Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá tác động của các dự án năng lượng tái tạo đến lưới điện tại huyện bình đại, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 87 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH MINH TRÍ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐẾN LƯỚI ĐIỆN
TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành : Quản Lý Năng Lượng
Mã số: 60340406

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BẾN TRE, tháng 10 năm 2020


2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA- ĐHQG -TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Võ Ngọc Điều
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Huỳnh Quốc Việt
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Huỳnh Văn Vạn
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Phân hiệu ĐHQG TP HCM tại Bến Tre ngày 10
tháng 10 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Lê Kỷ
2. Thư ký: TS. Nguyễn Nhật Nam


3. Phản biện 1: TS. Huỳnh Quốc Việt
4. Phản biện 2: TS. Huỳnh Văn Vạn
5. Ủy viên: TS. Dương Thanh Long
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. LÊ KỶ

TRƯỞNG KHOA……………


3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Minh Trí MSHV:1770260
Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1980

Nơi sinh: Bến Tre.

Chuyên ngành: Quản Lý Năng Lượng.
Mã số : 60340406
I. TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động của các dự án năng lượng tái tạo đến lưới
điện tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng quan về tình hình phát triển năng lượng tái tạo tại huyện Bình Đại, tỉnh

Bến Tre
- Dùng phần mềm Pss/Adept để mô phỏng phân bố phụ tải, trào lưu công suất,
tính tốn tổn thất điện năng của lưới điện tính khi đấu nối các dự án năng lượng tái
tạo, qua đó đánh giá được những tác động đến lưới điện.
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý lưới điện để áp dụng tốt hơn cho nhu
cầu phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/8/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/9/2020
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. Võ Ngọc Điều
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS. TS. Võ Ngọc Điều
TRƯỞNG KHOA….………


4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn tất một luận văn thạc sĩ yêu cầu sự tập trung, sự cố gắng và độc lập
nghiên cứu. Bản thân tôi sau những năm tháng học tập vất vả và nghiên cứu cũng đã
cố gắng để hồn thành được luận văn này. Tơi ln ghi nhận những sự đóng góp
giúp đỡ,sự ủng hộ, sự hỗ trợ nhiệt tình của những người bên cạnh mình, nhân đây
tơi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới họ.
Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi muốn dành tới PGS.TS Võ Ngọc Điều,
người đã dìu dắt và hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm luận văn, sự chỉ bảo và
định hướng của thầy giúp tôi tự tin nghiên cứu những vấn đề mới và giải quyết vấn

đề một cách cách khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ phận sau Đại học, Phòng đào tạo
sau đại học,– Đại học Bách Khoa TP. HCM và Ban giám đốc phân hiệu Đại học
quốc gia chi nhánh tại Bến Tre, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học tập và
làm khóa luận một cách thuận lợi.
Lời cảm ơn sâu sắc muốn được gửi tới các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ và mở
ra cho chúng tôi thấy chân trời tri thức mới, hướng dẫn chúng tôi cách khám phá và
làm chủ những kiến thức mới.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp Quản lý năng lượng khóa
1 tại Bến Tre đã cùng tôi đi qua những tháng ngày miệt mài học tập, cùng chia sẻ
những niềm vui nỗi buồn, động viên tơi đi qua những khó khăn, để tơi vững bước
vượt qua những vất vả, quyết tâm hoàn thành luận văn này.
Bến Tre, ngày 24 tháng 09 năm 2020
HỌC VIÊN

Huỳnh Minh Trí


5

TĨM TẮT
Đề tài này tổng quan được tình hình phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, của
tỉnh Bến Tre và cụ thể được chi tiết tại huyện Bình Đại, xác định tiềm năng phát
triển của khu vực huyện Bình Đại; qua đó đánh giá được những tác động tốt đến
lưới điện cũng như những tác động xấu, ảnh hưởng đến khả năng mang tải, tổn thất
điện năng khi giải tỏa công suất các hệ thống năng lượng tái tạo. Qua thực hiện đề
tài, tác giả đề xuất một số giải pháp trong quản lý lưới điện để áp dụng tốt hơn cho
nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai.

ABSTRACT


This topic has an overview of the quantitative renewable development in Vietnam,
Bến Tre province and details in Bình Đai district, determines the development
capacity of Binh Dai district; Thereby assessing the good impacts to the power
system as well as the bad impacts, affecting the load capacity, the components that
fail to release the capacity of the regenerative system. Implementing the account,
the author proposes a number of solutions in power system management to better
apply to the needs of renewable quantitative development in the future.


6

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho thực hiện luận văn đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Bến Tre, ngày 24 tháng 09 năm 2020
HỌC VIÊN

Huỳnh Minh Trí


7

MỤC LỤC
CHƯƠNG I ....................................................................................................................................... 1

GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ...................................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................................4
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................5
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................5
1.6. Bố cục luận văn ............................................................................................................................6
CHƯƠNG II ..................................................................................................................................... 7
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM ................................ 7
2.1. Tổng quan về năng lượng tái tạo ................................................................................................7
2.1.1.

