Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.77 KB, 14 trang )

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cầu I Thăng Long thuộc tổng công xây dựng cầu Thăng Long,
nguyên là xí nghiệp cầu 202 được thành lập tháng 6 năm 1982 trên cơ sở hợp nhất
Công ty đại tu cầu I của cục quản lý đường bộ và Công ty công trình 108 thuộc xí
nghiệp liên hiệp công trình 5.
Trong thời gian bao cấp kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Công ty trực thuộc
liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 2 (nay là khu quản lý đường
bộ 2). Hiện nay, Công ty cầu I là thành viên của tổng Công ty xây dựng cầu Thăng
long, có trụ sở đóng tại Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà nội.
Công ty cầu I Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày
27/3/1993 theo quyết định số 506/TCLĐ của Bộ GTVT và là doanh nghiệp loại I
theo quyết định 338/TTG của Thủ tướng chính phủ có nhiệm vụ xây dựng công
trình giao thông như : cầu đường bộ, cầu đường sắt, các loại cầu tàu biển, tàu
sông…
Trong giai đoạn đầu từ năm 1983 đến năm 1991, Công ty gặp khá nhiều khó
khăn trong quản lý cũng như tổ chức sản xuất do Công ty vừa mới thành lập, lại
gặp ngay sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước từ tập trung quan liêu bao
cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, những khó khăn bước đầu càng làm cho đội ngũ lãnh đạo và công nhân
viên toàn thể Công ty thêm quyết tâm tìm ra con đường phát triển đúng đắn và phù
hợp cho mình trong thời kì mới. Nhiều công trình do Công ty thi công đã được đưa
vào sử dụng và được đánh giá cao đã là một động lực quan trọng góp phần thúc đẩy
sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo.
Giai đoạn từ năm 1991 đến nay, với những nỗ lực không ngừng trong hơn 10
năm đổi mới, bình quân mỗi năm Công ty thi công hoàn thành từ 7 đến 10 công
trình gồm cầu, cảng và các công trình công nghiệp dân dụng. Tổng hợp trong hơn
10 năm đổi mới Công ty đã xây dựng mới, đại tu sửa chữa, nâng cấp, mở rộng 135
công trình với tổng chiều dài trên 10000 m cầu các loại, trong đó có trên 100 công
trình đã đưa vào sử dụng có hiệu quả trong nhiều năm gồm: 18 cầu đường sắt, 80


cầu đường bộ và 10 cảng biển, cảng sông. Có thể nói là bất cứ chủng loại công
trình nào dù khó khăn gian khổ phức tạp đến đâu, Công ty cũng đều thi công hoàn
thành đúng và vượt tiến độ.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh, công ty cũng
đã tích cực hưởng ứng và tham gia nhiều công tác xã hội. Với những đóng góp cả
về kinh tế và xã hội của mình, Công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh
hiệu anh hùng lao động trong thời kì đổi mới năm 2000 và cùng với nhiều Huân
chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty cầu I Thăng Long la doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông
với các chuyên ngành cụ thể sau:
- Xây dựng các công trình giao thông
- Xây dựng các công trình công nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Gia công cơ khí và sửa chữa máy thi công
- Xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ
- Gia công, chế sửa cấu kiện thép, sản xuất cấu kiện bê tông
- Thi công nền móng các công trình XDCB
- Vận tải phục vụ xây dựng công trình
2. Địa bàn hoạt động
Trong những năm qua, với những cố gắng nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới
công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng sự năng động, sáng tạo, Công
ty đã tích cực mở rộng địa bàn hoạt động của mình với 21 tỉnh, thành từ biên giới
địa đầu cực Bắc của Tổ quốc đến các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Bộ. Tên
tuổi của Công ty đã gắn liền với nhiều địa danh, nhiều công trình giao thông cầu
cống, sân bay, bến cảng có quy mô tầm cỡ trải rộng trên khắp các tỉnh, thành phố từ
biên giới địa đầu của Tổ quốc đến các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ như: cầu
Tràng Tiền, cảng Khuyếch Lương, cụm cầu đường sắt Nam Thăng Long Hà nội…
Hiện nay, Công ty đang tiến hành thi công các công trình: cảng Nghi Sơn, cầu Đá

