Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TIỄN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.72 KB, 53 trang )

THỰC TIỄN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ
THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM
TOÁN THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
(AASC)
1. ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AASC
 Lịch sử hình thành và phát triển của AASC
Để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước và giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, các tổ
chức cơ quan hành chính sự nghiệp nắm bắt, thực hiện tốt các chính sách chế độ về quản lý kinh tế tài chính, kế toán
của Nhà nước và có được các thông tin tin cậy để kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn, đảm bảo đạt được hiệu
quả cao trong kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tổn thất về tài chính, ngày 13 tháng 5 năm
1991, được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số
164TC/QĐ/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ kế toán (ASC). Trong những ngày đầu thành lập, đơn vị đăng ký chế
độ kế toán, lập sổ sách kế toán, so sánh đối chiếu các loại sổ, lập các loại báo cáo kế toán.
Sau hơn hai năm hoạt động, với sự lớn mạnh về năng lực hoạt động nghiệp vụ và yêu cầu đổi mới hệ thống
quản lý nền kinh tế quốc dân, ngày 14 tháng 9 năm 1993, Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số
639TC/TCCB bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Công ty và đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán, với tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service
Company (AASC). Với quyết định mới này, từ chỗ chỉ thực hiện một số dịch vụ kế toán giản đơn đến nay Công ty
đã và đang cung cấp cho khách hàng hàng loạt các dịch vụ như: kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, tư vấn tài
chính, tư vấn thuế, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng, giám định tài chính….
Ngay từ khi thành lập, AASC đã xác định phương châm hoạt động cho mình là : “Trở thành người bạn
đồng hành của các doanh nghiệp với việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất
của khách hàng cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tài chính và điều hành
công việc sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất”, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc: độc lập, trung thực
khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩn
mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận chung. Phương châm hoạt động này đã xuyên suốt quá trình hoạt động và
phát triển của Công ty. Nhờ đó, AASC đã trở thành một trong hai tổ chức chuyên ngành đầu tiên và lớn nhất của
Việt Nam hiện nay hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính.
Qua hơn 12 năm hoạt động, được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Tài chính cũng như sự cố gắng của tập thể


cán bộ, viên chức để tự khẳng định chính mình, hoạt động của AASC đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Điều
này thể hiện trên các mặt sau:
 Thị trường hoạt động
Để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, ngay từ những năm đầu thành lập, AASC đã tiến hành
thiết lập mạng lưới chi nhánh của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiện tại, AASC có trụ sở chính tại số 1 Lê
Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, cụ thể:
• Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
29 Võ Thị Sáu - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
• Chi nhánh Vũng Tàu
42 Đường Thống Nhất - TP Vũng Tàu
• Chi nhánh Thanh Hoá
25 Phan Chu Chinh - Phường Điện Biên - TP.Thanh Hoá
• Chi nhánh Quảng Ninh
Tầng 2 - Công ty Vàng bạc đá quý, đường Trần Hưng Đạo - TP Hạ Long
• Văn phòng đại diện Hải Phòng
22 Trần Phú - TP Hải Phòng
 Các khách hàng chủ yếu
Với các văn phòng tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, AASC
đã vững bước phát triển và chiếm được lòng tin của khách hàng bằng việc cung
cấp cho khách hàng những dịch vụ chuyên môn tốt nhất, đảm bảo chất lượng và uy
tín nghề nghiệp. Hiện nay, Công ty đã có hơn 600 khách hàng thường xuyên ổn
định, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà
nước, tổ chức cơ quan đoàn thể hoạt động tại Việt Nam, các công ty cổ phần và
công ty TNHH.
• Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty (TCT) Xi măng Việt Nam, TCT than
Việt Nam, Công ty xây lắp điện I, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Bưu điện Hà
Tây …
• Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Fafilm Việt Nam – Hoa Kỳ, Công ty
ống thép VINAPIPE , Công ty LD xây dựng VIC …
• Các dự án quốc tế của Nhân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á

(ADB) tài trợ như: dự án nâng cấp và khôi phục quốc lộ 1 (WB), dự án cải tạo cấp
thoát nước TP Hồ Chí Minh (ADB) …
• Các công ty cổ phần và công ty TNHH : công ty TNHH đèn hình ORION-
HANEL, Công ty cổ phần đại lý Ford, Ngân hàng TMCP quân đội, Ngân hàng
TMCP Bắc Á …
 Các dịch vụ AASC cung cấp
Không ngừng vươn lên đáp ứng tốt hơn dịch vụ cho khách hàng, từ chỗ
khiêm tốn trong hoạt động đào tạo và dịch vụ kế toán giản đơn lúc mới thành lập,
đến nay Công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng hàng loạt dịch vụ phức tạp.
Trong đó, các thế mạnh chính của Công ty phải kể đến đó là :
• Dịch vụ kiểm toán
Đây là một trong các hoạt động truyền thống của Công ty. Qua hơn 12 năm
hoạt động, dịch vụ này đã được hoàn thiện và phát triển về phạm vi và chất lượng,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tiến trình hội nhập quốc tế. Năm
2002 hoạt động dịch vụ này đã đem lại tới 82,86% doanh thu toàn Công ty. Hiện
nay, AASC đã có gần 300 nhân viên kiểm toán trong đó có 79 nhân viên đạt chứng
chỉ kiểm toán cấp Nhà nước. Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: kiểm toán báo cáo
tài chính thường niên, kiểm toán hoạt động của các dự án, kiểm toán báo cáo quyết
toán vốn đầu tư các công trình XDCB, kiểm toán xác định vốn góp liên doanh,
kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, kiểm
toán tỷ lệ nội địa hóa, kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước phục vụ công tác cổ phần
hóa, giám định các tài liệu tài chính kế toán.
• Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ này hiện mới chỉ chiếm 10,95% (năm 2002) doanh thu toàn công ty,
nhưng nhu cầu trong tương lai là rất lớn. Bởi với các dịch vụ tư vấn như tư vấn
soạn thảo phương án đầu tư, tư vấn thuế và tài chính, tư vấn cổ phần hóa, sát nhập
hoặc giải thể, niêm yết chứng khoán, đăng ký kinh doanh và thành lập doanh
nghiệp mới, tư vấn thẩm định giá trị tài sản, Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng
những giải pháp tốt nhất giúp khách hàng cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng
cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí hoạt động,