Khái niệm về năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế ..................................... 7

2.1.2.

Bức tranh phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới........................................... 7

2.1.2.1.

Lịch sử phát triển ................................................................................................. 7

2.1.2.2.

Tình hình nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo .................................... 8

2.1.2.3.

Một số điểm nổi bật trong phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới .......... 11


2.2. Tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam ..............................................................12
2.2.1.

Tiềm năng, những thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo ...................................12

2.2.1.1

Thủy điện nhỏ (TĐN) ............................................................................................. 12

2.2.1.2

Năng lượng sinh khối ............................................................................................. 14

2.2.1.3

Năng lượng mặt trời (NLMT) ................................................................................. 15

2.2.1.4

Năng lượng gió........................................................................................................ 18

2.2.1.5

Năng lượng thuỷ triều ............................................................................................ 20

2.2.2.

Chính sách khuyến khích của Chính phủ ......................................................................22

2.2.2.1.


Khung pháp lý cho phát triển điện gió ............................................................... 23

2.2.2.2.

Khung pháp lý cho năng lượng sinh học ........................................................... 24

2.2.2.3.

Khung pháp lý cho sản xuất điện từ sinh khối bao gồm: .................................. 25

2.2.2.4.

Khung pháp lý cho sản xuất điện từ năng lượng mặt trời: ............................... 25

2.3. Hiện trạng nguồn điện nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng theo Quy hoạch điện
VII điều chỉnh: .................................................................................................................................26
2.4. Định hướng phát triển NLTT tại Việt Nam: ...........................................................................29
CHƯƠNG III .................................................................................................................................. 31
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA TỈNH BẾN TRE
.......................................................................................................................................................... 31


8

3.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện tỉnh Bến Tre ..............................................................31
3.1.1.

Hiện trạng nguồn điện tỉnh Bến Tre..................................................................... 31


3.1.2.

Hiện trạng lưới điện ............................................................................................... 31

3.1.3.

Nhu cầu điện của tỉnh Bến Tre .............................................................................. 34

3.2. Tổng quan về quy hoạch phát triển nguồn điện tỉnh Bến Tre đến năm 2035 ......................34
3.2.1.

Dự bảo nhu cầu điện tình Bến Tre đến năm 2035 ............................................... 34

3.2.2.

Chương trình phát triển nguồn, lưới điện tỉnh Bến Tre đến năm 2035 ............ 37

3.3. Tổng quan về quy hoạch nguồn năng lượng tái tạo của tỉnh Bến Tre ..................................38
3.3.1.

Chính sách thu hút đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Bến Tre: .... 38

3.3.2.

Quy hoạch phát triển điện gió: ............................................................................. 39

3.3.3.

Quy hoạch phát triển điện mặt trời:..................................................................... 40


CHƯƠNG IV .................................................................................................................................. 42
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC DỰ ÁN NLTT ĐẾN LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE .......................................................................................... 42
4.1. Mô tả chung: ..............................................................................................................................42
4.1.1.

Tổng quan về lưới điện khu vực huyện Bình Đại:.........................................................42

4.1.1.1

Giới thiệu về huyện Bình Đại: .........................................................................................42

4.1.1.2

Tình hình lưới điện khu vực Bình Đại: ..........................................................................43

4.1.2.

Tình hình phát triển NLTT khu vực Bình Đại:.............................................................44

4.2. Đánh giá tác động của nguồn NLTT đến lưới điện cấp trên 110kV khu vực Bình Đại: .....44
4.2.1.

Mơ tả hiện trạng khu vực cần nghiên cứu: ....................................................................44

4.2.1.1

Danh mục lưới điện hiện hữu: ........................................................................................44

4.2.1.2


Các dự án đang triển khai: ..............................................................................................45

4.2.2.

Danh mục các dự án quy hoạch và chuẩn bị triển khai: ..............................................46

4.2.3.

Đánh giá: ...........................................................................................................................50

4.3. Đánh giá tác động của nguồn NLTT đến lưới điện 22kV và hạ thế : ....................................54
CHƯƠNG V ................................................................................................................................... 59
KẾT QUẢ THỰC TẾ .................................................................................................................... 59
5.1. Lựa chọn khu vực tính tốn:.....................................................................................................59
5.2. Kết quả tính tốn cho lưới điện cấp 22kV: ..............................................................................60
5.3. Kết quả tính tốn cho lưới điện cấp 0,4kV: .............................................................................63
5.4. Nhận xét, đánh giá chung: ........................................................................................................67
5.4.2.

Những tác động xấu: ........................................................................................................67

5.4.3.

