Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con 0 24 tháng tuổi tại 10 huyện miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.35 KB, 24 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ

“ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ
MẸ CĨ CON 0-24 THÁNG TUỔI TẠI 10 HUYỆN MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN NĂM 2019”

Người thực hiện:
1. Ths. Trần Minh Long
2. CN. Đặng Thị Cảnh
3. Bs. Nguyễn Văn Hà

Vinh, tháng 3 năm 2019


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ ...15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15
2.4. Chỉ số nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .................................................... 17
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 17
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 17
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ .................................................................... 18


1. Dự kiến kết quả ................................................................................................. 18
2. Bàn luận............................................................................................................. 21
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN, KẾT LUẬN........................................... 22
CHƯƠNG V: DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ........................................................... 22

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMHT

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

UNICEFF

Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một biện pháp quan trọng hàng đầu
nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lợi ích
của việc NCBSM đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được thừa
nhận. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết, những kháng thể

chống bệnh tật giúp trẻ khoẻ mạnh[2]. Cho trẻ bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ mắc
và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng và do đó làm giảm nguy cơ tử
vong sơ sinh. Theo ước tính của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bú mẹ
trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm
trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, NCBSM sẽ góp phần làm giảm 13% ca tử vong
của trẻ em dưới 5 tuổi. Cho trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu sẽ làm giảm 22% các ca tử vong sơ sinh tại Việt Nam[2]. Ngoài ra những trẻ
được bú mẹ hoàn tồn và được ni bằng sữa mẹ khi trưởng thành có nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường type II, béo phì, tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, rối
loạn lipid máu thấp hơn nhóm trẻ được ni bằng sữa ngồi[3]. Cho con bú
khơng chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bé mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ.
NCBSMHT trong 6 tháng đầu cịn có thể hạn chế có thai trở lại sớm[2]. Bên cạnh
đó, cho bú sớm cịn giúp bà mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau sinh và
NCBSM cịn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng sau
này[2]. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kì
mãn kinh. Ngồi ra, ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu có liên
quan đến một phương pháp về kiểm soát sinh đẻ tự nhiên (98% bảo vệ trong 6
tháng đầu sau khi sinh) [5,18].
NCBSM HT trong sáu tháng đầu đời là rất quan trọng đối với quá trình
phát triển của trẻ. UNICEF đã đưa ra thông điệp truyền thông về việc NCBSM:
cho trẻ bú ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh; cho con bú hoàn toàn trong 6
4


tháng đầu, không uống nước, không ăn sữa bột, không ăn bổ sung; và trẻ càng bú
nhiều, mẹ càng tiết ra nhiều sữa [6]. WHO cũng khuyến nghị nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu: sau 6 tháng, thức ăn đặc, như trái cây và rau
nghiền, nên được sử dụng làm thức ăn bổ sung bên cạnh sữa mẹ cho đến khi trẻ
hai tuổi hoặc hơn. Thêm vào đó: nên cho trẻ bú trong vịng một giờ đầu sau khi
sinh; nên cho trẻ bú theo “nhu cầu”, bất cứ khi nào trẻ muốn kể cả ngày và đêm;

và khơng cho trẻ bú bình và núm vú giả [18].
Mặc dù sữa mẹ là cơng thức dinh dưỡng hồn hảo nhất cho trẻ 6 tháng đầu
đời của trẻ, hiện ở Việt Nam chỉ có 19,6% phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong giai
đoạn quan trọng này. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của thế
giới - 35% các bà mẹ cho con bú hồn tồn trong 6 tháng đầu. Khơng cho con bú
sớm, khơng cho con bú hồn tồn và khơng tiếp tục cho con bú lâu dài cũng như
thiếu chế độ ăn bổ sung phù hợp đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức
khỏe của trẻ. Một phần ba trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thấp còi và cứ trong 5
trẻ lại có 1 trẻ bị thiếu cân [9].
Hiện nay, việc nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, khơng chỉ ở
thành phố lớn mà cịn lan rộng đến các vùng nông thôn. Nhiều hội nghị về công
tác bảo vệ bà mẹ trẻ em cũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại
này[10]. Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo các bà mẹ cần ni trẻ hồn
tồn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, nhưng trên thực tế, có nhiều
bà mẹ vì nhiều lí do như mẹ thiếu sữa, bận rộn công việc, mẹ bị bệnh, nhiễm HIV
vẫn cho trẻ ăn thêm sữa ngoài.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đúng cách và
hồn tồn trong 6 tháng đầu cịn chưa cao, điều này có lẽ do nhiều nguyên nhân
tác động. Nhằm đánh giá tình trạng ni con bằng sữa mẹ tại một số huyện miền
núi vùng cao tỉnh Nghệ An năm 2019. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá
5


