Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THẮNG LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.36 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY
KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THẮNG LỢI
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỀ CẬP ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN
TIỀN MẶT TẠI CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI
LA.
Việc theo dõi vốn bằng tiền mặt tại cửa hàng Thương mại Dịch vụ
Đại La là rất quan trọng trong công tác kế toán cũng như công tác quản lý
cửa hàng trước hết, vốn tiền mặt là một bộ phận thuộc tài sản lưu động
của cửa hàng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ đồng Việt Nam. Trong
quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền mặt vừa được sử dụng để
thanh toán các khoản chi tiêu hàng ngày, các khoản mua sắm vật tư hàng
hoá phục vụ kinh doanh và khoản nợ đến hạn trả của cửa hàng vừa là kết
quả của việc bán hàng và thu hồi các khoản nợ. Do đó, vốn tiền mặt là
loại vốn có tính thanh khoản và luôn chuyển cao phản ánh khả năng thanh
toán tức thời của cửa hàng đồng thời là đối tượng của sự gian lận và ăn
cắp vì vậy trong việc sử dụng vốn tiền mặt cần phải tuân thủ các nguyên
tắc, chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước, đòi hỏi các nhà quản lý của cửa
hàng phải có biện pháp quản lý và sử dụng như thế nào để có hiệu quả
nhất như làm sao để kiểm soát, tính toán được lượng tồn quỹ tiền mặt
hàng ngày đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu trong ngày, cũng như thông
qua phân tích tình hình thu chi trong ngày, cũng như thông qua phân tích
tình hình thu chi các khoản mục để thấy rõ được sự biế động của luồng
tiền và việc chi tiêu đã hợp lý hay chưa. Điều này phụ thuộc rất lớn vào
trình độ quản lý và sử dụng chúng.
1 1
Chính vì vậy, việc theo dõi, tổ chức công tác hạch toán vốn tiền mặt
kinh doanh tại cửa hàng Thương mại Dịch vụ Đại La là rất cần thiết, có
vai trò quan trọng phát huy hiệu quả của công tác kế toán tài chính và
giúp nhà quản lý có thể nắm bắt được các thông tin kinh tế đầy đủ, đúng
đắn, chính xác và kịp thời về thực trạng và cơ cấu vốn tiền mặt, về các
nguồn thu và sự chi tiêu chúng trong quá trình kinh doanh để đưa ra các


quyết định đầu tư và kinh doanh có hiệu quả nhất.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN TIỀN MẶT TẠI
CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI LA.
1. Công tác quản lý vốn tiền mặt tại cửa hàng Thương mại Dịch vụ Đại La
Hiện tại, tiền mặt tại quỹ của cửa hàng Thương mại Dịch vụ Đại La
chỉ bao gồm một loại tiền duy nhất là Việt Nam đồng không sử dụng tín
phiếu, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ do đó để theo dõi quản lý chặt chẽ hiệu
quả quá trình hình thành chi tiền mặt của cửa hàng công tác quản lý vốn
tiền mặt tuân thủ nguyên tắc sau:
- Tiền mặt tại quỹ của cửa hàng được bảo quản trong kép sắt đủ
điều kiện an toàn, chống mất cắp, chống cháy nổ.
- Mọi nghiệp vụ thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ thực hiện
và chịu trách nhiệm trước cửa hàng.
- Các khoản thu chi đều phải có chứng từ hợp lệ
- Định kỳ cuối tháng, quý, năm kế toán tiền mặt và thủ quỹ đều phải
đối chiếu số dư thực tế tồn quỹ với sổ chi tồn quỹ trên sổ kế toán xem có
khớp đúng hay không, nếu có chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân và điều
chỉnh.
2 2
- Cuối tháng, quý, năm phải tiến hành lập biên bản kiểm kê quỹ với
sự có mặt của kế toán trưởng, kế toán tiền mặt và thủ quỹ.
- Hàng tháng, phải lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng và thoả
thuận để lại một lượng nhất định chi tiêu của cửa hàng.
2. Chứng từ sử dụng để hạch toán vốn tiền mặt
Các chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán tiền mặt tại cửa
hàng gồm có:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Các chứng từ gốc đi kèm phiếu thu chi giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng, hoá đơn

mua hàng…
2.1. Phiếu thu
- Phiếu thu là một chứng từ kế toán dùng để xác định số tiền mặt
thực tế nhập quỹ, là căn cứ để thủ quỹ thu tiền và ghi sổ các tài khoản thu
có liên quan.
Phiếu thu phải được đóng thành quyển và khi ghi sổ phải có đầy đủ
các tiêu đề chủ yếu sau:
- Ngày tháng năm lập phiếu thu
- Họ và tên người nộp tiền
- Số phiếu, lý do nộp
- Số tiền là bao nhiêu được ghi bằng chữ và số
- Có đầy đủ chữ ký của người liên quan
3 3
Trên cơ sở chứng từ gốc như hoá đơn bán hàng, giấy rút tiền gửi
ngân hàng, biên lai thu tiền… kế toán tiền mặt lập phiếu thu gồm 03 liên
(đặt giấy than viết 1 lần) ghi đầy đủ các nội dung trên và ký vào phiếu, và
được chuyển đến cho kế toán trưởng duyệt, sau đó chuyển cho thủ quỹ
làm thủ tục nhập quỹ, thủ quỹ đếm kiểm tiền trước khi ký thủ quỹ gửi lại
01 liên để ghi sổ, 01 liên giao cho người nộp tiền, 01 liên lưu lại nơi lập
phiếu, và cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho
kế toán tiền mặt để ghi sổ kế toán.
Ví dụ minh hoạ: Trang bên
Ngày 31/3/2004 Quầy văn phòng phẩm nộp tiền bán hàng trong
ngày trị giá 16.838.150 căn cứ vào HDDHKT lập phiếu thu.
4 4
Đơn vị…………
Địa chỉ:………..
Telefax:……….
PHIẾU THU
Ngày 31 tháng 3 năm 2004

Quyển số………...
Số 26/3
Nợ: 111
Có 131
Mẫu số 01 - TT
QĐ số: 1141 - TC/ QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của
Bộ Tài chính
Họ và tên người nộp tiền: Trần Thị Kim Xuân
Địa chỉ: Chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Lý do nộp: Thu tiền bán hàng xà phòng các loại
Số tiền: 16.838.150 (Viết băng chữ) Mười sáu triệu tám trăm ba
mươi tám nghìn, một trăm mười năm đồng .
Kèm theo………………Chứng từ gốc……………………………..
………………………..Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)……….
………………………..HĐ 27871…………………………………
Ngày 31 tháng 3 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy)………….
+ Số tiền quy đổi……………………………….
5 5

×