Đề xuất những giải pháp: ................................................................................................68

CHƯƠNG VI .................................................................................................................................. 69


9


KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 69
6.1. Kết luận: .....................................................................................................................................69
6.2. Kiến nghị.....................................................................................................................................70
6.3. Hướng phát triển .......................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 71


10

DANH MỤC HÌNH
Hình 3-1: Bản đồ vị trí các dự án điện gió quy hoạch giai đoạn đến 2020 tỉnh Bến
Tre………………………………………………………………………………….59
Hình 4-1 Bản đồ quy hoạch điện gió tỉnh Bến Tre 2020 – 2035………………......65
Hình 5-1 Sơ đồ đơn tuyến tuyến 477 Bình Đại – Thới Thuận và dự án ĐMTMN trụ
136/28A……………………………………………………………………………72


11

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1. Tiểm năng kỹ thuật thủy điện nhỏ theo gam công suất………………..26
Bảng 2-2. Hiện trạng rừng tồn quốc năm 2012…………………………………..27
Bảng 2-3. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở độ cao 66m ……………….31
Bảng 2-4. Tốc độ gió theo nghiên cứu của WB và tốc độ gió thực tế ……………32
Bảng 2-5. Chế độ trung bình, chiều cao, chiều rộng của thủy triều (+/-5%)……...34
Bảng 3-1: Khối lượng và tình trạng mang tải của các đường dây 110 kV ……….44
Bảng 3-2: Diễn biến tiêu thụ điện tỉnh Bến Tre đến năm 2018 …………………..46
Bảng 3-3 Nhu cầu công suất và điện năng toàn tỉnh Bến Tre giai đoạn đến 20202025-2035 …………………………………………………………………………48
Bảng 3-4 Danh mục các nguồn điện trên địa bàn tỉnh Bến Tre dự kiến đến năm

2030 .....................................................................................................................49
Bảng 4-1 Khối lượng và tình trạng mang tải của các đường dây 110 kV khu vực
Bình
Đại…………………………………………………………………………………57
Bảng 4-2 Dự báo quy hoạch điện gió khu vực Bình Đại …………………………58
Bảng 4-3 Quy hoạch các dự án điện gió trong tỉnh Bến Tre ……………………...58
Bảng 4-4 Danh mục các dự án điện gió bổ sung vào Quy hoạch điện VII thực hiện
đến năm 2023 ……………………………………………………………………...60
Bảng 4-5 Phân vùng phụ tải tỉnh Bến Tre đển năm 2035 …………………………62
Bảng 4-5 Khả năng giải tỏa công suất điện mặt trời mái nhà trên lưới 22kV khu vực
Bình

Đại

……………………………………………………………………………67
Bảng 4-6 Khả năng giải tỏa công suất điện mặt trời mái nhà thuộc lưới hạ thế khu
vực

Bình

Đại

………………………………………………………………………68
Bảng 4-7 Thống kê khách hàng lắp đặt và dự kiến lắp đặt ĐMTMN tỉnh Bến Tre
đến tháng 9/2020

……………………………………………………………….69

Bảng 5-1 Kết quả mô phỏng trung thế 1 ………………………………….………73
Bảng 5-2 Kết quả mô phỏng trung thế 2 …………………………………………73

Bảng 5-3 Kết quả mô phỏng trung thế 3 …………………………………………74
Bảng 5-4 Kết quả mô phỏng trung thế 4 …………………………………………..74


12

Bảng 5-5 Kết quả mô phỏng hạ thế 1 ……………………………………………75
Bảng 5-6 Kết quả mô phỏng hạ thế 2 …………………………………………….75
Bảng 5-7 Dữ liệu thực tế trạm hạ thế ……………………………………………76


13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLTT

: Năng lượng tái tạo

ĐMT

: điện mặt trời

ĐMTMN

: điện mặt trời mái nhà

NLMT

: năng lượng mặt trời


PSS/A

: phần mềm mơ phỏng, tính tốn lưới điện PSS/Adept

TBA

: trạm biến áp

ĐD

: đường dây

MBA

: máy biến áp


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm
cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng
65km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre thuộc khu vực
tam giác của hệ thống sông Tiền, hợp thành bởi 03 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao
Bảo và cù lao Minh) trên 04 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm
Luông và sông Cổ Chiên). Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí
Minh 87km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An.
Trong những năm qua, kinh tế-xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu

đáng kể trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh
vực. Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 đạt 9,5%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt
5,64%/năm, GRDP/người đạt 24,4 triệu đồng năm 2014 và ước đạt 33,76 triệu đồng
năm 2015; giai đoạn 2011-2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 521,4 triệu USD và
ước thực hiện giai đoạn 2016-2020 là 624,3 triệu USD.
Với tinh thần “tiếp tục tăng tốc – tạo bứt phá” đẩy nhanh việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đề ra, trọng tâm là tập
trung thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2018: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GRDP) đạt 7,3%, trong đó: Khu vực nơng – lâm – thủy sản tăng 4.0%; khu
vực công nghiệp – xây dựng tăng 12,2%; khu vực dịch vụ tăng 7,5% và thuế sản
phẩm chiếm 2,15%. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.160 triệu USD. Nâng tổng
vốn đầu tư tồn xã hội 18.735,8 tỷ đồng. Thu nhập bình qn đầu người (GRDP)
đạt 38,7 triệu đồng/người. Tổng thu ngân sách trên địa bàn theo dự toán của Trung
ương giao 3.783 tỷ đồng; chỉ tiêu tỉnh phấn đấu là 3.900 tỷ đồng... tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 58%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,3%; đảm bảo đạt và vượt
các chỉ tiêu khác như y tế, giáo dục, tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
dưới 5 tuổi, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 58,5%. Đặc biệt là tỷ lệ dân số sử
dụng điện trên toàn tỉnh phải đạt 99,96%...

