Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Mối quan hệ của giao tiếp-xung đột giữa các nhóm dự án và thành quả nhóm dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRỊNH XUÂN CUNG

MỐI QUAN HỆ CỦA GIAO TIẾP - XUNG ĐỘT GIỮA
CÁC NHÓM DỰ ÁN VÀ THÀNH QUẢ NHÓM DỰ ÁN
THE RELATIONSHIP BETWEEN
COMMUNICATION - CONFLICT AMONG PROJECT TEAMS
AND TEAM PERFORMANCE

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Vương Đức Hoàng Quân
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
((Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) vị và chữ ký)

Luận văn được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM
Ngày 10 tháng 12 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu


2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. Phản biện 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
5. Uỷ viên: PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------

----------------NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên

: Trịnh Xuân Cung

MSSV : 1870292

Ngày tháng năm sinh: 21-09-1991


Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành

Mã số : 8340101

: Quản Trị Kinh Doanh

1. ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:
Mối quan hệ của giao tiếp -xung đột giữa các nhóm dự án và thành quả nhóm dự
án.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
− Xác định và đo lường ảnh hưởng của mối quan hệ của giao tiếp - xung đột giữa các
nhóm dự án và thành quả của nhóm dự án.
− Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao thành quả nhóm dự án.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25/05/2020
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 02/11/2020
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Loan. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết cũng như động viên khích lệ của Cơ
trong suốt thời gian qua, tơi đã có thể hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quý Thầy, Cô của Khoa Quản Lý Cơng
Nghiệp đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức bổ ích, quý giá trong thời gian
được học tập tại trường, từ đó tạo ra nền tảng cho tơi có thể hồn thành được bài luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người ln thầm lặng đứng sau
động viên và hỗ trợ tôi để có thể tiến xa hơn trên con đường học tập và phát triển bản
thân.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè trong lớp Cao học Quản Trị Kinh
Doanh khóa 2018 đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, tiếp
thu các kiến thức tại trường.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Xuân Cung


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ của giao tiếp – xung đột
giữa các nhóm dự án trong q trình thực hiện dự án và các thành quả của nhóm dự

án đạt được. Nghiên cứu này được tổng hợp và kế thừa các mơ hình nghiên cứu của
Wu và cộng sự (2017) và De Wit và cộng sự (2012).
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng và kiểm định thông qua nghiên cứu định
lượng với 236 mẫu khảo sát từ các thành viên của nhóm dự án đã thực hiện hồn tất
các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nghiên cứu được thực hiện qua
hai giai đoạn: Giai đoạn một - Nghiên cứu sơ bộ bao gồm nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng sơ bộ, Giai đoạn hai - Nghiên cứu định lượng chính thức. Dữ
liệu được tiến hành phân tích nhằm kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình và giả
thuyết bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mơ hình cấu trúc SEM bằng
phần mềm SPSS 23 và AMOS 20.
Kết quả của nghiên cứu có 12 trong số 13 giả thuyết được ủng hộ, cụ thể các yếu
tố của giao tiếp như là tần suất giao tiếp, giao tiếp hiệu quả, giao tiếp chính thức và
giao tiếp khơng chính thức có những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến các loại
xung đột giữa các nhóm dự án như xung đột nhiệm vụ, xung đột quy trình và xung
đột mối quan hệ. Tiếp theo, các xung đột trong nhóm cũng có những tác động đến
thành quả nhóm cụ thể là có thể cải thiện thành quả nhóm khi có tồn tại các xung đột
nhiệm vụ, ở đó các quyết định của các nhóm được chính xác hơn. Bên cạnh đó, thành
quả nhóm sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu giữa các nhóm tồn tại các xung đột quy trình
và xung đột mối quan hệ.
Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo, hỗ trợ các nhà quản lý dự án
trong lĩnh vực công nghiệp, xây dụng tiến hành các điều chỉnh nhằm cải thiện thành
quả nhóm dự án và hạn chế các xung đột không mong muốn giữa các nhóm dự án.


iii

ABSTRACT
The purpose of this research is to determine the relationship of communication
and conflicts between project teams during the project implementation, as well as the

team performance. This study is synthesized and inherited from the research model
of Wu et al. (2017) and De Wit et al. (2012).
The research model was built and tested through quantitative research with 236
survey samples from project team members who had joined in and carried out
industrial and construction projects in Vietnam since 2015 up to now. The research
is conducted in two phases: 1st Phase - Preliminary research includes qualitative
research and preliminary quantitative research, 2nd Phase - Formal quantitative
research. The data was analyzed to test the scales, the models and the hypotheses by
analyzing Cronbach's Alpha coefficients, EFA, CFA, SEM structure configuration by
using SPSS 23 and AMOS 20 software.
The study results have showed 12 out of 13 supported hypotheses, including
factors

of

communication

such

as

communication

frequency,

effective

communication, formal communication and informal communication that effect both
positive and negative to team conflict include task conflict, process conflict and
relationship conflict. Next, team conflict has also affect on team performance. In

detail, the team performance can only be improved when there are mission conflicts,
whereby the group's decisions are more precise. At the same time, team performance
is also negatively affected if there are process and relationship conflicts between
project teams.
The results of the study will be a reference material, assisting project managers
in the industrial sector, making adjustments to improve project team performance and
minimize unexpected conflicts between project teams.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn “Mối quan hệ của giao tiếp -xung đột
giữa các nhóm dự án và thành quả nhóm dự án” là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, không sao chép kết quả từ
nghiên cứu khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Trịnh Xuân Cung


