty cầu I Thăng Long
Số:…../ HĐKT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội,ngày 5 tháng 10 năm 2003
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

V/v mua bán vật liệu xây dựng thi công cầu Nậm Pô- Lai Châu
- Căn cứ…
- Căn cứ…
Hôm nay, ngày 5/10/2003, chúng tôi gồm:
1. Bên A: Công ty cầu I Thăng Long
Ông : Nguyễn Văn Thuỷ Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : Thịnh Liệt- Thanh Trì- Hà nội
Điện thoại: 023829779- 04 8615017
Tài khoản số: 7301.0036I- Tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội
Mã số thuế:01.001.04323-1
2. Bên B: Doanh nghiệp XD tư nhân Trường Thọ
Ông: Bùi Văn Thọ Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số nhà 05- Phố 7- P. Mường Nhé- Lai Châu
Tài khoản số: 7301 33E tại Ngân hàng ĐT &PT tỉnh Lai Châu
Sau khi nghiên cứ hai bên bàn bạc & thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với các điều
khoản sau:
Điều 1: Bên B bán cho bên A những mặt hàng sau:
STT Tên vật liệu XD ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
( đ/m3) (đồng)
1 Đá hộc m3 29 80 000 2 320 000
2 Đá 1x2 m3 327,4 180 000 58 932 000
3 Cát m3 143,4 50 000 8 170 000
Tổng cộng 68 422 000
Điều 2:…
Đại diện bên A Đại diện bên B
Khối lượng vật liệu trong các hợp đồng mua bán có thể được thực hiện

một lần hay nhiều lần tuỳ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng. Sau
mỗi lần nhập vật liệu về, hai bên thực hiện lập biên bản bàn giao khối lượng
thực hiện. Đồng thời bên B lập hoá đơn giá trị gia tăng giao cho bên A.
Biểu số 2:
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 (giao khách hàng)
Ngày 12/10/2003
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân XD Trường Thọ
Địa chỉ: Mường Nhé – Tỉnh Lai Châu
Điện thoại: Số tài khoản: 7301 33E
Họ tên người mua hàng: Trịnh Văn Thủy
Đơn vị: Công ty cầu I Thăng Long
Đại chỉ: Thịnh Liệt – Thanh Trì- Hà nội
Hình thức thanh toán: chuyển khoản . Ms: : 7301.0036I
STT
Tên hàng hoá,
dịch vụ
ĐVT Số lượng
Đơn giá
( đ/m3)
Thành tiền
(đồng)
1 Đá hộc m3 29 80 000 2 320 000
2 Đá 1x2 m3 327,4 180 000 58 932 000
3 Cát m3 143,4 50 000 8 170 000
Cộng tiền hàng
Thuế GTGT 5%
68 422 000
3 421 100

Cộng 71 843 100
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Số tiền bằng chữ: Bảy mươi mốt triệu tám trăm bốn mươi ba nghìn một trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Tại Công ty, hầu hết nguyên vật liệu mua về (vật liệu chính cho thi
công) được xuất thẳng đến công trường để thi công. Tuy nhiên, để quản lý
chặt chẽ nguyên vật liệu, kế toán vẫn tiến hành lập phiếu nhập kho, sau đó sẽ
lập phiếu xuất kho sử dụng vật liệu. Tuy nhiên, trong những phiếu xuất kho
này chỉ theo dõi về mặt số lượng. Chỉ tiêu giá trị chỉ tính được vào cuối kỳ khi
kế toán tính ra giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ.
Biểu số 3:
Đơn vị: Công ty cầu I Thăng Long
Phiếu xuất kho
Ngày14 tháng 12 năm 2003 Số : 234
Nợ: 621
Có : 152
Họ tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Vũ Phan
Địa chỉ: Đội cầu 7
Lý do xuất kho: Gia công cọc nhồi- Trụ T1 cầu Nậm Pô
Xuất tại kho: Nậm Pô
TT
Tên, nhãn hiệu,
quy cách vật tư

số
Đơn vị

tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Que hàn 4 ly kg 40 40 7397,8 295 912
2 Khí Ô xy chai 14 14 29 524 413 336
3 Thép F 22 A2 kg 314 314 6285,7 1 973 709
Cộng 2 682 957
Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn chín trăm năm
mươi bảy đồng.
Xuất, ngày 14 tháng12 năm 2003
7
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán lập bảng kê xuất vật tư cho các
công trình (biểu số 4).
Biểu số 4
Đơn vị: Công ty cầu I Thăng Long
Bảng kê xuất vật tư( trích)
Năm 2003
Đơn vị: Đồng
TT Tên vật tư ĐVT Đơn giá
Số
lượng
Thành tiền TK