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


2

Trong giai đoạn tới, với nhiều dự án đã và đang được chính phủ phê duyệt
triển khai đầu tư tại Bến Tre, đặc biệt về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng
thủy hải sản cùng với hệ thống giao thông ngày càng phát triển hứa hẹn Bến Tre sẽ
phát triển kinh tế-xã hội ngày càng cao. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh theo như mục tiêu đã đề ra, cần thiết phải có một quy hoạch phát
triển phát triển nguồn điện, chương trình xây dựng lưới điện đảm bảo tính đồng bộ,
độ an toàn cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, việc phát triển bền vững hệ thống năng lượng và đảm bảo an ninh năng
lượng là ưu tiên trọng điểm trong chính sách năng lượng của tỉnh. Theo Quyết định
số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng
trưởng xanh thì một trong những nhiệm vụ chiến lược quốc gia là giảm cường độ
phát thải khí nhà kính (KNK) và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo; thực hiện xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017,
Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế
khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó ưu tiên phát
triển năng lượng mặt trời áp mái nhà (NLMTAM), các nhà đầu tư, xí nghiệp, hộ
tiêu thụ đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Tính đến
tháng 19/2020, số lượng hộ lắp đặt NLNL của Công ty Điện lực Bến Tre đang phát
triển mạnh, tính đến tháng 9/2020 tồn tỉnh Bến Tre đã có 343 khách hang lắp đặt
năng lượng mặt trời (tất cả là áp mái) với tổng cơng suất là 6.443kWp, ngồi ra
đang có 258 khách hàng đăng ký lắp đặt với tổng công suất dự kiến là
30.360kWp.[11]
Theo Quy hoạch điện gió tỉnh Bến Tre giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 2497/QĐ-BGT
ngày 18/03/2015, trên địa bàn tỉnh Bến Tre quy hoạch khu vực tiềm năng phát triển
dự án điện gió giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm ba vùng quy hoạch
với tổng diện tích 39350 ha – cơng suất 1520MW [3], cụ thể như sau:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260



3

- Vùng 1: Bãi bồi ven biển huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú – Diện tích
32340 ha – Công suất dự kiến 1250 MW;
- Vùng 2: Đất liền huyện Thạnh Phú – Diện tích 3710 ha – Cơng suất dự kiến
150MW;
- Vùng 3: Đất liền huyện Thạnh Phú – Diện tích 3300 ha – Cơng suất dự kiến
120MW;
Theo Số liệu cập nhật của Sở Công Thương Bến Tre, các nhà đầu tư đã và
đang tiến hành thực hiện triển khai phát triển các dự án điện gió với tổng công suất
dự kiến là 559,7MW đưa vào vận hành trước tháng 10 năm 2021 để hưởng cơ chế
giá hỗ trợ điện gió theo Quyết định số 39/QĐ-TTg ngày 10/09/2018. [7]
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Bến tre có thể phát triển các dự án điện Mặt trời
tại vùng ven biển thuộc khu vực các dự án điện gió, quy mơ cơng suất có thể đạt
được 1.000MW. Năm 2019, Bộ Công Thương đang thẩm định bổ sung quy hoạch
các dự án ĐMT TTC Bến Tre (30 MW), VPL Bến Tre (30 MW), ĐMT Thới Thuận
(30 MW). [3]
Trong bối cảnh như trên, trong lương lai sẽ có rất nhiều dự án phát triển năng
lượng tái tạo sẽ đầu tư vào tỉnh Bến Tre với sản lượng lớn, trong đó huyện Bình
Đại sẽ có cơ cấu chiếm tỉ trọng cao trong toàn tỉnh. Với mục tiêu đánh giá được sự
tác động của các dự án đến sự ổn định của lưới điện, chất lượng điện năng, đồng
thời đề xuất mơ hình quản lý hệ thống điện để phù hợp tình hình vận hành các dự án
NLTT, khai thác được các thế mạnh, tiềm năng của địa phương, tôi đã chọn thực
hiện luận văn “Đánh giá tác động của các dự án năng lượng tái tạo đến độ ổn
định của lưới điện tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NLTT, đánh giá khả năng phát
triển của tỉnh Bến Tre trong tương lai
- Đánh giá tác động của các dự án NLTT ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy,
tình hình vận hành lưới điện của Cơng ty Điện lực Bến Tre (trong đó có tính riêng

khu vực huyện Bình Đại);