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................ ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài ...................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
1.3.2 Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 4
1.3.3 Không gian thu thập dữ liệu ........................................................................ 5
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.5 Bố cục luận văn ................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................7
2.1 Khái niệm........................................................................................................... 7
2.1.1 Nhóm dự án (Project team) ......................................................................... 7
2.1.2 Giao tiếp nhóm (Team communication) ..................................................... 8

2.1.3 Xung đột nhóm (Team Conflict) ............................................................... 10
2.1.4 Thành quả nhóm dự án (Project team performance) ................................. 12
2.2 Các nghiên cứu trước ....................................................................................... 14
2.2.1 Nghiên cứu của Wu và cộng sự (2017) ..................................................... 14
2.2.2 Nghiên cứu của Scott và Wildman (2015) ................................................ 15
2.2.3 Nghiên cứu của Turner và Muller (2004) ................................................. 15
2.2.4 Nghiên cứu của De Wit, Jehn và Greer (2012) ......................................... 15
2.2.5 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây .................................................. 17
2.3 Các giả thuyết và mơ hình ............................................................................... 18


vi

2.3.1 Mối quan hệ giữa tần suất giao tiếp với xung đột nhóm ........................... 18

2.3.2 Mối quan hệ giữa giao tiếp hiệu quả với xung đột nhóm.......................... 19
2.3.3 Mối quan hệ giữa giao tiếp chính thức và xung đột nhóm ........................ 20
2.3.4 Mối quan hệ giữa giao tiếp khơng chính thức và xung đột nhóm ............. 21
2.3.5 Mối quan hệ giữa xung đột nhóm với thành quả nhóm dự án .................. 22
2.4 Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 24
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................25
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính ....................................................................... 26
3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................... 27
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................ 27
3.3 Thiết kế thang đo ............................................................................................. 28

3.3.1 Tổng hợp thang đo nghiên cứu .................................................................. 28
3.4 Thang đo sau nghiên cứu định tính.................................................................. 32
3.5 Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 34
3.6 Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................... 35
3.7 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................. 39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................41
4.1 Nghiên cứ định lượng sơ bộ ............................................................................ 41
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................................... 41
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 41
4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................. 42
4.2.1 Mơ tả dữ liệu ............................................................................................. 42
4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 44
4.2.3 Kiểm định thang đo bằng phương pháp nhân tố khẳng định CFA ........... 48
4.2.4 Kiểm định mơ hình cấu trúc SEM ............................................................. 52
4.3 Thảo luận kết quả............................................................................................. 58



vii

4.3.1 Kết quả về thang đo ................................................................................... 58
4.3.2 Thảo luận kết quả ...................................................................................... 58
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................66
5.1 Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu ............................................................. 66
5.2 Đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài .............................................................. 68
5.3 Hàm ý quản trị ................................................................................................. 68
5.4 Những hạn chế của đề tài và những hướng nghiên cứu tiếp theo.................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
PHỤ LỤC 1: BẢNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ .....................................82
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH SƠ
BỘ .............................................................................................................................86
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP Ý KIẾN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ ..............87
PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ........................90
PHỤ LỤC 5: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT ............94
PHỤ LỤC 6: ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ .........................95
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH EFA CHO THANG ĐO SƠ BỘ ...................................98
PHỤ LỤC 8: ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ..........103
PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH EFA CHO THANG ĐO CHÍNH THỨC ....................107
PHỤ LỤC 10: PHÂN TÍCH CFA CHO MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG .........................115
PHỤ LỤC 11: PHÂN TÍCH SEM CHO MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG ........................120
PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG BOOTSTRAP ......................................123
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .....................................................................................125


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước ....................................................................17
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các thang đo. .....................................................................29
Bảng 3.2 Bảng thang đo sau nghiên cứu định tính. ..................................................32
Bảng 4.1 Thống kê theo lĩnh vực ..............................................................................42
Bảng 4.2 Thống kê thời gian thực hiện dự án ...........................................................42
Bảng 4.3 Thống kê theo các nhóm dự án ..................................................................43
Bảng 4.4 Thống kê theo chức vụ ..............................................................................43
Bảng 4.5 Thống kê theo thâm niên ...........................................................................44
Bảng 4.6 Độ tin cậy của các thang đo. ......................................................................44
Bảng 4.7 Kết quả sau khi phân tích EFA ..................................................................46
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha lần cuối............................47
Bảng 4.9 Độ hội tụ của các thang đo ........................................................................51
Bảng 4.10. Độ phân biệt của các thang đo ................................................................52
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định giả thuyết các khái niệm trong mơ hình lý thuyết.....53
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng bootsrap với N=1000 ................................................57