Kho
xuất
Tháng
Công
trình
Đá mài F 125 viên 13 619 8. 108 952 153 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Chổi quét sơn cái 1 750 16. 28 000 153 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Keo Epoxi hộp 7 300 50. 365 000 153 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Đá 1x2 m3 58 285 5. 291 425 1521 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Thép F 12 CT5 kg 6 049 30. 181 470 1521 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Thép F 8 CT5 kg 6 084 220. 1 338 480 1521 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
XMPC 40 kg 691 3 000. 2 073 000 1521 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Sơn chống gỉ kg 14 796 20. 295 920 1522 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Sơn ghi kg 18 996 20. 379 920 1522 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
Sơn nhũ kg 22 432 2. 44 864 1522 Nậm Pô 12/03 Nậm Pô
. …..
Người lập Kế toán trưởng
* Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
8
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Cuối quý, căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư cho từng công
trình, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các công
trình, hạng mục công trình
9
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán 42B
Biểu số 5
Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Công ty cầu I Thăng Long
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
quý IV/ 2003
TT Công trình 1 521 1 522 1523 Cộng 152 153 153(50%) Tổng
1 Cầu Hạnh Phúc 61 304 450 2 189 643 8 371 060 129 065 323 153 033 129 218 356
2 Cầu Thuận An 647 983 059 309 854 237 11 662 324 1 703 785 417 7 118 673 1 710 904 090
3 Cầu Tạ Khoa 150 794 499 216 411 437 36 321 247 697 494 070 1 042 000 1 390 000 699 926 070
4 Cầu Kim Tân 515 562 156 130 916 460 43 023 056 1 223 647 482 2 940 000 1 226 587 482
5 Cầu Giẽ 101 968 301 17 494 605 19 187 571 247 238 245 715 803 1 238 080 249 192 128
6 Cầu Nậm Pô 151 132 531 37 817 542 14 236 435 211 951 588 7 030 613 218 982 201
7 Cầu Làng Ngòn 67 391 338 5 927 832 147 620 131 449 844 342 828 131 792 672
8 Cầu A1 1 204 100 966 96 162 503 99 171 522 2 506 161 316 8 425 631 2 300 000 2 516 886 947
…..
Cộng
11 594 144 757 482 895 528.8 1 081 066 159 16 518 949 219 119 809 055 156 754 798.4 16 795 513 072
Người lập Kế toán trưởng
10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các chứng từ khác có
liên quan kế toán lập các chứng từ ghi sổ xác định chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp cho thi công vào cuối quý.
Biểu số 6
Công ty cầu I Thăng Long Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2003 Số : 4119
Đơn vị : Đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú

Nợ Có
Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp quý IV
621 152
16 518 949 219
Tổng cộng
16 518 949 219
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ các bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng
công trình, hạng mục công trình và các chứng từ ghi sổ đã lập liên quan đến
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Sổ này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng
mục công trình
Sổ chi tiết TK 621
Năm 2003
Công trình: Cầu Nậm Pô
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
Số dư đầu quý IV 0
BPBổ 31/12 Chi phí nguyên vật liệu 152 211 951 588

Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp 154 211 951 588
Phát sinh quý IV 211 951 588
Số dư cuối quý IV 0

Biểu số 7
11
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Người lập Kế toán trưởng
12
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
* Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ Cái tài khoản 621-
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (biểu số 7)
Biểu số 8 Sổ Cái
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: 621
Năm 2003
Chứng từ ghi sổ Diễn Giải
Số
hiệu
Số tiền

