Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

DI TRUYỀN PHÂN tử (SINH DI TRUYỀN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.92 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 3:
DI TRUYỀN
CÁC BỆNH TẬT Ở NGƯỜI
BÀI 4: DI TRUYỀN PHÂN TỬ


DI TRUYỀN PHÂN TỬ
2.2.1. Bệnh do thay thế một acid amin
2.2.1.3. Bệnh hemoglobin E
2.2.2. Chứng Methemoglobin
2.2.3. Một số loại Hb khác do thay thế
một acid amin
2.2.4. Dị hợp tử kép


2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E

* Cơ chế sinh bệnh:
Bình
thường

HbE

- Do đột biến gen β globin tại mã thứ 26 bình
thường là GAG quy định acid glutamic, mã này bị
đột biến thành AAG mã hóa cho acid amin khác là
lysine


2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E
* Quy luật di truyền: Bệnh di truyền theo quy luật


allele lặn trên nhiễm sắc thể thường
* Các thể bệnh:
+ Đồng hợp tử (EE): khơng có biểu hiện lâm
sàng, đơi khi có thiếu máu nhẹ, trong máu có
nhiều hồng cầu nhỏ nhưng thường được bù lại
bằng sự tăng số lượng hồng cầu (7-8
triệu/mm3), điện di Hb chỉ có HbE
+ Dị hợp tử (AE): khơng có biểu hiện lâm sàng,
điện di Hb có HbA và HbE
+ Dị hợp tử kép (HbE/β thelassemia hoặc HbE/α
thalassemia): thiếu máu, tan máu nặng, HbE/β
thalassemia hoặc HbE/α thalassemia


2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E
* Để sàng lọc phát hiện bệnh HbE, ta cần dựa vào:
+ Xét nghiệm tiêu bản máu xem hình thể hồng
cầu
+ Xét nghiệm thể tích trung bình hồng cầu, Hb
trung bình hồng cầu
+ Đo sức bền thẩm thấu hồng cầu ở dung dịch
NaCl 0,35%


2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E
* Chẩn đốn xác định
+ Phân tích kết quả điện di Hb
+ Định lượng HbE bằng phương pháp sắc ký
lỏng cao áp
+ Phương pháp di truyền phân tử (RFLP): dùng

để phát hiện người bệnh đồng hợp, dị hợp tử từ
mẫu DNA chiết tách từ tế bào bạch cầu máu
ngoại vi hoặc chẩn đoán trước sinh bệnh dựa
trên DNA từ tế bào ối hoặc tế bào tua rau


RFLP

Sắc ký lỏng hồng cầu cao áp
(HPLC)

Điện di
Hb


2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E
*

Sự phân bố một số bệnh hemoglobin

Bệnh
hemoglobin E
chủ yếu gặp ở
Đông Nam Á,
đăc biệt là
Lào,
Campuchia,
Myanmar, Thái
Lan, Việt Nam



2.2.1.3. BỆNH HEMOGLOBIN E
* Ở Việt Nam, tỷ lệ lưu hành HbE phổ biến ở các
dân tộc ít người, nhất là dân tộc Mường (7,15%),
Kinh (3,16%)
* Các biện pháp phòng bệnh hemoglobin E:
+ Phát hiện người dị hợp tử mang gen HbE
+ Tư vấn di truyền trước hôn nhân
+ Chẩn đoán trước sinh


Sinh thiết nhau thai

Chọc dò dịch ối

Siêu âm


2.2.2. CHỨNG METHEMOGLOBIN


2.2.2. CHỨNG METHEMOGLOBIN
- Trong phân tử Hb bình thường thì sắt liên kết với
histidin ở vị trí 58 của chuỗi α và vị trí 63 của chuỗi
β.
- Chức năng chuyển hóa oxy của Hb là do sắt hóa
trị hai trong phân tử mà trong cơ thể ln có
khuynh hướng chuyển sắt (II) thành sắt (III) và
chuyển Hb thành dạng MetHb cản trở sự liên kết
oxy

- MetHb được biến đổi lại thành Hb nhờ enzyme
methemoglobin reductase, chuyển sắt (III) thành
sắt (II)


2.2.2. CHỨNG METHEMOGLOBIN
* Cơ chế:
+ Do cơ thể thiếu enzyme methemoglobin
reductase, gây triệu chứng xanh tím và rối loạn
oxy hóa tế bào
+ Do biến đổi cấu trúc của phân tử Hb: histidin ở vị
trí 58 của chuỗi α bị thay thế bởi thyrosin, hình
thành HbM Boston hoặc histidin ở vị trí 63 của
chuỗi β bị thay thế bởi thyrosin, hình thành HbM
Saskatoon hoặc valine ở vị trí 67 của chuỗi β bị
thay thế bởi acid glutamic, hình thành HbM
Milwaukee


2.2.3. MỘT SỐ LOẠI HEMOGLOBIN
KHÁC DO THAY THẾ MỘT ACID AMIN
− HbD (Punjab): Glu ở vị trí 121 trên chuỗi β được
thay bằng Gly
− HbD (Idaban): Thr ở vị trí 87 được thay bằng Lys
− HbQ: Asn ở vị trí 74 trên chuỗi α được thay bằng
His
− Hb Ottawa: Glu ở vị trí 15 của chuỗi α được thay
bằng Arg
− Hb Zurich: His của chuỗi β được thay bằng Arg
− Hb Bushwick trong cấu tạo Gly ở vị trí 74 của chuỗi

β được thay bằng Val


2.2.4. DỊ HỢP TỬ KÉP
* Trong các bệnh Hb có những trường hợp
bệnh ở trạng thái dị hợp tử kép, trong hồng cầu
chứa cả hai loại Hb bất thường, ví dụ: β
thalassemia phối hợp với HbE hoặc thalassemia
phối hợp với HbS. Tính chất của bệnh và biểu hiện
lâm sàng thay đổi tùy thuộc mức độ Hb bất thường
trong hồng cầu.




×