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Wu và cộng sự (2017) ........................................14
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của tác giả De Wit và cộng sự (2012) ......................16
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................24
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu trong luận văn. ........................................................25
Hình 4.1 Kết quả CFA trên mơ hình. ........................................................................50
Hình 4.2 Kết quả SEM trên mơ hình cấu trúc ...........................................................53
Hình 4.3 Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu .....................................................64



1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Lý do hình thành đề tài
Trong lĩnh vực quản lý và điều hành dự án hiện nay, sự xuất hiện của nhiều bên
liên quan như chủ đầu tư, tổng thầu, nhà thầu phụ, các đơn vị tư vấn, các đơn vị thiết
kế,... làm cho môi trường quản lý dự án ngày càng phức tạp (Chen, Zhang & Zhang,
2014). Một dự án bao gồm các tập hợp các nhóm dự án có những ảnh hưởng lẫn nhau
với những thế mạnh riêng, sự đa dạng và các tri thức đặc thù trong một môi trường
năng động và mang tính chất tạm thời, khơng có tính chắc chắn. Đồng thời, với các
mục tiêu thực hiện dự án độc lập và những khác biệt ở mục tiêu, cơ cấu tổ chức và sự
quan tâm của các nhóm đến thành cơng dự án dẫn đến sự xuất hiện của các xung đột
(Wu, Zhao & Zuo, 2017).
Giao tiếp đem lại cho các nhóm dự án sự phối hợp hiệu quả để hồn thành nhiệm
vụ và giảm thiểu rủi ro do các xung đột gây ra. Trong quá trình thực hiện dự án, các
nhóm dự án thường xuyên trao đổi tài nguyên và thông tin. Các dự án xây dựng ngày
càng áp dụng các mối quan hệ đối tác liên doanh, liên minh, nhấn mạnh sự cần thiết
phải liên lạc hiệu quả để đáp ứng đúng tiến độ đề ra. Giao tiếp hiệu quả cho phép
nhóm dự án hiểu rõ quan điểm, ý định của nhau, xác định rõ ràng trách nhiệm và lợi
ích và tạo điều kiện làm việc theo nhóm (Tai, Wang & Anumba, 2009).
Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc Hội (2019) các công tác thẩm định dự
án, thiết kế, dự toán đã được nâng cao chất lượng tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế
cụ thể như thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, một số chủ đầu tư cịn chưa chú trọng
vào cơng tác quản lý chất lượng. Ngoài ra, theo khảo sát 41 dự án đang triển khai tại
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong các dự án bị đội vốn, phần lãng phí chiếm đến
9.36% tổng ngân sách dự án, 5 trên 19 thành phần tác động trực tiếp lên sự thành
công của các dự án triển khai, chiếm đến 56.7% tổn thất trong quá trình thực hiện dự
án, bao gồm kế hoạch nguồn lực và dự trữ, sự phân phối tài ngun và hao phí, quy
trình làm việc, vấn đề giao tiếp trong các nhóm dự án và vận tải, và thời gian nghỉ

của người lao động tại công trường (Khanh & Soo, 2014). Thêm vào đó, giao tiếp
kém hiệu quả, thiếu sự tin tưởng, thiếu sự hợp tác giữa các nhóm và phạm vi cơng


2

việc chưa rõ ràng là các nguyên nhân gây ra tranh chấp trong quản lý các dự án lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam (Vo, Nguyen & Nguyen, 2020).
Một trong số những rào càn lớn ảnh hưởng đến việc thực thi dự án ở Việt Nam
là sự giao tiếp chưa hiệu quả giữa các nhóm tham gia vào dự án. Việc nhà thầu tiến
hành công việc mà khơng trao đổi, thảo luận với nhóm tư vấn giám sát dẫn đến việc
cơng việc hồn thành khơng đáp ứng được yêu cầu và xảy ra các tranh chấp không
mong muốn (Khanh & Soo, 2013). Các nhóm dự án khơng nhận thức được tầm quan
trọng của giao tiếp về các vấn đề xảy ra ngẫu nhiên có thể được giải quyết sớm hơn
bởi nhóm có chức năng chun mơn hoặc bởi những nỗ lực chung của cả tập thể.
Giao tiếp là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ở
Việt Nam (Long, Young & Jeong, 2010).
Trong nghiên cứu về các nguyên nhân làm chậm tiến độ trong việc thiết kế, mua
sắm và thi cơng các dự án dầu khí ở Việt Nam, ngun nhân hàng đầu là do giao tiếp
và điều phối kém hiệu quả giữa các nhà thầu (Pham & Hadikusumo, 2014). Cũng
theo một nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam đã chỉ ra rằng một khi mức độ trao
đổi thông tin bởi các nhóm dự án thấp, địi hỏi nhiều nỗ lực giao tiếp hơn giữa các
nhóm (Tam & Hadikusumo, 2016).
Trong các dự án xây dựng, xung đột có thể được định nghĩa là sự tương tác lẫn
nhau giữa các nhóm do các quan điểm khác nhau về mục tiêu dự án (ví dụ: chất lượng,
thời gian, chi phí, an toàn), cũng như do ảnh hưởng của việc giao tiếp kém hiệu quả
(Wu, 2013). Xung đột dự án có thể dẫn đến mối quan hệ đối đầu giữa các nhóm và
gây khó khăn cho việc đạt được các mục tiêu của dự án (Jelodar, Yiu & Wilkinson,
2015). Ngoài ra, cần phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các nhóm tham gia
dự án trước khi thực thi dự án, những tồn đọng này cần được chú trọng hơn trong các