SHCT
Ngày
tháng TKĐƯ Nợ Có
1 2 3 4 5 6
Số dư đầu quý IV 0
4031/03 5/11 Mua BT tươi - Cầu Giẽ 311 270 329 145
4113/03 11/12
Bê tông tươi - CT Cầu 7

Lăng Cô 3311 152 205 537
4116/03 31/12 Chi phí NVL trực tiếp 3312 208 022 145
4119/03 31/12
Phân bổ chi phí NVL trực
tiếp 152
16 518 949 219

4135/03 31/12 K/c chi phí dở dang 154
17 485 904 566
Phát sinh quý IV

17 485 904 566
Số dư quý IV 0
13
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Người lập Kế toán trưởngIII. Hạch toán chi
phí nhân công trực tiếp
1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Với công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, đáp ứng những đòi hỏi
khắt khe của thị trường, việc sử dụng lao động thủ công trong thi công ngày
càng có xu hướng giảm dần. Cũng vì vậy, nếu như trước đây, chi phí nhân
công trực tiếp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản phẩm
xây lắp thì bây giờ tỷ trọng đó đã giảm xuống khá nhiều (còn từ 8- 10%). Tuy
nhiên, việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp vẫn đóng một vai
trò quan trọng vì nó không những ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành
sản phẩm mà còn là một trong những động lực tác động đến năng suất lao
động, phát huy sáng kiến trong sản xuất, khơi dậy tiềm năng sẵn có của người
lao động, từ đó góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao

chất lượng của công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty hiện nay bao gồm:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia thi công xây, lắp các công trình
(cả công nhân trong biên chế và công nhân thuê ngoài)
- Chi phí tiền lương cho nhân viên gián tiếp sản xuất (nhân viên kĩ
thuật của đội, nhân viên quản lý, bảo vệ, văn phòng...)
Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo phương pháp tập hơp
trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí nhân công phát
sinh ở công trình nào thì tập hợp ngay cho công trình ấy. Để hạch toán chi phí
nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực
tiếp”.
2. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Căn cứ tính lương
- Với công nhân thuê ngoài: Do có số lượng công nhân lớn, tay nghề cao đáp
ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng cho thi công nên Công ty sử dụng rất ít
lực lượng lao động thuê ngoài, thường là chỉ cho một số hạng mục công việc
đơn giản, ít mang tính chuyên môn. Việc trả lương cho những công nhân thuê
ngoài căn cứ vào hợp đồng thuê lao động ngoài trong đó nêu rõ khối lượng
14
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
công việc phải làm và số tiền lương ngày. Số lao động thuê ngoài này do đội
phân công công việc và theo dõi.
- Với công nhân trong biên chế Công ty
 Đối với bộ phân lao động gián tiếp được trả lương theo thời gian
như tổ văn phòng, tổ bảo vệ, việc tính lương được căn cứ vào bảng chấm công
do tổ trưởng theo dõi hàng ngày. Số tiền lương của mỗi người được xác định
dựa trên hệ số lương của từng người và số ngày công thực tế mà người đó đã
làm việc trong tháng.

Chế độ trả lương thời gian ở Công ty là chế độ tiền lương đơn
giản.Tiền lương thời gian nhận được do mức lương cấp bậc và thời gian thực
tế quyết định. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức lương ngày. Để tính
lương thời gian cho người lao động phải xác định được mức lương ngày và số
ngày làm việc thực tế cả lao động đó. Lương 1 ngày công được tính ra từ
bảng lương và ngày công theo chế độ là 26 ngày.
Ngày công thực tế của cán bộ quản lý, nhân viên thuộc các phòng ban
được tính thông qua bảng chấm công.
Từ bảng chấm công của các phòng ban, kế toán tiền lương tính ra
lương của từng người :
Mức lương chính
Lương thời gian = x Số công thực tế x Hệ số lương thời gian
26
Đơn giá tiền lương 1 ngày công được tính toán dựa vào cấp bậc lương,
hệ số lương của từng người và mức lương tối thiểu quy định.
- Hiện nay, Công ty áp dụng mức lương tối thiểu là : 290000đ/ tháng
- Hệ số bậc lương được qquy định theo bộ tài chính cho từng đối
tượng.
- Hệ số lương thời gian do Công ty quy định cho từng đối tượng.
Ngoài tiền lương thời gian, nhân viên trong Công ty còn được hưởng
lương 100% , 70% so với lương thời gian và các khoản phụ cấp.
- Lương 100% áp dụng đối với những trường hợp đi họp, học hành
do Công ty cử đi hoặc nghỉ lễ, phép...
15
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
- Lương hưởng 70% tính cho cán bộ công nhân viên khi nghỉ do
những nguyên nhân khách quan như trời mưa, chờ việc....
Biểu số 9