tình trạng ni con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con từ 0-24 tháng tuổi tại
10 huyện miền núi vùng cao tỉnh Nghệ An” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0-24 tháng tuổi tại 5 huyện miền
núi vùng cao tỉnh Nghệ An năm 2019.
2. Đánh giá tình trạng ni con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con từ 0-24
tháng tuổi tại 5 huyện miền núi vùng cao tỉnh Nghệ An năm 2019.


6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Khái niệm và những hiều biết cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ
1.1 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
- Sữa đầu bữa: Có màu hơi xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều protein,
lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác. [11]
- Sữa cuối bữa: Có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất
béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, điều quan trọng là cần để trẻ bú hết
sữa cuối, không để trẻ nhả vú sớm quá. [11]
- Sữa non: Là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong vài giờ đầu sau đẻ. Sữa
non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều protein
hơn sữa trưởng thành. [11]

- Nuôi con bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa từ vú
mẹ vắt ra [20].
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc
uống sữa từ vú mẹ vắt ra, ngồi ra khơng ăn bất kì loại thức ăn dạng lỏng
hay rắn nào khác trừ các dạng vitamin, khoáng chất bổ sung hoặc thuốc[15].

7


- Ni con bằng sữa bình: cho trẻ bú bằng bình sữa, bất kể sữa gì trong bình,
kể cả sữa mẹ vắt ra[15].
- Bú mẹ chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính là sữa
mẹ, tuy nhiên trẻ có thể nhận thêm nước uống đơn thần, hoặc một số dung
dịch dinh dưỡng như nước hoa quả, nước đường hoặc các loại thức ăn lỏng
cổ truyền với số lượng ít [15].

- Bú sớm: trẻ sẽ nhận được sữa non, là nguồn thức ăn phù hợp với bộ máy
tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm khi
sinh. Bú sớm cũng giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu và việc nuôi con
bằng sữa mẹ dễ thành công[3, 21].
- Cho trẻ bú sớm sau sinh: việc trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh[21].
- Hiện tượng xuống sữa: là hiện tượng số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú
bà mẹ đầy, căng cứng [21].
- Tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hồn tồn: được tính bằng tỷ số
giữa số trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn trong 24 giờ trên tổng
số trẻ 6 tháng[20].
1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ
Sữa mẹ được coi là một loại vắc-xin có thể phịng tránh tử vong cho trẻ, chi
phí thấp, an tồn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh [20]. Sữa mẹ
được bài tiết theo cơ chế phản xạ, khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não
kích thích cơ thể bà mẹ sản sinh ra hóc mơn prolactin và oxytocin. Trong đó
prolactin sẽ kích thích tuyến sữa tạo sữa, oxytocin có tác dụng giúp sữa được
phun ra [21,15]. Dựa vào thời điểm tiết và tính chất mà sữa mẹ được chia làm
những loại như sau:
1.2.1. Sữa non