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


4

- Tính tốn lượng cơng suất sự phịng của hệ thống để đảm bảo lưới điện vận
hành ổn định, chống q tải cục bộ. Từ đo tính tốn % lắp đặt điện mặt trời cho
từng khu vực tưng ứng chế độ vận hành
- Đề xuất mơ hình quản lý để lưới điện vận hành tối ưu; quy hoạch phát triển
NLTT có tính bền vững trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu luận văn là khảo sát thực tế các dự án NLTT trên địa bàn tỉnh
Bến Tre, hệ thống điện của Công ty Điện lực Bến Tre (trong đó đánh giá riêng trên
địa bàn huyện Bình Đại)
- Luận văn sẽ tập trung xem xét tiềm năng, tình hình khai thác, sản xuất, tiêu
thụ năng lượng tái tạo, và tình hình vận hành thực tế các dự án nguồn điện sử dụng
NLTT; đánh giá thực tế sự ảnh hưởng đến độ tin cậy trên lưới điện của Công ty
Điện lực Bến Tre
- Phạm vi không gian: tỉnh Bến Tre, huyện Bình Đại.
- Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2019.
- Phạm vi nội dung: Tổng quan hiện trạng và tiềm năng phát triển các nguồn
NLTT trên địa bàn tỉnh, xem xét hiện trạng sử dụng, vận hành các nguồn NLTT
trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hệ thống điện của Công ty Điện lực Bến Tre.
Đề tài nghiên cứu gồm ba phần: Phân tích lý thuyết, mơ phỏng tác động và
thực nghiệm.
Phân tích lý thuyết: dựa trên các tài liệu vận hành hệ thống điện, tài liệu,

quy định về lắp đặt năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió…
Mơ phỏng: Sử dụng phần mềm PSS/Adept để mô phỏng phân bố phụ tải,
trào lưu cơng suất, tính tốn tổn thất điện năng, của lưới điện.
Thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng kết quả mơ phỏng thơng đánh giá thực tế
tình hình vận hành lưới điện, các số liệu vận hành lưới điện của Điện lực Bình Đại Cơng ty Điện lực Bến Tre sau khi vận hành một số dự án có NLTT.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


5

1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, bao gồm tài liệu về
tình hình kinh tế - xã hội - năng lượng tỉnh Bến Tre trong một số năm gần đây, các
văn bản, quy định, cơ chế chính sách liên quan đến NLTT của Chính phủ và của
tỉnh, kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan; Phương pháp điều tra, khảo
sát số liệu sơ cấp về tiềm năng, tình hình khai thác, tình hình tiêu thụ các dạng
NLTT trên địa bàn tỉnh; Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên
gia để đề xuất mơ hình sản xuất năng lượng tái tạo phù hợp với địa phương.
Để thực hiện các nội dung trên luận văn cần sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội – năng lượng tỉnh Bến Tre trong một số
năm gần đây.
• Các văn bản, quy định, cơ chế chính sách liên quan đến NLTT của Chính
phủ và của tỉnh
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp
Tiến hành thu thập và xử lý số liệu về tiềm năng, tình hình khai thác, tình

hình tiêu thụ các dạng NLTT trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia Sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, chun gia đề xuất mơ hình sản xuất năng lượng
tái tạo phù hợp với địa phương.
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của luận văn góp phần cung cấp cho việc đưa ra các giải pháp chính
sách sử dụng NLTT cho các khu vực chưa được cấp điện lưới quốc gia, giảm phát
thải KNK.
- Cung cấp thông tin, luận cứ khoa học phát triển năng lượng tái tạo trên địa
bàn tỉnh, góp phần tăng cường thu hút đầu tư vào các mô hình sản xuất NLTT trên
địa bàn tỉnh Bến Tre, tạo cơ hội ứng dụng các công nghệ năng lượng tiên tiến, từ đó

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


6

tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, góp
phần cải thiện môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre.
- Các giải pháp của luận văn cũng có thể được sử dụng làm cơ sở để đề xuất
giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với phát triển NLTT; thu hút
đầu tư vào các mơ hình sản xuất sử dụng NLTT; định hướng lựa chọn các công
nghệ NLTT là công nghệ thân thiện môi trường, giảm phát thải KNK, giảm các tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
1.6. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 6 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài.
Chương 2: Lý thuyết về năng lượng tái tạo và tình hình phát triển năng

lượng tái tạo tại Việt Nam
Chương 3: Tổng quan về quy hoạch nguồn năng lượng tái tạo lưới điện tỉnh
Bến Tre
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng các dự án NLTT đến lưới điện huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre.
Chương 5: Thực nghiệm
Chương 6: Kết luận và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


7

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về năng lượng tái tạo
2.1.1. Khái niệm về năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế
Năng lượng tái tạo (Renewable energy) là năng lượng được tạo ra từ các quá
trình tự nhiên và liên tục được bổ sung. Nguồn tự nhiên này bao gồm ánh sáng
mặt trời, địa nhiệt, gió, thủy triều, nước và các dạng sinh khối khác nhau. Nguồn
năng lượng này không bị cạn kiệt và không ngừng được tái sinh.
Năng lượng thay thế (Alternative energy) là thuật ngữ được sử dụng để
chỉ một nguồn năng lượng thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch. Đây là nguồn
năng lượng phi truyền thống và ít tác động đến môi trường. Hầu hết các định nghĩa
đều cho rằng“năng lượng thay thế” không gây hại cho môi trường, đây là điểm khác
biệt với năng lượng tái tạo là có thể hoặc khơng gây tác động đáng kể đến môi
trường (IEA, 2014).
2.1.2. Bức tranh phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới

2.1.2.1. Lịch sử phát triển
Trước cuộc cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ 19, hầu hết nguồn năng lượng
mà con người sử dụng là năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sinh khối
truyền thống đã xuất hiện từ 790.000 năm trước. Năm 1823, nhà phát minh Samuel
Brown đã tạo ra động cơ đốt trong và chứng minh tiềm năng của loại nhiên liệu hóa
thạch đối với các loại xe điện. Đến những năm 1830, tàu hơi nước và đầu máy xe
lửa phát triển làm tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi ngành giao
thông vận tải và thương mại các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch cũng tăng. Trong
những năm cuối 1830, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hợp chất quang điện,
giải phóng năng lượng khi tiếp xúc với ánh sáng. Phát hiện này đã dẫn đến sự phát
triển pin mặt trời và năng lượng mặt trời. Đến năm 1839, William Robert Grove đã
phát minh ra pin nhiên liệu hydro đầu tiên, trong đóđiện được khai thác từ phản ứng
giữa hydro và oxy.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


8

Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo lâu đời thứ hai, được sử dụng để
chạy thuy ền buồm trên sông Nin từ cách đây 7000 năm. Đến thập niên 1970, các
nhà môi trường đã thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo theo cả
hai hướng là thay thế nguồn dầu đang dần cạn kiệt, đồng thời thoát khỏi sự lệ
thuộc vào dầu mỏ, và các tua bin gió phát điện đầu tiên đã ra đời. Mặc dù năng
lượng mặt trời đã được sửdụng từ lâu để nung nóng và làm lạnh, nhưng mãi đến
năm 1980, các tấm pin mặt trời mới bắt đầu được xây dựng trên các cánh đồng pin
năng lượng mặt trời.
Đến tháng 6/2004, lần đầu tiên đại diện của 154 quốc gia đã họp tại Bonn,

Đức trong Hội nghị quốc tế được tổ chức cho các chính phủ trên thế giới về
năng lượng tái tạo. Mạng lưới chính sách Năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21
(REN21) đã nổi lên như một mạng lưới của các bên liên quan về chính sách năng
lượng tái tạo tồn cầu với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến
thức, phát triển chính sách và tham gia các hoạt động nhằm hướng đến quá trình
chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo. Tại thời điểm đó, tiềm năng về năng
lượng tái tạo trên tồn cầu, đầu tư, chính sách và hội nhập đã được quan tâm. Tuy
nhiên, ngay cả những dự báo đầy tham vọng cũng không lường trước được sự phát
triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo đã diễn ra trong thập kỷtrước.
Nhận thức toàn cầu về năng lượng tái tạo đã thay đổi đáng kể từ năm 2004.
Hơn 10 năm qua, những tiến bộ về công nghệ năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục phát
triển và nhiều công nghệ đã chứng minh được tiềm năng của chúng và được triển
khai nhanh chóng.
2.1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo
Theo số liệu thống kê và dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ
(EIA) thì mức tiêu thụ năng lượng của thế giới tăng 57% kể từ năm 2004 đến
2030, trong đó mức tiêu thụ điện trung bình hàng năm tăng 0,46 kW/giờ/người.
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đã làm tăng lượng khí CO2 trong khí quyển.
Nếu như năm 2004 có 26,9 tỷ mét khối CO2 thì đến năm 2015, con số này tăng
khoảng 33,9 và năm 2030 sẽ là 42,9 tỷ mét khối. Để khắc phục tình hình cạn kiệt

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


9

năng lượng truyền thống và hạn chế ô nhiễm môi trường do khai thác năng lượng
gây ra thì việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo thay thế