Công ty cầu I Thăng Long
Đội cầu 7- Tổ Văn Phòng
Công trình: Cầu Nậm Pô
Bảng chấm công (trích)
Tháng 12/2003
STT Họ và tên
Cấp bậc
lương
Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 ... 31 Công
hưởng
lương
sp
Công
hưởng
lương
tgian
Công
nghỉ
việc
hưởng
lương
100%
1. Phùng Văn Hiệp 730 800 + + ... + 28 0
2. Nguyễn Xuân Thiêm 373 800 + + H 30 6
3. Nguyễn Xuân Hoàng 306 600 + + + 28 1
...
Cộng 234 31
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công trên, có thể tính lương của anh

Phùng Văn Hiệp như sau:
Hệ số lương là 3,48
Mức lương tối thiểu: 290 000
16
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Mức lương chính = 3,48 x 290 000= 1 009 200đ
Hệ số hưởng lương thời gian là 1,34
Số công anh Hiệp làm trong tháng là 28 công




Lương thời gian của anh Hiêp = x 28 x 1,34 = 1 456 300đ
Các khoản phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ = 290000 x 0,3 = 87 000 đ
Phụ cấp lưu động = 290000/26 x 26 x 0,4 = 116 000đ
Phụ cấp thu hút = 10% x Mức lương chính = 1 009 200 x 10%= 100 900đ
Vậy tổng tiền lương của anh Hiệp là:
1 456 300 + 87000 + 116000 + 100 900 = 1 760 200đ
 Đối với bộ phận lao động trực tiếp trong đội như tổ khoan, tổ kích kéo, tổ sắt
hàn..., Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Cách tính lương
như sau:
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng thi công, thống kê đội xác
định số công thực tế mà đôi đã thực hiện được trong tháng, từ đó dựa vào đơn
giá tiền lương định mức do phòng kế hoạch định, tính ra tổng quy lương sản
phẩm của toàn đội.
Để tính lương sản phẩm ta phải tính được số công quy đổi và đơn giá
công quy đổi bằng cách chọn lương của bất kỳ 1 người nào trong đội để làm

cơ sở tính lưong cho những người khác, thường kế toán đội chọn người có
mức lương thấp nhất hoặc cao nhất và người này được quy định có hệ số
lương quy đổi là 1. Hệ số lương quy đổi của những người khác được tính
bằng bậc lương của người đó chia cho bậc lương chuẩn
Số công quy đổi= Số công thực tế x Hệ số lương quy đổi
17
1 009 200
26
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Sau khi tính được số công quy đổi, kế toán lập bảng tổng hợp công quy
đổi cho toàn đội để tính đơn giá công quy đổi
Tổng quỹ lương sản phẩm
Đơn giá công quy đổi =
Tổng số công quy đổi toàn đội
Trong đó quỹ lương sản phẩm trong tháng được tính dựa vào số tổng
công thực tế nhân với đơn giá định mức 1 công.
Cuối cùng có thể tính ra lương sản phẩm cho từng người:
Lương sản phẩm = Số công quy đổi x Đơn giá công quy đổi.
Ví dụ : Có thể tính lương sản phẩm cho công nhân đội cầu 7 như sau:
Biểu số 10
Biên bản nghiệm thu khối lượng thi công
Tháng 12/2003
Công trình: Cầu Nậm Pô
STT Công trình, hạng mục công trình
Đơn
vị
tính
Khối