dự án đang thực hiện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến tranh chấp
phát sinh công việc nên được làm rõ trước khi ký hợp đồng, việc xây dựng một quy
trình quản lý dự án đơn giản, nhất qn, với quy trình cơng việc trôi chảy, hiệu quả
cần được mô tả rõ ràng hơn và đảm bảo xây dựng lịng tin giữa các nhóm dự án
(Phuong, Thuan & Huynh, 2020). Tổn thất của dự án có thể chiếm khoảng 3% đến


3

5% tổng số tiền đầu tư dự án do không giải quyết hoặc xử lý các xung đột dứt điểm
và đúng cách (Ding, 2012).
Giao tiếp và xung đột nhóm là các yếu tố mềm khi xem xét những yếu tố ảnh
hưởng đến thành cơng của dự án. Do đó, việc nghiên cứu giao tiếp và xung đột ảnh
hưởng đến thành quả của nhóm dự án là điều thiết thực. Việc nghiên cứu, kiểm tra
những ảnh hưởng của giao tiếp và xung đột đến thành quả của nhóm dự án trong các
dự án cơng nghiệp và xây dựng, mà trong đó các yếu tố chính của giao tiếp có thể
ảnh hưởng đến xung đột giữa các nhóm phần lớn bị bỏ qua. Rất ít trong số các nghiên
cứu áp dụng cách tiếp cận đa chiều để phân tích tác động của giao tiếp - xung đột
(Wu và cộng sự, 2017). Trên thực tế, khi tìm hiểu các nghiên cứu của nhiều tác giả
có các cơng trình khoa học được cơng bố trên các tạp chí quốc tế, việc nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến thành quả nhóm dự án, giao tiếp và xung đột giữa các nhóm
dự án ở các dự án công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam còn chưa thực sự chú trọng
và đề cập sâu, điển hình như các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2004), Thuyet
và cộng sự (2007), Long và cộng sự (2010), Ling và cộng sự (2012, 2014), Nguyen
và Chileshe (2015), Long và Chau (2016), Nguyen và Watanabe (2017). Do vậy, đề
tài nghiên cứu về vấn đề giao tiếp-xung đột trong các nhóm dự án và thành quả nhóm
dự án là một bổ sung cần thiết hơn để làm rõ hơn các quan hệ này ở bối cảnh Việt
Nam.
Thực trạng trên cho thấy nhu cầu cần xem xét, phân tích và tìm hiểu các khía
cạnh về việc quản lý và vận hành các dự án xây dựng – công nghiệp tại Việt Nam

nhằm đưa ra thêm các khuyến nghị để nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đáp ứng
đúng tiến độ thơng qua các khảo sát và đánh giá tình hình thực tế. Ở trong phạm vi
luận văn này, sẽ tìm hiểu các khía cạnh mềm của việc quản lý dự án bao gồm việc
giao tiếp và quản lý xung đột trong các nhóm dự án có những ảnh hưởng nào lên
thành quả của nhóm dự án, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các dự án xây dựng và
công nghiệp triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 5 năm trở lại đây.
Chính vì những lý do trên, hình thành đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ của giao
tiếp - xung đột giữa các nhóm dự án và thành quả nhóm dự án”.


4

1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu cụ thể như sau:
 Xác định và đo lường ảnh hưởng của giao tiếp và xung đột giữa các nhóm
lên thành quả của nhóm dự án trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng.
 Đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao thành quả của nhóm dự án.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu bao gồm:
- Giao tiếp nhóm (Team communication):
 Tần suất giao tiếp (Communication frequency)
 Giao tiếp hiệu quả (Effective communication)
 Giao tiếp chính thức (Formal communication)
 Giao tiếp khơng chính thức (Informal communication)
- Xung đột nhóm (Team conflict):
 Xung đột nhiệm vụ (Task conflict)
 Xung đột quy trình (Process conflict)
 Xung đột mối quan hệ (Relationship conflict)
- Thành quả nhóm (Team performance)