như năng lượng bức xạ mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, thủy triều,
dịng chảy, sóng và một số nguồn năng lượng khác là cần thiết. Chính vì vậy,
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền cơng nghiệp phát triển đã
đưa ra những chiến lược về phát triển năng lượng. Năm 2005, Quốc hội Hoa Kỳ đã
phê chuẩn Đạo luật về Chiến lược Năng lượng năm 2005 với điều khoản bổ sung
về năng lượng tái tạo trên biển bao gồm việc khuyến khích các sản phẩm năng
lượng biển, pháp lệnh về khuyến khích đầu tư và giảm thuế đối với năng lượng biển
như thủy triều, dịng chảy, sóng và khuyến khích nghiên cứu phát triển các công
nghệ khai thác liên quan. Đạo luật cũng cho phép và khuyến khích Ban Thư ký
Năng lượng đầu tư vào công nghệ năng lượng biển và đã đưa ra Tiêu chuẩn Năng
lượng Tái tạo Quốc gia (Federal Renewable Power Standard - RPS), trong đó
coi năng lượng biển là nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng. Trong RPS nêu
trên cũng đưa ra mục tiêu sản xuất 10% năng lượng từ nguồn tái tạo vào năm
2020. Chiến lược số 04/01 của Ủy ban Di sản Thiên nhiên Scốt-len cũng đã đưa
ra mục tiêu sản xuất 40% điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2020.
Viện Nghiên cứu Điện năng (EPRI) Hoa Kỳ là một cơ quan nghiên cứu hàng
đầu thế giới về các phương pháp khai thác điện năng, đặc biệt tập trung vào các
nguồn năng lượng tái tạo. Theo tính tốn dự báo của EPRI thì đến năm 2030,
nguồn điện khai thác được từ các nguồn năng lượng tái tạo là 737 TWh (1TW=1012
kW). EPRI cũng công bố rằng, trong những năm tới công nghệ khai thác các nguồn
năng lượng tái tạo như bức xạ mặt trời, sinh khối và năng lượng sóng sẽ được ưu
tiên đầu tư. Từ những năm 1970, một số nước như Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ,
Pháp và Nhật cũng đã có các chương trình nghiên cứu về năng lượng sóng. Và nhà
máy năng lượng sóng đầu tiên đã được xây dựng ở Na Uy vào năm 1984 và hoàn
thành năm 1986.
Theo ước tính, năm 2012 năng lượng tái tạo đã cung cấp khoảng 19% mức
tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên toàn cầu và tiếp tục tăng trong năm 2013. Trong

LUẬN VĂN THẠC SĨ


HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


10

tổng tỷ lệ này của năm 2012, năng lượng tái tạo hiện đại chiếm khoảng 10%, phần
còn lại (9%) là từ sinh khối truy ền thống. Năng lượng nhiệt từ các nguồn tái tạo
hiện đại chiếm khoảng 4,2% tổng sử dụng năng lượng cuối cùng; thủy điện chiếm
khoảng 3,8%, và khoảng 2% được cung cấp bởi năng lượng gió, năng lượng mặt
trời, địa nhiệt và sinh khối và nhiên liệu sinh học. Năng lượng tái tạo kết hợp hiện
đại và truy ền thống vẫn duy trì ở mức năm 2011. Trong năm 2013, năng lượng
tái tạo phải đối mặt với sự suy giảm chính sách hỗ trợ quan đến lưới điện, một số
công ty điện lực lo ngại về sự cạnh tranh đang gia tăng và tiếp tục tài trợ trên tồn
cầu đối với nhiên liệu hóa thạch cũng là vấn đề. Tuy nhiên, nhìn chung năm 2013
năng lượng tái tạo vẫn được phát triển một cách tích cực.
Thị trường sản xuất và đầu tư được mở rộng hơn ở khắp thế giới đang phát
triển và bằng chứng rõ ràng là năng lượng tái tạo khơng cịn phụ thuộc vào một
nhóm nhỏ các quốc gia. Với những tiến bộ về công nghệ, giá thành giảm và
những đổi mới cơ chế tài chính - tất cả chủ yếu nhờ sự hỗ trợ về chính sách
nên giá năng lượng tái tạo ngày càng rẻ đối với phạm vi lớn người tiêu dùng trên
toàn thế giới. Tại một số nước, năng lượng tái tạo được coi là rất quan trọng nhằm
đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại và tương lai.
Khi thị trường năng lượng tái tạo trở nên tồn cầu hóa, các ngành công nghiệp
năng lượng tái tạo đã phản ứng bằng cách tăng tính linh hoạt của nó, đa dạng hóa
các sản phẩm và phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù một số ngành cơng
nghiệp cịn gặp khó khăn, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy
nhiên, bức tranh đã sáng dần lên vào cuối năm 2013, khi nhiều nhà sản xuất quang
điện mặt trời (PV) và tuabin gió đã quay trở lại và lợi nhuận đã tăng lên. Sự phát
triển mạnh nhất diễn ra trong lĩnh vực năng lượng với cơng suất tồn cầu vượt
1.560 gigawatt (GW), tăng hơn 8% so với năm 2012. Thủy điện tăng 4%

lên khoảng 1.000 GW, và năng lượng tái tạo khác tăng gần 17% lên hơn 560 GW.
Lần đầu tiên công suất điện mặt trời cao hơn năng lượng gió; điện mặt trời và thủy
điện về cơ bản bị ràng buộc, mỗi loại chiếm khoảng một phần ba công suất mới.
Điện mặt trời đã tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, trung bình gần 55% mỗi năm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