không ngừng tăng doanh thu.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dịch vụ tính trên doanh thu năm 2002
• Dịch vụ công nghệ thông tin
Có thể nói, đây cũng là một thế mạnh của Công ty. Năm 2002, với sự nỗ lực
của Phòng công nghệ thông tin, Công ty đã phát triển rất mạnh loại hình dịch vụ
này. Doanh thu theo hợp đồng đạt hơn 1.3 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so với
doanh thu năm 2001 (120.000.000 đồng). Hiện nay, Công ty đã hoàn thành việc
xây dựng phát triển các chương trình phần mềm kế toán cho các loại hình doanh
nghiệp. Một số sản phẩm phần mềm của Công ty đang được khách hàng tín nhiệm
và sử dụng nhiều như:
♦ Phần mềm kế toán:
 ASPlus 3.0 – Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
 E - ASPlus 3.0 – Kế toán các Doanh nghiệp
 P - ASPlus 2.0 – Kế toán các Dự án và đơn vị chủ đầu tư
♦ Các phần mềm quản lý
 Phần mềm quản lý nhân sự
 Phần mềm quản lý tài sản cố định
 Phần mềm quản lý công văn, quản lý doanh nghiệp
• Các dịch vụ khác
Bên cạnh các loại hình dịch vụ chủ yếu trên, các loại dịch vụ khác như: dịch
vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng, hướng dẫn về pháp luật… cũng luôn được Công ty
chú ý, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của
khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty.
 Kết quả kinh doanh của Công ty
Trong hơn 12 năm qua, nhờ sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của Ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, AASC đã không
ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán Việt
Nam. Uy tín của Công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán đã
được Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ ngành khác và nhiều tổ chức tài chính tín
dụng quốc tế đánh giá cao–xứng đáng là 1 trong 2 Công ty kiểm toán hàng đầu

của Việt Nam.
Cho đến nay, doanh thu của Công ty đã tăng từ 840 triệu năm 1992 lên hơn
21 tỷ trong năm 2002, được thể hiện qua biểu đồ số 2.2. Mức tăng trưởng doanh
thu đạt 10%/năm. Mức tích luỹ hàng năm đều đạt từ 26% đến 30% doanh thu. Nếu
như năm 1992 công ty mới chỉ nộp ngân sách nhà nước 245 triệu thì năm 2002
Công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước 3.2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trong 3
năm gần đây của cán bộ công nhân viên chức đã đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2002 mức thu nhập bình quân này là 2.3 triệu đồng tăng 10% so với năm
2001. Bằng nguồn vốn tự có, tự tích luỹ, Công ty đã xây dựng được trụ sở, mua
sắm được nhiều trang thiết bị văn phòng phương tiện đi lại, hệ thống thông tin khá
hiện đại. Hiện tại, tổng giá trị tài sản của Công ty đạt hơn 20 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của AASC qua các năm
Với những thành tích đã đạt được trong chặng đường 12 năm qua, Công ty đã
liên tục nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch nước.
Tháng 9 năm 2001, AASC đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động Hạng Ba. Điều này đã chứng tỏ sự trưởng thành và phát triển
vượt bậc của Công ty trong 10 năm lịch sử đầu tiên.
2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA AASC
AASC là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, hoạt động kinh
doanh dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán. Bởi vậy, cũng
như các doanh nghiệp nhà nước khác, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức
theo mô hình chức năng gồm có Ban Giám đốc quản lý điều hành Văn phòng chính
và các Giám đốc quản lý điều hành các chi nhánh của Công ty.
Hiện tại, Công ty có văn phòng chính tại Hà Nội cùng với 5 chi nhánh tại
các thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hoá.
Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Văn phòng chính Hà Nội được thể hiện trên sơ
đồ 2.1, bao gồm 6 phòng nghiệp vụ, 1 phòng hành chính và 1 phòng kế toán.
Phòng Hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý các công văn đi, công văn
đến Công ty, ra quyết định về công tác tổ chức của Công ty, phối hợp với phòng kế
toán quản lý các vấn đề về lao động và tiền lương của CBCNV trong Công ty, tổ

