NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ THÔNG QUA VIỆC TỰ ĐÁNH GIÁ
2.1. Tầm quan trọng của việc tự đánh giá :
Thông thường, sinh viên thiếu động cơ học tập do chương trình học tiếng Anh bắt buộc bị
áp đặt và chưa gắn liền với nhu cầu thực tế của các em. Trong khi đó, các bài kiểm tra và
thi cuối kỳ vẫn chưa hoàn toàn đánh giá đúng trình độ thực sự của sinh viên. Điều này sẽ
chống lại xu hướmg học tập tự định hướng (self-directed learning) và khiến cho sinh viên
không có nhu cầu lẫn cơ hội để tự đánh giá bản thân. Trong khi đó, việc tự đánh giá lại
giúp cho sinh viên thấy được ưu và khuyết điểm của mình để phát huy hay khắc phục bằng
cách đưa ra nhiều chiến lược học tập khác nhau cho phù hợp với định hướng tương lai.
Việc tự đánh giá là một chiến lược học tập quan trọng thúc đẩy khả năng tự học tiếng Anh,
giúp sinh viên thấy được tiến bộ của mình để từ đó gắn liền việc học với nhu cầu của bản
thân .
Thông qua việc tự đánh giá, người học có thể nhận ra sự khác biệt trong việc học tiếng
Anh so với các môn học khác ở chỗ mục tiêu cuối cùng là khả năng sử dụng (performance
in English) chứ không chỉ là kiến thức về nó (knowledge about English). Khả năng này cần
có một tiến trình tích lũy lâu dài hơn là nỗ lực tối đa nhất thời. Chẳng hạn, sinh viên
thường chờ đến cận ngày thi hay kiểm tra mới nhồi nhét một lượng lớn kiến thức vào đầu.
Điều này có thể hiệu quả trong một số môn học như môn địa lý, nhưng hoàn toàn không
phù hợp với việc học tiếng Anh.
Bạn có khả năng thực hiện những việc sau đây không ? chẳng hạn như :
- Yêu cầu thầy cô lặp lại nếu bạn không hiểu ?
- Kể cho bạn bè về gia đinh bạn ?
- Nói chuyện về sở thích và điều bạn quan tâm ?
- Hỏi bạn bè về điều bạn quan tâm về họ ?
- …….. ?…
Sau đó, đánh dấu vào các ô :
1. Vâng, tôi có thể 2. Vâng, nhưng chỉ một ít 3. Không, tôi không thể
2.2. Tiến trình thực hiện :
2.2.1. Tự đánh giá cần được tiến hành từ đầu khóa học.
Bắt đầu mỗi khóa học (học kỳ), chúng ta cần đưa ra những bảng câu hỏi và điều tra nhằm
giúp sinh viên tự đánh giá về kiến thức và kinh nghiệm học tập trước đây.Ý thức tự đánh
giá ban đầu (cùng với những hoạt động liên quan) giúp sinh viên nhận ra rằng tất cả họ đều
không bắt đầu từ một vị trí, nghĩa là sinh viên cùng học trong một lớp gồm nhiều trình độ
(mixed-level class). Tiếp theo, bước quan trọng nhất là để cho sinh viên đánh giá chi tiết
những gì các em thực sự làm được bằng tiếng Anh. Điều này giúp các em so sánh, đối
chiếu với những sinh viên khác trong lớp, và để “đo” được khả năng hoàn thành mục tiêu
của chương trình học. Bảng câu hỏi có thể tập trung vào cả khả năng sử dụng lẫn kiến thức
về ngôn ngữ. Ví dụ:
Các câu hỏi theo dạng trên (Bạn có khả năng …?) sẽ giúp cho sinh viên và giáo viên đánh
giá về trình độ ban đầu của các em, đồng thời cũng giúp sinh viên tự đánh giá tích cực hơn
vì chúng hướng đến những việc mà sinh viên có khả năng làm. Câu hỏi càng cụ thể thì sinh
viên càng dễ trả lời và do đó độ tin cậy càng cao.
Việc tổ chức kiểm tra tự đánh giá ban đầu cũng rất hữu ích. Các bài kiểm tra này nên được
thiết kế giống với bài thi hoặc được lấy từ các bài thi cũ. Điều này giúp sinh viên làm quen
với bài thi, qua đó tự đánh giá năng lực và tiến bộ của mình .