Sao, cầu Hồ Kiều 2, cầu Khanh, cầu Nậm Pô, cầu Kim Tân…
3. Quy trình công nghệ
Đây là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến việc hạch toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm của Công ty. Đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xây
lắp nói chung và cầu đường nói riêng như Công ty cầu I Thăng Long, quy trình
công nghệ thường khá phức tạp, một công trình bao gồm nhiều hạng mục công
trình, mỗi một hạng mục lại gồm nhiều bước công việc với yêu cầu về kỹ thuật rất
chặt chẽ. Do đó, các chi phí phát sinh tương đối đa dạng, đòi hỏi phải theo dõi ghi
chép đầy đủ, đúng đối tượng thì mới có thể chính xác được.
Quy trình sản xuất của Công ty thường tuân theo một quy trình chung như
sau:

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
* Giai đoạn 1: Đấu thầu và ký hợp đồng kinh tế
* Giai đoạn 2: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thi công
Trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu về những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế
thi công như đặc điểm địa hình cao thấp, vị trí địa lý…, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành
thiết kế bản vẽ thi công của công trình, đồng thời căn cứ vào điều kiện trong hợp
đồng kinh tế, giá trị dự toán của công trình và điều kiện thi công của từng khu vực,
phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch về tiến độ thi công qua từng giai đoạn.
Khảo sát,
thiết kế kỹ
thuật v là ập
kế hoạch thi
công
Tổ chức thi
công
Nghiệm thu
v b n giaoà à
công trình

Đấu thầu v à
ký kết hợp
đồng kinh tế
* Giai đoạn 3: Tổ chức thi công bao gồm các bước công việc sau:
- Chuẩn bị thi công: trong bước này bao gồm những công việc như giao
nhận mặt bằng, bố trí thực địa (dựng lán trại cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị
điện, nước phục vụ cho công tác thi công, tiến hành san lắp mặt bằng, làm hàng rào
cho công trình, làm các sân bãi), tập kết xe, thiết bị thi công.
- Thực hiện thi công: Tiến hành thi công từng hạng mục công trình theo kế
hoạch đã đề ra. Ví dụ như các bước làm cầu bao gồm các bứoc sau:
+ Đắp bờ vây ngăn nước để làm mố trụ cầu hoặc đóng cọc ván thép ngăn
nước.
+ Đóng cọc bê tông móng mố trụ cầu
+ Đổ bê tông móng mố trụ cầu.
+ Lắp dầm cầu.
+ Dọn sạch lòng sông, thông thuyền, đổ mặt cầu
- Hoàn thiện thi công: hoàn thiện những hạng mục công việc sau cùng để có
thể bàn giao, đưa công trình vào sử dụng. Ví dụ, hoàn thiện việc thi công cầu bao
gồm: Làm đường lên cầu, cọc tiêu, biển báo, sơn cầu, rãnh nước, đèn đường, đèn
cầu.
*Giai đoạn 4: Nghiệm thu, thử tải trọng cầu và bàn giao công trình
Các bước kỹ thuật công nghệ xây dựng cầu nhìn tổng thể thì không nhiều
nhưng chi tiết lại rất nhiều và đòi hỏi giám sát kĩ thuật rất chặt chẽ. Ví dụ như vật
liệu phải được thử cường độ, tiêu chuẩn kĩ thuật có xác nhận của cơ quan chuyên
môn là phù hợp với yêu cầu thiết kế thì mới được sử dụng, qua mỗi bước quy trình
công nghệ phải nghiệm thu kĩ thuật chặt chẽ, như đổ bê tông trụ cầu thì nghiệm thu
đào đất móng trụ đạt yêu cầu mới đổ bê tông thân trụ, bê tông thân trụ có cấp phối
phải giống mẫu bê tông đã làm mẫu đi thử ( thử mẫu phải có cơ quan chuyên trách
xác nhận); sau móng trụ, thân trụ là mũ trụ, mũ trụ thường có yêu cầu kỹ thuật cao
hơn như mác bê tông, thép xá mũ, và nghiệm thu cốt thép sau đó mới đổ bê tông,

bảo dưỡng bê tông.
Đội cầu 2
Đội cầu 5
Đội cầu 7
Đội cầu 8
Đội cầu 11
Đội cầu12Đội cầu 6
…. ….
Đội cầu 1
PhòngVật tưPhòngThiết bị
PhòngTài vụ
PhòngKế hoạch
PhòngKĩ thuật
Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giámđốc
Đội cơ giới Đội xây dựng Xưởng cơ khí Đội thiết bị
BAN CHỈ ĐẠO
PhòngY tế
Giám đốc
Phòng TCLĐHC
Với quy trình sản xuất trên, Công ty đang tiến hành thi công với phương
thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy trong đó lao động thủ công ngày
càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị của các công trình (8-10%).
III. Tổ chức sản xuất kinh doanh
1.Mô hình tổ chức quản lý
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng.
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty

Giám đốc

×