chức bộ phận lái xe phục vụ cho nhu cầu đi lại, công tác của công nhân viên, tổ
chức bộ phận bán hàng, cung cấp các tạp vụ…
Phòng kiểm toán các Dự án: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu về kiểm toán của
các dự án. Từ đó, xây dựng các chương trình kiểm toán thích hợp với từng dự án.
Hiện nay, kiểm toán các dự án đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Trong đó, thị
phần kiểm toán của AASC về các chương trình dự án chiếm 25% thị trường kiểm
toán dự án của cả nước.
Phòng kiểm toán các ngành Thương mại và dịch vụ: cung cấp dịch vụ kiểm
toán cho các doanh nghiệp thương mại dịch vụ hay các phòng ban, vụ của Bộ
Thương mại.
Phòng kiểm toán Đầu tư xây dựng cơ bản: thực hiện kiểm toán quyết toán
vốn đầu tư của các dự án đầu tư hoặc các hạng mục công trình hoàn thành thuộc sở
hữu Nhà nước. Riêng năm 2002, thị phần của AASC về kiểm toán XDCB chiếm
55% thị phần của cả nước.
Phòng Tư vấn và kiểm toán: thực hiện các hợp đồng tư vấn cho khách hàng
như tư vấn về xây dựng mô hình kế toán, tư vấn thuế, tư vấn lập Báo cáo quyết
Triệu đồng
Năm
Tiếp cận khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Xây dựng kế hoạch chiến lược
toán vốn đầu tư… Phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế phục
vụ cho công việc tư vấn thẩm định giá trị tài sản. Đây là thị trường đầy tiềm năng
trong những năm tới.
Phòng Kiểm soát chất lượng: mới được Ban Giám đốc công ty quyết định
thành lập vào đầu năm 2002, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát chất lượng của
các dịch vụ mà Công ty cung cấp.
Phòng Công nghệ thông tin: thực hiện chức năng xây dựng, phát triển các

chương trình phần mềm kế toán cho các loại hình doanh nghiệp. Năm 2002, sự nỗ
lực của cán bộ công nhân viên trong phòng đã đem lại cho Công ty doanh thu hơn
1.3 tỷ đồng, tăng hơn gấp 10 lần so với doanh thu năm 2001 (120 triệu).
II. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
THỰC HIỆN
Là một trong hai Công ty kiểm toán hàng đầu và lớn nhất tại Việt Nam, chất
lượng dịch vụ mà AASC cung cấp luôn chiếm được sự tin tưởng của khách hàng.
Yếu tố tạo nên sự thành công này không phải chỉ ở đội ngũ nhân viên đã qua tuyển
chọn và đào tạo kỹ lưỡng mà còn do Công ty đã xây dựng và thực hiện một quy
trình kiểm toán chặt chẽ hợp lý, hiệu quả, được cấp trên và khách hàng đánh giá
cao, thể hiện được phong cách và đặc trưng riêng của Công ty. Trình tự các bước
thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC tại AASC được khái quát qua sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Các bước thực hiện một cuộc kiểm toán tại AASC
Chu trình mua hàng và thanh toán là một trong 5 chu trình cơ bản trong kiểm
toán BCTC, do đó, khi tiến hành kiểm toán cũng tuân thủ theo trình tự chung đó
(sơ đồ 2.2).
Để minh hoạ cho những nội dung đã nghiên cứu trong phần I cũng như để có
được những hiểu biết về thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán,
trong luận văn này em xin trình bày chi tiết các công việc mà KTV AASC đã thực
hiện khi kiểm toán chu trình này tại hai đơn vị khách hàng là Công ty MBS và
Công ty TNHH Vega.
Công ty MBS là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong lĩnh vực
sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Trong khi đó, Công ty
TNHH Vega là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới đi vào hoạt động tháng
10/1999 hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, hai đối tượng
khách hàng này sẽ có những đặc điểm riêng biệt trong quá trình tổ chức hạch toán
nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, từ đó dẫn đến có sự khác nhau trong quá trình
kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, từ việc tiến hành thử nghiệm kiểm
soát đến việc áp dụng các thủ tục kiểm toán cụ thể vào kiểm tra chi tiết. Xuất phát

từ đặc điểm khác nhau cơ bản trên, em đã chọn hai đơn vị khách hàng này làm ví
dụ minh hoạ cho luận văn của mình.
1. TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG
Việc tiếp cận khách hàng được tiến hành đối với từng khách hàng và khác
nhau giữa đối tượng khách hàng thường xuyên và khách hàng mới. Với đối tượng
khách hàng thường xuyên, thì hàng năm khi đến "mùa" kiểm toán, Công ty thường
tiến hành liên lạc trực tiếp với đơn vị khách hàng hoặc ngược lại đơn vị khách
hàng sẽ liên hệ với Công ty nếu có nhu cầu kiểm toán thông qua Thư mời kiểm
toán. Còn với đối tượng khách hàng mới, thì hàng năm Công ty đều thực hiện hoạt
động gửi Thư chào hàng đến các khách hàng mà Công ty dự kiến là có khả năng
cung cấp được dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng (Thư chào hàng là bức thông
điệp giới thiệu về các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp cũng như uy tín chất
lượng các dịch vụ của Công ty). Sau khi nhận được Thư chào hàng nếu khách hàng
đồng ý thì họ sẽ gửi Thư mời kiểm toán tới Công ty.
Thực tiễn kiểm toán BCTC năm 2003 cho thấy, Công ty MBS là một khách
hàng thường xuyên của AASC, đã được AASC tiến hành kiểm toán từ năm 1997.
Vì vậy, vào tháng 2 năm 2003, AASC đã chủ động liên hệ với Công ty MBS và
được Công ty này mời kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán cho niên độ kế
toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2002. Trong khi đó, Công ty TNHH Vega là
một khách hàng mới chưa được AASC tiến hành kiểm toán năm nào. Do đó, vào
tháng 1 năm 2003, AASC đã tiến hành gửi Thư chào kiểm toán cho Công ty này và
đã nhận được Thư mời kiểm toán từ Ban Giám đốc Công ty này.
Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, Công ty xúc tiến gặp gỡ Ban Giám
đốc khách hàng để trao đổi về những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động
của Công ty khách hàng và liên quan tới công việc kiểm toán sau này như ngành
nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, công tác tổ chức quản lý... Sau đó, hai bên đi
đến thống nhất và cùng ký kết hợp đồng kiểm toán trong đó xác định mục tiêu,
phạm vi cuộc kiểm toán, trách nhiệm của AASC và trách nhiệm của khách hàng,
thời gian thực hiện và các điều kiện về phí kiểm toán, về xử lý tranh chấp hợp
đồng...