8


Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được hình thành từ tuần 14-16 của thai kì
và được tiết ra từ lúc sinh đến 2-3 ngày sau khi sinh [16, 21]. Trẻ bú sớm sẽ nhận
được sữa non, là thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa của trẻ. Sữa non đặc sánh,
màu vàng nhạt, chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn và kháng thể để bảo vệ cơ
thể cho trẻ. Ngồi ra, sữa non cịn có nhiều đặc tính khác như: có nhiều tế bào
bạch cầu, giàu Vitamin A, có yếu tố tăng trưởng biểu bì một, chất đạm

lactalbumin dưới tác dụng của dịch tiêu hóa sẽ biến đổi thành những phân tử nhỏ
giúp trẻ dễ hấp thụ [19].
Sữa non đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ trẻ. Sữa
non chứa nhiều tế bào bạch cầu, kháng thể hơn sữa trưởng thành nên giúp trẻ sơ
sinh phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và cung cấp khả năng miễn
dịch đầu tiên cho trẻ để chống nhiều bệnh mà trẻ có thể bị mắc sau đẻ [3,21].
Vitamin A trong sữa non có tác dụng làm giảm độ nặng của các bệnh nhiễm
khuẩn. Bên cạnh đó, sữa non cịn có tác dụng xổ nhẹ, tăng bài tiết phân xu, phòng
các bệnh dị ứng và cũng có tác dụng thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ
vàng da sinh lý [3,21].
Sữa non tuy ít nhưng thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do
lượng protein cao gấp 2-3 lần sữa trưởng thành [3,15]. Hàm lượng kháng thể và
vitamin cao nhất trong sữa non trong vịng 60 phút sau khi sinh sau đó giảm dần.
Như vậy, trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là vô cùng quan
trọng. Chúng ta không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt
đầu bú sữa non.
1.2.2. Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày, số lượng sữa nhiều
hơn làm hai bầu vú bà mẹ căng đầy và cứng, người ta gọi đây là hiện tượng sữa
về.

9


Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, Glucid, Lipid, Vitamin và
khoáng chất đủ cho trẻ phát triển trong 6 tháng đầu. Thành phần các chất dinh
dưỡng ở một tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ
[15,21]. Sữa mẹ luôn luôn tự nhiên, tinh khiết, sạch sẽ và thay đổi theo thời gian
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của trẻ. Sữa mẹ giúp cho trẻ tránh
được bệnh tật, dị ứng, béo phì và các bệnh tật khác [15,21]. Vì vậy, sữa mẹ là

thức ăn duy nhất mà trẻ nhỏ cần trong 6 tháng đầu.
1.3. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ và lợi ích của việc ni con bằng
sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nhu cầu năng lượng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường nhìn
chung được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ có được
tình trạng dinh dưỡng tốt [15,21].
Việc sản xuất sữa của người mẹ được điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu của
trẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì việc sản xuất
sữa cũng tăng theo trong vòng vài ngày, thậm chí trong vịng vài giờ [14]. Mức
tiêu thụ sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng
thứ 6, nếu trẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi. Việc tiết sữa là linh hoạt
vì vậy bà mẹ tăng sản xuất sữa thơng qua việc vắt sữa thường xun, và có khả
năng cho bú lại sau khi đã dừng [15,21].
1.3.2. Tầm quan trọng của ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu
Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên
toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được
quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình ni con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng
nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong
6 tháng đầu đời [3,6,12,15]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định: Nuôi con
10


bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát
triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai
[20]. Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là
cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu
ca tử vong ở trẻ trên tồn thế giới mỗi năm [18]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng
các bà mẹ hãy cho con bú nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ

càng bú nhiều mẹ càng tiết nhiều sữa.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hồn tồn mà khơng cần
ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2, 21].
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh
Sau khi sinh, bà mẹ cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong một
giờ đầu vì trong giờ đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo, nhanh
nhẹn nhất dễ thực hiện hành vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên
buồn ngủ hơn vì bắt đầu phục hồi sau quá trình thở [21].
Sữa mẹ tiết theo phản xạ và được tiết ra sớm hơn ở những bà mẹ cho con
bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh so với các bà mẹ chờ xuống sữa tự
nhiên. Khi bà mẹ được ngắm nhìn con, nghe thấy tiếng khóc của con và tin tưởng
rằng mình có sữa cho con bú thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này. Vì vậy ngay sau
sinh bà mẹ phải được nằm cạnh trẻ và cho trẻ bú sớm [21].Khi trẻ bú sẽ kích thích
tuyến yên sản xuất oxytocin giúp bà mẹ co hồi tử cung nhanh hơn góp phần làm
giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ [21].
Trẻ bú mẹ sớm sẽ bú được sữa non rất tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phòng
tránh được các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, vàng da, không dung nạp thức ăn khác
[21].