Mặc dù những hoạt động tự đánh giá nói trên không phải luôn bảo đảm rằng tất cả sinh
viên sẽ tiến bộ hay sẽ chủ động học tập ngay, nhưng chúng sẽ phần nào tác động vào mỗi
cá nhân sinh viên và giúp các em tập trung học tập hơn.
2.2.2. Tự đánh giá phải được thực hiện thường xuyên và có hệ thống
Việc tự đánh giá ban đầu nên được hỗ trợ bởi các hoạt động tự đánh giá khác một cách
thường xuyên và có hệ thống xuyên suốt khóa học. Điều này sẽ giúp sinh viên xem việc
học tiếng Anh như mục tiêu cá nhân, nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn trong tương lai, hơn
là chỉ vì điểm số. Chẳng hạn :
+ Việc sử dụng nhật ký cá nhân (learner diary) sẽ rất hữu ích. Mỗi tuần giáo viên cần dành
5-10 phút để sinh viên ghi lại những gì các em đã làm bằng cách trả lời những câu hỏi ngắn
(ví dụ : chúng ta đã học được những gì ? Các em đã hiểu được những phần nào ? Các em
có khó khăn gì ?). Sinh viên cũng nên được khuyến khích nhận xét vào nhật ký của mình
về các bài tập ở nhà. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên thu lại bản nhật ký này nhằm đánh giá thái
độ học tập của sinh viên .
+ Sinh viên cũng có thể sử dụng tập lưu trữ tài liệu (portfolios) gồm các bài làm, bài viết
mẫu, bảng tự đánh giá hay nhật ký cá nhân. Tập tài liệu này sẽ được sử dụng để đối chiếu
với đánh giá của giáo viên vào cuối mỗi học kỳ. Nếu có thời gian giáo viên nên dành một
số buổi thảo luận nhằm hướng dẫn các em biết cách so sánh và đối chiếu .
+ Việc tự đánh giá có thể được tiến hành bằng cách để sinh viên thể hiện khả năng sử dụng
tiếng Anh nhằm nhận biết được sự tiến bộ của mình ở các kỹ năng .
Đối với kỹ năng nghe, trước khi làm một bài tập nên để sinh viên đoán trước độ khó dễ của
bài tập đó. Nhờ vậy, sau khi làm xong, sinh viên chỉ cần rất ít thời gian để biết mình làm
bài tốt hay không, hoặc tại sao bài tập đó khó hay dễ. Ví dụ :
Trả lời những câu hỏi sau rồi so sánh với bạn mình :
1 . Nội dung bài nghe :
a. Rất dễ b. Khá dễ c. Khá khó d. Không thể làm được .
2 . Tại sao nội dung bài nghe dễ / khó ?
- Người nói rõ / không rõ
- Người nói nhanh / chậm
- Giọng nói quen thuộc / xa lạ
- Tôi thấy / không thấy người nói
- Chất lượng âm thanh tốt / xấu
- Ngữ cảnh rõ ràng / mập mờ .
1 . Theo bạn, thầy (cô) nên đánh giá bài viết của bạn theo những tiêu chí nào ? Điều nào
sau đây là quan trọng ?
- Cách trình bày (chữ viết v.v…)
- Bố cục bài ( mở bài, thân bài, kết luận)
- Nội dung (phù hợp, hấp dẫn )
- Liên kết ý tưởng
- Tính chính xác (Bài văn có nhiều lỗi khác nhau hay không ?)
- Từ vựng
2. Thầy (cô) sẽ cho điểm mỗi phần là bao nhiêu (ví dụ: nội dung :2,5 điểm, trình bày : 2,5
điểm, bố cục: 2,5 điểm, tính chính xác: 2,5 điểm
Đối với kỹ năng viết, nên thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng để giúp sinh viên dễ đánh giá
việc trình bày của mình. Chẳng hạn, giáo viên có thể phác họa các tiêu chí đánh giá hoặc
bàn bạc với lớp học trước. Bằng cách này, việc đánh giá có thể trở thành một phần của tiến
trình viết. Sinh viên sử dụng các tiêu chí để chỉnh sửa bản viết nháp nhằm hoàn thiện bản
viết cuối cùng. Ngoài ra, lớp học nên liệt kê các lỗi thông thường nhằm giúp sinh viên tự
biên tập lại hay dùng chúng để kiểm tra bài viết của mình. Ví dụ :
Đối với kỹ năng nói, việc tự đánh giá sẽ khó hơn, nên tốt nhất là để sinh viên đánh giá lẫn
nhau (peer-asssessment). Nếu có thể, giáo viên yêu cầu sinh viên mang máy ghi âm để ghi
lại cuộc đàm thoại của nhóm rồi dựa theo các tiêu chí đã được thống nhất để đánh giá lẫn
nhau.