Tiếp cận với khách hàng được AASC đánh giá là bước khởi đầu quan trọng,
có ý nghĩa quyết định cuộc kiểm toán có được thực hiện hay không (đối với khách
hàng mới) hoặc có được tiếp tục hay không (đối với khách hàng thường xuyên
hoặc đã được Công ty tiến hành kiểm toán nhiều năm). Do đó, công việc này đã
được Công ty tiến hành hiệu quả đối với Công ty MBS và Công ty TNHH Vega, từ
đó tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các công việc kiểm toán tại hai đơn vị
khách hàng này.
2. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG QUÁT
AASC nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán có tác dụng hỗ trợ đắc lực
cho việc thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả, giảm thiểu được chi phí, nâng cao
chất lượng cuộc kiểm toán đồng thời tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
310-Lập kế hoạch kiểm toán. Theo đó, kế hoạch kiểm toán tổng quát được AASC
thực hiện cho khách hàng bao gồm các bước công việc sau:
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Thực hiện các bước phân tích tổng quát
- Xác định mức độ trọng yếu
- Đánh giá sai sót tiềm tàng
- Thiết kế chương trình kiểm toán
Như vậy, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho chu trình mua hàng và thanh
toán không bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược như Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 310-Lập kế hoạch kiểm toán đã quy định. Thực tế, việc lập kế hoạch chiến
lược thường được Công ty tiến hành chung đối với toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC.
Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể sẽ giúp KTV chi tiết hoá các công
việc theo từng phần hành cụ thể và bố trí nhân sự chịu trách nhiệm cho từng phần
hành đó.
2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tuỳ vào từng khách hàng cụ thể (thường xuyên hay kiểm toán năm đầu tiên)
mà KTV tiến hành thu thập một phần hoặc toàn bộ những thông tin về hoạt động
kinh doanh của khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên như Công ty

MBS, thì mọi thông tin chung về khách hàng đã được thu thập vào những lần kiểm
toán trước và đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường trực tại Công ty. Vì vậy,
KTV chỉ cần thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh. Còn đối với những
khách hàng kiểm toán năm đầu tiên như Công ty TNHH Vega thì đòi hỏi KTV
phải thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng từ khi thành lập cho tới khi lập
BCTC.
Các thông tin về tình hình hoạt động của Công ty MBS và Công ty TNHH
Vega liên quan đến chu trình như sau:
Công ty MBS
 Điều kiện thành lập và chức năng, nhiệm vụ
Công ty MBS là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số
366/BXD-TCLĐ ngày 12 tháng 08 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với số
vốn ban đầu là 20.527.300.000 đồng. Theo quyết định thành lập, hoạt động sản
xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:
- Sản xuất xi măng
- Cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn các tỉnh: Hà Tây, Hoà
Bình, Sơn La, Lai Châu, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và
thành phố Hà Nội
 Cơ cấu tổ chức
Để phù hợp với các chức năng hoạt động và việc thực hiện nhiệm vụ của
mình, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến. Với hình thức này, vai
trò quản lý được tập trung ở ngay trụ sổ chính (Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá) với
các phòng, ban được phân theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý của Công ty MBS tại trụ sở chính được tổ chức theo sơ đồ
2.3.
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chứcPhòng Hành chính tổng hợpPhòng Tài chính kế toánPhòng Kinh doanh Bộ phận Sản xuất
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty MBS
 Các khoản phải trả người bán
Các khoản phải trả người bán tại thời điểm 31/12/2002 là : 26.433.703.900

Tại Công ty : 21.296.816.999
- Các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp hàng hoá dịch vụ :
8.449.246.964
- Các nhà thầu về SCL và XDCB : 12.847.570.035
Tại các chi nhánh và trung tâm tiêu thụ : 5.136.886.901
- Nam Định : 1.184.907.627
- Thanh Hoá : 359.753.100
- Hà Tĩnh : 286.853.980
- Ninh Bình : 27.898.682
- Nghệ An : 702.898.467
- Thái Bình : 4.819.345
- Trung tâm giao dịch và tiêu thụ : 2.569.755.700
Đối với một số khoản phải trả cho người bán có số dư lớn tại thời điểm
31/12/2002, Công ty đã không thực hiện đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp
này.
 Các chính sách kế toán
Mặc dù thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nhưng Công ty MBS hoạt
động độc lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Công tác hạch toán kế
toán tại Công ty được tiến hành theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán theo hai
cấp, tức là kế toán tại Công ty và kế toán tại các chi nhánh. Định kỳ, kế toán tại các
chi nhánh gửi số liệu tập trung cho kế toán tại trụ sở chính của Công ty để tổng
hợp. Theo đó, các chính sách kế toán chủ yếu tại Công ty mà KTV AASC đã thu
thập phục vụ cho việc lập kế hoạch tổng quát chu trình này là:
- Chế độ kế toán: BCTC được lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá
gốc phù hợp với các quy định của chế độ kế toán Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 1114TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.

- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nguồn
gốc ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Tại thời điểm
lập BCTC, số dư tài khoản bằng tiền, phải trả có gốc ngoại tệ được điều chỉnh tỷ
giá theo Thông tư 44TC/TCDN ngày 03/07/1997 và Thông tư 101/2000/thị trường-
BTC ngày 17/10/2000 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế đích danh.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Công ty TNHH Vega
 Điều kiện thành lập và chức năng, nhiệm vụ
Công ty TNHH Vega là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được
thành lập theo giấy phép đầu tư số 58/GP-HN ngày 18 tháng 10 năm 1999 do
UBND thành phố Hà Nội cấp, có thời hạn hoạt động là 20 năm.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp là : 2.000.000 USD
Vốn pháp định của doanh nghiệp là : 800.000 USD
Hoạt động chính của Công ty là chế tạo, gia công, luyện nhiệt, xử lý về mặt
lò xo và phụ kiện cho phụ tùng ô tô, xe máy và thực hiện các dịch vụ liên quan đến
các sản phẩm nói trên.
 Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, sau đó là Tổng Giám đốc, Giám
đốc, các bộ phận Hành chính, bộ phận Quản lý sản xuất, bộ phận Sản xuất, bộ phận
Mua bán, bộ phận Kinh doanh và bộ phận Kế toán.
Việc lãnh đạo và quản lý Công ty do Hội đồng quản trị đảm trách bao gồm 7
thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị cử
một Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Công ty.
 Các khoản phải trả người bán Đơn vị: VNĐ
- Yang ching Liu Trading Corp : 105.199.752

- Công ty Thai Special wire : 10.730
- Công ty Tư vấn Đầu tư thiết kế xây dựng : 43.384.280
- Công ty Yang min : 1.281.364.274
- Công ty Yang ching : 1.049.794.029
+ Phải trả hàng nhập khẩu NVL : 785.719.509
+ Phải trả khác : 36.127.200
+ Phải trả tiền nhập khẩu thiết bị : 227.947.320
- Điện lực Đông Anh : 1.106.700
- Bưu điện Hà Nội : 13.860.396
- Hencny Transportation : 16.518.890
- Công ty Thành Hưng : 51.000.000
Cộng : 2.562.239.051
Đối với một số khoản phải trả cho người bán có số dư lớn tại thời điểm
31/12/2002, Công ty đã không thực hiện đối chiếu công nợ với các nhà cung cấp
này.
 Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá số dư cuối kỳ tài khoản phải trả người bán:
91.878.955 đồng
 Các chính sách kế toán chủ yếu
- Chế độ kế toán: Công ty TNHH Vega áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
làm theo Quyết định số 1141-TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Việt
Nam và các Thông tư sửa đổi, bổ sung theo công văn chấp thuận số 8826
TC/CĐKT ngày 18/09/2001 của Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Đơn vị tiền tệ hạch toán: Việt Nam đồng.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm
bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh
nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá do các nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng tiền
khác với đồng tiền hạch toán được kết chuyển vào thu nhập hoặc chi phí hoạt động
tài chính trong kỳ.

Cuối kỳ kế toán, tiền và công nợ phải trả thể hiện bằng ngoại tệ được quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại
thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá được hạch toán
vào tài khoản chênh lệch tỷ giá.
- Niên độ kế toán:
Năm tài chính đầu tiên từ ngày 18/10/1999 đến 31/12/1999
Các năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá hệ thống KSNB trên phương diện tổng quan toàn bộ Công ty
đã được KTV AASC thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chiến lược.
Còn đối với chu trình này, việc đánh giá hệ thống KSNB chỉ tập trung hướng vào
việc đánh giá các quá trình kiểm soát, các thủ tục, quy định, quy chế liên quan tới
các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tại Công ty. Điều này sẽ giúp KTV tiếp cận
đầy đủ và chính xác nhất với đối tượng kiểm toán của mình, từ đó đi đến xác định
phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.
Việc đánh giá hệ thống KSNB thường được thực hiện thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp với những cá nhân có liên quan (Ban Giám đốc, kế toán mua hàng và
thanh toán, thủ quỹ, kế toán trưởng...) bằng hệ thống câu hỏi được xây dựng sẵn
kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ (chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết
của KTV) để thu thập các thông tin liên quan.
Hệ thống câu hỏi được KTV AASC áp dụng để tìm hiểu và đánh giá hệ
thống KSNB tại Công ty MBS và Công ty TNHH Vega được mô tả trong Bảng số
2.1 và Bảng số 2.2 dưới đây.
Bảng số 2.1: Tìm hiểu hệ thống KSNB chu trình mua hàng và thanh toán tại
Công ty MBS
AASC
Tên khách hàng: Công ty MBS
Bước công việc : Tìm hiểu hệ thống KSNB
Ngày thực hiện : 25/02/2003

Người thực hiện: PVA
TT Diễn giải
Không áp
dụng
Có Không
I Các khoản phải trả
1 Có sử dụng các đơn đặt mua hàng hay không? Có giao
cho một người khác người ghi sổ kế toán thực hiện mua
hàng hay không?

2 Có các bằng chứng ghi nhận việc đã giao nhận hàng
hay không? Khi giao hàng có đối chiếu với đơn đặt hàng
không?

3 Công ty có thanh toán cho nhà cung cấp trên cơ sở hoá
đơn gốc không? Có đối chiếu biên bản giao nhận hàng và

đơn đặt hàng không?
4 Có thực hiện xác nhận công nợ hàng tháng đối với
người bán hay không? Nếu có đã được điều chỉnh sổ kế
toán kịp thời theo thực tế hay chưa?