11


2. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và Việt Nam
2.1 Trên thế giới
Lợi ích và sự cần thiết của NCBSM đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia
đình và xã hội đã được thừa nhận. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới tỷ lệ cho
con bú sớm rất thấp: 17% ở các nước Đông Âu-Trung Á, 33% ở các nước châu Á
Thái Bình Dương và cao nhất là khu vực Mỹ La Tinh- Caribe -Bắc và Đông Phi
là 50% [13]. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trên thế giới là
39% và không đồng đều giữa các quốc gia [17], như vậy phần lớn số trẻ cịn lại

được ni bằng các thức ăn hoặc nước uống khác ngoài sữa mẹ ngay từ những
tháng đầu.
Theo số liệu từ 64 nước đang phát triển chiếm 69% số trẻ em được sinh ra
trên toàn thế giới từ năm 1996-2006, tỷ lệ trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu tăng từ 33% lên 37%. Tăng nhanh nhất ở vùng cận sa mạc Sahara-châu
Phi với tỷ lệ tăng từ 22% -30%, và châu Âu với tỷ lệ tăng từ 10% -19%. Ở châu
Mỹ Latinh và Caribean ngoại trừ Brazil và Mexico, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn tăng từ 30% đến 45% [15,19].
2.2. Tại Việt Nam
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy một thực tế là tỷ lệ
ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời chỉ đạt 19,6%.. Tỉ lệ này
thấp hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Thế Giới – 35% bà mẹ cho con bú hoàn
toàn trong 6 tháng đầu. Và tỷ lệ trẻ được bú tới 24 tháng tuổi (22%) vẫn cịn thấp.
Khơng cho con bú sớm, khơng cho con bú hồn tồn và khơng cho con tiếp tục
bú lâu dài cũng như thiếu chế độ ăn phù hợp dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
về sức khỏe cho trẻ. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách các nước
có số trẻ thấp cịi trên toàn cầu, với 30% trẻ dưới 5 tuổi bị thấp cịi (khoảng 2,5
triệu trẻ) và khơng đạt được sự tiềm năng phát triển tối ưu, cứ 5 trẻ thì 1 trẻ bị
thiếu cân [6].
12


Tuy đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng phần lớn số trẻ tử vong dưới 1
tuổi vẫn xảy ra trong tháng đầu tiên, chiếm 60% các ca tử vong dưới 1 tuổi và
40% các ca dưới 5 tuổi. Nguyên nhân đáng chú ý của trẻ tử vong trong tháng đầu
là vì nhiều phụ nữ sống ở miền núi, gia đình nghèo khơng tiếp cận được với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đỡ đẻ, chăm sóc sau sinh, tiêm phịng và tiếp cận các
được các dịch vụ chăm sóc và điều trị thường ngày. Ngoài ra tỷ lệ tử vong ở trẻ
miền núi, nơng thơn và gia đình nghèo vẫn cao hơn 3-4 lần so với miền xuôi,
thành thị và các gia đình khá giả khác.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vấn đề tử