11

trong vịng 5 năm qua.Cơng suất năng lượng gió có mức tăng cao nhất trong tất cả
các công nghệ tái tạo trong cùng kỳ. Năm 2013, năng lượng tái tạo tăng thêm 56%
vào mạng lưới điện toàn cầu và đã có tỷ trọng cao hơn ở một số quốc gia.
Cuối năm 2013, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Braxin, Canada và Đức vẫn là những
quốc gia dẫn đầu về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo; các quốc gia dẫn đầu về
công suất phi thủy điện (là công suất điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng
tái tạo như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, gió và khí chôn lấp) gồm
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, theo sau là Tây Ban Nha, Italia và Ấn Độ. Trong số
20 quốc gia dẫn đầu thế giới về công suất phi thủy điện, Đan Mạch là nước dẫn đầu
về tổng công suất bình quân trên đầu người. Uruguay, Mauritius và Costa Rica nằm
trong số những nước đứng đầu vềđầu tư năng lượng tái tạo và các loại nhiên liệu
mới so với GDP hàng năm. Trong lĩnh vực sưởi ấm và làm mát, những xu hướng
bao gồm tăng sử dụng năng lượng tái tạo trong các nhà máy nhiệt và điện kết hợp;
cung cấp năng lượng tái tạo cho việc làm ấm và làm mát ở các hệ thống trong khu
vực; những giải pháp lai ghép trong lĩnh vực cải tạo xây dựng; và tăng sử
dụng nhiệt tái tạo cho những mục đích cơng nghiệp. Nhiệt từ sinh khối hiện
đại, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng địa nhiệt chiếm một phần nhỏ,
tuy nhiên tỷ trọng nhu cầu nhiệt toàn cầu đang dần tăng, ước tính khoảng 10%. Việc

sử dụng các công nghệ tái tạo hiện đại để sưởi ấm và làm mát vẫn còn khiêm tốn
so với tiềm năng lớn của chúng. Trong những năm gần đây, nhiên liệu sinh học
dạng lỏng phát triển không đồng đều, tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng cũng đã
tăng lên trong năm 2013. Những lựa chọn năng lượng tái tạo khác trong lĩnh
vực giao thông cũng ngày càng được quan tâm. Nhiên liệu sinh học dạng khí
(chủ yếu là mê-tan sinh học) và những lựa chọn lai như xe buýt chạy bằng khí thiên
nhiên bio-diesel và phương tiện điện-diesel) ngày càng được sử dụng nhiều. Những
sáng kiến nhằm liên kết các hệ thống vận tải với năng lượng tái tạo, đặc biệt ở cấp
thành phố và khu vực ngày càng tăng.
2.1.2.3. Một số điểm nổi bật trong phát triển năng lượng tái tạo trên thế
giới

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


12

Trong Liên minh châu Âu, năng lượng tái tạo chiếm phần lớn công suất sản
xuất điện mới cho năm thứ sáu liên tiếp. Năng lượng tái tạo chiếm tỷ lệ 72% trong
năm 2013, tỷ lệnày hoàn toàn đối lập với thập kỷ trước, khi sản xuất nhiên liệu hóa
thạch truyền thống chiếm 80% công suất mới tại EU-27 cùng với Na Uy và Thụy
Sĩ. Kể cả khi đầu tư toàn cầu vào công nghệ năng lượng mặt trời đã giảm gần 22%
so với năm 2012, lắp đặt công suất mới tăng khoảng 32%.
Lần đầu tiên, công suất năng lượng tái tạo lắp mới của Trung Quốc vượt
công suất nhiên liệu hóa thạch và cơng suất năng lượng hạt nhân. Tại một số nước,
năng lượng tái tạo đã đạt các mức cao. Ví dụ, trong năm 2013, năng lượng gió đáp
ứng 33,2% nhu cầu điện ở Đan Mạch và 20,9% ở Tây Ban Nha; ở Italia, năng
lượng mặt trời đáp ứng 7,8% tổng nhu cầu điện hàng năm. Cũng trong năm 2013,

Đan Mạch đã cấm sử dụng các nồi hơi đốt nhiên liệu hóa thạch tại các tịa nhà mới
và hướng mục tiêu đến các nguồn năng lượng tái tạo nhằm cung cấp gần 40% tổng
nguồn nhiệt được cung cấp vào năm 2020.
Số lượng các thành phố và khu vực muốn chuyển đổi sang sử dụng 100%
năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực tư nhân hoặc những nền kinh tế lớn
cũng tăng lên. Ví dụ, Djibouti, Scotland, và quốc đảo Tuvalu nhỏ bé đã đặt
mục tiêu chuyển sang sản xuất 100% điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vào
năm 2020. Trong số các quốc gia đạt mục tiêu đó là 20 triệu người dân Đức sống ở
những vùng sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng thay đổi theo từng
quốc gia và cơng nghệ. Tuy nhiên, trên tồn cầu, số người làm việc trong
ngành công nghiệp năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục tăng. Ước tính có khoảng 6,5
triệu người trên toàn thếgiới làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực này.
2.2. Tình hình phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
2.2.1. Tiềm năng, những thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo
2.2.1.1 Thủy điện nhỏ (TĐN)
Hệ thống sơng ngịi của Việt Nam dày đặc, được phân bố trên nhiều
vùng lãnh thổ khác nhau. Việt Nam có 2.360 con sơng dài trên 10km. Trong đó

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTN: Huỳnh Minh Trí - 1770260


×