Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.77 KB, 2 trang )
Tránh lỗi khi sử dụng tiếng anh!!
Những người đang học ngoại ngữ thường gặp phải rất nhiều lỗi sai khi nói cũng
như khi viết bởi vì thường cố nói thật nhanh hoặc chưa sử dụng thành thạo các
cấu trúc ngữ pháp và từ vựng mới. Vậy bạn hãy tham khảo những cách sau đây
để tránh được những lỗi sai thường gặp khi viết và nói tiếng Anh nhé!
1. Hãy sử dụng “một thứ ngôn ngữ thật đơn giản”
Một vài người mới học cố gắng nói hay viết những câu thật rắc rối với một loạt
những thứ phức tạp như thời hiện tại hoàn thành hay các câu điều kiện và rồi
mắc phải những lỗi sai thật kinh khủng. Bạn không nên làm như thế. Nếu bạn
mới chỉ bắt đầu tập nói hay viết tiếng Anh, bạn hãy nói hoặc viết những gì bạn có
thể chắc mình sử dụng đúng (những câu đơn giản mà bạn đã sử dụng nhiều
lần), đừng cố bắt chước như một con vẹt theo những câu cú phức tạp mà không
hiểu gì. Bạn có thể nghĩ những câu đơn giản sẽ thật giống một đứa trẻ hay
không thể diễn tả hết những gì bạn muốn diễn đạt nhưng bạn sẽ phải bất ngờ
trước hiệu quả truyền đạt thông tin của những câu đơn giản đấy và người nghe,
người đọc cũng không cảm thấy mệt mỏi vì phải cố gắng theo dõi những câu dài
dòng và đầy những cấu trúc, từ ngữ phức tạp.
2. Nóivà viết thật chậm, cẩn thận
Lúc mới bắt đầu, bạn nên viết thật châm. Nếu bạn cần 2 giờ đồng hồ để viết một
bức thư với 10 câu đúng, chuẩn và chính xác, việc đó tốt thôi. Bạn không nên
quan tâm lắm đến thời gian khi bạn mới tập viết, hãy quan tâm đến điều khác, đó
là chất lượng bài viết của bạn. Tại sao bạn lại cần 1 quãng thời gian lâu như vậy
để viết bài? Bởi vì bạn nên đọc đi đọc lại các câu thật nhiều lần, hãy tìm xem
chúng có lỗi sai nào hay không? Và bạn cũng nên tập cho mình thói quen tự sửa
lỗi một cách thường xuyên. Điều đó sẽ rất có ích cho kỹ năng viết của bạn sau
này. Bạn có thể kiểm tra độ chính xác của từng câu bạn dùng bằng cách sử
dụng từ điển và các trang web hỗ trợ bạn học tiếng Anh. Từ đó bạn có thể tìm
kiếm được những ví dụ mà bạn có thể bắt chước. Còn khi tập nói, bạn có thể tập
suy nghĩ kỹ vài lần trước khi bạn phát ngôn theo đúng chân lý “uốn lưỡi bảy lần
trước khi nói”.
4. Hãy luôn luôn tìm kiếm và tra cứu