1.3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu:
Thành phần tham gia khảo sát:
Các thành viên của các nhóm tham gia thực hiện dự án bao gồm:
 Ban quản lý dự án
 Nhà thầu thiết kế dự án
 Nhà thầu tư vấn và giám sát dự án
 Nhà thầu thi công dự án


5

 Các nhóm hỗ trợ khác, …
Các thành viên đều tham gia ít nhất một dự án đã hồn thành. Trong đó yêu cầu
các thành viên được khảo sát phải nắm được các thông tin liên quan đến thành quả
của nhóm dự án về các tiêu chí tiến độ, chất lượng và chi phí.
Thực trạng dự án:
Tập trung vào các nhóm dự án trong giai đoạn triển khai và vận hành dự án ở các
dự án đã hoàn thành.
Thời gian và địa điểm thực hiện dự án:
Đề tài tập trung nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã
được thực hiện và hoàn tất trong khoảng thời gian 5 năm trở lại, từ 2015 đến 2020 ở
phạm vi trong các tỉnh thành trên cả nước.
Đơn vị phân tích: bao gồm các nhóm dự án (bộ phận thiết kế, mua sắm, thi công,
giám sát, quản lý chất lượng, …) tham gia thực hiện các dự án là gói thầu của một
tổng thầu (EPC) hoặc là gói thầu kết hợp của một liên minh nhà thầu để tạo thành
một dự án tổng thể.
1.3.3 Không gian thu thập dữ liệu
Mỗi dự án, tiến hành khảo sát các thành viên thuộc về tổ chức là thành viên của

ban quản lý dự án đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát và nhà thầu
thiết kế.
Dữ liệu thu thập sẽ thông qua bảng khảo sát trực tiếp hoặc bằng các bảng khảo
sát trực tuyến thông qua internet.
Các dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra mức độ đầy đủ thông tin và phù hợp thông
tin theo các yêu cầu đưa ra.
Kết quả của nghiên cứu dùng để kiểm định mơ hình lý thuyết được trình bày qua
các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu.


6

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: nghiên cứu này xác định và làm rõ mối quan hệ của giao tiếp
và xung đột giữa nhóm dự án ở Việt Nam trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng từ
đó bổ sung thêm các thông tin tham khảo về lĩnh vực này.
Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu góp phần giúp làm rõ mỗi quan hệ của giao
tiếp và xung đột giữa các nhóm và sự ảnh hưởng của mối quan hệ này đến thành quả
của nhóm dự án, dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các quy trình cơng
việc và nhiệm vụ để hạn chế các rủi ro trong quá trình lên kế hoạch, triển khai, xây
dựng và vận hành dự án nhằm nâng cao thành quả của các nhóm dự án.
1.5 Bố cục luận văn
Nghiên cứu trong luận văn này được thể hiện qua các chương sau:
Chương 1: Tổng quan
Đưa ra lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày cơ sở lý thuyết về giao tiếp, xung đột trong nhóm dự án và thành quả
nhóm dự án, trình bày các mơ hình nghiên cứu đi trước, đề xuất các giả thuyết và mơ
hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thang đo, đối tượng
nghiên cứu và xử lý dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu, đưa
ra các ý kiến về kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận
Rút ra các tóm tắt, kết luận từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các hạn chế của đề tài
và gợi mở hướng nghiên cứu sau.


7

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm
2.1.1 Nhóm dự án (Project team)
Nhóm:
Nhóm là các thực thể xã hội trong đó bao gồm các thành viên có sự chia sẻ và
phụ thuộc lẫn nhau khi thực hiện mục tiêu chung (Dryer, 1984). Nhóm được xác định
là hai hoặc nhiều người với các nhiệm vụ khác nhau, làm việc một cách linh hoạt
cùng nhau để đạt được các mục tiêu chung đã đặt ra từ trước (Hackman, 1990). Nhóm
thường được phân theo thứ bậc và có thể bị phân tán theo địa lý, do đó nhóm thường
phải tổng hợp và chia sẻ thông tin và cần hỗ trợ và hợp tác với nhau khi thực hiện các
cơng việc. (Salas, Cooke & Rosen, 2008).
Ngày nay, nhóm là một dạng tổ chức nhỏ nằm trong công ty, được xây dựng
nhằm giải quyết một vấn đề phức tạp nào đó. Quan niệm về làm việc nhóm khơng
chỉ quản lý được căng thẳng và đưa ra các quyết định phù hợp hơn cá nhân mà còn
linh hoạt và hiệu quả hơn từng cá nhân riêng rẽ (Cooke và cộng sự, 2004).
Nhóm dự án:
Một nhóm dự án là tập hợp những con người làm việc phụ thuộc lẫn nhau nhằm

đạt được một mục đích hoặc kết quả chung (Eunson, 2008).
Nhóm dự án là nơi tập trung các cá nhân riêng rẽ và khơng có sự gắn kết chặt chẽ
với nhau trong một tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, chun biệt và có
tính chất đa ngành đại diện cho tổ chức (Cohen & Bailey, 1997). Với tính chất là một
nhóm tạm thời, nhóm dự án được thành lập với mục tiêu chính là hồn thành nhiệm
vụ được giao trước một mốc thời gian nhất định, sau đó sẽ tiến hành giải tán, khơng
giống một nhóm cố định, nhóm dự án có tuổi thọ nhất định. Việc áp đặt khung thời
gian và tính chất tạm thời này là những yếu tố chính dẫn đến sự khác biệt nhận thức
giữa các thành viên về các mối quan hệ trong công việc của họ trong nhóm (Bryman
và cộng sự, 1987).