vong ở trẻ liên quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như NCBSM. Tỷ lệ trẻ
em bú sữa mẹ còn thấp, chỉ khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong giờ đầu
và 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. [1]
Thực tế cho thấy trước nhiều thông tin quảng cáo về các chất bổ sung vào
sữa bột giúp trẻ phát triển tốt về cân nặng và chiều cao, thông minh cùng với nhận
thức chưa đúng của một số bà mẹ trẻ, gia đình khiến nhiều bà cho rằng sữa cơng
thức có thể thay thế được sữa mẹ, thậm chí tốt hơn sữa mẹ. Kiến thức về ni
dưỡng trẻ nhỏ của người dân bị ảnh hưởng bởi niềm tin, thói quen của cộng đồng
và lời khuyên của cán Bộ Y tế.
Báo cáo của UNICEFF cũng chỉ ra rằng, các bà mẹ làm việc ở bên ngồi
thường gặp khó khăn trong việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Họ đi làm và cho
trẻ ăn bổ sung sau khi hết thời gian nghỉ đẻ thường là 4 tháng. Trong Luật Lao
động Việt Nam có quy định về nghỉ đẻ và NCBSM.Tuy nhiên, trên thực tế Luật
Lao động chỉ áp dụng cho phụ nữ làm việc ở cơ quan tổ chức chính thống. Hơn
nữa, nhiều bà mẹ đi làm ở khu vực thành thị có khả năng mua sữa bột và thường
xuyên bị tiếp xúc với các hình thức quảng cáo về sản phẩm thay thế sữa mẹ. Các
sản phẩm thay thế sữa mẹ xuất hiện nhiều ở các bệnh viện và rất ít nhân viên y tế
nhận thức về lợi ích của việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ..

13


Theo đánh giá của Bộ y tế và UNICEFF, 58% các bà mẹ cho con bú trong
giờ đầu sau sinh và 88% bắt đầu cho bú trong vòng 24h giờ đầu. Tính trên tồn
quốc, chỉ có 17% trẻ dưới 6 tháng tuổi được ni hồn tồn bằng sữa mẹ. Khoảng
70% trẻ từ 6-9 tháng được bú mẹ kết hợp với ăn bổ sung với thức ăn đặc hoặc
loãng. Ở 12-15 tháng tuổi có 78% trẻ em vẫn bú mẹ. Trẻ em trai thường được bú
mẹ hoàn toàn tới 6 tháng nhiều hơn trẻ em gái. [9]

14



CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi
- Trẻ dưới 5 tuổi
2.1.2. Cỡ mẫu
-

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể
n = z21-α/2p(1-p)/d2

Trong đó:
-

n: là cỡ mẫu

-

zα/2 = 1,96 (mức tin cậy mong muốn là 95%).

-

p = 0,5 để cỡ mẫu đạt tối đa

-


d = 0,05( độ chính xác mong muốn là 5%=0,05)

Thay vào cơng thức ta có: n xấp xỉ 384 người. Chọn 10% số bà mẹ dự trữ, cỡ
mẫu cần thiết để tiến hành nghiên cứu 440.
2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
10 huyện miền núi tỉnh Nghệ An bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con
Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn,
Nghĩa Đàn.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2019 đến 10/2019.
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Thiếu kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
15


- Chọn mẫu chủ đích –phân tầng:
+ Chọn chủ đích 10 huyện miền núi tỉnh Nghệ An
+ Lập danh sách các xã, thị trấn của từng huyện, tiến hành bốc thăm
ngẫu nhiên lấy ra 02 xã/ huyện.
+ Tiến hành điều tra bà mẹ và trẻ em ở các xã đã được chọn với tỷ

lệ bằng nhau.
+ Mỗi xã điều tra tuần tự đến khi đủ 22 bà mẹ, 22 trẻ.
2.4.

Chỉ số nghiên cứu

 Nhóm các chỉ số nghiên cứu về bà mẹ
- Tuổi
- Trình độ học vấn
- Dân tộc
- Nghề nghiệp chính
 Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sớm sau sinh
- Thời điểm cho trẻ bú mẹ sau khi sinh
- Vắt bỏ sữa non
- Lợi ích của sữa non
 Kiến thức của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu
- Kiến thức về định nghĩa NCBSMHT
- Biết đúng thời gian NCBSMHT
- Biết cho con bú đúng cách
- Biết trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú duy nhất sữa mẹ
- Biết cần tiếp tục cho trẻ bú khỉ trẻ bị ốm
- Có nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước tráng miệng sau khi bú
- Thời gian bảo quản sữa vắt
- Nguồn nhận thơng tín quảng cáo sữa công thức và thông tin về NCBSMHT
trong 6 tháng đầu của ĐTNC
16