5 Có thực hiện đối chiếu số dư chi tiết phải trả người
bán với sổ tổng hợp ít nhất là hàng tháng hay không?

Người kiểm tra :..........................................................................................................................
Trưởng phòng :...........................................................................................................................
Ban giám đốc :...........................................................................................................................
Bảng số 2.2: Tìm hiểu hệ thống KSNB chu trình mua hàng và thanh toán tại
Công ty TNHH Vega

AASC
Tên khách hàng: Công ty TNHH Vega
Bước công việc : Tìm hiểu hệ thống KSNB
Ngày thực hiện: 27/01/2003
Người thực hiện: ĐTT
TT Diễn giải
Không áp
dụng
Có Không
I Các khoản phải trả
1 Có sử dụng các đơn đặt mua hàng hay không? Có giao
cho một người khác người ghi sổ kế toán thực hiện mua
hàng hay không?

2 Có các bằng chứng ghi nhận việc đã giao nhận hàng
hay không? Khi giao hàng có đối chiếu với đơn đặt hàng
không?

3 Công ty có thanh toán cho nhà cung cấp trên cơ sở hoá
đơn gốc không? Có đối chiếu biên bản giao nhận hàng và
đơn đặt hàng không?

4 Có thực hiện xác nhận công nợ hàng tháng đối với
người bán hay không? Nếu có đã được điều chỉnh sổ kế
toán kịp thời theo thực tế hay chưa?

5 Có thực hiện đối chiếu số dư chi tiết phải trả người
bán với sổ tổng hợp ít nhất là hàng tháng hay không?

Người kiểm tra :...........................................................................................................................

Trưởng phòng :...........................................................................................................................
Ban giám đốc :..........................................................................................................................
Qua hai bảng đánh giá hệ thống KSNB (Bảng số 2.1 và Bảng số 2.2), KTV
thực hiện đã đưa ra những đánh giá sau:
Công ty MBS: Công ty đã thực hiện khá đầy đủ, chặt chẽ và có quy mô công
tác kiểm tra kiểm soát đối với các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ mua hàng và
thanh toán tại Công ty. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số thiếu sót nhất định
như vẫn còn thiếu một số chứng từ, chưa thực hiện đối chiếu số dư chi tiết nợ phải
trả người bán với sổ tổng hợp định kỳ hàng tháng, chức năng phê duyệt, kiểm tra
của Ban Giám đốc đôi khi không được thực hiện... Vì vậy, KTV đánh giá hệ thống
KSNB đối với chu trình này là đảm bảo tính hiệu lực, rủi ro kiểm soát ở mức trung
bình có thể chấp nhận được, các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ hệ thống
này là đáng tin cậy. Theo đó, KTV PVA xác định cần phải mở rộng các thử
nghiệm kiểm soát ở mức hợp lý và kết hợp với các thử nghiệm cơ bản ở mức cần
thiết.
Công ty TNHH Vega: Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mới đi
vào hoạt động (tháng 10/1999), nên công tác tổ chức và hạch toán nghiệp vụ mua
hàng và thanh toán cũng như quá trình kiểm tra, KSNB tại Công ty còn nhiều mặt
hạn chế, chưa đảm bảo được các yêu cầu chung, việc phân công phân nhiệm còn
chưa rõ ràng. Do đó, KTV ĐTT đã đánh giá hệ thống KSNB của Công ty là kém
hiệu lực, rủi ro kiểm soát ở mức tối đa. Theo đó, KTV ĐTT xác định cần thu hẹp
các thử nghiệm kiểm soát và mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở mức cao nhất khi
thực hiện kiểm toán chu trình này tại Công ty TNHH Vega.
2.3. Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Công việc này sẽ giúp cho KTV có một cái nhìn tổng quan về tình hình
thanh toán của khách hàng. Tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520-Quy
trình phân tích, các thủ tục phân tích mà KTV AASC thường áp dụng là tính số
biến động của năm nay so với năm trước của số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp
trên Bảng cân đối kế toán (phân tích ngang) và tính toán các tỷ suất về khả năng
thanh toán (phân tích dọc). Từ đó, KTV phân tích đánh giá để tìm ra những dấu

hiệu bất thường và xác định những vùng có thể có rủi ro.
Như vậy, các thủ tục phân tích mà KTV AASC thực hiện trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán không bao gồm việc phân
tích hệ số vòng quay hàng tồn kho để phát hiện ra các sai phạm về hàng tồn kho
hoặc tính lỗi thời của vật tư hàng hoá mua vào như đã được trình bày trong phần cơ
sở lý luận "Thực hiện phân tích sơ bộ" (Mục 2.1.1, tr 15). Trên thực tế, thủ tục
phân tích này rất phức tạp vì vậy mà không chỉ các KTV AASC không thực hiện
mà hầu hết các công ty kiểm toán tại Việt Nam đều không thực hiện các thủ tục
phân tích này.
Qua tính số biến động của số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp năm nay so
với năm trước, cùng với việc xem xét BCTC tại hai Công ty MBS và Công ty
TNHH Vega, KTV nhận thấy số dư các khoản phải trả nhà cung cấp của hai Công
ty này vào năm tài chính 2002 đã có biến động lớn thể hiện qua bảng số 2.3.
Bảng số 2.3: Biến động số dư phải trả nhà cung cấp
Chỉ tiêu
Năm 2001
(1)
Năm 2002
(2)
Chênh lệch
(2) - (1)
Công ty MBS 10.273.250.128 26.433.703.900 16.160.452.772
Công ty TNHH Vega 1.123.456.321 2.562.239.051 1.138.782.730
Việc tính toán các tỷ suất thanh toán bao gồm tỷ suất về khả năng thanh toán
nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng được
thực hiện tại hai khách hàng này, được thể hiện qua bảng số 2.4.
Bảng số 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán
của Công ty MBS và Công ty TNHH Vega
Chỉ tiêu ĐVT
Công ty MBS Công ty TNHH Vega