8

2.1.2 Giao tiếp nhóm (Team communication)
Giao tiếp:
Giao tiếp được DeSanctis và Monge (1998) cho rằng là quá trình chia sẻ và trao
đổi ý tưởng, sự kiện, cảm xúc và ý kiến giữa hai hoặc nhiều người. Giao tiếp còn
được định nghĩa là sự trao đổi thơng tin chính thức cũng như khơng chính thức giữa
các thành viên, có thể ở cấp độ tổ chức hoặc ở cấp độ cá nhân (Morgan & Hunt,
1994). Ngồi ra, Giao tiếp cịn được định nghĩa là một tiến trình trao đổi thơng tin hai
chiều giữa người gửi và người nhận thông qua các phương tiện truyền thơng (Cheung,
Yiu & Lam, 2013).
Giao tiếp trong nhóm dự án:
Giao tiếp trong nhóm dự án có thể định nghĩa là một quá trình trao đổi, chia sẻ
và chuyển giao thơng tin giữa các nhóm dự án với nhau trong suốt quá trình thực hiện
dự án, giao tiếp trong nhóm dự án thường bao gồm tần suất, hiệu quả, thuộc tính,
phạm vi, hình thái của thơng tin nhằm mục đích giảm sự nhiễu loại về thơng tin giữa
các nhóm dự án (Wu và cộng sự, 2017). Nói chung, giao tiếp là phương tiện cơ bản
thơng qua đó các nhóm dự án tương tác với các đối tác của dự án (Orlikowski &

Yates, 1994). Thơng qua giao tiếp, các nhóm dự án có thể trao đổi thơng tin và liên
kết với nhau để đạt được các mục tiêu của dự án (Tai, Wang & Anumba, 2009).
Giao tiếp trong các dự án xây dựng không chỉ bao gồm các cuộc họp tiến độ,
truyền tài liệu và trao đổi thông tin thường xuyên giữa các nhóm dự án và cũng có
các cuộc họp khơng chính thức và các cuộc trị chuyện riêng giữa các thành viên trong
nhóm (Butt, Naaranoja & Savolainen, 2016). Trong các dự án xây dựng, giao tiếp
khơng chính thức chiếm một phần đáng kể trong giao tiếp giữa các nhóm dự án, điều
này rất quan trọng đối với hoạt động của các nhóm (Shohet & Frydman, 2003). Giao
tiếp cần phải cụ thể, rõ ràng và có điểm nhấn nhằm làm cho giao tiếp có hiệu quả hơn,
thêm vào đó, việc giao tiếp cần phải đúng người và thông tin cung cấp phải đầy đủ,
trọn vẹn, đáp ứng các mong đợi giao tiếp giữa các nhóm dự án. (Phuong, Thuan &
Huynh, 2020).


9

Theo Mohr và Nevin (1990) xác định chiến lược giao tiếp bao gồm tần suất, hai
chiều, phương thức và nội dung. Tần suất đề cập đến số lượng liên lạc giữa các bên
trao đổi. Tính hai chiều liên quan đến việc cho và nhận thông tin hai chiều giữa các
bên trao đổi. Phương thức giao tiếp đề cập đến mức độ liên lạc giữa các bên trao đổi
là thường xuyên, có kế hoạch hoặc có cấu trúc. Nội dung đề cập đến các nhận thức
về bản chất của nội dung trong thông điệp truyền tải.
Tần suất giao tiếp giữa dự án các nhóm dự án thường chia thành ba mức độ
(Turner & Muller, 2004):
- Giao tiếp với tuần suất thường xuyên, hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần, đây
là kiểu tần suất giao tiếp được ưa dùng trong tất cả các dự án.
- Giao tiếp với tần suất cố định thường là hai tuần hoặc hàng tháng, đây là kiểu
tần suất cố định được ưa thích ở các dự án khi đã vận hành ổn định và sự hợp
tác cao giữa các bên.
- Giao tiếp với tần suất không cố định, ở giai đoạn cuối của dự án, thông thường