Thái độ NCBSMHT trong 6 tháng đầu
- Bà mẹ có muốn cho con bú không
- Việc cho con bú sữa non có cần thiết khơng
- Việc cho con bú hồn tồn trong 6 tháng đầu có cần thiết khơng

 Hành vi NCBSMHT trong 6 tháng đầu
- Thời gian bà mẹ cho con bú lần đầu sau sinh
- Lý do bà mẹ cho con bú muộn
- Thời gian bà mẹ bắt đầu cho con ăn thức ăn ngoài sữa mẹ
- Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn ngoài sữa mẹ trước 6 tháng
- Thực hành nuôi dưỡng trẻ khi mẹ đi làm trở lại
2.5.

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

- Xây dựng phiếu khảo sát nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi và phỏng vấn bà mẹ.
(Phụ lục)
2.6.

Xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng các thuật toán thống kê trên phần mềm SPSS

2.7.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tiến hành điều tra trên tinh thần tự nguyện, hợp tác của các bà mẹ
- Điều tra, thu thập các chỉ số trung thực, khách quan.

17



CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ
1. Dự kiến kết quả
Sau khi nghiên cứu được triển khai và thu về được kết quả, nhóm nghiên
cứu sẽ mơ tả thực trạng NCBSM ở phụ nữ có con dưới 2 tuổi; và tình trạng dinh
dưỡng của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi tại 10 huyện miền núi tỉnh Nghệ An năm 2019.
 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Số lượng

Thông tin
Nhóm tuổi

<25 tuổi
Từ 25 - 35 tuổi
>35 tuổi

Dân tộc

Kinh
Tày
Khác

Học vấn

Mù chữ, BĐBV
Tiểu học
THCS
THPT trở lên


Nghề nghiệp

Làm ruộng
CB- CN- VC
Khác

Số con trong gia ≤ 2 con
đình

>2 con

Tuổi của mẹ khi < 18 tuổi
sinh trẻ

18- 35 tuổi
>35 tuổi
18

%


 Mô tả kiến thức, thực hành của bà mẹ về NCBSM
+ Kiến thức
Bảng 2: Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sớm sau sinh
Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ


Trong vòng 1 giờ đầu
Từ 1 giờ đến 24 giờ
Thời điểm cho trẻ

Sau 1 ngày

bú mẹ sau khi sinh

Không nghĩ trẻ cần phải được bú mẹ
ngay sau sinh
Khơng biết
Có vắt bỏ

Vắt bỏ sữa non

Khơng vắt bỏ
Khơng biết
Phịng chống dị ứng và nhiễm khuẩn
Đào thải phân su

Lợi ích của sữa

Giảm mức độ vàng da

non

Giúp phát triển ruột
Không biết

Bảng 3: Kiến thức của bà mẹ về NCBSM trong 6 tháng đầu

Đặc điểm

Tần số

Chỉ cho bú mẹ và khơng cho ăn
uống một thứ gì khác kể cả nước
Kiến thức về định

Cho trẻ bú sữa mẹ và nước

nghĩa NCBSMHT

Cho trẻ bú sữa mẹ và một ít chất
lỏng khác
Không biết

19

Tỷ lệ


Bú sớm hơn 6 tháng

Biết đúng thời

Trong 6 tháng đầu

gian NCBSMHT

Trên 6 tháng

Bú mỗi bên một ít

Biết cho con bú

Bú hết một bên rồi chuyển sang

đúng cách

bên kia
Không biết

Biết cần tiếp tục



cho trẻ bú khi trẻ

Khơng

bị ốm
+ Thái độ
Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ



Có muốn cho con bú


Khơng


Cho con bú sữa non có cần thiết

Khơng

Cho con bú HTBSM trong 6 tháng



có cần thiết

Không

+ Thực hành
Bảng 4: Thời gian bà mẹ cho con bú lần đầu sau sinh
Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh
Trong vòng 1 giờ
Từ 1 giờ đến 24 giờ
Sau 24 giờ
Không nhớ

20

Tần số

Tỷ lệ



Bảng 5: Thực hành ngậm bắt vú lần đầu tiên
Thời gian cho trẻ ngậm bắt vú lần đầu tiên