lượng
Định
mức lao
động
Công thực
hiện
I Phần bệ mố M2
1. Gia công cốt thép bệ mố M2 tấn 11,7 12
c
/tấn 100
2. Đổ bê tông bệ mố M2 m
3
120 0,4
c
/m
3
60
II Phần trụ T1
1. Đóng cọc định vị quanh trụ T1 (cọc
6m)
cọc 8 12
2. Đóng cọc ván thép xung quanh trụ cọc 26 50
3. Đổ bê tông cọc khoan nhồi trụ T1 m
3
100 0,2
c
/m
3
35
... .... .... ....

Cộng 730,8
Người lập Đơn vị thi công P.kỹ thuật P.kế hoạch Phòng TCLĐHC
18
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
Như vậy, trong tháng 12, đội cầu 7 đã thực hiện được 730,8 công. Đơn
giá tiền lương do phòng kế hoạch tính dựa trên đơn giá định mức quy định là
19870đ/công.
Ta tính được quỹ lương sản phẩm của đội
730,8 x 19870 = 14 521 000 đ
Để tính được tiền lương cho từng người trong đội, thống kê đội chọn
một người có mức lương chuẩn là 675700đ làm cơ sở tính lương cho cả đội,
người này cũng có hệ số lương quy đổi là 1. Dựa vào mức lương chuẩn này và
bảng chấm công xác định số công thực tế của từng người kế toán đội tính số
công quy đổi của từng người.
Biểu số 11
Công ty cầu I Thăng Long Bảng quy đổi công sản phẩm
Đội cầu 7-Tổ kích kéo Tháng 12/2003
STT Họ và tên Bậc lương
Hệ số quy
đổi
Công thực tế
Công quy
đổi
1 Trần Quốc Nam 884 500 1,308 29,5 38,58
2 Nguyễn Tiến Hạnh 884 500 1,308 34 44,46
3 Nguyễn Tiến Lương 530 700 0,785 25 19,62
4 Nguyễn Đức Thiện 530 700 0,785 23 18,05
5 Lê Văn Hải 530 700 0,785 16 12,55

6 Bùi Ngọc Tuấn 530 700 0,785 25 18,44
Cộng 152,5 151,69
Căn cứ vào bảng quy đổi công của từng tổ, thống kê đội lập bảng tổng
hợp công cho toàn đội
Biểu số 12
Công ty cầu I Thăng Long
Đội cầu 7
Bảng tổng hợp quy đổi công sản phẩm
Tháng 12/2003
STT Bộ phận Số người Số công thực tế Số công quy đổi
1 Mộc nề 6 166 160,17
2 Sắt hàn 7 131 146,48
3 Kích kéo 1 12 261 283,06
19
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Phượng-Kế toán
42B
4 Kích kéo 2 6 152,5 151,69
Cộng 730,5 741,4
Kế toán tính được đơn giá 1 công quy đổi là:
14 521 000
741,4
= 19 586 (đ/công)
Theo đó, thống kê đội sẽ tính ra tiền lương và phụ cấp phải trả cho từng
công nhân trong tổ, đội căn cứ vào số công quy đổi của mỗi người.
Ví dụ: Cách tính lương của anh Trần Quốc Nam như sau:
Hệ số lương là 3,05
Mức lương chính = 3,05 x 290 000= 884 500 đ
Hệ số công quy đổi= 884 500/ 675 700 = 1,308
Số công thực tế : 29,5 công

Số công quy đổi= 29,5 x 1,308 = 38,59 công
Đơn giá công quy đổi : 19 586đ/công
Lương sản phẩm= 38,59 x 19 586 = 755 800đ
Số công nghỉ hưởng 70% lương: 1 công

Lương 70%=

Các khoản phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ: 290 000 x 0,3 = 87 000 đ
Phụ cấp thu hút = 10% x 884 500 = 88 500 đ
Vậy tổng tiền lương của anh Trần Quốc Nam là:
755 800 + 23800 + 87 000 + 88500 = 955 100 đ
20
x 1 x 70% = 23 800 đ
884 500
26
20

×