những nỗ lực giao tiếp được giảm xuống cho thấy sự ít quan tâm của một hoặc
hai bên tham gia dự án, điều này có thể dẫn đến sự thất bại của dự án.
Trong đó, Turner & Muller (2004) đề xuất tần suất giao tiếp thường xuyên hàng
ngày, hàng tuần sẽ làm thỏa mãn về mặt thông tin, tăng cường niềm tin và sự liên kết
giữa các nhóm có liên quan trong dự án.
Giao tiếp hiệu quả có nghĩa là thông tin được cung cấp đúng định dạng, đúng thời
điểm và có tác động tốt. Giao tiếp hiệu quả khơng chỉ cung cấp thơng tin cần thiết và
mà cịn là kết quả của quá trình lập kế hoạch giao tiếp hiệu quả và thường xuyên được
cập nhật trong suốt quá trình thực hiện dự án (Kehinde & Osibanjo, 2011). Giao tiếp
còn là một yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà quản lý dự án và các thành
viên của dự án, và cách các mục tiêu của dự án được hồn thành. Thơng qua giao tiếp
các thành viên dự án có thể tăng cường sự đóng góp và chia sẻ các ý kiến để thể hiện
tinh thần trách nhiệm với công việc nhằm đạt được các mục tiêu của dự án (Pedro,
2017).


10

Theo nghiên cứu của Scott và Wildman (2015), giao tiếp trong đội nhóm thường
đặc trưng bởi tần suất giao tiếp, hiệu quả giao tiếp, và nỗ lực giao tiếp. Thêm vào đó,
giao tiếp trong các nhóm dự án thường thơng qua (Butt, Naaranoja & Savolainen,
2016):
- Giao tiếp chính thức (Formal communication): kênh giao tiếp được công nhận,
thông tin được truyền tải theo hai hướng từ trên xuống và từ dưới lên theo trục
dọc (Anderson & Narus, 1984).
- Giao tiếp không chính thức (Informal communication): kênh giao tiếp được
hình thành dựa trên mối quan hệ xã hội giữa các thành viên (Anderson &
Narus, 1984), các thành viên trong nhóm trong quá trình tương tác chia sẻ các
quan điểm thái độ dẫn đến hình thành các mối quan hệ bạn bè (Hargie,
Dickson, & Nelson, 2003).

Giao tiếp chính thức ở dưới dạng (Shohet & Frydman, 2003):
- Văn bản ký hiệu chiếm 52% (dưới dạng bản vẽ, thiết kế, văn bản, tài liệu kỹ
thuật, thư điện tử,..).
- Giao tiếp mặt đối mặt (Face to Face) trong các cuộc họp chiếm 28%.
- Giáo tiếp không chính thức chiếm 20% cịn lại.
Do đó, trong nghiên cứu này sẽ làm rõ và xác định các yếu tố giao tiếp mà nhóm
dự án giao tiếp với các nhóm dự án khác. Các giao tiếp nhóm trong nghiên cứu này
sẽ đi sâu vào bốn khía cạnh của giao tiếp bao gồm: tần suất giao tiếp, giao tiếp hiệu
quả, giao tiếp chính thức và giao tiếp khơng chính thức.
2.1.3 Xung đột nhóm (Team conflict)
Xung đột:
Xung đột là một hiện tượng xảy ra khi hai hoặc nhiều cá nhân có ý kiến, ý tưởng
và lợi ích khác nhau. Đây là một hiện tượng tâm lý phức tạp liên quan đến nhiều cấp
độ. Các cấp độ và loại xung đột khác nhau có mối quan hệ tương tác và đan xen và
có thể thay đổi trong các điều kiện nhất định (Collins & Baccarini, 2004).


11

Xung đột có thể được định nghĩa như là một quá trình phát sinh từ căng thẳng
giữa các thành viên của các nhóm vì sự khác biệt về nhận thức và là một phần khơng
tránh khỏi khi làm việc nhóm (De Dreu & Weingart, 2003).
Xung đột trong dự án:
Theo Amason và cộng sự (1995), định nghĩa hai loại xung đột trong dự án:
- Xung đột nhận thức là các xung đột liên quan đến nhiệm vụ dự án, kết quả từ
sự khơng nhất qn giữa các nhóm về quan điểm, ý tưởng và cách thực hiện
công việc.
- Xung đột cảm xúc là xung đột tình cảm, xung đột cá nhân, xuất phát từ đặc
điểm cá nhân, mối quan hệ giữa các cá nhân và sự hiểu lầm lẫn nhau.
Ngoài ra, xung đột trong dự án cũng được định nghĩa là một dạng xung đột tổ