Tần số

Tỷ lệ

Trong vòng 1 giờ
Từ 1 giờ đến 24 giờ
Sau 24 giờ
Khơng nhớ
Bảng 6: Thực hành cho con bú hồn tồn bằng sữa mẹ
Thời gian cho con bú hoàn toàn bầng sữa mẹ

Tần số

Tỷ lệ

Dưới 6 tháng
6 tháng
Bảng 7:
2. Bàn luận
Có thể nói, sữa mẹ giúp ích cho sự phát triển của trẻ, tiết kiệm chi phí hơn,
giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển tốt mối quan hệ gần gũi, yêu thương.
Tuy nhiên, những quan niệm, văn hóa, những rào cản về kinh tế, xã hội,… sẽ
khiến vấn đề NCBSM trở nên khó khăn. Chỉ khi những rào cản đó có được giải
quyết cùng với sự phối hợp song song giữa bản thân người mẹ, gia đình và ngành
y tế nói chung sẽ cung cấp kiến thức, chia sẻ hiểu biết kĩ năng cho phụ nữ để nuôi
con khôn lớn, khỏe mạnh.


21


CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN BÀN LUẬN, KẾT LUẬN
Bàn luận theo kết quả nghiên cứu
Kết luận theo kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG V: DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ
Theo kết quả nghiên cứu

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế - Chương trình Ni con bằng sữa mẹ (2005), Tư vẩn ni con
bằng sữa mẹ, Hà Nội.
2.

Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe sinh sản, Hà Nội.
3.

Bộ Y tế và Trường Đại học QueensLand Australia (2006), Hướng dẫn nuôi

con bằng sữa mẹ.
4.


Hà Huy Khôi và Từ Giấy (2005), Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.
5. Hồ Sĩ Hồng (2010), "Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ", Sở Y tế Bình
Dương.
6.

UNICEF Việt Nam (2011), "Truyền thơng Đại chúng về ni con bằng sữa

mẹ hồn tồn và ăn bổ sung nhằm giảm tỷ lệ thấp còi và suy dinh dưỡng ở Việt
Nam".
7.

Phan Thị Tâm Khuê (2009), Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi

con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học
Y Dược Huế, Tiểu luận tốt nghiệp, Đại Học Y Dược Huế, Huế.
8. PepsiCo và Nhóm chính sách Y tế tồn cầu (2010), Tổng quan về chính sách Y
tể cơng cộng của Việt Nam về ni dưỡng trẻ nhỏ.
9.Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (2012), "Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng
2009-2010".
10. . Ngày 22/07/2009.
11. WHO (2006), Tư vấn và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, bản dịch tiếng Việt của Tổ chức
Y tế Thế giới.

23


TIẾNG ANH
12. Agampodi, s., Agampodi, T. and Piyaseeli, U.K. (2007), Bresatfeedng

practices in a public health field practice area in Sri Lanka: a survivalanalysis,
International breastfeeding Journal, 2(1), pg. 13.
13.Baltimore, M. D. (2009), Better breastfeeding, healther lives, Report Series
L.14, USA.
14. Owen, C. G. et al. (2006), Does breastfeeding influence risk of type 2
diabetes in later life? A quantitative analysis of published evidence, American
Journal Clinic Nutrition, 84(5), pg.1043-54.
15. USAID, UNICEF và WHO (2010), "Indicators for assessing infant and your
child 42 feeding pratices, Malta".
16. UNICEF (2007), Breastfeeding within one hour of birth can significantly
reduce infant mortality in Viet Nam.
17. Xiaodong Cai, Wardlaw, T. and Brown, D. w. (2012), Global trends
inexclusive breastfeeding, International Breastfeeding Journal 2012, 7(12).
18. WHO (2013), "10 facts on breastfeeding".
19.WHO, UNICEF and USAID (2008), Indicators for assessing infant and young
child feeding practices, Washington D.c.
20. WHO (2008), "Indicators for assessing infant and young child feeding
practices, Washington D.C."
21. WHO (2009), "Infant and young child feeding, Geneva.

24



×