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001 Năm 2002
Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,64 1,45 0,78 1,12
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 3,26 4,60 2,37 2,69
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,20 0,17 0,07 0,31
Qua hai bảng phân tích ở trên (Bảng số 2.3 và Bảng số 2.4), KTV thực hiện
đã đưa ra những đánh giá sơ bộ sau:
Công ty MBS: Năm 2002, số dư các khoản phải trả nhà cung cấp có biến
động lớn so với năm 2001, chênh lệch tăng 16.160.452.772 đồng. KTV đã thực
hiện đối chiếu với lượng hàng hoá mua vào của năm 2002 thì thấy số biến động
này là hợp lý không có những sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, qua phân tích các tỷ
suất về khả năng thanh toán, Công ty MBS đang gặp vấn đề về khả năng thanh
toán. Khả năng thanh toán hiện hành của năm 2002 giảm chỉ còn 1,45. Trong khi
đó, khả năng thanh toán nhanh cũng giảm chỉ còn 0,07; giảm 0,3 so với năm 2001.
Vì vậy, KTV xác định trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cần tập trung vào thử
nghiệm cơ bản với việc kiểm tra chi tiết số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp với
mục tiêu các khoản phải trả nhà cung cấp được phản ánh đúng không có khoản
phải trả nào chưa được ghi sổ.
Công ty TNHH Vega: Việc đánh giá phân tích cũng được tiến hành tương tự
như đối với Công ty MBS. Qua phân tích, KTV nhận thấy số dư các khoản phải trả
người bán trên BCĐKT của Công ty năm 2002 là phù hợp. Công ty không có vấn
đề về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hệ thống KSNB tại Công ty đối với chu
trình như đã được đánh giá ở trên là kém hiệu lực. Vì vậy, việc thực hiện phân tích
này không đem lại kết quả chính xác.
2.4. Xác định mức độ trọng yếu
Căn cứ vào những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách
hàng cũng như tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV phân tích và đánh giá mức độ trọng
yếu cho khoản mục Nợ phải trả người bán.
Tuy nhiên, việc xác định mức độ trọng yếu là một vấn đề phức tạp yêu cầu
sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng,
AASC đã xây dựng được một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống

nhất áp dụng cho toàn Công ty trong kiểm toán BCTC. Những căn cứ để xác định
mức độ trọng yếu tại AASC là:
• Từ 4% - 8% lợi nhuận trước thuế
• Từ 0,4% - 0,8% đối với doanh thu
• Từ 1% - 2% đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
• Từ 1% - 2% đối với nợ ngắn hạn
• Từ 0,5 - 1% đối với tổng tài sản
• Từ 0,25% - 0,5% tổng giá trị tài sản khi đấu việc thanh lý, phá sản doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, các tỷ lệ ở đây chỉ là những hướng dẫn cho việc xác định mức độ
trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Mức độ trọng yếu có thể sẽ thay
đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp và phụ thuộc vào sự xét
đoán nghề nghiệp của KTV. Theo đó, việc xác định mức độ trọng yếu cho khoản
mục Nợ phải trả tại Công ty MBS và Công ty TNHH Vega như sau:
Đối với Công ty MBS
Trên cơ sở các thông tin thu thập được và các tỷ lệ hướng dẫn, KTV tiến
hành ước lượng ban đầu về mức trọng yếu như sau (Bảng số 2.15).
Như vậy, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu ở mức từ 1.000.004.640 đồng
đến 4.704.740.920 đồng. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV chọn mức trọng
yếu ban đầu là 1.000.004.640 đồng. Điều đó có nghĩa là trong quá trình kiểm tra
các nghiệp vụ mà phát hiện sai sót lớn hơn 1.000.004.640 đồng hoặc tập hợp các
sai sót lớn hơn 1.000.004.640 đồng, nếu khách hàng từ chối điều chỉnh những sai
sót đó thì KTV sẽ đưa ra ý kiến "Chấp nhận từng phần".
Bảng số 2.5: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Chỉ tiêu
Tối thiểu Tối đa
Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh trước thuế 4% 1.000.004.640 8% 2.000.009.280
Tài sản lưu động 1% 2.261.622.327 2% 4.523.244.654
Nợ ngắn hạn 1% 1.574.197.644 2% 3.148.395.288