chức, trong đó lợi ích và mục tiêu độc lập tạo ra sự tương tác giữa những người tham
gia dự án. Do sự tồn tại của các mục tiêu nhất quán, xung đột có thể được phân loại
thành xung đột với các mục tiêu chung và xung đột cạnh tranh với mâu thuẫn. Các
loại xung đột phổ biến trong các dự án xây dựng bao gồm xung đột theo định hướng
nhiệm vụ, bao gồm tranh chấp về lợi ích vật chất và xung đột theo định hướng mối
quan hệ, bao gồm các mối quan hệ giữa các cá nhân (Pinkley & Northcraft, 1994).
Theo Jehn (1995) đã đưa ra các loại xung đột trong dự án như sau:
- Xung đột nhiệm vụ là sự khác biệt trong chế độ thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu
và kết quả của dự án giữa các nhóm, xung đột nhiệm vụ có liên quan đến hành
vi logic. Xung đột nhiệm vụ thường giúp cải thiện hiệu suất, thành quả nhóm
vì nó thúc đẩy thảo luận và khám phá các ý tưởng khác nhau và phân tích
chuyên sâu về các hướng xử lý. Tuy nhiên, hiệu suất nhóm có thể bị ảnh hưởng
tiêu cực nếu mức độ xung đột nhiệm vụ quá cao.
- Xung đột mối quan hệ là sự không tương thích giữa các thành viên trong nội
bộ nhóm hoặc giữa các thành viên của các nhóm khác nhau, tức là mỗi thành
viên trong nhóm cảm thấy căng thẳng, tức giận, thù địch, khó chịu và những
cảm xúc tiêu cực khác, xung đột mối quan hệ có liên quan đến hành vi cảm


12

xúc. Xung đột mối quan hệ có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất, thành quả
nhóm.
- Bên cạnh đó, xung đột nhóm khơng chỉ là sự tương tác giữa các nhóm dự án
khác nhau, mà cịn liên quan đến sự khác biệt giữa nhiệm vụ và sắp xếp quy
trình giữa các bên liên quan. Cụ thể hơn, xung đột quy trình xuất phát từ sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên liên quan của dự án, sự đa dạng nhóm và cơ
chế nội bộ không đầy đủ, chẳng hạn như thiếu cơ chế giao tiếp đầy đủ và thiếu
bầu không khí hợp tác. Ngồi ra, xung đột quy trình phản ánh các ý kiến khác
nhau của mỗi nhóm dự án liên quan đến việc sắp xếp các nhiệm vụ tổng thể

của dự án. Xung đột quy trình có ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả nhóm.
Do đó, dựa trên các phân tích trên, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các xung đột
nhóm bao gồm: xung đột mối quan hệ, xung đột quy trình và xung đột nhiệm vụ.
2.1.4 Thành quả nhóm dự án (Project team performance)
Thành quả nhóm được xem là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, thông
thường, các nhà quản lý thường tập trung vào cơ chế hoạt động của doanh nghiệp mà
quên rằng những người bên trong nó mới là động lực thúc đẩy, thành quả làm việc
của nhóm tác động đến thái độ đối với công việc của cá nhân, khi họ cảm thấy họ
đang đạt được sự tiến độ và điều gì đó quan trọng, đáng giá sẽ dẫn đến cảm giác hài
lòng và niềm vui to lớn trong công việc (Adler, 2018).
Theo từ điển American Heritage College (2007) định nghĩa thành quả là đáp ứng
đầy đủ, trọn vẹn một nghĩa vụ hoặc u cầu hồn thành như đã hứa hoặc mong đợi.
Thơng thường, thuật ngữ “performance-thành quả” được sử dụng để mô tả kết quả
hoặc xác nhận các hoạt động của một cá nhân hoặc nhóm đang hoạt động hiệu quả
(Ahadzie, Proverbs & Olomolaiy, 2008).
Ngồi ra, thành quả nhóm cịn được định nghĩa như là một q trình nhiều cấp
độ, trong đó các thành viên của nhóm tham gia thực hiện các cơng việc của nhóm ở
cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm (Kozlowski & Klein, 2000).


13

Trong lĩnh vực xây dựng và cơng nghiệp, các nhóm dự án thường định hình, tập
trung vào trọng tâm thực hiện dự án, bản chất dự án xây dựng luôn đòi hỏi sự kế thừa,
tiếp thu và phát triển các nhóm dự án khi có những dự án mới được hình thành (Raiden
& Dainty, 2006). Vì vậy, các tổ chức thường đưa ra những thủ tục, quy trình và thơng
lệ với mong muốn cải thiện các hoạt động nhằm đem lại hiệu quả và tạo ra thành quả
tốt hơn cho tổng thể dự án. Các nghiên cứu trước đây thường không đưa ra các tiêu
chuẩn cụ thể để đo lường hiệu quả cho thành quả nhóm (Guzzo & Dickson, 1996).
Tuy nhiên, một nghiên cứu có đề xuất xác định thành quả nhóm dựa trên ba tiêu chí

như sau (Hackman, 1990):
1. Thành tích của nhóm liên quan đến chất lượng, số lượng và khối lượng của
công việc, nhiệm vụ, cùng với sự hài lòng của khách hàng.
2. Tác động bên trong nhóm lên các thành viên, liên quan đến sự hài lịng của
các thành viên trong nhóm.
3. Khả năng tương tác giữa các thành viên với nhau trong các dự án sắp tới và
mức độ phát triển của tương tác này trong tương lai.
Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu giao tiếp và xung đột giữa các nhóm dự
án ảnh hưởng lên thành quả của nhóm dự án, dựa trên lý thuyết nền về thành quả
nhóm dự án từ cơng trình nghiên cứu của Hackman (1990).


×