Tóm lại, để việc tự đánh giá càng hiệu quả và khả thi, chúng ta cần có đủ thời gian và trang
thiết bị, đồng thời nó phải phù hợp với thời khóa biểu chung của lớp học do mỗi tuần chỉ
có 3 -4 tiết học tiếng Anh. Do đó, chúng ta cần phải kết hợp việc tự đánh giá với các hoạt
động trong lớp hàng ngày liên quan đến các kỹ năng.
2.3. Mối quan hệ giữa việc tự đánh giá và đánh giá của giáo viên :
Rõ ràng, việc tự đánh giá không thể thay thế hoàn toàn việc đánh giá của giáo viên. Tuy
nhiên, nó trợ giúp rất nhiều cho công tác đánh giá của giáo viên, qua đó làm giảm khối
lượng công việc của họ. Việc kết hợp cả hai hình thức trên sẽ làm cho hiệu quả đánh giá
cao hơn nhiều, đặc biệt là trong các lớp đông sinh viên, mà ở đó giáo viên hầu như không
thể nắm bắt hết khả năng trình bày của từng cá nhân. Chính vì vậy, việc tự đánh giá sẽ bù
đắp những thiếu sót trên. Nó sẽ đánh giá từng cá nhân thường xuyên thay cho những bài
kiểm tra định kỳ do giáo viên đưa ra. Việc tự đánh giá bằng bảng câu hỏi (questionnaire)
cũng thực tế hơn các bài kiểm tra. Chẳng hạn, sau khi sinh viên tự đánh giá bài kiểm tra
viết của mình rồi xem xét những lỗi trong đó, việc đánh giá lại và cho điểm của giáo viên
sẽ khuyến khích các em tập trung phân tích cũng như đối chiếu hai hình thức đánh giá. Nếu
không có hình thức tự đánh giá, sau khi sinh viên nhận lại bài kiểm tra, các em thường chỉ
chú ý đến điểm số mà ít khi chịu xem xét cách đánh giá của giáo viên.
2.4. Kết quả của việc tự đánh giá
Vào cuối khóa học, nếu việc tự đánh giá diễn ra có hệ thống và liên tục, sinh viên sẽ ngồi
lại và đánh giá toàn bộ quá trình học tập của mình. Ngoài ra, sinh viên có thể đối chiếu
điểm kiểm tra, thi cuối kỳ với bảng tự đánh giá của mình để xem liệu các em cần phát huy
hay khắc phục những điểm mạnh yếu nào trong tương lai.
Việc tự đánh giá có hệ thống sẽ làm cơ sở phát triển các khả năng hỗ trợ việc học của sinh
viên như: tổ chức và vạch kế hoạch học tập, chọn lựa phương pháp học phù hơp, cũng như
cách thảo luận và trao đổi thông tin. Nói cách khác, nếu không có tự đánh giá, việc đào tạo
các kỹ năng trên sẽ tốn rất nhiều thời gian nhưng lại khó đạt hiệu quả cao .
3. KẾT LUẬN
Tự đánh giá không chỉ khuyến khích việc học tự định hướng mà còn là một công cụ hữu
ích giúp phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên đại học nếu nó được thực
hiện một cách liên tục và có hệ thống. Sinh viên không những sẽ chủ động và tích cực học
tập hơn mà còn vận dụng được khả năng giao tiếp hiệu quả hơn. Quan trọng hơn cả, nó
giúp sinh viên thấy được tiến bộ của mình, từ đó khuyến khích các em nhận thức rõ giá trị
của việc học. Một nhà khoa học lừng danh từng nói : “Động cơ mạnh nhất để học tập là
khi ta nhận ra được giá trị của điều mình học”.
Bài này mình đọc thấy bổ ích nên đã copy cho các bạn xem hãy cố lên nhé mong các bạn
học giỏi tiếng anh