Tổng tài sản 0,5% 2.352.370.460 1% 4.704.740.920
Sau khi xác định được mức trọng yếu ban đầu, KTV tiến hành phân bổ ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục căn cứ vào những thông tin
thu thập được từ khách hàng và từ kinh nghiệm của KTV. Tại Công ty MBS, KTV
phân bổ mức trọng yếu cho các khoản sau:
Bảng số 2.6: Phân bổ mức trọng yếu
Khoản mục Hệ số phân bổ Sai số có thể chấp nhận được
Tiền mặt 1 48.000.223
Phải thu 2 105.600.490
Hàng tồn kho 3 248.401.153
TSCĐ 1 127.200.590
Nợ ngắn hạn 2 240.001.113
Nợ dài hạn 2 168.000.780
Nguồn vốn 1 62.800.291
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 1.000.004.640
Như vậy, đối với các khoản phải trả người bán (Nợ ngắn hạn), tại Công ty
MBS nếu phát hiện ra sai sót lớn hơn 240.001.113 đồng thì được xem là trọng yếu
và cần phải điều chỉnh.
Đối với Công ty TNHH Vega
Việc đánh giá mức độ trọng yếu được thực hiện như đối với Công ty MBS,
KTV ước lượng mức trọng yếu ban đầu là 520.456.273 đồng và mức trọng yếu
phân bổ cho tài khoản phải trả người bán (Nợ ngắn hạn) là 124.909.505 đồng.
Việc đánh giá mức trọng yếu này được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán
hoặc KTV cao cấp sau đó phổ biến cho các thành viên trong đoàn kiểm toán. Tuy
nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty MBS và Công ty TNHH
Vega cho thấy, KTV đã thực hiện việc đánh giá này dựa trên các xét đoán chuyên
môn nghề nghiệp của mình mà không áp dụng mức trọng yếu đã được xác định ở
trên. Vì vậy, bước công việc này được thực hiện chỉ mang tính hình thức.
2.5. Đánh giá sai sót tiềm tàng
Bước tiếp theo của Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là đánh giá sai sót tiềm

tàng trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán đặc thù mà KTV đã xác định cho chu trình,
từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp để phát hiện ra các sai sót tiềm tàng
này. Các mục tiêu kiểm toán đặc thù mà KTV AASC đã xác định cho chu trình này
là: tính có thực, tính đầy đủ, tính chính xác, tính đúng kỳ, quyền và nghĩa vụ, phân
loại và trình bày.
Qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tìm hiểu hệ thống KSNB và thực hiện
phân tích sơ bộ tại Công ty MBS và Công ty TNHH Vega, KTV thực hiện đã nhận
định, các sai sót tiềm tàng đều có thể xảy ra đối với các mục tiêu kiểm toán đặc thù
đã được xác định cho chu trình này tại cả hai đơn vị khách hàng, trong đó cần tập
trung trọng yếu vào hai sai phạm đó là tính đầy đủ và tính đúng kỳ, được thể hiện
qua bảng số 2.7.
Bảng số 2.7: Sai sót tiềm tàng đối với số dư tài khoản phải trả người bán
Rủi ro chi tiết Sai sót tiềm tàng
Khoản phải trả thấp hơn thực tế do có những
khoản phải trả chia ghi sổ
Tính đầy đủ
Khoản phải trả không được đánh giá đúng do chưa
cắt niên độ không chính xác
Tính đúng kỳ
2.6. Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
Sau khi hoàn tất các bước công việc nêu trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến
hành soạn thảo chương trình kiểm toán cho chu trình tại đơn vị khách hàng được
kiểm toán. Trên thực tế, AASC đã xây dựng sẵn một chương trình kiểm toán mẫu
cho chu trình mà trong đó trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với
chu trình. Dựa trên cơ sở đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ điều chỉnh sao cho phù
hợp với từng khách hàng cụ thể. Qua thực tiễn soạn thảo chương trình kiểm toán
tại Công ty MBS và Công ty TNHH Vega cho thấy, chương trình kiểm toán mẫu
cho chu trình mua hàng và thanh toán được áp dụng chung cho cả hai Công ty mà
không có sự điều chỉnh nào. Dưới đây là chương trình kiểm toán chu trình mua
hàng và thanh toán được thực hiện bởi AASC (Bảng số 2.8).

Sau khi hoàn thành mỗi thủ tục trong chương trình kiểm toán, KTV sẽ tiến
hành ghi tên và ngày thực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với các thủ
tục mà mình thực hiện. Công việc này rất quan trọng vì nó giúp trưởng nhóm kiểm
toán có thể quản lý tốt cuộc kiểm toán về tiến độ và chất lượng công việc. Tuy
nhiên, thực tiễn kiểm toán tại Công ty MBS và Công ty TNHH Vega, KTV AASC
đã không thực hiện công việc này.
Bảng số 2.8: Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
do AASC thực hiện
Thủ tục
Người
thực hiện
Ngày
Tham
chiếu
I. Quy trình kiểm toán
1. Đối với mua hàng và chi phí mua hàng
- Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm, xác nhận nợ (nếu có)
- Dựa vào sổ kế toán chi tiết công nợ phải trả (TK 331), chọn
ra một số khách hàng có số dư lớn, phát sinh lớn kiểm tra việc
hạch toán mua hàng và thanh toán (giá hoá đơn, chi phí thu
mua vận chuyển... và thuế GTGT đầu vào). Kiểm tra một số
khoản thanh toán cho khách hàng có giá trị trên…VNĐ, xem
xét việc thanh toán cho khách hàng trên cơ sở nào, số tiền chiết
khấu thanh toán và thanh toán được thực hiện như thế nào.
- Chọn ra một số khoản mua hàng trong 5 đến 10 ngày trước
và sau thời điểm khoá sổ kế toán kiểm tra để khẳng định chia
cắt niên độ là phù hợp.
- Các phiếu nhập kho cuối cùng của kỳ kế toán phải được
hạch toán theo giá hoá đơn (cộng chi phí vận chuyển... ) hoặc
giá tạm tính nếu hàng đã nhập chưa có giá.

- Các lô hàng đầu tiên của kỳ kế toán sau không thuộc giá trị
đã hạch toán ở niên độ kế toán trước.
2. Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp
2.1. Thủ tục phân tích
- So sánh khoản phải trả của từng đối tượng năm nay với năm
trước, kiểm tra những biến động bất thường.
2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

×